Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực chiến tranh thương mại – việt nam là tâm điểm của cuộc di cư chuỗi cung ứng toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.47 KB, 43 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................2
NỘI DUNG...................................................................................................3
Chương I: Cơ sở lý luận, tổng quan về các khái niệm.........................3
I.1. Tổng quan về chiến tranh thương mại............................................3
I.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng.........................................................6
Chương II: Chiến tranh thương mại và sự chuyển dịch của chuỗi
cung ứng ra khỏi Trung Quốc................................................................9
II.1. Tổng quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung........................9
II.2. Tác động của các biện pháp trừng phạt đến chuỗi cung ứng tại
Trung Quốc..........................................................................................14
II.3. Nguyên nhân của sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng................22
Chương III: Cơ hội cho Việt Nam thay thế Trung Quốc để trở thành
một phần trong chuỗi cung ứng...........................................................28
III.1. Thực trạng của chuỗi cung ứng Việt Nam trong chiến tranh
thương mại..........................................................................................28
III.2. Việt Nam - một trong những lựa chọn thay thế Trung Quốc hàng
đầu của nhà đầu tư...............................................................................32
III.3. Những khó khăn còn tồn đọng và định hướng phát triển cho
tương lai của Việt Nam........................................................................35
Chương IV: Liên hệ sinh viên..............................................................40
KẾT LUẬN................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................43

1


MỞ ĐẦU
Kể từ khi đắc cử, nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã có
những thay đổi và hành động quyết liệt trong thương mại nhằm thực hiện
khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” và giảm thâm hụt mậu dịch của Mỹ với các


nước trên thế giới, trong đó Trung Quốc là một đối tượng chính. Việt Nam
– một quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ cả với Trung Quốc và Mỹ
cũng chịu những tác động rõ rệt từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy
nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ có tác động tiêu cực,
mà còn mang đến cơ hội. Trong khi Trung Quốc phải chịu thuế suất cao khi
xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, dẫn đến mất tính cạnh tranh, mất thị phần thì
Việt Nam có thể tận dụng thời cơ gia tăng hàng xuất khẩu. “Thế thì Việt
Nam liệu có đủ sức để tham gia vào cái cuộc này, giành bớt lại cái thị
trường mà Trung Quốc để mất ở Mỹ, liệu có thể làm được hay không?
Chúng tôi muốn cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về cuộc chiến tranh
thương mại Mỹ - Trung từ thực trạng hiên nay, tác động, giải pháp cho các
nhà đầu tư đa quốc gia. Chúng tôi muốn qua đề tài này có thể chỉ ra được
những cơ hội đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc và những bài
học kinh nghiệm bước đầu để đuổi kịp kinh tế quốc tế, đặc biệt nước ta
cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đặt ra trong bài viết. Do hiểu biết
còn hạn chế, thời gian nghiên cứu không dài cũng như tài liệu có hạn, chắc
chắn tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi khiếm khuyết, mong thầy cô và các
bạn đóng góp ý kiến cũng như phản biện lại những luận điểm của chúng tôi
cho đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của
cô Nguyễn Bình Dương – Tiến sĩ khoa Kinh tế quốc tế, người phụ trách bộ
môn Kinh tế khu vực và các thầy cô khác của khoa Kinh tế.

2


NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận, tổng quan về các khái niệm.
I.1. Tổng quan về chiến tranh thương mại
I.1.1. Thương mại là gì?
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến

thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị
nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như
trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này,
người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua,
đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào
đó.
Nguyên nhân cơ bản của nó là sự chuyên môn hóa và phân chia lao
động, trong đó các nhóm người nhất định nào đó chỉ tập trung vào việc sản
xuất để cung ứng các hàng hóa hay dịch vụ thuộc về một lĩnh vực nào đó
để đổi lại hàng hóa hay dịch vụ của các nhóm người khác. Thương mại
cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực này đem
lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất ra các hàng
hóa hay dịch vụ có tính thương mại hoặc do sự khác biệt trong các kích
thước của khu vực (dân số chẳng hạn) cho phép thu được lợi thế trong sản
xuất hàng loạt. Vì thế, thương mại theo các giá cả thị trường đem lại lợi ích
cho cả hai khu vực.
Thương mại tạo nên sự phát triển về kinh tế cũng như phân bổ lại
nguồn lực giữa các quốc gia, từ đó giúp cho các quốc gia chuyên môn hóa
và tập trung vào những nguồn lực mà quốc gia mình có lợi thế so sánh,
tránh việc gây lãng phí nguồn lực và tài nguyên của thế giới.

3


I.1.2. Chiến tranh thương mại là gì?
a)

Khái niệm:

Chiến tranh mậu dịch (chiến tranh thương mại, tiếng Anh: "trade

war") là hiện tượng trong đó hai hay nhiều nước tăng hoặc tạo ra thuế hoặc
các loại rào cản thương mại (gồm: giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch
nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế
xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa,
lệnh cấm vận, hạn chế thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau
nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Chế độ bảo hộ
tăng cường làm cho sự sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần đến mức
tự cung tự cấp (để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng không được thỏa mãn
bởi nhập khẩu hạn chế).
Mục đích chủ yếu của chiến tranh thương mại là việc làm suy yếu đi
nền kinh tế của nước địch, hoặc là để trừng phạt những nước khác chứ
không phải là bảo hộ ngành kinh tế của nước nhà hay làm ổn định cán cân
thương mại. Chính vì vậy thông qua các công cụ bảo hộ mậu dịch, từ đó
gián tiếp làm yếu đi nền thương mại của nước đối địch cũng như làm giảm
thâm hụt thương mại.
b)

Các công cụ được sử dụng

 Rào cản thuế quan (TARIFF):
- Bao gồm việc đánh thuế hoặc tăng mức thuế đối với các mặt hàng
hóa nhập khẩu khác nhau.
- Có 3 loại thuế quan phổ biến là thuế phần trăm, thuế phi phần trăm
và thuế quan đặc thù.
 Đây là cách thức đơn giản nhất để làm giảm lượng hàng nhập khẩu
từ nước ngoài. Bằng việc đánh thuế quan, các mặt hàng xuất khẩu sẽ có giá
4


thành trở nên đắt hơn trước, từ đó làm giảm đi lượng hàng nhập khẩu từ

nước ngoài.
 Rào cản phi thuế quan (Non TARIFF):
- Hàng rào phi thuế quan về hành chính của mỗi nước, tuỳ thuộc vào
tính chất đó, mà đưa ra các lệnh cầm xuất nhập khẩu, các loại giấy tờ giấy
phép, hạn chế việc xuất khẩu tự nguyện, hạn ngạch hàng hoá. Bao gồm:
+ Giấy phép để nhập khẩu là giấy tờ bắt buộc phải làm đơn để được
cấp giấy phép cho một vài loại hàng hoá. Những thủ tục này làm rào cản
tới các loại hàng hoá cần nhập khẩu
+ Cấm xuất nhập khẩu liên quan tới quy định của mỗi nước không
cho xuất hoặc nhập khẩu một số loại hàng hoá như về an ninh, về quốc
phòng, môi trường hay những sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Các
tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch động thực vật cũng gây ra các rào cản thương
mại.
+ Hạn chế việc xuất khẩu tự nguyện. Hình thức này là sự thoả thuận
giữa 2 nước, hạn chế hay giới hạn lại dựa vào khối lượng hoặc giá trị hàng
hoá nào đó xuất khẩu vào nước bên kia.
+ Hạn ngạch là quy định đối với các hàng hoá cần xuất hoặc nhập
khẩu giá trị hay số lượng theo quy định ở trong thời kỳ nhất định.
+ Ngoài ra còn có các yêu cầu về việc tỷ lệ nội địa hoá, các tiêu
chuẩn về kỹ thuật, các biện pháp để xác định trị giá cho việc tính thuế hải
quan. Còn dây ra một vài rào cản đáng kể tới việc xuất nhập khẩu.
 Bằng việc sử dụng các chính sách phi thuế quan chính phủ đã gián
tiếp làm khó các thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào trong nước, từ đó làm
tăng thêm chi phí nhập khẩu hàng hóa và làm giảm lượng hàng nhập khẩu.
 Chính sách tiền tệ: sử dụng chính sách tiền tệ để giảm thâm hụt
thương mại cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu của những nước
tham chiến. Bằng việc ngân hàng trung ương làm tăng lượng cung tiền của
đất nước đó, sẽ gián tiếp làm cho đồng tiền của nước đó sẽ mất đi giá trị từ
đó tỷ giá hối đoái với nước đối địch sẽ giảm đi. Hàng hóa từ quốc gia đó sẽ
trở nên rẻ hơn so với nước đối địch. Từ đó làm tăng xuất khẩu và giảm

nhập khẩu, giảm thiểu đi sự thâm hụt thương mại giữa hai quốc gia.
5


I.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng
I.2.1. Khái niệm đặc điểm của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng: bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay
gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không
chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận
chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ, và khách hàng.
- Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản
phẩm.
- Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm, bao gồm những
công ty sản xuất nguyên vật liệu và sản xuất thành phẩm.
- Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà
sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng.
- Nhà bán lẻ: tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với sốlượng nhỏ
hơn.
- Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao
gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát
triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ
khách hàng.
Một chuỗi cung ứng được coi là hiệu quả khi thỏa mãn các yếu tố sau:
- Phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh của công ty. Một chuỗi
cung ứng hiệu quả cần gắn liền và phù hợp với chiến lược của công ty
trong từng giai đoạn, phù hợp với các yêu tố về nguồn lực, thị trường, thế
mạnh của công ty

- Kết hợp với nhu cầu của khách hàng: với một chuỗi cung ứng hiệu
quả, doanh nghiệp có thể tạo ra các sản phẩm phù hợp với các phân khúc

6


thị trường, cung cấp hàng hóa/sản phẩm chất lượng một cách kịp thời tới
khách hàng.
- Kết hợp với vị thế của công ty: công ty hiện tại đang ở vị thế nào, là
thương hiệu mạnh, nổi tiếng hay không, quy mô ra sao. Từng vị thế lại có
từng lựa chọn về nhà cung cấp cũng như khách hàng khác nhau.
- Thích nghi với sự thay đổi: trong chuỗi cung ứng, các bên sẽ trao đổi
thông tin qua lại lẫn nhau về tình hình thị trường, khách hàng. Chính vì thế,
khi quản lý được chuỗi cung ứng một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể
đưa ra những quyết định thay đổi kịp thời, phù hợp với tình hình thị trường,
đối thủ, cạnh tranh,...
I.2.2. Trung Quốc – Mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng
thế giới.
Trong suốt nhiều năm qua Trung Quốc luôn là lựa chọn hàng đầu của
các doanh nghiệp quốc tế để đặt chuỗi cung ứng của mình đặt tại nước này.
Và có thể nói rằng Trung Quốc chính là mắt xích quan trọn nhất trong
chuỗi cung ứng của thế giới, khi vô số các công ty, doanh nghiệp nước
ngoài đều đổ xô đến đây để đặt nhà máy của mình. Từ những công ty công
nghiệp hay những công ty công nghệ hàng đầu như Apple, Microsoft, …
đều tập trung tại đây. Có thể nói Trung Quốc có những lợi thế không thể
chối cãi để trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp. Những lợi
thế đó bao gồm:
- Dân số đông, phần lớn dân số vẫn còn trong độ tuổi lao động. Chính
vì thế tạo ra một lực lượng nhân công giá rẻ cực kỳ hùng hậu. Hơn nữa
phần lớn người dân lao động giá rẻ của Trung Quốc đều thuộc những vùng

nghèo khó, cũng như các đạo luật về lao động của Trung Quốc cũng rất
lỏng lẻo, đây là một lợi thế cực lớn nếu so sánh với những đất nước có
nguồn nhân lực đắt đỏ như Mỹ.
- Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và có rất nhiều tài nguyên.
Theo một số báo cáo cho biết Trung Quốc là đất nước có trữ lượng đất
hiếm nhiều nhất thế giới – loại đất cần thiết cho sản xuất hàng điện tử.
7


Chính vì vậy nhiều công ty công nghệ lớn chọn Trung Quốc để đặt nhà
máy của mình.
- Trung Quốc có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt với nhiều trung tâm, đặc
khu kinh tế lớn tập trung nhiều doanh nghiệp trên thế giới ở đây, nên tạo ra
một chuỗi cung ứng các sản phẩm đầu vào khổng lồ với giá thành rẻ. Hơn
nữa trình độ khoa học công nghệ phát triển cũng là một lợi thế lớn của
Trung Quốc.
- Với dân số hơn 1 tỷ người, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng
đầu của thế giới. Thị trường Trung Quốc lớn đến nỗi, người ta bảo rằng chỉ
cần công ty của bạn thành công ở Trung Quốc thì nó có thể thành công ở
bất cứ nới nào. Với hơn 1 tỷ người, Trung Quốc là nơi tiêu thụ hàng đầu
của vô số các sản phẩm công nghiệp, công nghệ. Nên việc đặt nhà máy tại
thị trường lớn nhất thế giới sẽ giảm bớt chi phí vận chuyển cho doanh
nghiệp.

Chương II: Chiến tranh thương mại và sự chuyển dịch của
8


chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.
II.1. Tổng quan về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

II.1.1. Nguyên nhân hình thành.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang là đối tác hàng đầu và vô cùng quan
trọng của nhau. Vậy điều gì đã thúc đẩy chính quyền Donald Trump thay
đổi hiện trạng này bằng cách liên tiếp tuyên bố các biện pháp thuế quan
nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc kể từ đầu tháng 03/2018 cho
đến nay? Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến động thái trên:
 Thứ nhất, từ góc độ kinh tế, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung
Quốc đã liên tục gia tăng mạnh trong hơn 20 năm qua và lên tới mức 375 tỷ
USD trong năm 2017. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2018 thì con số
này cũng đã ở mức 1857 tỉ đô la. Do đó, trong nỗ lực để đạt được cân bằng
thương mại với Trung Quốc, chính quyền tổng thống Trump đã tiến hành
áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng từ Trung Quốc, tạo sức ép để Trung
Quốc phải tăng mua hàng hóa của Mỹ, qua đó giảm thâm hụt thương mại.
Ngoài ra, việc đánh thuế sẽ khiến hàng hóa sản xuất ở Trung Quốc nhập
khẩu vào Mỹ ít nhiều mất đi lợi thế cạnh tranh về giá, buộc các công ty đa
quốc gia đang đặt phần lớn nhà máy sản xuất tại Trung Quốc phải xem xét
di dời về Mỹ. Điều này giúp hỗ trợ sách lược đưa việc làm trở về Mỹ và
khuyến khích sản xuất nội địa của chính quyền Trump.
 Thứ hai, theo nhiều chuyên gia thì từ góc độ cũng cố vị trí siêu cường
của Mỹ trên bản đồ địa chính trị thế giới, Mỹ đang theo dõi sát sự trỗi dậy
ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích cho rằng, chính
quyền của Tổng thống Trump không ưa thích kịch bản này, nhất là trong
bối cảnh có những thông tin cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc đang vươn
lên bằng những cách thức không công bằng thông qua cách thức sử dụng
các sáng chế công nghệ của Mỹ (Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp
nước ngoài muốn hoạt động tại Trung Quốc phải liên doanh với các doanh
nghiệp nội địa để chuyển giao công nghệ, bên cạnh đó vấn đề bảo hộ quyền
9



sở hữu trí tuệ của các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc cũng
chưa được thực hiện hoàn toàn chặt chẽ).
 Thứ ba, do cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ sắp diễn ra vào tháng 11/2018
nên Tổng thống Donald Trump càng có thêm động cơ để thu hút thêm sự
ủng hộ của cử tri Mỹ. Giảm thâm hụt thương mại, thiết lập lại luật chơi
công bằng khi làm ăn với Trung Quốc là một trong những mục tiêu ông
Trump đưa ra từ hồi tranh cử Tổng thống năm 2016. Việc ông Trump giữ
được lời hứa với các cử tri đã ủng hộ mình sẽ tạo được lợi thế lớn cho đảng
Cộng Hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới.
II.1.2. Các sắc lệnh trừng phạt của Mỹ tới Trung Quốc
Ngày 08/03/2018, Tổng thống Trump ký lệnh áp thuế nhập khẩu lên
mặt hàng thép và nhôm từ tất cả các quốc gia trong đó có Trung Quốc. Cụ
thể, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh công bố áp mức thuế
suất mới là 25% đối với một số mặt hàng thép và 10% đối với một số mặt
hàng nhôm nhập khẩu vì lý do “an ninh quốc phòng”. Hiện chỉ có Canada
và Mexico được miễn trừ trong kế hoạch này.
Ngày 23/03/2018, Mạng Inside Trade cho biết, sau khi công bố kết
quả điều tra theo Điều khoản 301 về các hoạt động vi phạm sở hữu trí tuệ,
buộc chuyển giao công nghệ của Trung Quốc, Văn phòng Đại diện Thương
mại Mỹ (USTR) đã chính thức gửi yêu cầu tham vấn với Trung Quốc lên
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề này.
Trong yêu cầu tham vấn ghi rõ "Trung Quốc đã từ chối để các đối tác
nước ngoài được có khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình khi liên
doanh với đối tác Trung Quốc sau khi hợp đồng chuyển giao công nghệ kết
thúc. Trung Quốc cũng áp đặt các điều khoản hợp đồng có tính bắt buộc,
gây bất lợi, nhằm tạo ra sự phân biệt đối xử, chống lại và không tạo thuận
lợi cho công nghệ nước ngoài nhập khẩu". USTR cho rằng Trung Quốc áp
đặt các biện pháp này thông qua bốn chính sách và điều này đã vi phạm
Điều 3, Điều 28 của TRIPS - Hiệp định về các khía cạnh thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ của WTO.

10


Yêu cầu tham vấn trên được công khai một ngày sau khi Tổng thống
Donald Trump chỉ đạo USTR đưa vụ việc này lên WTO, coi đây như một
kết quả của cuộc điều tra theo Điều khoản 301. Ông Trump cũng yêu cầu
USTR xây dựng danh sách các biểu thuế khuyến nghị và Bộ trưởng Tài
chính Steven Mnuchin xây dựng các hạn chế đối với đầu tư của Trung
Quốc liên quan đến lĩnh vực công nghệ nhạy cảm của Mỹ.
Trong yêu cầu tham vấn, USTR đã chỉ ra một loạt công cụ cụ thể để
thực hiện chính sách "buộc chuyển giao công nghệ không công bằng, phân
biệt và hạn chế đầu tư" của Trung Quốc như Luật Ngoại thương của Trung
Quốc; Quy định của Trung Quốc về nhập khẩu và xuất khẩu công nghệ;
Luật về Doanh nghiệp liên doanh cổ phần Trung Quốc - Nước ngoài; các
quy định triển khai Luật này... với các quy định như: "Các hợp đồng
chuyển giao công nghệ phải có thời gian thực hiện ít nhất 10 năm và cho
phép bên liên doanh của Trung Quốc được sử dụng công nghệ này vĩnh
viễn sau khi hợp đồng đã hết hạn", hay quy định "chủ sở hữu nước ngoài
không được phép ngăn cản các nhà cấp giấy phép của Trung Quốc cải tiến
công nghệ và sở hữu những cải tiến đó"; cho rằng các quy tắc này "đặc biệt
gây hại cho bên cấp phép ở Mỹ nếu bên được cấp phép của Trung Quốc
thực hiện một cải tiến có thể tách rời khỏi sáng chế gốc và sau đó bằng
sáng chế cải tiến mạnh mẽ ở Trung Quốc hay nơi khác".
Trước đó, Mỹ, Nhật Bản (năm 2009) và Liên minh châu Âu (EU năm 2011) từng gửi yêu cầu tham vấn về việc Trung Quốc buộc chuyển
giao công nghệ vi phạm Hiệp định TRIPS lên WTO.
Ngày 03/04/2018, văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ công bố mức
thuế 25% áp dụng cho khoảng 1.300 mặt hàng của Trung Quốc. Động thái
nhằm phản ứng trước hành xử của Trung Quốc đối với vấn đề sở hữu trí
tuệ. Đại diện thương mại Mỹ cho biết mức thuế 25% sẽ được áp dụng cho
tất cả các sản phẩm.


11


Theo danh sách công bố, đa phần sản phẩm bị đánh thuế thuộc về
ngành hàng không, công nghệ và máy móc. Một số khác nhằm vào thiết bị
y tế, thuốc men, sản phẩm giáo dục như sách chữ nổi dành cho người mù.
Trong một thông cáo, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói
rằng Bắc Kinh "lên án mạnh mẽ và kịch liệt phản đối" danh sách đề xuất
trên.
Các rào cản thương mại sẽ không có hiệu lực ngay lập tức. Chính
quyền Donald Trump sẽ tổ chức một phiên điều trần công khai với các
doanh nghiệp Mỹ. Và kể cả sau phiên điều trần đó cũng chưa rõ các biện
pháp "trừng phạt" có được áp dụng hay không.
Ngày 16/04/2018, Mỹ trừng phạt công ty ZTE của Trung Quốc vì đã
vi phạm các thỏa thuận về việc cấm giao thương với Iran và Bắc Triều
Tiên, qua đó công ty này bị cấm không được mua các sản phẩm công nghệ
của Mỹ trong 7 năm.
ZTE không thể mua chip Qualcomm nữa, đó là quyết định vừa được
Bộ Công thương Mỹ đưa ra nhằm trừng phát công ty Trung Quốc vì giao
dịch với Iran.
Quyết định trên có thể gây nên hậu quả nặng nề cho ZTE vì các công
ty Mỹ ước tính cung cấp từ 25 đến 30% số linh kiện sử dụng trong những
thiết bị của hãng này, bao gồm điện thoại thông minh và thiết bị hệ thống
viễn thông
Hãng tin Reuters đưa tin, tập đoàn ZTE của Trung Quốc vừa ký một
thỏa thuận sơ bộ với Mỹ, nhằm dỡ bỏ lệnh trừng phạt mà Bộ Thương mại
Mỹ đã đưa ra hồi tháng trước.
Lệnh trừng phạt này đã khiến ZTE gặp rất nhiều khó khăn, phải
ngừng hoạt động kinh doanh vì không thể nhập linh kiện và sử dụng phần

mềm của các công ty công nghệ tại Mỹ.
Thỏa thuận sơ bộ bao gồm một khoản phạt trị giá 1 tỷ USD dành cho
ZTE, cộng thêm 400 triệu USD tiền ký quỹ để bù đắp cho những tổn thất
gây ra. Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng thay đổi một số điều khoản

12


thỏa thuận từ năm 2017 và yêu cầu ZTE nộp thêm 361 triệu USD. Như vậy,
tổng số tiền phạt mà ZTE phải nộp lên đến 1,7 tỷ USD.
Lệnh cấm kéo dài 7 năm áp dụng với ZTE bắt đầu bị Mỹ áp dụng
vào tháng 4/2018 sau khi ZTE phá vỡ thỏa thuận năm 2017. Tập đoàn này
đã trái phép bán hàng sang Iran và Triều Tiên. ZTE ngừng các hoạt động
chính vào tháng 5/2018.
Ngày 29/05/2018, Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên 50 tỷ đô
hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đồng thời giới hạn số thị thực nhập cảnh
cấp cho công dân Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Chính quyền Mỹ cho biết tiếp tục thực thi các biện pháp trừng phạt
thương mại chống Trung Quốc cũng như tiến hành khởi kiện Bắc Kinh tại
Tổ chức Thương mại thế giới.
Theo Reuters, Nhà Trắng tuyên bố sẽ tiếp tục triển khai các biện
pháp trừng phạt thương mại với Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi hai bên
tuyên bố đạt được thỏa thuận về giảm căng thẳng thương mại.
Cụ thể, Washington sẽ công bố danh sách hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc bị áp mức thuế 25% vào ngày 15/6. Lượng hàng hóa nhập
khẩu này có giá trị khoảng 50 tỷ USD, theo tính toán của bộ Tài chính Mỹ.
Ngày 08/08/2018, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ áp mức
thuế 25% đối với 279 mặt hàng nhập từ Trung Quốc có tổng trị giá 16 tỉ
USD.
Đây là động thái mới nhất của Tổng thống Trump trong việc gia tăng

sức ép, buộc Bắc Kinh đàm phán nhượng bộ thương mại. Vào tháng trước,
chính quyền Tổng thống Trump cũng đã đánh thuế đối với 34 tỉ USD hàng
hóa Trung Quốc.
Theo Reuters, gói thuế mới sẽ đánh vào các vật liệu bán dẫn từ
Trung Quốc mặc dù con chip cơ bản của các sản phẩm này có nguồn gốc từ
Mỹ, Đài Loan hay Hàn Quốc. Ngoài ra, gói thuế 25% này còn nhằm vào
các mặt hàng điện tử, nhựa, hóa chất và thiết bị đường sắt mà USTR khẳng
định sẽ hưởng lợi từ kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025", được thực

13


hiện nhằm gia tăng sự cạnh tranh của Trung Quốc trong các ngành công
nghiệp công nghệ cao.
Kể từ ngày 6/7 tới, trên 800 sản phẩm Trung Quốc có trị giá 34 tỷ
USD sẽ bị Mỹ áp thuế, và đợt hai đánh vào 280 mặt hàng khác, nhưng chưa
rõ thời hạn. Mỹ chủ yếu nhắm vào các sản phẩm công nghệ, tránh những
mặt hàng phổ biến như điện thoại di động, tivi. Mục tiêu là làm giảm số
thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc, năm ngoái lên tới 375 tỷ
USD.
II.2. Tác động của các biện pháp trừng phạt đến chuỗi cung ứng tại
Trung Quốc.
Với mức độ phụ thuộc vào xuất khẩu lớn hơn, nền kinh tế Trung
Quốc có khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bất lợi nhiều hơn so với Mỹ trong
cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai nước - CNBC nhận định.
 Tăng trưởng giảm sút:
Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến thương mại, Mỹ áp thuế bổ
sung 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, còn Bắc Kinh áp thuế bổ
sung 5-10% lên 60 tỷ USD hàng Mỹ.
Một số nhà phân tích dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

sẽ thiệt hại 0,5-0,6 điểm phần trăm trong năm 2019 nếu thuế bổ sung mà
Mỹ áp lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc được nâng lên 25% từ ngày 1/1
như đã cảnh báo.
"Nếu hai nước tăng thuế lên toàn bộ hàng hóa của nhau, thì ảnh
hưởng đến Trung Quốc sẽ lớn gấp 4 lần so với ảnh hưởng đến Mỹ, vì giá trị
xuất khẩu của Trung Quốc (sang Mỹ) lớn gấp 4 lần giá trị nhập khẩu của họ
(từ Mỹ)", nhà kinh tế học Ethan Harris, phụ trách nghiên cứu kinh tế toàn
cầu của Bank of America Merrill Lynch, phát biểu.
"Thuế quan được áp bổ sung tính đến thời điểm này có thể khiến tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hụt đi khoảng nửa điểm phần
14


trăm… Đối với Mỹ, mức thiệt hại thấp hơn, vì cú sốc mà thuế quan gây ra
là nhỏ hơn, chưa kể đà tăng trưởng mạnh hiện nay của nền kinh tế", ông
Harris nói.
Bank of America hiện dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,1%
trong năm 2019, sau khi đã tính đến ảnh hưởng tích cực từ các biện pháp
hỗ trợ tăng trưởng mà Bắc Kinh đưa ra.
Ngân hàng JPMorgan Chase thì dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế
của Trung Quốc sẽ giảm 0,6 điểm phần trăm do sự suy giảm của cả hoạt
động xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
 Xung đột kéo dài
Ông Harris cho rằng cuộc chiến thương mại có thể sẽ chưa kết thúc
chừng nào người tiêu dùng Mỹ còn chưa cảm nhận rõ tác động, hoặc còn
chưa lo ngại về việc cuộc chiến sẽ kéo dài và tiếp tục leo thang. "Thị
trường vẫn nghĩ rằng kiểu gì rồi cũng sẽ có một thỏa thuận giữa Mỹ và
Trung Quốc… Tôi e là thị trường đã hiểu sai về những gì ông Trump
muốn", chiến lược gia trưởng thị trường Marc Chandler thuộc
Bannockburn Global Forex phát biểu. "Ông ấy có một cuộc tấn công hai

mũi, một nhằm vào chuỗi cung cứng và một nhằm vào hành vi thương mại
của Trung Quốc. Ông ấy muốn Trung Quốc phải thay đổi một cách căn
bản".
Trong một bài phát biểu vào ngày thứ Tư, Thủ tướng Lý Khắc
Cường thừa nhận Bắc Kinh hiện đang đối mặt thách thức lớn hơn trong
việc giữ ổn định kinh tế. "Chiến tranh thương mại đang buộc Trung Quốc
phải ra tay kích cầu tăng trưởng. Họ đã đúng khi thừa nhận sự giảm tốc
tăng trưởng.Đối với người tiêu dùng Mỹ, mức thuế bổ sung 10% áp lên 200
tỷ USD hàng Trung Quốc đồng nghĩa với việc họ phải chi thêm 20 tỷ USD
để mua số hàng hóa này.
15


"Đây là một con số rất nhỏ nếu so với chương trình cắt giảm thuế
của ông Trump. Trong năm đầu tiên, giá trị cắt giảm thuế là 150 tỷ USD",
ông Harris nhấn mạnh. "Rủi ro thực sự từ chiến tranh thương mại không
phải là thuế tăng và ảnh hưởng đến tiêu dùng, mà nằm ở vấn đề niềm tin".
Nhiều chuyên gia cũng không cho rằng Trung Quốc sẽ phá giá đồng Nhân
dân tệ để bù đắp ảnh hưởng của thuế quan, bởi một đồng Nhân dân tệ mất
giá sâu có thể dẫn tới sự thoái vốn ồ ạt khỏi nước này. Thủ tướng Lý Khắc
Cường ngày 19/9 cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ không phá giá đồng nội tệ
để làm "vũ khí" trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Số liệu do Bộ Tài chính Mỹ công bố cho thấy lượng trái phiếu kho
bạc Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ đã giảm xuống mức thấp nhất từ tháng 1.
Tuy nhiên, mức giảm khá khiêm tốn và giới phân tích cho rằng đây không
phải là kết quả của việc Trung Quốc bán nợ Mỹ nhằm mục đích trả đũa.
Nhiều công ty chuyên xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đang xem
xét lại hoạt động sản xuất của họ tại Trung Quốc.

Nhiều công ty chuyên xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ đang xem xét lại hoạt động sản

xuất của họ tại Trung Quốc.

Charles M. Hubbs, Giám đốc châu Âu của Premier Guard, một công
ty chuyên sản xuất các sản phẩm y tế cho biết, trước khi hàng rào thuế quan
16


(do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung) xuất hiện, công ty này đang tìm
cách chuyển khoảng 30% sản lượng từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ, do tiền
lương và chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng cao.
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, với
việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp dụng các biện pháp thuế
quan đối với hàng hóa Trung Quốc tác động mạnh chuỗi cung ứng
toàn cầu.
Tập đoàn AGCO có trụ sở tại bang Georgia (Mỹ) cho rằng, các biện
pháp thuế quan sẽ khiến cho thiết bị nông nghiệp do Tập đoàn này sản xuất
tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) không thể cạnh tranh về giá bán tại Hoa
Kỳ. Trong khi đó, một số công ty khác đang điều chỉnh chuỗi cung ứng của
họ. Công ty TNHH DSM China, công ty con của Tập đoàn Royal DSM (Hà
Lan) đang tìm cách thay thế đậu tương từ Mỹ bằng các nguyên liệu mới tại
chỗ như bột đậu để tránh thuế nhập khẩu do Bắc Kinh trả đũa.
Ông Dan Krassenstein, giám đốc điều hành châu Á của Tập đoàn bao
bì công nghiệp chuyên dụng ProconPacific đánh giá, ngành sản xuất của
Trung Quốc sẽ không thể biến mất qua một đêm, nhưng sự dịch chuyển
sang quốc gia khác là điều không tránh khỏi. Nhiều doanh nghiệp đã dịch
chuyển sản xuất sang khu vực Nam Á và Đông Nam Á để tìm kiếm chi phí
lao động rẻ hơn, do Trung Quốc không khuyến khích các hoạt động sản
xuất có lợi nhuận thấp và gây ô nhiễm. Vị giám đốc điều hành này nhận
định, các biện pháp trả đũa thuế quan leo thang sẽ giúp “tăng tốc” quá trình
dịch chuyển sản xuất.

5 năm trước, ProconPacific đã sản xuất toàn bộ sản phẩm tại Trung
Quốc. Nhưng hiện nay, 1/4 sản lượng của công ty đến từ Ấn Độ và 5-10%
sản lượng từ Việt Nam.
 Hàng loạt công ty tháo chạy khỏi Trung Quốc
17


Không chỉ các nhà cung ứng của Apple, hàng loạt doanh nghiệp
nước ngoài khác cũng đang tháo chạy khỏi Trung Quốc để “né đòn” thuế
quan từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Mới đây, GoerTek - hãng chuyên lắp ráp tai nghe AirPods do Apple
sở hữu tại Trung Quốc, đã thông báo cho các nhà cung cấp về dự định
chuyển hoạt động sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam. Dù đã có
một cơ sở sản xuất tai nghe có dây cho iPhone tại miền Bắc Việt Nam
nhưng công ty này vẫn có ý định tháo chạy khỏi Trung Quốc do có thể bị
“dính đòn” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Ngày 24/9, chính quyền Mỹ đã chính thức đánh thuế 10% lên 200 tỷ
USD hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đến cuối năm nay và
đầu năm sau, mức thuế này có thể lên đến 25%. Ngoài ra, căng thẳng vẫn
chưa dừng lại khi Tổng thống Donald Trump liên tiếp đe dọa sắp tới sẽ
đánh thuế lên toàn bộ hàng hóa trị giá 267 tỷ USD còn lại của Trung Quốc.
Mới đây, ngày 9/10, ông đã nhắc lại lời đe dọa trên nếu chính quyền Bắc
Kinh có động thái trả đũa.
Một kết quả nghiên cứu mới được công bố bởi AmCham Trung Quốc
và AmCham Thượng Hải cho thấy gần 2/3 tổng số 430 công ty Mỹ tại
Trung Quốc bị ngấm đòn bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đặc biệt,
có khoảng 30% doanh nghiệp này đang cân nhắc hoặc đã chuyển hoạt động
sản xuất ra nước ngoài.
Với nhóm ngành công nghệ cao, quá trình chuyển dịch đang diễn ra
mạnh mẽ hơn cả.

AirPods, Apple Watch và HomePod là 3 sản phẩm của táo khuyết bị
đưa vào danh sách 200 tỷ USD hàng Trung Quốc bị đánh thuế từ ngày
24/9. Tuy nhiên, đến phút chót, các sản phẩm này đã may mắn thoát nạn.
Để tránh rủi ro, GoerTek - hãng lắp ráp tai nghe AirPods, Cheng Uei - hãng
18


cung cấp bộ sạc và đầu nối iPhone và Pegatron - đơn vị lắp ráp iPhone lớn
thứ hai sau Foxconn, vừa tiết lộ kế hoạch ban đầu việc chuyển nhà máy sản
xuất sang Đài Loan hoặc các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái
Lan, Philippines.
Trước đó, Delta Electronics, công ty Đài Loan chuyên cung cấp linh
kiện cho các sản phẩm iPhone và MacBook của Apple, cho biết đang mua
lại Delta Electronics Thái Lan để tiếp cận tốt hơn các trung tâm sản xuất tại
nước này cũng như Ấn Độ và Slovakia.
“Chúng tôi có một vài địa điểm bên ngoài Trung Quốc để mở rộng
sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời nếu chiến tranh thương mại tiếp
tục leo thang”, trả lời Nikkei, một quan chức của Quanta Computer chuyên
sản xuất Apple Watch và MacBook, nói.
 Nhiều công ty Trung Quốc cũng dời sang khu vực khác
Trước cuộc chiến thương mại, đã có nhiều công ty đa quốc gia như
Hasbro, chuyên về đồ chơi, Olympus (máy ảnh) hay Decker (giày dép) đã
di rời nhà xưởng ra khỏi Trung Quốc. Giờ đây các công ty của Trung Quốc
theo chân các công ty trên ra đi.

19


Trở lại với mặt hàng xe đạp. Ngành công nghiệp này đã không còn
đặt trong tâm vào Trung Quốc từ lâu và họ đã triển khai di dời sản xuất

sang Việt Nam. Giải thích với AFP, Alex Lee, phụ trách bán hàng quốc tế
của hãng HL Corp cho biết: Các loại xe đạp « made in Vietnam » sẽ không
bị áp thuế chống phá giá của Mỹ cũng như của châu Âu, giá nhân công địa
phương thấp hơn Trung Quốc. Xe đạp điện Trung Quốc là đối tượng của
thuế quan Mỹ cũng như châu Âu. Từ tháng 7, châu Âu đã áp dụng thuế
chống phá giá tăng từ 24 lên 84% đánh vào mặt hàng này vì cho rằng các
nhà sản xuất Trung Quốc được Nhà nước trợ giá cho vật liệu nhôm sản xuất
xe. Thế nhưng HL quả quyết vẫn tiếp tục hưởng hỗ trợ của chính phủ Trung
Quốc ngay cả sau khi đã dời một phần sản xuất ra nước ngoài. HL đã
chuyển sang Việt Nam sản xuất các chi tiết phuộc xe đạp bằng nhôm.
Từng xem quốc gia hơn 1,4 tỷ dân này là một thị trường hấp dẫn để
đặt nhà máy vì nhân công rẻ, chi phí sản xuất thấp hiện không chỉ các
xưởng gia công của Apple mà hàng loạt công ty nước ngoài tại Trung Quốc
đã bắt đầu tháo chạy.
20


Một số tập đoàn của Nhật Bản và Hàn Quốc đã có kế hoạch chọn
những nhà máy tại nhiều quốc gia khác để thay thế Trung Quốc.
Mitsubishi Electric, công ty đa quốc gia của Nhật Bản cho biết nhà
máy gia công laser và tia lửa điện của phục vụ cho Mỹ đặt tại Đại Liên
(Trung Quốc) sẽ được dời về thành phố Nagoya (Nhật Bản). Quyết định
này được đưa ra khi nhóm sản phẩm này nằm trong danh sách đánh thuế
lên đến 25% của Mỹ. “Chúng tôi quyết định dời một số khâu sản xuất khỏi
Trung Quốc bởi ảnh hưởng của thuế quan đối với chúng tôi rất lớn”, người
phát ngôn của tập đoàn Toshiba Machine (Nhật Bản) cho hay. Tương tự
Mitsubishi Electric, Toshiba Machine cũng muốn mang dây chuyền sản
xuất máy ép nhựa dành xuất khẩu sang Mỹ về lại quê nhà Nhật Bản, hoặc
một quốc gia thuộc Đông Nam Á.
Tập đoàn SK sẽ chuyển một số cơ sở sản xuất chip về Hàn Quốc,

còn Micron Technology (Mỹ) đang tiến hành di dời một số cơ sở sản xuất
chip từ Trung Quốc sang các nước châu Á khác.
Không chỉ doanh nghiệp ngoại, ngay cả nhiều công ty Trung Quốc
cũng chạy khỏi nước này để né đòn cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
đang ngày càng căng thẳng.
Theo hãng dữ liệu thương mại Panjiva, số lượng doanh nghiệp Trung
Quốc hoạt động trong lĩnh vực dệt may, nhựa, lốp xe… dịch chuyển sang
nước ngoài ngày một tăng.
Một công ty sản xuất xe đạp của Trung Quốc H1 Corp đã thông báo
với các nhà đầu tư chuyển dây chuyền sản xuất sang một nước Đông Nam
Á. Tương tự, công ty sản xuất lốp ôtô Linglong Tyre hiện triển khai một
nhà máy trị giá 994 triệu USD ở Serbia. Doanh nghiệp này cho rằng sẽ có
được tăng trưởng gián tiếp bằng cách lách hàng rào thuế quan. Trong khi

21


đó, một số công ty khác chọn Thái Lan, Việt Nam, Myanmar hoặc một số
quốc gia liền kề khác.
Tháng trước, HL Corp, một nhà sản xuất phụ tùng xe đạp thông báo
chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Tập đoàn giải thích lý do đơn
giản là địa điểm sản xuất mới sẽ tránh hoặc chí ít là giảm bớt tác động của
thuế Mỹ. Trong các mặt hàng nhập từ Trung Quốc, ông Trump đặc biệt
nhắm vào sản phẩm xe đạp điện Trung Quốc.
Một thí dụ khác được AFP dẫn ra, đó là công ty Hailide New
Material của Trung Quốc, có nhà máy lớn đóng ở Chiết Giang chuyên sản
xuất sợi công nghiệp chủ yếu để xuất khẩu sang Mỹ. Tháng trước lãnh đạo
tập đoàn này đã thông báo với các cổ đông: « Hiện tại chúng ta sản xuất
toàn bộ tại Trung Quốc. Để tránh rủi ro từ các biện pháp chống phá giá và
bị đánh thuế cao, sau khi đã kiểm tra kỹ lưỡng, chúng tôi quyết định xây

dựng một nhà máy tại Việt Nam ». Để thực hiện dự án này, tập đoàn đã bỏ
ra khoản đầu tư 155 triệu đô la. Nhà máy mới ở Việt Nam giúp tăng 50%
sản lượng của công ty, sẽ được dùng như là cơ sở xuất hàng sang Mỹ.
II.3. Nguyên nhân của sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng.
 Trung Quốc từng thành công trong thu hút vốn đầu tư nước
ngoài cũng như đầu tư ra nước ngoài trước đây, song hiện có sự thay
đổi trong chính sách, bắt đầu bằng việc siết chặt lựa chọn nhà đầu tư
nước ngoài và ưu tiên DN trong nước.
Hệ luỵ mà đầu tư nước ngoài mang lại cho nền kinh tế không phải là
nhỏ và nhẹ. Trước hết là mất đi khá nhiều nguồn lực của đất nước bởi chế
độ ưu đãi. Tại Trung Quốc cho thấy, chính phủ nước này đã bảo vệ doanh
nghiệp Trung Quốc bằng cách gây trở ngại cho những nhà đầu tư nước
ngoài đang đầu tư tại Trung Quốc. Tầm quan trọng của những công ty đa
quốc gia đối với nền kinh tế Trung Quốc đã bị xem nhẹ.
22


Có thể thấy rằng, vốn của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những
yếu tố giúp cho kinh tế Trung Quốc nhanh chóng trở thành nền kinh tế có
quy mô lớn thứ hai trên thế giới. Đầu tư nước ngoài đã giúp Đặng Tiểu
Bình giải quyết tốt nhất hậu quả bởi “Đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông
gây ra cho kinh tế Trung Quốc.
Nó giúp hiện thực hoá chính sách đổi mới của họ Đặng trong việc
kêu gọi đầu tư nước ngoài đổ vốn vào Trung Hoa lục địa.
Tuy nhiên, đóng góp của đầu tư nước ngoài chỉ giúp cho nền kinh tế
Trung Quốc có quy mô lớn nhưng không mạnh, còn lợi ích do nó mang lại
cho kinh tế Trung Quốc không tỷ lệ thuận với quy mô ấy. Đặc biệt, chính
phủ Trung Quốc đã nhận ra sự đóng góp của đầu tư nước ngoài không
tương xứng với những ưu đãi mà nó nhận được từ chính sách khuyến khích
đầu tư nước ngoài của Bắc Kinh.

Khi Bắc Kinh thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế, hướng vào một
nền kinh tế phải “mạnh chứ không chỉ lớn” thì doanh nghiệp trong nước đã
trở thành thực thể kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nhiệm
vụ ấy. Thế là từ chỗ được ưu ái của Bắc Kinh, nay đầu tư nước ngoài trở
thành “những đứa con hạng hai” và bị ruồng rẫy, ngược đãi bởi những
chính sách bảo vệ doanh nghiệp trong nước của Bắc Kinh.
Phần lớn những công ty nước ngoài chú trọng vào nghiên cứu và
phát triển công nghệ đã quyết định làm chậm kế hoạch đầu tư của họ ở
Trung Quốc trong năm 2016. Hơn 80% những công ty giảm đầu tư bởi
chính sách của chính phủ Trung Quốc gây bất lợi là những công ty nghiên
cứu, phát triển về công nghệ và dịch vụ.
Trong khi đó, với việc tạo ra chính sách ngược đãi, gây khó khăn cho
đầu tư nước ngoài, chính phủ Trung Quốc sẽ khiến cho doanh nghiệp nước
ngoài hoặc là bỏ chạy khỏi đại lục, hoặc phải chấp nhận bắt tay với doanh
23


nghiệp Trung Quốc. Nếu liên doanh liên kết thì doanh nghiệp nước ngoài
phải theo điều kiện mà doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra, nghĩa là phải
chấp nhận luật chơi của doanh nghiệp Trung Quốc, mà đứng sau họ là
chính phủ nước này.
Nếu doanh nghiệp nước ngoài phải “bỏ của chạy lấy người”, qua
việc “bán đổ bán tháo” những tài sản, máy móc của họ tại Trung Quốc thì
đương nhiên chính phủ và doanh nghiệp Trung Quốc sẽ là những chủ sở
hữu tiếp theo của những tài sản có giá trị rất lớn ấy. Thế là Bắc Kinh đã làm
tăng tài sản quốc gia một cách nhanh nhất thông qua việc “cướp không” tài
sản của doanh nghiệp nước ngoài bằng chính sách ngược đãi của mình.
 Chi phí lao động tại Trung Quốc ngày càng tăng cao. Nếu như ở
Việt Nam, chi phí trung bình DN nước ngoài chi trả khoảng 300-350
USD/lao động/tháng, thì tại Trung Quốc con số này cao gấp đôi. Do đó,

DN sẽ lựa chọn nơi có chi phí thấp hơn để gia tăng lợi nhuận.
Lao động giá rẻ từ lâu đã được xem là nhân tố chính phía sau sự thần
kỳ về kinh tế của Trung Quốc, đẩy nước này lên địa vị là công xưởng của
thế giới, làm thay đổi các dây chuyền cung cấp toàn cầu, và kích động
những cuộc tranh luận ở các nước khác về việc các công ty chuyển nhà
máy của họ sang Trung Quốc, những hậu quả của việc tìm kiếm công ăn
việc làm từ nước ngoài cho các ngành công nghiệp và lao động trong nước
và các lợi thế cạnh tranh không công bằng kết hợp với điều kiện lao động
nghèo nàn của các công nhân nhà máy của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nguyên nhân và hệ quả có thể đổi chỗ cho nhau như
vẫn thường xảy ra trong kinh tế học. Lao động giá rẻ đã tạo ra sự thần kỳ
của Trung Quốc, điều mà đến lượt nó cuối cùng có thể loại bỏ hiện tượng
lao động giá rẻ. Tăng trưởng kinh tế trong 20 năm qua đã dẫn đến một sự
tăng nhanh về tiền lương. Do đó, những diễn biến của thị trường lao động
Trung Quốc gần đây đã thu hút sự chú ý ngày càng tăng từ nhiều nhà kinh
24


tế và phân tích khác nhau đang cố gắng tìm hiểu điều gì đang xảy ra với lợi
thế cạnh tranh toàn cầu nổi bật nhất của Trung Quốc.
Số liệu thống kê chính thức ở Trung Quốc cho thấy một sự gia tăng
đáng kể thu nhập của người dân. Nhưng điều quan trọng đối với tính cạnh
tranh quốc tế là sự so sánh trên cả nước. Nhiều nhà phân tích khác nhau đã
đưa ra những ước tính so sánh mức lương và chi phí lao động với các nước
khác. Chẳng hạn, theo các ước tính từ tập đoàn Merrill Lynch thuộc Ngân
hàng Mỹ, mức lương theo giờ ở Mexico tính bằng USD trong năm 2016
thấp hơn 40% so với mức này ở Trung Quốc. Theo dữ liệu từ tập đoàn
nghiên cứu thị trường Euromonitor International, mức lương tính theo giờ
trong ngành sản xuất ở Trung Quốc trong năm 2016 đã vượt quá mức
lương ở mọi nền kinh tế lớn ở Mỹ Latinh lớn ngoại trừ Chile và chiếm

khoảng khoảng 70% mức lương ở các nước yếu hơn trong Khu vực đồng
euro, như Bồ Đào Nha. Nói chung, tất cả các ước tính cho thấy rằng lợi thế
cạnh tranh của Trung Quốc chắc chắn là đang suy giảm nếu không muốn
nói là đã hoàn toàn biến mất.
 Ô nhiễm không khí, các quy định bảo hộ sở hữu trí tuệ kém,
chính sách bảo trợ hàng nội địa Trung Quốc... là nguyên nhân khiến
nhiều tập đoàn đa quốc gia lần lượt rời bỏ Trung Quốc.
Tập đoàn Archer Daniels Midland đã xây dựng một đội ngũ lớn ở
Thượng Hải và mua lại các nhà máy nông nghiệp của Trung Quốc. Hiện tại
ưu tiên hàng đầu của công ty này tại châu Á là phát triển mô hình tương tự
tại các thị trường đang lên như Indonesia và Việt Nam. Theo New York
Times, nhiều công ty Mỹ từng đổ xô mở trụ sở ở Thượng Hải cách đây một
thập kỷ nay đang cảm thấy đó là một quyết định sai lầm.
Các công ty đa quốc gia đang hướng tầm nhìn về các nước Đông
Nam Á. Nhiều công ty đa quốc gia cũng thấp thỏm khi chính quyền Bắc
25


×