Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực cường độ thương mại giữa việt nam và các nước ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), sau 40 năm tồn tại và phát triển với
nhiều thăng trầm, ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính
phủ bao gồm cả 10 quốc gia Đông Nam Á, là một thực thể chính trị-kinh tế quan trọng ở
Châu Á - Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của
các nước lớn và các trung tâm quan trọng trên thế giới.
Là một thành viên trong cộng đồng ASEAN, quyết định gia nhập ASEAN là một
bước đi chiến lược đúng đắn, mang lại lợi ích quan trọng và thiết thực cho Việt Nam.
Đây là dấu mốc quan trọng, điểm đột phá đầu tiên trong tiến trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam, góp phần triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong
đó có hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Đề tài “Cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN” được tác giả
lựa chọn nghiên cứu trên cơ sở tính toán các chỉ số cường độ xuất khẩu (EII) và cường
độ nhập khẩu (III) giữa Việt Nam và các nước thuộc hiệp định ASEAN trong giai
đoạn 2000-2017, nhằm đánh giá mức độ phụ thuộc về thương mại giữa Việt Nam và các
nước này trước thềm ASEAN, qua đó phân tích những cơ hội đang chờ đón và những
thách thức mà Việt Nam có thể sẽ gặp phải. Bài tiểu luận gồm có 3 phần:
Chương I: Tổng quan về quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các
nước ASEAN
Chương II: Chỉ số cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN
và các nhận định.
Chương III: Cơ hội thách thức đối với Việt Nam và đề xuất giải pháp.
Với những kinh nghiệm thực tế và hiểu biết còn nhiều hạn chế, việc có những sai
sót trong bài báo cáo là không thể tránh khỏi. nhóm nghiên cứu rất mong nhận được
những nhận xét và đóng góp vô cùng quý báu của cô để bài làm được hoàn thiện hơn.


I.

TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM



VÀ CÁC NƯỚC ASEAN
1. Khái quát chung về ASEAN
− Thành lập

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng
Cốc, Thái Lan, với việc ký kết Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Băng Cốc) của 5 nước sáng lập
ASEAN, cụ thể là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Sing-ga-po và Thái Lan. Sau đó,
Bru-nây Đa-ru-sa-lam gia nhập ngày 7/1/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mi-an-ma
ngày 23/7/1997, và Cam-pu-chia ngày 30/4/1999, nâng tổng số các quốc gia thành viên của
ASEAN lên 10.
− Mục tiêu và mục đích

Như quy định trong Tuyên bố ASEAN, mục tiêu và mục đích của ASEAN là:
1. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực
thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nền tảng cho một
cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á;
2. Để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng công lý
và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các
nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;
3. Để thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan tâm chung
trong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành chính;
4. Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh
vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính;
5. Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công nghiệp,
mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề thương mại hàng

2



hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền thông và nâng cao mức
sống của người dân các nước;
6. Để thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;
7. Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với mục
tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi hơn với nhau.
− Nguyên tắc cơ bản

Trong quan hệ giữa các nước với nhau, các thành viên ASEAN đã thông qua các
nguyên tắc cơ bản sau đây, như được ghi nhận trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở
Đông Nam Á (TAC) năm 1976:
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của
tất cả các quốc gia;
2. Quyền của mỗi Nhà nước trong việc bảo vệ sự tồn tại quốc gia khỏi sự can thiệp từ
bên ngoài, lật đổ hoặc cưỡng ép;
3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
4. Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
5. Sự từ bỏ các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;
6. Hợp tác hiệu quả với nhau.
− Hiến chương ASEAN

Hiến chương ASEAN đóng vai trò là nền tảng vững chắc để tiến tới hình thành Cộng
đồng ASEAN, trong đó quy định tình trạng pháp lý và khuôn khổ thể chế cho ASEAN. Nó
hệ thống hóa các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị ASEAN; đặt mục tiêu rõ ràng cho ASEAN;
và quy định về trách nhiệm và sự tuân thủ.
Hiến chương ASEAN có hiệu lực vào ngày 15/12/2008. Từ đó, ASEAN hoạt động
theo một khuôn khổ pháp lý mới và thiết lập một số cơ quan mới để thúc đẩy quá trình xây
3


dựng Cộng đồng ASEAN. Trong thực tế, Hiến chương ASEAN đã trở thành một thỏa thuận

ràng buộc pháp lý đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN.
− Cộng đồng ASEAN

Vào ngày 22/11/2016, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra
tại Ma-lai-xi-a, Lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt bút ký văn kiện lịch sử
Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN. Đây là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội
nhập ASEAN, phản ánh sự lớn mạnh của ASEAN sau 48 năm hình thành và phát triển vươn
lên trở thành một cộng đồng liên kết chặt chẽ trên cả 3 trụ cột là: chính trị-an ninh, kinh tế
và văn hóa-xã hội, với vị thế ngày càng cao ở cả khu vực và thế giới. Các nhà lãnh đạo
ASEAN cũng thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 mang tên “Vững vàng cùng
tiến bước”, hướng tới một Cộng đồng hòa bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh và
trách nhiệm xã hội; hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng đến người
dân và lấy người dân làm trung tâm.
Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng An ninh - Chính trị ASEAN
(APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN
(ASCC). Mỗi trụ cột có một Kế hoạch tổng thể riêng.
− Hoạt động của Việt Nam trong ASEAN

Vào năm 2017, ASEAN tròn 50 tuổi. Nửa thế kỷ qua, vượt qua những rào cản về thế
chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, khoảng cách về phát triển... ASEAN đã đạt được
những thành tựu ấn tượng, trở thành cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm 2016. Trong
sự phát triển chung đó của ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên
tích cực nhất, đóng góp chủ động vào các hoạt động chung của khu vực.
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây; và lần đầu tiên
tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 23/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức
tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Ba-li) và trở thành quan sát viên của
ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN
4



trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội.
Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những
nước sáng lập Diễn đàn này.
Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị
Cấp cao ASEAN-6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố
vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10;
thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Từ
tháng 7/2000 – 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực
ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các
Hội nghị liên quan. Các Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ
trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam
cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO)
tháng 9/2002...
Sau 22 năm tham gia vào ASEAN (tính đến năm 2017), Việt Nam đã có những ảnh
hưởng nhất định đến cấu trúc thống nhất của ASEAN cũng như duy trì hòa bình, thịnh
vượng ở khu vực, xây dựng thành công một cộng đồng chung và hướng đến Tầm nhìn
ASEAN xa hơn nữa.
Ngoài ra, Việt Nam đã giữ vai trò điều phối các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các
đối tác, cụ thể là với Trung Quốc, EU và Ấn Độ. Việt Nam đã đóng góp vào việc kết nối,
mở rộng, làm sâu sắc quan hệ, kể cả quan hệ chiến lược giữa ASEAN và các đối tác này.
Việt Nam cũng đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp
cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ
chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm
Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010.
Việt Nam đã tổ chức thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN hai lần, vào năm 1998
và 2010, với những đóng góp thông qua các sáng kiến hết sức cụ thể.

5



Đối phó với những thách thức của ASEAN, Việt Nam cũng đóng góp hết sức tích cực,
như việc xây dựng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông, đóng góp vào duy trì hòa
bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. Đây là những đóng góp quan trọng của Việt Nam với tư
cách một thành viên hết sức trách nhiệm trong ASEAN.
Hiện nay, Việt Nam cũng là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng
đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ
sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.

2. Tình hình thương mại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017

Về qui mô tăng trưởng xuất khẩu: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt quy mô
khá 5,2 tỷ USD vào năm 1995. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 14,45
tỷ USD, tăng gần gấp ba lần so với năm 1995. Trong khi đó con số này của năm 2005 đạt
32,44 tỷ USD. Đến năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
tổng trị giá xuất khẩu giữa có sự giảm sút đáng kể, chỉ đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với
một năm trước đó. Đến năm 2017 lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ
USD, đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu được Quốc hội và
Chính phủ giao cho ngành Công Thương. Công tác khai thác cơ hội từ cam kết hội nhập đã
được thực hiện có hiệu quả hơn nhiều năm trước.
Trong giai đoạn từ 2000 - 2017, kinh tế Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, tăng
trưởng ấn tượng và toàn diện với 13 chỉ tiêu vượt mức kế hoạch đề ra. Những con số được
cập nhật mới nhất đến năm 2017 cho thấy Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt
6,81%, cao hơn mục tiêu đề ra là 6,7%. Con số 6,81% cũng là mức tăng trưởng GDP cao
nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải
pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng
nỗ lực thực hiện.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa được xếp vào mức cao nhất khu
vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Trung Quốc. Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu
nhập quốc dân 24% năm 1995, đến năm 2017 xuất khẩu đã chiếm 64,9 % - đứng thứ 5 so

6


với các nước trong khu vực Đông - Nam Á, thứ 6 ở châu Á, thứ 8 trên thế giới. Nhìn chung
kể từ năm 2000 đến nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ổn định.
Năm 2017, kim ngạch thương mại Việt Nam đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm
2016. So với năm 2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 11 lần so với năm
2000, tăng 4,93 lần so với năm 2005 và so với năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam đã tăng 2,21 lần. Trong thời gian tới, qui mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt
Nam được sự báo là sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định do có những yếu tố hỗ trợ
như tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan với tổng số trên 99% dòng thuế của ASEAN + 6 là 0%
theo ATIGA; tự do hóa thuế quan; xóa bỏ hàng rào phi thuế; cải thiện yêu cầu về quy tắc
xuất xứ; thuận lợi hóa thương mại; đơn giản, hiện đại hóa thủ tục hải quan; hài hòa tiêu
chuẩn và chứng nhận sự phù hợp; áp dụng các biện pháp kiểm dịch vệ sinh động thực vật
phù hợp. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục có ưu thế khi xuất khẩu sang thị trường Lào và Campu-chia thông qua: Bản thỏa thuận ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu với Lào và Bản thỏa
thuận thúc đẩy thương mại song phương với Cam-pu-chia. Ngoài ra, nền kinh tế thế giới
được dự báo là tiếp tục phục hồi với tốc độ tăng trưởng GDP cao (IMF dự báo tăng trưởng
kinh tế của thế giới năm 2017 ở mức 3,4%, WB: 2,8%). Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục
ổn định, lạm phát được kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong năm 2017 sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, sâu
rộng và toàn diện cũng làm tăng thêm các động lực phát triển kinh tế đất nước và góp phần
gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Về hàng hóa xuất khẩu: Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
chủ yếu là gạo và dầu thô. Kể từ năm 2010 đến nay, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam rất
đa dạng phong phú. Ngoài 2 nhóm hàng xuất khẩu truyền thống là dầu thô và gạo thì các
doanh nghiệp ở Việt Nam còn xuất khẩu nhiều nhóm hàng như điện thoại các loại & linh
kiện; sản phẩm điện tử & linh kiện; sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng.
Ngoài ra, một số sản phẩm xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt
may, giày dép, thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu. Theo số liệu của
Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng chủ yếu trong năm 2017 đạt hơn

114.557 triệu USD, chiếm 70,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, lớn nhất
là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, kim ngạch xuất khẩu đạt 30.166 triệu USD,

7


tăng 27,8% so với năm 2016 và chiếm 18,61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam. Tiếp theo là hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu đạt 22.802 triệu USD,
tăng 9% so với năm 2014; Máy vi tính, sản phẩm điện tử xếp vị trí thứ ba với kim ngạch
xuất khẩu đạt 15.608 triệu USD, tăng 36,5% so với năm 2016
Hình 1: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện rất đa
dạng, bao gồm tất cả các châu lục. Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam là Liên Xô thì hiện nay Việt Nam đã tham gia hoạt động xuất khẩu với 220 quốc
gia trên thế giới. Trong năm 2015 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ,
với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 33,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 20,7% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu các mặt hàng hàng dệt
may, giày dép các loại, máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện, gỗ và
sản phẩm từ gỗ; máy móc thiết bị và dụng cụ và thủy sản. Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai
của Việt Nam là Trung Quốc, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD, chiếm 10,6%.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc bao gồm hàng dệt may, máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm gỗ; dầu thô; máy móc
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu đứng vị trí thứ ba của Việt
8


Nam, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 14,1 tỷ USD, chiếm 8,7%. Tiếp theo là các thị
trường Hàn Quốc, Hồng Kông, Đức, Singapre, Thái Lan, Đài Loan.

Bảng 1: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2017
Xuất khẩu
Quốc gia
Hoa Kỳ
Trung Quốc
Nhật Bản
Hàn Quốc
HongKong
Đức
Thái Lan
Singapore
Đài Loan

Trị giá (tỷ USD)
33,5
17,1
14,1
8,9
7,0
5,7
3,2
3,3
2,1

Tỷ trọng (%)
20,7
10,6
8,7
5,5
4,3

3,5
2,0
2,0
1,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Về quy mô nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã đạt quy mô 8,2 tỷ USD
vào năm 1995. Đến năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 15,64 tỷ USD, tăng
gần gấp đôi so với năm 1995. Trong khi đó con số này của năm 2005 đạt 36,98 tỷ USD. Đến
năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng trị giá nhập khẩu
có sự giảm sút đáng kể chỉ đạt 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so với một năm trước đó. Đến
năm 2017, tình hình kinh tế thế giới hồi phục nên nhờ đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam đạt

84,84 tỷ USD, tăng 21,28% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 81,89%

tổng GDP của cả nước.
Nhìn chung kể từ năm 2000 đến nay kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng
trưởng cao. Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 165,57 tỷ USD, tăng 12% so
với năm 2016 và chiếm 89,93% trong tổng GDP của Việt Nam. So với năm 2000, kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam đã tăng hơn 10,58 lần, tăng 4,47 lần so với năm 2005 và so với năm
2010 kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đã tăng 1,95 lần.
Về mặt hàng nhập khẩu: Trong nhiều năm qua, chiếm tỷ trọng trên 60% kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, nguyên phụ liệu
đầu vào phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ &
phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; chất dẻo nguyên liệu; giấy; gỗ & sản
9


phẩm gỗ; hàng điện gia dụng & linh kiện; linh kiện & phụ tùng ô tô; hóa chất & sản phẩm hóa

chất…
Hình 2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt Nam trong năm 2017
(tỷ lệ %)

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu thống kê từ Tổng Cục Hải quan, trong năm 2017 Việt Nam nhập khẩu đạt
tổng kim ngạch 27.580 triệu USD, tăng 23% so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 16,7%
trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện đạt giá trị nhập khẩu 23.123 triệu USD, tăng 7,8% so với năm 2014; Điện thoại
các loại và linh kiện nhập khẩu đạt 10.594 triệu USD, tăng 24,8% và nhiều các sản phẩm
khác như vài, gỗ, chất dẻo, hóa chất, xăng dầu, nguyên phụ liệu dệt may, da giầy. Trong đó,
nhập khẩu tăng mạnh nhất là các mặt hàng máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi
tính và linh kiện điện tử, xăng dầu các loại, máy móc thiết bị, gỗ và các sản phẩm gỗ,
linh kiện phụ tùng ô tô, kim loại.
Về thị trường nhập khẩu: Trong những năm vừa qua Trung Quốc luôn ở vị trí số 1 về
thị trường nhập khẩu của Việt Nam. Đây là đối tác lớn nhất cung cấp hàng hoá cho Việt
10


Nam với tỷ trọng chiếm 29,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong năm 2015,
kim ngạch nhập từ Trung Quốc đứng đầu với giá trị đạt 49,5 tỷ USD, chiếm 29,9% tổng kim
ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 27,6 tỷ USD, chiếm 16,7%. Tiếp
theo là các thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan, Singapore, Đức, Hồng Kông.
Bảng 2: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2017

Quốc gia
Trung Quốc
Hàn Quốc
Nhật Bản
Đài Loan

Thái Lan
Hoa Kỳ
Singapore
Đức
HongKong

Nhập khẩu
Trị giá (tỷ USD)
49,5
27,6
14,4
11,0
8,3
7,8
6,0
3,2
1,3

Tỷ trọng (%)
29,9
16,7
8,7
6,6
5,0
4,7
3,6
1,9
0,8

Nguồn: Tổng cục Hải quan

− Bên cạnh những dấu hiệu khả quan, xuất nhập khẩu trong giai đoạn 2000 - 2017 cũng

cho thấy một số hạn chế như:
Một là, các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp khó khăn trong tiếp cận những
thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Phần lớn các mặt hàng xuất
khẩu đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng.
Hai là, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế
Việt Nam nói chung còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến
một số ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường, nhập khẩu
tăng mạnh.
Ba là, xuất khẩu vẫn tăng trưởng chủ yếu ở nhóm hàng do khối doanh nghiệp FDI sản
xuất, khi nhóm này có sự biến động, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc gia tăng kim ngạch xuất
khẩu. Mặt khác, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim

11


ngạch xuất khẩu, tuy nhiên chưa tạo được hiệu ứng lan tỏa, chưa kéo được nhiều doanh
nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3. Tổng quan về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN giai đoạn

2000 - 2017
Trong những năm qua, ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam,
quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa hai bên ngày càng phát triển. Số liệu thống
kê cho thấy ASEAN luôn là đối tác thương mại hàng hóa lớn của Việt Nam, với tốc độ tăng
thương mại song phương bình quân đạt 12,3%/năm trong giai đoạn 1996-2006 và 8,1%/năm
giai đoạn 2007-2017.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN tăng gấp 7 lần sau hơn hơn
20 năm trở thành viên của khối này. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong

năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đạt 49,7 tỷ
USD, tăng 19,7% so với năm 2016.

12


Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1996-2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang các nước ASEAN trong năm 2017 đạt
gần 17,45 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2016. So với thời điểm gia nhập cộng đồng này
cách đây hơn 20 năm, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang ASEAN năm 2017 tăng 6,8
lần với tốc độ tăng bình quân 10% năm.
Nhập khẩu hàng hóa xuất xứ ASEAN năm 2017 đạt 24,04 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với
cùng kỳ năm 2017 và tăng 7,2 lần so với năm 1996. Sau hơn 20 năm gia nhập, Việt Nam
nhập khẩu hàng hóa xuất xứ từ ASEAN đạt tốc tộ tăng 10,4% mỗi năm.
Cán cân thương mại hàng hóa luôn nghiêng về thâm hụt với các nước ASEAN và
trong suốt hơn 20 năm gia nhập, Việt Nam chưa từng đạt thặng dư thương mại với khối này.
Năm 1996 thời điểm gia nhập ASEAN Việt Nam thâm hụt với khối này là 745 triệu USD,
thì đến năm 2017 thâm hụt 6,59 tỷ USD.

− Thị trường xuất nhập khẩu:

13


Năm 1996, ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Sau hơn 20 năm,
ASEAN là thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất xứ Việt Nam lớn thứ 4, sau Hoa Kỳ, EU, Trung
Quốc; hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Thái Lan,

Malaysia, Singapore, Philippines và Indonesia. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường các nước ASEAN trong năm 2017 đều tăng trưởng tốt: Thái Lan (đạt
4,79 tỷ USD, tăng 29,7%), Malaysia (đạt 4,2 tỷ USD, tăng 25,9%), Indonesia (đạt 2,86 tỷ
USD, tăng 9,4%), Singapore (đạt 2,96 tỷ USD, tăng 22,36%), Philippines (đạt 2,8 tỷ USD,
tăng 27,7%), Campuchia (đạt 2,78 tỷ USD, tăng 26,2%). Trong đó:
Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN, thương
mại song phương năm 2017 tăng 19 lần so với năm 1996 thời điểm Việt Nam gia nhập
ASEAN. Cụ thể, trong năm 2017 thương mại hai chiều Việt Nam - Thái Lan đạt 12,54 tỷ
USD, chiếm 30,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN. Trong đó,
xuất khẩu đạt 3,69 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2016 và tăng hơn 31 lần so với năm
1996; nhập khẩu năm 2017 đạt 8,85 tỷ USD, tăng 6,9% so với năm 2016, và tăng 16,7 lần
so với năm 1996. Thái Lan cũng là thị trường có thâm hụt thương mại lớn nhất với Việt
Nam trong khối ASEAN, tới 5,16 tỷ USD, gấp 1,4 lần kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này.
Thương mại song phương Việt Nam - Malaysia đứng thứ 2 trong ASEAN và năm 2017
tăng gấp 30 lần so với năm 1996. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đạt 8,51 tỷ USD,
chiếm 20,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Trong đó,
xuất khẩu đạt 3,34 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm 2016, và tăng 41 lần so với năm 1996.
Nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia năm 2017 đạt 5,17 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2016,
và tăng 25 lần so với năm 1996. Thâm hụt thương mại với Malaysia là 1,83 tỷ USD, bằng
54,7% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này.

14


Biểu đồ 2: Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các nước ASEAN năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Singapore là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN, với kim ngạch
xuất nhập khẩu năm 2017 đạt 7,16 tỷ USD, chiếm 17,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu của Việt Nam - ASEAN. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,42 tỷ USD, giảm 25,6% so với
năm 2016; nhập khẩu đạt 4,74 tỷ USD, giảm 21,4% so với năm 2016; thâm hụt thương mại
hàng hóa với Singapore là 2,32 tỷ USD.
Thương mại song phương với thị trường Indonesia năm 2017 đạt 5,61 tỷ USD, chiếm
tỷ trọng 13,5% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN. Trong đó, xuất
khẩu đạt 2,62 tỷ USD, giảm 8,2% so với năm 2016, tăng 54 lần so với năm 1996. Nhập
khẩu đạt 2,99 tỷ USD, tăng 19 lần so với năm 1996. Cán cân thương mại với Indonesia
thâm hụt 373 triệu USD.
Campuchia và Philippines, Lào và Myanma là các thị trường đem lại thặng dư thương
mại cho Việt Nam. Trong đó, Campuchia là thị trường đem lại thặng dư lớn nhất với hơn
15


1,47 tỷ USD, thị trường Philippines là 1,16 tỷ USD; Myanma là 375 triệu USD; Lào là 132
triệu USD.
Biểu đồ 3: Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam từ các nước ASEAN năm 2017

Nguồn: Tổng cục Hải quan

− Hàng hóa xuất khẩu:

Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chủ yếu là nông sản, thủy sản và khoáng sản.
Những mặt hàng này tuy hầu hết đều được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN tại các nước nhập khẩu nhưng giá cả còn phụ thuộc vào biến
động trên thế giới nên kim ngạch xuất khẩu chưa ổn định. Trong nhóm công nghiệp, ngoại
trừ mặt hàng máy vi tính và linh kiện điện tử, các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng được sản
xuất, gia công khác như: may mặc, giày dép… chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN. Gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu được một số mặt
hàng chế tạo sang ASEAN như: dây điện và dây cáp điện, đồ chơi trẻ em, xe đạp và phụ
16



tùng xe đạp… Những mặt hàng này tuy có nhiều triển vọng nhưng kim ngạch vẫn còn khá
khiêm tốn.
Điện thoại các loại và linh kiện: Là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang
thị trường ASEAN, tăng 7,8 lần so với năm 2010, đạt tốc độ tăng bình quân giai đoạn 20102017 là 40,9%, với kim ngạch năm 2017 là 2,27 tỷ, tăng 6,3% so với năm 2016, chiếm tỷ
trọng 13% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN. Điện thoại các loại và linh kiện
chủ yếu được xuất khẩu sang: Thái Lan là 716 triệu USD, tăng 24,4%; Indonesia là 629
triệu USD, giảm 10,2%; Malaysia là 444 triệu USD, tăng 4,8% so với năm 2016.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2006-2011 là 2,2%; 2012-2017 là 25,7%
Xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường ASEAN năm 2017 đạt 2,04 tỷ USD, tăng



×