Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực thu hút vốn FDI tại vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.17 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu
tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới
công nghệ, gia tăng kim ngạch, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà
nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm. Sau gần 30 năm mở cửa
thu hút đầu tư t rực tiếp nước ngoài, nguồn vốn FDI đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng
trưởng và phát triển của Việt Nam. Trong xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ,
cùng với việc trở thành thành viên của tổ chức WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam
trong việc huy động vốn nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là một trong 4 vùng KTTĐ của cả nước,
được xây dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của
vùng, tạo ra vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa, bức phá và lôi cuốn đến
các tỉnh thành của khu vực miền Trung Tây Nguyên và cả nước. Với mạng lưới giao thông
đường bộ khá hoàn chỉnh nối theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây; hệ thống cảng biển, hệ
thống sân bay từng bước được nâng cấp phục vụ giao thông quốc tế và trong nước đến các
tỉnh, thành phố khác. Hầu hết cảng biển của vùng đều là cảng nước sâu, có khả năng tiếp nhận
tàu trọng tải lớn, nằm không xa hải phận quốc tế… tạo cho vùng KTTĐ miền Trung dễ trở
thành đầu mối giao lưu kinh tế quốc tế quan trọng với các nước trong khu vực và thế giới. Với
những lợi thế so sánh nêu trên, vùng KTTĐ miền Trung là địa bàn có nhiều tiềm năng để trở
thành vùng thu hút vốn FDI lớn của cả nước trong tương lai, tạo tiền đề cho việc thực hiện và
đẩy nhanh công nghiệp hóa, phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, so với thế mạnh và những
tiềm năng của vùng, kết quả thu hút vốn FDI vẫn còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng, thu
hút vốn FDI của vùng chỉ đứng thứ 3 trong 4 vùng của cả nước, số lượng dự án và tổng quy
mô vốn đăng ký còn khá nhỏ so với vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ Nam Bộ. Vốn FDI
trên địa bàn vùng KTTĐ Miền trung ngày càng tăng nhưng việc triển khai dự án còn chậm.
Số dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn vào vùng còn ít. Vậy, làm thế
nào để huy động và sử dụng nguồn vốn FDI hiệu quả? Đây chính là bài toán đã và đang đặt ra
cho chính quyền và các cơ quan hữu quan khi xây dựng chiến lược trước mắt và lâu dài.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận về thu
hút FDI trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay; đánh giá đúng đắn thực trạng thu hút FDI ở
vùng KTTĐ miền Trung và tìm kiếm các giải pháp để thu hút FDI cho vùng KTTĐ miền


Trung hiệu quả nhất là vô cùng cần thiết. Nhằm hướng đến việc đáp ứng yêu cầu đó, chúng
em xin lựa chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu.
1


CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Đầu tư và đặc điểm của đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu được lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội.
Vốn đầu tư bao gồm:

− Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, tài nguyên, hàng hoá, nhà xưởng…
− Hàng hoá vô hình: Sức lao động, công nghệ, thông tin, bằng phát minh, quyền sở hữu công
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, dịch vụ, uy tín hàng hoá…

− Các phương tiện đặc biệt khác: cổ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, các chứng từ có giá khác.
− Tiền tệ các loại: nội tệ, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý…
Đặc điểm của đầu tư:

− Tính sinh lợi: Đầu tư là hoạt động tài chính (đó là việc sử dụng tiền vốn nhằm mục đích thu
lại một khoản tiền có giá trị lớn hơn khoản tiền đã bỏ ra ban đầu).

− Thời gian đầu tư thường tương đối dài. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn trong vòng một
năm thường không gọi là đầu tư.

− Đầu tư mang tính rủi ro cao: Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong hiện tại nhằm thu

được lợi ích trong tương lai. Mức độ rủi ro càng cao khi nhà đầu tư bỏ vốn ra nước ngoài.
1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI)
1.2.1. Khái niệm
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1977):
"Đầu tư trực tiếp ám chỉ số đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một
hãng hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhà đầu
tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý hãng đó".
Theo luật Đầu tư nước ngoài của Liên Bang Nga (04/07/1991)
"Đầu tư trực tiếp nước ngoài là tất cả các hình thức giá trị tài sản và những giá trị tinh
thần mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đối tượng sản xuất kinh doanh và các hoạt
động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận"
Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI, song
2


ta có thể đưa ra một khái niệm tổng quát nhất, đó là: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình
thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư.
Trong đó nhà đầu tư nước ngoài có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu
tư và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được
lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật Đầu tư nước
ngoài của nước sở tại.”
1.2.2. Phân loại đầu tư
− Theo phạm vi quốc gia:

+ Đầu tư trong nước.
+ Đầu tư ngoài nước.
− Theo lĩnh vực kinh tế:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Đầu tư vào sản xuất công nghiệp.

+ Đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
+ Đầu tư khai khoáng, khai thác tài nguyên.
+ Đầu tư vào lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ.
+ Đầu tư vào lĩnh vực tài chính.
− Theo mức độ tham gia của chủ thể quản lý đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn:

+ Đầu tư trực tiếp.
+ Đầu tư gián tiếp.
Trên thực tế, người ta thường phân biệt hai loại đầu tư chính: Đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp. Cách phân loại này liên quan đến việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.



Đầu tư gián tiếp: là hình thức mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một.
Người bỏ vốn không đòi hỏi thu hồi lại vốn (viện trợ không hoàn lại) hoặc không trực tiếp
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, họ được hưởng lợi tức thông qua phần vốn đầu tư.
Đầu tư gián tiếp bao gồm:
+ Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance - ODA).
Đây là nguồn vốn viện trợ song phương hoặc đa phương với một tỷ lệ viện trợ không hoàn lại,
phần còn lại chịu mức lãi xuất thấp còn thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào từng dự án. Vốn
ODA có thể đi kèm hoặc không đi kèm điều kiện chính trị.
3


+ Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization- NGO):
Tương tự như nguồn vốn ODA nhưng do các tổ chức phi chính phủ viện trợ cho các nước
đang thiếu vốn. Đó là các tổ chức như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)...
+ Tín dụng thương mại: là nguồn vốn chủ yếu nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại,
xuất nhập khẩu giữa các quốc gia.

+ Nguồn vốn từ việc bán tín phiếu, trái phiếu, cố phiếu... Đây là nguồn vốn thu được
thông qua hoạt động bán các chứng từ có giá cho người nước ngoài. Có quốc gia coi việc mua
chứng khoán là hoạt động đầu tư trực tiếp.

− Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là người sử dụng vốn. Nhà
đầu tư đưa vốn ra nước ngoài để thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh, làm chủ sở hữu, tự quản
lý, điều hành hoặc thuê người quản lý, hoặc hợp tác liên doanh với đối tác nước sở tại để
thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu được lợi nhuận.
Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn vốn tài chính đưa vào
một nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài.
1.3. Đặc điểm và môi trường của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3.1. Đặc điểm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm cơ bản sau:

− Hoạt động FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư mà còn có cả công nghệ, kỹ
thuật, bí quyết kinh doanh, sản xuất, năng lực Marketing, trình độ quản lý... Hình thức đầu tư
này mang tính hoàn chỉnh bởi khi vốn đưa vào đầu tư thì hoạt động sản xuất kinh doanh được
tiến hành và sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nước chủ nhà hoặc xuất khẩu. Do vậy, đầu
tư kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những nhân tố làm tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường. Đây là đặc điểm để phân biệt với các hình thức đầu tư
khác, đặc biệt là với hình thức ODA (hình thức này chỉ cung cấp vốn đầu tư cho nước sở tại
mà không kèm theo kỹ thuật và công nghệ).

− Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một lượng vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ
theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài ở từng nước, để họ có quyền trực tiếp tham gia điều
hành, quản lý đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Chẳng hạn, ở Việt Nam theo điều 8 của Luật
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định: “Số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài
phải bằng 30% vốn pháp định của dự án.” (Trừ những trường hợp do Chính phủ quy định).
4



− Quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phụ thuộc vào
vốn góp. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài càng cao thì quyền quản lý, ra quyết định càng
lớn. Đặc điểm này giúp ta phân định được các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

− Quyền lợi của các nhà ĐTNN gắn chặt với dự án đầu tư: Kết quả hoạt động sản xuất kinh của
doanh nghiệp quyết định mức lợi nhuận của nhà đầu tư. Sau khi trừ đi thuế lợi tức và các
khoản đóng góp cho nước chủ nhà, nhà ĐTNN nhận được phần lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp
trong vốn pháp định.

− Chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thường là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia
(chiếm 90% nguồn vốn FDI đang vận động trên thế giới).

− Nguồn vốn FDI được sử dụng theo mục đích của chủ thể ĐTNN trong khuôn khổ luật Đầu tư
nước ngoài của nước sở tại. Nước tiếp nhận đầu tư chỉ có thể định hướng một cách gián tiếp
việc sử dụng vốn đó vào những mục đích mong muốn thông qua các công cụ như: thuế, giá
thuê đất, các quy định để khuyến khích hay hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một lĩnh
vực, một ngành nào đó.

− Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước chủ nhà, bởi nhà
ĐTNN chịu trách nhiệm trực tiếp trước hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Trong khi đó,
hoạt động ODA và ODF (Official Development Foreign) thường dẫn đến tình trạng nợ nước
ngoài do hiệu quả sử dụng vốn thấp.
1.3.2.

Môi trường đầu tư FDI tại Việt Nam

Nước ta mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài muộn hơn các nước trong khu vực, hệ
thống luật đầu tư nước ngoài ra đời muộn hơn. Nhưng tương đối đầy đủ và không kém phần
hấp dẫn so với các nước trong khu vực. Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam được ban hành

từ năm 1987, đây là một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá
đa phương hoá quan hệ đối ngoại của nước ta. Luật đầu tư nước ngoài được ban hành dựa
trên kinh nghiệm và luật pháp của một số nước phát triển cùng với các điều kiện và đặc điểm
từng vùng của Việt Nam. Từ khi ra đời đến nay luôn được sự quan tâm nghiên cứu, sửa đổi
hoàn thiện đảm bảo tính linh họat phù hợp với bối cảnh thực tiễn. Đã sửa đổi bổ sung vào các
năm 1990, 1992, 1996, 2000 và lần mới nhất 2017 vừa qua đã chi tiết hoá các vấn đề trong
luật đầu tư nước ngoài, đã giải quyết dứt điểm các vấn đề cơ bản của đầu tư nước ngoài như:
hình thức đầu tư tổ chức kinh doanh, vấn đề thuế, tài chính, quản lý ngoại hối, xuất nhập khẩu
chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái, quan hệ lao động, bảo đảm đầu tư, về
hồi hương vốn và khen thưởng.... luật đầu tư nước ngoài của ta được đánh giá là đạo luật
5


thông thoáng, cởi mở bảo đảm cho nhà đầu tư nước ngoài an toàn về đầu tư và tự do kinh
doanh. Bên cạnh đó các bộ các ngành liên quan đã có những thông tư hướng dẫn nhằm cải
thiện môi trường đầu tư và đã có những thay đổi hợp lý làm tăng tính hấp dẫn đầu tư như: Sắc
lệnh ngân hàng ban hành của bộ tài chính cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được mở tài khoản bất kì ở ngân hàng nước ngoài đã giải quyết được nhu cầu vốn của nhà đầu
tư nước ngoài khi các ngân hàng trong nước không có khả năng cung cấp. Quan hệ ngoại giao
nước ta luôn được chú trọng phát triển kể từ khi thực hiện đổi mới phát triển nền kinh tế mở.
Đã thiết lập và củng cố mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam ngày càng hội
nhập hơn vào nền kinh tế thế giới tích cực tham gia vào các tổ chức khu vực như: ASEAN,
APTA cũng như diễn đàn châu Á Thái Bình Dương... đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI
vào Việt Nam. Việt Nam nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới cùng với
nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và nguồn nhân lực dồi dào với bản tính cần cù chịu khó
ham học hỏi...
1.4. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam
Trước hết FDI là nguồn bổ sung vốn đầu tư. Giải quyết tình trạng thiếu vốn ở các nước
đang phát triển. Các nước đang phát triển thường trong vòng luẩn quẩn như sau:
Sản xuất không hiệu quả


Thu nhập thấp

Đầu tư thấp

Tích luỹ thấp
Khi có FDI => Đầu tư tăng => Quy mô sản xuất, hiệu quả sản xuất tăng => Thu nhập
tăng => Tích luỹ tăng => Tạo đà phát triển cho giai đoạn sau.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, ổn
định đời sống dân cư:
+ Khi chưa có FDI : Đầu tư thấp => Quy mô sản xuất nhỏ => Sử dụng ít lao động =>
Thất nghiệp
+ Khi có FDI : Đầu tư tăng => Quy mô sản xuất tăng => Sử dụng nhiều lao động, tạo
nhiều việc làm => Giảm thất nghiệp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ cải thiện cán cân thanh toán, do khoản mục vốn tăng
thêm, mặt khác đầu tư trực tiếp nước ngoài thường hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất xuất
khẩu do đó giảm chi ngoại tệ và tăng thu ngoại tệ. Do vậy sẽ làm cán cân thanh toán dịch
6


chuyển theo chiều thặng dư. Hầu hết các nước đang phát triển ở trong tình trạng thâm hụt cán
cân thanh toán.
Đầu tư trưc tiếp nước ngoài đẩy nhanh quá trình tiếp nhận công nghệ ở các nước tiếp
nhận đầu tư: Các nước đi đầu tư thường có tiềm lực về vốn, có điều kiện để nghiên cứu triển
khai công nghệ kỹ thuật cao, luôn xuất hiện công nghệ mới dẫn tới xuất hiện công nghệ hạng
hai, công nghệ hạng ba. Đã dẫn tới nhu cầu chuyển giao công nghệ. Với hình thức này nước
tiếp nhận có điều kiện tiếp nhận công nghệ mới và tận dụng được các công nghệ hạng hai đã
lỗi thời ở nước đối tác nhưng còn tiên tiến hơn so với công nghệ trong nước với chi phí thấp,
tiết kiệm được thời gian nghiên cứu.
Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài học hỏi được kinh ngiệm kinh doanh,

nâng cao hiêu quả quản lý, và tác phong lao động của các nhà đầu tư nước ngoài có kinh
nghiệm kinh doanh, có khả năng quản lý hiệu quả. Ngoài ra đầu tư trưc tiếp còn góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nước đang phát triển thường có cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chủ
yếu phát triển khu vực một do không có nhiều vốn. Vì vậy FDI sẽ cung cấp vốn để đầu tư
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, dần dần mang tính chất của một nền kinh tế phát triển.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào các vùng kinh tế
1.5.1. Môi trường chính trị - xã hội
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có
hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Tình hình chính trị không ổn định, đặc biệt
là thể chế chính trị (đi liền với nó là sự thay đổi luật pháp) thì mục tiêu và phương thức thực
hiện mục tiêu cũng thay đổi. Hậu quả là lợi ích của các nhà ĐTNN bị giảm (họ phải gánh chịu
một phần hay toàn bộ các thiệt hại đó) nên lòng tin của các nhà đầu tư bị giảm sút. Mặc khác,
khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, nhà nước không đủ khả năng kiểm soát hoạt
động của các nhà ĐTNN, hậu quả là các nhà đầu tư hoạt động theo mục đích riêng, không
theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó hiệu quả
sử dụng vốn FDI rất thấp.
1.5.2. Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô
Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư. Điều này đặc biệt quan
trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Để thu hút được FDI, nền kinh tế địa
phương phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốn đầu tư, và là nơi có khả năng sinh lợi cao
hơn các nơi khác. Sự an toàn đòi hỏi môi trường vĩ mô ổn định, hơn nữa phải giữ được môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI.
7


Mức độ ổn định kinh tế vĩ mô được đánh giá thông qua tiêu chí: chống lạm phát và ổn
định tiền tệ. Tiêu chí này được thực hiện thông qua các công cụ của chính sách tài chính tiền
tệ như lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các công cụ thị trường mở đồng thời phải
kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách hoặc giữ cho ngân sách cân bằng.
1.5.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động
FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đây là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trước khi ra quyết định. Quốc gia có hệ thống
thông tin liên lạc, mạng lưới giao thông, năng lượng, hệ thống cấp thoát nước, các cơ sở dịch
vụ tài chính ngân hàng... tạo điều kiện cho các dự án FDI phát triển thuận lợi. Mức độ ảnh
hưởng của mỗi nhân tố này phản ánh trình độ phát triển của mỗi quốc gia và tạo môi trường
đầu tư hấp dẫn. Trong quá trình thực hiện dự án, các nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất
kinh doanh, thời gian thực hiện các dự án được rút ngắn, bên cạnh đó việc giảm chi phí cho
các khâu vận chuyển, thông tin... sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư.
1.5.4. Trình độ quản lý và năng lực của người lao động
Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quả FDI. Bởi
con người có khả năng hợp tác kinh doanh cao, trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, năng
lực quản lý cao thì sẽ tạo ra năng xuất cao. Bên cạnh đó, các nhà ĐTNN sẽ giảm một phần chi
phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng
theo mục tiêu đề ra. Trình độ thấp kém sẽ làm cho nước chủ nhà thua thiệt, đặc biệt là ở các
khâu của quá trình quản lý hoạt động FDI. Sai lầm của các cán bộ quản lý nhà nước có thể
làm thiệt hại về thời gian, tài chính cho nhà ĐTNN và cho nước chủ nhà. Vì vậy, nước chủ
nhà phải tích cực nâng cao trình độ dân trí của người lao động để không chỉ có nâng cao khả
năng tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến mà còn nâng cao kỹ thuật quản lý kinh tế.
1.5.5. Tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và trên thế giới
Tình hình này tác động đến không chỉ các nhà đầu tư đang tìm kiếm đối tác, mà còn tới
cả các dự án đang triển khai. Khi môi trường kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới ổn
định, không có sự biến động khủng hoảng thì các nhà đầu tư sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư
ra bên ngoài và các nước tiếp nhận đầu tư có thể thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, khi
có biến động thì các nguồn đầu vào và đầu ra của các dự án thường thay đổi, các nhà đầu tư
gặp khó khăn rất nhiều về kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI.

8



CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
2.1 Khái quát vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Mặc dù trong nhiều năm qua do tác động của khủng hoảng tài chính dẫn tới
khủng hoảng kinh tế thế giới và gần đây khủng hoảng nợ công đã dẫn đến khó khăn
gay gắt nhiều mặt cho nền kinh tế toàn cầu, nhiều nước tăng trưởng âm. Với nước ta
chính phủ đã có những quyết sách, giải pháp hợp lý, kịp thời nên vẫn giữ được mức
tăng trưởng kinh tế cao từ 5 - 6%, năm 2015 tăng trưởng đạt mức 6,68% cao nhất kể từ
năm 2008, chấp nhận hạ thấp tăng trưởng so với chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra để kiềm
chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội. Trên bình diện chung đó kinh tế vùng trọng
điểm miền Trung vẫn giữ được sự phát triển ổn định. Được thành lập năm 2008, vùng
kinh tế này có 4 khu kinh tế hạt nhân là Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất và Nhơn Hội.
Sau 8 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của vùng đạt 9,4%/năm, cao
hơn mức tăng chung của cả nước; cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch mạnh theo
hướng dịch vụ công nghiệp, xây dựng và công nghiệp. Năng lực cạnh tranh của vùng
được cải thiện đáng kể. Thành phố Đà Nẵng là địa phương có năng lực cạnh tranh rất
tốt, tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm tốt, 3 tỉnh còn lại của vùng thuộc nhóm khá.
Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng đóng góp của nông - lâm thủy sản vào GDP có xu hướng giảm (từ 22,1% năm 2007 xuống 15% năm 2015); trong khi
đó với sự tăng trưởng cao, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp - xây dựng vào GDP tăng nhanh
(từ 37,8% năm 2007 lên 39,11% năm 2010); đồng thời có sự hội tụ dần trong xu hướng
chuyển dịch cơ cấu ngành giữa các tỉnh/thành phố theo hướng công nghiệp hóa. Ngoại trừ Đà
Nẵng, Thừa Thiên Huế có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ ràng theo hướng dịch vụ công nghiệp, xây dựng nông, lâm, thủy sản, các địa phương còn lại đều có một cơ cấu kinh tế
khá gần nhau.
Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế vùng KTTĐ miền Trung 2005 - 2015
Đơn vị tính: (%)
2007
Nông, lâm

nghiệp và thuỷ
sản
Thừa Thiên

18,8

2015
Nông, lâm

Công nghiệp

nghiệp và

và xây dựng

Dịch vụ

38,0

43,2

thuỷ sản
11,21

Công nghiệp
và xây dựng

Dịch vụ

32,00


56,06
9


Huế
Đà Nẵng

4,3

45,5

50,2

2,10

32,50

53,30

Quảng Nam

26,1

37,9

36,0

16,37


43,15

40,48

Quảng Ngãi

29,9

36,0

34,1

17,99

57,03

24,88

Bình Định

34,9

28,9

36,2

27,25

28,92


37,93

Toàn vùng

22,1

37,8

40,1

15,00

39,11

41,96

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Cục Thống kê các tỉnh, thành phố
2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai
đoạn 2005 – 2015
2.1.1.

Quy mô khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài

Về số dự án FDI, sự gia tăng mạnh mẽ của vốn FDI kể từ năm 2007 với một số dự án
quy mô lên đến hàng tỷ USD đã dấy lên một làn sóng đầu tư mới vào vùng KTTĐ miền
Trung. Tính đến ngày 31/12/2015, toàn vùng có 725 dự án với số vốn đầu tư đăng ký là 14,3
tỷ USD. Có thể thấy vùng KTTĐ miền Trung là nơi có sức hút mạnh mẽ, có sự gia tăng về
FDI nổi trội.
Bảng 2.2: Số dự án FDI được cấp phép lũy kế đến 2015 ở các tỉnh KTTĐ miền Trung
Vốn đăng ký


Vốn thực hiện (triệu USD)

Địa phương

Số dự án

(triệu USD)

TT- Huế

113

2.537,45

596,32

Đà Nẵng

383

3.674

1.077

Quảng Nam

122

2.011,11


664,43

Quảng Ngãi

35

4.092,85

650

Bình Định

72

1.957

63,3

Tổng số

725

14.272,41

3.051,05

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Niên giám Thống kê các địa phương trong vùng
Ở vùng KTTĐ miền Trung, hai địa phương dẫn đầu về thu hút FDI là thành phố Đà
Nẵng với 383 dự án và số vốn đăng ký là 3,7 tỷ USD, tỉnh Quảng Nam với 122 dự án và số

vốn đăng ký là 2,16 tỷ USD, riêng tỉnh Quảng Ngãi chỉ với 35 dự án mà số vốn đăng ký đã là
10


4,1 tỷ USD. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung đạt bình quân
17,5% (đây là tỷ lệ đạt khá thấp so với nhiều vùng và địa phương khác trong cả nước). Trong
đó, Đà Nẵng là địa phương có tỷ lệ vốn thực hiện cao nhất với hơn 29,3%, tiếp đến là Thừa
Thiên Huế với 23,5%. Chiếm tỷ lệ vốn thực hiện thấp nhất là Bình Định, chỉ có 3,2%.
Trong quá trình thu hút FDI, năm 2015 được xem là năm có bước chuyển mạnh khi cả
vùng thu hút được 4,9 tỷ USD, trong đó Quảng Nam thu hút vốn FDI nổi trội nhất khi thu hút
được 17 dự án với vốn đăng ký là 218,86 triệu USD. Việc thu hút FDI vào vùng kể từ năm
2005 đến nay đều có sự chuyển biến tích cực, số dự án FDI và vốn đăng ký đều tăng. Nếu
năm 2005, cả vùng thu hút được 33 dự án với vốn đầu tư là 241,78 triệu USD; năm 2011 là 51
dự án, với số vốn là 857,52 triệu USD; thì đến năm 2013, vùng đã thu hút thêm được 73 dự án
đầu tư với tổng vốn đầu tư là 1,57 tỷ USD, số dự án được cấp phép này đạt cao nhất so với
những năm trước đó.
Bảng 2.3: Số dự án FDI được cấp phép qua các năm từ năm 2005 đến 2015 ở các tỉnh
vùng KTTĐ miền Trung

Địa phương

Số dự án/ Số vốn đăng ký (Triệu USD)
Tổng số

2005

2012

2013


2014

2015

TT-Huế

113/2.537,45

8/94,23

4/31,94

8/308,74

9/42,66

8/445

Đà Nẵng

383/3.674

15/103,76

36/202,21

39/60,5

31/60,5


75/296,4

Quảng Nam

122/2.011,11

7/36,29

9/22,83

9/50

12/92,71

17/218,86

Quảng Ngãi

35/4.092,85

1/5,00

3/135,63

9/126,34

4/43,1

8/104,4


Bình Định

72/.1957

2/2,50

7/29,40

8/1.025,18

9/141,5

7/61,8

Tổng số

725/14.272,41

33/241,78

59/422,01 73/1.570,76 65/380,47 115/1.126,46

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê các địa phương trong vùng
Qua bảng trên cho thấy, số dự án và số vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng năm 2015 đã
tăng, nhưng còn chậm so với những vùng KTTĐ khác trên cả nước, so với năm 2005 tăng
348,4% về số dự án và 465,9% về số vốn đăng ký. Trong đó, địa phương có sự bứt phá khá
ngoạn mục về số dự án và số vốn đăng ký là Đà Nẵng và Quảng Nam, số dự án và số vốn đầu
tư đăng ký của cả hai địa phương này đến năm 2015 đã chiếm tới 78,26% số dự án và 45,7%
số vốn đăng ký của toàn vùng. Như vậy, có thể thấy vùng KTTĐ miền Trung đã có bước bức
phá mạnh mẽ khi phần lớn các dự án FDI cũng như hầu hết số vốn FDI đăng ký hiện nay đã

được thu hút vào giai đoạn này.
11


Về số lượng doanh nghiệp FDI, các DN FDI ở vùng tăng đều qua các năm, nếu năm
2005 có 73 DN hoạt động, đến năm 2010 có 148 DN, thì đến năm 2015, có 324 DN. Phân
theo hình thức đầu tư thì vùng KTTĐ miền Trung có 269 DN 100% vốn nước ngoài và 55 DN
liên doanh, không có hợp đồng hợp tác kinh doanh. Có thể thấy số DN 100% vốn nước ngoài
chiếm số lượng lớn trong các DN FDI, gấp năm lần các DN liên doanh. Từ năm 2005 đến nay,
số DN FDI ở vùng tăng lên, nhưng chậm và đa số nhà đầu tư đều lựa chọn hình thức DN
100% vốn nước ngoài thay vì DN liên doanh. Chẳng hạn ở địa phương có số DN FDI nhiều
nhất vùng là Đà Nẵng, năm 2005 có 31 DN FDI, trong đó 21 DN 100% và 10 DN liên doanh;
năm 2009 số DN là 68, có 45 DN 100% và 23 DN liên doanh; cho đến năm 2014 số DN đã
tăng lên 1158, trong đó có 131 DN 100% và chỉ có 27 DN liên doanh. Do hình thức đầu tư
100% vốn nước ngoài là chủ yếu, nên vùng KTTĐ miền Trung có nhiều hạn chế trong việc
học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh cũng như kiểm soát hoạt động của nhà ĐTNN.
Về quy mô lao động của các DN FDI, trong 239 DN FDI đang hoạt động ở vùng KTTĐ
miền Trung thì chiếm số lượng nhiều nhất nếu xét theo quy mô lao động là DN từ 10 đến 199
lao động, có tới 138 DN, chiếm 51,5% trong tổng số DN. Xếp thứ hai là DN dưới 10 lao
động, có 65 DN, chiếm 24,3%.
Nếu xét chung số DN có quy mô từ 1 đến 199 lao động thì vùng có 203 DN, chiếm đến
76% số DN. Như vậy, đa số DN đang hoạt động ở vùng KTTĐ miền Trung là các DN có quy
mô lao động trung bình và nhỏ, số DN có quy mô lao động lớn rất ít.
Quy mô về doanh thu, trong SẢN XUẤT-KD, các DN FDI đã đạt được kết quả nhất
định, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH vùng KTTĐ miền Trung. Điều này được thể
hiện ở doanh thu của các DN FDI tăng đều qua các năm hoạt động. Nếu năm 2005, doanh
thu các DN FDI là 4.463 tỷ đồng; năm 2010 là 19.160 tỷ đồng (tăng 329,2% so với 2005)
thì đến 2015 tăng lên 55.938 tỷ đồng (tăng gần 300% so với 2010).
Bảng 2.4: Doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI từ năm 2005
đến 2015 phân theo loại hình doanh nghiệp

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Năm

2005

2010

2013

2014

2015

DN Nhà nước

51.119

121.927

235.772

220.736

184.585

DN ngoài Nhà nước

44.335

168.521


290.228

351.433

418.743

DN FDI

4.463

19.160

40.535

52.306

55.938
12


Tổng số

99.917

309.608

566.536

624.475


659.266

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng
Trong năm 2005, tỷ lệ doanh thu của các DN FDI chiếm 4,47% trong tổng số doanh thu
của các DN đang hoạt động ở vùng (xem phụ lục 5), trong khi tỷ lệ này ở DN Nhà nước là
51,16% và DN ngoài Nhà nước là 44,37%; đến năm 2015 tỷ lệ doanh thu của các DN FDI
tăng lên là 8,5%, còn tỷ lệ này ở DN Nhà nước là 28% và DN ngoài Nhà nước là 63,5%. Có
thể thấy, doanh thu của DN FDI từ năm 2005 đến nay đều tăng, đóng góp chung vào sự phát
triển của vùng KTTĐ miền Trung. Tuy nhiên, so với các DN ngoài Nhà nước thì tốc độ tăng
còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của vùng vào sự phát triển của khu vực FDI.
2.2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài
Về cơ cấu vốn FDI: cơ cấu thu hút vốn đầu tư của vùng KTTĐ miền Trung ngày càng
phù hợp hơn với xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu kinh tế và sát với kế
hoạch phát triển KT-XH. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung
năm 2015 là 108.936 tỷ đồng, trong đó vốn của khu vực ngoài Nhà nước và vốn khu vực FDI
đạt 56,7% trên tổng vốn đầu tư phát triển toàn vùng (vốn ngoài Nhà nước đạt 47.163 tỷ
đồng, chiếm 43,29% và vốn FDI đạt 6826 tỷ, chiếm 6,3%).
Xét theo cơ cấu vốn FDI ở vùng KTTĐ miền Trung theo thứ tự tỷ trọng vốn góp từ cao
đến thấp là: 100% vốn - liên doanh - hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thời kỳ đầu, đa số DN
FDI là DN liên doanh. Song, số lượng DN liên doanh lại giảm theo thời gian. Ngược lại DN
100% vốn nước ngoài thì có xu hướng tăng lên. Từ năm 2005 đến nay, các chủ ĐTNN chủ yếu
chọn đầu tư bằng hình thức 100% vốn.
Về cơ cấu ngành đầu tư: cơ cấu ngành đầu tư ngày càng phù hợp với quy hoạch phát
triển KT-XH của vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến hết năm 2013, các dự án
FDI thuộc ngành công nghiệp - xây dựng có 254 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 6969,06
triệu USD, chiếm 47,48% số dự án, quy mô vốn đăng ký bình quân là 27,44 triệu USD/dự
án; dịch vụ - du lịch có 263 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 9378,32 triệu USD, chiếm
49,16% số dự án, quy mô vốn đăng ký bình quân là 35,66 triệu USD/dự án; nông lâm - thủy
sản là 18 dự án với vốn đầu tư là 120 triệu USD, chiếm 3,36% số dự án, quy mô vốn đăng ký

bình quân là 6,67 triệu USD/dự án.
Như vậy, trong cơ cấu ngành đầu tư ở vùng KTTĐ miền Trung, thì vốn tập trung ở
ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch là chủ yếu. Vốn thu hút vào ngành nông,
lâm, thủy sản rất thấp và đây cũng chính là tình hình chung của cả nước.
13


Bảng 2.5: FDI phân theo ngành kinh tế ở vùng KTTĐ miền Trung
Vốn đầu tư đăng ký
STT

Ngành kinh tế

Số dự án

Tỷ trọng(%)

(Tr.USD)

1

Công nghiệp - xây dựng

254

6.969,06

42,32

2


Dịch vụ - du lịch

263

9.378,32

56,95

3

Nông lâm- thủy sản

18

120

0,73

Tổng cộng

535

16.467,38

100

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê của các địa phương vùng
Trong lĩnh vực dịch vụ, các dự án FDI phần lớn tập trung trong các lĩnh vực khách sạn,
nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, thông tin liên lạc. Trong công nghiệp, các dự án đầu tư chủ yếu tập

trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo, gia công các sản phẩm may mặc. Còn ở ngành nông
nghiệp do chịu nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện thời tiết, khí hậu vùng KTTĐ miền Trung
rất khắc nghiệt, giá cả sản phẩm nông nghiệp bấp bênh, lợi nhuận thấp.
2.3.2. Hiệu quả hoạt động của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện có 324 DN FDI ở vùng đã đi vào hoạt động. DN FDI đã góp phần đổi mới công
nghệ, phát triển thị trường, đổi mới sản phẩm, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất
là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có giá trị tăng cao, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh
tranh trên thị trường.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
Năm

2005

2012

2013

2014

2015

KNXK (triệu USD)

214,6

469

527

519


561

Doanh thu (tỷ đồng)

4.463,8

36.174,7

40.535,8

52.306

55.938

Lao động

28.995

84.525

95.658

101.312

110.897

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng
Đến hết năm 2015, doanh thu của các DN FDI đạt gần 56 ngàn tỷ đồng, tăng 7% so với
cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu của các DN FDI ngày càng tăng. Nếu năm 2005 là

214,6 triệu USD, đến năm 2010 là 483,7 triệu USD thì đến năm 2015 là 561 triệu USD. Luỹ
kế đến nay, số lao động có việc làm trong các DN FDI là 110.897 người, tăng 9,5% so với
cùng kỳ năm 2014. Hoạt động SẢN XUẤT-KD của các DN FDI những năm qua đã không
14


ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành và nội bộ ngành được thay đổi căn bản.
Thời gian qua, do kinh doanh hiệu quả một số nhà đầu tư đã xin tăng vốn, mở rộng quy
mô sản xuất, như ở Bình Định đã có 5 dự án xin tăng vốn, với số vốn tăng thêm là 7,79 triệu
USD, trong đó dự án xin tăng vốn cao nhất là của Công ty TNHH trồng rừng Quy Nhơn, với
số vốn xin tăng thêm là 6,64 triệu USD. Ở Đà Nẵng, do kinh doanh thu được hiệu quả cao đã
có tới 13 dự án xin tăng vốn với số vốn tăng thêm là 216,3 triệu USD. Đặc biệt, có 3 dự án đã
xin tăng vốn tới lần thứ ba như: Nhà máy bia Foster‘s Đà Nẵng từ 23,8 triệu USD đầu tư ban
đầu đã tăng lên 102,8 triệu USD, công ty Giầy Quốc Bảo từ 9 triệu USD lên 38 triệu USD và
Khách sạn Furama Đà Nẵng từ 1,2 triệu USD đã tăng vốn lên 65,2 triệu USD.
Có thể thấy, các DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung bước đầu đã hoạt động có hiệu quả,
tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại chỗ, sản phẩm sản xuất đa dạng, phong phú,
đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đáng chú ý là các DN sản xuất
giày da, may mặc, dệt đã khẳng định được vị trí và chỗ đứng của mình, tạo được uy tín với
khách hàng trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, một số DN FDI đóng góp lớn cho tăng
trưởng, phát triển của vùng như: Khu du lịch Furama, Bia Foster’s, Nước giải khát Coca Cola,
Sản xuất đồ chơi Keyhinge Toys, Điện tử Việt Hoa, Sản xuất, lắp ráp động cơ điện Mabuchi,
Siêu thị Metro Cash & Carry, Khu du lịch giải trí Silver Shore, Dệt may Phong Phú, Foster's,
Vijachip, D&N, Valley View... đặc biệt là dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp nặng của
Công ty Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam là một trong những tổ hợp công nghiệp nặng
lớn nhất Việt Nam hoạt động rất hiệu quả. Phần lớn các DN FDI hoạt động có hiệu quả đã làm
cho hoạt động của khu vực FDI trở nên sôi động và có ý nghĩa lớn đối với các địa phương
trong vùng.
Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, hoạt động của các DN FDI gặp phải một số khó
khăn, hạn chế nhất định, hiệu quả hoạt động SẢN XUẤT-KD chưa cao (phần lớn DN đạt

doanh thu ở mức dưới 5 triệu USD/năm, số DN đạt doanh thu trên 10 triệu USD/năm còn ít);
quy mô một số dự án FDI còn nhỏ cả về vốn lẫn năng lực sản xuất; trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ quản lý, của người lao động còn thấp; máy móc, thiết bị, công nghệ còn
lạc hậu; thị trường xuất khẩu hạn hẹp, khả năng cạnh tranh còn thấp. Các DN FDI phần lớn có
thị trường và sản phẩm ổn định nhưng giá trị sản xuất chưa cao, sản phẩm có giá trị gia tăng
chưa nhiều.
2.3 Đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung giai đoạn 2005 - 2015
2.3.1

Những thành công trong thu hút vốn FDI vào vùng KTTĐ miền Trung
15


Trong những năm qua, FDI đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục
tiêu phát triển KT - XH ở vùng KTTĐ miền Trung. Điều này được thể hiện qua những kết quả
sau:


FDI góp phần tăng vốn đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Phát triển khu vực FDI là yêu cầu khách quan, xuất phát từ khả năng tận dụng lợi thế

sẵn có của vùng KTTĐ miền Trung (đất đai, lao động, môi trường kinh doanh...) và những ưu
thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra (vốn, công nghệ, thị trường...) để phát triển KT-XH vùng
KTTĐ miền Trung. Để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và phát triển thì việc tăng nguồn vốn đầu
tư là một nhu cầu cấp bách. Trong thời gian qua, khi nguồn vốn trong nước còn hạn chế thì
nguồn vốn FDI giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng KTTĐ miền Trung.
Mặc dù lượng vốn FDI đầu tư trong vùng tăng lên qua các năm song tỷ lệ vốn FDI trong cơ
cấu vốn đầu tư của cả vùng còn thấp. Năm 2005, nguồn vốn FDI chiếm 9,8% trong tổng vốn
đầu tư trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung. Từ năm 2009, tỷ lệ này lại có xu hướng đi xuống

do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy tỷ lệ vốn FDI trong cơ cấu vốn đầu tư
trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung chưa cao và có xu hướng giảm xuống trong những năm
gần đây, song nó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong cơ cấu vốn đầu tư
của vùng.
Nguồn vốn FDI không chỉ tạo ra nguồn đầu tư trực tiếp mà còn góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế trong vùng đầu tư, mở rộng sản xuất, làm cho
nguồn vốn đầu tư trong vùng gia tăng đáng kể thông qua việc đầu tư vào hạ tầng, dịch vụ
hoặc các ngành sản xuất nguyên liệu, phụ kiện, bao bì, vận tải, khai thác có hiệu quả đất đai,
nhà xưởng, máy móc... FDI không làm suy giảm nguồn vốn mà còn góp phần kích thích đầu
tư trong vùng phát triển. Nhờ nguồn vốn FDI, vùng KTTĐ miền Trung đã chủ động hơn trong
việc bố trí cơ cấu đầu tư, góp phần khai thác tích cực, có hiệu quả hơn các nguồn lực của
vùng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH.


FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong thời gian qua, cơ cấu thu hút vốn FDI vào vùng KTTĐ miền Trung theo chiều

hướng ngày càng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng. Phần lớn các
dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, nhất là các
dự án về xây dựng các khu du lịch, biệt thự, khu nghỉ dưỡng, sân golf... Đến nay, ở hầu hết
các ngành trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung đều có sự đóng góp của khu vực FDI. Tỷ
trọng của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực.
Từ năm 2005 đến nay, các dự án FDI tại vùng đã đầu tư khá nhiều vào hai lĩnh vực là
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch. Đây cũng chính là hai lĩnh vực đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao cho các DN FDI và có nhiều đóng góp cho các địa phương trong khu vực. Đến
16


năm 2013, ngành công nghiệp - xây dựng có 254 dự án và chiếm 42,32% tổng số vốn đầu tư,
trong khi ngành dịch vụ - du lịch có 263 dự án, chiếm tới 56,95% tổng vốn đầu tư. Trong

công nghiệp - xây dựng, công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, chiếm đến
89% trong vốn đầu tư. Nông lâm - thủy sản là ngành chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn
đầu tư của FDI, chỉ chiếm 0,73%.
Bảng 2.7: Cơ cấu theo ngành nghề dự án FDI vùng KTTĐ miền Trung
Công nghiệp-xây dựng
Địa phương

Dịch vụ-du lịch

Số dự Vốn đăng ký (triệu Số dự Vốn đăng ký

Nông lâm-thủy sản
Số dự án

Vốn đăng ký

án

USD)

án

(triệu USD)

(triệu USD)

TT - Huế

26


431,63

42

1756,86

4

14

Đà Nẵng

117

1124

159

2177

5

28

Quảng Nam

60

612


34

4512

3

43

Quảng Ngãi

19

3521,13

10

499,26





Bình Định

32

1280,3

18


433,2

6

35

Tổng số

254

6969,06

263

9378,32

18

120

Tổng

47,47%

42,32%

49,15%

56,95%


3,38%

0,73%

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê của các địa phương trong vùng
Qua bảng trên, có thể thấy số dự án đầu tư của ngành dịch vụ - du lịch còn cao hơn so
với ngành công nghiệp - xây dựng, chiếm 49,15% tổng số dự án đầu tư, cùng với đó là tỷ
trọng vốn đầu tư cũng chủ yếu tập trung trong ngành dịch vụ - du lịch vì nó chiếm hơn 9,3 tỷ
USD trong tổng số 16,4 tỷ USD vốn đầu tư, tức là chiếm tới 56,95% tổng vốn đầu tư. Nếu
tính cả ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch thì sẽ có 517 dự án (chiếm 96,62%
số dự án) với vốn đăng ký là 16347,38 triệu USD (chiếm 99,27% tổng số vốn đăng ký). Đây
chính là thành công lớn trong việc thu hút vốn FDI vào vùng KTTĐ miền Trung, góp phần
tích cực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Để có được kết quả trên là do các địa phương trong vùng đều nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư, nổi bật là Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Các địa phương này đều thu
hút được trên 1 tỷ USD vào ngành dịch vụ - du lịch. Trong đó, Quảng Nam thu hút được 4,5
tỷ USD, Đà Nẵng là 2,1 tỷ USD và Thừa Thiên Huế là 1,7 tỷ USD. Ngoài ra, ba địa phương
này cũng đã thu hút được lượng vốn FDI lớn vào ngành công nghiệp - xây dựng. Nhưng thu
hút vốn FDI vào công nghiệp - xây dựng nhiều nhất là Quảng Ngãi, tỉnh này đã thu hút được
3521,13 triệu USD, trong đó chỉ riêng một dự án sản xuất thép thuộc công ty TNHH Guang
Lian Steel Việt Nam đã có vốn đầu tư là 3 tỷ USD.
17


Như vậy, việc nhiều dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ du lịch đã tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn vùng theo
hướng ngày càng hợp lý hơn. Điều này chẳng những làm cho bức tranh KT-XH của địa bàn
vùng KTTĐ miền Trung thêm khởi sắc mà còn làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn
lực của vùng cũng ngày một hiệu quả hơn.



FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu
Khu vực FDI đã thực sự trở thành yếu tố có vai trò tích cực trong thúc đẩy ngành công

nghiệp của vùng phát triển, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp hơn 4.470 tỷ đồng vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp
của vùng, chiếm 7,8%; năm 2010, tăng lên là 18.651 tỷ đồng, chiếm 11,4%; đến năm 2015 đạt
được 48.244 tỷ đồng, chiếm 14,4%. FDI chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp
chế biến, may mặc, khai khoáng, sản xuất xi-măng, xây dựng…
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp ở vùng KTTĐ miền Trung (2005-2015)
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm

2005

2012

2013

2014

2015

Khu vực

4.470.568

29.461.559

36,673.70


43,326.80

48.244,20

FDI

(7,8%)

(12,1%)

(11,3%)

(12,1%)

(14,4%)

167,923.30

166,717.50

140.291,00

(53,8%)

(51,2%)

(42%)

106,701.00


124,967.40

145.507,90

(34,9%)

(36,7%)

(43,6%)

311,298.00

335,011.70

334,043.10

Nhà
nước
Ngoài
nhà nước
Tổng số

35.107.293 124.421.369
(61,6%)

(51,2%)

17.400.730 89.108.869
(30,6%)


(36,7%)

56.978.591 242.991.797

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thông kê của các địa phương trong vùng
Giá trị sản xuất công nghiệp trong khu vực FDI tăng lên đều đặn qua các năm, nhưng
tỷ trọng của nó còn thấp so với khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Tuy nhiên, không thể
phủ nhận sự đóng góp lớn của FDI, nhờ có FDI mà năng lực sản xuất công nghiệp của vùng
được nâng cao đáng kể.
Bên cạnh đó, FDI còn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp FDI
có nhiều lợi thế và điểm mạnh nhất định trong xuất khẩu. Trước hết, các doanh nghiệp FDI có
thế mạnh về thị trường nhờ dựa vào công ty mẹ ở nước ngoài. Vì vậy, các DN FDI có điều
kiện vươn ra thị trường nước ngoài nhờ các mối quan hệ truyền thống của mình trong khi các
DN mới chưa có uy tín, chưa có thị trường.
Các DN FDI đã có nhiều đóng góp vào giá trị xuất khẩu của toàn vùng, kim ngạch
xuất khẩu tăng cao và tương đối ổn định. Nếu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của các DN
18


FDI là 214,6 triệu USD, đến năm 2010, tăng lên là 405 triệu USD, thì đến năm 2015 là 561
triệu USD. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu chung của vùng KTTĐ
miền Trung ngày càng tăng.
Chúng ta có thể thấy khu vực FDI đã đóng góp một phần rất quan trọng vào việc tăng
kim ngạch xuất khẩu của vùng KTTĐ miền Trung nhờ khu vực này có lợi thế hơn so với khu
vực trong nước về công nghệ và khả năng tiếp cận thị trường thế giới. FDI còn góp phần làm
thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỷ trọng sản phẩm khai khoáng, mặt
hàng sơ cấp, tăng dần tỷ trọng hàng chế tạo. FDI tác động tích cực tới việc mở rộng thị trường
xuất khẩu nhất là sang Hoa Kỳ, EU, làm thay đổi đáng kể cơ cấu xuất khẩu, đưa Hoa Kỳ trở
thành thị trường xuất khẩu lớn của vùng KTTĐ miền Trung.



FDI góp phần nâng cao trình độ công nghệ của vùng KTTĐ miền Trung
Phát triển công nghệ luôn đóng vai trò trung tâm trong phát triển kinh tế của nước ta

nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng. Phát triển công nghệ thông qua nhiều con
đường khác nhau như nhập khẩu dây chuyền công nghệ cao, phát triển đội ngũ nhân lực chất
lượng cao có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới bằng cách cử đi học ở các nước có nền giáo
dục tiên tiến và thu hút công nghệ mới thông qua tiếp nhận FDI. Trong đó, tiếp nhận FDI luôn
được coi là kênh tiếp cận với công nghệ cao một cách thuận lợi và hiệu quả nhất đối với vùng
KTTĐ miền Trung.
Thông qua FDI, vùng KTTĐ miền Trung đã thu hút nhiều công nghệ mới, tiên tiến,
sản xuất ra các sản phẩm mới mà trước đây ở nước ta chưa có. Chẳng hạn:
+ Về sản xuất các linh kiện điện tử có Công ty Toàn Cầu, Công ty Việt Hoa, công ty Việt
Hồng, công ty TTTI và công ty LD Vina mobi - Zentek, công ty CCI.
+ Về lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy, máy nông cụ có JRD-Việt Nam, Daeryang Việt Nam,
Jangdong, công ty LD Tanda.
+ Về sản xuất động cơ, máy bơm có công ty SMC, Mabuchi.
+ Về sản xuất các loại dịch truyền và vật tư y tếcó công ty Choongwae Medi.
+ Về sản xuất thép có công ty RBS, công ty SSP Vina.
+ Về khai thác vàng, ti tan có công ty khai thác vàng Bồng Miêu, công ty liên doanh
vàng Phước Sơn, công ty Khoáng sản Bình Định.
+ Về sản xuất đồ gia dụng có công ty GSL.
+ Về đóng sửa tàu biển có công ty Hyundai Vinashin, công ty Plus.
Ngoài các DN FDI trên, vùng còn có nhiều DN FDI về lĩnh vực chế biến hải sản, thực phẩm,
dệt may, sản xuất sản phẩm gỗ...
Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa
việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử
19



gia dụng, phương tiện giao thông,... Các DN FDI đã trang bị cho vùng những thiết bị, máy
móc, công nghệ, dây chuyền sản xuất khá tiên tiến và hiện đại. Hầu hết thế hệ thiết bị đều mới
hơn rất nhiều so với trong nước, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng cao, mẫu mã
đẹp và một số đạt tiêu chuẩn quốc tế đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và
xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài như các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo...
Có thể nói, thông qua việc tiếp nhận các dự án FDI ở các địa phương vùng KTTĐ
miền Trung, trình độ công nghệ của nhiều lĩnh vực đã được nâng lên rõ rệt như: kinh doanh
khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, sửa chữa tàu biển, khai khoáng, sản xuất các linh kiện
điện tử, phụ tùng xe máy, bảo hiểm. Các DN FDI có trình độ công nghệ tiên tiến chẳng những
góp phần tác động làm nâng cao trình độ công nghệ của lĩnh vực mà DN đó đang hoạt động,
mà còn tác động làm cho các DN trong nước cũng phải nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao
trình độ quản lý để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Chính những điều này đã làm cho
trình độ công nghệ của nhiều lĩnh vực trong vùng tăng khá nhanh so với trước đây.


FDI đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động
Giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động cũng là một trong những

mục tiêu quan trọng mà vùng KTTĐ miền Trung theo đuổi. Qua các năm hoạt động, các DN
FDI ở vùng đã góp phần tạo ra việc làm ngày càng tăng cho người lao động. Lũy kế đến năm
2005, các DN FDI đã giải quyết việc làm cho 28.995 lao động, đến năm 2011 là 75.444 lao
động thì đến năm 2014 đã tăng lên 99.273 lao động.
Trong các địa phương ở vùng KTTĐ miền Trung thì Đà Nẵng là thành phố có số lao
động làm việc trong các DN FDI là nhiều nhất, tiếp đến là Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Điều này cũng phản ánh thực tế rằng, nếu địa phương nào có nhiều DN FDI hoạt động thì sẽ
có thêm nhiều lao động có việc làm.
Bảng 2.9: Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI qua các năm từ 2005 đến
2015 ở các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung
Đơn vị tính: Người
Địa phương


2005

2010

2012

2013

2014

2015

TT- Huế

3.324

10.181

13.521

15.409

18.242

20.071

Đà Nẵng

19.348


35.126

43.729

44.967

43.829

46.077

Quảng Nam

5.536

16.057

22.902

28.044

30.794

33.670

Quảng Ngãi

240

2.076


2.532

4.874

5.721

8.104

Bình Định

547

1.721

1.841

2.364

2.726

2.975

Tổng số

28.995

65.161

84.525


95.658

101.312

110.897
20


Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng
Đến nay, trên địa bàn vùng KTTĐ miền Trung có 110.897 lao động làm việc trong các
DN FDI. Ngoài ra, còn có hàng vạn lao động gián tiếp ở các ngành hỗ trợ, cung cấp dịch vụ,
nguyên vật liệu phục vụ cho các DN FDI. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội địa hoá
trong các DN FDI đã hình thành một số DN vệ tinh cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho các
DN FDI. Điều này sẽ tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở vùng.
Các DN FDI còn góp phần tạo ra lực lượng lao động lành nghề cho vùng KTTĐ miền
Trung. Làm việc trong các DN FDI, lực lượng cán bộ, công nhân được đào tạo và đào tạo lại.
Đội ngũ này có điều kiện học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, cách thức điều hành,
quản lý tiên tiến, tác phong công nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thông
qua đội ngũ lao động này đã tác động đến các DN khác ở vùng trong việc nâng cao trình độ
công nghệ, thiết bị. Đó là nguồn lực đáng quý phục vụ cho quá trình CNH, HĐH của vùng
KTTĐ miền Trung.
Về đóng góp của FDI đối với thu nhập của người lao động ở vùng. Điều này được
thực tế ở Việt Nam khẳng định, nhìn chung mức lương do các DN FDI trả cho người lao động
cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu do Luật lao động đưa ra và cũng cao hơn mức trung
bình của các DN tư nhân trong nước.
Bảng 2.10: Thu nhập của người lao động phân theo loại hình doanh nghiệp
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm


2005

2010

2013

2014

2015

482.847

2.008.651

4.665.194

8.964.000

9.462.000

(12,2%)

(12,3%)

(16,1%)

(24,5%)

(21,7%)


10.675.918

19.353.871

15.207.000

23.093.000

(55,7%)

(65,3%)

(66,6%)

(41,6%)

(53,1%)

1.263.963

3.651.609

5.027.482

12.415.000

10.951.000

DN Nhà nước


(32,1%)

(22,4%)

(17,3%)

(33,9%)

(25,2%)

Tổng số

3.940.491

16.336.178

29.046.547

36.586.000

43.507.000

DN FDI

DN ngoài Nhà 2.193.681
nước

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng
Qua bảng trên ta thấy, thu nhập của người lao động trong các DN FDI ở vùng KTTĐ
miền Trung tăng đều qua các năm. Nếu năm 2005, thu nhập của người lao động mới đạt 482,8

tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng thu nhập; năm 2010 là 2.008,6 tỷ đồng, chiếm 12,3%; thì đến năm
2015 đã tăng lên đến 9.462 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng thu nhập. Có thể thấy các DN FDI có
những đóng góp nhấtđịnh đến thu nhập của lao động.


FDI đóng góp nguồn thu vào ngân sách địa phương vùng KTTĐ miền Trung
21


Một trong những kết quả cụ thể mà khu vực FDI có đóng góp đáng kể là tăng nguồn
thu cho ngân sách. Tuy các DN FDI đầu tư vào vùng KTTĐ miền Trung với số lượng và quy
mô chưa lớn lắm, nhưng trong những năm qua số DN này đã đóng góp một lượng tài chính
không nhỏ vào ngân sách vùng. Số liệu ở bảng dưới đây cho thấy FDI bổ sung nguồn thu
quan trọng cho vùng.
Bảng 2.11: Thu ngân sách từ doanh nghiệp FDI ở vùng KTTĐ miền Trung từ 2005 -2013
Thu ngân sách từ DN FDI (tỷ Thu ngân sách nhà nước trên địa
Năm

đồng)

bàn vùng (tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

2005

762,5

15.957,6


4,76

2010

2.177,5

51.810,0

4,18

2011

2.563,7

63.413,6

4,03

2012

2.726,4

72.145,2

3,78

2013

2.959,6


83.890,2

3,53

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê của các địa phương trong vùng
Qua bảng trên ta thấy, đóng góp của các DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung vào thu
ngân sách Nhà nước ngày càng tăng. Nếu năm 2005, đóng góp của các DN FDI vào ngân sách
Nhà nước là 762,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,76%; đến năm 2010 là 2.177,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
4,14%; thì đến năm 2013 đã đạt 2.959,6 tỷ đồng với tỷ lệ 3,53%. Như vậy, thu ngân sách Nhà
nước trên địa bàn vùng ngày càng tăng là có phần đóng góp không nhỏ của các DN FDI.
Tóm lại, các DN FDI đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bổ
sung nguồn vốn đầu tư cho phát triển, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, tạo thêm
nguồn thu cho ngân sách, đóng góp tích cực trong kimngạch xuất khẩu của vùng KTTĐ miền
Trung. Các DN FDI đi vào hoạt động đã góp phần thúc đẩy phát triển thị trường trong nước
và các hoạt động dịch vụ khác; đưa đến những mô hình quản lý tiên tiến, phương thức kinh
doanh hiện đại, từ đó thúc đẩy các DN trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tạo cạnh tranh lành mạnh giữa các DN, tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với
phương thức quản lý tiên tiến.
2.3.2

Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được, thu hút FDI cũng còn một số hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực đối với sự phát triển KT-XH ở vùng KTTĐ miền Trung.
Chưa đồng bộ trong bộ máy quản lý: cơ quan xúc tiến đầu tư từ Trung ương đến địa
phương chưa tổ chức thành một hệ thống, hiện còn nhiều đầu mối, mô hình tổ chức khác nhau
22



và hoạt động nghiệp vụ bị cắt khúc, không đồng hành tới cùng với nhà đầu tư... đang là một
thách thức không nhỏ trong hoạt động vận động thu hút đầu tư vào khu vực này. Vấn đề
chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI Ở vùng KTTĐ miền Trung, bên
cạnh các DN FDI chấp hành tốt chính sách, pháp luật cũng như kinh doanh có lãi và đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của vùng, còn có nhiều DN cố tình thực hiện hành vi
chuyển giá. Các MNE thường sử dụng chuyển giá như là một biện pháp để hạch toán lãi thành
lỗ, lãi nhiều thành lãi ít, nhằm mục đích cuối cùng là thôn tính sở hữu đối với bên liên doanh
trong vùng KTTĐ miền Trung, tránh đánh thuế chuyển lợi nhuận, thuế nhập khẩu và kiểm
soát tỷ giá. Tác hại của lợi dụng chuyển giá không chỉ là nguyên nhân gây thiệt hại về mặt
kinh tế cho vùng mà nó còn là nguyên nhân tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các DN
trong vùng với các DN FDI và giữa các DN FDI với nhau.
Chẳng hạn ở Đà Nẵng, trong số trên 87 DN FDI trên địa bàn thành phố được cấp mã
số thuế, DN có lãi chỉ chiếm 35% (cả nước khoảng 31%), số thuế thu nhập DN FDI là 13 tỷ
đồng đóng góp cho ngân sách, chiếm 10,19% tổng thu từ thuế thu nhập DN toàn thành phố
(130,52 tỷ). So với tỷ lệ doanh thu, tổng nộp ngân sách ta thấy rõ là tỷ lệ thu nhập DN (lãi)
của các DN FDI là quá thấp, có yếu tố giả tạo do chuyển giá. Việc thực hiện chuyển giá đã
gây nên thiệt hại kép cho vùng KTTĐ miền Trung. Bên cạnh đó, nhiều DN FDI ở vùng báo lỗ
nhưng vẫn tăng trưởng doanh thu, mở rộng sản xuất-kinh doanh. Ở Đà Nẵng, tính đến ngày
31/12/2014, trong 157 DN FDI đang hoạt động ở thành phố này thì đã có 69 DN thường
xuyên kê khai thua lỗ... Dù lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu nhưng DN mở rộng quy mô đầu tư
ngày càng lớn. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn thu thuế, gây thất thu ngân sách
Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và vùng KTTĐ miền Trung.
Một số dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Thông thường vì mục tiêu lợi nhuận nên các dự án FDI ít quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi
trường ở vùng KTTĐ miền Trung. Hơn nữa, để thu hút nhiều FDI, nước ta nói chung và vùng
KTTĐ miền Trung nói riêng nhiều khi đã bỏ qua các yếu tố tác động môi trường. Vì thế, các
dự án FDI có nguy cơ hủy hoại môi trường. Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI
trong lĩnh vực sản xuất ở vùng KTTĐ miền Trung là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
nhiều DN FDI do vi phạm về bảo vệ môi trường, đã bị chính quyền các địa phương buộc phải
đóng cửa, ngừng hoạt động vì không có những biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do chất

thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất công
nghiệp, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra
vẫn là bài toán nan giải đặt ra cho chính quyền các địa phương trong vùng. Điều này lại đặc
biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Thật
vậy, hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chất thải
23


trong lĩnh vực này có nhiều thành phần độc hại, nếu không được xử lý và kiểm soát chặt chẽ
sẽ gây ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội hiện tại cũng như trong tương lai sẽ vô cùng lớn,
làm giảm khả năng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững. Đà Nẵng có hai KCN có lượng nước
thải lớn là KCN Hoà Khánh: 4500 m3/ngày và KCN Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3/ngày. Đây là
nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. Kết quả quan
trắc chất lượng nước thải của hai KCN này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần.
FDI tạo ra một số vấn đề xã hội phức tạp, đặc biệt là vấn đề lao động. Trong khu vực
FDI, nhiều DN FDI quá chú trọng lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến nhu cầu ổn định công việc
của người lao động, sẵn sàng sa thải người lao động, sắp xếp lại nhân sự. Do vậy, người lao
động trong khu vực này thường có nguy cơ bị mất bị việc cao hơn so với các khu vực khác.
Điều này tạo áp lực lớn cho công tác tái giải quyết việc làm. Điểm khác biệt so với các DN
trong nước là thu nhập của người lao động trong các DN FDI có sự chênh lệch rất cao giữa
người quản lý và người lao động trực tiếp. Thu nhập của lao động trong các DN FDI cũng cao
hơn so với các DN trong nước cùng loại, tạo ra sự phân biệt về thu nhập, đời sống giữa các
tầng lớp trong xã hội. Sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động là yếu
tố làm cho nội dung của các hợp đồng lao động thường có lợi cho DN FDI. Theo kiểm tra của
các cơ quan chức năng trong vùng KTTĐ miền Trung thì vẫn còn nhiều DN FDI, nhất là các
DN sử dụng nhiều lao động vi phạm các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, một số
chủ DN FDI đã đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm đối với người lao động, làm phát sinh
những mâu thuẫn, hành động phản kháng của công nhân như xô xát, đình công, ảnh hưởng
xấu đến sản xuất và quan hệ giữa nhà đầu tư và tập thể lao động trong DN. Đình công đã xảy
ra ở một vài DN FDI trong vùng là Sài Gòn Knift wear, Keyhinge Toys, Quốc Bảo...và các

DN của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan... Chỉ tính riêng ở Đà Nẵng, đến nay đã có 23 cuộc
đình công xảy ra tại 10 DN trên địa bàn thành phố. Cả 10 DN đều thuộc loại DN sử dụng
nhiều lao động; trong đó có 9 DN FDI có 100% vốn nước ngoài (01 DN nhà nước).
b. Nguyên nhân của những hạn chế trên

Nguyên nhân về tổ chức thực hiện
Để chống hiện tượng chuyển giá, nghiệp vụ của cơ quan tài chính và cơ quan thuế
phải rất cao trong giám sát DN. Trong khi đó, Sở Tài chính và Cục Thuế của các địa phương
trong vùng chưa có điều kiện để điều tra, xác minh, tiến hành phân tích, xác định thực tế giao
dịch liên kết và rủi ro về gian lận qua chuyển nhượng. Việc phân tích phải bao gồm cả thu
thập các thông tin về bên nước ngoài và về kinh tế ngành. Nhưng ở cấp địa phương, khó có
thể tiến hành xác minh được vấn đề này, do thiếu trình độ, kinh phí, phân cấp về thẩm quyền;
hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có hiệp định về thuế quan với Việt Nam.
Nguyên nhân về hệ thống chính sách
24


Đa số các dự án FDI ở vùng chưa quán triệt việc thực thi luật bảo vệ môi trường.
Nhiều dự án tiến hành xây dựng mà không thông qua thẩm định, đánh giá tác động môi
trường; thậm chí nhà máy đã xây dựng xong, đi vào hoạt động vẫn không có công trình xử lý
chất thải. Đặc biệt, một số nơi tình trạng gây ô nhiễm môi trường đã tới mức báo động như
một số DN FDI xả nước thải ra sông, kênh rạch gây chết cá, cây trồng làm thiệt hại hàng chục
tỷ đồng cho nhân dân vùng ven các DN đó, khiến cho chính quyền địa phương phải can thiệp.
Ngoài những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển
giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi
trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó
đặc biệt chú ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may... vì trình độ công nghệ thấp hơn trình
độ chung của ngành. Nguyên nhân về nhận thức và xác định mục tiêu phát triển
Xảy ra đình công chủ yếu là do hai bên chưa hiểu về phong tục tập quán, ngôn ngữ...
của nhau hoặc các DN FDI đã huy động làm thêm giờ quá quy định, trả lương thấp, chậm trả

nợ lương, định mức lao động quá cao, phạt người lao động bằng tiền không thỏa đáng. Khi
đình công xảy ra, thì người lao động lại thiếu am hiểu pháp luật để có thể tiến hành đấu tranh
một cách có phương pháp trên cơ sở những quy định pháp luật hiện hành; tổ chức công đoàn
và các đoàn thể khác ở các DN FDI này yếu, có DN không có tổ chức công đoàn, dẫn đến
thiếu đại diện và tổ chức hướng dẫn người lao động đấu tranh trong khuôn khổ luật pháp.
Hiện nay, qua khảo sát có rất nhiều DN FDI ở vùng KTTĐ miền Trung chưa thành lập tổ chức
công đoàn, khoảng 70,3% số DN FDI là chưa có tổ chức công đoàn. Trong các DN có tổ chức
công đoàn (29,7%) thì thực tế đa số tổ chức công đoàn còn thụ động trong việc giải quyết
tranh chấp và tổ chức cho công nhân thực hiện các quyền của mình theo đúng pháp luật. Do
vậy, một số cuộc đình công bị xem là không hợp pháp và quyền lợi của người lao động không
được đảm bảo

25


×