Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận kinh tế khu vực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện việt nam – canada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.2 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, Việt Nam ngày
càng hiểu rõ vai trò của tự do thương mại, không chỉ trong phạm vi toàn bộ thành viên
của WTO nói chung mà còn cần phát triển hơn nữa mối quan hệ trong khu vực và mối
quan hệ song phương. Tích cực ngoại giao và đàm phán trong khuân khổ tự do, kết quả
của quá trình nỗ lực này là các mối quan hệ toàn diện, gắn kết chặt chẽ. Một trong số các
quan hệ ấy phải kể đến sự gia nhập của Việt Nam vào các khu vực thương mại tự do, diễn
dàn kinh tế, … ASEAN, AFTA, APEC hay các quan hệ song phương với nhiều quốc gia
trên thế giới Nhật Bản, EU, … Năm 2017 nhóm họp các nước thuộc Diễn đàn hợp tác
Châu Á – Thái Bình Dương cũng đánh dấu những dấu mốc quan trọng trong quá trình
thúc đẩy quá trình hợp tác đa dạng của Việt Nam. Đặc biệt sự kiện Việt Nam – Canada
chính thức ký kết tuyên bố chung về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia. Khẳng
định Canada là đối tác chiến lược trong phát triển kinh tế, vậy Việt Nam đã có những
động thái gì để duy trì và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam – Canada này.
Để tìm hiểu nhóm đã quyết định tìm hiểu về đề tài “Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn
diện Việt Nam – Canada” để tìm câu trả lời cho những hành động của Việt Nam.
Bố cục bài tiểu luận của chúng em gồm ba phần chính:
Chương 1: Tổng quan về quan hệ hợp tác toàn diện
Chương 2: Quá trình hình thành phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam –
Canada
Chương 3: Thách thức và cơ hội, triển vọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện
Việt Nam – Canada
Bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếu xót, chúng em mong nhận được lời
nhận xét góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn cô!


1.

Tổng quan về quan hệ hợp tác toàn diện


1.1.

Quan hệ hợp tác toàn diện
Hợp tác toàn diện hay còn gọi là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài,

hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà
các bên cùng có lợi.
Cụ thể, đó là quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước theo hướng toàn diện, thực
chất, hiệu quả, ổn định và lâu dài trên bình diện song phương, khu vực và thế giới, đáp
ứng lợi ích của các nước, góp phần duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu
vực và trên thế giới, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, các nguyên tắc cơ
bản của luật pháp quốc tế và luật pháp của mỗi nước.
1.2.

Lịch sử hình thành quan hệ hợp tác Việt Nam - Canada

1.2.1. Quan hệ ngoại giao và đại diện chính thức
-

Năm 1973: Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Tại Việt Nam, Đại diện cho Canada là Đại sứ quán Canada tại Hà Nội (1994).
Canada cũng có cơ quan đại diện là Tổng lãnh sự quán Canada tại thành phố Hồ

-

Chí Min (1997).
Tại Canada, Đại diện cho Việt Nam là Đại sứ quán Việt Nam ở Ottawa và Tổng
lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver.

1.2.2. Quan hệ song phương

-

Năm 1994: Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế Giữa Chính Phủ Cộng Hoà Xã Hội Chủ

-

Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Canada
Năm 1995: Hiệp Định Thương Mại và Mậu Dịch Giữa Chính Phủ Cộng Hoà Xã

-

Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Canada
Năm 2013: Canada và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Giai đoạn 2006 – 2009: Việt Nam là nước điều phối hoạt động của Canada.
Năm 2014: Việt Nam và Canada ký “Ý định thư” nhằm củng cố và thúc đẩy quan

-

hệ.
Năm 2015: Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong
ASEAN.

1


1.2.3. Hiệp định đa phương
-

Năm 2012: Việt Nam và Canada cùng là thành viên trong các vòng đàm phán Hiệp
định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)


1.2.4. Quan hệ hợp tác toàn diện
-

08/11/2017: Việt Nam – Canada xác lập quan hệ đối tác toàn diện.

2


2.

Quá trình hình thành phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam –

Canada
Tuy cách xa về địa lý nhưng mối quan hệ Việt Nam-Canada dựa trên các giá trị
chung về hòa bình, hợp tác và hữu nghị. Trong suốt hơn 4 thập kỷ qua, mối quan hệ giữa
hai nước đã được củng cố và phát triển tốt đẹp, ổn định, lâu dài, đem lại lợi ích nhiều mặt,
thiết thực và cùng có lợi cho cả hai nước.
2.1.

Về kinh tế
Chính thức đặt mối quan hệ hợp tác song phương, toàn diện vào ngày 8 tháng 11

năm 2017, Việt Nam và Canada ngày càng tỏ ra thiện ý thúc đẩy mạnh hơn quá trình hợp
tác này. Điều kiện quan trọng và gần như là điều kiện tiên quyết để quyết định và thúc đẩy
mối quan hệ hợp tác toàn diện là hợp tác về mặt kinh tế. Từ khi đặt mối quan hệ ngoại
giao đến nay, quan hệ kinh tế Việt Nam – Canada đã có những bước tiến quan trọng, mối
bên đếu khẳng định được vai trò đối tác kinh tế không thể thiếu.
2.1.1. Thương mại
Có thể khẳng định Canada là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt

Nam, cùng là thành viên trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC), Việt Nam – Canada có điều kiện để tự do hóa thương mại sâu rộng hơn.
Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa sang Canada trong tổng kinh ngạch xuất của Việt Nam
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Tổng xuất khẩu

Tổng xuất khẩu của

Tỷ trọng xuất khẩu

Việt Nam ra thế giới

Việt Nam sang Canada

hàng hóa sang Canada (%)

14482743
15029192.45

16706052.54
20149323.75
26485034.71
32447129.17
39826222.8
48561343.19
62685129.7
57096274.46
72236665

98698
107315.605
138121.574
171274.153
270096.932
356020.354
440523.965
539177.842
656383.669
638506.285
802057.71

3

0.681
0.714
0.827
0.850
1.020
1.097

1.106
1.110
1.047
1.118
1.110


2011
2012
2013
2014
2015

96905673.96
114529171
132032854
150217138.8
162016742.5

969408.587
1156512.055
1557811.51
2077656.078
2407623.872

1.000
1.010
1.180
1.383
1.486


Nguồn: worldbankdatabase
Từ bảng số liệu có thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang Canada tăng
qua từng năm, năm 2000 đạt mức 0.681% thì đến giai đoạn 2014 tỷ trọng này đã tăng
hơn gấp 2 lần lên mức 1.383%. Theo thống kế của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương
mại hai chiều của Việt Nam và Canada đã đạt mức 4.6 tỷ USD năm 2015, gấp gần 6 lần
so với kim ngạch xuất khẩu năm 2010: 0.8 tỷ USD. Đến giai đoạn 2016, kim ngạch xuất
khẩu sang Canada tiếp tục tăng 10% so với năm 2015 đạt ngưỡng 2.65 tỷ USD. Những
con số đã cho thấy những nỗ lực có kết quả của quá trình tích cực thúc đẩy hợp tác Việt
Nam – Canada. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối
ASEAN (thị trường ưu tiên của Chương trình Hành động Thị trường Toàn cầu Canada).
Năm 2016, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 4,1 tỷ USD. Tính đến hết
quý II-2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,3 tỷ USD (cao nhất trong
ASEAN). Hai nước đặt mục tiêu đạt mức 10 tỷ USD trong 10 năm tới.
Việt Nam – một quốc gia đang phát triển, thi trường là yếu tố không thể thiếu để
đảm bảo phát triển kinh tế. Trong những năm tăng trương tiếp theo, Việt Nam tiếp tục
xác định Canada là đối tác chiến lươc và toàn diện. Với mức kim ngạch khổng lổ, các loại
mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Canada cũng rất đa dạng và phong phú.
Danh sách 10 mặt hàng Canada nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam năm 2016
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Tên mặt hàng
Thiết bị điện tử, máy móc
Da giày
Hàng dệt may và sợi thủ công
Trang phục dệt may công nghiệp
Đồ gỗ
Máy móc, thiết bị công nghiệp
Hải sản
Đồ da
Trái cây, hạt các loại
4

Tỷ lệ (%)
33.45
10.43
9.01
8.72
6.92
6.80
3.77
3.14
2.45


10

Cá sản phẩm sắt, thép
1.56
Nguồn: Asia Pacific Foundation of Canada


Tỷ lệ xuất khẩu 10 mặt hàng trên đã chiếm tổng 86.24% tổng nhập khẩu hàng Việt
Nam vào Canada. Theo một thống kê khác của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm
2016 kim ngạch ngành hàng hàng dệt may với 516,7 triệu USD, chiếm 19,5% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường Canada, giảm 4,3% so với năm
2015; tiếp sau đó là nhóm hàng giày dép đạt 252,9triệu USD (chiếm 9,5%, tăng 16,6%);
máy vi tính, điện tử đạt 217,2triệu USD (chiếm 8,2%, tăng 2,8%); thủy sản đạt 183,5 triệu
USD (chiếm 6,9%, giảm 3,7%); gỗ và sản phẩm gỗ 138 triệu USD (chiếm 5,2%, giảm
9,3%).
Có thể thấy các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đều là
nhưng măt hàng mà chúng ta có lợi thế so sánh tương đối, các mặt hàng thủ công nghiệp,
may mặc và hàng nông sản… Lợi thế của một quốc gia đang phát triển giúp Việt Nam
đứng vững với vị thế xuất khẩu các mặt hàng đặc trừng. Đổi lại Việt Nam cũng sẽ nhập
lại từ Canada các mặt hàng khác, đa số là các sản phẩm công nghệ cao, và thực phẩm chất
lượng cao đòi hỏi công nghệ và lao động có kĩ năng…
Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Canada sang thị trường Việt Nam
Xuất khẩu sang

Tổng xuất khẩu

Tỷ trọng xuất khẩu

Việt Nam (nghìn USD)

ra thế giới (nghìn USD)

hàng hóa sang Việt Nam (%)

0
200


38063.892

278217869.2

0.014

1
200

37861.907

260958542

0.015

2
200

44985.385

252415885.2

0.018

3
200

61259.222

271966474.8


0.023

4
200

84460.004
167747.582

316762394.4
360163817.3

0.027
0.047

Năm
200

5


5
200
6
200

186178.29

388313925.3


0.048

7
200

268831.214

418978489.6

0.064

8
200

298550.256

453560241.5

0.066

9
201

192690.272

315036191.9

0.061

0

2011
201

257052.648
339001.763

387290153.6
451620612

0.066
0.075

2
201

370093.861

455398286.8

0.081

3
201

414896.882

458260419.5

0.091


4
201

432641.285

476940166.1

0.091

5
201

513463.947

409806233.3

0.125

6

398561.927
390304007.2
Nguồn: Asia Pacific Foundation of Canada

0.102

Mặc dù xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam của Canada không chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng xuất khẩu của quốc gia này, Việt Nam vẫn là một đối tác thương mại quan
trọng của Canada nhờ vị trí địa lý đặc thù. Tuy không có quá nhiều lợi thế so sánh trên
phương diện kĩ thuật và chất lượng, nhưng thị trường và vị trí địa lý của Việt Nam lại có

đặc điểm chiến lược. Với chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ, Canada cũng nhìn ra
được tiềm năng của thị trường Việt nam, nói cách khác Việt Nam chính là cầu nối để
Canada tiếp cận gần hơn với thị trường hơn 600 triệu dân của ASEAN – thị trường tiêu
thụ tiềm năng và thị trường lao động dồi dào. ASEAN hữa hẹn sẽ là một thị trường đầy cơ
hội cho các nhà đầu tư…

6


2.1.2. Đầu tư
Chưa dừng lại ở thương mại hàng hóa, quan hệ đối tác kinh tế của Việt Nam –
Canada còn được thể hiện qua thị trường đầu tư của Canada vào Việt Nam. Tính đến hết
tháng 11/2014, Canada có 138 dự án đầu tư vào Việt Nam,tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
khoảng 4,97 tỷ USD và xếp thứ 13/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt
Nam. Riêng trong 11 tháng năm 2014, Canada đã đầu tư 8 dự án mới và 1 dự án tăng vốn
với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn là 275 triệu USD, đứng thứ 10/60 quốc gia và
vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng năm 2014. Các nhà đầu tư Canada
đã đầu tư vào 16/18 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu
tư tập trung vào ngành kinh doanh bất động sản. Canada có 4 dự án trong lĩnh vực này với
tổng vốn đầu tư là 4,24 tỷ USD (chiếm 84% tổng vốn đầu tư của Canada tại Việt Nam).
Tính đến năm 2016 Canada đang đầu tư 5,28 tỷ USD vào Việt Nam với 149 dự án, đứng
thứ 14/112 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nổi bật trong số các dự án đầu tư
này là: Dự án khu du lịch Hồ Tràm ở Bà Rịa-Vũng Tàu (4,2 tỷ USD); Dự án xây bệnh
viện ở Hải Dương (220 triệu USD); Dự án công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng gió
tại Ninh Thuận (74,4 triệu USD); Công ty Bảo hiểm Manulife (50 triệu USD)…

7


Vốn đầu tư FDI Canada vào Việt Nam qua các giai đoạn


Nguồn: Parliament of Canada
Theo một thống kê của Parliament of Canada, tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI vào Viêt Nam của Canada là 127 triệu USD giảm 15.5 % so với năm 2014. Cũng
theo thống kê khác của Asia Pacific Foundation of Canada, cán cân đầu tư FDI của
Canada vào Việt Nam cũng có dấu hiệu thâm hụt trong 3 năm 2014 ( 111 triệu USD
Canada), 2015 là 76 triệu USD Canada, và 2016 là 69 triệu USD Canada. Mặc dù thâm
hụt đầu tư nhưng tỷ lệ thâm hụt đang được giảm dần trở về mức cân bằng. Với nỗ lực
thúc đẩy hợp tác, tin rằng cán cân này sẽ nhanh chóng trở về mức cân bằng hợp lý.
2.2.

Về Văn hóa – Giáo dục

2.2.1. Giáo dục
Có khoảng hơn 50 thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học của Canada và Việt
Nam. Từ đó, các du học sinh định hướng có thể đa dạng lựa chọn. Các công dân Việt Nam
đều có thể tham gia Chương trình học bổng dành cho Khối Pháp ngữ của Canada do
CIDA quản lý. Học bổng này nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong Khối Pháp ngữ
nhằm tăng cương năng lực thể chế trên các lĩnh vực ưu tiên.
8


Đầu năm 2007, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Canada tại Việt Nam đã tổ chức
một chiến dịch quảng bá giáo dục Canada nhằm nâng cao số sinh viên Việt Nam chọn
Canada làm điểm đến du học hàng đầu. Trong năm 2011 đã có hơn 3.000 học sinh, sinh
viên Việt Nam học tập ở Canada. Trong số 3.000 học sinh, sinh viên đó có 1.000 bạn học
sinh, sinh viên mới sang năm ngoái. Con số này cho thấy số giấy phép du học được cấp
cao gấp 4 lần năm 2007.
Đến năm 2017, số du học sinh Việt Nam tại Canada đã tăng gấp đôi trong 10 năm
qua, đưa Việt nam trở thành nước lớn nhất trong số các nước ASEAN có du học sinh tại

Canada và đứng thứ 16 trong số các nước có nhiều sinh viên du học ở Canada. Hiện Việt
Nam đang hợp tác chặt chẽ với các tổ chức giáo dục CBIE, MYTACS và Đại học McGill
của Canada trong lĩnh vực đào tạo Pháp ngữ, công nghệ.
Tại cuộc hội đàm ngày 8/11 trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Justin Trudeau đã thông qua Tuyên bố chung
về việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Canada.Trong đó :“Việt Nam ghi nhận tích cực những nỗ lực của Canada nhằm thu hút
nhiều sinh viên Việt Nam hơn theo học tại các cơ sở giáo dục của Canada. Canada hoan
nghênh có nhiều sinh viên Việt Nam hơn nữa tìm kiếm các cơ hội giáo dục tại Canada.
Hai nước nhận thức lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh bang của
Canada và quyết định tăng cường và tạo thuận lợi cho mở rộng hợp tác và trao đổi học
thuật, bao gồm thông qua việc thiết lập các quan hệ đối tác và các chương trình trao đổi
sinh viên giữa các cơ sở giáo dục của hai nước.”
2.2.2. Văn hóa
Theo phóng viên tại Canada, ngôi nhà cổ hơn 100 năm tuổi, nằm ở số 85 đại lộ
Glebe do kiến trúc sư nổi tiếng Canada W.E. Noffke thiết kế, được thành phố Ottawa công
nhận giá trị di sản nhờ kiến trúc độc đáo và hài hòa với cảnh quan ưu việt xung quanh.
Sau khi trải qua lần lượt hai chủ sở hữu, tháng 6/2005, ngôi nhà đặc biệt có mái ngói đỏ
và tường vữa trắng này chính thức mang tên “Nhà Việt Nam” khi trở thành tài sản của

9


Chính phủ Việt Nam. Không chỉ hấp hẫn du khách về nguồn gốc, vị trí và kiến trúc, “Nhà
Việt Nam” thực sự là không gian đưa văn hóa Việt đến với du khách Canada và quốc tế.

“Nhà Việt Nam” - Nguồn: Siegelproductions
Việt Nam còn có các hoạt động trong chương trình thường niên “Giao lưu văn hóa
Việt – Canada. Trong đó có hòa nhạc Canada – Việt Nam được tổ chức tại Học viện Âm
nhạc quốc gia Việt Nam có sự tham gia của nghệ sĩ Véronique Mathieu, một nghệ sĩ được

đánh giá cao tại Canada và trên thế giới bởi tài năng âm nhạc tuyệt vời. Véronique
Mathieu đã giành giải thưởng trong cuộc thi âm nhạc đương đại Eckhardt - Gramatté năm
2012 với phần trình diễn các tác phẩm âm nhạc đương đại, cuộc thi âm nhạc đương đại
Krakow năm 2010...Bà sẽ biểu diễn cùng các nghệ sĩ của Học viện với những bản nhạc
nổi tiếng của các nhà soạn nhạc Canada và thế giới. Buổi hòa nhạc diễn ra nhân dịp kỷ
niệm Quốc khánh Canada và 60 năm thành lập Học viện Âm nhạc Việt Nam.
Ngày 23/4, Hiệp hội Canada Việt Nam (CVS) đã chính thức ra mắt tại Nhà Việt
Nam ở thủ đô Ottawa của Canada. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong cộng đồng
người Việt tại Canada, cũng như cho quan hệ giữa hai nước. Đây là một sự kiện quan

10


trọng vì lần đầu tiên có một tổ chức chung liên kết toàn bộ người Việt Nam ở Canada và
những người Canada yêu quý Việt Nam.
Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và Canada nói riêng,
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Vancouver Phan Mạnh Hải khẳng định chủ trương xuyên
suốt của Nhà nước và Chính phủ Việt Nam coi người Việt ở nước ngoài là bộ phận không
thể tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi người dân Việt
Nam ở nước ngoài, trong đó có bà con ở Canada, đều được khuyến khích và tạo điều kiện
về thăm quê hương, đầu tư sản xuất kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Canada tạo điều kiện hơn nữa cho
cộng đồng người Việt Nam tại Canada hội nhập, phát triển.
2.3.

Về Hợp tác phát triển
Hợp tác phát triển cũng là điểm sáng và là nét rất đặc thù trong quan hệ Việt Nam -

Canada. Canada nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam năm 1990. Năm 2009,
trong chương trình nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Canada, Việt Nam được CIDA chọn là

quốc gia cần tập trung hỗ trợ. Hiên nay, chương trình của CIDA hỗ trợ Việt Nam thực
hiện các ưu tiên trong lĩnh vực giảm nghèo, tập trung cải thiện môi trường đầu tư lành
mạnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp ở vùng nông thôn và năng suất trong nông nghiệp.
CIDA tập trung nâng cao năng suất nông nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh, thông qua hỗ trợ kỹ
thuật và các dịch vụ khác cho người nông dân cũng như các cơ quan nhà nước nhằm nâng
cao sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, an toàn thực phẩm và chất lượng. CIDA tập trung hỗ trợ
cải cách pháp luật, chính sách và cải cách hành chính cần thiết đối với tăng trưởng theo
thị trường, củng cố phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại khu vực nông thôn.
CIDA cũng tập trung nâng cao kỹ năng cho người lao động thông qua việc tăng cường cơ
hội tiếp cận cũng như quản lý hệ thống giáo dục dạy nghề và kỹ thuật.
Tính đến hết năm tài khóa 2011-2012, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế
Canada (CIDA), Chính phủ Canada đã cung cấp hơn 600 triệu USD ODA cho Việt Nam
(khoảng 18 triệu/năm theo kênh song phương và khoảng 29 triệu/năm nếu tính cả kênh
NGO và các tổ chức quốc tế). Tổng giá trị ODA Canada dành cho Việt Nam từ năm 1990
11


đến nay là hơn 800 triệu USD. Hiện tổng giá trị các dự án ODA của Canada còn hiệu lực
với Việt Nam là hơn 60 triệu CAD. Các dự án viện trợ của Canada đã và đang được triển
khai ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam và phát huy hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện
điều kiện sống của nhiều cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài ra, Canada cũng dành sự
hỗ trợ có ý nghĩa cho Việt Nam trong các lĩnh vực khác như y tế, tài chính - ngân hàng…
Dự án Môi trường Việt Nam - Canada (1996 -2006) trị giá 21,5 triệu USD được coi là
một trong những dự án thành công nhất của CIDA tại Đông Nam Á. Hợp tác về viện trợ
phát triển (ODA) cũng là điểm sáng và là nét đặc thù trong quan hệ Việt Nam-Canada.
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau:
1/ Việt Nam và Canada ghi nhận đóng góp của lĩnh vực hợp tác phát triển trong
tổng thể quan hệ chung hai nước trong những thập kỷ qua và sẽ duy trì các quan hệ đối
tác mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững của quan hệ song phương. Canada đánh giá cao

các thành tựu nổi bật của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo từ những năm 1990 và các
mục tiêu phát triển hiện nay được đề ra trong Báo cáo “Việt Nam 2035”. Việt Nam đánh
giá cao viện trợ phát triển chính thức của Canada dành cho Việt Nam và quan hệ đối tác
nhiều năm qua trong lĩnh vực hợp tác phát triển.
2/ Việt Nam và Canada tái cam kết thực hiện các điều khoản của Hiệp định chung
về Hợp tác phát triển năm 1994 như là nền tảng của quan hệ đối tác này. Hai nước cam
kết duy trì đối thoại chính sách vốn có nhiều năm qua về tăng cường hiệu lực và hiệu quả
trong lĩnh vực phát triển, coi đây là mục tiêu lợi ích chung và những điều kiện tiên quyết
nền tảng cho sự tiếp tục hợp tác của hai bên.
3/ Canada nhận thấy cần có một cách tiếp cận mới chiến lược hơn đối với hợp tác
phát triển giữa hai nước và sẽ tìm cách phân bổ các nguồn lực cho các chương trình phù
hợp với Chính sách hỗ trợ phụ nữ quốc tế của Canada và đáp ứng trực tiếp đối với các
thách thức phát triển của Việt Nam như xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn, được
xác định tại Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 2016 – 2020. Theo đó, hợp tác
phát triển của Canada sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và
12


thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc thực thi Chương trình nghị sự phát triển bền
vững 2030 của Liên hợp quốc.
2.4.

Về Chính trị - Ngoại giao
Canada thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1973, mở Đại sứ quán

tại Hà Nội vào năm 1994 và Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm
1997. Canada là thành viên của Ủy ban Giám sát Quốc tế trong gần 25 năm, bắt đầu từ
năm 1954, sau khi chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp kết thúc.
Trong suốt 4 thập kỉ, quan hệ chính trị-ngoại giao không ngừng được củng cố và
tăng cường, đánh dấu bằng các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao, lãnh đạo Chính phủ,

Quốc hội và nhiều Bộ, ngành, đối tác, tổ chức đoàn thể, quần chúng hai nước. Đặc biệt,
trong chuyến thăm Canada của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 6/2005, hai bên đã thiết
lập khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện, ổn định và lâu dài. Các cuộc tiếp xúc cấp cao và
khuôn khổ đối tác toàn diện vừa thể hiện sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, vừa giúp đưa
quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Đến năm 2009, Việt Nam vẫn đang trong quá trình đẩy mạnh cải cách tư pháp, cần
sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các nước trên thế giới; mong muốn,
trong thời gian tới phía Canada sẽ tăng cường hợp tác và hỗ trợ Việt Nam tích cực hơn
nữa trong lĩnh vực tư pháp, nhất là trong đào tạo nguồn nhân lực tư pháp có chất lượng
cao và các hoạt động hỗ trợ người dân tiếp cận với các dịch vụ tư pháp. Dự án JUDGE
(Dự án phát triển tư pháp và sự tham gia từ cơ sở giữa Việt Nam và Canada) là một minh
chứng rõ nét cho quan hệ hợp tác về tư pháp giữa hai nước.
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau:
1/ Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục trao đổi các chuyến thăm của Lãnh đạo Cấp cao
và đối thoại thường xuyên giữa quan chức cao cấp của hai Chính phủ, bao gồm Tham

13


khảo Chính trị cấp Thứ trưởng; hoan nghênh giao thiệp giữa các cơ quan Đảng và Quốc
hội hai nước.
2/ Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các thể chế đa phương như
Liên hợp quốc (UN), Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng Pháp ngữ. Hai nước tái khẳng định cam kết
chung trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trên thế giới, ủng hộ Hiến chương
Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và sẽ xem xét hợp tác trên các lĩnh
vực liên quan cùng quan tâm trong các khuôn khổ song phương và đa phương trên tinh
thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.
3/ Việt Nam và Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn

định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ủng hộ việc duy trì trật tự dựa trên pháp luật
trên biển và đại dương, bao gồm Biển Đông. Cách tiếp cận này dựa trên luật pháp quốc tế,
bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); ủng hộ bảo đảm
tự do hàng hải, hàng không, thương mại và việc sử dụng đại dương vì các mục đích hòa
bình, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển.
4/ Việt Nam và Canada khẳng định ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp ở
Biển Đông, bao gồm tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý và phù hợp với luật
pháp quốc tế.
5/ Việt Nam và Canada nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong cấu trúc
khu vực, ủng hộ những nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN thượng tôn pháp luật, vững
mạnh và thịnh vượng và hoan nghênh những sáng kiến của ASEAN nhằm duy trì hòa
bình, an ninh và chống đối đầu ở khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển
Đông (DOC) và Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
6/ Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục phối hợp nhằm ứng phó với các thách thức toàn
cầu, bao gồm chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thách thức phi
truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, an ninh biển, an ninh lương
thực, an ninh nguồn nước và bảo vệ môi trường. Việt Nam và Canada sẽ nỗ lực bảo vệ đa
14


dạng sinh học và môi trường sống, chống lại nạn buôn lậu và khai thác bất hợp pháp, và
ủng hộ thực thi Tuyên bố Hà Nội về chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
7/ Việt Nam và Canada nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển
quyền con người phù hợp với Hiến pháp và các cam kết quốc tế của mỗi nước, bao gồm
ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và sẵn sàng
tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
2.5.

Về Quốc phòng và An ninh
Năm 2014, Việt Nam-Canada cam kết mở rộng quan hệ công nghiệp quốc phòng.


Canada đã ra tuyên bố ủng hộ lập trường quan điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông,
ủng hộ những giải pháp giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình, trên cơ sở
luật pháp quốc tế của Việt Nam trước sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981
trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Những năm gần đây, Canada luôn là người được lợi từ chính sách đa dạng hóa
kênh nhập khẩu vũ khí trang bị của Việt Nam, chiến lược này là để giảm sự lệ thuộc vào
nhà cung ứng truyền thống Nga, đồng thời được đưa ra trong tình hình, bối cảnh nâng cao
vị thế chiến lược.
Ngoài ra, Việt Nam cũng coi chính sách nêu trên là một trong những biện pháp
quan trọng để thông qua chuyển nhượng công nghệ và kỹ thuật chuyên nghiệp có liên
quan, nỗ lực nâng cao năng lực công nghiệp quốc phòng của mình.
Năm 2010, Hải quân nhân dân Việt Nam (Vietnam People”s Navy, VPA) đã đặt
mua 6 thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 của tập đoàn Viking Air Canada, được
thiết kế đặc biệt để tuần tra trên biển. Hải quân Việt Nam vào tháng 4 năm 2014 đã nhận
được chiếc thứ ba, dùng cho một loạt nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ vận chuyển, tiếp tế,
theo dõi trên biển và tìm kiếm cứu nạn ở khu vực duyên hải trên cả nước.
Năm 2017, Đại sứ Canada tại Việt Nam - bà Ping Kitnikone khẳng định vũ trụ
không gian và công nghiệp quốc phòng là những lĩnh vực mà Canada rất hy vọng có thể
hợp tác với Việt Nam.
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau:
15


1/ Việt Nam và Canada chia sẻ lợi ích chung đối với hòa bình và an ninh ở khu vực
châu Á – Thái Bình Dương và sẽ tiếp tục phối hợp tại các cơ chế đối thoại và hợp tác
song phương và đa phương về các vấn đề quốc phòng, an ninh, xây dựng năng lực và
huấn luyện.
2/ Việt Nam và Canada sẽ tìm kiếm và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực gìn giữ

hòa bình, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai, cũng như các lĩnh vực
khác hai bên cùng quan tâm và có lợi ích. Việt Nam và Canada sẽ tiếp tục tìm các biện
pháp tăng cường hợp tác quốc phòng thông qua Chương trình Hợp tác và Huấn luyện
quân sự quốc tế và các chương trình đào tạo của phía Việt Nam.
3/ Việt Nam và Canada quyết định nghiên cứu các lĩnh vực hợp tác mới để tăng
cường an ninh, bao gồm xây dựng năng lực trong các lĩnh vực có lợi ích chung.
2.6.

Về Khoa học – công nghệ và Sáng tạo
Năm 2014, Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chuyến công tác

sang Canada và tiến hành trao đổi về nguyên tắc các hướng hợp tác trong thời gian tới ở
cấp Bộ và hướng tới thiết lập hợp tác cấp quốc gia như hướng đến ký kết Hiệp định hợp
tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Canada, ký lại Biên bản ghi nhớ với Trung tâm
Nghiên cứu phát triển quốc tế Canada (IDRC).
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau: Việt Nam và Canada sẽ thúc đẩy và tăng cường hợp tác
trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ sạch và bền vững, nông nghiệp và thực
phẩm, công nghệ thông tin truyền thông, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu biển, giảm
nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu. Mục tiêu là để tạo điều kiện cho sự tham gia của
nhiều thành phần nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các chủ đề cùng quan tâm. Hai
nước nỗ lực hơn nữa tìm kiếm các cơ hội tiềm năng để cộng tác về nghiên cứu và phát
triển, triển khai và thương mại hóa công nghệ sạch, tiên tiến và sáng tạo để ứng phó với
các thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu.

16


2.7.


Về Giao lưu nhân dân
Hiện có khoảng 250.000 người Việt Nam sinh sống tại Canada. Vị thế của cộng

đồng người Việt trong xã hội Canada ngày càng tăng cả trên lĩnh vực chính trị và kinh tếxã hội. Ngày càng có nhiều tổ chức, hội, nhóm, cá nhân người gốc Việt ủng hộ đất nước,
giúp đỡ Cơ quan đại diện của ta. Một số phái đoàn thương mại, văn hóa và từ thiện đến
Việt Nam đã được tổ chức với sự tham gia của cộng đồng người Canada gốc Việt. Trong
các cuộc trao đổi, tiếp xúc song phương ở các cấp, lãnh đạo Việt Nam đề nghị Canada
quan tâm hỗ trợ để cộng đồng người Việt hội nhập với xã hội sở tại, đóng góp cho quan
hệ hai nước.
Tuyên bố chung đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam –
Canada về lĩnh vực này như sau: Việt Nam và Canada hoan nghênh quan hệ mạnh mẽ và
ngày càng gia tăng giữa nhân dân hai nước trên nhiều tầng nấc trong xã hội, bao gồm các
giới doanh nghiệp, học thuật, truyền thông, văn hóa, thể thao, du lịch và các tổ chức phi
chính phủ. Việt Nam và Canada sẽ phối hợp thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ này thông
qua hợp tác trên nhiều lĩnh vực và giữa các địa phương hai nước. Việt Nam và Canada ghi
nhận những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam đối với Canada. Với chính sách đa
văn hóa, Canada hoan nghênh các giá trị và văn hóa Việt Nam và điều này tăng cường
quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Hai nước khuyến khích các mối quan hệ giữa nhân dân
hai nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị.

17


3.

Thách thức và cơ hội, triển vọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện

Việt Nam – Canada
3.1.


Cơ hội
Canada và Việt Nam là hai nước hữu nghị nhiều năm, hai nước đã cùng nhau nỗ

lực đẩy mạnh các mục tiêu chung, hợp tác phát triển quốc tế, tăng trưởng kinh tế, tăng
cường trao đổi về thương mại. Truyền thống đó hôm nay lại tiếp tục khi hai bên ký kết
thỏa hiệp hợp tác giữa hai quốc gia. Trong hàng chục năm qua hai nước đã cùng nhau làm
việc để tiến tới các mục tiêu chung, qua hợp tác quốc tế, hợp tác quốc tế mạnh hơn và hợp
tác thương mại. Đó là khung để Canada tăng cường mối quan hệ VIệt Nam.
Tại cuộc hội đàm ngày 8-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ
tướng Justin Trudeau đã thông qua Tuyên bố chung về việc xác lập quan hệ Đối tác toàn
diện giữa Việt Nam và Canada. Đây là dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước, kịp
thời tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác sâu rộng, hiệu quả trong bối cảnh hai nước
ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích trên các bình diện song phương, khu vực và quốc tế. Thủ
tướng Justin Trudeau khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực,
nhất trí hai nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhau trong quan hệ kinh tế thương mại đầu tư trên nguyên tắc hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi.
Việt Nam có thể tranh thủ nguồn lực từ Canada phục vụ cho mục tiêu kinh tế-xã
hội sau này như các gói viện trợ, đầu tư FDI… Một cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt
Nam có thể tiếp cận vốn, các chương trình của Chính phủ có thể nhận được hỗ trợ kinh
phí. Một trong số đó nổi bật là ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó chính sách hỗ
trợ phụ nữ quốc tế của Canada và đáp ứng trực tiếp đối với các thách thức phát triển của
Việt Nam như xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn.
Cùng với việc nâng tầm quan hệ lên đối tác toàn diện. Việt Nam cũng tranh thủ
được sự ủng hộ của một nước lớn như Canada đối với vấn đề trên Biển Đông trước sức ép
từ phía Trung Quốc. "Việt Nam và Canada khẳng định ủng hộ giải quyết hòa bình các
tranh chấp ở biển Đông, bao gồm tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý và phù
hợp với luật pháp quốc tế" - Tuyên bố chung nêu.
18


Các cộng đồng doanh nghiệp cũng có cơ hội để giao thương mở rộng mạng lưới

sang Canada, một thị trường tiềm năng, từ đó mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế.
Bởi khi đã có quan hệ ngoại giao với Canada, Việt Nam có thể mở rộng quan hệ ngoại
giao với nhiều nước khác. Giống như chúng ta đã có sự “bảo chứng” của Canada, là một
đối tác có thể tin cậy, vì vậy từ đó có thể nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
Ngoài khía cạnh thương mại, Việt Nam có thể học hỏi được khoa học kỹ thuật,
công nghệ, giáo dục từ Canada, một nước phát triển với những trường đại học nằm trong
top thế giới và trình độ khoa học kĩ thuật đáng để học hỏi. Việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác
trên lĩnh vực giáo dục là một định hướng đầu từ vào phát triển kinh tế nội sinh.
Canada hứa sẽ tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng người Việt Nam tại Canada
hội nhập, phát triển. Một cơ hội cho những công dân có định hướng sinh sống tại đất nước
này.
3.2.

Thách thức
Quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam – Canada tuy đã được củng cố và phát triển

trên nhiều lĩnh vực, song nếu so với tiềm năng của hai bên thì những gì đạt được vẫn còn
rất khiêm tốn.
Một trong những thách thức đối với mối quan hệ Việt Nam – Canada là làm sao hài
hòa được quan điểm toàn diện trên tất cả các mặt, quan điểm của một nước phát triển và
một nước đang phát triển, để từ đó đạt được nhất trí có lợi cho cả hai bên.
Canada - quốc gia đã không xuất hiện trong buổi ký kết chiều 10/11, với mong
muốn đàm phán lại một số điều khoản của hiệp định TPP. Nếu như một phần nguyên nhân
từ Mỹ rút khỏi TPP trong khi Canada và Mỹ đang định ký kết Hiệp định NAFTA, việc
Canada ký TPP có thể ảnh hưởng đến việc đàm phán của hiệp định này thì một phần nữa,
theo thông tin từ lãnh đạo Chile, chính phủ nước này muốn đàm phán lại một số vấn đề
liên quan tới sở hữu trí tuệ và Internet. Đối với Việt Nam, 2 vấn đề này còn tồn tại những
khúc mắc. Thứ nhất, Sở hữu trí tuệ ở các nước tiên tiến được tôn trọng và kiểm tra gắt
gao, nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, các điều luật quản lí cũng
như các biện pháp xử phạt chưa thật sự được vận dụng triệt để làm cho các cơ sở sản xuất

19


kinh doanh vẫn luồn lách làm giả, nhái, đạo ý tưởng, làm ảnh hưởng đến việc cạnh tranh
thị trường. Cùng đó, người dân chưa có ý thức tôn trọng sản phẩm chính gốc, chưa quan
tâm đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ. Thay vào đó quan tâm đến giá thành nhiều hơn,
chuộng sản phẩm rẻ hơn mặc dù chất lượng không được đảm bảo. Việt Nam sẽ cần phải
có những chính sách giải quyết đươc tình trạng này, tạo lòng tin cho các đối tác quốc tế
tin tưởng hợp tác, các doanh nghiệp nước ngoài không bị thua thiệt khi thamg ia vào thị
trường chung, hay đầu tư vào VIệt Nam. Thứ hai, vấn đề Internet cũng có tình trạng
tương tự với việc quản lí còn yếu kém dẫn đến không quản lí được, tình trạng độc quyền
cung cấp vẫn còn xuất hiện khiến các quốc gia còn ngần ngại khi chọn Việt Nam đầu tư.
Các nhà hoạch định chính sách cần tạo ra một môi trường thật lành mạnh, không chỉ là
các đạo luật thương mại trực tiếp mà còn là các vấn đề gây ảnh hưởng gián tiếp đến các
quyết định đầu tư, hợp tác kinh tế của các nước trên thế giới đối với Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc mở rộng thị trường, đi kèm với đó cũng
là thách thức về việc bị mất thị trường nội địa. Người tiêu dùng bây giờ có thể lựa chọn
một sản phẩm nước ngoài có giá thành vừa phải (do lúc này đã hạ thuế tối đa, cũng như
giảm các hàng rào phi thuế) thì các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ cạnh tranh cao hơn
rất nhiều. Từ đó doanh nghiệp phải tìm ra định hướng đổi mới, thích nghi để tồn tại.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Canada vẫn là những mặt hàng chủ lực đã cũ, là
những sản phẩm mang tính đơn giản , trong khi đó nhập khẩu là những mặt hàng mang
tính công nghệ cao. Tức là giá trị xuất-nhập không cân đối. Có thể Việt Nam đang tranh
thủ những mặt hàng có lợi thế so sánh hơn với các quốc gia trên thế giới nhưng việc đóng
khung, dập khuôn trong một số mặt hàng là không tốt vì thị hiếu của người tiêu dùng dễ
dàng thay đổi. Hơn nữa, Canada là một nước phát triển, muốn tranh thủ được toàn bộ giá
trị của hợp tác toàn diện, các doanh nghiệp Việt Nam cần đổi mới, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tao thêm nhiều giá trị trong quá trình hình thành nên sản phẩm, như vậy mới
đạt được nhiều lợi tức.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN, nhưng

con số tổng kim ngạch thương mại hai chiều chỉ đạt 5,5 tỷ USD. Con số này là một khởi
đầu tốt nhưng hợp tác thương mại còn có thể tiến xa hơn thế rất nhiều. Chúng ta hy vọng
con số đó sẽ tăng lên nhiều hơn nữa. Canada không có nhiều công ty lớn trong lĩnh vực
20


thu hút đầu tư truyền thống mà Việt Nam đang tìm kiếm, không có công ty lớn tới Việt
Nam để xây dựng nhà máy, thực hiện dự án nhằm thu hút vốn đầu tư FDI về cho Việt
Nam. Thế mạnh thực sự của Canada là trong ngành dịch vụ. Đối tượng mà các công ty
Canada có thể hợp tác là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam, giúp họ
phát triển sản xuất hay thực hiện các dự án. Các doanh nghiệp thấy cần khuyến khích hợp
tác với nhau. Để khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), Việt Nam cần
tiếp tục ưu tiên hội nhập kinh tế, áp dụng các cơ chế cần thiết, tạo môi trường thuế thuận
lợi hay quan tâm đến cả những vấn đề nhỏ như đơn giản hóa thủ tục hành chính…
Tranh thủ được các nguồn vốn từ nước ngoài là một điều tốt đối với một nền kinh
tế đang phát triển và đang thiếu vốn như Việt Nam hiện nay,tuy nhiên cần phải thu hút
đầu tư có chọn lọc, và kĩ càng trong quá trình chọn dự án. Việc hợp tác có thể làm cho
Việt Nam khó có thể từ chối FDI, vậy đặt ra vấn đề cần hài hòa, thống nhất quan điểm
như trên.
Từ đó cũng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách về đề ra, nghiên cứu chính
sách vừa phải đạt các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cân bằng các yêu tố
trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục tìm hiểu và khai thác tối đa tiềm năng của
nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư; khoa học công nghệ, giáo
dục… Về phía Việt Nam, cần có sự chủ động, tích cực hơn nữa của các Bộ/ Ngành, giới
doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân trong việc tìm kiếm các cơ hội hợp tác thiết
thực và hiệu quả với Canada. Bên cạnh các vấn đề về kinh tế, các vấn đề văn hóa, giáo
dục cũng cần được chú trọng, làm sao không đánh mất bản sắc dân tộc, không bị quá phụ
thuộc vào việc học hỏi. Mà học hỏi để sáng tạo ra những lợi ích mới. Đó là cả một quá
trình nỗ lực, tự thân phát triển lâu dài mà Việt Nam cần cố gắng đạt được.


21


KẾT LUẬN
Canada và Việt Nam là hai nước có quan hệ hữu nghị nhiều năm. Trong hàng chục
năm đó hai nước đã cùng nhau làm việc để tiến tới các mục tiêu chung, qua hợp tác quốc
tế, hợp tác quốc tế mạnh hơn và hợp tác thương mại. Đó là khung để Canada tăng cường
mối quan hệ với Việt Nam. Và bàn đạp gần đây nhất là Hiệp định hợp tác toàn diện giữa
Việt Nam và Canada sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước, tiếp tục củng
cố vững chắc nền tảng, đi vào chiều sâu, bền vững, mang lại thịnh vượng cho cả hai phía.
Việc phát triển mối quan hệ này đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội để hội nhập sâu và
rộng hơn, tiếp cận, và sánh vai cùng thế giới phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra
những thách thức mà ở đó cả chính phủ, khối doanh nghiệp và toàn bộ công dân cần phải
tự ý thức thay đổi, sáng tạo toàn diện để thích nghi và tạo ra những giá trị mới cho cộng
đồng chung. Như vậy, mọi thứ đều có những mặt lợi hại nhất định, và vấn đề đặt ra cho
Việt Nam không chỉ là trong mối quan hệ với Canada mà còn các quan hệ quốc tế khác,
đó là tận dụng được những cơ hội một cách triệt để, đồng thời không ngừng đổi mới để
đương đầu với những thách thức, trong đó rất cần có sự định hướng chính xác từ chính
phủ và sự đồng lòng từ chính các công dân trong nước để xây dựng một đất nước ngày
càng hoàn thiện, giàu mạnh hơn.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục, 2014. Trandaiquang.org, Báo Trung Quốc: Việt Nam-Canada cam kết
mở rộng quan hệ công nghiệp quốc phòng, />2. 06/

20118.


Canadainternational.gc.ca,

Quan

hệ

Canada

– Việt

nam,

/>.aspx?lang=vie
3. 11/ 2017. vnexpress.net, Toàn văn tuyên bố chung Việt Nam - Canada,
/>4. wits.worldbank.org, Vietnam All Products Export to Canada in US$ Thousand
2000-2015,
/>ear/2015/TradeFlow/Export/Indicator/XPRT-TRDVL/Partner/CAN/Product/Total#%20[Total%20export%20of%20Vietnam%20to
%20Canada
5. canada.ca,

Report

-

Trade

Data

Online,


/>%7CCustom+Years&reportType=TB&searchType=All&customYears=2016%7C2
015%7C2014%7C2013%7C2012%7C2011%7C2010%7C2009%7C2008%7C200
7%7C2006%7C2005%7C2004%7C2003%7C2002%7C2001%7C2000&productTy
pe=HS6¤cy=US&countryList=specific&runReport=true&grouped=GROU
PED&toFromCountry=CDN&areaCodes=586&naArea=9999

23



×