Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Giáo án hóa học kì 1 lớp 11 năm học 2021 - 2022 theo cv 4040

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 152 trang )

Ngày soạn
……....

Tiết: 1, 2

Ngày dạy
……….

Lớp
Ngày
Tiết

ÔN TẬP ĐẦU NĂM

I- MỤC TIÊU
1- Kiến thức
- Ôn tập cơ sở lí thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, bảng tuần
hoàn, phản ứng oxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
- Hệ thống hoá kiến thức về tính chất vật lí, hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố
trong nhóm halogen, oxi – lưu huỳnh.
- Vân dụng cơ sở lí thuyết hoá học khi ôn tập nhóm halogen và oxi – lưu huỳnh, chuẩn bị nghiên
cứu các nguyên tố nitơ - photpho và cacbon – silic.
2. Kĩ năng
- Lập phương trình hoá học của các phản ứng oxi hoá - khử bằng phương pháp thăng bằng
electron.
- Giải một số bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về
chất khí, …
- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập hoá học như lập và giải phương trình đại số, áp
dụng định luật bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình …
II- CHUẨN BỊ
- GV: Bảng hệ thống tuần hoàn.


III- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Bài ôn tập
Hoạt động 1: Thảo luận phiếu học tập 1
- Vận dụng lí thuyết nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn ôn tập nhóm halogen và oxi –
lưu huỳnh.
1) Axit H2SO4và HCl là các hoá chất cơ bản, có vị trí quan trọng trong công nghiệp hoá
chất. Hãy so sánh tính chất vật lí và tính chất hoá học của 2 axit trên?
2) So sánh liên kết ion liên kết cộng hoá trị. Trong các chất sau đây, chất nào có liên kết
ion, liên kết cộng hoá trị: NaCl; HCl; Cl2?
3) So sánh các Halogen, oxi, lưu huỳnh và đặc điểm cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học,
tính oxi hoá- tính khử? Lập bảng so sánh nhóm VIIA và VIA?
Nội dung so sánh
1. Các nguyên tố hoá học
2. Vị trí trong bảng tuần hoàn
3. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng
4. Tính chất hoá học của đơn chất
5. Hợp chất quan trọng

Nhóm halogen

Oxi-Lưu huỳnh

Hoạt động 2: Phản ứng hoá học, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng e, xác định chất oxi
hoá và chất khử:
t0
t0
a) FexOb + CO →
Fe + CO2

b) Fe + HNO3 →
Fe(NO3)3 + NO2+ H2O
0
t
c) KMnO4 + HCl →
KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O ..
2O5
2. Cho phương trình hoá học: 2SO 2 + O2 V
→ 2SO3 Phân tích đặc điểm của phản ứng điều
chế lưu huỳnh trioxit, từ đó cho biết các biện pháp kĩ thuật để tăng hiệu quả tổng hợp SO3.
Hoạt động 3: Giải bài tập hoá học bằng định luật bảo toàn nguyên tố, khối lượng và bảo toàn
electron
1. Cho 19,8 gam hh Mg, Fe, Cu và Al tác dụng với HCl dư ta thu được 11,2 lít khí H 2 (đktc), 6,4
gam chất rắn không tan. Tính khối lượng muối tạo thành?
Gợi ý: BTNT H2 và BTKL?
1


2. Hoà tan hoàn toàn 1,12 gam kim loại hoá trị II vào dd HCl thu được 0,448 lít khí H 2(đktc). Xác
định kim loại?
Gợi ý: BTE hoặc giải bình thường.
Hoạt động 4: Giải bài tập bằng phương pháp đường chéo và bằng cách lập hệ phương trình
phản ứng
1. Một hỗn hợp khí O2 và SO2 có tỉ khối so với H2 là 24. Tính%V của các khí?
Gợi ý: PP đường chéo
2. Cho 17,85 gam hỗn hợp X: Al, Fe, Ag vào dung dịch H 2SO4 loãng, dư thu được 8,4 lít H 2
(đktc). Nếu cho 3,57 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì thu được 2,128 lít SO2
(đktc). Tính thành phần % của các kim loại trong hỗn hợp đầu?
3. Cho 9,58 gam bột Al, Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với oxi dư được 14,7 gam hỗn hợp oxit. Cho
toàn bộ hỗn hợp oxit vào dung dịch H2SO4 2M, dư. Tính thể tích tối thiểu mà dung dịch H2SO4 2M

cần dùng để hoà tan hết hỗn hợp oxit trên?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS về làm tường trình ôn tập theo đề cương ôn tập đầu năm.
V- RÚT KINH NGHIỆM

2


Ngày soạn
……....

Tiết : 3

Ngày dạy
……….

Lớp
Ngày
Tiết

Bài 1. SỰ ĐIỆN LI

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a) Kiến thức
Nêu được:
Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
b) Kĩ năng
 Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
 Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
−Tính được nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.
c) Thái độ
Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về sự điện li vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời
sống con người.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng ngôn ngữ hoá học; thực hành hoá học; phát hiện và
giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; tính toán hóa học;vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc
sống.
II. Chuẩn bị củaGV và HS
1.GV (GV)
- Dụng cụ thí nghiệm: Bộ dụng cụ đo khả năng dẫn điện;
- Hóa chất: muối ăn khan, các dung dịch muối ăn, nước vôi, nước đường, HCl 0,1M và
CH3COOH 0,1M.
2. HS (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan đến dòng điện, vật dẫn điện trong Vật lí lớp 9.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1
và phát cho HS ở cuối buổi học trước).
III. Chuỗi các hoạt động học
a) Hoạt động trải nghiệm, kết nối ( 10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức của HS đã biết về khái niệm dòng điện, vật dẫn điện và vật cách
điện; kết nối với hiện tượng dẫn điện của các dung dịch trong thực tiễn để tạo mâu thuẫn nhận
thức để đặt ra vấn đề chính cho bài học.
Nội dung HĐ: Khái niệm về sự điện li, chất điện li.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
GV giao nhiệm vụ học tập cho HS từ tiết trước để về nhà chuẩn bị:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Tìm hiểu những thông số ghi trên chai nước khoáng? Vì sao các thông số này không được ghi dưới dạng phân tử mà lại ghi dưới dạng ion?

Câu 2: Thế nào là dòng điện? Điều kiện để một vật dẫn được điện? Nêu một số vật dẫn điện
mà em biết?
Câu 3: Nước được sử dụng có dẫn điện không? Hãy lấy những hiện tượng dẫn điện trong
thực tiễn mà em biết?
GV: Tổ chức cho HS HĐ nhóm để trao đổi, thống nhất và hoàn thiện nội dung trong PHT
- HS: Đại diện một số nhóm lên báo báo, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung
- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành một số thí nghiệm thử tính dẫn điện giống SGK cho các trường
hợp sau:
- Muối ăn khan.
- Nước đường.
3


- Nước muối.
- Nước vôi trong.
Sau đó trả lời câu hỏi: Trình bày hiện tượng quan sát được? nhận xét về khả năng dẫn điện
của các chất và dung dịch trên. Kết quả đó chứng tỏ điều gì?- HS : Trình bày kết quả thí nghiệm
vào bảng phụ treo lên bảng, các nhóm nhận xét chéo
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
- HS: Xác định được các trường hợp: nước muối, nước vôi có khả năng dẫn điện, chứng tỏ trong
dung dịch có hạt tải điện. Còn muối khan, nước đường không dẫn điện chứng tỏ trong dung dịch
không có chứa hạt tải
điện.
- Các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận, thống nhất ý kiến.
- GV nêu vấn đề: để có các hạt mang điện trong các dung dịch, các phân tử chất tan đã phân li ra
ion, hiện tượng đó gọi là sự điện li. Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hiện tượng
này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng điện li (10 phút)
+) Mục tiêu hoạt động:

- Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li.
- Viết phương trình điện li của các chất.
- Rèn năng lực năng lực hợp tác, năng lực làm thí nghiệm hóa học, năng lực sử
dụng ngôn ngữ hoá học.
+) Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hạt mang điện tích trong các dung dịch nước vôi trong, nước muối là những hạt nào?
2. Khi hòa tan các phân tử và tinh thể vào nước, đã xảy ra quá trình gì? Rút ra khái niệm thế nào là
sự điện li, chất điện li?
3. Chất điện li gồm những chất nào?
4. Viết phương trình điện li của các chất: NaCl, NaOH, HCl?
5. So sánh khả năng dẫn điện của NaCl khan và dung dịch NaCl? Có nhận xét gì về vai trò của
nước?
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số cặp trình bày kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung .
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động:
- HS hoàn thành PHT số 2
Kết quả dự kiến:
HS trả lời được các câu hỏi như sau:
1. Hạt mang điện có trong các dung dịch nước chanh, nước vôi trong, nước muối là các ion.
2. Khi hòa tan các phân tử và các tinh thể vào nước thì xảy ra quá trình phân li các phân tử ra ion.
Quá trình đó là sự điện li.
- Sự điện li: là quá trình phân li ra ion của các chất khi tan vào nước.
- Chất điện li: là chất khi tan vào nước phân li ra ion.
3. Axit, bazơ, muối là chất điện li.
4. Phương trình điện li: NaCl → Na+ + ClNaOH → Na+ + OHHCl → H+ + Cl5. NaCl khan không có khả năng dẫn điện nhưng khi hòa tan vào nước thì dung dịch NaCl lại dẫn
điện. chứng tỏ nước đóng vai trò quan trọng trong sự điện li của các chất. Nước là dung môi phân
cực giúp các chất phân li ra ion.
- Thông qua quan sát, GV nhắc nhỡ HS làm việc hiệu quả đồng thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.

- Thông qua sản phẩm học tập: Dựa vào báo cáo của các nhóm về nội dung của phiếu học tập số
2GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách phân loại chất điện li (10 phút)
+) Mục tiêu hoạt động:
- Biết được cách phân loại chất điện li, phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Rèn năng lực năng lực hợp tác, năng lực làm thí nghiệm hóa học, năng lực sử dụng ngôn
ngữ hoá học.
4


+) Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để hoàn thành yêu cầu:
1. Làm thí nghiệm thử tính dẫn điện của dung dịch HCl 0,1M và dung dịch CH 3COOH 0,1M; nêu
hiện tượng quan sát được (chú ý độ sáng của đèn)
2. So sánh khả năng dẫn điện của dung dịch CH 3COOH và HCl? Có nhận xét gì về khả năng phân
li của hai chất? Từ đó có thể phân chất điện li thành mấy loại?
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các cặp khác góp ý, bổ sung.
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
HS hoạt động nhóm để hoàn thành câu hỏi:
Kết quả dự kiến:
1. 2 dung dịch đều có đèn sáng nhưng dung dịch HCl 0,1M có đèn sáng hơn dung dịch CH 3COOH
0,1M.
2. Khả năng dẫn điện của dung dịch HCl tốt hơn dung dịch CH 3COOH chứng tỏ trong dung dịch
HCl có nhiều ion hơn. => trong dung dịch HCl có khả năng phân li mạnh hơn CH 3COOH. Vậy có
thể phân chất điện li thành hai loại: chất điện li mạnh và chất điện li yếu
+ Chất điện li mạnh là những chất khi tan vào nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn thành
ion.
Chất điện li mạnh gồm: axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối. Biểu diễn phương trình điện li
của chất điện li mạnh bằng dấu mũi tên một chiều.
NaOH → Na+ + OH+ Chất điện li yếu là chất khi tan vào nước chỉ một phần các phân tử hòa tan phân li thành ion,

phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử.
Chất điện li yếu gồm: các axit yếu, bazơ yếu và một số muối không tan. Để biểu diễn phương trình
điện li của chất điện li yếu, người ta dùng dấu mũi tên hai chiều.
CH3COOH  CH3COO- + H+
- Thông qua quan sát, GV nhắc nhỡ HS làm việc hiệu quả đồng thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
- Thông qua sản phẩm học tập: Dựa vào báo cáo của các nhóm về nội dung của GV giúp
HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
3. Hoạt động luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học trong chủ đề về khái niệm về sự điện li,
chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Tiếp tục các năng lực định hướng: tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học,
phát triển và giải quyết các vấn đề thông qua các môn học.
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này cho HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS hoạt động cặp đôi
hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi trong phiếu học tập.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung.
GV giúp HS nhận ra những sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hoàn thành các câu hỏi/ bài tập sau:
Câu 1. Chất không dẫn điện là
A. Dung dịch NaOH.
B. NaOH nóng chảy.
C. NaOH rắn, khan.
D. Dung dịch HF trong nước.
Câu 2. Dãy gồm các chất điện li là
A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH.
B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4.
C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2. D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH.

Câu 3. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh
A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.
B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.
C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.
D. NaOH, NaCl, HCl.
Câu 4. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M; C 2H5OH 0,1M; CH3COOH 0,1M và K2SO4 0,1M. Dung
dịch dẫn điện tốt nhất là
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch C2H5OH.
C. dung dịch CH3COOH.
D. dung dịch K2SO4.
Câu 5. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch BaCl2 0,01M là
5


A. 0,03 M.
B. 0,04 M.
C. 0,02 M.
D. 0,01 M.
Câu 6. Viết phương trình điện li của các chất sau: H2SO4, HF, Ba(OH)2, Fe(OH)3, AlCl3; CaCO3.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
- Kiểm tra, đánh giá HĐ.
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu
học tập, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điểu chỉnh và chuẩn hóa kiến
thức.
4. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
a) Mục tiêu của hoạt động:

Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn vởi
thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên
động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và
chia sẽ vởi lớp.
b) Nội dung HĐ: HS giải quyết câu hỏi sau
Hãy quan sát hình ảnh sau đây và cho biết người ta đã sử dụng hiện tượng gì để bắt cá? Giải
thích? Hành vi này ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? Nêu ý kiến của em về hành vi này?

c) Phương thức tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
d) Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo
để kịp thời động viên, khích lệ HS.

Ngày soạn

Ngày dạy

Lớp

6


……....

Tiết : 4

……….


Ngày
Tiết

Bài 2. AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI

Giới thiệu chung
- Bài Axit,Bazo và muối gồm các nội dung chủ yếu sau: Định nghĩa axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính
và muối theo thuyết A-rê-ni-ut,Sự điện li của muối trong nước. Ở đây bài học đã được thiết kế
thành chuỗi các hoạt động cho HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải
quyết trọn vẹn một vấn đề học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là
người tổ chức, định hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách
tích cực, chủ động, sáng tạo.
- Thời lượng dự kiến thực hiện bài học : 01 tiết.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức Biết được :
- Thế nào là axit,bazo,hidroxit lưỡng tính,muối theo thuyết A-rê-ni-ut
- Sự điện li của muối trong nước
b) Kĩ năng
- Viết được phương trình điện li của axit,bazo,muối,hidroxit lưỡng tính
- Nhận biết axit,bazo muối trong dung dịch
- Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch do chất điện li mạnh phân li ra
-Vận dụng Định luật bảo toàn điện tích trong việc giải các bài tập liên quan
c) Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1.GV: - Hệ thống câu hỏi, bài tập có liên quan, phiếu học tập, máy chiếu
- Hóa chất: dung dịch NaOH; dung dịch HCl ;dung dịch ZnCl2 ; dung dịch NH3
- Dụng cụ:ống nghiệm, kẹp gỗ giá đỡ

2. HS: - Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: Axit,bazo,muối,hidroxit lưỡng tính (lớp 9
THCS).
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1 và
phát cho HS ở cuối buổi học trước)
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp...
- Hóa chất:muối ăn NaCl
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
Do HS đã được học về axit,bazo,hidroxit lưỡng tính và muối ở THCS nên GV cần chú ý khai thác
triệt để các kiến thức đã học nói trên của HS để phục vụ cho việc nghiên cứu bài mới.
Hoạt động (HĐ) trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): được thiết kế nhằm huy động những
kiến thức đã được học của HS về định nghĩa ,tính chất hóa học đặc trưng của axit,bazo,muối ở
chương trình THCS,biết được cách viết phương trình điện li của chúng ở bài trước. Tuy nhiên, HS
sẽ gặp khó khăn trong việc viết phương trình điện li của axit nhiều nấc,của muối axit nên phải
chuyển sang hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: Định nghĩa axit,bazo,hidroxit lưỡng
tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut;cách viết phương trình điện li của chúng. Các nội dung kiến
thức này được thiết kế thành các HĐ học của HS. Thông qua các kiến thức đã học, HS suy luận,
kết nối để rút ra các kiến thức mới.
Để thuận tiện cho việc giảng dạy trên lớp tôi chia Bài Axit,Bazo và Muối thành 02 tiết với nội
dung từng tiết dạy như :
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
a) Hoạt động trải nghiệm, kết nối
+) Mục tiêu hoạt động: Huy động các kiến thức đã được học của HS về Axit,bazo
muối,hidroxit lưỡng tính ;cách viết phương trình điện li của chúng và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu
kiến thức mới của HS.
7


+) Phương thức tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 ;
- Sau đó GV cho HS hoạt động chung cả lớp bắng cách mời một số nhóm báo cáo, các
nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là hoạt động tạo tình huống / nhu cầu học tập nên GV không chốt
kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được
giải quyết ở hoạt động hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Dựa vào thông tin đã cho trong phiếu học tập HS có thể thấy vướng mắc khi viết phương
trình điện li của axit yếu nhiều nấc;của muối axit;của hidroxit lưỡng tính. Tuy nhiên đây là hoạt
động trải nghiệm kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS
phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi các HS phải
tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hãy lấy một số ví dụ về axit,bazo,hidroxit lưỡng tính mà em biết.Nêu tính chất hóa học đặc
trưng của chúng?
2. Viết phương trình điện li của dung dịch axit,bazo,hidroxit lưỡng tính ở trên?
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động:
Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời
phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có
được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
GV nêu vấn đề: Chúng ta đã biết axit,bazo,hidroxit lưỡng tính khi tan trong nước sẽ phân li thành
các ion chuyển động tự do trong dung dịch.Vậy về mặt bản chất ta có thể định nghĩa
axit,bazo,hidroxit lưỡng tính như thế nào ta cùng nhau nghiên cứu bài hôm nay.
b) Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐỊNH NGHĨA AXIT,BAZO (10 phút)
+) Mục tiêu hoạt động
- Nêu được định nghĩa Axit,Bazo theo quan điểm của A-rê-ni-ut
So sánh với quan điểm của Bromstet để thấy được mặt hạn chế của quan điểm này.

- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình điện li của axit một nấc,nhiều nấc,bazo
-HS hiểu được tại sao có muối axit và muối trung hòa
- Rèn năng lực tự học, năng lực hoạt động nhóm, năng lực ngôn ngữ.
+) Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS :chia lớp thành 2 nhóm nêu yêu cầu cho mỗi nhóm
+ Nhóm 1: Dựa vào sản phẩm của phương trình điện li mà em đã làm ở phiếu học tập 1 nêu định
nghĩa Axit?lấy ví dụ với axit một nấc ;axit nhiều nấc.Ion nào gây nên tính chất hóa học chung của
axit?
+ Nhóm 2: nêu định nghĩa bazo?lấy ví dụ minh họa.Ion nào gây nên tính chất hóa học chung của
bazo?
- Hoạt động nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm nhằm trao đổi, bổ sung trong kết quả hoạt động cá
nhân.
- Hoạt động chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung
(lưu ý mời các nhóm có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp được phong
phú, đa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể gặp khó khăn khi viết phương trình điện li của axit yếu nhiều nấc
Dung dịch NH3 mặc dù không chứa nhóm OH trong phân tử nhưng là dung dịch bazo.tại sao vậy?
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành yêu cầu củaGV
1. Định nghĩa:
Theo thuyết A-rê-ni-ut, Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
Axit 1 nấc là axit khi tan trong nước phân tử phân li một nấc ra ion H+
VD:
HNO3
→ H+ + NO38



→ H+ + CH COO


CH3COOH ¬
3
Axit nhiều nấc là axit khi tan trong nước phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+
H2SO4 → H+ +HSO4

¬


HSO4H+ + SO42
→ H+ + H PO ¬


H PO
3

4

2

4



¬


H2PO4H+ + HPO42
→ H+ + PO 3¬



HPO424
Trong đó nấc 1mạnh hơn nấc 2 sau đó đến nấc 3
- Các dung dịch axit đều có tính chất chung của cation H+ :
Làm quỳ tím chuyển màu đỏ; tác dụng với bazo,oxit bazo;tác dụng với muối;tác dụng với một số
kim loại
VD:
KOH
→ K+ + OHBa(OH)2 → Ba2+ + 2OHCác dung dịch bazo đều có tính chất chung của ion OH- : làm quỳ tím hóa xanh;tác dụng với
axit;oxit axit;tác dụng với muối
GV bổ xung: Một số dung dịch trong phân tử không chứa nhóm OH nhưng vẫn là dung dịch bazo
vd: dung dịch NH3
GV bổ xung quan điểm của Bromstet hoàn thiện hơn so với quan điểm cũ của A-rê-ni-ut
Axit là những chất có khả năng cho proton (H+) dưới tác dụng dung môi
Bazo là những chất có khả năng nhận proton dưới tác dụng của dung môi
Vd:
HCl
→ H+ + ClThực chất :
HCl + H2O → H3O+ + Cl
→ NH + +OH


NH3 + H2O ¬
4
Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐỊNH NGHĨA HIDROXIT LƯỠNG TÍNH (10 phút)
+) Mục tiêu hoạt động
- Biết định nghĩa hidroxit lưỡng tính theo quan điểm A-rê-ni-ut
- Biết viết phương trình điện li của một số hidroxit lưỡng tính
- Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm ;thao tác thí nghiệm
+) Phương thức tổ chức hoạt động

GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành làm thí nghiệm
Nhóm 1: cho dung dịch HCl tác dụng với Zn(OH)2
Nhóm 2: cho dung dịch NaOH tác dụng với Zn(OH)2
GV bổ xung: trước tiên ta phải điều chế Zn(OH)2 từ dung dịch ZnCl2 và dung dịch NH3
Hs: tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm;quan sát hiện tượng xảy ra;viết phương trình minh họa
sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả choGV
Zn(OH)2 tan được cả trong dung dịch NaOH và dung dịch HCl
Phương trình: Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 +2 H2O
GV quan sát HS làm thí nghiệm nhắc nhở HS đảm bảo an toàn cho HS,gợi ý hướng dẫn HS viết
đúng phương trình phản ứng xảy ra ở 2 thí nghiệm.
GV nêu vấn đề: Zn(OH)2 vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với bazo,người ta gọi nó
là một hidroxit lưỡng tính.Vậy hidroxit lưỡng tính được định nghĩa thế nào?
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
HS nghiên cứu sgk nêu định nghĩa hidroxit lưỡng tính viết phương trình điện li của chúng
GV gợi ý hướng dẫn hs viết phương trình phân li như axit
Định nghĩa :Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có
thể phân li như bazo: Một số hidroxit thường gặp: Zn(OH) 2 ; Al(OH)3 ;Pb(OH)2 ; Sn(OH)2 chúng
đều ít tan trong nước




Vd: Zn(OH)2 ¬
Zn2+ + 2OH



Zn(OH) ¬
ZnO 2- + 2H+

2

2

- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời
phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
9


+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS
chốt được các kiến thức về định nghĩa Hidroxit lưỡng tính và cách viết phương trình điện li của
chúng
c) Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
+) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về định nghĩa axit, bazo hidroxit lưỡng tính
theo quan điểm của A-rê-ni-ut
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn
đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2
+) Phương thức tổ chức hoạt động
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao
đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung.
GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài
tập.
- GV biên soạn lựa chọn câu hỏi với các mức độ khác nhau phù hợp với đối tượng HS cụ thể trên
cơ sở đảm bảo mục tiêu chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu của chương trình.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đấy đúng ?

A.
Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B.
Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C.
Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D.
Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 2: Dung dịch H2SO4 có nồng độ 0,2M coi H2SO4 điện li hoàn toàn bỏ qua sự điện li của nước
thì nồng độ của ion H+ thu được là:
A.
0,2M
B.0,4M
C. 0,1M
D.0,3M
Câu 3: Một dung dịch chứa 0,1mol CO 32- ;0,2mol Cl- ;0,3mol HCO3- ; amol Na+ ;0,2mol K+ .Giá
trị của a là
A. 0,7
B. 0,5
C.0 ,6
D. 0,4
3+
Câu 4: Dung dịch Y chứa 0,01mol Fe ;0,02mol NH4+ ;0,02mol SO42- và xmol NO3- .Giá trị của x
là ?
A. 0,01
B. 0,02
C. 0,03
D. 0,04
Câu 5: Cho các chất : Al; Al2O3; Al2(SO4)3 ; Zn(OH)2; NaHS; K2SO3; (NH4)2CO3.Số chất vừa tác
dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl là:

A. 4
B.5
C.6
D.7
Câu 6:Hòa tan hoàn 15,6g hỗn hợp Al, Al2O3 trong 500ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,72l
H2(đktc) và dung dịch X.Thể tích dung dịch HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng
kết tuả lớn nhất là ?
A. 0,175 lit
B. 0,15 lit
C. 0,25 lit
D. 0,52 lit
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
Sản phẩm hoạt động: HS bổ sung, hoàn thiện nội dung đúng trong phiếu học tập số 2 của cá
nhân.
Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: trong quá trình HS hoạt động cá nhân/nhóm, GV chú ý quan sát để kịp thời
phát hiện những khó khăn vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua báo cáo của các nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS
chốt được các kiến thức cần nắm.
d) Hoạt động 4: vận dụng và tìm tòi mở rộng
+) Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng
kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả các HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến
khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với
lớp.
+) Nội dung hoạt động
10



1. Axit thường có ở những loại thực phẩm nào trong đời sống hằng ngày của chúng ta?những
người mắc bệnh gì thì nên hạn chế đồ dùng chứa nhiều axit?
2. Mưa axit là hiện tượng gì? Tác hại của mưa axit tới con người như thế nào?
3. Tại sao khi bị ong đốt người ta thường bôi vôi vào sẽ bớt đau hơn?
4. Khi kho cá người ta thường cho thêm vào dưa chua; khế; dứa… nhằm mục đích gì?
+) Phương thức tổ chức hoạt động
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện,
góc học tập của lớp, trực tiếp tại địa phương..)
Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn
tài liệu và để ở thư viện nhà trường/ góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp
HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.
+) Sản phẩm, đánh giá kết quả của hoạt động
Sản phẩm hoạt động: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint (thời gian trình bày không
quá 10 phút) của HS.
Đánh giá kết quả hoạt động: GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng
vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
Hoạt động 5:Tìm hiểu định nghĩa Muối, sự điện li của muối trong nước(25Phút)
1. Mục tiêu hoạt động:
Nêu được định nghĩa muối theo A-rê-ni-ut
Phân biệt được muối axit,muối trung hòa viết phương trình điện li của chúng
Kỹ năng tính nồng độ mol/l của ion sinh ra trong phương trình điện li muối
Sự thủy phân của muối;tính axit,bazo của muối
2. Phương pháp tổ chức hoạt động:
GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS
HS nghiên cứu SGK thực hiện phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP 1
Câu 1. Kể tên một số muối mà em biết?viết phương trình điện li của chúng?
Câu2. Viết phương trình điện li của các muối sau? Tính nồng độ mol/l của các ion sinh ra biết
nồng độ mol/l của mỗi muối là 0,2M?
NH4Cl ; (NH4)2SO4;BaCl2 ;AlCl3 ;Fe2(SO4)3;NaHSO3 ;KH2PO4; K2HPO4 ;K3PO4

Câu 3. Nêu định nghĩa muối ?thế nào là muối axit ,muối trung hòa?
3. Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1.Trong quá trình làm các em có thể trao đổi
theo bàn theo nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV
GV theo dõi quan sát quá trình hoạt động của HS sau đó gọi một số HS lên bảng làm bài.GV nhận
xét chốt lại kiến thức cho HS.
Dự kiến HS sẽ không viết đươc sự điện li của muối axit.GV gợi ý và hướng dẫn cho HS
a. Định nghĩa muối : Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation
NH4+) và anion gốc axit.
Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra cation H +
(hidro có tính axit) vd : Na2CO3 ; (NH4)2SO4 ; KCl….
Muối axit là muối mà anion gốc axit còn hidro có khả năng phân li r ion H+ (hidro có tính axit )
Vd : NaHCO3 ;KHSO4 ; NaH2PO4….
GV lưu ý : một số muối của axit H 3PO3 như Na2HPO3 ;NaH2PO3 vẫn còn hidro nhưng là muối
trung hòa vì các hidro đó không có tính axit.
GV bổ xung : ngoài ra còn có một số loại muối khác như Muối kép KAl(SO 4)2.12H2O ; muối hỗn
tạp CaOCl2 ;muối phức
b.Sự điện li của muối trong nước
Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại(hoặc cation NH 4+) và
anion gốc axit trừ một số muối ít tan
Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit ,thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+
VD:
NaHCO3 → Na+ + HCO3
→ H+ + CO 2

HCO3- ¬
3
GV bổ xung sự thủy phân của muối trong nước
+ Cation kim loại mạnh : Na+ ;K+ không bị thủy phân tạo môi trường trung tính
11



+ Cation kim loại yếu Cu2+ ; Fe2+;Fe3+;Al3+ …và cation NH4+ bị thủy phân tạo dung dịch có tính
axit
+ Anion axit mạnh Cl- ; NO3-;SO42- không bị thủy phân tạo môi trường trung tính
+ Anion axit yếu CO32-;S2- ; SO32- …bị thủy phân tạo môi trường bazo mạnh




Vd: CO32- + H2O ¬
HCO3- + OHHoạt động 6: Luyện tập
GV chuyển giao hoạt động cho HS: hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M điện li thu được các ion có nồng độ tương ứng là:
A. Fe3+ 0,2M; SO42- 0,4M
B. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,2M
C. Fe3+ 0,4M; SO42- 0,6M
D. Fe2+ 0,2M; SO42- 0,6M
Câu 2. Một dung dịch chứa 0,1mol Fe 2+ ; 0,2mol Al3+ ; xmol Cl- ;ymol SO42- .Khi cô cạn dung dịch
thì thu được 46,9g hỗn hợp muối khan.Gía trị x,y là:
A.
0,2;0,3
B. 0,15;0,3
C. 0,2;0,35
D. 0,15;0,2
Câu 3. Những dung dịch có môi trường bazơ là:
A. Na2CO3 ; C6H5ONa ; CH3COONaB. Na2CO3 ; NH4Cl ; KCl
C. NH4Cl ; CH3COONa ;NaHSO4
D. KCl ; C6H5ONa C6H5COONa

Câu 4: Cho các dung dịch có cùng nồng độ : Na 2CO3 (1); H2SO4(2) ; HCl(3) ;KNO3(4).Sắp xếp
theo chiều nồng độ H+ tăng dần từ trái qua phải là:
A.
(1);(2);(3);(4) B. (4);(3);(2);(1)
C. (2);(3);(1);(4) D.(2);(3);(4);(1)
Câu 5: Cho các chất : Ca(HCO 3)2 ; NH4Cl; (NH4)2CO3 ;ZnSO4;Al(OH)3;Zn(OH)2 .Số chất trong
dãy có tính lưỡng tính là:
A.
2
B.3
C.4
D.5
Câu 6: Cho 7,3g hỗn hợp gồm Na,Al có tỉ lệ 2:1 về số mol tác dụng với 93,2g H 2O.Nồng độ phần
trăm của dung dịch muối thu được sau phản ứng là bao nhiêu
A.
8,2%
B. 11,74%
C.18,4%
D.11,8%
Hoạt động 7: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Câu 1: Em hãy cho biết tỉnh nào ở nước ta sản xuất muối?
Câu 2: Trong cơ thể người nếu thiếu hụt lượng muối Iôt có thể gây ra những bệnh gì?chúng ta cần
bổ xung lượng muối phù hợp như thế nào?

12


Ngày soạn
……....


Tiết : 5

Ngày dạy
……….

Lớp
Ngày
Tiết

Bài 3. SỰ ĐIỆN LY CỦA NƯỚC. pH.
CHẤT CHI THỊ AXIT BAZƠ

I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
Kiến thức
Viết được: Phương trình điện ly của nước.
K
Biểu thức tính hằng số phân ly của nước (tích số ion của nước H 2O )
- Nêu được ở 25oC [H+] = [OH-] = 1.0 x10-7 mol/l
Nêu được: ý nghĩa tích số ion của nước.
Kỹ năng.
Tính được nồng độ các ion [H+], [OH-] trong các môi trường trung tính, axit, bazơ
Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về tính chất của các dung dịch.
Viết phương trình điện ly của các chất.
Phân biệt được các môi trường nhờ vào các chất chỉ thị axits bazơ.
Thái độ
Say mê hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác

- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
II. Chuẩn bị củaGV và HS.
1.
Giáo viên.
Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm, dụng cụ lấy hóa chất lỏng,
máy đo pH.
Hóa chất: nước cất, dung dịch NaCl, dung dịch nước vôi Ca(OH) 2, giấm ăn, giấy quỳ tím, dung
dịch Phenol phtalein...
2.
HS.
Ôn lại các kiến thức về axit, bazơ, muối.
Kiến thức về viết phương trình điện ly.
III. Chuỗi các hoạt động học:
A.
Hoạt động trải nghiệm kết nối (5 phút)
a.
Mục tiêu hoạt động.
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức
mới của HS
Nội dung hoạt động: Tìm hiểu các nhận biết các dung dịch axit, bazơ, và cách xác định pH
của các chất lỏng: nước, dung dịch axit, bazơ, muối hường gặp trong thực tế đời sống
b.
Phương thức tổ chức hoạt động.
Giáo viên yêu cầu HS làm các thí nghiệm cho quỳ tím, Phenol phtalein vào các ống
nghiệm chứa nước cất, dung dịch NaCl, dung dịch nước vôi Ca(OH)2, giấm ăn
Tiếp tục cho HS đo pH của các dung dich nước cất, dung dịch NaCl, dung dịch nước vôi
Ca(OH)2, giấm ăn.

Kết qua thu được điền vào bảng sau:
Nước cất
Nước muối
Nước vôi
Giấm
Quỳ tím
Phenol Phtalein
pH
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm: Hs hoàn thành các nội dung trong bảng
Đánh giá kết quả hoạt động:
13


Thông qua quan sát : trong quá trình HS làm thí nghiệm GV quan sát các hoạt động của HS kịp
thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của Hs có biện pháp hỗ trợ hợp lý và kịp thời
Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý bổ xung của các nhóm khác giáo
viên nắm được HS đã được những kiến thức nào những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ xung
ở các hoạt động tiếp theo
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự điện ly của nước (10 phút)
a.
Mục tiêu hoạt động.
Hs Biết được nước nguyên chất cũng là chất điện ly nhưng rất yếu
Viết được phương trình điện ly của nước
K
Tính được [H+], [OH-] của H2O ở 25 0C, viết biểu thức tinh giá trị H 2O
Xác định được [H+], [OH-] trong các dung dịch axit, bazơ, và môi trường trung tính
Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác.
b. Phương thức tổ chức hoạt động.

GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu SGK sau đó hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Nước nguyên chất có dẫn điện không? …..
Viết phương trinh điện ly của nước.
………………………………………………………………………………………
K
Câu 2. Cho biết [H+], [OH-] trong môi trường nước ơ 25oC, Viết biểu thức tính H 2O .
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Câu 3. Tính [H+], [OH-] trong các dung dịch sau và rút ra kết luận về [H +], [OH-] trong các môi
trường trung tính, axit, bazơ:
a. dung dịch HCl 10-3M.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
b. Dung dịch NaOH 10-5M.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình. Các nhóm khác quan
sát góp ý bổ xung.
GV lưu ý một số ý:
K
- Khi nhiệt độ không khác nhiều với 250C thì H 2O coi bằng 1,0.10-14
K
- Đối với các dung dịch axit, bazơ, muối có nồng độ loãng giá trị H 2O =1,0.10-14
-GV chuân hóa kiến thức để HS ghi vào vở

c. Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động:

Sản phẩm: điền câu trả lơi vào phiếu học tập số 1
1.
Sự điện ly của nước.
Nước là chất điện ly nhưng rất yếu

→ H+ + OH

PT điện ly: H2O ¬
2.
Tích số Ion của nước.
0
Ở 25 C [H+] = [OH-] = 1,0.10-7(Mol/l).
K H 2O
=[H+].[OH-] =1,0.10-7 x 1,0.10-7 =1,0.10-14.
K
Giá trị H 2O chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nước có môi trường trung tính, nên có thể định nghĩa: Môi trường trung tính là môi trường trong
đó [H+]=[OH−]=1,0.10−7M
Lưu ý:
14


- Khi nhiệt độ không khác nhiều với 250C thì

K H 2O

coi bằng 1,0.10-14
K

- Đối với các dung dịch axit, bazơ, muối có nồng độ loãng giá trị H 2O =1,0.10-14
3.
Ý nghĩa tích số Ion của nước.
a.
Môi trường axit:
Tính [H+], [OH-] trong dung dịch HCl 10-3M.
HCl → H+ + Cl−14
→ [H+] =10-3M → [OH-] = 10 −3 = 10−11 M
10-3 10-3
10
+
-7
Kết luận môi trường axit có [H ] >10 M, [OH ] < 10-7M
b.
Môi trường Bazơ.
Tính [H+], [OH-] trong dung dịch NaOH 10-5 M
NaOH → Na+ + OH10−14
10-5
10-5
[OH-] = 10-5M → [H+] =
= 10−9 M
−5
10
Kết luận: môi trường Bazơ có [H+] <10-7M, [OH-] > 10-7M
Như vậy dựa vào ta có thể xác định nồng độ mol/l của các ion H +, OH- trong các dung dịch khác
nhau

Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát : trong quá trình HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm GV quan sát các
hoạt động của HS các nhóm kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của Hs có biện pháp

hỗ trợ hợp lý và kịp thời
Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý bổ xung của các nhóm khácGV chốt các kiến thức để HS
hòa thiện vào vở
Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a.
Mục tiêu tiêu hoạt động.
Củng cố khắc sâu kiến thức về cách tính nồng độ mol/l của các ion H +, OH-, trong dung
dịch axit, bazơ, nước dựa vào tích số ion của nước
Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Nội dungHĐ: hoàn thành các câu hỏi trng phiếu học tập số 2
phiếu học tập số 2
K
Câu 1: Ở 250C H 2O có giá trị là:
A. 10-7.
B. 10-14
C. <10-7
D. > 10-7
0
+
Câu 2: Ở 25 C trong nước [H ], [OH ] có giá trị là:
A. [H+] =[OH-] =10-7mol/l
B. [H+] <10-7mol/l, [OH-] >10-7 mol/l
+
-7
-7
C. [H ] >10 mol/l, [OH ] <10 mol/l D. [H+] =10-3mol/l, [OH-] >10-9 mol/l
Câu 3. Trong dung dịch HCl 0,01M. [H+] có giá trị là:
A. [H+] =0,01M.
B. [H+] < 0,01M. C. [H+] > 0,01M. D. Không xác định
Câu 4. Trong dung dịch CH3COOH 0,01M. [H+] có giá trị là.

A. [H+] =0,01M.
B. [H+] < 0,01M. C. [H+] > 0,01M. D. Không xác định
Câu 5. Trong dung dịch Ba(OH)2 0,001M. [OH-] có giá trị là:
A. [OH-] =0,001M. B. [OH-] = 10-12. C. [OH-] = 0,002M. D. [OH-]=10-11M
Câu 6. Trộn 200ml dung dịch NaOH 0.5M Với 300ml dung dịch H 2SO4 0.2M. sau phản ứng
thu được 500ml dung dịch X.
a.
dung dịch sau phản ứng có môi trường gì?
b.
Tính nồng độ mol/l của các ion H+, OH-, trong dung dịch X
b. Phương thức tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 3
HS làm việc độc lập hoặc cặp đôi để trao đổi giúp đỡ nhau cùng giải quyết các câu hỏi
Hoạt động chung cả lớp: gọi từng HS lên trình bày cách giải hs khác góp ý bổ xung
Giáo viên giúp đỡ HS nhận ra các chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức- phương pháp
giải bài tập
c. Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động:

Sản phẩm:
Hs: Hoàn thành phiếu học tập số 2
15



Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát : trong quá trình HS hoạt động nhóm, cá nhân GV quan sát các hoạt động
của HS các nhóm kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của Hs có biện pháp hỗ trợ hợp
lý và kịp thời
D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
a.

Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và
mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên
khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết
quả với lớp.
b.
Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập tình huống sau:
Câu hỏi: Mưa axi được phát hiện ra lần đầu tiên năm 1948 tại Thụy Điển nơi có rất nhiều mỏ than.
Đến năm 1960 thì các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu về hiện tượng này. Và
thuật ngữ “mưa axit” được đặt ra bởi Robert Angus Smith Vào năm 1972

Em hãy tìm hiểu qua tài liệu , internet và cho biết quá trình tạo thành mưa axit trong tự nhiên, tác
hại của mưa axit và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa mưa axit.
c/ Phương án tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
d/ Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
e/ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo
để kịp thời động viên, khích lệ HS.
Hoạt động 2: Khái niệm về pH và chất chỉ thị axit-bazơ (15 phút)
c.
Mục tiêu hoạt động.
Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức
mới của HS
Nội dung hoạt động: Tính [H+], [OH-] trong các môi trường trung tính, axit, bazơ từ đó xây
dựng khái niệm và công thức tính giá trị của pH
d.
Phương thức tổ chức hoạt động.
K

Giáo viên yêu cầu HS vận dụng ý nghĩa của giá trị tích số ion của nước H 2O để hoàn
thành phiếu học tập số 1
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số HS báo cáo, HS khác góp ý, bổ sung.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Tính [H ], [OH ] trong các dung dịch sau và rút ra kết luận về [H +], [OH-] trong các môi
trường trung tính, axit, bazơ:
a.
dung dịch H2SO4 10-3M.
……………………………………………………………………………………
+

-

16


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
b.
Dung dịch Ba(OH)2 5.10-3M.
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Câu 2. Dựa vào kết quả câu 1 tính giá trị pH của các dung dịch trên từ đó rút ra biểu thức tính giá
trị pH của dung dịch
- Nêu ý nghĩa của giá trị pH
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Sản phẩm:
1. Khái niệm về pH
Tính [H+], [OH-] trong dung dịch HCl 10-3M.

H2SO4 → H+ + Cl10-3

2x10-3

−14
→ [H+] =2x10-3M → [OH-] = 10 −3 = 5 x10−10 M
2 x10

→ pH = -lg(2x10-3) =2.7
Kết luận môi trường axit có [H+] >10-7M, nên pH < 7
Tính [H+], [OH-] trong dung dịch NaOH 10-5 M
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH10−14
−12
5x10-3
10-2
[OH-] = 10-2M → [H+] = −2 = 10 M
10
→ pH = 12
Kết luận môi trường Bazơ có [H+] <10-7M, nên pH > 7
Khái niệm: [H+] = 10-a thì pH = a
Lưu ý: có thể dùng công thức pH = -lg [H+]
2. Chất chỉ thị axit bazơ
Khái niệm: Chất chỉ thị axit bazơ là những chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của môi
trường
Chất chỉ thị axit bazơ bao gồm: quỳ tím, phenol phtalein, chất chỉ thị vạn năng.

Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pHpH, ta được hỗn hợp chất
chỉ thị vạn năng. Dùng băng giấy tẩm dung dịch hỗn hợp này có thể xác định được gần đúng giá
trị pH của dung dịch


Hình Màu của chất chỉ thị vạn năng (thuốc thử MERCK của Đức) ở các giá trị pH khác nhau.
Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch người ta dùng máy đo pH
+ Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Đối với các dung dịch có [H +], [OH-] = x.10-a HS không xác định được giá trị pH nên GV hướng
dẫn hs dung biểu thức pH= -lg[H +] và hướng dẫn HS cách sử dung máy tính tính giá trị của biếu
thức
Đối với các dung dịch bazơ HS thường nhầm lẫn tính [H+] thay cho [OH-]
NênGV có thể hướng dẫn hs tính giá trị pOH rồi tính a giá trị pH
Biết pH + pOH = 14
17



Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát : trong quá trình HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm GV quan sát các
hoạt động của HS các nhóm kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc của Hs có biện pháp
hỗ trợ hợp lý và kịp thời
Thông qua báo cáo của HS và sự góp ý bổ xung của các nhóm khácGV chốt các kiến thức để HS
hòa thiện vào vở
Hoạt động 3: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và
mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên
khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết
quả với lớp.
b.
Nội dung hoạt động: HS tìm hiều về vai trò pH của đất đối với cây trồng
Thang đánh giá pH đất
Độ pH

Đánh giá đất

3,0 – 4,0
Đất rất chua

4,0 – 5,5
Đất chua

5,5 – 6,5
Đất hơi chua

6,5 – 7,0
Đất trung tính

7,1 – 7,5
Đất hơi kiềm

7,5 – 8,0
Đất kiềm

> 8,0
Đất kiềm nhiều
pH đất ảnh hưởng đến cây trồng như thế nào? Các phương pháp cải tạo đất
c/ Phương án tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
d/ Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
e/ Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo
để kịp thời động viên, khích lệ HS.
a.


18


Ngày soạn
……....

Tiết : 6

Ngày dạy
……….

Lớp
Ngày
Tiết

LUYỆN TẬP: AXIT, BAZƠ, MUỐI , pH

I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

Kiến thức:
- Củng cố các kiến thức về axit, bazơ, muối và khái niệm pH của dung dịch.

Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán có liên quan đến pH và môi trường axit, bazo hay trung tính

Thái độ:
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về axit, bazo, muối vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời
sống con người.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
- Năng lực tính toán hóa học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị củaGV và HS
1.GV (GV)
- Hệ thống các câu hỏi và bài tập về axit, bazo, muối
2. HS (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: axit-bazo-muối và làm các bài tập ở bài luyện tập.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1 và phát
cho HS ở cuối buổi học trước).
- Bảng tính tan
III. Các chuỗi hoạt động học
Tiết 1
Hoạt động 1: Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức (15 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
- HS ôn tập và hệ thống hóa lại kiến thức nhu các định nghĩa về axit, bazo, hidroxit lưỡng tính,
muối theo thuyết A-rê-ni-ut
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- ND hoạt động: HS hoàn thành phiếu học tập số 1
b) Phương thức tổ chức hoạt động
- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp
ý, bổ sung.
- GV chốt lại các kiến thức lý thuyết cần nắm vững.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Đã được GV cho HS chuẩn bị trước ở nhà). Hãy trả lời các câu hỏi:
1) Cho các chất điện li sau: NaOH, Ba(OH) 2, Al(OH)3, Zn(OH)2, CuSO4, K2CO3, NH4HSO4,
NaHCO3, HCl, CH3COOH. Những chất nào là axit, bazo, hidroxit lưỡng tính, muối? Dựa vào
thuyết A-rê-ni-ut hãy giải thích tại sao?
..............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
2) Hãy nêu các công thức chính có liên quan đến pH?
19


..............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
3) Hãy nêu mối liên hệ giữa [H+]; pH và môi trường?
..............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
4)Tính nồng độ mol/l của các ion trong các dung dịch ở các trường hợp sau:
a) Dung dịch Ba(OH)2 0,025M
b) 1,5 lít dung dịch có 5,85 gam NaCl và 11,1 gam CaCl2.
..............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
5) Cho 100 ml dd NaOH 3M tác dụng với 100 ml dd H 2SO4 2M. Tính nồng độ của các ion thu
được sau phản ứng.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1 và ghi vở kiến thức lý thuyết cần nắm vững.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+) Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn vướng
mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.

+) Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được các Hs đã
có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Bài tập
a) Mục tiêu hoạt động:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong chương sự điện li
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn
đề thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao
đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung.
GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài
tập.
GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo
mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang
tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến
thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy
móc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:

Mức độ nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 2: Đối với dung dịch axit yếu CH 3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá
nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.
B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-].
D. [H+] < 0,10M.
Câu 3: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào
về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M.
B. [H+] > [NO3-].
C. [H+] < [NO3-].
D. [H+] < 0,10M.
Câu 4: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 5: Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH.
B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.
20


C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.
D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 6: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 7: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit.
D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 8: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3.
B. Ba(OH)2.
C. Fe(OH)2.
D. Cr(OH)2.
Câu 9: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3.
B. (NH4)2CO3.
C. Al(OH)3.
D. NaHCO3.
Câu 10: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất
trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 11: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ
nhất là
A. HCl.
B. CH3COOH.
C. NaCl.
D. H2SO4.
Câu 12: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.
B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.
C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.
D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Câu 13: Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung
dịch H2SO4, pH = b; dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới
đây là đúng?
A. d < c< a < b.
B. c < a< d < b.
C. a < b < c < d.
D. b < a < c < d.
Câu 14: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl.
B. K3PO4.
C. KBr.
D. HNO3.
Câu 15: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4.
B. HCl và AgNO3.
C. NaAlO2 và HCl.
D. NaHSO4 và NaHCO3.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 2.
- Kiểm tra, đánh giá HĐ:
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu
học tập số 2, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa
kiến thức.
D. Hoạt động :Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
1.Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và
mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên

khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết
quả với lớp.
2. Nội dung hoạt động:
Viết các PTPU liên quan đến tạo thạch nhũ trong các hang động, quá trình giải phóng khí CO2 ở
các núi đá vôi.
Phương án tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo
để kịp thời động viên, khích lệ HS.

21


Ngày soạn
……....

Tiết : 7

Ngày dạy
……….

Lớp
Ngày
Tiết

Bài 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG
DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI


I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

Kiến thức
- Cho HS hiểu được bản chất và điều kiện xảy ra của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch
các chất điện li.

Kĩ năng:
- Vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li để
làm bài tập lí thuyết và thực nghiệm.
- Viết được và đúng các phương trình dạng ion đầy đủ và thu gọn của các phản ứng.
- HS làm được dạng bài tập : Tính khối lượng kết tủa ? pH của dd sau phản ứng ? Nồng độ mol/l
các chất sau phản ứng ?

Thái độ:
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về phản ứng trao đổi ion vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ
đời sống con người.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
- Năng lực tính toán hóa học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị củaGV và HS
1.GV (GV)
- Hóa chất: Các dd Na2SO4, BaCl2, HCl, NaOH, CH3COONa, Na2CO3, phenolphtalein
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn ...
2. HS (HS)

- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: Sự điện li, chất điện li, axit-bazo-muối
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 1 và phát
cho HS ở cuối buổi học trước).
- Bảng tính tan
III. Các chuỗi hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
1. Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu, hứng thú tiếp tục tìm hiểu kiến thức
mới của HS.
- Nội dung HĐ: Tìm hiểu về các phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li
2. Phương thức tổ chức HĐ
- GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
- Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp
ý, bổ sung. Trong HĐ này không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê các câu hỏi hoặc vấn đề chủ yếu
mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong 3 dung dịch có cùng pH là HCOOH, HCl và H 2SO4 thì dung dịch có nồng độ mol lớn
nhất là HCOOH.
(2) Có thể phân biệt trực tiếp 3 dung dịch: KOH, HCl, H 2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
BaCO3.
22


(3) Axit, bazơ, muối là các chất điện li.
(4) Dung dịch CH3COONa và dung dịch C6H5ONa (natri phenolat) đều là dung dịch có pH >7.
(5) Theo thuyết điện li, SO3 và C6H6 (benzen) là những chất điện li yếu.
Hãy chỉ ra những phát biểu đúng?
..............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

Câu 2: Cho các chất sau: H3PO4, HF, C2H5OH, HClO, Ba(OH)2, HClO3, CH3COOH, BaSO4,
FeCl3, Na2CO3, HI, HClO4, HCN
1. Hãy cho biết đâu là chất điện li mạnh, đâu là chất diện li yếu
..........................................................................................................................................................
2. Viết phương trình điện li của các chất trên
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
3. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+) Thông qua quan sát: trong quá trình hoạt động nhóm, GV kịp thời phát hiện khó khăn vướng
mắc của HS để có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+) Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được các Hs đã
có những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện
li (25 phút).
a) Mục tiêu hoạt động
- Nêu, hiểu được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học.
b) Phương thức tổ chức HĐ:
- GV: Yêu cầu HS cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi đã được học ở lớp dưới
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV phân công các nhóm làm thí nghiệm:
+) Nhóm 1: Làm TN với phản ứng tạo thành chất kết tủa
+) Nhóm 2: Làm TN với phản ứng tọa thành nước
+) Nhóm 3: Làm TN với phản ứng tọa thành axit yếu
+) Nhóm 4: Làm TN với phản ứng tọa thành chất khí

- GV thông báo các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm có thể có, trên cơ sở đó các nhóm kết hợp với
nghiên cức SGK tự lựa chọn và đề xuất cách thực hiện các thí nghiệm
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả đạt
được theo định hướng của phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
STT
TN
Hiện tượng
PTHH dạng phân PTHH dạng ion rút
tử
gọn
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4

Trả lời các câu hỏi
1) Bản chất của phản ứng này là sự kết hợp giữa những ion nào với nhau?
.......................................................................................................................................................
2) Vì sao các ion khác không diễn ra sự kết hợp như vậy?
.......................................................................................................................................................3)
Muốn có chất này thì cần trộn hai dung dịch có chứa ion nào với nhau?
.......................................................................................................................................................Các nhóm khác góp ý, bổ xung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về điều kiện của phản ứng
trao đổi ion.
23


- GV: Yêu cầu HS cắn cứ vào các kết quả thí nghiệm của các nhóm hãy rút ra kết luận về điều kiện
của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li?
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:


Sản phẩm:
+ HS ghi vào phiếu học tập và các câu trả lời sau khi đã được góp ý của các nhóm và hoàn thiện
của GV
+ Rút ra được điều kiện của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li:
1. Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion
2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp
được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
- Chất kết tủa.
- Chất điện li yếu.
- Chất khí.

Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua hoạt động quan sát: Qua quá trình HĐ cá nhân/ nhóm làm thí nghiệm, phân
tích đánh giá các tình huống phát sinh trong quá trình TN thực hành. Phát hiện các khó khăn,
vướng mắc của các cá nhân, các nhóm HS và có giải pháp hỗ trợ.
+ Thông qua báo cáo của các cá nhân, các nhóm HS. GV hướng dẫn HS chốt kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG: Luyện Tập (5 phút)
a) Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về phản ứng tạo kết tủa, phản ứng tạo chất điện
li yếu, phản ứng tạo chất khí.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, phát triển kĩ năng
thực hành thí nghiệm.
b) Phương thức tổ chức hoạt động:
- Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể cho HS HĐ cặp đôi hoặc trao
đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung.
GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài
tập.
- GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp với đối tương HS, tuy nhiên phải đảm bảo

mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi/ bài tập cần mang
tính định hướng phát triến năng lực HS, tăng cường các câu hỏi/ bài tập mang tính vận dụng kiến
thức, gắn với thực tiễn, thực nghiệm, tránh các câu hỏi chỉ yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy
móc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Điều kiện để có phản ứng trao đổi ion xảy ra trong dung dịch? Cho 3 ví dụ minh hoạ ?
Câu 2: Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của những cặp dung dịch sau (nếu có) :
1) dd Al2(SO4)3 và dd Ba(NO3)2
2) dd FeCl3 và dd NaOH
3) CaCl2 và dd Na3PO4
4) dd NaCl và dd Fe(NO3)3
5) dd Fe(OH)3 và dd H2SO4
Câu 3: Cho các phản ứng hóa học sau:
(4) H 2SO 4 + BaCO3 

(1) (NH 4 ) 2SO 4 + BaCl 2 

(2) CuSO 4 + Ba(NO3 ) 2 


(5) (NH 4 ) 2SO 4 + Ba(OH) 2 


(6) Fe 2 (SO 4 )3 + Ba(NO3 ) 2 

(3) Na 2SO 4 + BaCl2 

Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gon là
A. (1), (2), (3), (6)
B. (1), (3), (5), (6)

C. (2), (3), (4), (6)
D. (3), (4), (5), (6)
Câu 4: Phương trình phản ứng: Ba(H2PO4)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H3PO4 tương ứng với
phương trình ion rút gọn nào sau đây?
A. Ba2+ + 2H2PO4- + 2H+ + SO42- → BaSO4 + 2H3PO4
B. Ba2+ + SO42- → BaSO4
24


C. H2PO4- + H+ → H3PO4
D. Ba2+ + SO42- + 3H+ + PO43- → BaSO4 + H3PO4
Câu 5: Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch
A. Na+; Ca2+; Fe2+; NO3-; ClB. Na+, Cu2+; Cl-; OH-; NO3+
3+
2C. Na ; Al ; CO3 ; HCO3 ; OH
D. Fe2+; Mg2+; OH-; Zn2+; NO3Câu 6: Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200 ml dung dịch Ba(OH) 2 a mol/l thu được
500 ml dung dịch có pH= 12. Giá trị của a là
A. 0,03.
B. 0,04.
C. 0,05.
D. 0,06.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

Sản phẩm:
- Kết quả trả lời các bài tập trong phiếu học tập số 3.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động:
+ Thông qua quan sát: Khi HS hoạt động cá nhân, GV chú ý quan sát kịp thời phát hiện
những khó khăn, vướng mắc của HS để có những giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Cho HS trình bày lời giải trong phiếu học tập số 3. GV tổ

chức cho HS chia sẻ, thảo luận, tìm ra các chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
D. Hoạt động :Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
1.Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và
mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên
khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết
quả với lớp.
2. Nội dung hoạt động:
Viết các PTPU liên quan đến tạo thạch nhũ trong các hang động, quá trình giải phóng khí CO2 ở
các núi đá vôi.
Phương án tổ chức HĐ
GV hướng dẫn HS về nhà tìm nguồn tư liệu tham khảo và hoàn thành các yêu cầu GV đưa ra.
Sản phẩm hoạt động: Viết báo cáo.
Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học tiếp theo
để kịp thời động viên, khích lệ HS.

25


×