Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

Năng lực tiếng pháp của học sinh trung học phổ thông dưới tác động của một số nhân tố xã hội, nghiên cứu trường hợp trường chuyên hà nội amsterdam và trường chu văn an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 179 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH NGA

NĂNG LỰC TIẾNG PHÁP CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MỘT
SỐ NHÂN TỐ XÃ HỘI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG
HỢP TRƯỜNG CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM
VÀ TRƯỜNG CHU VĂN AN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Đỗ Việt Hùng

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám đốc Học viện, Khoa Ngôn ngữ học, Phòng đào tạo sau đại học đã tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học: GS. TS
Đỗ Việt Hùng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu
và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, luận án này sẽ không thể
hoàn thành nếu không có những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của GS.TS
Nguyễn Văn Hiệp, GS.TS Vũ Văn Đại, GS.TS Nguyễn Văn Khang, PGS.TS
Vũ Thị Thanh Hương cùng nhiều thầy cô khác.


Tôi xin cảm ơn Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, phòng
Thư ký Biên tập khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận án.
Cuối cùng tôi xin cản ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã ủng hộ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Mặc dù đã hết sức cố gắng hoàn thiện luận án, song không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý thầy
cô và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Thị Thanh Nga


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NGUYỄN THỊ THANH NGA


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………...1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU…………………………….
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………...

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………....................

3
5
8

5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN……………………….... 14
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN………… 14
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN……………………………….............................. 15
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN…………………………………….

16

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................... 16

1.1.1.

Tình hình nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ............................................................... 16

1.1.2.

Các công trình nghiên cứu về năng lực tiếng Pháp.................................................. 20

1.1.3.

Tình hình nghiên cứu về đánh giá năng lực ngôn ngữ........................................... 23


1.1.4.

Tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ngoại ngữ.. 25

1.1.5.

Nhận xét.......................................................................................................................................... 33

1.2.

Cơ sở lí luận................................................................................................................................ 35

1.2.1.

Một số vấn đề lí thuyết ngôn ngữ học xã hội liên quan cách tiếp cận đề
tài luận án 35

1.2.2.

Khái niệm Khung mô tả năng lực ngôn ngữ................................................................ 48

Tiểu kết………………………………………………………………………….......54
CHƯƠNG 2: MÔ TẢ NĂNG LỰC TIẾNG PHÁP CỦA HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trường hợp trường THPT chuyên Hà Nội
Amsterdam và trường THPT Chu Văn An)............................................................................. 57
2.1.

Mô tả mẫu.................................................................................................................................... 59

2.1.1.


Đặc trưng cá nhân...................................................................................................................... 59


2.1.2.

Đặc trưng gia đình..................................................................................................................... 62

2.1.3.

Nhận xét.......................................................................................................................................... 65

2.2.

Năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ thông theo các kĩ
năng.................................................................................................................................................. 66

2.2.1.

Kĩ năng nghe................................................................................................................................. 67

2.2.2.

Kĩ năng nói…………………………………………………….......................75

2.2.3.

Kĩ năng đọc................................................................................................................................... 90

2.2.4.


Kĩ năng viết................................................................................................................................... 94

2.3.

Đánh giá chung......................................................................................................................... 99

Tiểu kết………………………………………………………………………….. 107
CHƯƠNG 3: NHỮNG NHÂN TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG
LỰC TIẾNG PHÁP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Trường hợp trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và trường THPT
Chu Văn An).................................................................................................................................................. 110
3.1.

Đặc điểm cá nhân................................................................................................................... 112

3.1.1.

Sự ảnh hưởng của nhân tố thời điểm bắt đầu học ngoại ngữ đến năng
lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ thông

3.1.2.

113

Sự ảnh hưởng của nhân tố động cơ, thái độ của học sinh đến năng lực
tiếng Pháp của học sinh trung học phổ thông 116

3.1.3.


Sự tác động của nhân tố trải nghiệm cá nhân đến năng lực tiếng Pháp
của học sinh trung học phổ thông

120

3.2.

Đặc điểm gia đình.................................................................................................................. 121

3.2.1.

Sự tác động của nhân tố gia đình có người biết tiếng Pháp ảnh hưởng
đến năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ thông……………. 122

3.2.2.

Sự tác động của nhân tố định hướng gia đình đối với năng lực tiếng
Pháp của học sinh trung học phổ thông

3.3.

125

Đặc điểm văn hoá-xã hội................................................................................................... 128


3.3.1.

Sự tác động của yếu tố công nghệ thông tin đối với năng lực tiếng
Pháp của học sinh trung học phổ thông


3.3.2.

128

Sự tác động của nhân tố điều kiện xã hội đối với năng lực tiếng Pháp
của học sinh trung học phổ thông………………………………………. 134

3.3.3.

Sự tác động của yếu tố cơ hội việc làm đối với năng lực tiếng Pháp của
học sinh trung học phổ thông………………....

3.3.4.

136

Sự tác động của nhân tố giao tiếp xã hội với người nước ngoài đối với
năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ thông………….. ……. 137

Tiểu kết………………………………………………………………………….. 144
KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO

151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 162
ĐẾN LUẬN ÁN
PHỤ LỤC


163


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CCTSL: cơ chế tâm - sinh lí
CEFR: Common European Framework of Reference for Languages:
Learning, Teaching, Assessment - khung tham chiếu Châu Âu
CMEC: Council of Ministers of Education Canada - Hội đồng Bộ trưởng Giáo
dục Canada.
CNTT: công nghệ thông tin
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
KNLNNVN: khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam
NLCL: năng lực chiến lược
NLDH: năng lực dụng học
NLDN: năng lực diễn ngôn
NLGT: năng lực giao tiếp
NLNN: năng lực ngôn ngữ
NLNNXH: năng lực ngôn ngữ xã hội.
NLNP: năng lực ngữ pháp
NLTC: năng lực tổ chức
THPT: trung học phổ thông


Bảng 2.1

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tỉ lệ nam nữ theo khối của học sinh

Bảng 2.2


Tần suất nghe hiểu tiếng Pháp ở lớp theo khối học và giới tính của 68

60

học sinh
Bảng 2.3

Tỉ lệ có tham gia các các hoạt động nghe tiếng Pháp ở ngoài

69

lớp học theo tuổi/khối học và giới tính
Bảng 2.4

Mức độ hiểu khi nghe, xem chủ điểm yêu thích

71

Bảng 2.5

Những khó khăn đối với kĩ năng nghe tiếng Pháp

72

Bảng 2.6

Mức độ quan trọng của kĩ năng nghe hiểu

75


Bảng 2.7

Tần suất giao tiếp tiếng Pháp ở lớp theo khối

77

Bảng 2.8

Hoạt động giao tiếp tiếng Pháp ở đâu/với ai của học sinh

78

Bảng 2.9

Đối tượng giao tiếp ở trường của các em học sinh

80

Bảng 2.10 Tần suất sử dụng tiếng Pháp để giao tiếp ở nhà

83

Bảng 2.11 Hoàn cảnh sử dụng tiếng Pháp

84

Bảng 2.12 Đối tượng giao tiếp ở nhà của các em học sinh

85


Bảng 2.13 Tần suất giao tiếp tiếng Pháp ở ngoài xã hội

86

Bảng 2.14 Địa điểm các bạn học sinh giao tiếp tiếng Pháp

87

Bảng 2.15 Đối tượng giao tiếp của học sinh ngoài xã hội

88

Bảng 2.16 Kết quả thường đạt đối với kĩ năng nói của học sinh

88

Bảng 2.17 Mức độ quan trọng của hoạt động giao tiếp

89

Bảng 2.18 Mức độ hiểu đối với kĩ năng đọc hiểu

91

Bảng 2.19 Mức độ đọc sách báo truyện tiếng Pháp

92

Bảng 2.20 Những khó khăn đối với hoạt động đọc


93

Bảng 2.21 Kết quả thường đạt đối với kĩ năng đọc hiểu của học sinh

94

Bảng 2.22 Tần suất viết bằng tiếng Pháp của học sinh

96

Bảng 2. 23 Những khó khăn thường gặp đối với kĩ năng viết của học sinh

97

Bảng 2.24 Những lỗi hay mắc đối với kĩ năng viết của học sinh

98


Bảng 2.25 Điểm viết thường đạt của các em học sinh
Bảng 2.26 Kết quả tự đánh giá năng lực ngoại ngữ theo tuổi

99
100

Bảng 2.27 Kết quả tự đánh giá năng lực ngoại ngữ theo giới tính

102

Bảng 3.1


117

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan
với nhân tố động lực và thái độ với tiếng Pháp

Bảng 3.2

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan

119

với việc tự học tiếng Pháp
Bảng 3.3

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan

120

với trải nghiệm bản thân
Bảng 3.4

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan

122

với nhân tố gia đình có người biết tiếng Pháp và sử dụng
tiếng Pháp trong gia đình
Bảng 3.5


Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan

124

với nhân tố bối cảnh sử dụng tiếng Pháp trong gia đình
Bảng 3.6

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá tốt theo tương

125

quan với yếu tố định hướng gia đình vì thích tiếng Pháp
Bảng 3.7

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá tốt theo tương

131

quan với yếu tố công nghệ thông tin của học sinh
Bảng 3.8

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan

135

Bảng 3.9

với yếu tố điều kiện xã hội
Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan


137

với yếu tố cơ hội công việc


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8

Thời gian bắt đầu học và lí do học tiếng Pháp của học sinh
Người định hướng theo học tiếng Pháp cho học sinh

62
63

Lí do gia đình định hướng học tiếng Pháp cho học sinh

64

Điểm của kĩ năng nghe hiểu theo khối và giới tính của học sinh

74


Tần suất giao tiếp tiếng Pháp ở lớp theo giới tính học sinh

77

Mức độ hiểu đối với kĩ năng đọc hiểu

90

Tần suất viết tiếng Pháp của học sinh

95

Tỉ lệ đánh giá mức độ thành thạo ở 4 kĩ năng theo giới tính học

102

sinh
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 3.1

Kết quả đạt được 4 kĩ năng của học sinh THPT

104

Tỉ lệ học sinh có các chứng chỉ Delf, Dalf tiếng Pháp

106

Tỉ lệ học sinh đạt 4 kĩ năng từ loại khá trở lên theo tương quan


112

với các đặc điểm cá nhân và khối lớp
Biểu đồ 3.2

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá theo tương quan với

115

nhân tố thời điểm bắt đầu học tiếng Pháp
Biểu đồ 3.3

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá tốt theo tương quan

127

với yếu tố định hướng gia đình vì sang Pháp học tập
Biểu đồ 3.4

Tỉ lệ học sinh có năng lực tiếng Pháp khá tốt theo tương quan
với yếu tố giao tiếp với người nước ngoài

138


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Việt Nam là quốc gia đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế.
Điều đó có tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước, trong đó có

nền giáo dục. Để giáo dục Việt Nam có thể hội nhập với giáo dục của các
nước trên thế giới, vươn tầm quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện các
quyết sách mạnh mẽ nhằm thúc đẩy việc học ngoại ngữ trong nhà trường. Bởi
lẽ ngoại ngữ được xem như là chìa khoá để phát triển của một quốc gia, là
công cụ bắt buộc phải có để làm việc trong môi trường toàn cầu hóa, là
phương tiện tốt nhất để tiếp cận với tri thức hiện đại. Hiểu được tầm quan
trọng của việc học ngoại ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành
Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020 với mục tiêu là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong
các trường và biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay theo đánh giá chung, khả năng ngoại ngữ của người Việt
còn hạn chế. Việc trang bị cho mình một thứ tiếng nước ngoài để đáp ứng xu
thế hội nhập và trở thành công dân toàn cầu còn mang tính tự phát. Ngoài
những vấn đề thuộc về chính sách và nhu cầu xã hội, chúng tôi cho rằng việc
học ngoại ngữ cũng như hiệu quả và chất lượng đạt được của nó còn phụ
thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố xã hội. Tuy nhiên cho đến
nay, gần như chưa có công trình nghiên cứu nào về sự ảnh hưởng của các
nhân tố xã hội đối với kết quả học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói
riêng của học sinh Việt Nam. Đây được xem là một hướng nghiên cứu mới
góp phần hiện thực hóa mục tiêu mà Bộ GD&ĐT đã đề ra là nâng cao chất
lượng dạy và học ngoại ngữ ở tất cả các cấp học.
1.2. Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong nhà trường mà Bộ
GD&ĐT đề ra được xem là mục tiêu chung cho tất cả các ngoại ngữ đang
1


được giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông nước ta. Tuy nhiên mỗi
ngoại ngữ lại có đặc thù riêng. Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu và
là ngoại ngữ số một trên thế giới và ở Việt Nam. Ngoại ngữ này được giảng
dạy phổ biến trong tất cả các trường học và được sử dụng rộng rãi trong đời

sống văn hóa xã hội. Một số ngoại ngữ khác cũng đang khá phát triển ở nước
ta hiện nay như tiếng Tây Ba Nha, tiếng Đức, tiếng Nhật v.v. tuy nhiên đó lại
không phải là thực trạng đối với tiếng Pháp. Tác giả Vương Toàn (2013) có
cùng quan điểm như vậy khi cho rằng: “Chúng ta có thể giải thích thực trạng
hiện nay một phần bởi sự bùng nổ tiếng Anh trong thời đại toàn cầu hóa.
Nhưng so với các ngoại ngữ khác, một câu hỏi được đặt ra: tại sao tiếng
Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn và cả tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha v.v. lại có sự
phát triển tương đối ở Việt Nam? Và tại sao đây không phải là trường hợp cho
tiếng Pháp”. Thực tế cho thấy, từ khi nước ta gia nhập cộng đồng Pháp ngữ
vào năm 1970, tiếng Pháp không ngừng được quan tâm và giảng dạy. Là một
trong 88 thành viên chính thức của Cộng đồng Pháp ngữ, song hiện nay chúng
ta đang phải đối mặt với một thực tế đó là tiếng Pháp đang mất dần vị thế ở
nước ta, chất lượng và kết quả học tập ngoại ngữ này chưa xứng tầm. Đây
cũng là vấn đề được Chính phủ hai nước thảo luận khá nhiều nhằm tháo gỡ
các khó khăn hiện nay và thúc đẩy công tác giảng dạy tiếng Pháp, tăng quy
mô, số lượng học sinh tiếng Pháp ở Việt Nam. Năm 2019, trong buổi làm việc
với đại diện Bộ GD&ĐT Việt Nam, Đại sứ Bertrand Lortholary khẳng định
chủ trương này là quyết tâm chính trị của Chính phủ Pháp và được hai nước
quan tâm phát triển như là một lĩnh vực hợp tác tốt đẹp nhất trong mối quan
hệ hợp tác ngoại giao giữa hai nước. Chúng tôi cho rằng để khôi phục lại vị
thế cho tiếng Pháp cũng như là việc dạy và học có hiệu quả ngoại ngữ này ở
Việt Nam, một đất nước đang trên đà phát triển về mọi phương diện, nhân tố
xã hội giữ vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có

2


công trình nghiên cứu tổng thể nào về các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến năng
lực tiếng Pháp của người học nói chung và của học sinh nói riêng tại nước ta
cũng như trên thế giới. Như vậy luận án thực hiện việc nghiên cứu các nhân

tố xã hội ảnh hưởng đến việc học tiếng Pháp của học sinh trung học phổ
thông là yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.
Điểm lại các công trình nghiên cứu đã công bố trước luận án này chúng
tôi nhận thấy đã có khá nhiều công trình đề cập đến tầm quan trọng của việc
học ngoại ngữ, thảo luận về phương pháp giảng dạy từng ngoại ngữ, từng kĩ
năng cụ thể. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều các công trình nghiên cứu về
năng lực ngoại ngữ nói chung và năng lực tiếng Pháp nói riêng, song đều là
các nghiên cứu để phục vụ cho phương pháp giảng dạy hay kiểm tra đánh giá
ngoại ngữ. Việc tìm hiểu về năng lực ngoại ngữ trong mối quan hệ với các
nhân tố xã hội thì gần như chưa có. Nói cách khác những công trình này đều
tiếp cận quá trình dạy và học ngoại ngữ từ góc độ ngôn ngữ học và giáo dục
học. Tuy nhiên chưa có công trình nào quan tâm đến vai trò, hay tác động của
các yếu tố xã hội đối với việc phát triển năng lực ngoại ngữ. Đây là một sự
thiếu vắng đáng tiếc vì thực tiễn dạy và học ngoại ngữ khẳng định rằng các
nhân tố xã hội có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển
năng lực ngoại ngữ ở người học, nhất là trong bối cảnh xã hội có sự cạnh
tranh gay gắt giữa các ngoại ngữ như hiện nay. Vì những lí do đó chúng tôi đã
lựa chọn đề tài nghiên cứu Năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ
thông dưới tác động của một số nhân tố xã hội: Nghiên cứu trường hợp
trường chuyên Hà Nội Amsterdam và trường Chu Văn An theo cách tiếp cận
ngôn ngữ học xã hội. Đây là một cách tiếp cận mới và cần thiết vì qua đó
chúng ta xác định được những đường lối chính sách, ứng xử xã hội hợp lí để
đạt được mục tiêu mà chính phủ hai nước đề ra.

3


2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu năng lực tiếng Pháp thực tế của học sinh THPT

ở một số trường chuyên ở Hà Nội và làm sáng tỏ tác động của một số nhân tố
xã hội tới năng lực đó ở học sinh, luận án hướng đến mục đích giúp nâng cao
năng lực tiếng Pháp cho học sinh và tìm lại vị thế của ngoại ngữ này trong hệ
thống giáo dục cũng như trong đời sống xã hội ở nước ta. Ngoài ra kết quả
nghiên cứu của luận án còn góp phần vào việc hoạch định chính sách ngoại
ngữ phù hợp ở Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các câu hỏi nghiên
cứu chính sau đây:
1/ Năng lực tiếng Pháp thực tế của học sinh THPT lớp chuyên và song
ngữ tiếng Pháp ở Hà Nội như thế nào ?
2/ Các nhân tố xã hội nào ảnh hưởng đến năng lực tiếng Pháp của học
sinh THPT lớp song ngữ và chuyên Pháp tại Hà Nội ?
2.3. Giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra các giả thuyết
nghiên cứu như sau:
1/ Năng lực thực tế của học sinh THPT khối lớp song ngữ và chuyên
Pháp tại Hà Nội đáp ứng được yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
2/ Các nhân tố xã hội (cá nhân, gia đình, văn hóa-xã hội) có ảnh hưởng
đáng kể đến việc hình thành và phát triển năng lực tiếng Pháp của học sinh
THPT khối lớp song ngữ và chuyên Pháp tại Hà Nội.
2.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án hướng tới nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
1/ Nghiên cứu các mô hình lí thuyết liên quan đến luận án.

4


- Hệ thống hóa lí thuyết về ngôn ngữ học xã hội: năng lực ngôn ngữ,
năng lực giao tiếp, biến ngôn ngữ, biến xã hội và mối quan hệ giữa biến ngôn

ngữ và biến xã hội;
- Lí thuyết về khung mô tả năng lực ngôn ngữ: khung tham chiếu Châu
Âu và khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
2/ Khảo sát thực trạng năng lực tiếng Pháp của học sinh THPT lớp
chuyên và song ngữ ở Hà Nội.
3/ Chỉ ra được các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến năng lực tiếng Pháp của
học sinh THPT lớp chuyên và song ngữ ở Hà Nội.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến
năng lực tiếng Pháp của các em học sinh THPT lớp song ngữ và chuyên ở Hà
Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian
Hà Nội được chọn làm địa bàn khảo sát của luận án bởi lẽ đây được xem
là một trong những thành phố lớn của Việt Nam có số lượng trường dạy tiếng
Pháp ở hệ THPT nhiều nhất so với cả nước. Cụ thể có sáu trường, trong đó có
năm trường theo hệ thống giáo dục Việt nam (THPT Chuyên Ngữ, THPT Chu
Văn An, THPT chuyên Amsterdam, THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông,
THPT Sơn Tây) và một trường theo hệ thống giáo dục của Pháp (THPT Quốc
tế Pháp Alexandre Yersin). Hà Nội cũng là thành phố luôn đi đầu trong việc
thực hiện các chính sách đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT. Học sinh trên địa
bàn Hà Nội được xem như là có mọi điều kiện (xã hội, trường lớp, gia đình
v.v.) tốt nhất cả nước. Đây được xem là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc
học tập nói chung và học ngoại ngữ nói riêng.

5


Hệ thống các trường THPT có tiếng Pháp là ngoại ngữ 1 ở Hà Nội được

đánh giá là không đồng đều về trình độ tiếng Pháp cũng như về điều kiện
giảng dạy và học tập. Luận án nghiên cứu về các nhân tố xã hội ảnh hưởng
đến năng lực tiếng Pháp của học sinh THPT không thể rải đều cho tất các các
nhóm trường. Chúng tôi lựa chọn khảo sát những trường về cơ bản là ở tốp
cao, có điều kiện tốt nhất, để qua đó thấy được với điều kiện tốt như thế thì
năng lực tiếng Pháp của các em học sinh đạt được là như thế nào ? Kết quả
nghiên cứu sẽ chỉ ra hai mặt của vấn đề. Nếu học sinh của hai trường này đạt
kết quả học khá tốt đáp ứng được mục tiêu của Bộ GD&ĐT thì chúng tôi cho
rằng đây sẽ là hướng phát triển tích cực cho tiếng Pháp trên địa bàn Hà Nội
cũng như cả nước. Ngược lại, nếu như học sinh trong những trường có mọi
điều kiện học tập tốt như vậy mà kết quả vẫn không đảm bảo thì Chính phủ và
các nhà làm chính sách giáo dục cần xem lại chương trình giảng dạy tiếng
Pháp ở nước ta vì như thế có nghĩa là chương trình chưa đi đúng hướng.
Với mục đích nghiên cứu trường hợp như vậy, luận án chọn hai trường là
THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và THPT Chu Văn An. Đây là những
trường có truyền thống lâu đời tại Hà Nội, trong đó tiếng Pháp được giảng
dạy từ nhiều năm nay. Hiện nay, đây là hai trường duy nhất còn có cả hai lớp
song ngữ và lớp chuyên Pháp. Một số trường khác như trường THPT Chuyên
Nguyễn Huệ trước đây cũng có cả hai lớp song ngữ và lớp chuyên Pháp tuy
nhiên giờ chỉ còn duy trì lớp chuyên. Năm 2017, hai trường này đã được cấp
nhãn hiệu rất có uy tín LabelFrancEducation. Đây là một nhãn hiệu xuất sắc
được trao cho các trường được đánh giá tốt nhất về chất lượng giảng dạy tiếng
Pháp trong chương trình song ngữ tiếng Pháp. Hiện nay trên thế giới chỉ có
209 trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt được nhãn
hiệu này. Gần như 100% học sinh trong tổng số 333 em khối tiếng Pháp của

6


hai trường này đều học tiếng Pháp từ lớp 1 của Chương trình tiếng Pháp tăng

cường của Bộ GD&ĐT.
Chúng tôi cho rằng, với hai trường THPT tốp đầu này, học sinh sẽ có
được những điều kiện tốt nhất. Mục tiêu của luận án khảo sát năng lực tiếng
Pháp của học sinh không phải để đưa ra các phương pháp học tập theo đường
hướng giáo học pháp mà là tìm hiểu các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến kết quả
học ngoại ngữ này của học sinh. Như vậy, với sự quan tâm thích đáng từ phía
xã hội, nhà trường, gia đình và sự trang bị tốt từ cá nhân, chúng tôi cho rằng
điều đó sẽ thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội trên với năng
lực tiếng Pháp của học sinh. Ở những trường có điều kiện không tốt bằng,
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xã hội sẽ không rõ ràng. Đây là những lí
do luận án chọn hai trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và THPT Chu
Văn An là địa bàn khảo sát và học sinh khối tiếng Pháp của hai trường làm
khách thể nghiên cứu.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận án được thực hiện trong khoảng thời gian 3 năm từ tháng 8/2016 –
8/2019. Tuy nhiên, việc điều tra nghiên cứu ở địa bàn hai trường THPT
chuyên Hà Nội Amsterdam và THPT Chu Văn An chỉ được thực hiện trong
khoảng thời gian hơn 1 năm, từ tháng 3/2018 đến tháng 4/2019. Năm đầu tiên,
chúng tôi dành thời gian để tìm hiểu về hệ thống, chương trình giảng dạy của
nhà trường; phỏng vấn, trao đổi với Ban Giám hiệu nhà trường và các giáo
viên giảng dạy tiếng Pháp để nắm được những thông tin cơ bản nhất về
chương trình tiếng Pháp và đặc thù của học sinh khối tiếng Pháp. Năm thứ 2,
chúng tôi thực hiện việc khảo sát, điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn đối
với 333 học sinh và 8 giáo viên dạy tiếng Pháp của hai trường. Để đảm bảo
tiến độ của luận án chúng tôi kết thúc khảo sát vào tháng 4/2019, là thời điểm
trước khi khi kết thúc năm học 1 tháng. Điều đó đảm bảo tính cập nhật của số
liệu thống kê và các vấn đề nghiên cứu mang tính thời sự. Song hạn chế gặp
7



phải là vào thời điểm này học sinh chưa tham gia hết các cuộc thi chứng chỉ
tiếng Pháp, đặc biệt là đối với học sinh lớp 12. Các em thường thi vào cuối
năm học để đăng kí vào các trường Đại học nước ngoài.
3.2.3. Phạm vi nghiên cứu về khách thể
Phạm vi về khách thể của luận án là nghiên cứu trên mẫu 333 học sinh
của hai khối lớp song ngữ và chuyên tiếng Pháp tại hai trường THPT chuyên
Hà Nội Amsterdam và Trường THPT Chu Văn An.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài luận án làm về năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ
thông dưới tác động của một số nhân tố xã hội được nghiên cứu theo hướng
ngôn ngữ học xã hội, vì vậy việc thu thập và xử lí tư liệu đóng vai trò hết sức
quan trọng.
4.1. Phương pháp thu thập tư liệu
Để tiến hành thu thập tư liệu cho đề tài, chúng tôi áp dụng hai phương
pháp nghiên cứu chính là phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
4.1.1. Thu thập dữ liệu trong tiếp cận định lượng
Chọn mẫu là một trong những khâu đầu tiên trong quá trình thu thập tư
liệu trong tiếp cận phương pháp định lượng. Học sinh khối tiếng Pháp được
lựa chọn từ hai trường THPT tiêu biểu của Hà Nội (Trường THPT chuyên Hà
Nội Amsterdam và Trường THPT Chu Văn An). Các thông tin chi tiết về mẫu
được trình bày trong phần nội dung về địa bàn nghiên cứu. Nói chung, về cơ
bản các em học sinh được chọn làm đối tượng điều tra đều có trình độ tiếng
Pháp cơ bản và khá đồng đều; được sống và học tập trong môi trường điều
kiện xã hội đảm bảo. Điều đó giúp cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các
nhân tố xã hội như: gia đình, văn hóa - xã hội, cá nhân v.v. có được những kết
quả chân thực và khách quan. Cụ thể, số lượng mẫu như sau:

8



Giới

NAM

NỮ

Tổng

Lớp 10 (2003)

55

86

141

Lớp 11 (2002)

40

67

105

Lớp 12 (2001)

33

52


87

Tổng

128

205

333

Tuổi

Theo bảng mẫu cho thấy, trong tổng số mẫu được chọn là toàn bộ học
sinh khối tiếng Pháp, có 128 nam, 205 nữ. Điều này vừa lí giải cho thực trạng
của học sinh khối ngoại ngữ nói chung và với tiếng Pháp nói riêng. Đặc thù ở
các trường chuyên ngữ và khối ngoại ngữ là tỉ lệ học sinh nam gần như luôn ít
hơn học sinh nữ. Theo mẫu ngẫu nhiên, học sinh lớp 10 (sinh năm 2003) đông
nhất so với học sinh lớp 11 (sinh năm 2002) và học sinh lớp 12 (2001). Sở dĩ
có các số liệu này là vì những lí do khách quan và chủ quan. Lí do khách quan
là số lượng học sinh tuyển sinh hàng năm thay đổi. Bên cạnh đó nhân tố chủ
quan là có khá nhiều học sinh, đặc biệt là học sinh trường chuyên Amsterdam,
chỉ học lớp 10 hoặc lớp 11 ở Việt Nam, sau đó sẽ đi du học nước ngoài. Vì
vậy, số lượng học sinh lớp 12 bao giờ cũng ít đi so với ban đầu và so với các
khối khác.
Thông tin định lượng được thu thập qua Bảng hỏi. Bảng hỏi là công cụ
đo lường quan trọng trong nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội. Chính nhờ những
câu hỏi đặt ra trong bảng hỏi mà chúng ta có thể có được thông tin về các
nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đối với nội dung nghiên cứu
của luận án, các câu hỏi đặt ra trong bảng hỏi để thu thập thông tin về thực
trạng năng lực tiếng Pháp và các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến năng lực tiếng

Pháp của học sinh.
Bảng hỏi được thiết kế bao gồm có 3 phần chính: (1) Thông tin cá nhân
(2) Nội dung chính (3) Câu hỏi chung. Trong đó phần (1) có 9 câu hỏi
9


nhằm khai thác thông tin về cá nhân và gia đình của học sinh tham gia phỏng
vấn. Phần (2) nội dung chính bao gồm 25 câu hỏi, tập trung khai thác về mức
độ sử dụng, khó khăn, thái độ, kết quả của học sinh đối với bốn kĩ năng tiếng
Pháp (nghe-nói-đọc-viết). Trong đó kĩ năng nghe (6 câu); kĩ năng nói (11
câu); kĩ năng viết (4 câu) và kĩ năng đọc hiểu (4 câu). Các câu hỏi của bốn kĩ
năng không giống nhau. Trong đó kĩ năng nghe và nói có số lượng câu hỏi
nhiều hơn hẳn hai kĩ năng còn lại bởi trong việc học tập ngoại ngữ nói chung
và tiếng Pháp nói riêng, kĩ năng nghe-nói là hai kĩ năng trọng tâm và phức tạp
hơn. Đặc biệt là đối với kĩ năng nói có ưu thế hơn các kĩ năng khác là nó có
thể vận dụng linh hoạt được ở nhiều không gian, thời gian như lớp học, gia
đình hay xã hội. Trong khi đó các kĩ năng khác phạm vi sử dụng khá hạn chế.
Đó là lí do kĩ năng nói có nhiều câu hỏi nhất nhằm khai thác triệt để các thông
tin hữu ích. Thang đo tần suất trong bảng hỏi được trình bày về cơ bản với 5
mức độ từ cao đến thấp: rất thường xuyên, khá thường xuyên, bình thường,
khá không thường xuyên, không thường xuyên. Tuy nhiên cũng có một số ít
các câu hỏi có thang đo ở 3 hoặc 7 mức độ nhằm phù hợp với tình hình thực
tế nghiên cứu. Phần (3) bao gồm 15 câu hỏi chung, hướng tới việc thu thập
các thông tin chi tiết hơn về các hoạt động tiếng Pháp của các em học sinh.
Trước khi phát bảng hỏi tại địa bàn khảo sát, việc thử nghiệm bảng hỏi
đã được thực hiện. Đây được xem là một khâu nằm trong bước điều tra thử
nói chung và thử bảng hỏi trên mẫu có đặc trưng tương tự như mẫu thật. Mẫu
thử được chọn là 10 học sinh lớp chuyên Pháp của Trường THPT Chuyên
Ngoại ngữ. Đây là những đối tượng có trình độ và điều kiện học tập khá
tương đương với các mẫu chính. Thao tác này đã giúp chúng tôi có được

nhiều sửa đổi, bổ sung các thông tin hợp lí và hữu ích để hoàn chỉnh công cụ
thu thập dữ liệu.

10


4.1.2. Thu thập dữ liệu trong tiếp cận định tính
Sau khi tiến hành phương pháp định lượng bằng cách sử dụng công cụ
đo lường là bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy còn có một số thông tin cần được
làm sáng tỏ và tìm hiểu sâu hơn nữa để có thể giải thích cho mối quan hệ giữa
các nhân tố xã hội đối với năng lực tiếng Pháp của học sinh THPT. Thu thập
thông tin định tính bằng phương pháp phỏng vấn định tính tiếp tục được tiến
hành. Trong đó các câu hỏi mở được sử dụng cho đối tượng tham gia phỏng
vấn là giáo viên dạy tiếng Pháp và học sinh khối tiếng Pháp của cả hai trường
THPT trên.
Để thu thập thông tin định tính đối với học sinh, luận án sử dụng hình
thức thảo luận nhóm tập trung (Focus Group Discussion). Lí do chọn cách
phỏng vấn này xuất phát từ kết quả của phỏng vấn thử (thực hiện đồng thời
cùng phiếu điều tra như đã trình bày trên đây). Khi phỏng vấn sâu thử đối với
một số học sinh THPT, chúng tôi nhận thấy tồn tại các bất cập như sau: một
số bạn học sinh tỏ ra khá dè dặt, nhút nhát. Các học sinh này thường không
đưa ra được đầy đủ thông tin hoặc ngại tự đánh giá bản thân. Bên cạnh đó có
những bạn rất mạnh dạn, cởi mở, song lại khá khiêm tốn, luôn nhận mức độ
thấp hơn so với thực lực bản thân. Cả hai trường hợp trên nếu tham gia vào
phỏng vấn sâu từng cá nhân đều có nguy cơ dẫn đến hoặc không thu thập
được nhiều thông tin hoặc những thông tin thiếu chính xác. Ngược lại, nếu
như áp dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung, sẽ có sự tương tác giữa
các học sinh với nhau trong quá trình thảo luận. Chẳng hạn bạn A nói rằng
mình nói tiếng Pháp không tốt nhưng bạn B lại phản biện cho rằng, không
phải vậy, bạn ý nói rất tốt, toàn đạt điểm giỏi v.v. Như vậy chúng tôi tin rằng

cách thức thảo luận nhóm tập trung sẽ thu được thông tin một cách phong
phú, khách quan và chính xác. Trong nghiên cứu này, nhóm mẫu tham gia
thảo luận gồm 6 bạn học sinh. Luận án thực hiện phỏng vấn trên 3 nhóm,
tương ứng với ba khối (10, 11, 12).
11


Tác giả Nguyễn Hữu Minh (2016) cho rằng mặc dù nguyên tắc chung là
sắp xếp thuần nhất các nhóm, nhưng trong một số trường hợp nhà nghiên cứu
có thể tổ chức thảo luận nhóm không thuần nhất nhằm một mục tiêu cụ thể
nào đó. Luận án đã lựa chọn các nhóm học sinh theo hướng này. Các nhóm
được xây dựng có điểm thuần nhất là cùng độ tuổi. Song để đạt được hiệu quả
cao hơn về thông tin thu thập được, luận án lựa chọn nhóm có các điểm không
đồng nhất. Ví dụ như trong nhóm sẽ có: học sinh có người trong gia đình biết
tiếng Pháp; học sinh không có người trong gia đình biết tiếng Pháp; học sinh
đã được đi Pháp và các nước trong cộng đồng Pháp ngữ, học sinh chưa bao
giờ được đi đến các nước nói tiếng Pháp v.v. Ngoài ra, chúng tôi còn quan tâm
đến sự cân bằng về nhân tố giới tính trong mỗi nhóm nhằm mục đích đưa lại
các kết quả khách quan và chính xác đúng với mục đích nghiên cứu là tìm
hiểu năng lực tiếng Pháp của học sinh theo hướng nghiên cứu ngôn ngữ học
xã hội.
Để thu thập thông tin định tính đối với giáo viên, chúng tôi thực hiện
phỏng vấn sâu với từng cá nhân. Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm
tập trung đối với giáo viên là tương đối phức tạp và không cần thiết bởi lẽ đặc
thù của môi trường trường học là các giáo viên chỉ đến trường khi có tiết dạy.
Như vậy để gặp được một nhóm giáo viên cho một cuộc phỏng vấn là không
đơn giản. Hơn nữa họ đều là những người có chính kiến và phản biện độc lập
nên không phụ thuộc vào nhân tố cá nhân hay tập thể. Các câu hỏi cho phỏng
vấn sâu đối với giáo viên là những câu hỏi mở nhằm mục đích làm rõ thêm
thông tin liên quan đến hoạt động dạy và học tiếng Pháp ở trường lớp cũng

như tìm hiểu thêm về đặc điểm cá nhân, gia đình của các em học sinh.
Ghi âm và Ghi chép: Khi tiến hành phỏng vấn, chúng tôi đã xin phép
được sử dụng máy ghi âm. Đây là phương tiện hữu hiệu đảm bảo có được
thông tin đầy đủ và được ghi lại chính xác nhất sau cuộc phỏng vấn. Tuy
12


nhiên, chúng tôi vẫn áp dụng thêm hình thức ghi chép. Những thông tin về tên
tuổi, cử chỉ, thái độ…của người được phỏng vấn khi trao đổi được ghi chép
lại một cách vắn tắt.
Quan sát: là kĩ năng được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình ghi âm
tại các trường học.Việc tiến hành quan sát giúp chúng tôi nhận thấy những
thái độ, động cơ v.v. của các em học sinh trong việc học tiếng Pháp.
4.2. Phương pháp xử lí tư liệu
Nghiên cứu đã thực hiện điều tra bảng hỏi đối với 333 em học sinh nên
đề tài đã sử dụng phần mềm Epidata - là phần mềm quản lí, nhập số liệu và
xây dựng các văn bản để nhập số liệu định lượng. Sau đó số liệu được nhập
chuyển sang phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là
một chương trình máy tính dùng để xử lí và phân tích dữ liệu sơ cấp - là các
thông tin định lượng được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, thường
được sử dụng rộng rãi trong các các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế
lượng. Phần mềm SPSS được thiết kết để thực hiện các bước thống kê từ
thống kê mô tả đến thống kê suy luận. Nghiên cứu này sử dụng các chức năng
làm sạch dữ liệu xây dựng và xử lí biến số, quản lí dữ liệu và phân tích dữ
liệu, sử dụng phương pháp thống kê mô tả như tính tần suất, tính điểm trung
bình để xác định các đặc trưng mẫu và thực trạng năng lực học tiếng Pháp của
học sinh THPT và sử dụng phân tích tương quan để xác định biến số độc lập
ảnh hưởng tới năng lực học tiếng Pháp của học sinh THPT hệ chuyên ngữ và
song ngữ.
4.3. Các phương pháp khác

Ngoài hai phương pháp nghiên cứu chính là định lượng và định tính, đề
tài còn áp dụng một số phương pháp khác như: phương pháp nghiên cứu tài
liệu được sử dụng trong việc tìm hiểu các luận án, luận văn, sách chuyên
khảo, bài báo, tạp chí có nội dung liên quan; phương pháp thống kê, so sánh

13


nhằm đối chiếu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tiếng Pháp của học sinh
theo các biến ngôn ngữ xã hội như tuổi, giới, gia đình, xã hội v.v.
5. ĐÓNG GÓP MỚI VỀ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Có thể nói, đây là luận án đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về năng lực
ngôn ngữ nói chung và năng lực tiếng Pháp nói riêng theo hướng ngôn ngữ
học xã hội. Luận án thực hiện được một số điểm mới sau:
- Mô tả được thực trạng năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ
thông khối lớp chuyên và song ngữ tại Hà Nội.
- Chỉ ra được những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến năng lực tiếng Pháp
của học sinh trung học phổ thông.
6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án có tính cấp thiết, mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao.
6.1. Về lí luận
- Luận án đóng góp cho ngành ngôn ngữ học xã hội thêm một công trình
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tiếng Pháp nói riêng và
năng lực ngoại ngữ nói chung.
- Những kết quả nghiên cứu này giúp kiểm nghiệm một số giả thuyết về
mối quan hệ giữa một số biến xã hội (giới tính, tuổi, điều kiện gia đình, xã hội
v.v.) với biến ngôn ngữ (năng lực ngoại ngữ).
6.2. Về thực tiễn
- Luận án cung cấp cho ngành giáo dục nói chung và chương trình đào
tạo tiếng Pháp nói riêng một bức tranh tổng thể về thực trạng năng lực tiếng

Pháp của học sinh THPT chương trình tiếng Pháp tăng cường, hệ 12 năm.
- Từ kết quả phân tích về các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến năng lực tiếng
Pháp của học sinh như giới tính, tuổi, điều kiện gia đình, xã hội v.v. , nghiên
cứu giúp cho các nhà sư phạm và hoạch định chính sách có thêm cơ sở để có
những chiến lược giảng dạy và chính sách phù hợp với thực tế. Điều đó góp

14


phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình dạy và học tiếng Pháp nói riêng
và ngoại ngữ nói chung ở Việt Nam đạt được kết quả tốt nhất.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng
nữa là góp phần khẳng định được vị trí của tiếng Pháp ở Việt Nam trong thực
tế hiện nay. Tiếng Pháp không những vẫn nhận được sự quan tâm của các nhà
sư phạm và hoạch định chính sách, mà cả các nhà nghiên cứu khoa học.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
gồm 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận liên quan đến
luận án.
Chương 2: Mô tả năng lực tiếng Pháp của học sinh trung học phổ thông
(Trường hợp trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam và trường THPT Chu
Văn An).
Chương 3: Những nhân tố xã hội ảnh hưởng đến năng lực tiếng Pháp của
học sinh trung học phổ thông (Trường hợp trường THPT chuyên Hà Nội
Amsterdam và trường THPT Chu Văn An).

15



×