Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ HẢI HOÀNG

THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT SỐ VỤ VIỆC NỔI BẬT
CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ THỊ HẢI HOÀNG

THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT SỐ VỤ VIỆC NỔI BẬT
CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Anh Đức

Hà Nội – 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Anh Đức. Các số liệu thống kê, kết quả
nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Luận văn có sử dụng, phát
triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình,
tài liệu.... liên quan đến nội dung đề tài.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hải Hoàng


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học, tôi đã nhận
được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo Viện Đào tạo Báo
chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHQGHN) và Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tôi vô cùng quý trọng,
biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các
thầy, cô giáo. Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS. Đỗ Anh
Đức đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Và
hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết
mình. Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất.
Cám ơn bạn bè và đồng nghiệp tại cơ quan báo điện tử: Tuổi trẻ;
Vnexpress; Sức khỏe đời sống; Pháp luật Việt Nam... đã tạo điều kiện và cung
cấp những tư liệu cho tôi trong quát trình viết luận văn. Cảm ơn gia đình và
những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên và ủng hộ.
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp chân

thành của Hội đồng Khoa học, của quý thầy, cô giáo cùng với sự góp ý của
bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện có chất lượng tốt hơn.
Hà Nội, tháng 06 năm 2020

Vũ Thị Hải Hoàng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đên đề tài ................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 8
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu............................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.....................................................11
7. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 12
8. Bố cục luận văn .................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT
SỐ VỤ VIỆC NỔI BẬT CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ .... 13
1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài.................................... 13
1.1.1. Truyền thông ................................................................................... 13
1.1.2. Thông điệp ...................................................................................... 16
1.1.3. Báo điện tử ..................................................................................... 22
1.2. Đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về y tế và
truyền thông về y tế ................................................................................ 24
1.3. Vai trò, đặc điểm, tính chất của thông điệp về một số vụ việc nổi bật
của ngành y tế trên báo điện tử............................................................... 26
1.4. Ƣu thế của báo mạng điện tử trong việc đƣa ra thông điệp về một số
vụ việc nổi bật của ngành y tế ................................................................. 26
1.5. Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về một

số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử .................................. 31
Tiểu kết chương 1: ................................................................................... 33


CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT SỐ VỤ VIỆC
NỔI BẬT CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN CÁC BÁO ĐIỆN TỬ THUỘC
DIỆN KHẢO SÁT .................................................................................. 35
2.1. Giới thiệu về các báo thuộc diện khảo sát và khái quát một số vụ việc
nổi bật của ngành y ................................................................................. 35
2.1.1. Giới thiệu về các báo thuộc diện khảo sát......................................... 35
2.1.2. Khái quát về một số vụ việc nổi bật của ngành y trên các báo điện tử
thuộc diện khảo sát ................................................................................... 39
2.2. Tần suất xuất hiện các tin, bài về một số vụ việc nổi bật của ngành y
tế trên báo điện tử thuộc diện khảo sát................................................... 49
2.3. Phân tích nội dung và hình thức thông điệp về một số vụ việc nổi bật
của ngành y tế trên báo điện tử thuộc diện khảo sát............................... 53
2.3.1. Nội dung thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo
điện tử thuộc diện khảo sát........................................................................ 53
2.3.2. Hình thức thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo
điện tử thuộc diện khảo sát........................................................................ 73
2.4. Đánh giá những thành công và hạn chế của báo điện tử về thể hiện
thông điệp một số vụ việc nổi bật của ngành y........................................ 81
2.4.1. Thành công ..................................................................................... 81
2.4.2. Hạn chế .......................................................................................... 83
Tiểu kết chương 2: ................................................................................... 85
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT SỐ VỤ VIỆC NỔI
BẬT CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY.. 87
3.1. Những vấn đề đặt ra......................................................................... 87
3.1.1. Nhiều vấn đề bất cập về ngành Y liên tiếp trong thời gian qua được báo

chí phản ánh đã gây ảnh hưởng đến hình ảnh ngành Y tế............................ 87
3.1.2. Công tác truyền thông của Bộ Y tế còn chưa chủ động và thiếu tính
chuyên nghiệp........................................................................................... 88


3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng thông điệp về một số vụ
việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử Việt Nam ........................... 89
3.2.1. Giải pháp từ các cơ quan quản lý ngành y tế .................................... 89
3.2.2. Giải pháp từ phía cơ quan báo chí ................................................... 94
3.3. Một số khuyến nghị .........................................................................104
3.3.1. Đối với ngành Bộ y tế .....................................................................104
3.3.2. Đối với cơ quan báo chí..................................................................106
3.3.3. Đối với nhà báo..............................................................................108
Tiểu kết chương 3: .................................................................................. 110
KẾT LUẬN ............................................................................................ 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 115
PHỤ LỤC ..............................................................................................122


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng tin, bài đăng trên các báo về vụ việc Tổng Giám đốc VN
Pharma bị bắt vì tội “buôn lậu” và “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ
chức” năm 2017 - 2018 .............................................................................. 50
Bảng 2.2 Số lượng tin, bài đăng trên các báo về vụ việc 8 bệnh nhân tử vong khi
đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2017..................... 51
Bảng 2.3 Số lượng tin, bài đăng trên các báo về vụ việc Bác sĩ Lê Quang Dương
(BV Đa khoa Thạch Thất) bị người nhà bệnh nhân đập cốc thủy tinh vào đầu
năm 2017 .................................................................................................. 51
Bảng 2.4 Số lượng tin, bài đăng trên các báo về vụ việc 50 người ở Phú Thọ
bỗng dưng nhiễm HIV năm 2018 ................................................................ 52

Bảng 2.5 Số lượng tin, bài đăng trên các báo về vụ làm giả bệnh án tâm thần cho
trùm giang hồ năm 2018............................................................................. 53
Bảng 2.6. Nội dung thông điệp vụ Tổng Giám đốc VN Pharma “buôn lậu” và
“làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên báo điện tử Việt Nam năm
2017 - 2018............................................................................................... 54
Bảng 2.7. Nội dung thông điệp vụ việc 08 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trên báo điện tử Việt Nam năm 2017 ..... 58
Bảng 2.8. Nội dung thông điệp vụ việc Bác sĩ Lê Quang Dương (BV Đa khoa
Thạch Thất) bị người nhà bệnh nhân đập cốc thủy tinh vào đầu trên báo điện tử
Việt Nam năm 2017 ................................................................................... 63
Bảng 2.9. Nội dung thông điệp vụ 50 người ở Phú Thọ bỗng dưng nhiễm HIV
trên báo điện tử Việt Nam năm 2018............................................................ 68
Bảng 2.10. Nội dung thông điệp vụ việc làm giả bệnh án tâm thần cho trùm
giang hồ trên báo điện tử Việt Nam năm 2018 .............................................. 71
Bảng 2.11. Thể loại sử dụng trong điệp vụ việc Tổng Giám đốc VN Pharma
“buôn lậu” và “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức trên báo điện tử


thuộc diện khảo sát năm 2017-2018............................................................. 74
Bảng 2.12. Thể loại sử dụng trong thông điệp vụ việc 08 bệnh nhân tử vong khi
đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trên báo điện tử thuộc diện
khảo sát năm 2017-2018............................................................................. 74
Bảng 2.13. Thể loại sử dụng trong thông điệp vụ việc Bác sĩ Lê Quang Dương bị
người nhà bệnh nhân đập cốc thủy tinh vào đầu trên báo điện tử thuộc diện khảo
sát năm 2017 ............................................................................................. 75
Bảng 2.14. Thể loại sử dụng trong thông điệp vụ việc 50 người ở Phú Thọ bỗng
dưng nhiễm HIV trên báo điện tử thuộc diện khảo sát năm 2018 .................... 76
Bảng 2.15. Thể loại sử dụng trong thông điệp vụ việc làm giả bệnh án tâm thần
cho trùm giang hồ trên báo điện tử thuộc diện khảo sát năm 2018 .................. 77



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
KT-XH

Kinh tế - Xã hội

Nxb

Nhà Xuất bản

PGS. TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

VH-XH

Văn hóa – Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành y tế là một ngành cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc
nhóm ngành dịch vụ thiết yếu của xã hội, trong đó chất lượng dịch vụ khám,
chữa bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi người dân. Vì vậy việc

thiết lập kênh truyền thông phản hồi của người dân phản ánh về chất lượng
dịch vụ khám, chữa bệnh là việc làm không thể thiếu được nhằm thu thập
thông tin phản ánh những thiếu hụt và khoảng trống trong cung cấp dịch vụ
khám, chữa bệnh từ phía người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng, từ
đó, có các hoạt động can thiệp khắc phục và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thời gian vừa qua, đặc biệt trong năm 2017-2018, ngành y tế phải đối
diện với tình trạng “khủng hoảng truyền thông” khi các cơ quan báo chí đăng
tải nhiều tin, bài phản ánh những vụ việc tiêu cực liên quan trực tiếp hoặc
gián tiếp ngành y. Nội dung chủ yếu xoay quanh vào những chủ đề tình trạng
quá tải tại các bệnh viên, vấn đề giá thuốc và chất lượng thuốc điều trị, vệ
sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là vấn đề y đức của cán bộ ngành y.
Những thông tin trên đã có những ảnh hưởng không nhỏ hình ảnh, uy tín và
những đóng góp, cống hiến của ngành y tế trước công chúng. Nhiều tờ báo,
trang thông tin một cách phiến diện, thiếu tính khách quan dẫn đến việc công
chúng hoài nghi về năng lực, chất lượng và những đóng góp của ngành y tế
đối với công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Đặc biệt, các trang báo điện tử, với đặc trưng cập nhập thông tin, tin tức
thời sự, thường xuyên, cũng như tính chất “dễ dãi” trong kiểm duyệt tin bài đã
liên tục khơi mào và tạo ra những “khủng hoảng truyền thông” bởi những
thông tin một chiều, không đầy đủ, thiếu khách quan, mang tính quy chụp cho
cả hệ thống ngành y tế. Điều này tạo ra sự định hướng thiếu tích cực đối với
ngành y từ dư luận xã hội, nhất là khi báo mạng điện tử là loại hình báo chí có
tốc độ phát triển mạnh nhất như hiện nay.

1


Với tính đặc thù của hoạt động ngành y tế liên quan trực tiếp đến sức
khỏe và tính mạng của người dân nên các thông tin, thông điệp tiêu cực có
nguy cơ trở thành tâm điểm của dư luận và dễ bị thổi phồng. Đặc biệt là trước

sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, dạng thông tin mang tính chính
luận, định hướng xây dựng thường không có sức hút hay độ “nóng” như các
thông tin về các vấn đề tiêu cực, khủng hoảng.
Trước thực trạng đó, các cơ quan quản lí nhà nước về báo chí và bản
thân ngành y tế cần phải nhận diện và đánh giá rõ ràng về vai trò của thông
điệp truyền thông, đánh giá vai trò của báo chí trong việc thông tin về hoạt
động y tế. Đặc biệt, một giải pháp cần thiết là tăng cường vai trò của báo chí
truyền thông trong việc thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế
như: thông tin về dịch bệnh, cách phòng chống dịch bệnh; thông tin về thành
tích y học, kỹ thuật cao trong điều trị; thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc ,
mỹ phẩm an toàn, hợp lí; thông tin về chỉ dẫn an toàn thực phẩm, dinh dưỡng
hợp lí; thông tin về y đức của nghề y.... Điều này tạo cơ hội tiếp cận thông tin
nhiều chiều, mang tính toàn diện về ngành y đối với người dân. Từ đó góp
phần nâng cao chất lượng thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế
theo hướng tích cực, khách quan; tạo động lực cho ngành y tế phát huy năng
lực để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân mà Đảng, Nhà nước
đã giao phó.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề
“Thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử” khảo
sát trên trong năm 2018 để làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Báo chí
học của mình nhằm đánh giá tổng quan thực trạng thông điệp về một số vụ
việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế
trên báo điện tử hiện nay.

2


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đên đề tài
Những năm gần đây công tác truyền thông về ngành y trên các phương

tiện truyền thông đại chúng mới được quan tâm, do đó các đề tài nghiên cứu
về lĩnh vực này còn ít, đặc biệt là hoạt động truyền thông trên báo mạng điện
tử. Chỉ có một số đề tài liên quan phần nào đến vấn đề này như:
Về vai trò của báo chí trên thế giới những năm qua có nhiều nghiên cứu
với những cách tiếp cận khác nhau. Tiêu biểu với các công trình: Bùng nổ
truyền thông của Ph. Breton và S. Proulx (1996); Sức mạnh của truyền thông
trong chính trị của Doris A. Graber (2006).... Ở Việt Nam vấn đề vai trò của
báo chí được đề cập đến trong một số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên
cứu khoa học: Báo chí – những vấn đề lí luận và thực tiễn của Hà Minh Đức
(1994); Truyền thông đại chúng của Tạ Ngọc Tấn; Báo chí truyền thông và
kinh tế văn hóa, xã hội của Lê Thanh Bình (2008); Truyền thông đại chúng và
phát triển xã hội của Hoàng Đình Cúc (2007); Cơ sở lí luận báo chí của
Nguyễn Văn Dững (2012)... các tác giả đã luận giải một cách sâu sắc về chức
năng xã hội cơ bản của báo chí. Trong chức năng quản lí, giám sát và phản
biện xã hội, các tác phẩm đã làm rõ vai trò của báo chí trong thực hiện các
vấn đề đó, đồng thời chỉ ra các điều kiện để báo chí thực hiện tốt hơn các
chức năng này. Có thể nói, các tác phẩm này là “kim chỉ nam” cho những ai
quan tâm hay nghiên cứu đến các chức năng xã hội của báo chí, chức năng
quản lí, giám sát và phản biện xã hội của báo chí.
Bài báo Truyền thông và y tế của tác giả Nguyễn Văn Tuấn đăng trên
Tuần báo Việt Nam (năm 2010) phân tích thực trạng xu hướng thông tin trên
báo chí về y tế nói chung và sự kiện dịch bệnh nói riêng.
Bên cạnh đó, còn có nhiều luận án, luận văn thạc sĩ trong những năm
gần đây đã lựa chọn vấn đề truyền thông làm đề tài nghiên cứu, như:
Luận văn thạc sĩ Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng trên

3


báo chí của Đỗ Võ Tuấn Dũng (2004) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tác giả luận văn đã tiến hành phân tích cơ sở lý luận, khảo sát 3 tác phẩm báo
chí cụ thể từ năm 2001 - 2003, từ đó làm sáng tỏ một số quan điểm của Đảng
và Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe đồng
thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng truyền thông về lĩnh vực
sức khỏe trên báo chí.
Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Y học Đánh giá thực trạng và hiệu quả
một số giải pháp can thiệp truyền thông – giáo dục sức khỏe trong chăm sóc
sức khỏe trẻ em tại tuyến cơ sở của Nguyễn Thị Kim Liên (2006) tại trường
Đại học Y Hà Nội. Ở luận án này tác giả đã trình bày tổng quan về các yếu tố,
mô hình, vai trò, phương pháp ảnh hưởng của các giải pháp nâng cao hoạt
động giáo dục chăm sóc sức khỏe trẻ em; nghiên cứu về thực trạng, kiến thức,
thái độ thực hành hoạt động của giáo dục sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở và các
vấn đề can thiệp, thực hiện can thiệp. Đây là một nghiên cứu có tính chuyên
ngành, chủ yếu là nghiên cứu của hoạt động truyền thông của cán bộ giáo dục
sức khỏe ở tuyến y tế cơ sở.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí Vấn đề an toàn vệ sinh thực
phẩm trên báo chí hiện nay (khảo sát trên các báo Lao động, Sức khỏe và đời
sống từ 1/2007 đến 6/2008) của Chu Thúy Nga (2008). Tác giả luận văn đã
tiến hành nghiên cứu những vấn đề chung về an toàn vệ sinh thực phẩm và
vai trò của báo chí hiện nay; về công tác tuyên truyền an toàn vệ sinh thực
phẩm trên báo chí hiện nay; và những bài học kinh nghiệm trong công tác
tuyên truyền an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo chí.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí Thông tin sức khỏe trên báo
chí Việt Nam hiện nay - Vấn đề và thảo luận của Bùi Thị Thu Thủy (2010) tại
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn
đã khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về lí thuyết kênh, chương

4



trình truyền thông chuyên biệt và nhu cầu của công chúng chuyên biệt đối với
vấn đề thông tin sức khỏe. Đồng thời, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về
tình hình thông tin sức khoẻ trên báo chí hiện nay, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông.
Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí Thông tin y tế - sức khỏe trên
báo in hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Hòa (2012) tại trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Tác giả luận văn đã tìm hiểu vai trò của
báo chí trong việc chuyển tải thông tin về y tế - sức khỏe và diện mạo của báo
chí viết về mảng y tế - sức khỏe hiện nay; trình bày nội dung, hình thức thể
hiện những thông tin y tế - sức khỏe trên báo Khoa học & đời sống và Sức
khỏe & đời sống; đánh giá ưu điểm, nhược điểm của thông tin y tế - sức khỏe
trên báo chí và đề xuất giải pháp đối với hai tờ báo Khoa học & đời sống và
Sức khỏe & đời sống.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học Quan điểm Hồ Chí
Minh về đạo đức người cán bộ y tế với vấn đề phát triển y nghiệp ở Việt Nam
hiện nay (Nghiên cứu trong phạm vi mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh
nhân) của Trần Thị Quỳnh Diễn (2012) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Tác giả luận văn đã nghiên cứu các quan điểm Hồ Chí Minh về y đức và thực
trạng rèn luyện y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh của cán bộ y tế Việt Nam
hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp về giáo dục y đức cho cán bộ y tế
nhằm phát triển y nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Thông tin về kiến thức
chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên báo chí ngành y tế hiện nay của Hoàng Nữ
Thái Bình (2013) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã
tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động thông tin các sản phẩm
truyền thông về kiến thức chăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo in (cụ thể là
các báo, tạp chí của ngành y tế: Sức khỏe & Đời sống, Gia đình & Xã hội,

5



Tạp chí Dược & Mỹ phẩm), luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa chất lượng của công tác thông tin, tuyên truyền về kiến thức chăm
sóc sức khỏe nhân dân trên các báo, tạp chí của ngành y tế.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Xử lý thông tin phản hồi
của người dân qua đường dây nóng bộ y tế của Hoàng Thị Thơm (2014) tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã tiến hành hệ thống
hóa lý luận về truyền thông và quan hệ công chúng, nghiên cứu, đánh giá,
phân tích làm rõ thực trạng xử lý thông tin phản hồi của người dân qua đường
dây nóng Bộ Y tế về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của ngành, từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xử lý thông
tin phản hồi của người dân qua đường dây nóng Bộ Y tế trong thời gian tới.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Tạp chí ngành y tế với vấn
đề giáo dục sức khỏe cộng đồng của Nguyễn Thị Hoài Phương (2015) tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã tiến hành khái quát, hệ
thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục sức khỏe cộng đồng
và vai trò của báo chí đối với các vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng; Khảo
sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của
vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng trên tạp chí của ngành y tế; Đề xuất
những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin giáo dục sức khỏe
cộng đồng, tăng cường tính hiệu quả của thông tin giáo dục trên tạp chí.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Truyền thông về y đức trên
báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Phương Thảo (2015) tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tác giả luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu truyền thông về vấn đề y đức trên báo
mạng điện tử Việt Nam; đồng thời, tiến hành khảo sát, đánh giá về hình thức
và nội dung thông điệp về chủ đề y đức qua phân tích các tin/ bài trên báo
mạng điện tử Việt Nam thời gian qua; tìm hiểu và phân tích các yếu tố tác

6



động, ảnh hưởng tới thông tin về y đức của các cơ quan báo chí, đặc biệt là
loại hình báo mạng điện tử; và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả truyền thông giáo dục y đức trong ngành y tế nói riêng và công tác
quản lý truyền thông báo chí về y đức của Bộ Y tế nói chung trong thời gian
tới.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Vai trò của báo chí trong
chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh dịch sốt xuất huyết Dengue và
bệnh dịch do vi rút Zika của Nguyễn Thị Hạnh (2017) tại trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN). Luận văn đã bám sát cơ sở lý luận
báo chí học và đưa ra được cơ sở lý luận, thực tiễn, đồng thời phân tích, tổng
hợp, luận giải vấn đề liên quan đến luận văn. Trên cơ sở những vấn đề lý luận
đã xây dựng, luận văn đã khảo sát ý kiến công chúng, tìm hiểu cách thức tiếp
cận thông tin gồm tần suất, mục đích, nội dung tiếp cận thông tin về tình hình
dịch bệnh nói chung, bệnh dịch sốt xuất huyết dengue và bệnh dịch do vi rút
Zika nói riêng trên báo chí; chỉ rõ thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế
trong công tác thông tin truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung, bệnh
dịch sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika nói riêng. Từ cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn đã nghiên cứu, luận văn đưa ra những giải pháp, khuyến nghị cơ bản
đối với cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí và công chúng nhằm nâng cao
chất lượng trong công tác thông tin truyền thông về dịch bệnh.
Nhìn chung, các công trình, bài nghiên cứu đã bước đầu đề cập một số
vấn đề về ngành y trên các phương diện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu thông điệp về một số
vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử. Trong tình hình đó, tác giả
luận văn mong muốn qua đề tài này sẽ góp thêm một tiếng nói vào lí luận
chung về vấn đề thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo
điện tử. Đồng thời, luận văn sẽ đi tiên phong trong việc khảo sát nội dung,


7


hình thức của thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo
điện tử. Chính vì vậy có thể nói đây là lần đầu tiên có đề tài luận văn nghiên
cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đặt ra mục đích làm sáng tỏ nội dung và hình thức thông điệp về
một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử; từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng của thông điệp về một số vụ việc nổi bật của
ngành y tế trên báo điện tử được lựa chọn khảo sát.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ hệ thống các khái niệm thông điệp về một số vụ việc nổi bật
của ngành y tế trên báo chí.
- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phân tích nội dung và hình thức
thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử Việt Nam
trong năm 2017-2018; đánh giá những thành công, hạn chế của hình thức
truyền thông này.
- Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cách thức truyền
thông này trên báo mạng điện tử được lựa chọn khảo sát.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thông điệp về về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử.
Đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin, bài có nội dung liên
quan đến thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nội dung thông điệp về 5 vụ việc


8


nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử. Cụ thể:
- 5 vụ việc ngành y tiêu biểu năm 2017-2018 bao gồm:
+ Vụ việc Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VN Pharma
bị bắt vì tội “buôn lậu” và “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
+ Vụ tám bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Hòa Bình
+ Vụ việc Bác sĩ Lê Quang Dương (BV Đa khoa Thạch Thất) bị người
nhà bệnh nhân đập cốc thủy tinh vào đầu
+ Vụ việc 50 người ở Phú Thọ bỗng dưng nhiễm HIV
+ Vụ việc làm giả bệnh án tâm thần cho trùm giang hồ
- Khảo sát trên các báo điện tử: Tuổi trẻ Onnile; VnExpress; Sức khỏe
đời sống; Pháp luật Việt Nam.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các báo này vì:
+ Tuổi trẻ Onnile là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh. Tuổi trẻ Onnile là trang báo điện tử mang đậm tính nhân văn,
biết theo đuổi đến cùng những cái xấu. Tuổi trẻ Onnile đứng vị trí thứ ba về
số lượt truy cập trong bảng xếp hàng tất cả các website tiếng Việt trên thế
giới.
+ Vnexpress là một trang báo điện tử tại Việt Nam. Đây là báo đầu tiên
ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy. Có số lượng người
truy cập lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.
+ Sức khỏe đời sống là cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, là diễn đàn vì
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
+ Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, được
thành lập ngày 10/07/1985 với tôn chỉ “Vì nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam”.

- Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong những tác phẩm đã
được đăng tải trên 04 báo được chọn: Tuổi trẻ Onnile; VnExpress; Sức khỏe

9


đời sống; Pháp luật Việt Nam thời gian từ 01/2017- 12/2018.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Cơ sở lí luận của luận là văn dựa vào Đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về báo chí, về y tế và truyền thông về y tế. Kế thừa kết
quả nghiên cứu khoa học của các tác giả về các lĩnh vực truyền thông đại chúng
nói chung và truyền thông về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu công cụ như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Kế thừa kết quả nghiên cứu của các
tác giả đã nghiên cứu về những đề tài có liên quan. Tổng hợp tất cả các quan
điểm lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài từ các văn bản pháp luật, tài liệu
khoa học, sách báo, tạp chí...
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Khảo sát các bài viết về các vụ
việc lớn của ngành y trong năm 2017-2018 trên báo điện tử, từ đó rút ra những
thông điệp và tác động của những thông điệp đối với công chúng. Cụ thể:
+ Vụ việc Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc VN Pharma
bị bắt vì tội “buôn lậu” và “làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức”
+ Vụ tám bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Hòa Bình
+ Vụ việc Bác sĩ Lê Quang Dương (BV Đa khoa Thạch Thất) bị người
nhà bệnh nhân đập cốc thủy tinh vào đầu
+ Vụ việc 50 người ở Phú Thọ bỗng dưng nhiễm HIV
+ Vụ việc làm giả bệnh án tâm thần cho trùm giang hồ

- Phương pháp phân tích nội dung: Nhằm tìm hiểu nội dung, cách thức
thể hiện thông điệp về về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện
tử dưới góc độ người nghiên cứu báo chí. Về mặt định lượng, phân tích nội

10


dung văn bản giúp tìm hiểu tần suất, mức độ xuất hiện của thông điệp về về
một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử. Trên cơ sở đó so sánh,
nghiên cứu và đưa ra những đánh giá khách quan và khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với các lãnh đạo cơ
quan chủ quản, người làm chương trình thông điệp và công chúng... nhằm
đánh giá ưu – nhược điểm, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác thông
điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đây là công trình đầu tiên cấp độ luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về thông
điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử. Đề tài góp phần
làm rõ diện mạo, nội dung và hình thức của các chương trình thông điệp về một
số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử.
Đồng thời luận văn có thể góp phần làm phong phú thêm những lí luận
về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của báo mạng điện tử hiện nay. Luận văn có
thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho những nhà nghiên cứu, sinh
viên, học viên các chuyên ngành báo chí và những ai quan tâm.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin thông điệp về một số vụ việc
nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử hiện nay cho các cá nhân cơ quan
nghiên cứu và quản lí báo chí.
Luận văn khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của báo mạng
điện tử trong việc đưa ra thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế.

Luận văn cũng làm rõ được những cách thức, phương pháp sáng tạo cơ
bản nhất thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử.
Thông qua luận văn này, các cơ quan quản lí báo chí sẽ nhìn thấy được
thực trạng thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện

11


tử để từ đó có những biện pháp chỉ đạo thích hợp.
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn là một công trình khoa học về cách thức thực hiện những
thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử, góp phần
nhất định vào việc nâng cao hiệu quả truyền thông thông điệp về một số vụ
việc nổi bật của ngành y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng nói
chung và báo mạng điện tử nói riêng.
8. Bố cục luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ Lục, Nội
dung chính của luận văn gồm có 3 chương sau đây:
Chương 1. Cơ sở lí luận nghiên cứu thông điệp về một số vụ việc nổi
bật của ngành y tế trên báo điện tử
Chương 2: Thực trạng thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành
y tế trên báo điện tử thuộc diện khảo sát
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến nghi nâng cao chất
lượng thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế
trên báo điện tử Việt Nam hiện nay

12


CHƢƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÔNG ĐIỆP VỀ MỘT SỐ VỤ VIỆC
NỔI BẬT CỦA NGÀNH Y TẾ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
1.1. Hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Truyền thông
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “Commumicare” có nghĩa là
biến nó thành thông thường, chia sẻ truyền tải. Truyền thông thường được mô
tả như việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tưởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một
người/một nhóm người sang một người/hoặc một nhóm người khác bằng lời
nói, hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu.
Theo Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, năm 2008, truyền thông được
hiểu dưới góc độ động từ: “Truyền thông là truyền dữ liệu theo những quy tắc
và cách thức nhất định như mở rộng mạng lưới truyền thông đến từng cơ sở”
[71, tr. 206].
Truyền thông thường được xem xét như một quá trình truyền đạt thông
tin, thực hiện qua ngôn ngữ hoặc các cử chỉ, điệu bộ hoặc các hành vi biểu lộ
cảm xúc, vì thế mà một số nhà nghiên cứu đã phân biệt truyền thông với hai
loại hình là truyền thông bằng ngôn ngữ (verbal) và truyền thông không bằng
ngôn từ (non-verbal). Khái niệm truyền thông có thể được định nghĩa như sau:
“Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin
nhằm thiết lập các môi quan hệ giữa con người với con người” [32, tr. 32].
Như vậy, truyền thông được xem xét như một quá trình và thiết lập
được các mối liên hệ giữa con người với con người ở nơi này với người ở nơi
khác, tổ chức này với tổ chức khác được xem như bối cảnh không gian thì
truyền đạt thông tin từ thời điểm này đến thời điểm khác trong chiều dài lịch
sử nhờ vào các phương tiện lưu trữ văn bản, hình ảnh, âm thanh... được xem

13


như là bối cảnh thời gian. Thông tin được truyền đạt nhanh nhất đến cộng

động dân cư chính là nhờ vào quá trình truyền thông. Vì thế, trong tác phẩm
Sức mạnh của tin tức truyền thông, Michael Schudson đã nhận định rằng
“nhiều thông tin đến với người dân nói chung qua truyền thông chứ không
qua chuyên gia trung gian” [37, tr. 272].
Khi nhắc đến quá trình truyền thông và mô hình của quá trình ấy, người
ta thường nhắc đến công thức nổi tiếng của Harold D. Lasswell là “Who says
what in which channel to whom with what effect” (ai nói cái gì, bằng kênh nào,
cho ai và có hiệu quả gì?) [37, tr. 8].
Mô hình truyền thông theo Harold D. Lasswell như một công thức rút
gọn, nhưng vẫn liệt kê được những lĩnh vực nghiên cứu của truyền thông như:
nghiên cứu về nguồn tin hay người phát tin “ai nói”, phân tích nội dung thông
tin “nói cái gì”, nghiên cứu các phương tiện thông tin “nói qua kênh nào”,
nghiên cứu công chúng hay độc giả hay khán giả “nói cho ai”, và khảo sát các
tác động truyền thông nơi công chúng “có hiệu quả gì”.
Giới hạn của công thức này là tính chất tuyến tính một chiều từ người
phát đến người nhận trong đó người nhận tin dễ được cảm nhận như là một
đối tác thụ động. Chính vì thế mà sau này, các nhà nghiên cứu thường quan
niệm quá trình truyền thông liên cá nhân với một quy trình khép kín trong đó
bao gồm bốn giai đoạn chính. Quan niệm này được các nhà ngôn ngữ học
Roman Jakobson phác thảo một cách khá hoàn chỉnh và mô hình này được
Michel de Coster phác họa thành sơ đồ với trình tự bốn giai đoạn chính như
sau: phát tin, truyền tin, nhận tin và phản hồi.
Mối liên hệ giữa cá nhân với xã hội thể hiện qua quá trình truyền thông.
Có sự khác biệt giữa hai khái niệm “truyền thông đại chúng và “các phương
tiện truyền thông đại chúng” (mass media) được dùng để chỉ những công cụ
kỹ thuật hay những kênh mà nhờ vào đó người ta mới có thể tiến hành quá

14



trình truyền thông đại chúng, nghĩa là việc phổ biến, loan truyền thông tin ra
mọi người. Trong tiếng Anh, chữ mass media bao gồm hai thành phần:
“mass” có nghĩa là “đại chúng” và “media” có nghĩa là “phương tiện”. Do đó,
thuật ngữ “các phương tiện truyền thông đại chúng” có nghĩa là các công cụ
trung gian có chức năng vận chuyển thông tin ra các tầng lớp công chúng.
Còn thuật ngữ “truyền thông đại chúng” (mass communication) là thuật ngữ
được dùng để chỉ một quá trình xã hội. Qúa trình truyền tải thông tin một cách
rộng rãi ra công chúng [32, tr. 16]. Điểm cơ bản để xác định một hành vi nằm
trong quá trình truyền thông đại chúng tùy thuộc vào việc hành vi đó có nằm
trong quá trình truyền tải và tiếp nhận thông tin qua các phương tiện thông tin
đại chúng, chứ không phải là việc sử dụng thiết bị kỹ thuật nào.
Theo nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Tấn trong công trình nghiên cứu Cơ sở lí
luận báo chí, Nxb Lí luận chính trị cho rằng “Truyền thông là sự trao đổi
thông điệp giữa các thành viên hay nhóm người trong xã hội nhằm đạt được
sự hiểu biết lẫn nhau” [65, tr. 26]. Ở đây, tác giả đã đề cập đến việc trao đổi
thông tin là trao đổi thông điệp, nâng mức khái quát hóa thông tin thành thông
điệp. Thông tin ở đây không còn là thông tin thuần túy mà trở thành thông
điệp. Mục đích căn bản là đạt được sự hiểu biết lẫn nhau giữa người phát đi
thông điệp và nhận thông điệp.
Nguyễn Văn Dững trong cuốn sách Truyền thông – lí thuyết và kỹ năng
cơ bản, Nxb Lí luận chính trị lại đưa ra định nghĩa truyền thông là “quá trình
liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm... chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm
giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận
thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân, nhóm, cộng động, xã hội” [24, tr. 34].
Qua nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả có thể liệt kê ra đây cả chục các
định nghĩa, khái niệm, quan niệm khác nhau về truyền thông. Mỗi tác giả lại đưa

15



×