Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Chuyên đề công nghệ CN : An toàn điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.75 KB, 21 trang )

AN TOÀN ĐIỆN
Ngày soạn: 21/11/2018
Tuần: Từ tuần 16 đến tuần 17
Ngày dạy: Từ ngày 10 đến ngày 22/12
Tiết: Từ tiết 32 - Tiết 34 theo PPCT cũ
Từ tiết 01 - Tiết 03 theo chủ đề
Tên chủ đề: An toàn điện
Số tiết: 03
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
- Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với
cơ thể người.
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống. Cách
phòng ngừa tai nạn điện.
- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ an toàn điện.
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
2. Kỹ năng
- Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Liên hệ vào thực tế cuộc sống thấy được vai trò của việc tiết kiệm điện năng.
- Có kĩ năng phòng tránh tai nạn điện.
- Chọn được những biện pháp an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Làm đúng các thao tác sơ cứu được nạn nhân bị tai nạn điện
- Phát triển kỹ năng quan sát và trao đổi nhóm.
3. Thái độ
- Có ý thức kỷ luật chấp hành tốt các yêu cầu và biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
- Học sinh có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng và sửa chữa điện.


- Học sinh có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực, cẩn thận, chính xác trong thực hành,
hoàn thành tốt các công việc được giao.
4. Định hướng năng lực được hình thành
a. Năng lực tự học: Trong quá trình giờ học, nhiệm vụ chính của HS là đọc kỹ
các nội dung thông tin trong bài để nêu được tầm quan trọng, triển vọng phát
triển về lĩnh vực điện năng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Vì vậy năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng nhất cần hướng
tới để hình thành và phát triển cho HS.
b.Năng lực hợp tác: Các nhiệm vụ học tập được đặt ra trong bài luôn đòi hỏi
HS phải hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để đạt được những kiến
1


thức chung của cả nhóm. Nhờ đó năng hợp tác của HS sẽ được củng cố, phát
triển qua quá trình giờ học.
c. Năng lực phát triển và giải quyết vấn đề: Từ những kiến thức chung về bảo
vệ môi trường và an toàn trong sản xuất và đời sống HS có khả năng vận dụng
để phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản được áp dụng trong thực tiễn.
d. Năng lực giao tiếp: Trong quá trình giờ học, HS không ngồi nghe một cách
thụ động mà luôn có sự giao tiếp, thảo luận chia sẻ với những kinh nghiệm hiểu
biết đã có, những kiến thức về bảo vệ môi trường trong sản xuất và đời sống đã
lĩnh hội được và những ý kiến cá nhân đối với nội dung bài học. Điều này sẽ
từng bước sẽ giúp HS phát triển được năng lực giao tiếp, thảo luận nhằm phát
triển kỹ năng nghề sau này.
e.Năng lực đánh giá và tự đánh giá: Cuối mỗi nội dung chính của bài, sau
phần trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ của cá nhân và đánh giá trong nhóm (Đánh giá đồng đẳng).
f. Năng lực công nghệ: Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tư duy khoa học

logic, vận dụng vào thực tế qua việc gắn lý thuyết với thực hành.
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề có 03 bài, 04 tiết dạy, mỗi tiết dạy bao gồm các hoạt động được mô
tả trong bảng sau:
Tiết
Tên bài
Định lượng kiến thức
1. Hoạt động khởi động
-Giới thiệu chung về chủ đề.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Tiết 1- theo chủ đề
Vai trò của + Hoạt động 1: Vai trò của diện năng
(Tiết 32 theo PPCT hiện điện
năng Hoạt động 2: Sản xuất và truyền tải điện
hành)
trong sản xuất năng
và đời sống
3. Hoạt động luyện tập
+ Hệ thống kiến thức.
+ Bài tập
4. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng
cao
1. Hoạt động khởi động
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
+ Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến tai
Tiết 2 - Theo chủ đề
An toàn điện nạn điện
(Tiết 33 theo PPCT hiện
+ Hoạt động 2: Các biện pháp phòng
hành)

tránh tai nạn điện
3. Hoạt động luyện tập
+ Hệ thống kiến thức
+ Bài tập
4. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng cao
1. Hoạt động khởi động
Tiết 3 - Theo chủ đề
Thực hành: 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
(Tiết 34 theo PPCT hiện Dụng cụ bảo + Hoạt động1: Các nhóm dụng cụ bảo
2


hành)

vệ an toàn điện
+ Hoạt động 2: Cách sử dụng các dụng
cụ an toàn điện
3. Hoạt đông thực hành, luyện tập
4. Hoạt động mở rộng vận dụng, nâng cao
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành

Nội
dung/
Chủ
đề/
Chuẩ
n


vệ an toàn
điện và cứu
người bị tai
nạn điện

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận
cao

dụng

- Nêu được quá - Trình bày được - Cách sử dụng
trình sản xuất và điện năng được và tiết kiệm điện
truyền tải điện sản xuất từ một số năng trong đời
năng.
dạng năng lượng sống xã hội.
- Biết được vai khác.
- Kể được tên
An
trò của điện năng
một số nhà máy
toàn
trong sản xuất và
thủy điện, nhiệt
điện

đời sống.
điện có ở nước ta.
Nêu
được - Giải thích được - Chọn sử dụng
nguyên nhân gây một số biện pháp đúng các dụng
tai nạn điện, sự an toàn điện khi sử cụ và các biện
nguy hiểm của dụng các đồ dùng pháp cách điện
dòng điện đối với và thiết bị điện.
khi sửa chữa
cơ thể người.
điện.
- Biết được công Hiểu
được - Sử dụng được Sơ cứu được
dụng, cấu tạo của nguyên lý làm việc bút thử điện nạn
nhân
một số dụng cụ của bút thử điện.
trong kiểm tra đúng
quy
bảo vệ an toàn
nhỏ.
trình.
điện.
- Sử dụng được
- Biết cách tách
một số dụng cụ
nạn nhân ra khỏi
cách điện đơn
nguồn điện một
giản.
cách an toàn.

Định hướng năng lực được hình thành:
a. Năng lực tự học: Trong quá trình giờ học, nhiệm vụ chính của HS là đọc kỹ
các nội dung thông tin trong bài để nêu được tầm quan trọng, triển vọng phát triển
về lĩnh vực điện năng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
b.Năng lực hợp tác: HS phải hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để
đạt được những kiến thức chung của cả nhóm
c. Năng lực phát triển và giải quyết vấn đề: Từ những kiến thức chung về bảo
vệ môi trường và an toàn trong sản xuất và đời sống HS có khả năng vận dụng để
3


phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản được áp dụng trong thực tiễn.
d. Năng lực giao tiếp:Có sự giao tiếp, thảo luận chia sẻ với những kinh nghiệm
hiểu biết đã có, những kiến thức về bảo vệ môi trường trong sản xuất và đời sống
đã lĩnh hội được và những ý kiến cá nhân đối với nội dung bài học. Điều này sẽ
từng bước sẽ giúp HS phát triển được năng lực giao tiếp, thảo luận nhằm phát
triển kỹ năng nghề sau này.
e. Năng lực đánh giá và tự đánh giá: HS tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của cá nhân và đánh giá trong nhóm (Đánh giá đồng đẳng).
f. Năng lực công nghệ: Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, tư duy khoa học
logic, vận dụng vào thực tế qua việc gắn lý thuyết với thực hành.
2. Câu hỏi và bài tập
2.1. Nhận biết
Câu 1.1. Em cho biết điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử dụng
điện như thế nào?
Câu 1.2.Điện năng có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
Câu 1.3. Em cho biết những nguyên nhân nào xảy ra tai nạn điện?
Câu 1.4. Em hãy chọn cách xử lí an toàn nhất trong các tình huống sau:
Đáp án bài tập
Câu 1.1. Điện năng từ nhà máy điện đến các khu công nghiệp dùng đường dây

truyền tải điện áp, hiệu điện thế cao (cao áp 500KV, 220KV).
Điện khu dân cư, lớp học dùng đường dây tải điện áp thấp (hạ áp 220V-380V)
Câu 1.2.Điện năng có vai trò:
- Là nguồn năng lượng cho các máy và thiết bị (như công nghiệp, nông nghiệp…
- Điện năng góp phần làm cho cuộc sống văn minh, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ
CNH, HĐH đất nước.
Câu 1.3.Những nguyên nhân xảy ra tai nạn điện:
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện (dây dẫn điện trần không có vỏ bọc cách
điện hoặc đồ dùng bị rò điện).
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Dây điện bị đứt rơi xuống đất.
Câu 1.4. Em hãy chọn cách xử lí an toàn nhất trong các tình huống sau:
Dùng tay trần kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
Rút phích cắm điện (lắp câu chì) hoặc ngắt aptomat
X
Gọi người khác đến cứu
Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân rời khỏi tủ lạnh
2.2. Thông hiểu
Câu 2.1. Em hãy kể tên một số loại năng lượng có trong tự nhiên có thể biến đổi
thành điện năng?
Câu 2.2. Bằng hiểu biết của mình em hãy kể tên một số biệt pháp an toàn điện.
Câu 2.3. Vì sao khi dùng bút thử điện bắt buộc phải để tay vào kẹp kim loại ở
nắp bút.
Đáp án bài tập
Câu 2.1. Một số loại năng lượng có trong tự nhiên có thể biến đổi thành điện
năng: Như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
4


Câu 2.2. Một số biệt pháp an toàn điện:

- Không chạm vào các vật mang điện, hở cách điện, tuyệt đối không dùng dây
dẫn trần.
- Sử dụng nguồn có điện áp an toàn cho thiết bị, đồ dùng.
Câu 2.3. Vì: Khi để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút, chạm đầu bút thử điện vào
vật mang điện, dòng điện đi từ vật mang điện qua đèn báo và cơ thể người rồi
xuống đất tạo mạch điện kín đèn báo sáng.
2.3.Vận dụng
Câu 3.1. Ở nước ta có những nhà máy thủy điện, nhiệt điện nào em hãy kể tên?
Câu 3.2. Quạt bàn để qua mùa đông không sử dụng, khi đưa ra sử dụng vào
mùa hè có cần kiểm tra an toàn điện không? Bằng cách nào.
Đáp án bài tập
Câu 3.1. Một số nhà máy thủy điện, nhiệt điện:
- Thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim, Yaly, Sơn La…
- Nhiệt điện: Phả lại, Uông Bí, Nhiệt điện dầu Cần Thơ, Hải Phòng, Quản Ninh.
Câu 3.2. Quạt bàn để qua mùa đông không sử dụng, khi đưa ra sử dụng cần
kiểm tra an toàn điện, bằng cách dùng bút thử điện để thử cách điện các bộ phận
ngoài của của vỏ kim loại.
Câu 3.3. Giáo viên đưa ra một đoạn dây dẫn bị hở cách điện. Sau đó yêu cầu HS
dùng bút thử điện để tìm ra.
2.4.Vận dụng cao
Câu 4.1. Khi gặp một người bị tai nạn về điện, em cần làm gì để giúp họ? Hãy
nêu các biện pháp em có thể thực hiện?
Đáp án bài tập
Câu 4.1. Khi gặp một người bị tai nạn về điện biện pháp có thể thực hiện như sau:
- Đối với điện hạ áp:
+ Cắt nguồn điện, cắt cầu dao, công tắc, rút cầu chì.
+ Đứng trên đệm gỗ khô, dùng sào tre hoặc cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi
người nạn nhân.
+ Chú ý: Khi tách nạn nhân không chạm vào dây dẫn điện gần người bị nạn.
+ Không nắm vào người bị nạn bằng tay khi không có vật lót cách điện.

- Đối với điện cao áp:
+ Nhất thiết phải thông báo khẩn trương cho trạm điện hoặc chi nhánh cắt điện.
+ Sơ cứu nạn nhân một một cách khẩn trương, chính xác đảm bảo an toàn cho
người cứu.
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
TIẾT 32 - BÀI 32. VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT
VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
2. Kĩ năng
- Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Liên hệ vào thực tế cuộc sống thấy được vai trò của việc tiết kiệm điện năng.
5


-

-

-

-

-

3. Thái độ
- Có ý thức kỷ luật chấp hành tốt các yêu cầu và biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình.

4. Các năng lực cần hình thành
Năng lực tự học: Trong quá trình giờ học, nhiệm vụ chính của HS là đọc kỹ các
nội dung thông tin trong bài để nêu được tầm quan trọng, triển vọng phát triển
về lĩnh vực điện năng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Vì vậy năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng nhất cần hướng
tới để hình thành và phát triển cho HS.
Năng lực hợp tác: Các nhiệm vụ học tập được đặt ra trong bài luôn đòi hỏi HS
phải hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để đạt được những kiến thức
chung của cả nhóm. Nhờ đó năng hợp tác của HS sẽ được củng cố, phát triển
qua quá trình giờ học.
Năng lực phát triển và giải quyết vấn đề: Từ những kiến thức chung về bảo vệ môi
trường và an toàn trong sản xuất và đời sống HS có khả năng vận dụng để phát hiện
và giải quyết một số vấn đề đơn giản được áp dụng trong thực tiễn.
Năng lực giao tiếp: Trong quá trình giờ học, HS không ngồi nghe một cách thụ
động mà luôn có sự giao tiếp, thảo luận chia sẻ với những kinh nghiệm hiểu biết
đã có lĩnh hội được ý kiến cá nhân đối với nội dung bài học. Điều này sẽ từng
bước sẽ giúp HS phát triển được năng lực giao tiếp, thảo luận nhằm phát triển kỹ
năng nghề sau này.
Năng lực đánh giá và tự đánh giá: Cuối mỗi nội dung chính của bài, sau phần
trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của cá nhân và đánh giá trong nhóm (Đánh giá đồng đẳng)
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài 32 để xác định những kiến thức trọng tâm của bài và
dự kiến chuỗi hoạt động hỗ trợ, các phương pháp dạy học tích cực sẽ áp dụng
khi tổ chức thực hiện bài học.
- Lập kế hoạch dạy học, xác định những kiến thức học sinh đã biết liên quan tới
bài học.
- Tranh vẽ hình 32.1, 32.2 sơ đồ nhà máy nhiệt điện, thủy điện.
- Tranh vẽ truyền tải điện năng đi xa, tải cao áp, tải hạ áp, tải tiêu thụ điện năng.

- Phiếu học tập, tranh ảnh, video, clip minh họa.
- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị.
- Sổ nhật kí ghi chép những quan sát, nhận xét, đánh giá học sinh trong quá trình
thực hiện bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu nội dung bài 32, đọc và trả lời các câu hỏi của bài trang 115.
- Sưu tầm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong học sinh.
6


2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay
quay - con trượt.
3. Bài mới
Hoạt động 1.KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
- Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập,
hứng thú học bài mới.
2. Nội dung
- Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên đưa ra một số thiết bị có tiêu thụ điện.
- Nêu tên gọi của các đồ dùng và thiết bị máy móc tiêu thụ điện năng, mà em
vừa quan sát?
- Làm thế nào để bóng đèn sáng, quạt quay, nước được nấu sôi?
* Thực hiện nhiệm vụ
Dựa vào điều em quan sát và tìm hiểu thực tế, học sinh làm việc theo nhóm đôi
để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.

* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV gọi 1 - 2 học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Sản phẩm học tập
GV nhận xét chốt: Vậy để hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất điện năng cô cùng
các em tìm hiểu nội dung bài 32 “ Bài 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất
và đời sống”.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Điện năng
1.Mục đích:
- Xác định nội dung, kiến thức, khái niệm về điện năng.
- Giúp học sinh biết được quy trình sản xuất và truyền tải điện năng.
2. Nội dung
1. Điện năng là gì?
2. Sản xuất điện năng
a. Nhà máy nhiệt điện
b. Nhà máy thủy điện
c. Nhà máy điện nguyên tử
3. Truyền tải điện năng
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình ảnh để
trả lời câu hỏi:
- Con người đã sản xuất ra điện từ những năng lượng tự nhiên nào?
- Loài người đã đã sản xuất ra điện từ khoảng thời gian nào?
- Đến nay ta đã sử dụng điện, em hiểu thế nào là điện năng?
- Qua các thiết bị chính của nhà máy điện như lò hơi, lò phản ứng, đập nước,
tua bin thì nhà máy điện có chức năng cơ bản nào?
7


- Em có biết hoặc đã thăm nhà máy điện nào? Em hiểu về nó đến đâu kể cho cả

lớp cùng nghe.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4 hoặc 5 và dùng kỹ thuật
khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Cá nhân học sinh ghi tóm tắt ý kiến của mình vào vở, báo cáo kết quả trong
nhóm, trao đổi lấy ý kiến chung, thư kí nhóm tổng hợp ý kiến thống nhất của các
thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả thực hiện:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên đặt thêm câu hỏi để học sinh
liên hệ tại gia đình và địa phương.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá
kết quả học tập lẫn nhau thông qua việc đối chiếu với kết quả chung đã thống
nhất.
- Chốt kiến thức mới:
+ Khái niệm điện năng: Năng lượng của dòng điện (công của dòng điện) được
gọi là điện năng.
+ Sản xuất điện năng:
Nhà máy nhiệt điện

Nhà máy thủy điện

Nhà máy điện nguyên tử

+ Truyền tải điện năng:Điện năng được truyền tải từ nhà máy điện đến nơi sử
dụng điện.
4. Sản phẩm học tập
- Ghi chép kết quả làm bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm.
II.Vai trò của điện năng
1. Mục đích:
Biết được vai trò, tầm quan trọng của điện năng trong sản xuất và đời sống.

2. Nội dung
Điện năng sử dụng trong các lĩnh vực của đời sống như: Công nghiệp; Nông
nghiệp; Giao thông vận tải; Y tế, giáo dục…
3.Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình ảnh để
trả lời câu hỏi:
- Điện năng có vai trò gì đối với sản xuất?
8


- Điện năng có vai trò gì đối với đời sống gia đình, cộng đồng?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4 hoặc 5 người.
- Cá nhân học sinh ghi tóm tắt ý kiến của mình vào vở, báo cáo kết quả trong
nhóm, trao đổi lấy ý kiến chung, thư kí nhóm tổng hợp ý kiến thống nhất của các
thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả thực hiện:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, học sinh liên hệ tại gia đình và địa phương.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho cá nhân tự đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
4. Sản phẩm học tập
Vai trò của điện năng:
- Là nguồn động lực cho các máy (động cơ điện ở nhà máy cơ khí, trạm bơm nông
nghiệp, đồ dùng như: quạt điện, máy bơm, máy giặt, thiết bị y tế, thể thao…).
- Nâng cao đời sống của con người như: Internet, thông tin, đồ điện tử…
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích
Củng cố những kiến thức về sản xuất điện năng, vai trò của điện năng trong sản
xuất và đời sống.
2. Nội dung

Sơ đồ hóa kiến thức bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập về điện năng và vai trò
của điện năng trong sản xuất và đời sống.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu và thảo luậntrả lời nội dung đưa ra
phần luyện tập:
- Câu 1. Nhà máy điện nào trong các nhà máy điện sau được xây dựng ở vùng
núi cao?
A. Nhiệt điện.
B. Thủy điện.
C. Điện hạt nhân.
D. Cả 3 nhà máy trên.
- Câu 2. Một địa điểm được chọn xây dựng nhà máy điện ở vùng đồng bằng, gần
một con sông lớn. Nhà máy nào trong các nhà máy điện sau cần thiết chọn địa điểm
này?
A. Nhiệt điện.
B. Thủy điện.
C.Điện hạt nhân.
D. Cả 3 nhà máy trên.
- Câu 3.Cạn kiệt nguồn nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng
điện của nhà máy điện nào trong các nhà máy điện sau?
A. Nhiệt điện.
B. Thủy điện.
C. Điện hạt nhân.
D. Cả 3 nhà máy trên.
- Câu 4. Đường dây dẫn điện có chức năng gì?
A.Truyền tải điện năng từ nhà máy đến nơi tiêu thụ.
B. Biến đổi các dạng năng lượng thành điện năng.
C. Biến đổi điện năng thành nhiệ tnăng.
D. Cả A, B, C đều đúng.

9


- Câu 5. Tại sao điện đưa tới các hộ tiêu thụ như: nhà dân, công sở,máy móc
công, nông nghiệp... lại cấp bằng điện áp 220V hoặc 380V?
A.Dễ thực thi.
B. Thông số điện áp tiêu chuẩn của các đồ dùng điện là thông số này.
C. Điện áp này an toàn cho người.
D. Đây là cấp điện áp thấp nhất có thể có.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân học sinh ghi tóm tắt ý kiến của mình vào vở,
báo cáo kết quả trong nhóm, trao đổi lấy ý kiến chung, thư kí nhóm tổng hợp ý
kiến thống nhất của các thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả thực hiện: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm bạn
và nêu ý kiến nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá kết quả học tập lẫn nhau thông
qua việc đối chiếu với kết quả chung đã thống nhất.
- Giáo viên đánh giá hoạt động luyện tập của từng nhóm để chỉ ra từng mặt đã làm
được và chưa làm được, kết quả thu được của nhóm trong hoạt động luyện tập.
4. Sản phẩm học tập
Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh bổ sung vào vở ghi.
- Lưu ý: Giáo viên yêu cầu học sinh tự đánh giá kết quả dựa vào các tiêu chí:
Nội dung báo cáo; Hình thức báo cáo; Kết quả thu được; Tinh thần thái độ thực
hiện các nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm.
- Đáp án bài luyện tập:
Câu
1
2
3
4

5
Đápán
A
B
A
A
B
Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu những kiến thức về sản xuất điện năng, vai
trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
2. Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu tình hình thực tế, tham khảo sách báo,
Internet,… về tầm quan trọng khi biết sản xuất điện năng, vai trò của điện năng
trong sản xuất và đời sống.
3. Sản phẩm học tập
Ghi chép và lưu lại hình ảnh về các quy trình sản xuất điện năng của các nhà
máy điện và một số trạm phát điện dùng năng lượng mặt trời, năng lượng gió
đang được xây dựng ở một số nước.
TIẾT 33 - BÀI 33. AN TOÀN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với
cơ thể người.
- Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng phòng tránh tai nạn điện.
- Chọn được những biện pháp an toàn điện khi sử dụng và sửa chữa điện.
3. Thái độ
10



-

-

-

-

-

- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
- Học sinh có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình.
4. Các năng lực cần hình thành
Năng lực tự học: Trong quá trình giờ học, nhiệm vụ chính của HS là đọc kỹ các
nội dung thông tin trong bài để nêu được tầm quan trọng,tình hình,triển vọng và
các lĩnh vực chủ yếu của nông nghiệp nước ta.
Vì vậy năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng nhất cần hướng
tới để hình thành và phát triển cho HS.
Năng lực hợp tác: Các nhiệm vụ hoc tập được đặt ra trong bài luôn đòi hỏi HS
phải hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để đạt được những kiến thức
chung của cả nhóm. Nhờ đó năng lực hợp tác của HS sẽ được củng cố, phát triển
qua quátrình giờ học.
Năng lực phát triển và giải quyết vấn đề: Từ những kiến thức chung về bảo vệ
môi trường và an toàn trong nông nghiệp HS có khả năng vận dụng để phát hiện
và giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn.
Năng lực giao tiếp: Trong quá trình giờ học, HS không ngồi nghe một cách thụ
động mà luôn có sự giao tiếp, chia sẻ với những kinh nghiệm đã có, lĩnh hội
được ý kiến cá nhân đối với nội dung bài học. Điều này sẽ từng bước sẽ giúp HS
phát triển được năng lực giao tiếp.

Năng lực đánh giá và tự đánh giá: Cuối mỗi nội dung chính của bài, sau phần
trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của cá nhân và đánh giá trong nhóm (Đánh giá đồng đẳng).
Trên cơ sở đối chiếu với kết quả làm việc của cá nhân, nhóm với kết quả
chung. Qua đó HS dần hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá và đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài 33 để xác định những kiến thức trọng tâm của bài và
dự kiến chuỗi hoạt động hỗ trợ, các phương pháp dạy học tích cực sẽ áp dụng
khi tổ chức thực hiện bài học.
- Xác định những kiến thức học sinh đã biết liên quan tới bài học ( Hậu quả do
tai nạn điện gây ra.)
- Phiếu học tập, tranh ảnh, video, clip minh họa.
- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị.
- Sổ nhật kí ghi chép những quan sát, nhận xét, đánh giá học sinh trong quá trình
thực hiện bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu bài 33 đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang 120.
- Sưu tầm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Điện năng là gì? Em hãy nêu vai trò của điện năng.
3. Bài mới
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG
11


1. Mục đích
Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học
tập, hứng thú học bài mới.

2. Nội dung
Xem video để thấy được nguyên nhân xảy ra tai nạn điện từ đó có biện
pháp phòng tránh và sử dụng an toàn điện.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận theo nhóm (4 đến 5 học sinh).
- Báo cáo trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
* Thực hiện nhiệm vụ
Dựa vào điều em quan sát và tìm hiểu thực tế, học sinh làm việc theo
nhóm đôi để hoàn thành báo cáo nhiệm vụ được chuyển giao.
* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gọi 1-2 học sinh trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Sản phẩm học tập
GV nhận xét chốt: Vậy để hiểu rõ hơn những nguyên nhân nào xảy ra tai
nạn điện và có những biện pháp an toàn điện nào cô cùng các em tìm hiểu nội
dung bài học ngày hôm nay “ Bài 33: An toàn điện”.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Vì sao xảy ra tai nạn điện
1. Mục đích: Hiểu được nguyên nhân gây tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng
điện đối với cơ thể người.
2. Nội dung
- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
- Giáo viên trình chiếu hình ảnh 33.1a; 33.1b; 33.1c hình 32.3; hình 33.3 trang
117-118 SGK.

12



- Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Có những nguyên nhân nào xảy ra tai nạn điện?
+ Quan sát hình 33.1 làm bài tập điền khuyết trang 116 SGK.
+ Em hãy cho biết khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4 hoặc 5 người, trao đổi lấy ý
kiến, thư kí nhóm tổng hợp ý kiến thống nhất của các thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả thực hiện:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm bạn và nêu ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá
kết quả học tập lẫn nhau thông qua việc đối chiếu với kết quả chung đã thống nhất.
- Chốt kiến thức mới,nguyên nhân xảy ra tai nạn điện:
-Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
+ Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở
cách điện;
+ Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ (vỏ kim loại);
+ Sữa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp
- Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất
4. Sản phẩm học tập
- Giáo viên hướng dẫn chốt kiến thức, học sinh bổ sung vào vở ghi.
II. Một số biện pháp an toàn điện
13


1. Mục đích
Biết được một số biện pháp an toàn điện trong sản xuất và đời sống.

2. Nội dung
- Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện.
- Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình ảnh để
trả lời câu hỏi:
Câu 1. Quan sát hình 33.4 làm bài tập điền khuyết trang 118 SGK?

Câu2. Kể tên một số dụng cụ an toàn điện.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân học sinh ghi tóm tắt ý kiến của mình, báo cáo
kết quả trong nhóm, trao đổi lấy ý kiến chung, thư kí nhóm tổng hợp ý kiến
thống nhất của các thành viên trong nhóm.
14


* Báo cáo kết quả thực hiện: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên đặt
thêm câu hỏi để học sinh liên hệ tại gia đình và địa phương. Dây dẫn điện đã cũ
hỏng có cần thay thế không?
4. Sản phẩm học tập
- Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện:
+ Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện;
+ Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện;
+ Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện;
+ Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
- Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện:
+ Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện: Rút phích cắm điện, rút nắp cầu
chì, cắt cầu dao (hoặc Aptomat tổng).
+ Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi
sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác: Sử dụng các vật lót cách điện, sử

dụng các dụng cụ lao động cách điện, sử dụng các dụng cụ kiểm tra.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP
1. Mục đích
Củng cố những kiến thức nguyên nhân xảy ra tai nạn điện, các biện pháp an toàn điện.
2. Nội dung
Câu 1. Tai nạn điện thường xảy ra khi nào?
Câu 2. Để phòng ngừa tai nạn điện ta phải làm gì?

Chập điện cháy chợ Quãng Ngãi
Chập điện cháy nhà ở Bình Chánh,
TP hồ Chí Minh

Xây dựng dưới đường dây điện ở
Tỉnh Hải Dương
Bỏng do tai nạn điện

3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên yêu cầu các nhóm nghiên cứu và thảo
luậntrả lời nội dung đưa ra phần luyện tập.
15


- Câu 1. Hành động nào đúng trong các hành động dưới đây?
A. Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.
B. Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.
C. Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp.
D. Thả diều gần đường dây điện.
- Câu 2. Khi sửa chữa điện ta không nên:
A. Rút phích cắm điện.
B. Ngắt aptomat, rút phích cắm điện.

C. Cắt cầu dao, ngắt aptomat.
D. Dùng tay trần chạm vào dây điện không có vỏ bọc cách điện.
- Câu 3. Trước khi sửa chữa điện cần phải:
A. Cắt cầu dao hoặc aptomat tổng.
B. Rút nắp cầu chì.
C. Rút phích cắm điện.
D. Cả ba hoạt động trên.
- Câu 4. Một mái nhà cách đường dây điện trung thế 35kv dây trần, khoảng cách
nào là an toàn theo quy định?
A. 1,5m.
B. 3m.
C. 4m.
D. 6m.
- Câu 5. Khi sử dụng điện cần:
A. Thực hiện biện pháp an toàn.
B. Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn.
C. Không cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn.
D. A và B đều đúng.
* Thực hiện nhiệm vụ:Học sinh báo cáo kết quả trong nhóm, trao đổi lấy ý kiến
chung, thư kí nhóm tổng hợp ý kiến thống nhất của các thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả thực hiện:Đại diện 1-2 học sinh báo cáo kết quả hoạt động
học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
* Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động:
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá kết quả học tập lẫn nhau thông
qua việc đối chiếu với kết quả chung đã thống nhất.
- Giáo viên đánh giá hoạt động luyện tập của từng nhóm để chỉ ra từng mặt đã làm
được và chưa làm được, kết quả thu được của nhóm trong hoạt động luyện tập.
4. Sản phẩm học tập
Ghi chép kết quả bài tập, có bổ sung, chỉnh sửa sau khi thảo luận nhóm.
Đáp án bài tập luyện tập

Câu
1
2
3
4
5
Đápán
C
D
D
B
D
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
Giúp học sinh vận dụng những biện pháp an toàn điện trong khi sử dụng và sửa
chữa các đồ dùng điện trong cuộc sống.
2. Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu tình hình thực tế, tham khảo sách báo,
Internet,… về tác hại của tai nạn điện.
16


-

-

-

-

-


TIẾT 34 - BÀI 34, 35. THỰC HÀNH: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN
ĐIỆN VÀ CỨU NGƯỜI BỊ TAI NẠN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ an toàn điện.
- Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
2. Kĩ năng
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Làm đúng các thao tác sơ cứu được nạn nhân bị tai nạn điện.
3. Thái độ
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa
điện.
- Học sinh có ý thức tự giác vận dụng kiến thức đã học vào thực tế ở gia đình.
- Rèn luyện tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình.
4. Các năng lực cần hình thành
Năng lực tự học: Trong quá trình giờ học, nhiệm vụ chính của HS là đọc kỹ các
nội dung thông tin trong bài để tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu
người bị tai nạn điện.
Vì vậy năng lực tự học là một trong những năng lực quan trọng nhất cần hướng
tới để hình thành và phát triển cho HS.
Năng lực hợp tác: Các nhiệm vụ học tập được đặt ra trong bài luôn đòi hỏi HS
phải hợp tác với nhau, cùng nhau chia sẻ, thảo luận để đạt được những kiến thức
chung của cả nhóm. Nhờ đó năng hợp tác của HS sẽ được củng cố, phát triển
qua quátrình giờ học.
Năng lực phát triển và giải quyết vấn đề: Từ những kiến thức chung về bảo vệ
môi trường và an toàn trong nông nghiệp HS có khả năng vận dụng để phát hiện
và giải quyết một số vấn đề đơn giản trong thực tiễn sản xuất
Năng lực giao tiếp: Trong quá trình giờ học, HS không ngồi nghe một cách thụ
động mà luôn có sự giao tiếp, chia sẻ với những kinh nghiệm đã có, lĩnh hội

được ý kiến cá nhân đối với nội dung bài học. Điều này sẽ từng bước sẽ giúp HS
phát triển được năng lực giao tiếp.
Năng lực đánh giá và tự đánh giá: Cuối mỗi nội dung chính của bài, sau phần
trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của cá nhân và đánh giá trong nhóm (Đánh giá đồng đẳng).
Trên cơ sở đối chiếu với kết quả làm việc của cá nhân, nhóm với kết quả
chung. Qua đó HS dần hình thành và phát triển năng lực tự đánh giá và đánh giá.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Nghiên cứu nội dung bài 34, 35 để xác định những kiến thức trọng tâm
của bài và dự kiến chuỗi hoạt động hỗ trợ, các phương pháp dạy học tích cực sẽ
áp dụng khi tổ chức thực hiện bài học.
- Xác định những kiến thức học sinh đã biết liên quan tới bài học (Hậu quả
do tai nạn điện gây ra).
- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị.
17


- Sào tre, gậy gỗ khô, ván khô.
- Tủ lạnh, dây dẫn, chiếu nằm để cấp cứu nạn nhân.
- Thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.
- Bút thử điện có chuôi hoặc cách điện.
- Đồ dùng điện: bàn là, quạt điện, … gồm cả 2 loại không bị rò điện ra vỏ
và bị rò điện ra vỏ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu bài 34, 35 đọc và trả lời các câu hỏi SGK trang 120.
- Sưu tầm các tư liệu, tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp, tác phong học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân nào?

3. Bài mới
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích
Tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập,
hứng thú học bài mới.
2. Nội dung
HS trả lời theo ý hiểu của mình từ liên hệ thực tế cuộc sống.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tạo trình chiếu hình ảnh, hướng dẫn học
sinh quan sát.
4. Sản phẩm học tập
GV nhận xét chốt: Vậy để hiểu rõ hơn những tác dụng của dụng cụ bảo vệ an
toàn điện và các bước cứu người bị tai nạn điện các em cùng cô tìm hiểu nội
dung bài 34, 35.
“Bài 34, 35: Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cứu người bị tai nạn điện”
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục đích:
- Giúp học sinh biết được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn
điện.
- Biết tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Sơ cứu được nạn nhân.
2. Nội dung
2.1. Dụng cụ bảo vệ an toàn điện
1. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
a. Tìm hiểu một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
b. Ghi vào báo cáo thực hành
2. Tìm hiểu bút thử điện
a. Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện
b. Nguyên lý làm việc
c. Sử dụng bút thử điện

3. Thực hành
2.2. Cứu người bị tai nạn điện
18


1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
2. Sơ cứu nạn nhân
a. Phương pháp 1: Nằm sấp.
b. Phương pháp 2: Hà hơi thổi ngạt.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Phân chia nhóm thực hành.
- Nhắc nhở học sinh thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh trong
khi thực hành.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bút thử điện và tách nạn nhân ra khỏi nguồn
điện (tình huống giả định).
- Giáo viên làm mẫu, học sinh làm theo yêu cầu.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Cho học sinh đọc thông tin và quan sát một số dạng bút thử điện để trả lời câu hỏi:
Câu 1. Tại sao mỗi gia đình nên có một chiếc bút thử điện?
Câu 2. Quan sát và mô tả cấu tạo bút thử điện khi chưa tháo rời từng bộ phận?
Câu 3. Em hãy tháo rời, quan sát nêu chức năng từng bộ phận của bút thử
điện và lắp lại hoàn chỉnh?
Câu 4. Tại sao dòng điện qua bút thử điện lại không gây nguy hiểm cho
người sử dụng?
Câu 5. Em hãy cho tìm một vài điểm dây dẫn bị hở cách điện cho những
đồ dùng sau: quạt điện, bàn là, dây dẫn điện,…
- Phương thức thực hiện: Học sinh thực hành theo nhóm.
+ Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình ảnh 35.1, em hãy chọn cách xử lí

tình huống đúng trong các tình huống sau:
- Dùng tay trần kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh.
- Rút phích cắm điện (nắp cầu chì) hoặc ngắt Aptomat.
- Gọi người khác đến cứu.
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi tủ lạnh.
+ Cho học sinh đọc thông tin và quan sát hình ảnh 35.2, em hãy chọn một trong
những cách xử lí sau cho an toàn nhất.
- Lót tay bằng vải khô kéo nạn nhân ra khỏi dây điện.
- Đứng trên ván gỗ khô, dùng sào tre (gỗ) khô hất dây điện ra khỏi nạn nhân.
- Nắm áo nạn nhân kéo ra khỏi dây điện.
- Nắm tóc nạn nhân kéo ra khỏi dây điện.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân học sinh ghi tóm tắt ý kiến của mình báo cáo
thực hành, báo cáo kết quả trong nhóm, trao đổi lấy ý kiến chung, thư kí nhóm
tổng hợp ý kiến thống nhất của các thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả thực hiện:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên đặt thêm câu hỏi để học sinh
liên hệ tại gia đình và địa phương: Tại sao khi sử dụng bút thử điện, bắt buộc
phải để tay vào kẹp kim loại ở nắp bút?
19


- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức cho các nhóm tự đánh giá kết
quả học tập lẫn nhau thông qua việc đối chiếu với kết quả chung đã thống nhất.
* Sản phẩm học tập
Giáo viên hướng dẫn chốt kiến thức, học sinh bổ sung vào báo cáo thực hành.
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP
1. Mụcđích:
- Hiểu được công dụng và cấu tạo của bút thử điện và biết cách sử dụng một số
dụng cụ bảo vệ an toàn điện (bút thử điện, kìm, găng tay cao su...).
- Biết các bước cứu người bị tai nạn điện.

2. Nội dung
- Học sinh hoạt động theo nhóm tìm hiểu nội dung:
+ Dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
+ Cứu người bị tai nạn điện.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:Yêu cầu học sinh về các nhóm thực hành theo sự phân
công.
* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân học sinh ghi tóm tắt ý kiến của mình vào báo
cáo thực hành, báo cáo kết quả trong nhóm, trao đổi lấy ý kiến chung, thư kí
nhóm tổng hợp ý kiến thống nhất của các thành viên trong nhóm.
* Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình:
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác so sánh kết quả, nhận xét,
bổ sung, điều chỉnh.
- Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân.
* Sản phẩm học tập:
- Đánh giá sử dụng bút thử điện để thử rò điện, ổ cắm điện phân biệt dây pha,
dây trung tính. Tìm hiểu các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Đánh giá kết quả thực hành thao tác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và cấp
cứu người bị nạn; trình tự thực hiện cấp cứu người bị nạn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá thái độ tham gia và kết quả hoạt động của lớp.
Báo cáo thực hành của nhóm: DỤNG CỤ BẢO VỆ AN TOÀN ĐIỆN
Họ và tên học sinh: …………………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………………
Số hiệu kỹ thuật (hoặc Bộ phận cách
TT
Tên dụng cụ
đặc điểm cấu tạo)
điện của dụng cụ

Hoạt động 4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:
- Giúp học sinh sử dụng thành thạo một sô dụng cụ an toàn điện trong khi sửa
chữa các đồ dùng điện trong cuộc sống.
- Biết cách sơ cứu nạn nhân bị điện giật.
2. Chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu nội dung bài học qua thực tế, tham khảo
sách báo, Internet…
3. Sản phẩm học tập
20


- Hoàn thành nội dung báo cáo thực hành về các thiết bị, dụng cụ an toàn điện.
Các phương pháp cứu người bị tai nạn về điện.
4. Tổng kết chủ đề
GV hướng dẫn học sinh tóm lược và trình bày nội dung bằng cách dẫn dắt HS
trả lời các câu hỏi:
- Em đã lĩnh hội được những kiến thức nào qua chủ đề về an toàn điện, những
kiến thức đó giúp được gì cho em và gia đình trong cuộc sống?
- Cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống như thế nào?
Khai Quang, ngày 28 tháng 11 năm 2018
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)

Trần Thị Chung

21



×