Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện xín mần, tỉnh hà giang trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 120 trang )


ƢỜ





-----------------------



Ổ MỚ
YỆ



Ứ B

SE

SỈ

MÁY



Í

Í MẦ , Ỉ



Y

S

Í

i - 2019









ƢỜ





-----------------------



Ổ MỚ
YỆ




Ứ B

SE

SỈ

MÁY



Í



Í MẦ , Ỉ


Y

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60310201
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
hủ tịch

i đồng

gƣời hƣớng dẫn khoa học


chấm luận văn thạc sĩ

P S. S. guyễn nh ƣờng

S. guyễn Duy

i - 2019

uỳnh


LỜ

M

Tôi cam đoan luận văn này được thực hiện bởi chính tôi nhờ sự hướng
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Duy Quỳnh và đã được chỉnh sửa theo sự góp
ý của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Các thông tin, số liệu trong luận văn
đều có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng, chính xác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019
ác giả luận văn

Sùng Seo Sỉ


LỜI CẢM Ơ
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Đổi mới tổ chức bộ máy
hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay”
tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo trường

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, đặc biệt
là sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Khoa học chính trị để hoàn thành
luận văn này.
Với sự chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu nhà
trường, phòng Sau Đại học, các thầy, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình theo học thạc sĩ và nghiên cứu đề tài
luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến thầy TS. Nguyễn Duy Quỳnh
– người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về mặt kiến thức, phương pháp để
tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong suốt quá trình viết luận văn, tuy
nhiên có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo
và bạn bè.


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 3
MỞ ẦU .......................................................................................................... 4
1. ính cấp thiết của đề t i .......................................................................... 4
2. ình hình nghiên cứu liên quan đến đề t i ............................................ 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 10
3.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 10
4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................ 11
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 11
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 11
5.1. Phương pháp luận ............................................................................ 11

5.2. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................... 11
6. óng góp của luận văn .......................................................................... 12
7. Cấu trúc của luận văn............................................................................ 13
N I DUNG..................................................................................................... 14
hƣơng 1.

ỮNG VẤ

MÁY ỦA HỆ TH

Ề Ý
Í

N VỀ ỔI MỚI TỔ CHỨC B


Ệ TH

Í

Ị Ơ

SỞ.................................................................................................................... 14
1.1. M t số khái niệm cơ bản ................................................................. 14
1.2. Cấu trúc, đặc trƣng, cơ chế vận h nh của hệ thống chính trị Việt
Nam .......................................................................................................... 21
1.3.

uan điểm của ảng về hệ thống hính trị cơ sở v đổi mới hệ


thống chính trị Việt Nam........................................................................ 37
1.4. N i dung đổi mới tổ chức b máy hệ thống chính trị ................... 43

1


1.5. Những yếu tố tác đ ng đến đổi mới tổ chức b máy hệ thống
hính trị huyện ín Mần, tỉnh
hƣơng 2. THỰC TR
ỔI MỚI TỔ CHỨC B
MẦN, TỈ
2.1.

iang ............................................ 48
ỮNG VẤ

MÁY

Ệ TH

Ề ẶT RA TRONG
Í

Ị HUYỆ

Í

............................................................................. 52
i nét về hệ thống chính trị huyện ín Mần, tỉnh


iang .... 52

2.2. Thực trạng đổi mới tổ chức b máy hệ thống chính trị huyện ín
Mần, tỉnh

iang ................................................................................ 58

2.3. Những vấn đề đặt ra ........................................................................ 77
hƣơng 3. P ƢƠ
B

MÁY ỦA HỆ TH

ƢỚ

Ả P ÁP ỔI MỚI TỔ CHỨC
Í

Ị HUYỆ

Í MẦN, TỈ

GIANG ........................................................................................................... 83
3.1. Phƣơng hƣớng .................................................................................. 83
3.2. Giải pháp........................................................................................... 89
KẾT LU N .................................................................................................. 103
ỆU THAM KHẢO .......................................................................... 106

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
D – H i đồng nhân dân
UBND - Ủy ban nhân dân
MTQG – Mục tiêu quốc gia
HTCT – Hệ thống chính trị
HTCTXHCN – Hệ thống chính trị xã h i chủ nghĩa
UBKT - Ủy ban kiểm tra
XHCN – ã h i chủ nghĩa
CHXHCNVN – C ng hòa xã h i chủ nghĩa iệt Nam
Nxb – h xuất bản

3


MỞ ẦU
1. ính cấp thiết của đề t i
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc đổi mới
tổ chức bộ máy hệ thống chính trị (HTCT) là vô cùng cần thiết và quan trọng.
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đặc biệt trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
1991 khẳng định: “Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới
là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo
đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Mà quyền lực của nhân dân có được đảm
bảo hay không phải tùy thuộc ở HTCT có được đổi mới và hoàn thiện hay
không. Trong các nhiệm kỳ Đại hội của Đảng gần đây, Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị đã có nhiều chủ trương, Nghị
quyết, kết luận về đổi mới tổ chức bộ máy của HTCT và tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung

ương Đảng (khóa VIII) “Một số vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc thuộc ngân sách nhà nước”; Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi
mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”;
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về
“Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới,
kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39-NQ/TW
của Bộ chính trị (khóa XI) về “Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức”. Kết luận số 64-KL/TW Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện HTCT từ

4


Trung ương đến cơ sở”. Đặc biệt, việc đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính
trị là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XII của Đảng đã đề ra:
“Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả”[35, 217-218], được cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 18 của
Hội Nghị Trung ương 6, khóa XII: về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả”1. Có thể thấy, các chủ trương trên của Đảng đều đặc biệt nhấn mạnh đến
việc cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam.
Quá trình triển khai các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng về đổi mới
tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội đã từng bước được đổi mới sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,

góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả quan trọng đó HTCT nước ta nói
chung còn bộc lộ những hạn chế: Tổ chức bộ máy của HTCT còn cồng kềnh,
nhiều đầu mối, tầng nấc; hiệu lực hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đối với chức năng nhiệm vụ cũng như quyền hạn của các tổ chức chưa rõ
ràng, mối quan hệ còn chưa chặt chẽ, vấn đề chồng chéo, trùng lắp vẫn đang
tồn tại; Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương,
năng lực quản lý trong một số cơ quan nhà nước còn hạn chế và yếu kém dẫn
đến nhiều tiêu cực trong các tổ chức và cá nhân như quan liêu, tham nhũng,
lãng phí,... Với những hạn chế như vậy vấn đề đặt ra là cần tiếp tục đổi mới,
sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả đặc biệt là theo tinh thần của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) của
Đảng. Để triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ trương này từ trung ương đến
1

/>
5


địa phương cần thiết phải nghiên cứu những trường hợp cụ thể tại các địa
phương để cụ thể hóa chủ trương này một cách phù hợp với từng địa phương.
Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang là một huyện vùng cao, biên giới còn
nghèo vấn đề đổi mới tổ chức bộ máy HTCT chịu ảnh hưởng nhiều từ văn
hóa, dân tộc, địa lý, kinh tế, xã hội… vì vậy càng phải nghiên cứu sâu hơn các
nội dung, hình thức và mô hình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống
chính trị để hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Do đó, việc
nghiên cứu đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh
Hà Giang là cần thiết.
Từ những lý do đó tác giả đã lựa chọn đề tài “Đổi mới tổ chức bộ máy
hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện

nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. ình hình nghiên cứu liên quan đến đề t i
Vấn đề hệ thống chính trị nói chung và đổi mới tổ chức bộ máy hệ
thống chính trị nói riêng đã được nhiều nhà chính trị, nhà lý luận và nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu và đạt được nhiều kết quả to lớn. Có thể kể đến một
số công trình tiêu biểu như sau:
Các sách chuyên khảo, tham khảo về đổi mới hệ thống chính trị Việt
Nam, đổi mới hệ thống chính trị cơ sở:
- Nguyễn Đức Bình, Trần Ngọc Hiên, Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn
Văn Thảo, Trần Xuân Sầm (đồng chủ nhiệm), “Đổi mới và tăng cường hệ
thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, năm 1999. Trên cơ sở khoa học và luận cứ xác đáng các tác giả đã đề
xuất phương hướng cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm củng cố, đổi
mới và tăng cường HTCT Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
- Trần Đình Hoan, “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính
trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,

6


2008. Tác giả khái quát những quan điểm, nội dung đổi mới trên cơ sở đảm
bảo những nguyên tắc nhất đinh trong quá trình đổi mới HTCT ở Việt Nam.
- Hoàng Chí Bảo, “Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện
nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004. Nghiên cứu một số vấn đề
nhằm củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở, trong sự nghiệp đổi
mới và phát triển của nước ta hiện nay. Qua những nội dung phân tích đã làm
sáng tỏ thêm tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) của
Đảng.
- Vũ Hoàng Công “Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và
giải pháp”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002. Tác giả bổ sung

những kiến thức về HTCT cơ sở, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển và
những giải pháp cần thiết nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị.
- Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khóa IX về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống
chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm
2002. Văn kiện hội nghị đã xác định tính cấp thiết phải đổi mới HTCT cơ sở,
đồng thời đưa ra chủ trương giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT
ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Nguyễn Phú Trọng (2008) (chủ biên), Đổi mới và phát triển ở Việt
Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tác giả đã bổ sung những lý luận sâu sắc về đổi mới ở Việt Nam và đề xuất
những giải pháp đổi mới và phát triển ở Việt Nam có thể vận dụng vào thực
tiễn ở nước ta.
- Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên) (2000), Hệ thống chính trị cấp cơ sở
và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miến núi vùng dân tộc thiểu số các
tỉnh miến núi phía bắc nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã
khảo sát thực trạng HTCT cơ sở và việc thực hiện dân chủ ở nông thôn miền

7


núi vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, qua đó đề xuất giải pháp cải thiện HTCT
và dân chủ trong nhân dân.
- Dương Xuân Ngọc (2000), Mối quan hệ giữa Đảng, Chính quyền và
các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Tác giả phân tích mối quan hệ tác động biện chứng, cơ chế vận hành
giữa các thành tố trong HTCT cấp xã ở nước ta.
Một số luận văn, luận án, gồm:
- Lưu Minh Trị: “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở nông
thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận án phó

tiến sĩ, năm 1993. Đề tài luận văn của tác giả khảo sát thực trạng HTCT cấp
xã khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, qua đó đưa ra phương hướng, giải
pháp tiếp tục đổi mới và kiện toàn HTCT ở đây.
- Đặng Thị Hiền, “Đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở nông
thôn (thông qua khảo sát thực tế của tỉnh Tuyên Quang)”, luận văn thạc sĩ
khoa học chuyên ngành Triết học, năm 1993. Từ việc khảo sát thực tế tại
Tuyên Quang, tác giả đã khảo sát thực trạng, rút ra những vấn đề, đề xuất giải
pháp để tiếp tục kiện toàn HTCT cấp cơ sở ở vùng nông thôn nước ta.
- Trần Khánh Sơn, “Đổi mới hệ thống chính trị cấp huyện ở Nghệ An
hiện nay”, luận văn thạc sĩ Chính trị học, năm 2008. Tác giải khái quát quá
trình đổi mới HTCT cấp huyện ở Nghệ An, từ những thành tựu và hạn chế
đưa ra các giải pháp nhằm đổi mới HTCT cấp huyện ở Nghệ An một cách
mạnh mẽ hơn.
- Nguyễn Trọng Long, “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị ở huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây hiện nay”, luận văn thạc sĩ
Triết học, năm 2007. Với đề tài này, tác giả phân tích và khái quát để đưa đến
những nội dung lý luận khác nhau về đổi mới hệ thống chính trị và đề xuất
những giải pháp đổi mới hệ thống chính trị thêm sâu sắc hơn, toàn diện hơn

8


và có thể vận dụng thực tiễn trong việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị
Việt Nam nói chung và địa phương huyện Hoài Đức nói riêng.
- Nguyễn Thị Kim Hoa, “Hệ thống chính trị nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa giai đoạn 1954-1975”, luận văn thạc sỹ Chính trị học. Đề tài đã
khái quát lại cấu trúc, đặc trưng, cơ chế vận hành và đặc điểm HTCT nước
Việt Nam dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1954 – 1975, đồng thời phân tích
những ưu, khuyết điểm HTCT thời kỳ đó và liên hệ với hệ thống chính trị
hiện nay.

Một số bài báo khoa học, gồm:
- Phạm Ngọc Quang, “Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị nhằm phát
huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động”, Tạp chí Triết học số 3
năm 1996. Với công trình nghiên cứu này tác giả đã luận chứng và cho rằng,
đổi mới HTCT là yếu tố quan trọng để thực hành và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân. Trọng tâm của đổi mới HTCT là đổi mới tổ chức và phương
thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị khác, trong đó đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là yếu tố cốt lõi.
Việc đổi mới hệ thống chính trị phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó
cũng là nhân tố bảo đảm xây dựng và phát triển dân chủ XHCN ở nước ta
hiện nay.
- Dương Xuân Ngọc, “Tiếp tục đổi mới, kiên toàn hệ thống chính trị
nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện Chính
trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, tháng 10, năm 2010. Bài viết bổ sung
những nhận thức mới và và đề xuất những cách làm mới để xây dựng và kiện
toàn HTCT Việt Nam trong điều kiện mới ở nước ta.
- Đinh Xuân Lý “Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ”, trong xây dựng hệ thống chính trị nước ta ttheo quan
điểm Đại hội XII, Tạp chí Triết học, số 11, 11/2016. Tác giả phân tích sâu hơn
về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ

9


trong thời kỳ mới hiện nay. Nêu cao tầm quan trọng của cơ chế vận hành này
trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam theo quan điểm của Đại
hội XII của Đảng.
Và các công trình khoa học khác nghiên cứu chủ đề có liên quan đến
đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
Trong những công trình nghiên cứu trên có nhiều công trình liên quan

trực tiếp đến luận văn này, các nhà khoa học đã nghiên cứu trực tiếp đến đổi
mới hệ thống chính trị cơ sở với nhiều góc độ khác nhau. Ngoài việc đưa ra
các định nghĩa khái niệm, xu hướng vận động cũng như vị trí, vai trò của
HTCT cơ sở ở nước ta, các tác giả đã phân tích rõ thực trạng và những tồn tại
của hệ thống chính trị cơ sở, rút ra nguyên nhân của những tồn tại đó và đề
xuất các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam và HTCT cơ sở ở một
số địa phương nước ta hiện nay với những mức độ và phương diện khác nhau.
Song chưa có công trình nào dành riêng cho nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang giai
đoạn hiện nay. Do đó, tác giả tập trung vào nghiên cứu vấn đề đổi mới tổ
chức bộ máy hệ thống chính trị ở huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần
đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được kết quả nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
Thứ nhất là làm rõ một số khái niệm về hệ thống chính trị, hệ thống
chính trị cơ sở, đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

10


Thứ hai là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đổi mới tổ chức bộ
máy hệ thống chính trị.
Thứ ba là đánh giá thực trạng đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Thứ tư là đề xuất phương hướng và các giải pháp để góp phần đổi mới

tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
4. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chính trị Việt Nam; vấn
đề đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang; một số nội dung có mối quan hệ gắn liền với đổi
mới tổ chức bộ máy HTCT huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Không gian: Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Thời gian: Từ năm 2015 đến hết năm 2019, đây là thời gian một
nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện Xín Mần (khóa XVII), nhiệm kỳ 2015 – 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện với phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hà Giang và Đảng bộ
huyện Xín Mần về đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài Luận văn này tác giả sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu như sau:
Thứ nhất là phương pháp logic kết hợp phương pháp lịch sử: Sự kết
hợp hai phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong luận văn để làm rõ

11


sự kế thừa và phát huy các kết quả nghiên cứu liên quan quá trình đổi mới tổ
chức bộ máy hệ thống chính trị. Đồng thời sử dụng để giải thích các thuật
ngữ, các quan điểm của Đảng qua các thời kỳ về đổi mới tổ chức bộ máy hệ

thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở từ đó rút ra những kết luận.
Thứ hai là phương pháp thống kê: tác giả thu thập các số liệu thứ cấp
bao gồm các tài liệu, báo cáo của Đảng bộ huyện Xín Mần, Ban tổ chức – Nội
vụ huyện và các phòng, ban chuyên môn khác để phân tích thực trạng đổi mới
tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Thứ ba là phương pháp Phân tích – tổng hợp: Đây là phương pháp sử
dụng nhiều, từ các tài liệu, số liệu thu được tác giả sẽ xử lý, phân tích và tổng
hợp để có thông tin và cái nhìn tổng quan về đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống
chính trị huyện Xín Mần.
Thứ tư là phương pháp so sánh: Một trong nhiệm vụ quan trọng của
luận văn là làm rõ, nhìn thẳng vào những mặt mạnh, yếu kém của hệ thống
chính trị huyện Xín Mần từ đó đổi mới theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả mà Đảng đã đề ra tại Đại hội XII đặc biệt là tại Hội nghị Trung ương 6
khóa XII và các chủ trương, Nghị quyết trước đó vì vậy dùng phương pháp so
sánh để tìm thấy sự khác nhau, điểm mới, phát triển của thời điểm hiện tại với
các thời kỳ, điều kiện các địa phương,…để đưa ra những định hướng, giải
pháp phù hợp.
Ngoài việc sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu trên đề tài
luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp phỏng
vấn, phương pháp thực địa, phương pháp khảo sát thực tiễn,…
6. óng góp của luận văn
Sau khi hoàn thành, luận văn này có thể đóng góp một số kiến thức như
sau:
Luận văn góp phần làm rõ thêm một số khái niệm hệ thống chính trị, hệ
thống chính trị cơ sở và đổi mới hệ thóng chính trị cơ sở. Đồng thời luận văn

12


cũng khái quát những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước Việt Nam về đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận khoa học để phân tích, đánh giá những
thành tựu và hạn chế trong đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện
Xín Mần, cùng với đó là chỉ ra những nguyên nhân cơ bản của những thành
tựu và hạn chế đó và rút ra những vấn đề đặt ra đối với đổi mới tổ chức bộ
máy hệ thống chính trị huyện Xín Mần.
Từ việc phân tích, đánh giá những thành tựu đã đạt được, những hạn
chế còn tồn tại và những vấn đề đặt ra, tác giả đã đưa ra một số phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
huyện Xín Mần hiệu quả hơn. Từ những kiến thức đạt được luận văn góp
thêm tiếng nói vào quá trình đổi mới tổ chức bộ máy hệ thống chính trị huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có các phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và Phụ lục. Trong đó phần nội dung luận văn bao gồm 3
chương và 10 tiết.

13


N I DUNG
hƣơng 1.
NHỮNG VẤ
HỆ TH

Ề Ý
Í

N VỀ ỔI MỚI TỔ CHỨC B



Ệ TH

Í

MÁY ỦA
Ị Ơ SỞ

1.1. M t số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm hệ thống chính trị
Khái niệm hệ thống chính trị xuất hiện trong nền chính trị hiện đại.
Trong lịch sử xã hội việc đưa ra các quyết định chính trị mang tính quốc gia
luôn thuộc thẩm quyền của bộ máy nhà nước mà tối cao nhất là các vị vua
người đứng đầu nhà nước (trong đó ngoại trừ một số thời kỳ của Hy Lạp và
La Mã cổ đại tồn tại thể chế dân chủ cộng hòa, trong đó Nghị viện và đông
đảo nhân dân có tiếng nói quan trọng nhất định trong việc đưa ra các quyết
định có tính quốc gia). Việc các cá nhân khác (như tể tướng, thượng thư,…)
có góp ý hoặc tác động đến một quyết định, chính sách nào đó là có thể, tuy
nhiên không được quy định trong thể chế, nghĩa là không phải là một điều bắt
buộc có tính pháp lý. Các quyết định chính trị mang tính chất quốc gia không
phải là kết quả phấn đấu của cả một hệ thống bộ máy mà nó chỉ là sản phẩm
của cá nhân có quyền lực tối cao nhất. Chính trị hiện đại đã khác một cách
căn bản, nếu xét từ góc độ cách thức cai trị. Khi các đảng phái chính trị được
thành lập nó đại diện cho các giai cấp, tầng lớp các lực lượng xã hội khác
nhau xuất hiện các tổ chức chính trị - xã hội, nhóm lợi ích, phong trào xã
hội,…không ngừng đấu tranh để giành quyền lực chính trị trong đó tập trung
vào quyền lực nhà nước hoặc tham gia vào các quyết định chính trị, chính
sách của quốc gia đã làm cho nền chính trị dân chủ hơn.
Hiện nay, các quyết định chính trị đã trở thành sản phẩm của cả hệ
thống bộ máy, là kết quả của một quá trình có tính thể chế, tính bắt buộc,

không chỉ phụ thuộc riêng vào ý chí chủ quan của một người nào dù đó là
người đứng đầu Nhà nước. Như vậy, nghiên cứu đến nền chính trị hiện đại

14


vừa phải nghiên cứu hoạt động của nhà nước nói chung và hoạt động của các
cơ quan nhà nước nói riêng đồng thời vừa phải nghiên cứu đến cả vai trò, vị
trí, mối quan hệ của các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình chính trị. Từ
đó, có thể thấy khái niệm HTCT là một sự phản ánh những vấn đề thực tiễn
chính trị hiện đại. Nó là một sản phẩm của nền chính trị vận động theo hướng
dân chủ hóa. Việc đưa ra khái niệm HTCT chính là nhằm vạch ra hệ thống
các chủ thể có quan hệ gắn bó với nhau trong việc giành, giữ và thực thi
quyền lực chính trị. Như vậy có thể khẳng định: “Hệ thống chính trị là khái
niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao gồm các đảng chính trị, nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với những quan hệ tác động qua lại giữa
các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và thực thi
các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền thống trị của giai cấp, lực
lượng cầm quyền, đồng thời đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã
hội”[93,5].
Ở Việt Nam, thuật ngữ hệ thống chính trị được sử dụng đầu tiên trong
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI
(tháng 3 năm 1989) về “Kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI
và phương hướng, nhiệm vụ ba năm tới”. Tiếp theo sau đó trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991 của
Đại hội VII thuật ngữ hệ thống chính trị tiếp tục xuất hiện và khá đầy đủ trong
các điều 9, điều 10, điều 11, điều 12. Từ những sự kiện này thuật ngữ HTCT
đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong nhiều văn kiện, Nghị quyết, trong các
công trình nghiên cứu khoa học và cả trong đời sống chính trị. Đến nay khái
niệm HTCT vẫn còn nhiều cách tiếp cận, cách hiểu khác nhau do vậy chưa

thực sự được thống nhất. Có những cách tiếp cận từ góc độ cấu trúc quyền lực
của giai cấp cầm quyền, cho rằng hệ thống chính trị là hệ thống quyền lực của
giai cấp cầm quyền hay gọi là hệ thống chuyên chính của giai cấp cầm quyền.
Có cách tiếp cận khác nữa là từ góc độ cấu trúc quyền lực của nhân dân với

15


cách tiếp cận này coi HTCT là một hình thức tổ chức mang tính dân chủ
nhằm mục đích bảo vệ và phát huy quyền lực của nhân dân. Ngoài hai cách
tiếp cận trên còn có cách tiếp cận coi hệ thống chính trị vừa là hệ thống quyền
lực của giai cấp cầm quyền đồng thời vừa là hệ thống quyền lực của nhân
dân. Từ đó ta thấy lợi thế cơ bản thuộc về các các tổ chức của giai cấp cầm
quyền, cụ thể là giai cấp nắm quyền lực về kinh tế để qua đó tác động vào các
quá trình kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích của giai cấp cầm quyền. Ở
Việt Nam các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về
HTCT, tiêu biểu như:
Hệ thống chính trị là một cơ cấu tổ chức của xã hội, bao gồm các thực
thể chính trị (các đảng chính trị, các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể
chính trị - xã hội, các phong trào chính trị…) được pháp luật hiện hành thừa
nhận và hoạt động công khai; thông qua đó, giai cấp cầm quyền thực hiện
quyền lực chính trị trong xã hội[40, 11].
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội,
bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp
pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào
các quá trình của đời sống chính trị - xã hội, để củng cố duy trì và phát triển
chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền[40, 5].
Tiếp theo, hệ thống chính trị là tổ hợp có tính chỉnh thể các thể chế
chính trị (cơ quan nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, tổ chức chính
trị - xã hội, v.v.) được xây dựng theo một kết cấu chức năng nhất định, vận

hành trên những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể, nhằm thực thi quyền
lực chính trị [43, 10].
Cùng với sự kế thừa các giá trị tri thức về hệ thống chính trị trên thế
giới và cách tiếp cận của chính trị học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, có thể hiểu: Hệ thống chính trị là một phạm trù thuộc kiến trúc thượng
tầng dùng để chỉ một chỉnh thể hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị -

16


xã hội và các mối quan hệ giữa chúng với nhau trong và giữa các cấp độ tổ
chức và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hợp thành cơ thể chính trị của
một chế độ xã hội nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền lực chính trị của giai
cấp thống trị.
1.1.2. Khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam
Đối với Việt Nam, lợi ích của giai cấp công nhân, nông dân và nhân
dân lao động là thống nhất với nhau cho nên HTCT không chỉ là hệ thống
quyền lực của giai cấp công nhân mà còn là cơ chế xã hội trong đó, nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân, thực hiện quyền lực của
mình. HTCT Việt Nam là sự thể hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hoạt
động trên cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Đảng
Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong có chức năng lãnh đạo toàn diện đối với
xã hội; Nhà nước có chức năng điều hành, quản lý tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội; các đoàn thể nhân dân có chức năng tập hợp các giai cấp, tầng
lớp xã hội tham gia việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Từ đó có thể nói, HTCT Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao
gồm các tổ chức: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội,
ở các cấp độ và mối quan hệ qua lại giữa các thành tố đó theo chức năng
nhiệm vụ nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân lao động. HTCT Việt Nam

có một hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội nhờ đó nhân dân lao động thực
thi quyền lực của mình trong xã hội.
Như vậy, để nghiên cứu HTCT Việt Nam cần nghiên cứu nó như một
chỉnh thể cơ cấu tổ chức cùng cơ chế vận hành và hoạt động của các tổ chức
chính trị, các thể chế chính trị, phản ánh mối quan hệ, tương quan lực lượng
của các tập đoàn trong xã hội của Việt Nam. HTCT tồn tại trong xã hội Việt
Nam chịu sự chi phối của xã hội Việt Nam; đồng thời các thành tố đó tác
động trở lại đối với xã hội và các lĩnh vực của xã hội như chính trị, kinh tế,

17


văn hóa,…khi nghiên cứu HTCT cần xem xét nó trong mối quan hệ tác động
qua lại với các lĩnh vực khác. Như Lê-nin đã viết về mối quan hệ giữa chính
trị và kinh tế: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [68, 349]. Do
vậy, HTCT cần được tổ chức và hoạt động phù hợp với yêu cầu vận động và
phát triển của kinh tế - xã hội.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy hệ thống chính trị Việt Nam gồm
những đặc điểm chủ yếu như sau: Một là, HTCT Việt Nam do một Đảng duy
nhất lãnh đạo (Đảng Cộng sản Việt Nam); Thứ hai, về bản chất của HTCT xã
hội chủ nghĩa thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến,
cách mạng, luôn phấn đấu vì lợi ích của nhân dân và cả dân tộc; Thứ ba, bản
chất của dân chủ thể hiện ở việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân; Thứ tư, trong mối quan hệ lợi ích các giai cấp, tầng lớp
căn bản là thống nhất giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ
tri thức và nhân dân.
1.1.3. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở
Cơ sở theo đối tượng nghiên cứu là khái niệm dùng để chỉ một cấp
quản lý trong bốn cấp quản lý hành chính từ Trung ương đến địa phương. Ở
Việt Nam các cấp xã, phường, thị trấn được gọi là cấp cơ sở. Đây là nơi cư

trú, làm ăn của nhân dân, nơi mà diễn ra các hoạt động lao động, sản xuất,
kinh doanh,…. Đồng thời diễn ra các hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa,
đây là đầu mối của thị trường kinh tế, là nơi hình thành các mối quan hệ kinh
tế giữa người sản xuất và tiêu dùng. Cơ sở là nơi người dân sinh sống, thực
hiện các hoạt động và là nơi mà thể hiện mối quan hệ xã hội của các cá nhân,
giữa cá nhân với tổ chức với nhau. Các hoạt động này đều ở trong khuôn khổ
sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của hệ thống chính trị.
Hệ thống chính trị cơ sở gồm các bộ phận cấu thành: tổ chức Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Mỗi một bộ

18


phận có vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tuy nhiên đều có
mối quan hệ mật thiết với nhau.
Đảng bộ cơ sở, nòng cốt ở đây là Ban Chấp hành Đảng bộ là cơ quan
hạt nhân chính trị, trực tiếp thực hiện chức năng lãnh đạo chính quyền và xã
hội qua việc triển khai, đề ra các chủ trương, đường lối, Nghị quyết,…; Chính
quyền là trụ cột của HTCT cơ sở, có chức năng quản lý, điều hành tất cả các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…; Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện chức năng tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, chính quyền cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện chăm lo đến quyền, lợi ích chính đáng của
nhân dân. Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội. Đổi mới tổ chức
bộ máy HTCT cơ sở là phải đổi mới tổ chức bộ máy của từng tổ chức trong
HTCT cơ sở và mối quan hệ giữa chúng với nhau.
Như vậy, ta có thể hiểu: HTCT cơ sở là toàn bộ các thể chế chính trị ở
cấp xã, phường, thị trấn (tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân
của cấp xã và mối quan hệ giữa chúng) được tổ chức và hoạt động theo

những nguyên tắc xác định, gắn bó hữu cơ, thống nhất với nhau về mục đích,
chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
1.1.4. Khái niệm về đổi mới hệ thống chính trị
Đổi mới HTCT là một trong những nhân tố quan trọng của cuộc đổi
mới chính trị đồng bộ cùng với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội..., mang tính
toàn diện và chỉnh thể. Cùng với đó, đổi mới về mặt tư duy về hình thái cấu
trúc và tổ chức bộ máy là công việc trọng tâm của vấn đề đổi mới chính trị;
đồng thời với nhiệm vụ đó là tiến hành xác lập và vận hành cơ chế hoạt động
của cả hệ thống và kiểm soát quyền lực của các thành viên trong HTCT. Đây

19


không chỉ bảo đảm thành công trong đổi mới chính trị, mà còn là cơ sở và
động lực quan trọng đối với công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ.
Trong việc đổi mới hệ thống chính trị cần phải thay đổi những vấn đề
đã cũ kỹ, lạc hậu không còn phù phợp với thực tế, không đáp ứng yêu cầu của
thực tế để phát triển và tiến bộ. Theo như nhà khoa học Albert Einstein từng
nói: “Trí tưởng tượng là tất cả. Nó là sự xem trước của những gì sẽ xảy ra. Trí
tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức”. Qua đó ta thấy để đổi mới hệ
thống chính trị cần có sự tưởng tượng sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở nghiên
cứu kỹ lý luận có lý luận soi đường để không đi sai đường, có hệ thống lý
thuyết chặt chẽ để sau khi đổi mới, hệ thống chính trị sẽ hoạt động hiệu quả
hơn, đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tế.
1.1.5. Khái niệm tổ chức bộ máy hệ thống chính trị
Theo thuật ngữ Hi Lạp khái niệm tổ chức được hiểu là công cụ, dụng
cụ giúp con người thực hiện một công việc, một hoạt động nào đó để đạt hiệu
quả. Còn ở trong từ điển tiếng Việt tổ chức được hiểu theo các nghĩa như:
“làm cho thành một chỉnh thể, một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng

chung nhất định; làm cho thành có trật tự, có nề nếp; là những gì cần thiết để
tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất; làm công tác
tổ chức của cơ quan và công tác cán bộ; tổ chức cán bộ; tập hợp người được
tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung;
tổ chức chính trị - xã hội có kỷ luật chặt chẽ, trong quan hệ với các thành viên
của nó” [86, 1007].
Tiếp cận từ khía cạnh tổ chức công, có thể thấy: Tổ chức công có thể
thuộc sở hữu nhà nước, không có chủ sở hữu hoặc sở hữu tư nhân, hoạt động
với mục tiêu chính không phải vì lợi nhuận mà hướng tới phục vụ lợi ích của
cộng đồng, của xã hội (lợi ích của công cộng). Các tổ chức có thành phần hết
sức đa dạng, hợp thành các nhóm: tổ chức đảng, tổ chức nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội.

20


Tổ chức còn là một tập hợp tạo thành một đơn vị, cơ quan, một hệ
thống (tổ chức bộ máy) với những chức năng và nhiệm vụ nhất định nhằm
thực hiện và đạt được mục tiêu chung đã được xác định.
Bộ máy là hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, được
tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng
bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nhất định.
Bộ máy không phải là một tập hợp đơn giản các cơ quan, đơn vị, mà là
một hệ thống thống nhất các tổ chức, cơ quan có mối liên hệ ràng buộc qua lại
chặt chẽ với nhau vận hành một cách nhịp nhàng.
Như vậy ta có thể hiểu: Tổ chức bộ máy là sự tổng hợp các tổ chức, cơ
quan, bộ phận khác nhau có mối liên hệ về quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được
chuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được
bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng lãnh đạo, quản lý và phục
vụ mục đích chung đã xác định.

Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là tổng thể các tổ chức, cơ quan
thuộc hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống
được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế
đồng bộ, phụ thuộc lẫn nhau, có trách nhiệm và quyền hạn khác nhau nhằm
thực hiện mục tiêu của hệ thống chính trị.
1.2. Cấu trúc, đặc trƣng, cơ chế vận h nh của hệ thống chính trị
Việt Nam
1.2.1. Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam
Đầu tiên, về tổ chức bộ máy HTCT Việt Nam bao gồm Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội
cựu chiến binh Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh. Trong HTCT Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là thành tố

21


×