Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.68 KB, 7 trang )

.Bài thuyết trình nhóm 4

Chủ đề : Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty
lữ hành Saigontourist
1.

Giới thiệu tổng quan về Saigontourist

1.1 Vị trí địa lý

-

Tên doanh nghiệp: Tổng công ty du lịch Sài Gòn – TNHH 1 thành viên.
Tên tiếng anh: Saigontourist Holding Company.
Tên viết tắt: Saigontourist.
logo:.

- ĐT(84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829 5000
- Fax(84.8) 3824 3239 - 3829 1026
- Email:
- Website:www.saigon-tourist.com
- Trụ sở chính: 23 Lê Lợi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Chi nhánh tại Nha Trang: 86 Lý Thánh Tôn, phường Phương Sài, Nha
Trang, Khánh Hòa.
1.2 Lịch sử hình thành

- Năm 1975 Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được
hình thành và đi vào hoạt động
- Ngày 31/03/1999 Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh cho phép
thành lập Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, bao gồm nhiều đơn vị thành viên,
trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.


1.3 Quá trình phát triển

- Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch
- Hiện Saigontourist quản lý trên 100 doanh nghiệp du lịch, khách sạn, khu
nghỉ dưỡng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, văn phòng cho thuê, vận
chuyển, xây dựng, đào tạo chuyên ngành du lịch …với đầy đủ tiện nghi
vàđội ngũ CBCNV trên 17.000 người.
- Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ
phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn
nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.
- Hiện nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là một trong các nhà
điều hành du lịch hàng đầu trên phạm vi toàn quốc, với hệ thống quan hệ
đối tác chặt chẽ với hơn 300 công ty, đại lý du lịch tại 36 quốc gia và vùng
lãnh thổ như Pháp, Đức, Nhật, Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bắc Au, Tây Ban
Nha, Hàn Quốc, các nước trong khu vực ASEAN, v.v.
- Là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, ASTA,
JATA, USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch


vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung
vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục tiêu quốc tế như:
Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh,
Canada, Mỹ...
- Từ năm 1999 đến nay, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist được Tổng
cục Du lịch Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn đạt danh hiệu
“Công ty Lữ hành Quốc tế hàng đầu tại Việt Nam”.
1.4 Các danh hiệu và giải thưởng

Saigontourist luôn coi trọng yếu tố chất lượng dịch vụ và phát triển sản

phẩm phù hợp nhu cầu của khách. Với những nỗ lực và thành quả đạt
được, công ty đã vinh dự đón nhận danh hiệu:
Huân chương lao động Hạng Ba của Chính Phủ vào năm 2001.
Đứng đầu doanh nghiệp lữ hành hàng đầu Việt Nam do Tổng Cục Du lịch
Việt Nam và Hiệp hội du lịch Việt Nam bình chọn từ năm 1999 đến 2006.
Nhà điều hành tour tốt nhất tại Việt Nam do độc giả Thời báo Kinh tế
Việt Nam bình chọn từ năm 2001 đến 2006.
“Doanh nghiệp lữ hành được hài lòng nhất” do độc giả báo Sài Gòn Tiếp
Thị bình chọn từ 2003 đến 2007.
“Giải thưởng Du lịch xanh Việt Nam” do Tổng cục Du lịch Việt Nam trao
tặng năm 2003 vì phát triển các sản phẩm du lịch gắn kết với hoạt động
bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững.
Đứng đầu “Thương hiệu Việt được yêu thích” do Sở Du lịch TP HCM và
độc giả báo Sài Gòn Giải phóng bình chọn năm từ năm 2005 đến 2007.
“Công ty chuyên tổ chức tour du lịch cao cấp” năm 2006, 2007 do Sở Du
lịch TP HCM và độc giả báo Sài Gòn Giải phóng bình chọn.
Danh hiệu “Thương hiệu Vàng’ năm 2007 do Sở Du lịch TP HCM và độc
giả báo Sài Gòn Giải phóng bình chọn.
“Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam bình chọn
năm 2006.
“Công ty có các hoạt động quảng bá ấn tượng nhất” do Hiệp Hội du lịch
Việt Nam bình chọn năm 2006
“Sao vàng Đất Việt – Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam” do Uỷ
ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Trung Ương Hội các nhà Doanh
nghiệp trẻ VN bình chọn năm 2007.


“Thương hiệu Quốc Gia – Vietnam Value” – Công ty Lữ hành duy nhất
được lựa chọn tham gia chương trình “Thương hiệu Quốc Gia” của Chính
phủ Việt Nam.

2.

Cơ cấu tổ chức

Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty bao gồm ba phòng:
thị trường (hay còn gọi là Marketing), điều hành, hướng dẫn. Các phòng


này đảm nhận phần lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của
công ty.
Đây là ba bộ phận có mối quan hệ khăng khít, đòi hỏi phải có sự
phối hợp chặt chẽ, cơ chế hoạt động rõ ràng, hợp lý. Quy mô của phòng
ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất hoạt động của công ty.
Tuy nhiên, dù ở quy mô nào thì nội dung và tính chất của công việc của
các phòng ban về cơ bản vẫn như trên đây. Điểm khác biệt chủ yếu là
phạm vi, quy mô và hình thức tổ chức của các bộ phận này. Vì vậy, khi nói
đến công ty lữ hành là nói đến Marketing, điều hành và hướng dẫn.
Khối các bộ phận tổng hợp thực hiện các chức năng như đúng với
tên gọi của chúng bao gồm: phòng tài chính – kế toán, phòng tổ chức
hành chính.
Ngoài ra còn có các bộ phận hỗ trợ và phát triển như: phòng vận
chuyển, phòng vé máy bay, được coi như là các phương hướng phát triển
của công ty. Các bộ phận này vừa thỏa mãn nhu cầu của công ty (về
khách sạn, vận chuyển), vừa đảm bảo mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh
doanh. Các bộ phận này thể hiện quá trình liên kết ngang của công ty.
3.

Phân tích ưu, nhược điểm cơ cấu tổ chức của công ty
lữ hành Saigontourist


Dựa vào cách phân chia các cấp bậc và chức năng của từng bộ
phận, cơ cấu tổ chức của công ty lữ hành Saigontourist hoạt động theo
kiểu cơ cấu trực tuyến chức năng.
Cơ cấu trực tuyến chức năng:
Đây là cơ cấu hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến- chức năng
Kiểu cơ cấu này có đặc điểm cơ bản là vẫn tồn tại các đơn vị chức năng
nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị
trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả
hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách.
Cơ cấu công ty Saigontourist:
-



Cơ cấu tổ chức của Công ty Lữ hành Saigontourist bao gồm: Giám
đốc, phó giám đốc và các phòng ban.
Các bộ phận này vừa thoả mãn nhu cầu của công ty (về khách sạn,
vận chuyển), vừa đảm bảo mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh.
Nhiệm vụ của các bộ phận:
Giám đốc:

Là người trực tiếp điều hành công việc thuộc các phòng: hướng dẫn, thị
trường, kế toán, tổ chức – hành chính; chịu trách nhiệm trước tổng công ty
du lịch Sài Gòn về kết quả kinh doanh của công ty.


Phó giám đốc:


Điều hành trực tiếp các hoạt động của công ty tại các phòng: điều hành,

vé máy bay, vận chuyển.


Các phòng ban:

Thực hiện các chức năng như đúng tên gọi và đảm bảo cho việc hoạt động
kinh doanh của công ty.
 Ưu điểm:
- Cơ cấu theo trực tuyến chức năng sẽ thu hút các chuyên gia vào

việc giải quyết các vấn đề chuyên môn ,do đó giảm bớt gánh nặng
cho nhà quản lý
 Nhược điểm:

- Người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ
phận trực tuyến và các bộ phận chức năng.
- Những người lãnh đạo chức năng lại có nhiều ý kiến khác nhau, người
lãnh đạo phải họp bàn, tranh luận căng thẳng, ra quyết định không kịp
thời, hiệu quả quyết định thấp.

4.

Sản phẩm của công ty Saigontourist
Doanh nghiệp hoạt động nhiều lĩnh vực khác nhau nhưkinh doanh nhà
hàng, khách sạn, resort, bar-hộp đêm, phòng trà-cà phê- kem, quán ăn,
chăm sóc sắc đẹp, khu mua sắm, nhà nghỉ, du lịch, studio - make up, giải
trí…
Trong chủ đề này, nhóm tập trung khai thác mảng lữ hành.Với quy mô hơn
600 sản phẩm tour, gồm 8 dòng sản phẩm du lịch chính: du lịch quốc tế;
du lịch nội địa; du lịch nước ngoài; du lịch tiết kiệm - IKO travel; du lịch cao

cấp Premium Travel; du lịch MICE; du lịch biển định tuyến; du lịch Free &
Easy.
Từ năm 2010, công ty đã phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch với hơn
300 tour mới đựơc phát triển . Một số sản phẩm mới nổi bật: chùm tour du
lịch trăng mật, chùm tour dành riêng cho người cao tuổi, chùm tour biển
đảo, chùm tour hành trình di sản…
Ngoài ra công ty còn hoạt động kinh doanh các lĩnh vực như: du lịch tàu
biển quốc tế và đại lý hàng hải, dịch vụ BTC, dịch vụ đặt đặt vé máy bay
quốc tế và nội địa, dịch vụ cho thuê xe, dịch vụ xuất khẩu lao động, dịch
vụ du học, dịch vụ cho thuê hướng dẫn, phiên dịch…

5.

Thị trường mục tiêu

Đối với mỗi công ty, việc xác định thị trường mục tiêu là bước quan trọng
trong việc xây dựng các chiến lược mục tiêu để phát triển. Ở Sài Gòn


Tourist, công ty đã xác định thị trường mục tiêu cả về trong nước và quốc
tế.
Đối với thị trường trong nước, thị trường mục tiêu trước hết được xác định
theo tiêu thức địa lý. Ở trong nước do sự phân chia địa bàn hoạt động từ
Tổng Công ty nên các thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,
Quảng Ninh, Hà Nội là lĩnh vực hoạt động của công ty. Đặc điểm của các
thành phố này là nhiều nhà cung cấp dịch vụ, nhiều điểm du lịch hấp dẫn,
có cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt, giao thông và phương tiện viễn thông phát
triển hơn. Hơn nữa thu nhập của người dân cao hơn nên như cầu đi du lịch
là rất lớn. Tại các thành phố lớn cũng là nơi diễn ra những sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội… thu hút các nhà đầu tư, du khách nước ngoài. Ngoài ra

tại các thành phố này, các cá nhân riêng lẻ nhất là những người đã đi làm
có thu nhập cao do áp lực về công việc nên họ cần nghỉ ngơi, giải trí đi du
lịch và có khả năng chi trả cho những nhu cầu đó; những đối tượng ít tuổi
hơn như học sinh, sinh viên thì tập trung vào các trường học, đi du lịch
theo đoàn để khám phá, tìm hiểu và học hỏi. Tất cả là một thị trường tiềm
năng lớn cho công ty.
Về thị trường quốc tế, công ty lựa chọn các thị trường chủ yếu là các nước
Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Trung Quốc. Đây là những quốc gia có nền kinh tế
phát triển, thu nhập của người dân cao. Nhu cầu tham quan du lịch rất lớn
đặc biệt là nhu cầu du lịch thế giới. Cùng với đó, Việt Nam đang là mục
tiêu đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài nên nhu cầu về thông tin
thị trường đầu tư là rất cần thiết. Đó là nguyên nhân mà du lịch MICE phát
triển tại Việt Nam.
6.

Chiến lược phát triển của công ty lữ hành Saigontourist
6.1 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
Đây là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng về doanh số và quy mô bằng
cách đa dạng hóa sản phẩm liên quan đến dịch vụ du lịch và các dịch vụ
khác.Cu thể là công ty du lịch Sài Gòn (SaiGon Tourrist) không chỉ phát
triển về mảng dịch lữ hành, mà còn phát triển các mảng dịch vụ khác như
dịch vụ taxi Sài Gòn Tourist, dịch vụ vận chuyển xe du lịch, dịch vụ bảo vệ
Long Vân… Bên cạnh đó với định hướng và mục tiêu phát triển hội nhập
nền kinh tế mở, xu hướng hội nhập đa dạng dịch vụ công ty còn mở rộng
thêm một số nghành nghề kinh doanh trong đó có Xuất Nhập Khẩu cụ thể
là các mỹ phẩm.
Không những đa dạng hóa về sản phẩm dịch vụ, lich vực kinh doanh ,
công ty du lịch Sài Gòn còn quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực
trong lĩnh vực dịch vụ , chính vì thế mà công ty có mối liên kết chặt chẽ
với Trường Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn Thành phố Hồ Chí Minh trong

việc đào tạo và tuyển dụng các nhân viên nghiệp vụ với chất lượng cao về
các chuyên ngành liên quan đến du lịch, nhà hàng, và khách sạn, như:
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Lễ tân, Phục vụ phòng, Phục vụ bàn,
Bartender, và Bếp Việt Nam, Âu, Á.


6.2 Chiến lược phát triển thị trường
Mục tiêu của chiến lược này là thâm nhập vào thị trường mới làm tăng sức
mua của sản phẩm hiện có.Công ty du lịch Sài Gòn đã vận dụng một cách
thành công chiến lược này.
Công ty du lịch SaiGon Tourist không chỉ mở rộng mạng lưới kinh doanh và
điều hành phát triển mạnh trong nước (tại TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Dương, Cần Thơ, An Giang, Long An, Tiền Giang, Rạch Giá…) mà hiện
nay còn mở rộng và phát triển thị trường quốc tế , có mối quan hệ hợp tác
với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30 quốc gia,
Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt
là thị trường mục tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore,
Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada, Mỹ.
6.3 Chiến lược phát triển sản phẩm
Đó là phát triển và nâng cao sản phẩm trên thị trường đang hoạt động (nội
địa và quốc tế).
Tuy sản phẩm của doanh nghiệp là đa dạng nhưng sản phẩm chính vẫn là
các chương trình du lịch và chiến lược này được xem là chiến lược thành
công nhất của họ thông qua cách mà họ phân chia từng dòng sản phẩm
từ tour tiết kiệm, truyền thống đến cao cấp giúp khách nhận rõ giá trị của
sản phẩm, dễ dàng chọn hình thức du lịch phù hợp với túi tiền , tránh
những chi phí tốn kém không cần thiết.
Ví dụ như loại hình tour du lịch cao cấp Premium Travel đc ra mắt vào năm
2005, với những dịch vụ chăm sóc đặc biệt đua đón tận nhà, tặng phí bảo

hiểm..
Hay là loại hình tour tiết kiệm IKO travel (2008) với mong muốn :” Mọi
người đều có thể đi du lịch “ giúp tiết kiệm từ 15-25% với tour trong nước
và 30USD đến 130USD so với nước ngoài.
6.4 Chiến lược hội nhập dọc
Hội nhập dọc thuận chiều : tăng doanh số thông qua tăng quyền kiểm
soát lên nhà phân phối thể hiện rõ trong lĩnh vưc thương mại, doanh
nghiệp đưa mỹ phẩm ra những hệ thông bán lẻ hàng đầu như Walmart,
Coop Mart, Lotte Mart..



×