Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

vai trò của đại tướng võ nguyên giáp với cuộc kháng chiến chống mỹ giai đoạn 1965 1975​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===

NGUYỄN TÙNG NAM

VAI TRÒ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
===o0o===

NGUYỄN TÙNG NAM

VAI TRÒ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
GIAI ĐOẠN 1965 - 1975

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Văn Dũng



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Dũng Người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo là giảng viên Khoa
Lịch sử - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho tôi trong
thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn Đinh Thị Thùy Linh, sinh viên lớp K41B
- Khoa Giáo dục chính trị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Tùng Nam


LỜI CAM ĐOAN
Tôi“xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc.”
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Tùng Nam



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 3
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 3
7. Bố cục của khóa luận................................................................................. 4
Chương 1. ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHỈ ĐẠO CHỐNG MỸ
GIAI ĐOẠN 1965 - 1973 ................................................................................. 5
1.1. Tiểu sử .................................................................................................... 5
1.2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo toàn quân chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968) ................................................. 6
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng........................................ 6
1.2.2. Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thắng lợi đạt được ... 10
1.2.3. Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không
quân và hải quân của đế quốc Mỹ ........................................................... 17
1.2.4. Chi viện cho tiền tuyến miền Nam ................................................ 20
1.2.5. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968 - Chiến
tranh cục bộ bị phá sản ............................................................................ 21
1.3. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chống chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” (1969 - 1973).................................................................... 23
1.3.1. Bối cảnh lịch sử và sự chỉ đạo của Đảng ....................................... 23
1.3.2. Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và những thắng lợi
đạt được .................................................................................................... 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 30



Chương 2. ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHỈ ĐẠO TỔNG TẤN
CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN
NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ............................................................. 31
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ............................................ 31
2.1.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử ............................................................ 31
2.1.2. Chỉ đạo của Đảng........................................................................... 32
2.2. Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thắng lợi đạt được .......... 36
2.2.1. Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ...................................... 36
2.2.2. Thắng lợi đạt được ......................................................................... 39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 54


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XX“trong dòng thác cách ma ̣ng của các dân tô ̣c”đứng lên tự giải
phóng, Viêṭ Nam nổ i lên như ngo ̣n cờ đầ u với chiế n công vang dô ̣i đánh
thắ ng hai đế quố c to là Pháp và My.̃
Đường trường chinh nửa thế kỉ chiế n đấ u giành đô ̣c lâ ̣p, tự do, ha ̣nh phúc
thấ m đẫm bao xương máu“của các thế hê ̣ cha anh, đồ ng bào và chiế n si ̃ gắ n liề n
với tên tuổ i Chủ tich
̣ Hồ Chí Minh vi ̃ đa ̣i, Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam quang vinh
và Quân đô ̣i Nhân dân Viê ̣t Nam anh hùng và ghi nhớ bao công lao của thế hê ̣
“Vì nước quên thân, vì dân phu ̣c vu ̣”. Trong đó có Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp,
“người ho ̣c trò xuấ t sắ c và gầ n gũi của Chủ tich
̣ Hồ Chí Minh”, Đa ̣i tướng Tổ ng tư lê ̣nh đầ u tiên, người anh cả của Quân đội nhân dân Viê ̣t Nam.”
Từ trước đế n nay, đã rấ t nhiề u“công triǹ h nghiên cứu, các sách, tài liêụ
viế t về Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp, của các tác giả trong và ngoài nước.”Tuy
nhiên, các nghiên cứu chủ yế u viế t về cuô ̣c đời sự nghiê ̣p của Đa ̣i tướng cũng

như phân tích những đóng góp của ông đố i với sự nghiêp̣ cách ma ̣ng Viê ̣t
Nam mô ̣t cách khá chung chung, chưa đi sâu nghiên cứu vai trò của Đa ̣i
tướng trong từng giai đoa ̣n lich
̣ sử cu ̣ thể .
Chính vì vâ ̣y khi nghiên cứu về đề tài này, tác giả muố n đi sâu nghiên cứu
vai trò chỉ đa ̣o chiế n lươ ̣c“của Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kì kháng
chiế n chố ng Mỹ cứu nước”giai đoa ̣n 1965 -1975, qua đó thấ y đươ ̣c công lao và
đóng góp to lớn của ông đố i với dân tô ̣c Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Các“công trin
̀ h, sách nghiên cứu về Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp rấ t
nhiề u, của cả tác giả là người Viêṭ Nam và người nước ngoài, đă ̣c biêṭ có
nhiề u công trình có quy mô lới với số trang khá đồ sơ ̣. Tuy nhiên, ở các công
triǹ h này, các tác giả mới chỉ đề câ ̣p đế n cuô ̣c đời, sự nghiêp̣ cũng như những
đóng góp chung của Đa ̣i tướng đố i với cách ma ̣ng”Viêṭ Nam nói chung.

1


Bên“ca ̣nh đó, có nhiề u công triǹ h viế t về vai trò lañ h đa ̣o, chỉ đa ̣o của
“Bô ̣ thố ng soái tố i cao” phía Viêṭ Nam Dân Chủ Cô ̣ng Hòa và Mă ̣t trâ ̣n dân
tô ̣c giải phóng miề n Nam Viê ̣t Nam trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng Mỹ mới
chỉ dừng la ̣i ở sự chỉ đa ̣o chung của Bô ̣ Chính Tri,̣ Trung Ương Đảng và”Mă ̣t
trâ ̣n, chưa nghiên cứu vai trò chỉ đa ̣o của từng cá nhân.
Vì vâ ̣y, đề tài “Vai trò của Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng
chiế n chố ng Mỹ giai đoa ̣n 1965 - 1975” có tính mới mẻ, tiế p câ ̣n vai trò của
Đa ̣i tướng khi ông là Tổ ng chỉ huy Quân đội nhân dân Viê ̣t Nam“trong những
thời kì ác liê ̣t, gian khổ nhấ t của cuô ̣c chiế n tranh, chố ng”la ̣i mô ̣t đô ̣i quân
xâm lươ ̣c hung ba ̣o nhấ t thế giới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên“cứu nhằm phác họa hình ảnh, vai trò, đóng góp của Đa ̣i tướng
Võ Nguyên Giáp trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng Mỹ giai đoa ̣n 1965 - 1975
dưới góc độ tiếp cận tổng quan, trên cơ sở đối sánh tư liệu. Từ đó thấy được
rõ hơn những đóng góp của ông đối với lịch sử dân tộc.”
3.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
Đề tài đòi hỏi cần phải phân tích vai trò,“đóng góp của Đa ̣i tướng Võ
Nguyên Giáp trên hai phương diện là: Chỉ đạo, chỉ huy các chiến dịch trên
hầu hết các chiến trường và việc phát triển nghệ thuật quân sự”Việt Nam nghệ thuật chiến tranh nhân dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đố i tượng nghiên cứu
Tác giả đi sâu nghiên cứu về “Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp trong thời kì
1965 - 1975, sự chỉ huy của ông đố i với Quân đội nhân dân Viê ̣t Nam trong
cuô ̣c chiế n đấ u chố ng la ̣i với chiế n lươ ̣c chiế n tranh của My:̃ Chiế n tranh cu ̣c
bô ̣ (1965-1968), Viê ̣t Nam hóa chiế n tranh (1965-1973) và trong cuô ̣c Tổ ng
tiế n công và nổ i dâ ̣y Xuân 1975 giải phóng miề n Nam, thố ng nhấ t đấ t nước”.”

2


4.2. Pha ̣m vi nghiên cứu
Tác giả“nghiên cứu vai trò, những đóng góp của Đại tướng - Tổng Tư lệnh
Võ Nguyên Giáp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1975.”
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Tư liệu gốc: Cuốn sách Tổng tập hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,
xuất bản năm 2014, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, tác giả tiếp xúc và khai
thác hồi kí Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng được in trong cuốn
Tổng tập hồi kí. Ngoài ra, tác giả còn tiếp cận đến một số các văn kiện, chỉ thị

của Đảng trong giai đoạn 1965 - 1975 được in trong bộ sách Văn kiện Đảng
toàn tập và một số lời kêu gọi, phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh có trong
bộ Hồ Chí Minh toàn tập.
Tư liệu tham khảo: Tác giả khai thác các công trình của một số nhà
nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài viết về“Đại tướng Võ Nguyên Giáp và
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân Việt Nam.”
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả dựa trên hai phương pháp cơ bản của sử học“nghiên cứu, sử học
là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic”để xem xét, rút ra đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khai thác đề tài, tác giả sử dụng các
phương pháp phân tích, tổng hợp để xử lí tư liệu, phân tích, đánh giá vấn đề
nghiên cứu.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luâ ̣n của tác giả góp phầ n vào viê ̣c tìm hiể u, nghiên cứu“về cuô ̣c
đời, sự nghiêp̣ của Đa ̣i tướng Võ Nguyên Giáp,”phân tích và đánh giá mô ̣t
cách khách quan về vai trò chỉ đa ̣o của Đa ̣i tướng cũng như là của Bô ̣ Chiń h
Tri ̣đố i với cuô ̣c kháng chiế n chố ng Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

3


Công trình cũng góp phầ n vào viê ̣c giáo du ̣c thế hê ̣ trẻ, đă ̣c biê ̣t là ho ̣c
sinh, sinh viên về lòng yêu nước và niề m tự hào dân tô ̣c, khắ c sâu và biế t ơn
các thế hê ̣ cách ma ̣ng đi trước, có thái đô ̣ chiń h tri ̣ đúng đắ n, đóng góp tích
cực cho quê hương đấ t nước.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài“phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của khóa luận gồm 2 chương:”
Chương 1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chống Mỹ giai đoạn
1965 - 1973.

Chương 2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo tổng tấn công và nổi dậy
Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

4


Chương 1
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP CHỈ ĐẠO CHỐNG MỸ
GIAI ĐOẠN 1965 - 1973
1.1. Tiểu sử
Đại“tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh Văn, sinh
ngày 25 - 8 - 1911 tại làng An Xã, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình”[11, tr. 7]. Thân sinh của Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Quang Nghiêm và
Bùi Thị Gái [11, tr. 7]. Năm 1923, Võ Nguyên Giáp vào kinh đô Huế theo học
ở trường Quốc Học. Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1925, khi tiếp
nhận các bài báo chính luận của“lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc gửi từ nước ngoài
về.”Năm 1929, Võ Nguyên Giáp gia nhập Tân Việt cách mạng đảng, tham gia
vào quá trình cải tổ đảng Tân Việt thành Đảng Đông Dương cộng sản Liên
đoàn. Năm 1930, ông bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), sự can thiệp
đúng lúc của quan cai trị Marty đã giúp ông thoát khỏi nhà tù, sau đó ra Hà
Nội trở thành học sinh của Trường Albert Sarraut. Năm 1934, “Giáp ghi tên
vào học trường Luật, vừa đi học đại học, sinh viên Giáp vừa xin làm giáo viên
Trường tư thục Thăng Long để kiếm sống” [12, tr. 31].
Năm 1936 - 1939, Võ Nguyên Giáp“tham gia phong trào Mặt trận dân
chủ Đông Dương, biên tập viên các báo của Đảng, chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc
Kì trong phong trào Đông Dương Đại hội. Năm 1940, ông được kết nạp vào
Đảng. Tháng 5 - 1941, ông phụ trách việc xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao
Bằng, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở Cao - Bắc - Lạng, phụ trách Ban
thanh niên xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở
đường liên lạc giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Tháng 12 - 1944, Võ

Nguyên Giáp được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày
nay). Ngày 4 - 8 - 1945, ông giữ chức Ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Bắc

5


Kì, Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất mang tên Việt Nam giải phóng
quân, tham gia Ủy ban chỉ huy lâm thời Khu giải phóng Việt Bắc.”
Võ Nguyên Giáp là Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng
từ tháng 8 - 1945, tham gia Ủy ban dân tộc giải phóng, Ủy ban khởi nghĩa
toàn quốc,“Bộ trưởng Bộ nội vụ trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Quân sự
Ủy viên hội trong Chính phủ liên hiệp. Được phong quân hàm Đại tướng năm
1948. Ủy viên Bộ chính trị các khóa II, III, IV; Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng,
Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1946 - 1977), Phó Thủ tướng
Chính phủ (1955 - 1992), Đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII.”
Đại“tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò “xuất sắc và gần gũi” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nhà chiến lược quân sự lỗi lạc, người đã cùng Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Bộ chính trị lãnh đạo quân và dân trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với những chiến dịch lịch sử,
tiêu biểu là: Biên giới Thu - Đông (1950), Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến
công và nổi dậy (1968), “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (1972), Tổng
tiến công và nổi dậy Xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.”
Đại“tướng Võ Nguyên Giáp từ trần ngày 4 - 10 - 2013”tại Hà Nội,
hưởng thọ 103 tuổi.
Với những“đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc,
ông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, hai Huân
chương Hồ Chí Minh, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cùng nhiều huân huy
chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.”
1.2. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo toàn quân chống chiến lược

“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng
Thứ nhất, bối cảnh lịch sử.
Sau khi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản. Đây là bước thất bại
đầu tiên của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam,“làm cho chính quyền và

6


quân đội Sài Gòn bị”nguy khốn. Đế quốc Mỹ không chịu nhận thất bại đã đưa
quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh vào miền Nam Việt Nam, thực hiện
chiến lược chiến tranh mới mang tên “Chiến tranh cục bộ”,“đồng thời, leo
thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, nhằm cứu nguy cho
chính quyền Sài Gòn và tiêu diệt lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam.”
Cho đến năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” hoàn toàn bị phá
sản, nước Mỹ đứng trước khó khăn nghiêm trọng ở cả“Việt Nam và ngay trên
nước Mỹ. Giới cầm quyền Mỹ buộc phải thực hiện một chiến lược chiến tranh
mới, một bước phiêu lưu nguy hiểm và táo bạo hơn, đó là một quyết định
không”phải đơn giản. Sau này, chính Lyndon B. Johnson cũng phải thừa nhận
“là một quyết định quyết liệt nhưng cũng day dứt và đau đớn nhất của một đời
Tổng thống”.
Ngày 01 - 4 - 1965, Lyndon B. Johnson và Chính phủ Mỹ đưa“một bộ
phận lớn quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam, tăng cường không
quân và hải quân để đánh phá miền Bắc một cách mạnh mẽ và liên tục làm
cho “cột xương sống của Hà Nội mềm đi” để phải chấp nhận những điều
khoản do Mỹ áp đặt.”
Mỹ tính toán, Việt Nam Cộng hòa vẫn còn tồn tại và kiểm soát nhiều
khu vực đông dân, đồng thời Mỹ lợi dụng sự bất hòa giữa“các nước Xã hội
chủ nghĩa (Liên Xô và Trung Quốc) để tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở
Việt Nam.”

Mỹ đề ra kế hoạch dự định ba giai đoạn để giành thắng lợi trong hai
năm rưỡi:
Giai đoạn 1: “Chặn chiều hướng thua”, quân viễn chinh Mỹ được đảm
bảo triển khai lực lượng.
Giai đoạn 2: Tiêu diệt quân chủ lực của cách mạng miền Nam, kiểm soát
vùng nông thôn bằng việc mở các cuộc phản công chiến lược.
Giai đoạn 3: Hoàn thành việc rút quân đội Mỹ vào cuối năm 1967, bằng
việc“tiêu diệt quân chủ lực giải phóng, tiếp tục bình định miền Nam.”

7


Lính“Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam năm 1965 lên tới 180000 người
và 20000 lính các nước chư hầu. Bên cạnh đó còn là 70000 lính hải quân và
không quân trên các căn cứ ở Thái Lan, Philippines và Hạm đội 7 sẵn sàng
tham chiến ở miền Nam”Việt Nam [5, tr. 201].
Ngày 08 - 3 - 1965,“Mỹ cho hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn 9 từ Ô-ki-na-oa
vào Đà Nẵng, mở đầu cho việc trực tiếp đưa quân vào tham chiến ở miền
Nam Việt Nam. Tháng 7 - 1965, Lyndon B. Johnson quyết định đưa 44 tiểu
đoàn Mỹ vào miền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của
tướng William Westmoreland, cuộc chiến Việt Nam bước vào giai đoạn
mới”- “Chiến tranh cục bộ”.
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ âm mưu:
Nhanh“chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để có thể áp đảo lực
lượng chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới: “tìm diệt”, có thể giành lấy
thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng của ta về phòng ngự, buộc ta
phải phân tán đánh nhỏ hoặc rút lui về biên giới.”
Mở“rộng và củng cố hậu phương của Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, kết hợp
với các hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện”chiến tranh tâm lí, giành lại
dân, đưa Nhân dân miền Nam vào ách kìm kẹp.

Thứ hai, sự chỉ đạo của Đảng.
Nước“Mỹ sen đầm không dễ dàng chấp nhận thất bại, liền thay đổi
chiến lược, trực tiếp đưa quân viễn chinh và quân chư hầu tham chiến ở
miền Nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc dữ dội. Đây
là bước leo thang rất nghiêm trọng, đặt dân tộc Việt Nam trong một tình
thế hiểm nghèo. Bằng kinh nghiệm và truyền thống yêu nước được hun đúc
qua hàng nghìn năm lịch sử, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo đầy thao lược
của Đảng và Bác Hồ đã bình tĩnh chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử một
cách chủ động, kiên quyết”[10, tr. 5].

8


Đảng đã đề ra Nghị quyết Trung ương 11, đưa ra“phương hướng, nhiệm
vụ chiến lược để lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tích cực khẩn
trương chuẩn bị, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh mở rộng. Do đó, khi
quân Mỹ vào”miền Nam, Đảng đã đề ra khẩu hiệu: “Xây dựng, bảo vệ miền
Bắc, giải phóng miền Nam, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, đảm bảo cuộc thắng lợi cho cuộc kháng chiến”.
Với tầm nhìn chiến lược,“Đảng lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phân”tích: “Nước Mỹ giàu, quân Mỹ mạnh, trang bị hiện
đại nhưng họ vào miền Nam trong hoàn cảnh quân đội Sài Gòn đã thua trận,
chính quyền tay sai rệu rã, Chiến tranh đặc biệt đã thất bại, chúng để mất thế
chủ động trên chiến trường; trong khi đó, lực lượng cách mạng đang nắm
quyền chủ động, xây dựng chiến tranh nhân dân vững chắc” [10, tr. 37].
Tháng 7 - 1965, Nghị quyết của Bộ Chính trị được đưa ra“chuyển hướng
về kinh tế và quốc phòng, phù hợp với”yêu cầu hoàn cảnh mới.
Ngày 20 - 7 - 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi, Người khẳng
định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa.
Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân

dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do” [9, tr.131].
Lúc này, toàn bộ hoạt động và chỉ đạo của Đảng đã chuyển hướng với
yêu cầu của thời chiến. Trên miền Bắc - hậu phương“xã hội chủ nghĩa, hàng
triệu thanh niên tình nguyện”lên đường chiến đấu, nhiều người trong số đó đi
thanh niên xung phong, hàng triệu cựu binh tái ngũ. Từ các công trường, nông
trường, nhà máy, xí nghiệp“không ngừng nâng cao năng suất lao động”vì
miền Nam ruột thịt.
Ở miền Nam, phát huy tinh thần: “Thành đồng Tổ quốc”, “thà chết chứ
không chịu làm nô lệ, sẽ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và giành độc lập hoàn
toàn… chúng ta kiên quyết đánh bại chúng, đánh cho đến khi không còn một
tên xâm lược nào trên dải đất thân yêu của chúng ta”.

9


Nam Bắc chung một ý chí: quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
1.2.2. Chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thắng lợi đạt được
Đứng trước cuộc xâm lăng quy mô lớn, với vũ khí vượt trội và ưu thế về
hỏa lực thuộc về phía đối phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt câu hỏi:
“Làm sao để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.
Không như cuộc chiến tranh Việt - Pháp, sự mâu thuẫn chỉ thể hiện giữa
mục tiêu quá lớn và phương tiện hạn chế mà bây giờ là mâu thuẫn với mục
tiêu hạn chế [12, tr. 130]. Võ Nguyên Giáp nghiêng về chiến đấu trực tiếp,
theo ông tinh thần chiến đấu dựa vào quyết tâm tự nhiên, hành động chiến đấu
do tinh thần con người quyết định nhưng cũng phải dựa trên cải tiến về kỹ
thuật. Trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp năm 1964, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
nói: “Sức mạnh của quân đội chúng tôi nằm ở tinh thần, nhuệ khí và sự ủng
hộ vô hạn của Nhân dân, ngoài ra còn có các yếu tố kỹ thuật nữa”. Đối với
Tướng Giáp, hướng tiến công, điểm chạm đích và khả năng tăng cường lực
lượng rất quan trọng. Ông chú“trọng đến việc hiện đại hóa quân đội, từng

bước xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam chính quy và tinh nhuệ,”đủ khả
năng đánh thắng kẻ thù xâm lược.
Lãnh thổ không rộng, các nguồn lực hạn chế, những yếu tố đó đã quyết
định đến đường lối chỉ đạo quân sự của Võ Nguyên Giáp đòi hỏi phát huy khả
năng của toàn dân trong mọi lĩnh vực, trên mọi miền đất và phương
diện“chính trị, kinh tế, ngoại giao và quân sự”[12, tr. 130].
Võ“Nguyên Giáp đã vận dụng khéo léo Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh Nhân dân, một cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện, kết hợp chiến tranh
du kích với chiến tranh chính quy,”tiến tới phát động tổng khởi nghĩa khi có
điều kiện.
Với tư cách“Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và
là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam,”Võ Nguyên Giáp cũng rất chú

10


trọng đến công tác hậu cần. Theo ông, hậu phương phải trở thành một mặt
trận và được ưu tiên số một. Ông chỉ đạo xây dựng hậu phương ở ba mức:
Một là, hậu phương miền núi ở miền Nam (ở Tây Ninh, Chiến khu D,
Chiến khu Dương Minh Châu, Tây Nguyên, Đặc khu Quảng Đà).
Hai là, hậu phương Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (đây là hậu phương
quan trọng nhất).
Ba là, hậu phương từ các nước trong“phe Xã hội chủ nghĩa (chủ yếu là
từ Liên Xô và Trung Quốc).”
Thông qua hậu phương, nhân tố kỹ thuật được đưa vào và “Tướng Giáp
không quên:“Giành thắng lợi trong một thời gian tương đối ngắn bằng
cách”tận dụng những điều kiện thuận lợi [12, tr. 130].
Đại“tướng Võ Nguyên Giáp rất chú trọng đến yếu tố con người, ông đòi
hỏi phải xây dựng được quân đội hùng mạnh, chính quy, từng bước hiện
đại.”Ông nhấn mạnh: “nếu con người quyết định thắng lợi thì vũ khí và trang

bị là cơ sở vật chất, là sức mạnh chiến đấu của Quân đội và là nhân tố cơ bản
của họ” [12, tr. 130].
Võ Nguyên Giáp và các cộng sự của ông tiếp tục sử dụng một phương
châm tác chiến truyền thống “lấy ít địch nhiều”, đồng thời phát triển lên tầm
cao mới.
Võ“Nguyên Giáp quan niệm chiến tranh nhân dân là một cuộc
chiến”tranh lâu dài, khi tiến hành tuyệt đối không được nóng vội và cần có sự
tham gia của mọi tầng lớp.
Năm 1967, cùng với tập thể“Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại
tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bí thư thứ nhất Lê Duẩn chỉ đạo”Bộ Tổng tham
mưu lên phương án, xây dựng phương án tác chiến cho năm 1968: “đánh
thẳng vào sào huyệt địch ở các đô thị, thành phố, thị xã nhằm đánh bại hoàn
toàn ý chí xâm lược của quân đội Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến
tranh, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước”.

11


Dưới“sự chỉ đạo của Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự chỉ đạo, chỉ huy về mặt quân sự
của Quân ủy Trung ương do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Quân ủy,
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, ở cả hai miền Nam - Bắc đã dành được
những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa vẻ vang trong cuộc chiến đấu chống chiến
lược Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, xây dựng miền Bắc xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện chiến tranh phá hoại, làm nghĩa vụ hậu phương và chi
viện cho tiền tuyến miền Nam.”
Thắng lợi thứ nhất:“Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều
kiện chiến tranh.”
Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, những yêu cầu đặt ra trước đây căn
bản vẫn không thay đổi. Giờ đây, yêu cầu củng cố và phát triển nền nông

nghiệp hợp tác hóa cần phải xúc tiến với tinh thần khẩn trương theo phương
hướng tập trung đẩy mạnh hai ngành sản xuất chính đó là trồng trọt, chăn
nuôi, đặc biệt là ở vùng trung du và miền núi, nhằm giải quyết vấn đề“lương
thực và thực phẩm để ổn định đời sống Nhân dân, góp phần giải quyết vấn đề
hậu cần tại chỗ cho cuộc chiến đấu chống lại hải quân và không quân của Mỹ.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp khoa học và kỹ thuật mới
nhằm”nâng cao năng suất trên toàn bộ diện tích gieo trồng, việc phát động
mạnh mẽ phong trào làm thủy lợi, phong trào làm phân xanh, phong trào cải
tiến nông cụ, công cụ vận chuyển,… Cũng như việc phát động các hình thức
chăn nuôi tập thể quy mô“phù hợp với điều kiện, khả năng”của từng hợp tác
xã đã trở nên phổ biến ở nhiều vùng nông thôn miền Bắc.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp cũng được chuyển hướng“cho phù hợp với điều kiện thời
chiến:”chuyển hướng về chủ trương, quy mô, hướng xây dựng và biện pháp tổ
chức sản xuất cụ thể. Các“cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất”là những ngành

12


then chốt, được khẩn trương sơ tán, phân tán, che chắn hoặc tăng cường lực
lượng phòng không bảo vệ.“Đây là một công việc cực kỳ khó khăn, phức
tạp”và gian khổ, đòi hỏi ở giai cấp công nhân trí thông minh, sáng tạo, tài tổ
chức thực hiện và sự bền bỉ, kiên cường,… Từ những ngày đầu chiến tranh
phá hoại, miền Bắc đã có kế hoạch cụ thể về các hoạt động của các cơ sở sản
xuất công nghiệp, xác định rõ những cơ sở nào phải phân tán, sơ tán, hoặc trụ
lại tiếp tục sản xuất. Bởi thế, khi chiến tranh phá hoại lan ra cả nước, chỉ trong
một thời gian ngắn, hàng trăng xí nghiệp, kho tàng của trung ương và địa
phương với hàng trục vạn tấn máy móc, thiết bị, hàng triệu tấn hàng hóa,
nguyên liệu được di chuyển đến những địa điểm mới, đảm bảo an toàn. Hàng
chục vạn cán bộ công nhân được sơ tán.

Bên cạnh việc giữ vững sản xuất có trọng điểm, duy trì và phát huy
năng lực sản xuất của công nghiệp trung ương, miền Bắc đặc biệt“chú
trọng xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương,”xây dựng các xí
nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ. Một mạng lưới công nghiệp địa phương
với hàng nghìn xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ đã được hình thành trong
khói lửa chiến tranh…
Nhìn chung, kinh tế miền Bắc những năm chống chiến tranh phá hoại
phát triển theo từng vùng, tạo điều kiện thuận lợi để từng địa phương tự bảo
đảm được một phần quan trọng những nhu cầu thiết yếu của Nhân dân. Ngoài
ra, việc chú trọng phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy khu vực này phát
triển nhanh hơn tốc độ bình thường làm cho từng vùng phát huy được tiềm
năng sẵn có của mình, đáp ứng hậu cần tại chỗ: vừa đảm bảo“sản xuất, vừa
đảm bảo chiến đấu và phục vụ chiến đấu theo đường lối chiến tranh nhân dân,
quốc phòng toàn dân của Đảng.”
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh“là
nguồn động viên to lớn, thui thúc giai cấp nông dân tập thể miền Bắc vượt lên

13


khó khăn tăng cường đoàn kết, ra sức sản xuất, củng cố hợp tác xã và đáp ứng
đầy đủ mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao. Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh,
quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc được củng cố và
tăng cường; các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có bước phát triển mới về cả
quy mô, trình độ quản lí,… Cùng với phong trào thi đua Hai giỏi, Năm tấn
trong nông nghiệp, các phong trào thanh niên Ba sẵn sàng, Phụ nữ Ba đảm
đang, trí thức có phong trào Ba quyết tâm tạo ra một luồng sinh khí mới thổi
vào nông thôn miền Bắc, góp phần khắc phục mọi khó khăn, động viên nông
dân vừa sản xuất vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, làm tròn nhiệm vụ hậu
phương. Đến năm 1967, số hợp xã ở miền Bắc đã tăng lên 2.628 hợp tác xã so

với năm 1965. Tỉnh Thái Bình, huyện Thanh Trì (Hà Nội), huyện Đan
Phượng (Hà Tây),… là những đơn vị đầu tiên đạt 5 tấn thóc trên một hécta
gieo trồng trên toàn bộ diện tích cấy lúc của tỉnh, huyện. Một số tỉnh khác đạt
khoảng bốn tấn thóc trên một hécta. Những năm chiến tranh, các phong trào
thủy lợi, đưa các giống cây trồng mới vào gieo trồng đã được nông dân miền
Bắc hưởng ứng mạnh mẽ, hàng nghìn cán bộ, công nhân viên kỹ thuật được
tăng cường để phục vụ mặt trận nông nghiệp. Các năm 1965, 1966, 1967,
nông nghiệp của miền Bắc vẫn đạt kết quả cao so với trước chiến tranh. Sản
lượng lương thực và chăn nuôi hàng năm cao hơn đạt xấp xỉ năm 1964. Phong
trào (trồng cây, trồng rừng) từ năm 1965 đến năm 1966, tăng gấp 2,5 lần so
với bốn năm trước đó.”
Nền sản xuất công nghiệp miền Bắc trong giai đoạn này vẫn“được giữ
vững, một loạt các cơ sở sản xuất công nghiệp lớn kịp thời sơ tán và nhanh
chóng đi vào tái sản xuất, đảm bảo nhu cầu cần thiết cho nền kinh tế quốc
dân, của đời sống Nhân dân và nhu cầu về mặt quốc phòng. Do chủ trương
phát triển công nghiệp địa phương trong điều kiện miền Bắc có chiến tranh
phá hoại nên thời kì này sản lượng công nghiệp hàng càng tăng, công nghiệp

14


địa phương nỗ lực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, vừa đáp ứng các nhu
cầu của đời sống Nhân dân và của quốc phòng. Mỗi tỉnh trở thành một nên
đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh để đảm bảo việc tự cung tự cấp đồng thời
đảm bảo hậu cần cho cuộc chiến đấu. Nhiều tỉnh, công nghiệp địa phương đã
vươn lên sản xuất các mặt hàng dân dụng như máy móc, công cụ,… Nhìn
chung, trong chiến tranh toàn ngành công nghiệp đã khắc phục muôn ngàn
khó khăn, gian khổ, duy trì và đẩy mạnh sản xuất. Miền Bắc năm 1965 có
1.132 xí nghiệp. Đến năm 1968, xí nghiệp công nghiệp phát triển lên 1.352 xí
nghiệp. Cùng với nền nông nghiệp hợp tác hóa, nền công nghiệp cũng đã góp

phần quan trọng đảm bảo đời sống Nhân dân, phục vụ cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.”
Sự nghiệp giáo dục“tiếp tục được duy trì và”đẩy mạnh, hàng vạn lớp học
với hàng chục vạn thầy cô giáo và học sinh các cấp học, cũng như nhiều
trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học được sơ tán khỏi thành
phố, thị xã, thị trấn, tới vùng nông thông đồng bằng, miền núi để tiếp tục học
tập. Tại những nơi sơ tán, chính quyền, toàn thể và nhân dân địa phương đã
tận tình giúp đỡ, cùng với sự nỗ lực của thầy và trò, công việc dạy và học
được ổn định. Chương trình giảng dạy và học tập cũng được cải tiến để phù
hợp với yêu cầu mới. Công tác giáo dục chính trị, bồi đắp tình yêu quê hương
đất nước, chí căm thù giặc, tin tưởng vào chế độ mới và thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ,… đươc đẩy mạnh trong các trường học và cấp học
nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ bản lĩnh và tri thức để bước vào cuộc sống
lao động, chiến đấu đầy hi sinh, gian khổ để giải phóng miền Nam, thống nhất
Tổ quốc. Dù điều kiện chiến tranh gian khổ, trường lớp và điều kiện học tập
thiếu thốn trăm bề nhưng vượt lên trên thử thách, khó khăn, khắp nơi trên
miền Bắc, phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt vẫn dấy lên mạnh mẽ. Nếu
trong năm học 1964 - 1965, số học sinh phổ thông toàn miền Bắc là 3,5 triệu

15


người thì trong những năm học tiếp theo con số này không ngừng tăng lên.
Năm học 1967 - 1968, toàn miền Bắc có tới 4,7 triệu học sinh. Tất cả các
huyện đều có trường phổ thông cấp ba, các xã đều có trường phổ thông cấp
một và trường cấp hai.
Bên cạnh, giáo dục phổ thông, công tác bổ túc văn hóa trong những năm
chiến tranh tiếp tục được duy trì nhằm không ngừng“nâng cao trình độ cho
đội ngũ cán bộ, công nhân viên,…”Từ năm 1966, đã hình thành hệ thống
trường sư phạm chuyên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản

lý, giảng dạy bổ túc văn hóa. Năm học 1967 - 1968, trong số hơn một triệu
học viên bổ túc văn hóa, có 44 vạn người cấp hai và 5 vạn cấp ba.
Vào giai đoạn này, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật được củng cố và
tăng cường, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc. Năm
1967, toàn miền Bắc có khoảng 29.800 sinh viên đại học; đến năm 1968, số
sinh viên là 58.200. Nhà nước còn chọn một số sinh viên ra nước ngoài, học
tập ở các nước xã hội chủ nghĩa, hàng vạn cán bộ tốt nghiệp đại học và trung
học chuyên nghiệp lần lượt ra trường, đi tới mọi miền đất nước phục vụ đắc
lực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngành y tế cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Mạng lưới y tế cơ sở
phát triển thành một hệ thống sâu rộng. Hầu hết các bản làng, thôn xã và
huyện đều có tổ y tế, trạm xá và bệnh viện. Từ 5.289 trạm xá, 475 bệnh viện,
7 cơ sở điều dưỡng năm 1964, đến năm 1968, toàn miền Bắc có 6.043 trạm
xá, 981 bệnh viện và 50 cơ sở điều dưỡng. Tương ứng với sự gia tăng về số
lượng của các cơ sở y tế trên đây, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành
y cũng có bước phát triển mới. Năm 1965, toàn ngành có 67.200 người, đến
năm 1967 chỉ riêng đội ngũ y, bác sĩ, y tá và nữ hộ sinh cũng đã trên 60.000
người. Ngoài ra, toàn ngành y tế giai đoạn này còn có 3.497 dược sĩ công tác
ở các cơ sở y tế. Những người “chiến sĩ áo trắng” trên mặt trận thầm lặng với

16


những chiến công của họ đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định, vững vàng
của hậu phương miền Bắc trong những năm tháng chống lại chiến tranh bằng
không quân và hải quân của Mỹ.
1.2.3. Đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân
và hải quân của đế quốc Mỹ
Cùng với việc củng cố, tăng cường“xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc trong điều kiện chiến tranh phá hoại, cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc

cũng đã diễn ra quyết liệt và đạt được thắng lợi quan trọng, có ý nghĩa.”
Các“phong trào thi đua trên miền Bắc yêu nước diễn ra sôi nổi: “Mỗi
người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả
để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”,… Trong năm 1965, đã có 290.000 người
tình nguyện đi bộ đội. Cuối năm 1965, khối chủ lực của miền Bắc”đã lên tới
400.000 người.
Những tháng đầu năm 1965,“không quân Mỹ đánh phá vào hệ thống
rađa cảnh giới của bộ đội Việt Nam. Cuối tháng 3 - 1965, trạm rađa Mũi Lay
(Vĩnh Linh), trạm 530, 550 (Đèo Ngang - Quảng Bình) bị máy bay Mỹ đánh
phá. Ngày 26 - 3, 70 lần máy bay Mỹ ném bom đảo Bạch Long Vĩ - đảo nhỏ
có vị trí chiến lược ở Vịnh Bắc Bộ. Quân dân trên đảo đã đánh trả, bắn cháy
bốn máy bay. Ngày 22 - 5 - 1965, Mỹ oanh tạc bờ biển thuộc xã Hải Thịnh
(Hải Hậu - Nam Định) đánh chìm tàu cá Việt - Xô. Ở các đảo thuộc khu 4
như Hòn Mê, Hòn Mắt,… đặc biệt là Cồn Cỏ (Quảng Trị), cuộc chiến đấu
chống lại không quân và hải quân Mỹ ngày càng trở nên quyết liệt. Trong
những thời điểm căng thẳng nhất, các chiến sĩ trên đảo nguyện”“thà hi sinh,
quyết không để đảo lọt vào tay quân thù” [14, tr. 385].
Bị“giáng trả quyết liệt, đặc biệt sau thất bại nặng trong hai ngày mùng 3
và mùng 4 tháng 4 năm 1965 khi đánh phá ồ ạt cầu Hàm Rồng, Đò Lèn,…
những trạng điểm giao thông Bắc - Nam trên địa bàn Quân khu 4, từ giữa

17


tháng 4 đến tháng 5 - 1965, địch chuyển sang hoạt động phân tán, khống chế
các mục tiêu giao thông trên địa bàn Quân khu 4. Tháng 6 - 1965, phạm vi
đánh phá của máy bay địch vượt qua vĩ tuyến 20 và lan rộng ra khắp nơi trên
miền Bắc với cường độ ác liệt”hơn trước nhiều lần. Mục tiêu ném bom của
Mỹ là các khu quân sự, đường giao thông, nhà máy, khu dân cư,…
Kiên quyết đánh trả cuộc chiến trang phá hoại ngày càng leo thang của

Mĩ, lực lượng của ta không ngừng lớn mạnh,“từng bước phát triển về quy mô,
tổ chức.”
Ngày 24 - 7 - 1965,“lần đầu tiên ra quân hiệp đồng binh chủng với một
số trung đoàn cao xạ, một máy bay F4 đã bị bắn rơi ở độ cao 7.000 mét trên
bầu trời tỉnh Hà Tây (cũ), mở ra khả năng mới, cho phép bộ đội phòng
không”tổ chức đánh định có hiệu quả cao.
Phương án đánh địch đã được các cụm tiền phương xây dựng và nhanh
chóng hoàn chỉnh trên các hướng đã được phân công.“Từ đầu tháng 8 - 1965,
ở cụm tiền phương 1 các đơn vị tổ chức chiến đấu. Tháng 8 - 1965, hướng
cụm tiền phương 2 cao xạ và tên lửa của ta đã đánh trả máy bay Mỹ. Cuối
tháng 8 - 1965, Mỹ đánh phá đến giao thông lối Hà Nội - Lạng Sơn thuộc
vùng Đông Bắc. Trên quốc lộ 5 Hà Nội - Hải Phòng, địch đánh phá dữ dội
khu vực cầu Lai Vu, Phú Lương,… Sáng ngày 20 - 9 - 1965, hàng chục lần
máy bay A4 ném bom tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đoạn qua sông
Hóa. Biên Đội MIG 17 của Đoàn không quân 921 phi công Phạm Ngọc Lan
dẫn đầu đã bắn hạ một máy bay F4; tiếp đó, Tiểu đoàn tên lửa 83 thuộc Trung
đoàn tên lửa 238 phóng hai quả đạn, bắn hạ một máy bay A4. Số máy bay
địch còn lại hạ thấp độ cao bị hỏa lực của ta ở tầm trung, tầm”thấp bắn hạ,
thêm một chiếc A4 bị bắn rơi.
Đến cuối năm 1965,“máy bay Mỹ đánh phá tập trung một số khu vực ở
Đông Bắc, Hà Nội nằm trên quốc lộ 1, quốc lộ 5 và tỉnh Quảng Ninh. Ở khu
vực cầu Lai Vu, Uông Bí, Hàm Rồng, Đồng Giao,… đã diễn ra những trận

18


chiến đấu quyết liệt. Cụm Tiền phương 2, 3 đã phối hợp chặt chẽ,”tiêu diệt
nhiều máy bay địch.
Trong năm 1965, có 834 máy bay loại Thần Sấm, Carma của Mỹ bị ta
bắn hạ, những tháng có nhiều máy bay bị hạ nhất là tháng 4, 9, 10 (tháng 4 có

163 chiếc, tháng 9 có 111 chiếc, tháng 10 có 105 chiếc).
Bước sang năm 1966 - năm thứ hai Mỹ thực hiện“chiến tranh cục bộ,
nhằm hỗ trợ cho cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất (1965 - 1966) trên
chiến trường miền Nam, không quân và hải quân Mỹ tăng cường đánh phá hệ
thống giao thông của miền Bắc. Lần đầu tiên B52 - máy bay ném bom chiến
lược của Mỹ được sử dụng trên bầu trời miền Bắc. Các tốp B52 đã ném bom
xuống đèo Mụ Giạ (tỉnh Quảng Bình) và trục đường giao thông số 12 nhằm
cắt đứt tuyến đường vận chuyển chiến lược 559 (Đường mòn Hồ Chí Minh).
Đồng thời Mỹ cũng tăng cường đánh phá các trận địa tên lửa, rađa của bộ đội
ta và các nhà máy, xí nghiệp của miền Bắc như: Nhà máy”điện Uông Bí, Khu
gang thép Thái Nguyên,…
Nghiêm trọng hơn, vào mùa hè năm 1966, máy bay Mỹ lần đầu đánh phá
địa phận Hà Nội (kho xăng Đức Giang - Đông Anh).“Những tháng cuối năm
đó, vùng nông thôn ven Hà Nội trực tiếp bị uy hiếp.”
Cuộc“chiến tranh phá hoại diễn ra ngày càng ác liệt hơn. Không chỉ
dừng lại ở việc đánh phá các trục đường giao thông, các”nhà máy, khu quân
sự,… đế quốc Mỹ còn ném bom vào cả khu dân cư, trường học, bệnh viện,
công trình văn hóa - tôn giáo tín ngưỡng, gây ra tội ác chồng chất, cướp đi
sinh mạng của hàng chục nghìn người dân vô tội.
Những ngày chiến tranh“diễn ra vô cùng ác liệt và gian khổ, để động
viên quân dân hai miền Nam - Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi
ngày 17 - 7 - 1966 khẳng định:”“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,
20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp

19


×