Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đóng góp của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH

ĐÓNG GÓP CỦA QUÂN VÀ DÂN CỦ CHI
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU
NƯỚC
(1954 – 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRINH

ĐÓNG GÓP CỦA QUÂN VÀ DÂN
CỦ CHI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Văn Thức


Thành Phố Hồ Chí Minh - 2012

1


Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài luận văn này tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến TS.Trần Văn Thức, người đã rất tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
kể từ khi nhận đề tài cho đến khi luận văn được hoàn thành một cách chu đáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Lịch sử, nhất
là các Thầy, Cô trong tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam - Khoa Lịch sử, trường
Đại học Vinh đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các vị lãnh đạo, cán bộ các cơ
quan… đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp tư liệu quý hiếm cho
tôi để tôi hoàn thành Luận Văn.
Lời cuối cùng tôi xin được gửi tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
những tình cảm chân thành nhất vì sự động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian và năng lực có giới hạn
nên luận văn không tránh khỏi nhiều khuyết điểm, rất kính mong các Quý
Thầy, Cô, bạn đọc chân thành góp ý kiến để tác giả rút kinh nghiệm, hoàn
thiện công trình ở các cấp độ cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TPHCM, ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Trinh

2



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VĂN HÓA - XÃ HỘI, TRUYỀN
THỐNG YÊU NƯỚC VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN HUYỆN
CỦ CHI ............................................................................................................................... 10

1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Củ Chi ................ 10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 10
1.1.2. Văn hóa - xã hội huyện Củ Chi ............................................................. 14
1.2. Lược sử hình thành huyện Củ Chi, truyền thống yêu nước cách mạng... 17
1.2.1. Lược sử hình thành huyện Củ Chi ........................................................ 17
1.2.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của quân và dân Củ Chi ... 18
Tiểu kết ........................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: ĐÓNG GÓP CỦA QUÂN VÀ DÂN CỦ CHI TRONG GIAI ĐOẠN
1954 - 1965 CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC................... 23

2.1. Quân và dân Củ Chi trong cuộc đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ
(1954 - 1960) ................................................................................................... 23
2.1.1. Tình hình Củ Chi sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết .................. 23
2.1.2. Quân và dân Củ Chi đấu tranh chính trị đòi Mỹ phải thi hành Hiệp định
Giơnevơ, chống chiến dịch “Tố cộng, diệt cộng” ........................................... 29
2.2. Quân và dân Củ Chi góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
(1961 - 1965) ................................................................................................... 35
2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chính sách dồn dân lập “ấp chiến lược” của Mỹ - Diệm . 35
2.2.2. Chủ trương của ta .................................................................................. 38
2.2.3. Quân và dân Củ Chi góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961 - 1965) .................................................................................................... 40
Tiểu kết ........................................................................................................... 78



CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓP CỦA QUÂN VÀ DÂN CỦ CHI TRONG GIAI ĐOẠN
1965 -1975 CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC ................... 81

3.1. Quân và dân Củ Chi góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
(1965 - 1968) ................................................................................................... 81
3.1.1. Đế quốc Mỹ áp dụng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” vào vùng đất
Củ Chi ............................................................................................................. 81
3.1.2. Quân và dân Củ Chi kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
chống Mỹ........................................................................................................ 87
3.1.3. Sự ra đời của hệ thống địa đạo Củ Chi và thực tiễn cách mạng tại xã
Phú Mỹ Hưng - huyện Củ Chi ...................................................................... 108
3.2. Quân và dân Củ Chi đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
(1969 - 1973) ................................................................................................. 114
3.2.1. Âm mưu của địch từ sau tết Mậu Thân (1968) ................................... 114
3.2.2.Chủ trương của ta ................................................................................. 117
3.2.3. Quân và dân Củ Chi xây dựng thực lực cách mạng, góp phần đánh bại
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ........................................... 118
3.3. Quân và dân Củ Chi phát huy thắng lợi của Hiệp định Paris, góp hết sức
mình trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1973 - 1975) ...................................... 129
3.3.1. Âm mưu của địch sau khi ký Hiệp định Paris .................................... 129
3.3.2. Chủ trương của ta ................................................................................ 131
3.3.3. Quân và dân Củ Chi đóng góp vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí
Minh, giải phóng quê hương “Đất thép thành đồng” .................................... 133
Tiểu kết ......................................................................................................... 138
KẾT LUẬN .................................................................................................. 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 142
PHỤ LỤC ...........................................................................................................................



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Về mặt khoa học
Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành Phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm thành phố 35 km về phía Tây - Bắc. Hiện nay Củ Chi có vị trí khá
quan trọng cả về kinh tế và quân sự trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
của thành phố lớn nhất đất nước này. Nhưng nhắc đến Củ Chi chúng ta đều
muốn hướng về một Củ Chi kiên cường trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng, Củ Chi là vùng tập kết lực lượng
để thọc sâu vào hang ổ cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn và được mệnh
danh là “Đất Thép Thành Đồng” . Chính quyền tay sai của thực dân, đế quốc
xâm lược coi đây là cửa ngõ bảo vệ thủ phủ của chúng, là “vùng tam giác
sắc” cần phải chiếm giữ và sau đó chúng muốn biến Củ Chi trở thành vùng
trắng để làm vành đai bảo vệ Sài Gòn.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Củ Chi là biểu tượng
của ý chí bám đất giữ làng chiến đấu chống ngoại xâm, mảnh đất giàu truyền
thống cách mạng. Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Củ Chi
trong giai đoạn 1954 - 1975 gắn liền với cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ
của dân tộc ta với những nét đặc thù. Trong khói lửa của chiến tranh, Củ Chi
đã xây dựng vùng địa đạo đặc biệt, trở thành chiến khu kháng chiến của
những người dân “Đất thép thành đồng”. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
vào lúc 13 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975, quân dân Củ Chi đã mở toang cửa
ngõ Tây - Bắc, tiến vào giải phóng Sài Gòn, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Quân và dân Củ
Chi đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và trí thông minh sáng
tạo để làm nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu chống kẻ thù xâm
lược, giành độc lập dân tộc. Với mong muốn làm sáng tỏ thêm các vấn đề

1



khoa học về nghệ thuật quân sự, cách tổ chức chiến tranh, truyền thống dũng
cảm kiên cường... của nhân dân Củ Chi, từ đó nhìn nhận một cách chân thực
nhất những thắng lợi cũng như sự hy sinh, mất mát của nhân dân vùng đất này
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đóng góp
của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954
- 1975)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. Đề tài sẽ là công trình tổng
hợp và phân tích một cách thấu đáo những đóng góp trên nhiều phương diện
của vùng đất cách mạng này trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.
1.2.Về mặt thực tiễn
Qua việc làm rõ được “Đóng góp của quân và dân Củ Chi trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)”, công trình sẽ góp phần lý
giải được vì sao mảnh đất Củ Chi được Đảng và Nhà nước phong tặng 2 danh
hiệu cao quý trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là : “Củ Chi Đất
Thép Thành Đồng” và “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Tác giả
cũng đã cố gắng để phác họa lên một bức tranh gắn kết quá khứ và hiện tại:
một Củ Chi cách mạng kiên cường thời chiến tranh cùng một Củ Chi hồi sinh,
đổi mới trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới.
Công trình nghiên cứu sẽ góp phần tìm hiểu sâu sắc lịch sử địa phương,
bổ sung nguồn tư liệu trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ trên quê
hương “Đất thép thành đồng”.
Hơn nữa, bản thân tác giả là một người con của quê hương “Củ Chi đất
thép thành đồng”, xuất phát từ lòng yêu quê hương, cảm phục về những công
lao và sự hy sinh to lớn của quân dân Củ Chi, thực hiện đề tài cũng là dịp để
bày tỏ lòng tri ân của thế hệ trẻ tới các thế hệ cha ông. Chính vì thế, trong
công trình nghiên cứu này, tác giả đã ghi lại nhiều câu chuyện kể về truyền
thống đấu tranh của quân và dân Củ Chi, kết hợp với gặp gỡ, tiếp xúc những
“nhân vật huyền thoại” để phác họa một cách sinh động chân dung của họ.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ


2


Củ Chi – vùng đất cách mạng kiên cường, đóng góp một phần không
nhỏ trong sự nghiệp cách mạng giải phóng miền Nam, thực sự đã trở thành
chủ đề khoa học cho nhiều công trình nghiên cứu. Từ những cuốn sách mang
tính thông sử cho đến các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu đều đã đề cập ít
nhiều đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trước hết là mảng tài liệu mang tính tổng quát, đề cập một vài khía
cạnh liên quan tới đề tài. Đó chính là những công trình nghiên cứu về cách
mạng miền Nam nói chung, về cuộc đấu tranh của quân dân Sài Gòn... Có thể
kể ra các công trình tiêu biểu sau: cuốn “Lịch sử công tác Đảng công tác
chính trị lực lượng võ trang thành phố Hồ Chí Minh (1945-2005)” của Đảng
Ủy - Bộ Chỉ huy quân sự TP.HCM được Nxb Quân đội Nhân dân phát hành
năm 2008, đề cập đến những nội dung như: công tác Đảng, công tác chính trị
của quần chúng nhân dân chuẩn bị tích cực về sức người lẫn sức của ở tại địa
phương, trong đó có vùng đất Củ Chi; cuốn “Truyền thống đấu tranh cách
mạng của nông dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định (1959-1975)” được Hội
nông dân thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1991 đã đề cập tương đối tới
những chiến công của nông dân các huyện thuộc Củ Chi. Cuốn “Sơ thảo Lịch
sử truyền thống Ban an ninh quận Củ Chi thành phố Sài Gòn –Gia Định 1961
- 1975”, được Công an TPHCM kết hợp cùng Công an huyện Củ Chi ban
hành nội bộ năm 2001 có đề cập đến vấn đề lực lượng an ninh Củ Chi đẩy
mạnh đấu tranh, đánh địch phá hoại Hiệp định Paris.
Tại địa phương Củ Chi, Đảng bộ huyện cũng như các Đảng bộ bộ phận
các xã cũng đã cho xuất bản nhiều công trình có giá trị về truyền thống cách
mạng của cha ông mình. Đây thực sự là nguồn tài liệu phong phú, quý giá cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Trước hết đó là công trình “Lịch sử
truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi
(1930 - 1975)” của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi, Nxb tổng hợp

TPHCM phát hành năm 2008 đã nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng. Công
trình có giá trị khoa học ở chỗ nó đã khái quát được lịch sử cách mạng Củ Chi

3


từ khi có Đảng đến khi cách mạng giải phóng miền Nam được hoàn thành.
Cuốn “Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Củ Chi 1945-2005” do Bộ
Chỉ huy quân sự Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban chỉ huy quân sự huyện Củ
Chi, Nxb Quân đội Nhân dân xuất bản năm 2006 đã đề cập khá sinh động tinh
thần kiên quyết đánh địch lấn chiếm, giành dân, tiếp tục mở vùng mở mảng,
mở rộng địa bàn áp sát ven đô, kết hợp sự sáng tạo linh hoạt của nhân dân Củ
Chi đánh địch trên các vùng chiến thuật, bám đất bám làng, giữ vững quê
hương mình. Cuốn “Sơ thảo lịch sử Đoàn và phong trào thanh thiếu niên
huyện Củ Chi 1954-2000” xuất bản năm 2007, đề cập tới sự đóng góp của
thanh thiếu niên huyện Củ Chi giai đoạn 1954-1975.
Đặc biệt là cuốn “ Củ Chi ký sự” của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Củ Chi
đã đề cập đến quá khứ oanh liệt và rất đỗi hào hùng của nhân dân Củ Chi.
Bằng lối văn phong khoa học nhưng rất gần gũi, giản dị, các tác giả đã làm
sống lại một cách chân thực những chiến công của người lính nông dân,
những con người mang phẩm giá và đức hạnh vượt thời gian.
Trong thời gian gần đây, các địa phương đã xúc tiến việc nghiên cứu và
xuất bản các công trình lịch sử xã. Đáng kể là cuốn “Sơ thảo lịch sử truyền
thống cách mạng phụ nữ xã Phú Hòa Đông - Củ Chi 1946-1976”, xuất bản
năm 2010, đề cập đến giai đoạn 1954-1975 với các phong trào đấu tranh của
phụ nữ Củ Chi; cuốn “Lịch sử Truyền thống cách mạng Đảng bộ và nhân dân
xã Phú Hòa Đông (1930-2005)” do Ban chấp hành Đảng bộ xã Phú Hòa
Đông, Nxb Tổng hợp TPHCM phát hành năm 2010, giới thiệu về Phú Hòa
Đông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuốn “Lịch Sử Đảng bộ và truyền
thống yêu nước của nhân dân Trung Lập Hạ Anh hùng (1930-2005)” do Đảng

ủy xã Trung Lập Hạ, Huyện Củ Chi chỉ đạo nghiên cứu và được Nxb Tổng
hợp TPHCM in năm 2008, giới thiệu về tình hình quân và dân Trung Lập Hạ
chống địch giành dân lấn đất oai hùng kiên cường tiến tới toàn thắng. Năm
2009, cuốn “Sơ thảo lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân
dân Xã Trung An (1930-2005)” của Ban chấp hành Đảng bộ xã Trung An đã

4


được xuất bản, giới thiệu về tình hình nhân dân Trung An quyết liệt đấu tranh
với chính quyền Mỹ - Ngụy về vấn đề vi phạm Hiệp định Paris, bẽ gãy các
biện pháp kìm kẹp, cùng các lực lượng cách mạng tiến tới giải phóng hoàn
toàn xã Trung An. Cuốn “Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và
nhân dân xã Tân Phú Trung (1930-2005)” cũng được Ban Chấp hành Đảng
bộ xã Tân Phú Trung chỉ đạo nghiên cứu, được Nxb Tổng hợp TPHCM phát
hành, đã nêu lên truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Tân Phú
Trung, nơi xuất phát của cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, đóng góp vào hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mỹ, làm rõ được nét đặc biệt sáng tạo trong nghệ
thuật chiến tranh nhân dân địa phương này. Cuốn “Lịch sử truyền thống cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tân Thông Hội (1930 -2010)” của Ban
Chấp Hành Đảng bộ xã Tân Thông Hội đã nêu rất rõ về quá trình đấu tranh
của quần chúng nhân dân Tân Thông Hội từ khi có Đảng cho đến khi giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng quá trình từng bước đổi mới,
đưa xã vượt qua mọi khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh,
văn minh tiến lên theo con đường Xã hội Chủ nghĩa.
Có những tài liệu đáng quý chưa được xuất bản như “Sơ thảo lịch sử
đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Nhuận Đức,(1930-1975), tài liệu viết
tay, nhưng cũng đã nêu rất rõ về tình hình Đảng lãnh đạo nhân dân Nhuận
Đức phát huy thắng lợi của Hiệp Định Paris và chủ động tham gia chống càn
quét trong thời gian 1973- 1975. Cuốn “Sơ thảo Lịch sử đấu tranh cách mạng

của nhân dân xã An Phú (1930-1975)”(tài liệu đánh máy) có nêu đến thời kỳ
đấu tranh bảo vệ vùng giải phóng và góp phần giải phóng hoàn toàn miền
Nam (1973-1975).
Ngoài ra cũng đã có một số luận văn đề cập đến vùng đất Củ Chi trong
kháng chiến chống Mỹ như Luận văn Thạc sĩ lịch sử: “Căn cứ địa cách mạng
ở Củ Chi trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)” của tác giả Nguyễn Thị
Thu, Trường Đại học sư phạm TPHCM (2009) đề cập đến quá trình phát triển
chiến tranh nhân dân ở căn cứ địa cách mạng Củ Chi, hình thành thế áp sát

5


Sài Gòn (1973-1975). Luận văn Thạc sĩ Lịch sử “Củ Chi trong cuộc tổng tiến
công và nổi dậy mùa xuân 1975” của học viên Trần Thế Phương, Trường Đại
học Vinh (2010 ) đã nêu lên quá trình tham gia của quân dân Củ Chi trong
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Nhìn chung, những công trình trên đã đề cập được những nội dung
quan trọng trong việc nghiên cứu về lịch sử những chiến công hào hùng cũng
như truyền thống cách mạng kiên cường của nhân dân các địa phương Củ
Chi. Đó thực sự là nguồn tài liệu quý giá cho tác giả. Trên cơ sở kế thừa
những công trình của các tác giả đi trước, chúng tôi muốn đưa đến một sự
tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách xác đáng về những đóng góp của
nhân dân Củ Chi với sự nghiệp cách mạng cứu trong giai đoạn 1954 – 1975.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về những đóng góp của nhân dân Củ
Chi nói chung, nhân dân các địa phương thuộc các xã của huyện Củ Chi
nói riêng vào sự nghiệp cách mạng từ 1954 – 1975. Những đóng góp đó
được thể hiện trong từng thời kỳ cách mạng: từ khi quần chúng nhân dân
dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng các xã, đấu tranh buộc chính quyền

Mỹ - Ngụy phải thi hành đúng các điều khoản trong Hiệp định Giơnevơ
(1954) tới sự tham gia chống lại các cuộc càn quét dồn dân lập ấp trong
thời gian Mỹ biến Củ Chi thành vùng tam giác sắt, cũng như sự đóng góp
của Củ Chi trong chiến thắng cuối cùng vào năm 1975. Từ đó, rút ra các
bài học truyền thống đấu tranh cách mạng, vận dụng và phát huy trong bối
cảnh hòa bình, xây dựng lại đất nước
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: được giới hạn chủ yếu trên địa bàn huyện Củ Chi và
trong một chừng mực nhất định được mở rộng trên địa bàn thành phố Sài Gòn
(nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

6


Về thời gian: tập trung vào giai đoạn kháng chiến từ năm 1954-1975,
sau khi ký Hiệp định Giơnevơ (1954) đến mùa Xuân năm 1975, chiến dịch
Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam .Tuy nhiên, để làm nổi rõ
nội dung chính, đề tài còn quan tâm nghiên cứu đến các sự kiện diễn ra trước
và sau đó.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Tài liệu gốc: Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi đã tiến hành tiếp
cận, sưu tầm, tập hợp và xử lý nguồn tư liệu có liên quan đến nội dung vấn đề
nghiên cứu ở Thư viện huyện Củ Chi, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện
Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng
Chiến dịch Hồ Chí Minh… Đáng chú ý là các tài liệu gốc hiện được lưu trữ
tại Nhà truyền thống huyện Củ Chi, Bảo tàng Quân khu 7, văn phòng Huyện
ủy – UBND huyện Củ Chi, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Củ Chi, Phòng Văn
hóa Huyện Củ Chi, Trung tâm lưu trữ quốc gia II, tài liệu lưu trữ tại Thành ủy
TP Hồ Chí Minh ... Đó còn là hồi ký của các nhân chứng lịch sử.

Tài liệu nghiên cứu : các bài báo, công trình khoa học đã công bố tại
thư viện Khoa học Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, thư viện Trường Khoa
học Xã hội Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học Xã hội
Thành Phố Hồ Chí Minh, thư viện huyện Củ Chi…
Tài liệu điền dã : Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã điền dã về những
vùng đất kháng chiến, về với chiến khu xưa cũng như đã tiếp cận, gặp gỡ các
nhân chứng lịch sử để làm sáng rõ thêm nội dung nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Quan điểm sử học Mác-xit dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLê Nin và tư tưởng của Hồ Chí Minh là chỗ dựa, là kim chỉ nam cho tác giả
thực hiện đề tài này.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chính
được chúng tôi sử dụng để thực hiện khi nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra,

7


chúng tôi còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành, liên ngành hỗ trợ như:
phương pháp so sánh đối chiếu, điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử để rút
ra nhận xét khoa học.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Luận văn góp phần dựng lại toàn bộ bức tranh toàn cảnh về công cuộc
đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước (1954-1975).
- Luận văn góp phần hoàn chỉnh hơn về lịch sử địa phương.
- Luận văn sẽ là nguồn tư liệu giúp cho việc biên soạn và giảng
dạy chương trình môn lịch sử của THPT và THCS. Từ đó, góp phần giáo
dục và giáo dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ đang học tập, sinh sống trên
mảnh đất Củ Chi.

8



6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của Luận văn gồm 156 trang, được trình bày qua 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái quát địa lý tự nhiên, văn hóa - xã hội, truyền
thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Củ Chi
CHƯƠNG 2: Đóng góp của quân dân Củ Chi trong giai đoạn (1954
-1965) của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
CHƯƠNG 3: Đóng góp của quân dân Củ Chi trong giai đoạn
(1965-1975) của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

9


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VĂN HÓA - XÃ HỘI,
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG
CỦA NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Củ Chi
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Củ Chi là huyện nông nghiệp ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh,
nằm phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.496 ha, phía Bắc giáp với Huyện
Trãng Bàng - Tỉnh Tây Ninh, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát
thuộc Tỉnh Bình Dương, lấy sông Sài gòn làm ranh giới tự nhiên; phía Tây và
Tây Nam giáp với Huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Long An; phía Nam giáp với
Huyện Hóc Môn [4,13].
Huyện Củ Chi nằm ở tọa độ 10o55 đến 110 10’ bắc vĩ tuyến và 106022’
đến 10040’ đông kinh tuyến. Thị trấn Củ Chi là huyện lỵ cách trung tâm
Thành phố 35 km theo quốc lộ 22 [4,13]. Trên bản đồ chúng ta thấy mặt bằng

huyện Củ Chi như một hình tam giác cân, mà cạnh đáy là phía ranh giới Tây
Ninh, góc đỉnh là vàm Rạch Tra [8,9].
Đặc điểm vị trí của huyện Củ Chi có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh tế của huyện và của cả thành phố. Địa hình của
Củ Chi mang đầy đủ dấu ấn của địa hình vùng đồng bằng Đông Nam Bộ với
độ cao trung bình từ 5m đến 15m và chuyển dần sang địa hình trũng thấp của
đồng bằng Tây Nam Bộ với độ cao trung bình từ 0,8m đến 2m. Dựa vào độ
cao ta có thể chia làm hai dạng địa hình chính [8,10].
Dạng địa hình có độ cao trên 5m: dạng địa hình này phân bố ở vùng
trung tâm, phía Bắc, phía Đông và phía Tây. Đất đai chủ yếu là các dạng trầm
tích Pleistoxen thượng. Do phân bố vị trí cao nên không bị ngập nước, thích
hợp với trồng cây công nghiệp và cây ăn trái.

10


Dạng địa hình có độ cao dưới 5m: dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở
Nam và Tây Nam. Đất đá chủ yếu là các dạng trầm tích sông, sông biển, sông
đầm lầy. Do phân bố vị trí thấp nên một số nơi bị ngập nước vì vậy thích hợp
cho việc canh tác cây lúa [8,10].
Củ Chi có mạng lưới sông, rạch tương đối nhiều, nhưng phân bổ không
đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông của huyện (sông Sài Gòn) và trên các
bưng trũng phía Nam và Tây Nam. Sông ngòi của Củ Chi chịu ảnh hưởng của
chế độ bán thủy triều. Sông Sài Gòn nằm ở phía Đông Bắc và chạy suốt theo
chiều dài giữa huyện và tỉnh Bình Dương với chiều dài 54 km, lòng sông rộng
từ 500 m đến 700 m, hướng dòng sông chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam và
từ Bắc xuống Nam. Ngoài sông Sài Gòn, Củ Chi còn có hệ thống kênh rạch tự
nhiên và nhân tạo hết sức phong phú như: kênh Đông, kênh Sáng, rạch Láng
The, rạch Tra, rạch Bến Mương…, trong đó đáng chú ý nhất là kênh Đông.
Đó là công trình thủy lợi lấy nước từ hồ Dầu Tiếng về tưới cho gần 14.000 ha

đất canh tác của huyện [8,11].
Về giao thông: Củ Chi có thế mạnh là tuyến quốc lộ 22 (nay là
đường Xuyên Á) chạy dọc suốt theo chiều dài của huyện, tuyến đường giao
thông quốc tế nối liền Tây Ninh (Việt Nam) với Phnompenh (Campuchia)
qua cửa khẩu Mộc Bài hoặc cửa khẩu XaMat, làm cho việc lưu thông giữa
Thành phố Hồ Chí Minh với các Tỉnh rất thuận tiện. Ngoài quốc lộ 22 ra
Củ Chi còn có các đường liên tỉnh lộ và tỉnh lộ như: liên tỉnh lộ 15, tỉnh lộ
6, 7, 8, 9. Trong những năm gần đây, Củ Chi đã tập trung và và hoàn tất
việc nâng cấp bê tông nhựa nóng 240 tuyến đường giao thông nông thôn
làm cho các tuyến đường giao thông nơi đây lưu thông được dễ dàng và
thuận tiện cho việc sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Cùng với hệ thống
đường bộ, hệ thống sông, rạch ở Củ Chi đã tạo nên một mạng lưới giao
thông thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân sống ven
sông. Sông Sài Gòn là một sông lớn nhất của Củ Chi, theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Củ Chi và tỉnh Sông Bé (nay

11


là Bình Dương, Bình Phước), chảy dài từ Dầu Tiếng qua Củ Chi và Bình
Dương qua Đồng Nai về Thành Phố Hồ Chí Minh với chiều dài ôm lấy
toàn bộ phía Đông huyện Củ Chi là 45 km. Đây là một trong những tuyến
vận tải đường thủy quan trọng trong thời chiến và thời bình.
Ngoài Sông Sài Gòn, Củ Chi còn có nhiều sông, suối, kênh, rạch lớn
nhỏ khác nhau. Ở phía Tây huyện có một nhánh nhỏ của sông Vàm Cỏ Đông
chảy vào nối với huyện Đức Hòa (tỉnh Long An), có suối Thai Thai (ở Xã
Phú Mỹ Hưng), suối Hố Bò, rạch Kè, rạch Láng The, rạch Bà Phước, rạch
Sơn… Rạch Tra (rạch Cầu Bông) là ranh giới hai huyện Củ Chi và Hóc Môn
dài 11 km, nối Bình Chánh qua Tân Phú Trung với Sông Sài Gòn. Củ Chi
cũng có một mạng lưới đáng kể các con kênh đào lớn nhỏ. Lớn nhất là kênh

Thầy Cai ở phía Nam huyện. Kênh Thầy Cai là ranh giới của hai huyện Củ
Chi và huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) dài 24 km, nối rạch Trảng Bàng với
sông Vàm Cỏ Đông, thông với rạch Tra qua kinh An Hạ (Tân Phú Trung). Kế
đến là kênh Đức Lập (chảy qua xã Nhuận Đức-Trung Lập), kênh Xáng Cầu
Hồ (Tân Thạnh Tây - Phước Vĩnh An )… Các con sông, kênh rạch ở Củ Chi
vừa là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp vừa là những con đường
thủy thuận tiện cho giao thông buôn bán, vận chuyển hàng hóa. Với hệ thống
giao thông rất thuận lợi cả đường thủy lẫn đường bộ, có thể khẳng định được
rằng Củ Chi có tầm chiến lược rất quan trọng trong thời chiến lẫn thời bình.
Trong quá khứ, Củ Chi là chiến khu trong thời kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ nên bị chiến tranh tàn phá nặng nề [4,14]. Có thể thấy rõ những gian khổ
và khó khăn mà nhân dân Củ Chi đã trải qua trong quá trình xây dựng và phát triển.
Nhưng với truyền thống kiên cường bất khuất, cần cù và sáng tạo, quân và dân Củ
Chi đã vượt qua được những khó khăn do chiến tranh để lại, phát huy những thuận
lợi sẵn có, quyết tâm xây dựng lại quê hương ngày một giàu đẹp.
Hãy đến quê tôi, Củ Chi bất khuất
Và đi từ hốc suối, bờ mương,
Hỏi có nơi nào chưa nát vì bom đạn

12


Đến một cành sim cũng ngã gục ven rừng
Mặt đất quê tôi nám đen vì thuốc pháo
Rừng cao su khói độc bốc cao mù
(Viễn Phương) [4,14].
Về khí hậu: Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu có nhiệt đới gió mùa,
mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng

270 C [4,15]. Lượng mưa trung bình năm từ 1.300 mm->1770mm, tăng dần
lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bổ không đều giữa các tháng
trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9 [4,18].
Huyện Củ Chi nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió mùa.
Từ tháng 2 đến tháng 5 gió Tín phong có hướng Đông Nam hoặc Nam, tháng
5 đến tháng 9 hành là gió Tây - Tây Nam, ngoài ra từ tháng 10 đến tháng 2
năm sau có gió Đông Bắc.
Tài nguyên rừng: trước năm 1945, trong toàn huyện Củ Chi chỉ có
những khu rừng thứ sinh hoặc những lùm cây bụi với các loại cây to và nhiều
đồn điền cao su trên vùng đất cao, như đồn điền cao su Balanci ở Tân An Hội,
Fihol Micheline ở Phú Hòa Đông, Sinna Deyssac ở Phú Mỹ Hưng, Francini ở
Phước Vĩnh An với tổng diện tích cao su rộng 10.000ha.
Trong thời kỳ kháng chiến, Củ Chi là nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt đã
làm cho thảm thực vật tự nhiên vùng này bị tàn phá nghiêm trọng, các vùng bị
coi là căn cứ cách mạng đều bị xóa trắng bởi bom đạn, các vùng đồi gò chỉ
còn cây cỏ mỹ, hà thủ ô, gai bụi, cỏ tranh, cỏ may… Các vùng thấp ven sông
Sài Gòn phía Nam bị nhiễm mặn vào mùa khô. Trên vùng đồi gò, thực vật tự
nhiên phổ biến là dừa nước, bình bát…, vùng bưng biền phèn có năn, lác,
đưng, dứa gai mọc tràn đầy.
Hơn thế nữa, từ sau 30/4/1975 đến nay, được sự đầu tư của các cấp, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật như: lưới điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc của Củ

13


Chi đã có bước phát triển vượt bậc, góp phần làm thay đổi diện mạo của
huyện. Ngày nay, Củ Chi là điểm đến và là nơi trao đổi thương mại với các
nhà đầu tư trong và ngoài Nước. Đây cũng là điểm tham quan du lịch hấp dẫn
của du khách trong nước và quốc tế. Điều này đã góp phần nâng cao vị trí
chiến lược của Củ Chi nhiều hơn.

1.1.2. Văn hóa - xã hội huyện Củ Chi
Theo sử sách để lại, từ những năm cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVIII,
những lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do bất mãn với triều đình và chán
ghét chiến tranh đã tìm đến vùng đất Củ Chi xưa để tìm phương kế sinh cơ
lập nghiệp. Những người dân đầu tiên đến sống trên Củ Chi là những người
đã từng chịu sự áp lực bóc lột nặng nề của chế độ phong kiến. Họ đã phải lao
động gian khổ, chống các loài thú dữ và thiên nhiên khắc nghiệt, ra sức khai
phá rừng rậm, bãi hoang để trồng trọt, chăn nuôi, biến vùng đất hoang vu này
trở thành vùng đất trù phú.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Một số sĩ phu yêu nước và
binh lính triều đình Nguyễn không muốn hợp tác với giặc và chống lại quân
Pháp đã về đây lập căn cứ kháng chiến rồi sau đó lập nghiệp tại đây và trở
thành dân địa phương. Cư dân Củ Chi biến động nhất trong khoảng thời gian
chiến tranh (1945-1975), đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau
giải phóng thực hiện chủ trương “giãn dân”, xây dựng vùng kinh tế mới của
thành phố, trong hai năm 1976 - 1977 có khoảng 400 hộ gia đình được đưa từ
nội thành đến định cư tại các xã Phạm Văn Cội, An Phú, Tân An Hội. Năm
1976, thống kê dân số Củ Chi đã lên đến 161.000 người. Năm 1979, tiếp tục
tăng nhanh lên 191.614 người và đến năm 2006, tăng lên 280.000 người
[4,38]. Hiện nay dân số Củ Chi tính đến 2009 là 343.132 người với mật độ
dân số là 790 người /km2.
Khi vùng quê chưa bị bom đạn tàn phá, nếp sinh hoạt ở nông thôn vẫn
đượm màu sắc dân tộc cổ truyền, các thành phần dân cư tương trợ trong công
việc đồng áng, như vần công nhau trong việc cấy lúa. Đó là dịp mà phái nam

14


và nữ tìm hiểu nhau sau những lời qua, tiếng lại, những câu hát tiếng hò, họ đi
đến chỗ nhớ nhau, thương yêu nhau để rồi cùng cưới nhau. Như vậy, mối

thâm tình giữa những người trong cùng một làng hay giữa hai làng gần nhau
ngày càng bền chặt. Họ còn tương trợ nhau trong những buổi xắt thuốc, trong
những dịp đám tang hay đám cưới, họ có thể chia sẽ nhau về nổi vui buồn.
Người nông dân còn trao đổi nhau về kinh nghiệm nhà nông trong những đêm
trăng thanh gió mát sau một ngày làm việc cực nhọc. Họ tụ họp để bàn
chuyện giữ xóm, giữ làng như bàn kế tương trợ khi có kẻ cướp, bàn chuyện
cúng miếu, đình để thần linh phò hộ cho dân làng tay qua nạn khỏi, được
khỏe mạnh, chạy thầy thuốc cho nhau khi ốm đau bệnh hoạn vì họ quan niệm
“Bà con xa không bằng láng giềng gần”[4,30].
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, gia đình nông dân bị ly tán như
cha xa con, vợ xa chồng. Một số nông dân có đất ở trong các “ấp mới”
nhưng không có đất canh tác nên không thể tiếp tục nghề nông. Họ đành
chuyển nghề như tài xế, thợ mộc, buôn bán… Những nghề mới ít cần sự
tương trợ lẫn nhau, hơn nữa tình hình an ninh không cho phép người dân tụ
họp đông đảo vào ban đêm để trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Đôi khi những
người hàng xóm ghét nhau vì tư lợi hay ỷ thế cậy quyền khi thân với các
nhân viên xã ấp. Do vậy,chiến tranh đã làm rạn nứt mối giao tiếp giữa các
thành phần dân cư [4;31].
Các yếu tố chính chi phối sự cư trú của người dân Củ Chi là địa hình và
điều kiện sinh sống. Đó là những vùng đất ít phèn, có nước ngọt, thích hợp
với việc trồng cây ăn trái và cây lương thực, hoặc dọc theo các trục giao
thông, gần chợ thuận lợi cho việc mua bán, đi lại của người dân. Dưới chế độ
cũ, người dân Củ Chi bị chính quyền ép buộc phải dời nhà đến sống chen
chúc nhau trong các “ấp chiến lược”, “ấp Tân Sinh”… dọc theo quốc lộ 22,
tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 7, tỉnh lộ 15 hay xung quanh các đồn, bót để chúng dễ kiểm
soát và thực hiện âm mưu “tát nước,bắt cá”, “tách dân ra khỏi cách mạng”.
Với kiểu bố trí này đã làm đảo lộn mô hình cư trú truyền thống của người

15



dân, nhưng với tinh thần “bám đất, giữ vườn”, người dân Củ Chi đã bất chấp
sự kìm kẹp của kẻ thù vẫn sống tạm trong các túp liều tranh, chấp nhận bom
đạn, để tiếp tục sản xuất làm kinh tế gia đình và cống hiến cho cách mạng.
Đến ngày giải phóng, người dân Củ Chi trở về làng cũ xây dựng lại nhà cửa
và ổn định đời sống qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá. Từ ngày đất nước
bước vào thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự ra đời các khu
công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mới thì các khu dân cư mới cũng được hình
thành và phát triển, căn nhà tranh tre dần dần được thay thế bằng những căn
nhà kiên cố đã làm cho bộ mặt nông thôn Củ Chi khang trang hơn [5,19-20].
Thành phần dân tộc và tôn giáo: người Củ Chi tương đối thuần nhất về
dân tộc và tôn giáo. Toàn huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống. Trong đó,
người Kinh chiếm đa số (99.36%), ngoài ra còn các dân tộc khác như người
Hoa, Khơ-me, Tày, Thái, Mường, Nùng, H’Mong, Dao, Chàm, Gu-Trieng,
Lao… Tuy nhiên, các dân tộc này chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tất cả các dân
tộc đều bình đẳng, tự do, hòa hợp nhau theo đường lối chính sách chung về
các dân tộc của Đảng và Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [4,43].
Đa số dân Củ Chi tín ngưỡng đạo Phật, kế đến là đạo Thiên Chúa, đạo
Cao Đài, đạo Tin Lành, thế nhưng chiếm ưu thế nhất vẫn là tính ngưỡng dân
gian, phong tục thờ cúng tổ tiên. Cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng đất
Củ Chi từ thuở lập ấp, dựng làng cho đến ngày nay dù có sự khác nhau về
thành phần dân tộc hay tôn giáo nhưng đều gắn bó và thuận hòa với nhau
trong mục đích xây dựng quê hương.
Nhìn chung, cư dân Củ Chi tuy xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau
nhưng đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, hòa hợp chung sức, chung lòng
đánh địch, chống ngoại xâm bảo vệ quê hương. Người dân Củ Chi là những
người bình dị, chất phác, giàu lòng nhân ái nhưng rất cứng cỏi, kiên cường.
Những người dân Củ Chi đã kết hợp với nhân dân cả nước, trải qua hai cuộc
kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước cho đến ngày toàn
thắng.


16


1.2. Lược sử hình thành huyện Củ Chi, truyền thống yêu nước cách mạng
1.2.1. Lược sử hình thành huyện Củ Chi
Địa bàn Củ Chi, trước thời kháng chiến chống thực dân Pháp bao
gồm toàn bộ phần đất của Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long Tuy Trung và
một phần của Tổng Long Tuy Thượng, Bình Thạnh Trung của quận Hóc
Môn, tỉnh Gia Định.
Theo truyền khẩu của dân địa phương, xưa kia trên vùng đất này có
rất nhiều cây củ chi, trong đó có một cây cổ thụ rất to, đường kính khoảng
2m, cao khoảng 30m. Sẵn có cây Củ Chi to lớn, dân chúng nơi đây gọi là
Xóm Củ Chi, dần dần thương nhân tụ họp buôn bán và từ đây thành chợ Củ
Chi. Năm 1946, thời kỳ Việt Minh và Pháp đánh nhau, Pháp đóng tại chợ
Củ Chi. Từ đó vùng đất này mới có tên gọi theo truyền miệng của dân gian
là vùng đất Củ Chi.
Vào đầu năm 1900, tổ chức hành chính của tỉnh Gia Định gồm 4 quận
là: Quận Thủ Đức, Quận Nhà Bè, Quận Gò Vấp và Quận Hóc Môn (Củ Chi
thuộc Hóc Môn).
Trải qua bao cuộc thăng trầm biến đổi đến năm 1957 mới thành lập
quận Củ Chi trực thuộc tỉnh Bình Dương (Sông Bé ngày nay). Lúc bấy
giờ quận Củ Chi có 14 xã [4,49]. Đến năm 1963, để dễ cai trị chính quyền
Sài Gòn chia quận Củ Chi thành hai quận: quận Củ Chi sáp nhập vào tỉnh
Hậu Nghĩa mới thành lập và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương, trụ sở
đặt tại xã Phú Hòa Đông, sau đổi về ngã tư Paris - Tân Qui (tỉnh lộ 8 và
tỉnh lộ 15) [4,50].
Về phía cách mạng, kể từ khi có Đảng cho đến cuối năm 1959, Củ Chi
vẫn còn là phần đất của huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định. Phong trào đấu tranh
cách mạng của nhân dân trong thời kỳ này chịu sự lãnh đạo thống nhất của

huyện ủy Hóc Môn. Đầu năm 1960, Gia Định nhập vào Sài Gòn thành khu
Sài Gòn - Gia Định. Khu ủy Sài Gòn - Gia Định theo chủ trương chia Hóc
Môn làm hai huyện: Củ Chi và Hóc Môn và thành lập 2 cấp ủy lãnh đạo. Lúc

17


này, huyện ủy Củ Chi trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng của nhân dân
trong huyện.
Tháng 6 năm 1968, do tình hình chiến trường ác liệt, Củ Chi được chia
thành hai huyện đó là huyện Nam Chi và Bắc Chi thuộc Quân khu I để thuận
lợi việc hoạt động cách mạng Tháng 3 năm 1973, thống nhất huyện Nam Chi
và Bắc Chi thành huyện Củ Chi. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền
cách mạng được thành lập, bắt tay vào việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính
mới. Quận Củ Chi của tỉnh Bình Dương và Quận Phú Hòa của tỉnh Hậu
Nghĩa được sáp nhập vào địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thành một đơn vị
hành chính gọi là Huyện Củ Chi.
Ngày 1 tháng 2 năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số
25- HĐBT về việc thành lập Thị Trấn huyện lỵ Củ Chi.
Hiện nay, Củ Chi có một thị trấn và 20 xã. Đó là thị trấn Củ Chi và các
xã: Tân Phú Trung, Tân Thông Hội, Tân An Hội, Phước Hiệp, Phước Thạnh,
Thái Mỹ, Trung Lập Hạ, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, An Phú, Phú Mỹ
Hưng, Nhuận Đức, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Tây, Tân
Thạnh Đông, Trung An, Hòa Phú, Bình Mỹ và Phước Vĩnh An [5,16].
Với vị trí địa lý nằm giữa một bên là sông Sài Gòn và Kinh Thầy Cai,
có quốc lộ 22 (đường Xuyên Á), các liên tỉnh lộ, tỉnh lộ và đường giao thông
liên xã thuận tiện, cùng với các điều kiện do thiên nhiên ưu đãi thì Củ Chi trở
thành một nơi sầm uất, phát triển về mọi mặt.
1.2.2. Truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của quân và dân
Củ Chi

Từ thế kỷ XVII, những người dân đầu tiên đến khai phá vùng Củ Chi
này là những lưu dân Việt. Họ chủ yếu là dân đất Quảng Bình, Thuận Hóa
phải chạy trốn trong cuộc tranh chấp quyền lợi ngôi vị giữa hai dòng họ Trịnh
- Nguyễn. Những lưu dân Việt ra đi thuở ấy không chỉ mang theo mình sự can
trường trên đường mưu sinh lập nghiệp mà còn mang theo cả lịch sử hào hùng

18


hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm của dân tộc và nền văn minh lúa nước
sông Hồng.
Từ những ngày đầu đến lập nghiệp và sinh sống trên đất Củ Chi, người
dân nơi đây phải liên tiếp chống chọi với thiên tai, cũng như phải chịu áp bức,
bóc lột tàn bạo của các thế lực phong kiến và kẻ thù xâm lược. Tính cách đó
đã tạo nên những huyền thoại về những du kích tay không bắt giặc, sức mạnh
thần kỳ của những con người chân đất dám đối đầu với các thế lực hùng
mạnh, đối diện với chiến thuật chiến tranh hiện đại, vũ khí tối tân, tạo thành
vành đai thép mà quân thù không thể chọc thủng, không thể hủy diệt cho đến
ngày chúng thua thảm hại buộc phải rút quân về nước.
Lòng yêu nước của người dân Củ Chi chính là mảnh đất màu mỡ để
những hạt giống đỏ đầu tiên của Đảng nảy mầm, phát triển. Sau khi Đảng ra
đời, chi Bộ đầu tiên ở Củ Chi được thành lập tại xã Tân Phú Trung, và sau đó
các chi bộ Đảng lần lượt được thành lập tại các xã Trung An, An Nhơn Tây,
Phú Hòa Đông… [5;28-29]. Sự ra đời của các chi bộ Đảng đã lãnh đạo các
hoạt động cách mạng ở địa phương, tổ chức ra các hiệp hội đoàn thể, hình
thành lực lượng đấu tranh chính trị đến đấu tranh vũ trang khởi nghĩa giành
chính quyền.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu, quân
Pháp quay lại đánh chiếm Nam Bộ. Quân, dân Củ Chi bước vào cuộc chiến
đấu mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân Củ Chi khẩn trương chuẩn bị

cho cuộc kháng chiến. Thanh niên các xã tình nguyện xung phong vào du
kích. Vùng tân Mỹ - Bình Lý ( nay là xã Bình Mỹ), xã An Phú ( nay là xã
Trung An) trở thành căn cứ của Tỉnh Ủy Gia Định và căn cứ địa của lực
lượng giải phóng Nam Bộ. Tại đây hình thành công binh xưởng sản xuất vũ
khí tự tạo, trang bị cho du kích địa phương đánh giặc. Thực dân Pháp bắt đầu
lấn chiếm vùng ngoại ô Sài Gòn, lực lượng du kích Củ Chi bao gồm: dân
quân tự vệ, tự vệ đỏ, thanh niên xung kích chiến đấu, chặn đứng các cuộc càn
quét của giặc, cùng nhân dân địa phương đào đường, đắp ụ, cản trở các cuộc

19


hành quân của địch. Đồng thời xây dựng ấp, xã chiến đấu kết hợp làm giao
thông hào, làm ổ chiến đấu. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đế quốc Mỹ nhảy
vào miền Nam thay Pháp, dựng nên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Củ
Chi trở thành cái “gai” trong mắt chúng, bởi chúng coi đây là “vùng đất thánh
của Cộng sản”. Chúng dồn dân, lập ấp chiến lược, gài do thám, gián điệp, bọn
chỉ điểm trong các thôn, ấp; xây dựng đồn bốt, đàn áp, khủng bố nhân dân, thi
hành khắc nghiệt Luật 10/59, giết hại cán bộ của Đảng và người dân vô tội.
Đảng bộ và nhân dân Củ Chi một mặt tổ chức liên tiếp các cuộc đấu
tranh chính trị, đấu tranh trực diện với Mỹ - Ngụy, chống khủng bố, chống bắt
lính, chống đuổi dân ra khỏi nhà, đòi được tự do đi lại, tự do buôn bán, tự do
ra đồng sản xuất, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang, lực lượng du kích, đội
thanh niên tự vệ. Đa phần thanh niên Củ Chi đều tham gia lực lượng vũ trang,
“tòng quân giết giặc”. Phong trào được tổ chức rộng khắp, là lý tưởng, là
phương châm hành động của thanh niên địa phương. Nhiều xã có 100% số
thanh niên nam, nữ đăng ký gia nhập lực lượng cứu nước.
Phong trào xây dựng xã, ấp chiến đấu diễn ra rầm rộ. Lực lượng du
kích trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chỉ có thanh niên ,
mà còn có lực lượng nữ du kích, cũng như thu hút sự tham gia, ủng hộ của

nhiều tầng lớp nhân dân.
Cuộc chiến đấu với đế quốc Mỹ xâm lược trên vùng đất này là cuộc
chiến tranh toàn dân, toàn diện… Củ Chi là nơi giằng co quyết liệt giữa ta và
địch ở cửa ngõ phía Tây Bắc Sài Gòn. Ý chí đối đầu với bom đạn, lòng dân,
lòng đất đối chọi với xe tăng, máy bay, thiết giáp và cuối cùng quân dân Củ
Chi đã chiến thắng.
Ngày 20 tháng 12 năm 1994, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân
huyện Củ Chi được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân” vì đã có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và
phục vụ chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần vào sự nghiệp đấu

20


×