Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề cương giữa kì II lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.25 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH CÁI KEO Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------------
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II ( KHỐI 5)
NĂM HỌC : 2009 – 2010
MÔN : TIẾNG VIỆT – TOÁN
I. TIẾNG VIỆT:
A/ Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng.
Bài 1: Tiếng rao đêm (TV5, tập 2, trang 30, 31)
1.Tác giả nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào?
a. Vào mỗi buổi sáng.
b. Vào lúc chiều tối.
c. Vào các đêm khuya tĩnh mịch.
2.Nghe tiếng rao, tác giả có cảm giác như thế nào?
a. Cảm giác buồn não nuột.
b. Cảm giác rất vui.
c. Cảm giác nghẹn ngào.
3.Đám cháy sảy ra lúc nào?
a. Vào nửa đêm.
b. Vào giữa trưa.
c. Vào buổi chiều tối.
4.Đám cháy được miêu tả như thế nào?
a. Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng .
b. Tiếng kêu thảm thiết.
c. Khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
5.Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?
a. Tác giả.
b. Người bán bánh giò.
c. Các chú lính cứu hỏa.


6.Con người và hành động của anh có gì đặc biệt
a. Anh là người thương binh nặng, chỉ còn một chân.
b. Là người bán bánh giò bình thường nhưng có những hành động cao
đẹp dũng cảm.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Bài 2: Lập làng giữ biển (TV5, tập 2, trang 36)
1.Bài văn có những nhân vật nào?
a. Ông Nhụ, bố Nhụ, Mẹ Nhụ.
b. Ông Nhụ, Bố Nhụ, Nhụ.
Trang 1
c. Ông Nhụ, mẹ Nhụ, Nhụ.
2.Bố và ông của Nhụ, bàn với nhau việc gì?
a. Họp làng để đua cả dân ra đảo.
b. Đưa dần cả nhà nhụ ra đảo.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
3.Theo lời bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
a. Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt.
b. Ngư trường gần.
c. Đáp ứng được mong ước bấy lâu của dân chài là có đất rộng để phơi
được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
d. Cả ba ý trên đều đúng.
4.Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của Nhụ?
a. Làng mới ngoài đảo sẽ rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới,
buộc thuyền.
b. Làng mới sẽ giống như mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường
học, có nghĩa trang,…
c. Cả hai câu trên đều đúng.
5.Tìm những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng ý
với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
a. Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phồng như

người xúc miệng khan.
b. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông
quan trọng nhường nào
c. Cả hai ý trên đều đúng
6.Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
a. Nhụ đi , sau đó cả nhà sẽ đi
b. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó
phía chân trời.
c. Nhụ tin vào kế hoạch lập làng mới của bố.
d. Cả ba ý trên đều đúng.
Bài 3 : Hộp tư mật (TV5, tập 2, trang 62)
1.Chú Hai Long phóng xe ra Phú Lâm để làm gì?
a.Tìm người liên lạc.
b. Gặp gỡ cán bộ.
c. Tìm hộp thư mật.
2.Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
a. Hộp thư được đặt nơi dẽ tìm.
b. Hộp thư được đặt ở vị trí ít bị chú ý nhất.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
Trang 2
3.Tại sao người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho chú Hai Long sự bất ngờ?
a. Muốn là thay đổi trong cách thức làm việc.
b. Muốn tạo cho chú Hai Long nhiều niềm vui trong công việc.
c. Không muốn tạo một thói quen dễ bị kẻ thù phát giác.
4.Qua những hình vật cá chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi với chú Hai Long
điều gì?
a. Đó là tên nước Việt Nam.
b. Đó là lời chào chiến thắng.
c. Cả hai ý trên đều đúng.
5.Hành động lấy thư và gửi báo cáo cho thấy chú Hai Long là một người như thế

nào?
a. Gan dạ, dũng cảm.
b. Cẩn thận, tự tin.
c. Thông minh, dũng cảm.
Bài 4. Tranh làng Hồ (TV5, tập 2, trang 88)
1. Trong những bức tranh sau, tên tranh nào không phải là tranh làng Hồ?
a. Tranh tố nữ
b. Đám chuột
c. Em Thúy
d. Tranh lợn gáy.
2. Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
a. Được tạo nên từ tro bếp.
b. Được tạo nên từ than cũi, rơm rạ.
c. Được tạo nên từ than đá.
d. Được tạo nên bởi rơm bếp, than củi của chiếu cói và than củi của lá
tre mùa thu.
3. Tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của các tác giả đối với tranh làng Hồ?
a. Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự tinh tế.
b. Càng ngắm càng ưa nhìn.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
4. Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
a. Vì màu sắc của tranh góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc
trong Hội họa.
b. Vì những nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác,
càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui.
c. Vì tác giả cũng là một nghệ sĩ dân gian làng Hồ.
Bài 5: Nghĩa thầy trò (TV5, tập 2, trang 79, 80)
1.Các môn sinh đến nhà thầy giáo Chu để làm gì?
a. Để xin theo học.
b. Để mừng thọ thầy.

c. Để tiễn thầy đi nhậm chức ở xa.
Trang 3
2. Những chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
a. Các môn sinh tụ tập trước nhà thầy từ sáng sớm .
b. Cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy,
người ít tuổi hơn nhường bước.
c. Cả hai câu trên đều đúng.
3.Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy dạy vỡ lòng mình như thế nào?
a. Không tôn trọng.
b. Cư xử bình thường như đối với mọi người.
c. Rất kính trọng và biết ơn.
4. Thành ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong
ngày mừng thọ thầy giáo Chu?
a. Tiên học lễ, hậu học văn.
b. Uống nước nhớ nguồn.
c. Tôn sư trọng đạo.
5. Thành ngữ nào dưới đây không để đề cao vai trò của người thầy?
a. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
b. Học thầy không tày học bạn.
c. Tôn sư trọng đạo.
B/ Đọc thành tiếng:
HS đọc 1 đoạn trong các bài nêu ở mục I.A và trả lời câu hỏi có liên quan đến
đoạn đã đọc.
C/ Luyện từ và câu :
- Cách nối các vế câu ghép.
- Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ hoặc bằng cặp từ hô ứng.
- Liên kết câu bằng cách: lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, từ ngữ nối.
- Mở rộng vốn từ : Công dân, Trật tự – An ninh.
D/ Chính tả:
HS viết 1 đoạn trong các bài nêu ở mục I.A

E/ Tập làm văn:
1/ Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.
2/ Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
3/ Tả quyển sách Tiếng việt 5, tập hai của em.
4/ Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
II. TOÁN:
Bài 1:
a) Đọc số:
2,35 ; 301,87 ; 1942,54 ; 0,015
3
dm
4,92
2
hm
; 34,06 kg ; 205
3
m
;
25
100

3
m
b) Viết số:
- Bảy nghìn hai trăm mét khối.
- Ba phần tám đề xi mét khối.
Trang 4
- Không đơn vị, một phần nghìn.
- Năm đơn vị chín phần mười.
- Hai trăm hai mươi lăm nghìn, không trăm linh năm đơn vị.

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
5,8
3
dm = ----------------
3
cm 26 m 2 cm = -----------------m
375
3
dm = ---------------
3
cm 1103g = ----------------------kg
490000
3
cm = -----------
3
dm 72 ha = ----------------
2
km
42dm 4cm = ------------dm 3kg 5g = --------------------kg
56cm 9mm = -----------cm 5km 302m = ----------------km
12,44m = ---------------m ---------cm 14m 7cm = ------------------m
7,4 dm = ----------------dm -------cm 51 dm 3cm = ---------------dm
Bài 3: Thực hiện các phép tính (có đặt tính)
19,36 + 4,08 = ---------------- 52,37 – 8,64 = ----------------
34,82 + 9,75 = ---------------- 50,81 – 19,256 = -------------
605,26 + 217,3 = ------------- 5,12 – 0,68 = -----------------
375,86 + 29,05 = ------------- 69 – 7,85 = -------------------
25,8 x 1,5 = ------------------- 266,22 : 34 = -----------------
0,24 x 4,7 = ------------------- 91,08 : 3,6 = ------------------
16,25 x 6,7 = ----------------- 483 : 35 = --------------------

2,36 x 4,2 = ------------------- 95,2 : 68 = ----------------------
Bài 4: Tính giá trị biểu thức:
(128,4 – 73,2) : 2,4 – 18,32.
8,64 : (1,46 + 3,34) + 6,32.
2005 : 25 + 36,9 : 12,3.
Bài 5: Tìm X.
0,8 x X = 1,2 x 10 210 : X = 14,92 – 6,52
6,2 x X = 43,18 + 18,82 X + 18,7 = 50,5 : 2,5
X – 1,27 = 13,5 : 4,5 X x 100 = 1,643 + 7,357
Bài 6:
a) Tìm 30% của 97.
b) Tìm một số biết 30% của nó là 72.
c) Tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42.
Bài 7: Một động cơ mỗi giờ chạy hết 0,5 lít dầu. Hỏi có 120 lít dầu thì động cơ đó
chạy được bao nhiêu giờ?
Bài 8: Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m , đáy lớn hơn đáy bé 8m , đáy bé
hơn chiều cao 6m . Trung bình cứ 100
2
m thu hoạch được 70,5kg thóc. Hỏi thu
hoạch được bao nhiêu ki- lô- gam thóc trên thửa ruộng đó ?
Bài 9 : Một hình tam giác có đáy là 6,8 cm và diện tích là 27,2
2
cm . Tính chiều cao
của hình tam giác đó?
Bài 10 : Nền một căn phòng là hình chữ nhật có chiều dài 5,6m, chiều rộng 5m.
Người ta trải ở giữa nền căn phòng đó một tấm thảm hình vuông cạnh 4m. Tính
diện tích phần nền căn phòng không được trải thảm ?
Trang 5

×