SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN KÌ THI HỌC KÌ I
Trường THPT Bắc Bình Năm học : 2010-2011
**** Môn : Ngữ Văn
Thời gian : 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 1
Câu 1: (2 điểm).
Nét đặc sắc của việc sử dụng từ ngữ trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến?
Câu 2: (2 điểm).
Xác định biện pháp chuyển nghĩa của từ in đậm trong các câu sau :
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời
(Tố Hữu)
Câu 1 (6 điểm).
Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân.
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
*****************************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm, đánh giá tổng quát bài
làm của học sinh, tránh đếm ý một cách đơn giản. Do đặc trưng của bộ môn, giám
khảo cần chủ động, linh hoạt, cân nhắc khi vận dụng cách cho điểm.Tinh thần
chung nên sử dụng nhiều mức điểm(từ 0 đến 10điểm) một cách hợp lí.Mạnh dạng
cho điểm 0,điểm 1 ,hoặc không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9,điểm 10.Đặc
biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Chấm riêng từng câu, sau đó xem xét tương quan giữa các câu để cho điểm toàn
bài. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75
làm tròn thành 1,0 điểm)
-Thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn cho đủ
điểm.
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
Câu 1 (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những nét đặc sắc sau:
-Những từ ngữ trong bài thơ hết giản dị,gần gũi đời thường, trong sáng nhưng đã
thể hiện chính xác và lột tả được cái thần của cảnh vật(ao thu lãnh lẽ, nước trong
veo,xanh ngắt, ngõ trúc quanh co,…)
-Những từ ngữ-đặc biệt là các tính từ(trong veo, lãnh lẽo,biếc,xanh ngắt,vắng teo,
quanh co,…), các động từ kèm bổ ngữ(gợi tí,đưa vèo…)không chỉ giúp người đọc
cảm nhận được linh hồn của cảnh vật còn thấy được cả tâm trạng, tâm sự của thi
nhân.
-Tác giả sử dụng rất thần tình vần “eo”- tử vận, oái oăm để diễn tả một không gian
nhỏ dần và đi đến một tâm trạng cô đơn, khó nói của nhà thơ.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên .
- Điểm 1-1,5: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, còn mắc 1,2 lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc, không làm bài.
Câu 2 (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh cần nêu được:
-Biện pháp chuyển nghĩa : theo phương thức hoán dụ(lấy bộ phận cơ thể để chỉ cả
con người)
-Trái tim: chỉ những con người mà cuộc đời là những tấm gương sáng, khi sống
cũng như khi chết, mặc dù cuộc đời rất bình dị.
b. Cách cho điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
- Điểm 1-1,5: Trình bày được cả hai ý nhưng thiếu nội dung; hoặc nêu chính xác
một trong hai ý trên.
- Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc, không làm bài
Câu 3 (6điểm).
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài NLVH; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn
đạt lưu loát; chữ viết rõ ràng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: HS nêu được những ý sau:
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ: viết chữ nhanh và đẹp:
- Vẻ đẹp khí phách hiên ngang bất khuất, nhà nho tiết tháo, coi thường cái
chết, coi thường danh lợi, quyền lực:
- Vẻ đẹp thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả: quý trọng cái đẹp và người
biết yêu cái đẹp:
- Trong mỗi luận điểm HS cần nêu dẫn chứng, bình luận về vẻ đẹp, thể hiện
quan điểm và thái độ bản thân trước cái đẹp, khí phách và tâm hồn Huấn Cao.
- Khẳng định được: Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau: “ Bản thân
cái đẹp chính là đạo đức”. Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa
cái tâm và cái tài. Trong mỗi con người, mỗi hoàn cảnh, cái đẹp, cái thiện luôn tồn
tại, luôn vươn lên thắng thế, mạnh mẽ và bền bỉ trước cái ác, cái xấu.
- Lưu ý: Trên đây chỉ là những nét cơ bản về ý, cần chú ý phát hiện những bài
viết mang tính sáng tạo, thể hiện được quan điểm, có cá tính, biết liên hệ, mở rộng
với thời đại, trình bày được những hiểu biết về nghệ thuật thư pháp và giá trị, sức
sống của thư pháp….
c. Cách cho điểm:
- Điểm 6: Đáp ứng các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, chữ viết đẹp; có thể còn
mắc một vài lỗi chính tả.
- Điểm 5: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng bài viết còn hạn chế về cảm xúc.,
còn mắc một vài lỗi trong hành văn.
- Điểm 3-4: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt;
hoặc trình bày được khá đủ ý nhưng hạn chế về dẫn chứng.
- Điểm 1-2: Phân tích thiếu ý, quá sơ sài, diễn đạt quá yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, không làm bài.