Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐỀ ÁN ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN 2017-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.67 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ ÁN
ÁP DỤNG CƠ CHẾ ĐẶC THÙ
ĐÀO TẠO NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
GIAI ĐOẠN 2017-2020

Đà Nẵng, 04/2018


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
I.

Đặt vấn đề ......................................................................................................... 4

II. Giới thiệu về Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng. 5
III. Những căn cứ để xây dựng đề án....................................................................... 6
IV. Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin .............................. 6
V. Thực trạng và tiềm lực của đơn vị ..................................................................... 8
1. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên............................................................... 9
2. Công tác đào tạo ........................................................................................... 10
3. Hoạt động hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp .................................... 11
VI. Tình hình đào tạo Công nghệ thông tin trên địa bàn ........................................ 12
PHẦN 2: TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO ................................................................. 14
I. Nội dung, mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Công nghệ
thông tin theo đề án đặc thù .................................................................................... 14
1. Mục tiêu chung.............................................................................................. 14
2. Chuẩn đầu ra ................................................................................................ 14


a. Về kiến thức .................................................................................................. 14
b. Về kỹ năng .................................................................................................... 14
c. Kỹ năng mềm ................................................................................................ 15
d. Về năng lực ................................................................................................... 15
e. Về hành vi đạo đức........................................................................................ 15
f.

Về ngoại ngữ ................................................................................................. 15

II. Phương án tuyển sinh đối với chỉ tiêu đào tạo theo đề án đặc thù .................... 15
1. Đối với thí sinh tốt nghiếp THPT................................................................... 15
1.1. Đối tượng tuyển sinh ..................................................................................... 15
1.2. Phạm vi tuyển sinh ........................................................................................ 16
1.4. Chỉ tiêu tuyển sinh ........................................................................................ 16
1.5. Tổ hợp môn xét tuyển .................................................................................... 16
1.6. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT ........................ 16
1.7. Tổ chức tuyển sinh ........................................................................................ 16
2. Đối với thí sinh thuộc các đối tượng khác ..................................................... 17
3. Chính sách ưu tiên ........................................................................................ 17

Trang 2


4. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển............................................................................... 17
III. Tổ chức đào tạo ............................................................................................... 17
1. Nội dung chương trình .................................................................................. 18
2. Công nhận các chứng chỉ quốc tế.................................................................. 23
3. Sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức giảng dạy ................. 24
IV. Quy định về chuyển ngành, chuyển trường đối với ngành đào tạo áp dụng cơ
chế đặc thù ............................................................................................................. 24

V. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp ............................................................ 25
VI. Các giải pháp, minh chứng đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ........... 25
PHẦN 3: HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP .................. 26
1. Hợp tác trong hoạt động đào tạo................................................................... 26
2. Hợp tác tuyển dụng ....................................................................................... 27
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học ........................................................................ 27
I.

Kinh phí triển khai đề án ................................................................................. 28

II. Tổ chức thực hiện............................................................................................ 28
1. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông ................................................. 28
2. Doanh nghiệp ................................................................................................ 28
PHẦN 5: PHỤ LỤC ................................................................................................. 29
I.

Phụ lục 1: Khảo sát nhu cầu nguồn nhân lực của VNPT Miền Trung 2017...... 29

II. Phụ lục 2: Danh sách chuyên gia của VNPT khu vực Miền Trung tham gia
giảng dạy trong chương trình đào tạo CNTT theo cơ chế đặc thù............................ 29

Trang 3


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I.

Đặt vấn đề

Công nghệ thông tin (CNTT) giữ vai trò quan trọng trong quản lý vĩ mô và

trong điều hành trên tất cả các lĩnh vực ở hầu hết các nước trên thế giới. Mô hình
“Chính phủ điện tử” đã được tổ chức thành công ở các nước phát triển và đang phát
triển, trở thành nhân tố đặc biệt quan trọng trong quản lý và điều hành xã hội một cách
hiệu quả, văn minh. Công nghệ thông tin đã trở thành một trong những động lực quan
trọng nhất của sự phát triển xã hội hiện nay. Cùng với một số ngành công nghệ cao
khác, CNTT đã làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện
đại. Trong từng lĩnh vực, CNTT cũng được ứng dụng rộng rãi, hữu ích trong công tác
quản lý và điều hành.
Quyết định số 1216/2011/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về “Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020” đã chỉ rõ
mục tiêu cụ thể là: “Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các
hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 65,0% năm 2015 và
trên 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo các ngành công nghiệp tăng
tương ứng từ 78,0% lên 92,0%.
Đối với ngành công nghệ thông tin, Quyết định trên cũng nêu rõ: “Đến năm
2015, tổng số nhân lực ngành Công nghệ thông tin khoảng 556 nghìn người, năm 2020
là 758 nghìn người và hầu hết đã qua đào tạo, trong đó trình độ cao đẳng, đại học trở
lên chiếm 65,0% năm 2015 và trên 70,0% năm 2020”.
Ngày 01/07/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW, định
hướng xuyên suốt cho chiến lược ứng dụng và phát triển CNTT&TT từ nay đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết 36-NQ/TW tiếp tục khẳng định vị trí, vai
trò của CNTT trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là tiền đề quan
trọng tạo cơ hội lớn cho CNTT Việt Nam phát triển mạnh, sâu rộng trong thời gian tới.
Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn tới là CNTT được ứng dụng rộng rãi, hiệu quả trong
mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, trong các cơ quan, các doanh nghiệp. Xây dựng hạ tầng
thông minh, tăng cường chất lượng an sinh-xã hội, đảm bảo 100% các lĩnh vực then
chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội đều ứng dụng CNTT trong quản
lý, điều hành và sản xuất kinh doanh. Phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam đạt
mức khá của khu vực, cung cấp hầu hết các dịch vụ hành chính công cơ bản trên mạng
cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ cao nhất. Nghị quyết 36-NQ/TW cũng xác

định mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT bền vững theo hướng hiện đại, đa dạng công
nghệ, phủ rộng trên cả nước; mở rộng kết nối với các nước; đưa Internet, mạng băng
rộng đến 100% xã.
Tại Đà Nẵng, xây dựng và phát triển CNTT là một trong những định hướng
quan trọng của nền kinh tế Thành phố, đóng góp đáng kể vào GDP của Thành phố, tạo
sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, tạo nền
tảng để xây dựng mô hình chính quyền điện tử, hướng đến việc xây dựng thành phố
thông minh trong tương lai gần. Do vậy, Đà Nẵng đã đặt ra mục tiêu xây dựng và phát
triển thị trường gia công phần mềm cho nước ngoài với mức tăng trưởng trung bình
đạt 30-35%/năm. Thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều dự án quy hoạch và

Trang 4


xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin như: Khu công nghệ FPT với diện tích 181 ha
tại Hòa Quý; Dự án Khu CNTT tập trung số 1 với quy mô 341 ha tại các xã Hòa Liên,
Hòa Ninh và Hòa Sơn, huyện Hòa Vang; Dự án Khu CNTT tập trung số 2 với quy mô
56ha tại các xã Hòa Ninh và Hòa Sơn, huyện Hòa Vang; Dự án Khu Công viên Phần
mềm số 2 với quy mô 10 ha tại Khu đô thị quốc tế Đa Phước. Đồng thời cam kết ban
hành cơ chế ưu đãi về giá cho các doanh nghiệp CNTT&TT sử dụng hạ tầng
CNTT&TT đã được UBND thành phố đầu tư; kiến nghị Trung ương ban hành một số
cơ chế đặc thù và chính sách đột phá nhằm ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp đầu tư
vào các ứng dụng CNTT&TT phục vụ cho cộng đồng… đã được nêu tại Nghị quyết
Đại hội Đại biểu lần thứ XXI Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác
định công nghiệp CNTT, là một trong các đột phá để phát triển kinh tế-xã hội thành
phố; Quyết định số 8806/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 ban hành Kế hoạch Ứng dụng
công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tại thành phố Đà Nẵng năm 2014 và
Quyết định số 8807/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 ban hành Kế hoạch Phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin thành phố Đà Nẵng. Các dự án này sẽ cần cung cấp một
lực lượng cán bộ chuyên gia ngành CNTT&TT rất lớn trong những năm đến.

Chính vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao cho Thành phố
Đà Nẵng, cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cho cả nước là rất lớn. Với vai trò
là một đơn vị đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông, Khoa Công nghệ Thông
tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh
nghiệp, chuyên gia trong và ngoài nước để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo,
gắn đào tạo với thực tiễn để sản phẩm đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động
và hội nhập quốc tế, đồng thời mong muốn mở rộng quy mô đào tạo ngành Công nghệ
thông tin thông qua các nguồn lực hợp tác với doanh nghiệp theo cơ chế đặc thù đào
tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học tại Công văn số 5444/BGDĐTGDĐH ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II.

Giới thiệu về Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
 Tên đơn vị: Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
 Địa chỉ: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đô thị Đại học, Phường Hòa Quý, Quận
Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
 Điện thoại: 0236.6552688
 Website:

Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Đà Nẵng được
thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-ĐHĐN ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Giám
đốc Đại học Đà Nẵng. Khoa có nhiệm vụ tuyển sinh và đào tạo sinh viên đại học các
ngành CNTT&TT, đồng thời tham giảng dạy học phần Tin học đại cương cho các
ngành khác. Bên cạnh công tác đào tạo, Khoa CNTT&TT đẩy mạnh công tác nghiên
cứu khoa học, xác định và tập trung các hướng nghiên cứu mũi nhọn, hướng đến mục
tiêu trở thành một đơn vị nghiên cứu, phát triển, chuyển giao khoa học công nghệ
mạnh, có uy tín và tin cậy có đủ khả năng tiếp cận và phát triển các công nghệ tiên
tiến, giải quyết các vấn đề đặt ra do thực tiễn sản xuất của khu vực Miền trung – Tây
Nguyên và cả nước.

Trang 5



Khoa CNTT & TT được thành lập nhằm củng cố thêm lực lượng, nguồn lực
đào tạo CNTT&TT của Đại học Đà Nẵng góp phần chuẩn bị điều kiện tốt hơn cho Đề
án thành lập Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn.
Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực đại học có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, giỏi chuyên
môn, năng động, tài năng và sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Internet of
things - IoT) đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ.
Hiện nay, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông được giao tuyển sinh và
đào tạo 03 ngành:
III.

Ngành Công nghệ thông tin
Ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính
Ngành Quản trị kinh doanh

Những căn cứ để xây dựng đề án

 Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế;
 Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin
và truyền thông”;
 Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

 Công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành
thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học.
 Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ.
IV.

Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ thông tin

CNTT vừa là một ngành có đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng - an ninh, vừa là hạ tầng quan trọng để nâng cao năng suất lao động,
năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực và của cả nền kinh tế trong
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trong 7 năm từ năm 20102017, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, từ mốc
7,6 tỷ USD doanh thu năm 2010, đến năm 2017 tổng doanh thu của ngành ước đạt
67,7 tỷ USD, tăng gần gấp 9 lần so với năm 2010. Sự tăng trưởng cao này tiếp tục do
sự duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng của lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử,
công nghiệp nội dung số và đặc biệt là sự phát triển và tầm ảnh hưởng lan rộng của
game mobile.

Trang 6


Việt Nam đã gia nhập WTO ngày 07/11/2006 và đã chính thức tham gia Hiệp
định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement - còn gọi là TPP) ngày 04/02/2016. Đầu tư thế giới đang hướng về Việt
Nam như một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt, làn sóng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực
CNTT&TT đang diễn ra rất sôi động. Tiếp theo sự kiện Intel đầu tư dự án nhà máy lắp
ráp và kiểm định chíp bán dẫn trị giá 1 tỉ USD vào Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí

Minh, hàng loạt các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài khác đang được triển khai
như dự án đầu tư của Tập đoàn Foxconn, Compal (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc),
Tập đoàn IBM mở trung tâm dịch vụ phần mềm (GDC) tại Việt Nam. Theo số liệu của
Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay cả nước có 08 khu CNTT tập trung, với tổng
diện tích gần 800.000 m2, thu hút gần 300 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng số
nhân lực làm việc trên 46.000 người. Trong đó riêng Khu Công viên Phần mềm Đà
Nẵng có 42 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 2.000 người.
STT
Số lao động
1
Lĩnh vực công
nghiệp công nghệ
thông tin
1.1 Công nghiệp phần
cứng
1.2 Công nghiệp phần
mềm
1.3 Công nghiệp nội
dung số

Bảng 1. Số lượng lao động ngành CNTT&TT
2012
2013
2014
2015

2016

2017
675.888


352.742

420.290

506.154

552.742

598.131

208.680

267.448

317.460

374.380

413.961

467.776

80.820

121.814

134.394

156.420


184.324

208.286

63.242

64.912

67.780

69.242

74.112

83.747

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhu cầu nhân lực CNTT mỗi năm tăng
13%. Ước tính trong vòng 5 năm tới, các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu tuyển
dụng 411.000 người có trình độ chuyên môn về CNTT. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà
nước cũng cần khoảng 10.000 người có trình độ đại học trở lên để tham gia triển khai
các dự án. Tuy nhiên, mỗi năm cả nước cũng chỉ đào tạo được khoảng 60.000 nhân
lực. Như vậy nhu cầu nhân lực CNTT Việt Nam hiện đang vượt quá khả năng đáp ứng
của hệ thống đào tạo, mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh cho ngành này đã tăng mạnh thời gian
qua.
Năm 2017, các doanh nghiệp CNTT&TT có khoảng 643.000 lao động; trong đó
khoảng 50% có trình độ đại học trở lên. Số lao động có chuyên môn về CNTT&TT là
411.000 người (chiếm khoảng 75%), trong đó 217.000 lao động có trình độ cao đẳng
trở lên (chiếm khoảng 53%).
Theo số liệu khảo sát gần 22.000 người của trang tuyển dụng Vietnam Works

trong năm 2014, ngành CNTT nằm ở nhóm 10 ngành nghề được quan tâm nhất (cùng
với bán hàng, kế toán, marketing/PR, ngân hàng, dầu khí, …). Theo thống kê trên
trang Timviecnhanh.com, tính đến tháng 01/2015, có khoảng 20.000 hồ sơ ứng viên
ngành CNTT, trong đó có 60% chuyên ngành kỹ thuật-khoa học máy tính, hệ thống
thông tin và lưu trữ dữ liệu; 23% lập trình phần mềm quản lý, website, game; 17% ứng
dụng phần mềm di động.

Trang 7


Tại thành phố Đà Nẵng, theo số liệu báo cáo từ Sở Thông tin và Truyền thông,
tính đến tháng 05 năm 2017 trên địa bàn thành phố đã có 14.876 doanh nghiệp hoạt
động, trong đó có gần 700 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT&TT (Bao
gồm: Sản xuất, gia công, cung cấp dịch vụ phần mềm và nội dung số: 58%; Phân phối,
bán buôn sản phẩm CNTT: 43%; Dịch vụ CNTT: 42%; Sản xuất, lắp ráp, cung cấp
dịch vụ phần cứng: 2%). Nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực CNTT&TT là rất lớn và
theo số liệu hiện nay của Sở Thông tin và Truyền thông, ở Đà Nẵng có 22.000 người
đang làm việc trong lĩnh vực này (Bao gồm: Phần cứng, điện tử: khoảng 6.000 người;
Phần mềm: khoảng 6.200 người; Nội dung số: khoảng 2.900 người; Dịch vụ CNTT:
khoảng 3.600 người). Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cũng sẽ tiếp tục tăng
lên trong những năm đến, theo dự báo mỗi năm Đà Nẵng và các tỉnh thuộc khu vực
Miền Trung-Tây Nguyên cần tổng số nhân lực CNTT&TT đến năm 2020 là 50.000
người.
Tuy vậy, hiện nay các đơn vị đào tạo về CNTT&TT của các cơ sở giáo dục đại
học ở Đà Nẵng và Đại học Đà Nẵng không thể đáp ứng đủ chỉ tiêu đào tạo trước nhu
cầu rất lớn về nguồn nhân lực CNTT&TT của Đà Nẵng và khu vực miền Trung-Tây
Nguyên.
V.

Thực trạng và tiềm lực của đơn vị


Đại học Đà Nẵng là đại học vùng trọng điểm quốc gia được Chính phủ cho
phép áp dụng các cơ chế tương tự như Đại học Quốc gia, đào tạo đa ngành, đa cấp,
Đại học Đà Nẵng đóng vai trò trọng yếu trong đào tạo đội ngũ nhân lực và nghiên cứu
khoa học phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực miền Trung - Tây
Nguyên nói riêng và cho cả nước nói chung. Hàng năm, Đại học Đà Nẵng tuyển sinh
khoảng 16.000 sinh viên. Quy mô hiện nay là gần 100.000 sinh viên từ khắp mọi miền
đất nước và cả sinh viên quốc tế theo học.
Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông thuộc Đại học Đà Nẵng được
thành lập theo Quyết định số 254/QĐ-ĐHĐN ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Giám
đốc Đại học Đà Nẵng. Khoa có nhiệm vụ tuyển sinh và đào tạo sinh viên đại học các
ngành CNTT&TT. Bên cạnh công tác đào tạo, Khoa CNTT&TT có nhiệm vụ đẩy
mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xác định và tập trung các hướng nghiên cứu mũi
nhọn, hướng đến mục tiêu trở thành một đơn vị nghiên cứu, phát triển, chuyển giao
khoa học công nghệ mạnh, có uy tín và tin cậy, có đủ khả năng tiếp cận và phát triển
các công nghệ tiên tiến, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra của khu vực miền trung
– Tây Nguyên và cả nước.
Là đơn vị đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin và truyền
thông trực thuộc một đại học vùng lớn nhất Miền Trung - Tây Nguyên, Khoa Công
nghệ Thông tin và Truyền thông luôn xác định rõ sứ mệnh và trách nhiệm của mình
trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu của các cơ quan,
doanh nghiệp. Sứ mạng của Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông là đào tạo
nguồn nhân lự
c ở trình độ đại học có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, giỏi
chuyên môn, năng động, tài năng và sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(Internet of things - IoT) đã và đang diễn ra rất mạnh mẽ.
Trang 8



1. Cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên
STT

Nhóm ngành

Tổng số
giảng
viên

PGS

TS

ThS

CN/KS

Ghi
chú

Trình độ chuyên môn

1

Công nghệ thông
tin

33


2

4

20

7

4NCS

2

Quản
trị kinh
doanh và kinh tế

22

0

2

14

6

2NCS

Cộng


55

2

6

34

13

Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng:
STT

Học phần

Tổng số
giảng
viên

PGS

TS

ThS

CN/KS

Trình độ chuyên môn

1


Các học phần đại
cương

24

0

2

17

5

2

Công nghệ thông
tin và ứng dụng

12

1

6

5

0

Cộng


36

1

8

22

5

Ghi
chú

Về cơ sở vật chất, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã được giao sử
dụng tòa nhà A3 tại Khu Đô thị Đại học, Phường Hòa Quý, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà
Nẵng, đồng thời sử dụng chung một số nguồn lực, phòng học, sân bãi, trang thiết bị
phục vụ đào tạo với Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, đảm bảo đầy đủ điều kiện
để mở rộng quy mô đào tạo nghành Công nghệ thông tin trong những năm tới.
Khoa có hệ thống phòng học tiêu chuẩn, được lắp đặt các trang thiết bị trình
chiếu, nghe nhìn hiện đại, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực hiện đổi mới phương pháp
giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy; Có hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành
với các thiết bị, máy móc hiện đại, đồng bộ, đảm bảo yêu cầu thí nghiệm, thực hành và
nghiên cứu.
Là đơn vị trực thuộc Đại học vùng, nên ngoài cơ sở vật chất hiện có, Khoa
CNTT&TT còn sử dụng các phòng thí nghiệm, thực hành chuyên ngành của các
trường đại học thành viên khác thuộc Đại học Đà Nẵng.

Trang 9



Phòng học, giảng đường
STT

Loại phòng

Tòa
nhà

Số
lượng

Tổng
diện tích

Ghi chú

1

Phòng học và phòng thí
nghiệm, thực hành

A3

16

2.577 m2

2


Phòng làm việc, phòng
họp, phòng nước GV

A3

8

859 m2

3

Phòng học và phòng thí
nghiệm, thực hành

A2

19

1.124 m2

Dùng chung với
Trường CĐ CNTT

4

Phòng làm việc cho Ban
Giám hiệu, các phòng,
khoa, tổ trực thuộc

A2


19

1.144 m2

Dùng chung với
Trường CĐ CNTT

5

Hội trường, thư viện,
phòng họp, phòng nước
giáo viên

A2

4

641 m2

Dùng chung với
Trường CĐ CNTT

Thư viện, giáo trình, sách:
- Tổng diện tích thư viện: 300 m2 trong đó diện tích phòng đọc: 200 m2
- Số chỗ ngồi: 200
- Số lượng máy tính phục vụ tra cứu: 20
- Phần mềm quản lý thư viện: 01
- Thư viện điện tử, đã kết nối tài liệu được với 3 thư viện trong nước
- Số lượng sách: 4.000 bản sách

- Giáo trình điện tử: 12.000 tài liệu
2. Công tác đào tạo
Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đang đào tạo 03 ngành:
- Ngành Công nghệ thông tin: Đào tạo chuyên sâu về phần mềm, mạng và
truyền thông đa phương tiện, cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều doanh nghiệp phần
mềm trong nước và quốc tế.
- Ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính: Đào tạo chuyên sâu về phần cứng, điều
khiển tự động và hệ thống nhúng, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng rất lớn của nhiều hãng
phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trong nước và quốc tế trong thời kỳ IoT.
- Ngành Quản trị kinh doanh: Đào tạo chuyên sâu về quản trị kinh doanh theo
hướng quản trị thương mại điện tử, là lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ
toàn cầu hóa, cùng với nhu cầu tuyển dụng rất cao từ nhiều doanh nghiệp trong nước
và quốc tế.
Trang 10


Chương trình đào tạo các ngành được xây dựng với sự tham gia của các chuyên
gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kết nối với thực tiễn sản xuất tại
các đơn vị nên được cập nhật mới, linh hoạt.
3. Hoạt động hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp
Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều hoạt động thành công
trong hợp tác quốc tế và quan hệ doanh nghiệp, các chương trình hợp tác này đã giúp
Khoa thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo theo chuẩn khu vực và quốc tế, tăng
cường cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ giảng viên, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, gắn đào tạo với thị trường lao động, tạo môi trường cho sinh viên tiếp
cận với thực tế hoạt đông tại các cơ quan, doanh nghiệp ngay trong quá trình đào tạo.
Thông qua các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, vừa qua Khoa CNTT&TT đã hình
thành Khu Nghiên cứu, Sáng tạo, Thí nghiệm và Thực hành, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập, thí nghiệm và thực hành của giảng viên
và sinh viên. Không gian Nghiên cứu, sáng tạo kết hợp Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp

và khởi nghiệp được đầu tư từ nguồn vốn các dự án quốc tế thuộc các chương trình
Erasmus+ của Ủy ban Châu Âu, Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Phần Lan và
với sự tư vấn, hỗ trợ kinh nghiệm từ Quỹ đầu tư Lotus – Mỹ, Đại học Turku-Phần Lan,
Đại học Léon – Tây Ban Nha, Đại học Dublin - Ireland.
Ngay sau khi đi vào hoạt động Khu nghiên cứu, sáng tạo, thí nghiệm và thực
hành sẽ liên kết chặt chẽ với Vườn ươm khởi nghiệp và sáng tạo CIT-Lotus Hub để
triển khai các chương trình, dự án khởi nghiệp được tài trợ bởi Chương trình
Erasmus+ và Chương trình IPP như:
+ Chương trình ươm mầm ý tưởng khởi nghiệp PISI – ICT và Chương trình
khoa học và khởi nghiệp trẻ YES-ICT;
+ Dự án Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo, hợp tác với Vườn ươm
thành phố và Viện phát triển kinh tế xã hội TP. Đà Nẵng; Dự án nâng cao năng lực đào
tạo thông qua hoạt động khởi nghiệp và quan hệ doanh nghiệp, hợp tác với 3 đại học
Châu Âu và 2 đại học ở Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều đề tài được tài trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được thực
hiện tại Khu Nghiên cứu, Sáng tạo, Thí nghiệm và Thực hành. Hơn thế nữa, Khoa sẽ
đẩy mạnh hợp tác với các chuyên gia quốc tế, các doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu,
liên kết chặt chẽ với vườn ươm CIT – Lotus Hub – Trường CĐ Công nghệ Thông tin,
cũng như Vườn ươm DNES – TP. Đà Nẵng nhằm tạo ra một mắt xích quan trọng để
thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp và sáng tạo.
Việc đưa vào vận hành Khu Nghiên cứu, Sáng tạo, Thí nghiệm và Thực hành sẽ
tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa 3 hoạt động Nghiên cứu – Sáng tạo và Khởi nghiệp,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thương mại hóa và chuyển giao công nghệ sản phẩm
Nghiên cứu, Sáng tạo và Khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên; đảm bảo mục tiêu
đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục được kiểm định
theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trang 11



VI.

Tình hình đào tạo Công nghệ thông tin trên địa bàn

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, ngoài Đại học Đà Nẵng còn có các
trường đại học, cao đẳng và trung cấp tham gia đào tạo các ngành trong lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể như sau:
Danh mục các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Đà Nẵng

STT

1

Có đào
tạo ngành
Loại hình
CNTTTT

Tên trường

Đại học Đà Nẵng:

Bậc đào tạo

Công lập

Trường Đại học Bách khoa

X


ĐH, ThS, TS

Trường Đại học Kinh tế

X

ĐH

Trường Đại học Sư phạm

X

ĐH

Trường Cao đẳng Công nghệ

X



Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin

X



Phân hiệu ĐHĐN tại Kon tum

X


ĐH

Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông

X

ĐH

X

TC

X

ĐH, ThS, TS

X

ĐH

X



Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật

Khoa Y Dược
Trung tâm PT Phần mềm
2


Đại học Duy Tân

Dân lập

3

Trường Đại học Thể dục Thể thao

Công lập

4

Trường Đại Học Kiến trúc

Dân lập

5

CĐ Giao thông vận tải 2

Công lập

6

CĐ Kinh tế - Kế hoạch

Công lập

7


CĐ Lương thực Thực phẩm

Công lập

8

Đại học Kỹ thuật Y dược

Công lập

9

CĐ Thương mại Trung ương 2

Công lập

10

CĐ CNTT Hữu nghị Việt -Hàn

Công lập

X



11

CĐ Tư thục Đức Trí


Tư thục

X



12

CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Phương Đông

Dân lập

X



Trang 12


13

CĐ Công nghệ và Kinh doanh Việt Tiến

Dân lập

X




14

CĐ DL Kinh tế - KT Đông Du

Dân lập

X



15

CĐ Công kỹ nghệ Đông Á

Dân lập

X



16

CĐ Bách Khoa Đà Nẵng

Dân lập

X




17

CĐ Lạc Việt

Dân lập

X



18

Cao đẳng nghề Đà Nẵng

Công lập

X



Trang 13


PHẦN 2: TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
I.

Nội dung, mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Công
nghệ thông tin theo đề án đặc thù
1. Mục tiêu chung


Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã
nói chung và lĩnh vực CNTT nói riêng; Nâng cao chất lượng đào tạo CNTT theo
hướng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế; Tăng cường phối
hợp và gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong quá trình đào
tạo, nghiên cứu và tuyển dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ sư CNTT, có đủ sức khỏe, năng lực
chuyên môn và khả năng tìm hiểu, ứng dụng, nghiên cứu và thiết kế, sản xuất sản
phẩm CNTT đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Có chí hướng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những trình
độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) để nghiên cứu, giảng dạy và làm việc tại các cơ quan, các
Viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và
ứng dụng công nghệ thông tin.
- Được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
năng trình bày, kỹ năng nghiên cứu tài liệu, được tham gia các dự án thực tế trong quá
trình học tập nhằm tiếp cận kiến thức thực tiễn của doanh nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra
a. Về kiến thức
- Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục
đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học
tự nhiên; chú trọng vào Toán học là nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo
- Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán
chuyên ngành công nghệ thông tin, lập trình máy tính, hệ thống máy tính, các ứng
dụng quan trọng của công nghệ thông tin.
- Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ lựa chọn chuyên sâu hướng học tập và
nghiên cứu về hệ thống thông tin; khoa học máy tính; công nghệ phần mềm; kỹ thuật
máy tính; mạng máy tính và truyền thông. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị
cho sinh viên: kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ
thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các
thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa
trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.

b. Về kỹ năng
- Thu thập, phân tích tìm hiểu và tổng hợp các yêu cầu từ đối tượng sử dụng
sản phẩm phần mềm để phục vụ công tác thiết kế.
- Thiết kế, triển khai thực hiện và quản lý các dự án phần mềm có qui mô vừa
và nhỏ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong điều kiện thực tế.
Trang 14


- Các kỹ năng về đánh giá chi phí, đảm bảo chất lượng của phần mềm.
- Các kỹ năng về kiểm thử, bảo trì và xây dựng tài liệu kỹ thuật, tài liệu hướng
dẫn sử dụng hệ thống hiệu quả và dễ dùng.
- Áp dụng tri thức Khoa học máy tính, quản lý dự án để nhận biết, phân tích và
giải quyết sáng tạo và hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát
triển phần mềm máy tính.
c. Kỹ năng mềm
Sinh viên có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ
thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả
trong nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế.
d. Về năng lực
- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là cán bộ kỹ thuật,
quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Có thể trở thành các lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống công nghệ
thông tin trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
- Có thể làm việc trong các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công
nghệ thông tin.
- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin
tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo.
- Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học ở trong nước và nước ngoài
e. Về hành vi đạo đức
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm,

theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và
năng lực chuyên môn.
- Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề
đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi
trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
- Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có
năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.
f. Về ngoại ngữ
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề
nghiệp được đào tạo.
II.

Phương án tuyển sinh đối với chỉ tiêu đào tạo theo đề án đặc thù

1. Đối với thí sinh tốt nghiếp THPT
1.1.

Đối tượng tuyển sinh

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT;
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm tuyển sinh: dự kỳ thi THPT
quốc gia trong năm tuyển sinh và có môn thi/bài thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển;

Trang 15


1.2.

Phạm vi tuyển sinh


Phạm vi tuyển sinh trong cả nước.
1.3.

Phương thức tuyển sinh
Xét tuyển theo 2 phương thức:

- Phương thức 1: Dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia (đối với thí sinh dự
thi THPT và tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh);
- Phương thức 2: Dựa vào kết quả học tập lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển,
được tính như sau:
Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn dùng để xét tuyển + điểm ưu tiên
Trong đó điểm môn dùng để xét tuyển = điểm trung bình học kỳ I và kỳ II
của năm lớp 12.
1.4.

Chỉ tiêu tuyển sinh

Năm 2018 Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Đà Nẵng
tuyển sinh 100 chỉ tiêu đối với ngành Công nghệ thông tin theo cơ chế đặc thù.
1.5.

Tổ hợp môn xét tuyển

+ Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
+ Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12:
A00: Toán, Vật lý, Hóa học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
1.6.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.7.

Tổ chức tuyển sinh

- Đối với phương thức dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Theo quy định
của Quy chế tuyển sinh hiện hành và Quy định của Đại học Đà Nẵng.
- Đối với phương thức dựa vào kết quả học tập lớp 12 theo tổ hợp môn xét
tuyển thực hiện như sau:
* Thời gian nhận hồ sơ ĐKXT:

Trang 16


+ Đợt 1: từ 02/7 đến 31/7/2018
+ Các đợt bổ sung: thông báo trên trang tuyển sinh của Đại học Đà
Nẵng () và của Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông
( />* Cách thức đăng ký: chọn 1 trong 2 cách sau
+ Đăng ký trực tuyến -> In đơn -> Ký tên -> Nộp đơn đăng ký và
nộp lệ phí
+ Tải mẫu đơn -> Điền thông tin + Dán ảnh -> Ký tên -> Nộp đơn
đăng ký và nộp lệ phí
* Lệ phí xét tuyển: theo thống nhất chung của Đại học Đà Nẵng

* Địa điểm nhận hồ sơ:
+ Nộp trực tiếp:
Phòng C101, Đại học Đà Nẵng, 41 Lê Duẩn, Quận hải Châu, Đà
Nẵng
+ Nộp qua đường bưu điện:
Đại học Đà Nẵng, 41 Lê Duẩn, Quận hải Châu, Đà Nẵng
2. Đối với thí sinh thuộc các đối tượng khác
- Sinh viên đã hoặc đang học đại học ở các trường khác hoặc các ngành
khác trong Khoa, đáp ứng được các điều kiện theo quy định của Khoa trong năm
tuyển sinh.
- Sinh viên đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng về CNTT đáp ứng được các điều
kiện theo quy định của Khoa trong năm tuyển sinh.
- Sinh viên đã tốt nghiệp đại học (đặc biệt là các ngành khoa học, kỹ thuật,
công nghệ) đăng ký xét tuyển học văn bằng 2 về CNTT.
3. Chính sách ưu tiên
Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành và theo Quy định của
Đại học Đà Nẵng
4. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển
Theo quy định của Đại học Đà Nẵng.
III.

Tổ chức đào tạo

Điều chỉnh chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên
thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm
cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về CNTT. Các học phần tự chọn là các hướng
đào tạo chuyên sâu CNTT hoặc phát triển CNTT ứng dụng trong các ngành khác.
Rút ngắn thời gian đào tạo phù hợp với Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Trang 17



Thực hiện công nhận một số học phần từ các khóa đào tạo chứng chỉ CNTT
tương đương với một số môn học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông
qua quy trình đánh giá và công nhận tín chỉ của Khoa.
Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30% tổng
thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo. Khoa
CNTT&TT chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm
bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.
Trên cơ sở nội dung chi tiết các học phần, khối lượng lý thuyết, thực hành và
tình hình thực tiễn của ngành CNTT, chương trình đào tạo sẽ được tổ chức tại Khoa
và tại Doanh nghiệp dự kiến như sau:
1. Nội dung chương trình
1.1. Kiến thức giáo dục đại cương
1.1.1.

TT

Lý luận chính trị: 10 TC

Mã HP

Tên học phần

Số
TC

Khoa
(10)


1

PML101

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác –Lênin 1

3

x

2

PML102

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác –Lênin 2

2

x

3

HCM101 Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

x


4

RCV101

3

x

Số
TC

Khoa

1.1.2.

TT

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam

(0)

Ngoại ngữ: 8 TC

Mã HP

Tên học phần

GNE101
5


Doanh
nghiệp

GNE102

3
Tiếng Anh cơ bản 1,2,3

GNE103

3
2

Trang 18

(8)

Doanh
nghiệp
(0)


1.1.3.

Toán- Tin học- Khoa học tự nhiên- Công nghệ- Pháp luật: 21 TC

Tên học phần

Số

TC

Khoa

TT

Mã HP

6

INF101

Tin học đại cương

3

x

7

CAL101

Giải tích 1

3

x

8


CAL102

Giải tích 2

2

x

9

PHY101

Vật lý

3

x

10

AGR101 Đại số

2

x

11

ELE101


Kỹ thuật điện tử

2

x

12

CPL101

Ngôn ngữ lập trình C

2

x

(21)

Doanh
nghiệp
(0)

13

LAW101 Pháp luật đại cương

2

x


14

PMS102 Xác suất và thống kê

2

x

Số
TC

Khoa
(5)

Doanh
nghiệp
(0)

Khoa
(8)

Doanh
nghiệp
(0)

1.1.4.

TT

15


1.1.5.

TT

Giáo dục thể chất: 5 TC

Mã HP

Tên học phần

PHE101

1

PHE102

1

PHE103

Giáo dục thể chất 1,2,3,4,5

PHE104

1

PHE105

1


Giáo dục quốc phòng: 8 TC

Mã HP

Tên học phần

EDS101
16

1

EDS102

Số
TC
3

Giáo dục quốc phòng 1,2,3 ( 3 tuần lễ)

EDS103

2
3

Trang 19


1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
1.2.1.


Kiến thức cơ sở:

Trình độ Kỹ sư:
1.2.1.1.

70 TC

Các học phần bắt buộc: 52 TC
Khoa
(47)

2

x

TT

Mã HP

17

ENG201

18

DCM201 Toán rời rạc

3


x

19

DTS201

3

x

20

AAD201 Phân tích và thiết kế giải thuật

3

x

21

DBS201

Cơ sở dữ liệu

3

x

22


DMS201 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

3

x

23

OPS201

Hệ điều hành

3

x

24

COS201

Kiến trúc máy tính

3

x

25

OOP201


Lập trình hướng đối tượng

3

x

26

SWE201

Công nghệ phần mềm

3

27

BJP201

Lập trình JAVA cơ bản

3

x

28

CPN201

Mạng máy tính


3

x

29

ISD201

Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin

3

x

30

MIC201

Vi xử lý

3

x

31

CPL201

Chương trình dịch


3

x

32

WEB201 Lập trình Web

3

x

33

CPG201

Đồ họa máy tính

3

x

34

BAP201

Đồ án cơ sở

2


1.2.1.2.

Tên học phần

Số
TC

Tiếng Anh chuyên ngành CNTT

Cấu trúc dữ liệu

Doanh
nghiệp
(5)

x

x

Các học phần tự chọn: (sinh viên chọn trong 9 học phần sau)

Trình độ Kỹ sư: Chọn tối thiểu 18 TC (6 học phần) (6 Khoa, 12 Doanh nghiệp)

Trang 20


Tên học phần

Số
TC


Khoa
(6)

Doanh
nghiệp
(12)

TT

Mã HP

35

PRW201 Lập trình trong Windows

3

x

36

WEB202 Công nghệ WEB

3

x

37


MOB201 Lập trình di động

3

x

38

AJP201

Lập trình Java nâng cao

3

x

39

IMP201

Xử lý ảnh

3

x

40

FLA201


Ngôn ngữ hình thức và ôtômát

3

x

41

AFI201

Trí tuệ nhân tạo

3

x

42

SYP201

Lập trình hệ thống

3

43

GRP201

Hình họa


3

x
x

1.3. Kiến thức chuyên ngành:
Trình độ Kỹ sư:
TT

29 TC

Mã HP

Tên học phần

Số
TC

Doanh
Khoa
nghiệp
(12)
(17)

3

8
x

NEM301 Quản trị mạng


3

x

46

GDI301

Thiết kế đồ họa và xử lý ảnh

3

47

SOP301

Đồ án chuyên ngành

2

Học phần tự chọn: (Sinh viên chọn các học phần trong các
nhóm chuyên ngành sau)
Trình độ Kỹ sư: chọn tối thiểu 18 TC (6 học phần)

18

Học phần bắt buộc
44


SOT301

45

11

Kiểm thử phần mềm

3

x
x

9

9

A. Công nghệ phần mềm
48

PRM301

Quản lý dự án

3

x

49


HCI301

Tương tác người- máy

3

x

50

DDS301

Hệ cơ sở dữ liệu phân tán

3

51

GAP201

Lập trình trò chơi trên máy tính

3

Trang 21

x
x



52

ECO301

Thương mại điện tử

3

x

53

LIO301

Linux & phần mềm nguồn mở

3

x

B. Mạng máy tính và truyền thông
x

54

NES301

An ninh mạng

3


55

NEP301

Lập trình mạng

3

x

56

DAT301

Truyền số liệu

3

x

57

NED301

Phân tích, thiết kế mạng

3

58


WMN301 Mạng không dây và di động

59

CLC301

Điện toán đám mây

3

x
x
x

3

C. Truyền thông đa phương tiện
60

AGD301 Thiết kế đồ họa động và hoạt hình

3

x

61

GD3301


Thiết kế đồ họa 3D

3

x

62

IDP301

Thiết kế và lập trình tương tác

3

x

63

TOV301

Nguyên lý thị giác

3

x

64

MEP301


Xuất bản Truyền thông

3

x

65

EFM301

Kỹ xảo phim ảnh - truyền hình

3

x

1.4. Thực tập tốt nghiệp

TT

Mã HP

66

INT401

Tên học phần
Thực tập tốt nghiệp

Số

TC

Khoa
(0)

4

Doanh
nghiệp
(4)
x

1.5. Đồ án tốt nghiệp

TT

Mã HP

67

FIP401

Tên học phần

Đồ án tốt nghiệp

Tổng số tín chỉ: 152

Trang 22


Số
TC
10

Khoa
(0)

Doanh
nghiệp
(10)
x


+ Số tín chỉ tổ chức giảng dạy và thực hành tại doanh nghiệp: 48 (chiếm tỷ lệ
32%)
+ Các học phần Đồ án, Thực tập, Đồ án tốt nghiệp thực hiện theo định
hướng tổ chức các dự án thực tế để sinh viên tham gia và tạo sản phẩm có thể ứng
dụng vào thực tiễn.
+ Các học phần do Doanh nghiệp đảm nhận sẽ được tổ chức giảng dạy và
học tập tại Doanh nghiệp, sử dụng cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia của doanh
nghiệp.
+ Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng mềm và kỹ năng tiếng Anh, sử dụng một
số tài liệu tham khảo, bài giảng bằng tiếng Anh; mời chuyên gia nước ngoài tham
gia giảng dạy.
2. Công nhận các chứng chỉ quốc tế
Nhằm thiết kế chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở, liên
thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn, sinh viên theo học chương
trình CNTT được xem xét công nhận các chứng chỉ CNTT quốc tế tương đương với
một hoặc một số học phần của chương trình đào tạo.
STT Tên chứng chỉ


Học phần tương đương
được công nhận

1.

MCITP
Microsoft Certified IT Professional

Cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

2.

MCTS
Microsoft Certified Technology Specialist

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Lập trình trong Windows

3.

Security+

An ninh mạng

4.

MCPD
Microsoft Certified Professional Developer


Lập trình trong Windows

5.

CCNA
Cisco Certified Network Associate

Mạng máy tính
Phân tích, thiết kế mạng

6.

CCNP Cisco Certified Network Professional

Mạng máy tính
Phân tích, thiết kế mạng

7.

MCSA
Microsoft Certified Systems Administrator

Mạng máy tính
Nguyên lý Hệ điều hành

8.

MCSE
Microsoft Certified Systems Engineer


Mạng máy tính
Nguyên lý Hệ điều hành

9.

CISSP - Certified Information Systems
Security Professional

An ninh mạng

10.

Linux+ (LPI1, LPI2, LPI3)

Linux &
nguồn mở
Trang 23

phần

mềm


Danh sách học phần tương đương đối với từng chứng chỉ có thể được xem
xét điều chỉnh phù hợp với nội dung đào tạo của chứng chỉ.
Đối với các chứng chỉ khác, Trưởng khoa quyết định trên cơ sở đối chiếu
chương trình đào tạo của chứng chỉ và nội dung các học phần trong chương trình
đào tạo.
3. Sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức giảng dạy

Để đảm bảo quá trình đào tạo được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả đáp ứng
được mục tiêu đặt ra, việc tổ chức quản lý đối với các học phần giảng dạy tại doanh
nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
Doanh nghiệp cử chuyên gia tham gia xây dựng chương trình, giảng dạy,
hướng dẫn thực hành, thực tập tốt nghiệp, đánh giá kết quả học tập của sinh viên;
sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm của doanh nghiệp để đào tạo thực
hành nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, ứng dụng thực tiễn của sinh viên.
Doanh nghiệp, hiệp hội CNTT phối hợp với Khoa thực hiện công tác dự báo
về các ngành CNTT ứng dụng, chuyên ngành đào tạo CNTT, nhu cầu số lượng, yêu
cầu chất lượng đối với nhân lực CNTT trên thị trường lao động.
Tăng thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp (On Job Training - OJT), ít
nhất 30% thời gian đào tạo của sinh viên được thực hiện tại doanh nghiệp.
Khoa và Doanh nghiệp phối hợp lập kế hoạch giảng dạy đối với các học
phần được tổ chức đào tạo tại doanh nghiệp.
IV.

Quy định về chuyển ngành, chuyển trường đối với ngành đào tạo áp
dụng cơ chế đặc thù

Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ ban hành tại Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ hướng dẫn áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các
ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học tại Công văn số 5444/BGDĐT-GDĐH
ngày 16/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên được xem xét
chuyển đến học ngành Công nghệ thông tin tại Khoa Công nghệ Thông tin và
Truyền thông nếu có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông còn chỉ tiêu tuyển sinh
ngành Công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại
thời điểm sinh viên xin chuyển trường, chuyển ngành.
2. Các sinh viên đang học đại học hết năm thứ 1, 2, 3 các ngành khác tại

Khoa CNTT&TT hoặc tại các cơ sở đào tạo khác.
3. Nếu sinh viên đang học tại cơ sở đào tạo khác, phải được sự đồng ý của
Hiệu trưởng trường xin chuyển đi bằng văn bản.
4. Không thuộc một trong các trường hợp:

Trang 24


a) Sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng
không trúng tuyển vào Khoa hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng
tuyển của Khoa xét tại thời điểm sinh viên dự thi;
b) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Thủ tục chuyển trường, chuyển ngành:
1. Sinh viên xin chuyển trường, chuyển ngành phải làm hồ sơ xin chuyển
trường, chuyển ngành theo quy định của Khoa CNTT&TT;
2. Trưởng khoa quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc
học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến
được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh quá
trình học tập và bảng điểm tích lũy của sinh viên tại thời điểm xin chuyển.
V.

Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ ban hành tại Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/05/2014 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hình thức đạo tạo chính quy toàn thời gian, học tại Khoa Công nghệ Thông
tin và Truyền thông, một số học phần được giảng dạy tại các doanh nghiệp có ký
kết liên kết hợp tác đào tạo ngành Công nghệ thông tin theo cơ chế đặc thù.
VI.


Các giải pháp, minh chứng đảm bảo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp

Các số liệu mô tả tại Phần 1 cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực công nghệ
thông tin trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như cả nước trong giai đoạn hiện
nay là rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, có đủ kiến thức và
các kỹ năng căn bản đều có cơ hội tham gia vào thị trường lao động ở các lĩnh vực
phần cứng, phần mềm, ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý, sản xuất kinh
doanh, kỹ thuật, dây chuyền công nghiệp…
Bên cạnh đó, với sự tham gia của doanh nghiệp trong quá trình tổ chức đào
tạo, sinh viên sẽ có lợi thế:
- Được tăng cường học tiếng Anh cơ bản và chuyên ngành, vận dụng được
kỹ năng tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.
- Được trau dồi các kỹ năng mềm trong quá trình học tập và tham gia dự án
thực tế tại doanh nghiệp, đảm bảo sinh viên ra trường có thể tiếp cận công việc thực
tế ngay mà không cần đào tạo lại.
- Được các doanh nghiệp tuyển dụng ngay từ năm học thứ 3 nếu đủ năng
lực.
Các doanh nghiệp ký kết hợp tác với Khoa trong khuôn khổ chương trình
đào tạo CNTT theo cơ chế đặc thù ưu tiên dành chỉ tiêu tuyển dụng cho sinh viên
tốt nghiệp tại Khoa CNTT&TT, thể hiện trong biên bản hợp tác giữa hai bên. Hiện
nay, Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều hợp tác với các doanh
nghiệp trong lĩnh vực CNTT trên địa bàn như: VNPT, Gameloft, FPT, Enclave,
Acxon Active, Magrabbit, Toàn cầu xanh, …
Trang 25


×