Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA FRED SMITH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.49 KB, 2 trang )

TỪ Ý TƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA FRED SMITH
Từ ý tưởng trục bánh xe và các nan hoa, Fred Smith đã khởi nghiệp thành
công, xây dựng công ty phát chuyển nhanh FedEx trở thành doanh nghiệp có doanh
thu hàng năm lên đến 22 tỷ USD, với 215.000 nhân viên hoạt động tại 211 nước và
vùng lãnh thổ.
Năm 1965, lúc Fred Smith còn là sinh viên đại học Yale, anh viết một bài luận
theo kiểu ý tưởng kinh doanh sau này là nền tảng triết lý kinh doanh của FedEx. F.
Smith cho rằng, khi xã hội ngày càng tự động hóa, các công ty sản xuất máy tính
như IBM phải làm sao bảo đảm sản phẩm của họ hoàn toàn đáng tin cậy, nếu không
sẽ không bán được máy. Vì vậy, IBM phải có hệ thống chuyển linh kiện nhanh chóng
để thay thế bộ phận hư hỏng. Lúc đó, nước Mỹ chưa có hệ thống phát triển nhanh.
Năm 1971, F. Smith nhận thấy những gì anh viết thời sinh viên vẫn còn đúng -
nhu cầu phát chuyển nhanh ngày càng cao nhưng hệ thống bưu chính Mỹ không đáp
ứng nổi yêu cầu này. Anh phát triển ý tưởng của mình thêm một bước: nếu muốn
xây dựng một mạng lưới vận chuyển nối 100 địa điểm và làm theo cách nối trực tiếp
từng điểm người ta cần phải xây dựng 9.900 đường vận chuyển. Nhưng nếu kết nối
chúng với một điểm trung tâm như trục bánh xe chỉ cần xây dựng 100 đường vận
chuyển tỏa ra như những chiếc nan hoa.
Thoạt tiên F. Smith đem ý tưởng của mình đi tìm nguồn tài chính để xây dựng
FedEx. Vấn đề của anh là không thể xây dựng từ từ, phát triển từng bước mà phải
ngay từ đầu xây dựng hệ thống phát chuyển nhanh trên toàn nước Mỹ. Để thuyết
phục những khách hàng như IBM sử dụng dịch vụ của mình, F.Smith phải có dịch vụ
hoàn chỉnh và rộng khắp.
Dùng tiền của gia đình, F.Smith xây dựng hệ thống phát chuyển nhanh ở 25
thành phố nối với trung tâm ở Memphis. Anh thuê máy bay và trong suốt 2 tuần chỉ
chuyên chở những hộp rỗng để thử nghiệm hệ thống. Ngày 17/4/1973, FedEx chính
thức hoạt động. Để tiếp tục xây dựng mạng lưới khắp nước Mỹ, anh trình bày dự án
với nhiều nhà đầu tư để thuyết phục họ bỏ ra 90 triệu USD. Anh có hai thế mạnh là
đã tự mình bỏ vốn ra khá nhiều và ý tưởng của anh rất dễ hiểu, có tính thuyết phục
cao. Tuy vậy, FedEx phải chịu lỗ 29 triệu USD trong vòng 26 tháng mới đạt mức hòa
vốn và bắt đầu có lãi.


Fed kể về chuyện khởi nghiệp của mình với lời khuyên các doanh nhân phải có
ý tưởng rõ ràng, mang tính khả thi cao. Đồng thời, người khởi nghiệp phải dự đoán
được những tình huống xấu nhất, chẳng hạn trong trường hợp FedEx là giá xăng dầu
tăng, để có sẵn phương án giải quyết.
Đối với nhân viên, F.Smith cho rằng không nên xem công nhân là con ốc của
một dây chuyền sản xuất. "Tôi không muốn nhân viên của tôi chỉ nghĩ đến những nỗ
lực tối thiểu mà họ phải bỏ ra trong giờ làm để khỏi bị sa thải. Tôi muốn họ nghĩ về
công việc tốt nhất họ có thể làm nếu họ nỗ lực hết mình", F.Smith viết.
Một kinh nghiệm khác của F.Smith là phải luôn luôn đổi mới. Mọi doanh nghiệp
luôn có nguy cơ đóng khung theo nền nếp sẵn có. Vai trò của người giám đốc là phải
tự hỏi cần làm gì để thoát khỏi cái khung này. Tuy vậy, F.Smith cũng có lần thất bại.
Nhận thấy rất nhiều món hàng mà hành khách nhờ vận chuyển là hồ sơ, F.Smith
nghĩ đến dự án phát chuyển bản chụp qua vệ tinh. Dự án Zapmail ra đời nhưng máy
fax đã làm nó thất bại. Không nản chí, Smith quay sang thị trường quốc tế và đã
phát triển thương hiệu FedEx thành công như ngày nay.

×