Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀYÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌCĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.78 KB, 48 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP


DỰ THẢO

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ
YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC
ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
NGÀNH: KỸ THUẬT VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
MÃ NGÀNH: 6720 604

Ngày

tháng

năm 2018


MỤC LỤC
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................3
GIỚI THIỆU..................................................................................................1
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ YÊU CẦU VỀ NĂNG
LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP......5
DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ................................10
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ YÊU CẦU VỀ NĂNG
LỰC CHO TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM.......................................................11
1. Tên việc làm: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.............................11
1.1. Mô tả vị trí làm việc:....................................................................11
1.3. Các năng lực của vị trí việc làm...................................................14


1.4. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
cho từng năng lực................................................................................15
A. Các năng lực cơ bản.......................................................................15
B. Các năng lực chung........................................................................18
C. Các năng lực chuyên môn...............................................................20
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG QUY ĐỊNH KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI
THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU
KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH VẬT LÝ TRỊ
LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG............................................................36
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM.............................................................39
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH.................................................40
Phụ lục 2......................................................................................................41
MÔ TẢ BẬC TRÌNH ĐỘ THEO VĂN BẢN QPPL..................................41


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Nghĩa tiếng Anh

1.

VLTL

Vật lý trị liệu


2.

VLTL - PHCN

Vật lý trị liệu- Phục hồi
chức năng

3.

WHO

Một loại nẹp nâng đỡ
bàn tay

Wrist-Hand-Orthosis

4.

S.W.A.S.H

Nẹp khớp háng (nẹp
ngồi đứng đi)

Standing, Walking and
Sitting Hip

5.

KAFO


Nẹp chỉnh hình trên
khớp gối

Knee Ankle Foot
Orthosis

6.

AFO

Nẹp gót cố định bàn
chân

Ankle Foot Orthosis

7.

TLSO

Áo nẹp cố định cột
sống - ngực - thắt lưng

Thoraco-Lumbar
Spinal Orthosis

8.

FO


Nẹp bàn chân

Foot Orthosis

9.

HKAFO

Nẹp trên gối có khớp
háng

Hip-Knee-Ankle-Foot
Orthosis

10.

Berg

Thang điểm Berg

Berg Balance Scale BBS

11.

GSSK

Giáo dục sức khỏe




GIỚI THIỆU
I. Căn cứ xây dựng quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về
năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp,
cao đẳng
- Căn cứ Thông tư số 56/2015-TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2015 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng, thẩm
định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
- Căn cứ Thông tư số 12/2017-TT-BLĐTBXH ngày 24/4/2017 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt
nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
- Căn cứ Quyết định số 515/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt ngành, nghề trọng
điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020
và định hướng đến năm 2025;
- Căn cứ Quyết định số 515/QĐ-TCGDNN ngày 29/5/2018 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc phê duyệt kế hoạch
thực hiện phát triển chương trình, đào tạo thí điểm cho các nghề trọng điểm
cấp độ quốc tế theo bộ chương trình chuyển giao năm 2018;
- Căn cứ Hợp đồng số 898/HĐ - XDCĐR ngày 06 tháng 8 năm 2018
Giữa Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp với Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ
Xây dựng chuẩn đầu ra ngành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng;
- Căn cứ Quyết định số 675/QĐ-TCGDNN ngày 19/6/2018 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Thành lập 127 ban chủ nhiệm
xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà
người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng
năm 2018;
II. Một số khái niệm cơ bản
1. Kiến thức là sự hiểu biết, nhận thức và am hiểu của một cá nhân về
một nội dung, một chủ đề thuộc một lĩnh vực học tập, nghề nghiệp nhất

định.
2. Kiến thức lý thuyết là sự hiểu biết, nhận thức và am hiểu về những
1


khái niệm, nguyên tắc, quy luật của một lĩnh vực học tập nhất định.
3. Kiến thức thực tế là sự am hiểu về thông tin, sự kiện thực tế được
tổng kết, đúc rút từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh là đúng.
4. Kỹ năng là khả năng áp dụng những gì đã học được để thực hiện
một công việc đạt được kết quả đã được định trước trong một khoảng thời
gian và với những điều kiện cho trước.
5. Kỹ năng nhận thức là khả năng nhận biết, lựa chọn, lưu giữ, xử lý
thông tin của một cá nhân bao gồm trí nhớ, khả năng xử lý linh hoạt, logic
và tốc độ xử lý thông tin.
6. Kỹ năng thực hành nghề nghiệp là khả năng, mức độ áp dụng kiến
thức, kỹ năng trong quá trình học tập vào thực tế nghề nghiệp.
7. Vị trí việc làm là tập hợp các nhiệm vụ bao gồm nhóm công việc
được thực hiện bởi một cá nhân.
8. Nhiệm vụ là nhóm các công việc có liên quan tạo thành một phạm
vi làm việc trong mỗi vị trí việc làm.
9. Công việc thể hiện qua mô tả là có một sự khởi đầu và kết thúc, có
kết quả cụ thể bằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình.
10. Năng lực thể hiện khả năng chuyển tải các kỹ năng, kiến thức và
thái độ vào các tình huống trong làm việc.
11. Đơn vị năng lực là sự trình bày chi tiết về một việc được làm như
thế nào, cách thức thực hiện và kiến thức nền tảng được áp dụng.
12. Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói
chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ;
13. Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm

việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;
14. Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà
một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
15. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của
giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy
định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành
chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo
dục nghề nghiệp.
2


16. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là những kiến
thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và khả năng làm việc của
cá nhân trên cơ sở áp dụng các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong giải
quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.
17. Năng lực tự chủ và trách nhiệm là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ
năng đã được học trong việc tổ chức, thực hiện một công việc và trách
nhiệm của cá nhân với nhóm và cộng đồng.
III. Mục đích – yêu cầu
- Xây dựng mới, điều chỉnh Quy định kiến thức tối thiểu, yêu cầu về
năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình
độ cao đẳng ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng năm 2018;
- Chịu trách nhiệm về nội dung Quy định Quy định kiến thức tối thiểu,
yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ
trung cấp, trình độ cao đẳng ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu – Phục hồi chức
năng
IV. Các bước tiến hành xây dựng quy định khối lượng kiến thức tối
thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ trung cấp , cao đẳng ngành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức
năng

Thành lập, lựa chọn ban giúp việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề
Vật lý tri liệu – Phục hồi chức năng.
Thu thập tài liệu, tiêu chuẩn liên quan đến nghề Vật lý trị liệu và phục
hồi chức năng ở trong nước và nước ngoài: chương trình khung, chương
trình đào tạo đã ban hành
Soạn thảo mẫu phiếu điều tra các đối tượng: doanh nghiệp sử dụng lao
động, người lao động, người học, cơ sở đào tạo
Tiến hành khảo sát, phân tích kết quả khảo sát
Tổ chức hội thảo DACUM nghề Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng,
lấy ý kiến các chuyên gia trong nghề, doanh nghiệp sử dụng lao động,
người lành nghề, cơ sở đào tạo về các vị trí việc làm, các năng lực cần có
cho mỗi vị trí việc làm, những kiến thức, kỹ năng cần có để thực hiện việc
làm đó nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp.
Tổ chức biên soạn tiêu chuẩn kỹ năng nghề Vật lý tri liệu – Phục hồi
chức năng.
Sắp xếp công việc trong sơ đồ phân tích nghề theo các bậc trình độ kỹ
năng nghề, soạn dự thảo quy định kiến thức tối thiểu, năng lực người học
3


đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành Kỹ
thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng trình Hội đồng thẩm định.
Tiếp nhận ý kiến đóng góp Hội đồng thẩm định, hoàn chỉnh quy định
kiến thức tối thiểu, năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ
cao đẳng ngành Kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng.

4


KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ YÊU CẦU VỀ NĂNG

LỰC MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT
NGHIỆP
Trình độ: Cao đẳng
Ngành: Kỹ thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 3060 giờ (tương đương 90 tín chỉ)
Thời gian đào tạo: 03 năm
1. Giới thiệu chung về ngành/ nghề:
Ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng là một trong
những chuyên khoa về kỹ thuật Y học hiện đại. Ngành áp dụng những
phương pháp điều trị bằng vật lý và không sử dụng thuốc trong quá trình
điều trị cho người bệnh. Các kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong ngành Kỹ
thuật vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng bao gồm: vận động trị liệu, hoạt
động trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, ánh sáng trị liệu, xoa bóp trị liệu,
kéo giãn trị liệu, v.v... Hiện nay Kỹ thuật vật lý trị liệu - Phục hồi chức
năng rất phổ biến và được lựa chọn để điều trị cho người bệnh
Đặc trưng của ngành Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng là tiến hành
phối hợp các phương pháp chăm sóc, điều trị các tổn thương sau tai nạn, tai
biến, phục hồi các di chứng để khắc phục, giảm thiểu tối đa các thương tật
và phục hồi chức năng cho người bệnh một cách an toàn. Đặc biệt kỹ thuật
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng còn phải chú trọng đến vấn đề hướng
nghiệp giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống.
Nhiệm vụ chính của cử nhân Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng là
lượng giá các chức năng vận động để đưa ra mục tiêu điều trị dựa trên chỉ
định từ các bác sỹ. Từ đó, đưa ra chương trình điều trị và thực hiện phục
hồi chức năng phù hợp cho các người bệnh có các vấn đề về tim mạch, hô
hấp, thần kinh, cơ xương khớp, v.v... cử nhân Vật lý trị liệu - Phục hồi chức
năng có nhiệm vụ kiểm tra các thiết bị trước khi đưa vào sử dụng cho
người bệnh, hướng dẫn và động viên người bệnh thực hiện các bài tập vật
lý trị liệu theo đúng qui trình kỹ thuật để bảo đảm an toàn, nhanh chóng
phục hồi sức khỏe. Thực hiện tốt công tác vật lý trị liệu và phục hồi chức

năng cũng như cơ chế quản lý và sử dụng thiết bị, vật tư y tế. Theo dõi, ghi
chép đầy đủ quá trình điều trị của người bệnh vào phiếu chăm sóc Vật lý trị
liệu – Phục hồi chức năng. Tổ chức họp người bệnh theo định kỳ để hướng
dẫn giáo dục sức khỏe và tham gia nghiên cứu khoa học.
Trong quá trình làm việc người cử nhân Vật lý tri liệu – Phục hồi chức
năng cần thường xuyên tự học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ
5


chuyên môn, linh hoạt ứng dụng các phương pháp điều trị, và có các đức
tính đặc trưng của người làm nghề như: vui vẻ, hòa đồng, nhẫn nại, cảm
thông, chia sẻ, ân cần và chu đáo trong quá trình chăm sóc và điều trị nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phục hồi chức năng cho người
bệnh.
2. Kiến thức:
2.1. Vận dụng sự hiểu biết cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và
pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp, hoạt động xã hội thuộc
lĩnh vực Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
2.2. Tổng hợp, phân tích chính xác các kiến thức cơ bản về y học
như giải phẫu sinh lý người, sinh lý bệnh, sinh học di truyền, bệnh học,
dược lý, cấp cứu ban đầu,.... và kiến thức chuyên ngành Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng cùng với những kiến thức thực tế của ngành để thiết
lập được mục tiêu chương trình điều trị, về cơ xương khớp, bệnh về hệ thần
kinh, tim mạch, hô hấp…theo chỉ định của bác sỹ.
2.3. Phối hợp với bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng và đồng
nghiệp trong chẩn đoán bệnh, tác động tâm lý trị liệu để hướng dẫn, động
viên người bệnh và gia đình thực hiện kế hoạch điều trị, theo dõi, đánh giá
đúng kỹ thuật, tính liên tục an toàn trong điều trị Vật lý trị liệu - Phục hồi
chức năng.
2.4. Giải thích những nguyên lý, qui tắc, qui trình thực hiện điều trị,
qui trình bảo quản trang thiết bị Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, đảm

bảo vững vàng về kiến thức, an toàn và hiệu quả trong chuyên môn, đáp
ứng tốt nhất nhu cầu người bệnh trong phạm vi ngành nghề.
2.5. Vận dụng kiến thức về giao tiếp - giáo dục sức khỏe, quản lý và
tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá quá trình thực hiện điều trị Vật lý
trị liệu - Phục hồi chức năng tại bệnh viện và cộng đồng.
2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ và nghiên cứu khoa
học đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển trong lĩnh vực
chuyên ngành.
3. Kỹ năng:
3.1. Kỹ năng cứng
Lượng giá phục hồi chức năng, lập kế hoạch chương trình, can thiệp
dựa vào bằng chứng liên quan.
Thao tác đúng, thành thạo và an toàn các kỹ thuật điều trị.
Vận hành đúng, thành thạo, an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị
máy móc chuyên ngành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
6


Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một
cách khoa học.
Thu thập, phân tích thông tin có liên quan đến nhu cầu của đối tượng
được phục vụ.
Thực hiện các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng một cách hệ
thống an toàn cho các loại bệnh trong chuyên ngành phục hồi chức năng.
Lượng giá sau can thiệp phục hồi chức năng, điều chỉnh kỹ thuật phục
hồi chức năng phù hợp với từng bệnh cụ thể.
Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một
số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị.
3.2. Kỹ năng mềm
3.2.1. Giao tiếp ứng xử:

Thực hiện nghiêm túc quy định tại các cơ sở hành nghề.
Ứng xử lịch sự, văn minh, niềm nở, ân cần, chu đáo.
Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và người nhà người bệnh, người
nhà người bệnh và đồng nghiệp
Thiết lập mối quan hệ tốt giữa nhân viên y tế với người bệnh, lấy
người bệnh là trung tâm khi phát triển các mối quan hệ giao tiếp.
Xác định được tâm lý và nhu cầu người bệnh qua các biểu hiện của
nét mặt, ngôn ngữ cơ thể.
Thể hiện lời nói, cử chỉ, động viên, khuyến khích người bệnh an tâm
điều trị.
Xử lý tốt các tình huống phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp khác
nhau.
Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong
công việc.
Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh.
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh,
người khuyết tật và cho cộng đồng.
3.2.2. Ngoại ngữ (Tiếng Anh):
Năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
Giao tiếp hiệu quả các tình huống cơ bản trong đời sống văn hóa, xã
hội, thể thao, chính trị.
Giao tiếp hiệu quả các tình huống cơ bản thuộc chuyên ngành.
7


Đọc hiểu một số tài liệu chuyên ngành.
3.2.3. Tin học
Thực hiện thành thạo các thao tác quản lý đối với các thư mục, tập tin
trên máy tính.
Sử dụng thành thạo các dịch vụ trên Internet như e-mail, tìm kiếm

thông tin.
Thực hiện thành thạo các thao tác soạn thảo, định dạng cơ bản trong
Microsoft Word.
Thực hiện thành thạo các thao tác tạo và định dạng bảng tính, sử dụng
công thức và các hàm cơ bản vào các bài toán ứng dụng Microsoft Excel.
Thiết kế được các trình diễn bằng phần mềm Microsoft PowerPoint.
3.2.4. Kỹ năng làm việc nhóm:
Phối hợp với các thành viên trong nhóm hiệu quả.
Kỹ năng tổ chức học tập và nghiên cứu ca bệnh.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
3.2.5. Kỹ năng làm việc tại cộng đồng
3.2.6. Kỹ năng tìm việc làm
4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm:
Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề
phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ, chịu trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực
hiện của các thành viên trong nhóm.
Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, nghiêm túc thực hiện
đạo đức nghề nghiệp, và những quy định của nơi làm việc.
Cử nhân Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng luôn có tinh thần đoàn
kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần chu
đáo với người bệnh và gia đình người bệnh.
Cử nhân Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng luôn xem người bệnh là
trung tâm của quá trình điều trị chăm sóc Vật lý trị liệu - Phục hồi chức
năng. Tất cả vì mục tiêu chăm sóc phục hồi chức năng tốt nhất cho người
bệnh, luôn lắng nghe, đồng cảm, động viên người bệnh trong điều trị và
trong cuộc sống.
Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của người bệnh trong

8


điều trị.
Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
Trung thực, khách quan, thận trọng trong quá trình thực hiện các công
việc chuyên môn.
Khiêm tốn học tập, quan hệ và hợp tác tốt với đồng nghiệp, giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Người cử nhân vật lý trị liệu trình độ cao đẳng có khả năng làm việc
tại các cơ sở khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh (thành
phố), quận (huyện), cộng đồng, các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, các phòng
khám bệnh tư nhân.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ:
Cử nhân Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bậc cao đẳng có khả
năng tự học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề qua quá trình làm việc
thực tế và có khả năng học tập ở các bậc học cao hơn theo qui định của
pháp luật.

9


STT

1

TÊN VỊ TRÍ VIỆC LÀM


BẬC (theo tiêu chuẩn kỹ
năng nghề quốc gia)
Bậc Bậc Bậc Bậc
1
2
3
4

Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu – Phục
hồi chức năng
DANH MỤC CÁC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA NGHỀ

10

Bậc
5
x


KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU VÀ YÊU CẦU VỀ NĂNG
LỰC CHO TỪNG VỊ TRÍ VIỆC LÀM
1. Tên việc làm: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
1.1. Mô tả vị trí làm việc:
Nhiệm vụ chính của cử nhân Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng là
lượng giá các chức năng vận động để đưa ra mục tiêu điều trị dựa trên chỉ
định của bác sỹ. Từ đó, đưa ra chương trình điều trị và thực hiện phục hồi
chức năng phù hợp cho người bệnh có các vấn đề về tim mạch, hô hấp,
thần kinh, cơ xương khớp, v.v... Ngoài ra, cử nhân Vật lý trị liệu - Phục hồi
chức năng có nhiệm vụ: Kiểm tra thiết bị, dụng cụ trước khi đưa vào sử
dụng cho người bệnh, hướng dẫn và động viên người bệnh thực hiện các

bài tập vật lý trị liệu đúng qui trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá
trình luyện tập của người bệnh khi sử dụng các thiết bị chuyên dùng, theo
dõi, ghi chép đầy đủ quá trình điều trị của người bệnh vào phiếu chăm sóc
Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, tổ chức họp người bệnh theo định kỳ
để hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, tham gia nghiên cứu khoa
học phát triển ngành nghề.
1.1.1 Kiến thức
Áp dụng hiệu quả kiến thức cơ bản về y học.
Áp dụng hiệu quả kiến thức chuyên sâu về giải phẫu chức năng hệ
vận động và thần kinh.
Xác định chính xác những khiếm khuyết, giảm khả năng các trường
hợp bệnh về cơ xương khớp, bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp.
Xây dựng mục tiêu, lập kế hoạch điều trị và tiên lượng phù hợp trên
từng trường hợp bệnh về cơ xương khớp, bệnh về hệ thần kinh, tim mạch,
hô hấp, cụ thể.
Phối hợp với bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng và đồng nghiệp
trong chẩn đoán bệnh, xây dựng mục tiêu, kế hoạch điều trị từng trường
hợp cụ thể bệnh về cơ xương khớp, bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, hô
hấp.
Tham gia điều trị bệnh và kết hợp nghiên cứu khoa học trong lĩnh
vực chuyên môn.
Trình bày và ứng dụng được các kiến thức về công nghệ thông tin
vào công việc chuyên môn.
Trình bày và áp dụng kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và
phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các
11


quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu và
phục hồi chức năng.

1.1.2 Kỹ năng
1.1.2.1. Kỹ năng cứng
Lượng giá phục hồi chức năng, lập kế hoạch chương trình, can thiệp
dựa vào bằng chứng liên quan.
Thao tác đúng, thành thạo và an toàn các kỹ thuật điều trị.
Vận hành đúng, thành thạo, an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị
máy móc chuyên ngành vật lý trị liệu.
Thu thập, phân tích thông tin có liên quan đến nhu cầu của đối tượng
được phục vụ.
Thực hiện các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng một cách hệ
thống an toàn cho các loại bệnh trong chuyên ngành phục hồi chức năng.
Lượng giá sau can thiệp phục hồi chức năng, điều chỉnh kỹ thuật phục
hồi chức năng phù hợp với từng dạng bệnh cụ thể.
Hướng dẫn người bệnh sử dụng một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ
trợ trong điều trị.
1.1.2.2 Kỹ năng mềm
* Giao tiếp ứng xử:
Thực hiện nghiêm túc quy định tại các cơ sở hành nghề.
Ứng xử lịch sự, văn minh, niềm nở, ân cần, chu đáo.
Giao tiếp hiệu quả với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng
nghiệp
Thiết lập mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh, lấy người
bệnh là trung tâm khi phát triển các mối quan hệ giao tiếp.
Xác định được tâm lý và nhu cầu người bệnh qua các biểu hiện của
nét mặt, ngôn ngữ cơ thể.
Thể hiện lời nói, cử chỉ, động viên, khuyến khích người bệnh an tâm
điều trị.
Xử lý tốt các tình huống phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp khác
nhau.
Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong

công việc.
Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh.
12


Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phòng ngừa tàn tật cho người bệnh,
người khuyết tật và cho cộng đồng.
* Ngoại ngữ (Tiếng Anh):
Năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
Giao tiếp hiệu quả các tình huống cơ bản trong đời sống văn hóa, xã
hội, thể thao, chính trị.
Giao tiếp hiệu quả các tình huống cơ bản thuộc chuyên ngành.
Đọc hiểu một số tài liệu chuyên ngành.
* Tin học:
Thực hiện thành thạo các thao tác quản lý đối với các thư mục, tập tin
trên máy tính.
Sử dụng thành thạo các dịch vụ trên Internet như e-mail, tìm kiếm
thông tin.
Thực hiện thành thạo các thao tác soạn thảo, định dạng cơ bản trong
Microsoft Word.
Thực hiện thành thạo các thao tác tạo và định dạng bảng tính. sử dụng
công thức và các hàm cơ bản vào các bài toán ứng dụng Microsoft Excel.
Thiết kế được các trình diễn bằng phần mềm Microsoft PowerPoint.
* Kỹ năng làm việc nhóm:
Phối hợp với các thành viên trong nhóm hiệu quả.
Kỹ năng tổ chức học tập và nghiên cứu ca bệnh.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
* Kỹ năng làm việc tại cộng đồng
* Kỹ năng tìm việc làm
1.1.3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm

Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề
phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ, chịu trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực
hiện của các thành viên trong nhóm.
Tuân thủ quy định của pháp luật khi hành nghề, nghiêm túc thực hiện
đạo đức nghề nghiệp, và những quy định của nơi làm việc.
Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng luôn có tinh thần
13


đoàn kết, hòa nhã, khiêm tốn với đồng nghiệp, cảm thông, chia sẻ, ân cần
chu đáo với người bệnh và gia đình người bệnh.
Kỹ thuật viên xem người bệnh là trung tâm của quá trình điều trị chăm
sóc Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng. Tất cả vì mục tiêu chăm sóc phục
hồi chức năng tốt nhất cho người bệnh, luôn lắng nghe, đồng cảm, động
viên người bệnh trong điều trị và trong cuộc sống.
Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến cảm xúc của người bệnh trong
điều trị.
Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân
dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
Trung thực, khách quan, thận trọng trong thực hiện các công việc
chuyên môn.
Khiêm tốn học tập, quan hệ và hợp tác tốt với đồng nghiệp, giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành.
1.2. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 3060 giờ (tương đương 90 tín chỉ)
1.3. Các năng lực của vị trí việc làm

STT



số

TÊN NĂNG LỰC

BẬC (Theo tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia)
Bậc
1

Bậc
2

Bậc
3

Bậc
4

1. CÁC NĂNG LỰC CƠ BẢN
1.1.

A1

Sử dụng ngoại ngữ

x

1.2.


A2

Sử dụng công nghệ thông tin
trong công việc

x

1.3.

A3

Giao tiếp - giáo dục sức khỏe

x

2. CÁC NĂNG LỰC CHUNG
2.1.

B1

Làm việc nhóm

x

2.2.

B2

Thực hiện sơ cứu cấp cứu cơ

bản

x

2.3.

B3

Quản lý công việc

x

3. CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
14

Bậc
5



số

STT

TÊN NĂNG LỰC

BẬC (Theo tiêu chuẩn
kỹ năng nghề quốc gia)
Bậc
1


Bậc
2

Bậc
3

Bậc
4

Bậc
5

3.1.

C1

Lượng giá chức năng

x

3.2.

C2

Xác định mục tiêu điều trị

x

3.3.


C3

Xây dựng chương trình điều trị

x

3.4.

C4

Điều trị bằng thiết bị máy vật lý
trị liệu

x

3.5.

C5

Điều trị bẳng phương pháp vận
động trị liệu

x

3.6.

C6

Điều trị bẳng phương pháp hoạt

động trị liệu

x

3.7.

C7

Phục hồi chức năng bằng dụng
cụ chỉnh hình

x

3.8.

C8

Đánh giá kết quả điều trị

x

3.9.

C9

Hướng dẫn người bệnh và
người nhà chương trình về nhà

x


3.10.

C10

Bảo quản trang thiết bị dụng cụ

x

3.11.

C11

Quản lý hồ sơ điều trị

x

1.4. Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
cho từng năng lực.
A. Các năng lực cơ bản
A1. Sử dụng ngoại ngữ
1. Yêu cầu kiến thức
− Giao tiếp cơ bản.
− Các bộ phận cơ thể và chức năng.
− Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh.
− Các dụng cụ sử dụng trong Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng.
15


− Các mẫu câu điển hình để giao tiếp với người bệnh.
2. Yêu cầu kỹ năng

− Nghe hiểu các tình huống liên quan đến chuyên ngành.
− Giao tiếp hiệu quả, trao đổi thông tin cơ bản.
− Đọc, hiểu tài liệu chuyên ngành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức
năng.
− Tra cứu tài liệu hiệu quả.
3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
− Tác phong nhạy bén, tự tin trong giao tiếp.
− Đức tính trung thực.
− Ý thức trách nhiệm cao, yêu nghề, khả năng cập nhật kiến thức,
sáng tạo trong công việc.
− Sự ân cần và cảm thông sâu sắc, tính mềm mỏng và nguyên tắc.
A2. Sử dụng công nghệ thông tin trong công việc
1. Yêu cầu kiến thức
− Tổng quan máy tính và hệ điều hành
− Soạn thảo văn bản và in ấn bằng phần mềm Microsoft Word
− Nhập dữ liệu, tính toán, sắp xếp và quản lý thông tin bằng phần
mềm Microsoft Excel
− Tạo bài trình diễn bằng Microsoft Powerpoint
− Khai thác và sử dụng thành thạo mạng internet
2. Yêu cầu kỹ năng
− Xác định qui trình làm việc và sử dụng máy tính đúng cách. Thực
hành được thao tác cơ bản trong windows.
− Soạn thảo, định dạng phù hợp với thể loại văn bản và yêu cầu của
công việc.
− Nhập dữ liệu và tính toán chính xác những bài toán thông thường,
hỗ trợ công việc sắp xếp và xử lý số liệu cơ bản trong nghiên cứu khoa học
bằng phần mềm Microsoft Excel.
− Thực hành thành thạo thao tác in ấn văn bản.
− Tạo dữ liệu đa phương tiện hiệu quả để báo cáo hoặc thảo luận.
− Sử dụng hiệu quả mạng internet để tìm kiếm thông tin để phục vụ

học tập và công việc.
16


3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
− Đức tính trung thực.
− Ý thức trách nhiệm cao, yêu nghề, khả năng cập nhật kiến thức,
sáng tạo trong công việc.
− Tác phong nhanh nhẹn, thận trọng, chính xác.
A3. Giao tiếp – giáo dục sức khỏe
1. Yêu cầu kiến thức
− Đạo đức y học và tâm lý trị liệu.
− Văn hóa, xã hội và tâm lý con người Việt Nam.
− Giao tiếp giữa thầy thuốc với người bệnh.
− Giao tiếp giữa nhân viên y tế với người bệnh và người nhà người
bệnh.
− Kỹ năng giao tiếp – Các trở ngại trong giao tiếp.
− Phương pháp giáo dục sức khỏe.
− Quy trình Tư vấn – giáo dục sức khỏe Vật lý trị liệu - phục hồi chức
năng.
− Lập kế hoạch GDSK Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng cho người
bệnh.
− Tổ chức thực hiện GDSK và đánh giá kết quả GDSK.
− Xử lý các xung đột mâu thuẫn trong môi trường làm việc.
2. Yêu cầu kỹ năng
− Kỹ năng làm quen.
− Kỹ năng nói.
− Kỹ năng hỏi.
− Lắng nghe tích cực.
− Sử dụng ngôn ngữ không lời.

− Đồng cảm.
− Giải thích.
− Truyền đạt thông tin giáo dục sức khỏe đầy đủ.
− Khuyến khích, động viên, khen ngợi.
− Sử dụng thành thạo các phương tiện, tài liệu giáo dục sức khỏe.
− Tư vấn.
17


− Phản hồi.
− Thuyết phục.
− Giải quyết vấn đề.
− Sử dụng kỹ năng viết trong giao tiếp – GDSK hiệu quả.
3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
− Đức tính trung thực.
− Ý thức trách nhiệm cao, yêu nghề, khả năng cập nhật kiến thức,
sáng tạo trong công việc.
− Tác phong khẩn trương và tự tin.
− Thái độ khiêm tốn, phục vụ ân cần, chu đáo, luôn lắng nghe và chia
sẻ, cảm thông sâu sắc với người bệnh và người nhà người bệnh.
− Làm chủ tình cảm và cảm xúc.
− Giải quyết mâu thuẫn nội tại, quản lý stress.
− Nghiêm túc thực hiện các quy định về y đức khi hành nghề.
B. Các năng lực chung
B1. Làm việc nhóm
1. Yêu cầu kiến thức
− Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả.
− Lập kế hoạch phát triển ngành nghề cá nhân và mở rộng quan hệ
hợp tác.
− Phân tích sự khác biệt về giá trị và niềm tin cá nhân.

2. Yêu cầu kỹ năng
− Phối hợp hiệu quả với người bệnh và đồng nghiệp trong quá trình
trị liệu.
− Phân tích và xác định rõ nhiệm vụ của bản thân trong nhóm điều trị.
− Lập kế hoạch mô tả nhiệm vụ của bản thân trong nhóm điều trị.
− Giao tiếp hiệu quả để lắng nghe ý kiến, đóng góp và phản hồi thông
tin trong nhóm.
− Xác định và ứng xử phù hợp với sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ
và các nhu cầu đặc biệt của các thành viên khác.
− Xử lý các tình huống xảy ra theo phạm vi trách nhiệm của bản thân.
3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
− Tôn trọng, hợp tác hiệu quả khi làm việc nhóm.
18


− Đức tính trung thực.
− Ý thức trách nhiệm cao, yêu nghề, khả năng cập nhật kiến thức,
sáng tạo trong công việc.
− Tác phong nhanh nhẹn và tự tin.
B2. Sơ cứu cấp cứu cơ bản
1. Yêu cầu kiến thức
− Kỹ thuật cấp cứu nạn nhân ngưng hô hấp, tuần hoàn.
2. Yêu cầu kỹ năng
− Đo các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.
− Xử trí người bệnh ngưng hô hấp, tuần hoàn đúng quy trình.
3.Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
− Tác phong khẩn trương và tự tin.
− Ý thức trách nhiệm cao, yêu nghề.
− Đức tính trung thực.
− Sự ân cần và cảm thông sâu sắc, tính mềm mỏng và nguyên tắc.

− Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
− Nghiêm túc thực hiện các quy định về y đức khi hành nghề.
B3. Quản lý công việc
1. Yêu cầu kiến thức
− Hệ thống tổ chức y tế Việt Nam.
− Phương pháp lãnh đạo và quản lý.
− Tiêu chuẩn an toàn trong chuyên môn.
− Lập kế hoạch hoạt động và điều chỉnh kế hoạch khi các nguồn lực
thay đổi.
− Tổ chức thực hiện kế hoạch.
− Phương pháp làm việc nhóm hiệu quả.
− Quản lý nguồn lực hiệu quả.
− Giám sát hỗ trợ thực hiện công việc.
− Đánh giá hiệu quả mục tiêu kế hoạch đề ra.
− Phương pháp giải quyết vấn đề.
2. Yêu cầu kỹ năng
19


− Lập kế hoạch phù hợp với mục tiêu đề ra.
− Quản lý thời gian hiệu quả.
− Điều phối phân công công việc phù hợp.
− Sử dụng nguồn lực hiệu quả.
− Kiểm tra, giám sát và hỗ trợ thực hiện tiến độ công việc có chất
lượng, an toàn.
− Đánh giá và so sánh với mục tiêu đề ra.
− Làm việc nhóm hiệu quả.
− Lãnh đạo và quản lý hiệu quả.
− Thương thuyết, đàm phán hiệu quả.
− Giải quyết vấn đề phù hợp.

3. Mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm
− Đức tính trung thực.
− Ý thức trách nhiệm cao, yêu nghề, khả năng cập nhật kiến thức,
sáng tạo trong công việc.
− Tác phong nhanh nhẹn và tự tin.
− Nghiêm túc thực hiện các quy định về y đức khi hành nghề.
C. Các năng lực chuyên môn
C1. Lượng giá chức năng
1. Yêu cầu kiến thức
− Đạo đức y học và tâm lý trị liệu.
− Giáo dục về hành vi và thay đổi hành vi sức khỏe.
− Giao tiếp giữa thầy thuốc với người bệnh.
− Giao tiếp giữa nhân viên y tế với người bệnh và người nhà người
bệnh.
− Quan hệ xã hội, văn hóa và tâm lý con người.
− Tư vấn – truyền thông giáo dục sức khỏe phục hồi chức năng.
− Theo dõi thân nhiệt, mạch, nhịp thở, huyết áp động mạch.
− Hệ thống bậc cơ.
− Phân loại nhóm cơ.
− Những điều cần thiết khi thử cơ.
− Chức năng của nhóm cơ vận động khớp vai và cánh tay.
20


− Chức năng các nhóm cơ vận động khớp khuỷu và cẳng tay.
− Chức năng các nhóm cơ vận động khớp cổ tay.
− Chức năng các nhóm cơ vận động bàn tay và ngón tay.
− Chức năng các nhóm cơ vận động khớp hông.
− Chức năng các nhóm cơ vận động khớp gối.
− Chức năng các nhóm cơ vận động khớp cổ chân.

− Chức năng các cơ vận động đầu - mặt - cổ.
− Các nguyên tắc của kỹ thuật thử cơ bằng tay.
− Phân loại khớp.
− Các thử nghiệm chọn lọc chức năng của chi trên, chi dưới.
− Đo chiều dài chi.
− Đo chu vi chi.
− Phương pháp đo tầm vận động khớp.
− Lượng giá chức năng chi trên: Khớp vai – khuỷu – cổ tay – bàn tay
– ngón tay.
− Lượng giá chức năng chi dưới: Khớp hông – gối – cổ chân – bàn
chân.
− Lượng giá chức năng cột sống – lồng ngực.
− Lượng giá chức năng cơ vùng đầu - mặt - cổ.
− Lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày.
− Phân tích dáng đi.
− Phân tích, tổng hợp kết quả lượng giá.
2. Yêu cầu kỹ năng
− Giao tiếp hiệu quả với người bệnh và người nhà người bệnh..
− Thu thập đầy đủ thông tin về bệnh.
− Quan sát tổng quan về người bệnh.
− Đo tầm vận động khớp thành thạo.
− Thử cơ chi trên, chi dưới, thân mình thành thạo chính xác.
− Đo chính xác chiều dài chi, chu vi chi.
− Tư vấn giáo dục sức khỏe phù hợp.
3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
21


×