Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.44 KB, 71 trang )

VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC

NGUYỄN CAO CƯỜNG – HOÀNG KIM THANH
ĐINH MẠNH CƯỜNG- BÙI ANH TÚ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

6

HÀ NỘI, 201


Chủ điểm tháng 9. TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm
Sau khi thực hiện chủ điểm, học sinh đạt được:
- Hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Có tình cảm yêu quí nhà trường, tự hào là học sinh nhà trường và có ý thức phát huy
truyền thống của trường.
- Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của nhà trường về nề
nếp học tập, kỉ luật; biết thực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người học sinh
THCS.
II. Nội dung hoạt động
1. Truyền thống trường em
2. Xây dựng nội qui thân thiện.
III. Gợi ý tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1. TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG EM


I. Mục tiêu
- Học sinh có những hiểu biết nhất định về truyền thống của nhà trường như: lịch sử
hình thành; đội ngũ các thầy cô giáo; thành tích của nhà trường về dạy, học và các
hoạt động khác ...
- Thông qua việc tổ chức hoạt động, học sinh được thể hiện các kỹ năng như: tìm
kiếm thông tin, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm.
- Hình thành trong học sinh những tình cảm tốt đẹp về nhà trường, thầy cô, bạn bè.
II. Qui mô
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung:
- Lịch sử hình thành của nhà trường.
- Thành tích của nhà trường đã đạt được.
- Bộ máy tổ chức và đội ngũ các thầy cô giáo.
IV. Hình thức tổ chức: Hội thi tìm hiểu
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên

2


- Giáo viên nêu các chủ đề để học sinh tìm hiểu: lịch sử; thành tích; bộ máy tổ chức;
đội ngũ các thầy cô.
- Giáo viên và cán bộ lớp xây dựng kịch bản, phần thưởng cho hội thi.
2. Học sinh
- Học sinh tìm hiểu các thông tin theo yêu cầu của thầy cô giáo chủ nhiệm theo các
cách: tìm hiểu thông qua phòng truyền thống; qua kỷ yếu trong thư viện; qua các thầy
cô giáo trong nhà trường....
- Cán bộ lớp cùng với thầy cô giáo chủ nhiệm xây dựng kịch bản.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức

Giáo viên cho học sinh ổn định tổ chức. Giáo viên giới thiệu người dẫn chương trình
(MC). MC giới thiệu bốn đội chơi lên sân khấu. MC giới thiệu 2 bạn thư ký.
Sơ đồ kê bàn ghế:
Khán giả

Khán giả

Khán giả

Khán giả

i
Độ
1

i
Độ
3

i
Độ
2

i
Độ
4

MC

Màn chiếu


Thư ký

Bàn GV

Bảng đen

2. Giới thiệu đội chơi và các phần thi
- Gồm 4 đội chơi: Mỗi đội có 3 thành viên. Các đội có quyền thay đổi thành viên
trong các phần thi.
- Các phần thi bao gồm:
Phần 1. Lịch sử nhà trường
Phần 2. Thành tích trường chúng mình.
Phần 3. Thầy cô giáo của chúng ta
Phần 4. Văn nghệ và tổng kết.
3. Phần thi thứ nhất: Lịch sử nhà trường.

3


Phần thi này được tiến hành dưới hình thức trắc nghiệm. Gồm 8 câu hỏi. Các câu
hỏi được đưa lên màn hình gồm 4 đáp án chọn A, B, C, D. Thời gian suy nghĩ để đưa
ra đáp án là 10 giây. Sau 10 giây, các đội giơ biển đáp án.
Mỗi câu trả lời đúng các đội được 10 điểm. Trả lời sai hoặc đưa đáp án chậm, không
được điểm.
Nội dung các câu hỏi xoay quanh lịch sử hình thành nhà trường.
Ví dụ:
Câu hỏi 1. Trường chúng ta thành lập năm nào?
A. ......
B. ......

C. ......
D. ......
Câu hỏi 2. Khi thành lập, trường chúng ta có bao nhiêu lớp?
A. ......
B. ......
C. ......
D. ......
Câu hỏi 3. Trường chúng ta trực thuộc xã (phường) nào?
A. ......
B. ......
C. ......
D. ......
Câu hỏi 4. Hiện nay trường chúng ta có bao nhiêu lớp?
A. ......
B. ......
C. ......
D. ......
4. Phần thi thứ hai: Thành tích trường chúng mình
Phần thi này là phần thi trả lời câu hỏi tự luận. Gồm 4 câu hỏi. Các đội giành
quyền trả lời bằng cách bấm chuông, gõ trống hoặc phất cờ. Mỗi câu trả lời đúng
được 20 điểm. Nếu trả lời sai, đội khác được quyền trả lời (giành quyền trả lời bằng
hình thức trên). Nếu các đội không trả lời được, quyền trả lời thuộc về khán giả.
Các câu hỏi xoay quanh những thành tích nổi bật của trường đã đạt được.
Ví dụ:
Câu hỏi 1. Thành tích cao nhất mà trường chúng ta, trường THCS Thái Thịnh
đã đạt được là gì?
Câu hỏi 2. Trường chúng ta đã có bao nhiêu học sinh đạt giải cấp thành phố
năm học vừa qua?
Câu hỏi 3. Thành tích cao nhất của học sinh trường THCS Thái Thịnh trong
cuộc thi viết thư quốc tế UPU là gì?

Câu hỏi 4. Một bạn học sinh trường chúng ta khi học lớp 6 đã đạt thành tích
Huy chương vàng khiêu vũ thể thao cấp thành phố, bạn ấy tên là gì và thành tích đó
đạt được năm nào?
5. Phần thi thứ ba. Thầy cô giáo của chúng ta

4


Phần thi này là phần thi trả lời câu hỏi tự luận. Gồm 4 câu hỏi. Các đội tiến
hành bốc thăm lựa chọn câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm. Nếu trả lời sai,
quyền trả lời thuộc về các đội khác hoặc khán giả.
Các câu hỏi xoay quanh các thầy cô giáo và thành tích của các thầy cô giáo
trong nhà trường.
Ví dụ:
Câu hỏi 1. Thầy, cô giáo hiệu trưởng đầu tiên của trường THCS Thái Thịnh tên
là gì?
Câu hỏi 2. Trường chúng ta có bao nhiêu thầy cô giáo là giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh, thành phố?
Câu hỏi 3. Hãy kể tên các thầy cô giáo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hiện
nay của trường ta?
Câu hỏi 4. Trường chúng ta có một cô giáo đạt giải đặc biệt trong hội thi giáo
viên giỏi cấp thành phố. Cô giáo đó tên là gì và dạy môn nào?
6. Phần 4. Văn nghệ và tổng kết.
- MC giới thiệu 02 tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ.
- MC giới thiệu giáo viên chủ nhiệm lên nhận xét, tổng kết và trao giải.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét về: công tác chuẩn bị của các đội, nhận xét MC, văn
nghệ và khán giả sau đó cần nhấn lại một vài điểm về truyền thống nhà trường và gửi
thông điệp quyết tâm nối tiếp truyền thống tới học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm trao giải và kết thúc chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2. XÂY DỰNG BAN CÁN SỰ BỘ MÔN

I. Mục tiêu
Sau hoạt động này, học sinh có khả năng:
- Hiểu được vai trò của ban cán sự bộ môn trong lớp.
- Biết cách thành lập, góp ý kiến cho ban cán sự bộ môn.
II. Qui mô:
Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung:
- Thành lập ban cán sự bộ của các bộ môn.
- Xây dựng phương pháp làm việc của ban cán sự bộ môn.
IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận
V. Chuẩn bị:
5


1. Giáo viên:
- Phối hợp với giáo viên các bộ môn lập danh sách những học sinh học tốt từng bộ
môn.
- Cùng với cán sự lớp xây dựng kịch bản của buổi thảo luận.
2. Học sinh:
- Nhóm cán sự cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng kịch bản cho buổi thảo luận.
- Văn nghệ hoặc trò chơi.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu tiết hoạt động ngoài giờ, giới
thiệu MC.
- MC lên làm việc.
2. Sự cần thiết phải có ban cán sự bộ môn
- MC đưa ra câu hỏi để thảo luận "Có cần thiết phải thành lập ban cán sự bộ môn? Vì
sao?"
- Học sinh trong lớp thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến của mình.

- GVCN nhận xét và kết luận về việc cần thiết phải có ban cán sự lớp.
3. Bầu ban cán sự bộ môn
- Trên cơ sở danh sách đã thành lập và sự nhất trí của học sinh, thành lập cán sự bộ
môn của từng môn học.
- GVCN tư vấn cho học sinh và ban cán sự cách làm việc của ban cán sự bộ môn:
theo dõi việc thực hiện chép bài trên lớp và làm bài ở nhà, giúp đỡ, giải đáp thắc mắc
của các bạn trong lớp về bộ môn mình phụ trách, tổng hợp câu hỏi của lớp để hỏi thầy
cô giáo bộ môn mình phụ trách,....
5. Văn nghệ, trò chơi
6. Tổng kết:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung về buổi thảo luận, nhận xét về ý thức, thái
độ của các tổ, cá nhân.

6


B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
I-Tên hoạt động: Xây dựng nội quy trường học thân thiện
II-Mục tiêu
- HS hiểu được nội quy của trường học thân thiện
- Có ý thức tôn trọng, xây dựng nội quy trường học thân thiện.
- Tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy đề ra.
II- Nội dung hoạt động
• Chuẩn bị: Tài liệu về phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực.
- Thành lập các tổ, nhóm trong chi đội.
- Bầu đội ngũ cán bộ Đội hoặc tổ trưởng, tổ phó, thư ký (GVCN quyết định)
- Cùng trao đổi các nội dung để xây dựng trường học thân thiện.
VD: Đưa ra một số câu hỏi để trao đổi, thảo luận.
1. Là một Đội viên , em cần làm gì để tạo một môi trường thân thiện trong lớp?.

2. Em có biện pháp nào để xây dựng phong trào Đội ngày càng vững mạnh?
3. Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại trong học
đường, là một học sinh em đề xuất biện pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?
IV-Phương thức hoạt động
- Hình thức: thảo luận tại chi đội, có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ (các bài
hát sáng tác cho phong trào Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực).
- Quy mô: khối 6
C- TRÒ CHƠI
MÈO ĐUỔI CHUỘT

I. Mục đích:
Rèn luyện khả năng chạy, phát triển sức nhanh, sự thông minh, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
- Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Tập hợp thành một vòng
tròn rộng, quay vào trong, từng em dang tay nắm lấy bàn tay của bạn bên cạnh tạo
thành những “lỗ hổng” để cho "mèo" và "chuột" đuổi nhau.
- Chọn một HS đóng vai "mèo", một đóng vai "chuột". Hai em này đứng ở
trong vòng tròn, cách nhau 3m.
III. Cách chơi:
7


- Khi có lệnh, tất cả HS đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún chân,
đồng thời đọc:
“Mèo đuổi chuột”
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau

Mèo chạy đằng sau
Trốn đâu cho thoát!”.
Sau từ “thoát”, "chuột" chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi "mèo", còn
"mèo" phải nhanh chóng luôn theo các “lỗ hổng” mà "chuột" đã chạy để bắt “lỗ
hổng”. Khi đuổi kịp, "mèo" đập nhẹ tay vào người "chuột" và "chuột" bị bắt, trò chơi
dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác để tiếp tục.
Nếu sau 1 - 2 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" thì phải dừng lại và
thay bằng một đôi khác để tránh cho các em hoạt động quá sức.
Trường hợp phạm quy: "mèo" hoặc "chuột" chạy trước khi các bạn đọc đến từ
“thoát”.
Ghi chú: - Có một số vần điệu đã được trẻ em sử dụng trong nhiều năm trước
đây về các trò chơi có liên quan đến "mèo" và "chuột", GV có thể sử dụng vào trong
trò chơi này:
“Con mèo mà treo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo!”.
- Tương tự như cách chơi trên, có một số nơi gọi tên trò chơi là “Hổ và lợn”.
KÉO CO
I. Mục đích
Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức.
II. Chuẩn bị
- Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường
kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính
4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay
8


khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu
bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa.

- Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng
1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi
mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau.
- Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy
dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ
tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở
tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình.
III. Cách chơi
Giáo viên hô “Chuẩn bị … bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị…” sau đó thổi một hồi
còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân
để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi
vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn
của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được
thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội
khác.
Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2
em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu
tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra
sau rất nguy hiểm.
TUNG BÓNG CHO NHAU
I. Mục đích:
Rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao,
phát triển sức mạnh tay.
II. Chuẩn bị:
Cứ hai HS thì có 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa…). Tập hợp lớp thành 2
hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một,
hàng nọ cách hàng kia 6 - 8m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu
sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân
hẹp thì cho HS làm 2 - 3 đợt.
III. Cách chơi:


9


- Khi có lệnh, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng một
tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao - ra trước (không được ném bóng). Khi tung
bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1
tay bắt bóng, sau đó chuyển bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn. Trò
chơi tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi.
Cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.
- Có thể chơi theo đội hình 2 hàng dọc đối chiều, cách nhau khoảng 3 - 5m,
mỗi bên 6 - 10 HS. Các em lần lượt tung bóng sang cho bạn ở hàng đối diện sau đó
chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình, hoặc chạy sang tập hợp ở cuối hàng đối
diện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu bóng rơi, nhanh chóng nhặt lên để tiếp tục chơi.
- Có thể tổ chức thi mỗi đợt xem cặp nào tung không để bóng rơi được nhiều
lần nhất, sau đó lại thi giữa những cặp nhất đó với nhau…
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
Tháng 9 là tháng học sinh tựu trường, bắt đầu một năm học mới. Ở Trung học cơ
sở, lớp 6 là lớp đầu cấp, học sinh đến từ nhiều trường tiểu học khác nhau. Do đó việc
tổ chức giới thiệu, làm quen giữa các bạn trong lớp là rất cần thiết. Thông qua các
hoạt động văn nghệ để giúp các em có điều kiện gần gũi, giao lưu làm quen và gắn kết
với nhau một cách nhanh nhất. Tất cả học sinh đều được tham gia các hoạt động văn
nghệ của lớp. Học sinh sẽ tự giới thiệu khả năng văn nghệ của mình hoặc giới thiệu
những bạn có khả năng văn nghệ để lớp biết.
Cần thành lập một Câu lạc bộ văn nghệ của lớp và xây dựng một chương trình
văn nghệ của lớp để chào mừng ngày khai giảng năm học mới. Các tiết mục văn nghệ
của lớp được sử dụng trong các buổi giao lưu, lễ hội, trong sinh hoạt trường, lớp, các
hoạt động ngoài giờ, có thể đan xen trong các nội dung hoạt động khác…
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được mục đích của việc thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.

- Học sinh được làm quen, biết được khả năng văn nghệ của từng cá nhân.
- Thống nhất về nội quy, phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ.
- Cùng nhau xây dựng một chương trình văn nghệ để chào mừng năm học mới.
II. Quy mô
Quy mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
10


-Thành lập đội văn nghệ.
- Thảo luận về phướng hướng, nội dung của chương trình văn nghệ.
-Xây dựng chương trình văn nghệ.
IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận
V. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Nêu mục tiêu của việc thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.
- Dự thảo kế hoạch thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.
- Chuẩn bị nội dung chương trình văn nghệ.
2. Học sinh
Cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của
lớp.
VI. Tiến trình tổ chức
- Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu mục đích của việc thành lập
đội văn nghệ.
- Học sinh sẽ tự giới thiệu khả năng văn nghệ của mình hoặc giới thiệu những bạn có
khả năng văn nghệ để lớp biết.
- Bầu quản ca, phụ trách Câu lạc bộ văn nghệ và các lựa chọn, lập danh sách các
thành viên Câu lạc bộ.
- Lên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (lịch tập, thời gian, địa điểm…)
- Lên Chương trình văn nghệ với chủ đề Chào năm học mới.

VII. Gợi ý
- Một chương trình Văn nghệ bao gồm các thể loại: Hát (gồm có hát đơn ca, song ca,
tốp ca, hát tập thể…); Múa: (gồm có múa đơn, múa đôi hoặc tốp múa và múa tập
thể…); Đọc tấu nhạc cụ (nếu có). Nếu trong lớp có HS biết chơi một loại nhạc cụ nào
đó thì cần sử dụng trong các buổi tập cũng như trong các buổi buổi diễn.
- Ngoài các thể loại hát, múa, biểu diễn nhạc cụ cần có các tiết mục thơ, kịch, tiểu
phẩm nhỏ… với các nội dung về nhà trường.
- Việc lựa chọn các bài hát để xây dựng trong chương trình hết sức quan trọng. Cần lựạ
chọn các bài hát có nội dung trong sáng, đúng chủ đề của từng tháng, phù hợp với
giọng hát của lứa tuổi học sinh THCS (Không nên chọn những bài hát của người lớn,
không phù hợp với học trò, những bài hát có nội dung không lành mạnh và không có
tính nghệ thuật, tính giáo dục…).

11


Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta.
Việc bảo tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm,
khuyến khích. Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Dự án Phát triển Giáo dục THCS II
đã triển khai đề án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS”. Do đó, các chương trình
văn nghệ ngoài các bài hát mới sáng tác, cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù hợp
với học sinh THCS.
- Ngoài các bài hát quy định trong chương trình môn Âm nhạc lớp 6, của Chương
trình Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 6, có thể lựa chọn một số bài hát khác để
tập theo chủ đề Chào năm học mới như: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui (Sáng
tác: Hoàng Lân), Hạt nắng sân trường (Sáng tác: Vũ Trọng Tường) và các bài hát viết
về chính ngôi trường của mình (nếu có).

12



Chủ điểm tháng 10. CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm
Sau hoạt động, học sinh có khả năng:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ trong Thư gửi các học sinh nhân ngày
khai giảng năm học đầu tiên của nước VNDCCH tháng 9/1945 và Thư gửi ngành
Giáo dục ngày 16/10/1968.
- Có thái độ đúng đắn và có trách nhiệm trong học tập.
- Biết học tập có kế hoạch, có phương pháp học tập hiệu quả, biết đoàn kết giúp đỡ
nhau trong học tập theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
II. Nội dung hoạt động:
1. Hình thành phương pháp học tập hiệu quả.
2. Hội vui học tập
III. Gợi ý tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1. THẢO LUẬN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
I. Mục tiêu:
- Hình thành cho học sinh phương pháp học tập hiệu quả.
- Hình thành cho học sinh các kỹ năng: thuyết trình, thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến
- Tạo cơ hội giao lưu, học hỏi giữa học sinh lớp 6 với các học sinh giỏi lớp 7,8,9.
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung:
- Phương pháp học tập hiệu quả các môn học.
- Xây dựng kế hoạch học tập.
- Phương pháp ôn tập và làm bài kiểm tra hiệu quả.
IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Lựa chọn học sinh giỏi trong khối lớp 7,8,9 (mỗi khối 1 học sinh)

- Cùng với ban cán sự chuẩn bị nội dung của buổi thảo luận.
2. Học sinh:
13


- Chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc về phương pháp học tập các môn học.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Cùng với giáo viên chuẩn bị kịch bản cho buổi thảo luận.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức lớp.
2. Văn nghệ chào mừng
MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ của lớp.
3. Những khó khăn về phương pháp học tập:
MC đưa ra câu hỏi: Là học sinh lớp 6 đầu cấp, bạn gặp những khó khăn gì
trong học tập trên lớp và học tập ở nhà? Hãy cho biết môn học mà bạn cảm thấy khó
khăn nhất?
Học sinh trong lớp phát biểu các ý kiến của mình.
4. Giao lưu, trao đổi các phương pháp học tập:
*) MC giới thiệu các học sinh giỏi lớp 7,8,9 đến dự buổi thảo luận.
*) MC đưa ra các vấn đề thảo luận:
Vấn đề 1. Phương pháp học tập các bộ môn khoa học tự nhiên.
*) 1 đại biểu học sinh trình bày phương pháp học tập các bộ môn (phân chia
môn học từ đầu cho từng học sinh trình bày).
- Học sinh trong lớp đặt những câu hỏi thắc mắc về phương pháp học tập các
môn khoa học tự nhiên.
- Đại biểu học sinh trả lời.
- Học sinh trong lớp đặt những câu hỏi về phương pháp học tại nhà.
- Đại biểu học sinh và học sinh trong lớp cùng thảo luận về phương pháp
học tập tại nhà.
Vấn đề 2. Phương pháp học tập các bộ môn khoa học xã hội

*) 1 đại biểu học sinh trình bày phương pháp học tập các môn khoa học xã hội.
- Các học sinh khác bổ sung và thảo luận.
- Học sinh trong lớp phát biểu ý kiến và thảo luận.
Vấn đề 3. Phương pháp học tập ở nhà
*) 1 học sinh trong lớp trình bày về phương pháp học tập đang áp dụng cho
việc học tập ở nhà.
*) 1 đại biểu học sinh trình bày phương pháp học tập ở nhà.
*) Thảo luận
Vấn đề 4. Phương pháp ôn tập và làm bài kiểm tra
14


*) Một đại biểu học sinh trình bày kinh nghiệm ôn tập và kiểm tra.
5. Tổng kết
*) MC mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến
*) GVCN nhận xét sự chuẩn bị và quá trình thảo luận
*) GVCN tư vấn một số kinh nghiệm cho việc học bài trên lớp và học bài ở
nhà.
*) GVCN cảm ơn sự có mặt của học sinh giỏi các lớp 7,8,9.
*) Liên hoan (nếu có)
HOẠT ĐỘNG 2. ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH NÚI
I. Mục tiêu:
- Tổ chức một sân chơi giúp học sinh cùng nhau khám phá những tri thức đã được học
và những tri thức ngoài sách giáo khoa.
- Giúp học sinh có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết của mình.
- Hình thành các kỹ năng sống cho học sinh như: kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc
nhóm, tự tin ...
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung:

- Các kiến thức đã được học.
- Các kiến thức về đời sống, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể thao....
IV. Hình thức tổ chức: Hội thi
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Thiết kế chương trình, câu hỏi và đáp án, các phần quà.
- Chia đội chơi, giao nhiệm vụ tìm hiểu cho học sinh.
- Phân công cụ thể các công việc cho từng học sinh.
2. Học sinh:
- Tìm hiểu các nội dung theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Cùng với giáo viên chuẩn bị tốt cho chương trình.
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức lớp.
2. Khai mạc:
15


GVCN tuyên bố lý do, giới thiệu MC lên điều khiển chương trình.
3. Phần thứ nhất: Chào hỏi
MC giới thiệu từng đội chơi lên sân khấu.
Các đội chơi lần lượt lên sân khấu và giới thiệu về đội chơi của mình: tên đội
chơi, thành viên, mục đích của việc tham gia ....
4. Phần thứ hai: Khởi động
Luật chơi: Ở phần thi này, mỗi đội phải trả lời 5 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ
là 10 giây. Sau 10 giây, đội thi đưa ra đáp án. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Trả lời sai hoặc quá thời gian qui định, không được điểm.
Ví dụ:
Phần khởi động của đội thứ nhất:
1. Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng được gọi là.....?

Đáp án: Ba điểm thẳng hàng.
2. Hãy nêu tên bài quốc ca của nước ta?
Đáp án: Tiến quân ca
3. Trên thế giới có mấy châu lục?
Đáp án: 6 châu lục
4. Nước có diện tích lớn nhất thế giới là nước nào?
Đáp án: Nga
5. Địa danh nào là cực bắc của nước ta?
Đáp án: Lũng Cú - Hà Giang.
Phần khởi động của đội thứ hai:
1. Tập hợp rỗng là tập hợp có bao nhiêu phần tử?
Đáp án: Không có phần tử nào.
2. Hãy nêu tên tác giả bài quốc ca của nước ta?
Đáp án: Nhạc sĩ Văn Cao
3. Đỉnh núi nào cao nhất thế giới?
Đáp án: Chô mô lung ma (Everest) cao 8848m
4. Ai là người quyết định rời đô về Thăng Long?
Đáp án: Lý Công Uẩn
5. Địa danh nào là cực nam của nước ta?
Đáp án: Mũi Cà Mau.
Phần khởi động của đội thứ ba:

16


1.Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì tập
hợp A có quan hệ với tập hợp B như thế nào ?
Đáp án: Tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B
2. New York là thủ đô của nước nào?
Đáp án: Không là thủ đô của nước nào.

3. Vĩ tuyến gốc được gọi là gì?
Đáp án: Xích đạo
4.Đỉnh núi nào cao nhất nước ta?
Đáp án: Phan xi phăng (cao 3143m)
5. Bác Hồ viết bản tuyên ngôn độc lập ở đâu?
Đáp án: Số nhà 48 - Phố Hàng Ngang - Hà Nội.
Phần khởi động của đội thứ tư:
1.Số liền trước và số liền sau của mỗi số tự nhiên hơn kém nhau bao
nhiêu đơn vị ?
Đáp án: Hai đơn vị.
2. Sông nào dài nhất thế giới?
Đáp án: Sông Nin ở Châu Phi dài 6671km
3. Ai là tác giả bài hát "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng?"
Đáp án: Nhạc sĩ Phong Nhã.
4. Khí nào có nhiều nhất trong khí quyển?
Đáp án: Ni tơ
5. Trước khi đổi tên thành Thăng Long, thủ đô nước ta có tên là gì?
Đáp án: Đại La
5. Phần thứ ba: Dành cho khán giả
Gồm 3 câu hỏi, khán giả nào trả lời đúng sẽ được 1 phần quà.
Ví dụ:
Câu hỏi 1: Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia?
Đáp án: 11 quốc gia
Câu hỏi 2. Một chiếc thuyền muốn đi qua một chiếc cầu nhưng hàng hoá trên
thuyền lại cao hơn so với cầu là 3 cm. Làm thế nào để thuyền qua được cầu mà không
phải dỡ hàng xuống thuyền.
Đáp án: Cho thêm hàng lên thuyền để nước ngập thêm 3cm.
Câu hỏi 3. Hai người cha và hai người con cùng đi câu cá, mỗi người câu được
một con cá nhưng tổng cộng chỉ có ba con cá. Tại sao?
17



Đáp án: Vì họ là 3 người của ba thế hệ: Ông, bố, con.
6. Phần thứ tư: Đoán ô chữ
Luật chơi: Ở phần thi này, các đội cùng nhau mở các ô chữ hàng ngang để đoán
ô chữ hàng dọc. Để mở được ô chữ hàng ngang, các đội phải trả lời câu hỏi
tương ứng cho ô chữ đó. Trả lời được 1 ô chữ hàng ngang được 10 điểm. Đoán
được ô chữ hàng dọc được 40 điểm. Chỉ được đoán ô chữ hàng dọc khi đã có 3 ô
chữ hàng ngang được mở. Ô chữ hàng ngang nào mà các đội không mở được,
quyền đoán ô chữ giành cho khán giả ở cuối của phần thi này.
Ví dụ
1
K
I
M
Đ

N
G
2
G
I
Ơ
N
E
V
Ơ
3
T
R

U
Y

N
K
I

U
4
H
Ư
Ơ
N
G
C

N
G
5
T

B
À
O
6
P
H
A
Đ
I

N
7
N
G
U
Y
Ê
N
T

8
U
N
E
S
C
O
9
P
I
C
A
S
S
O
10
Q
U

C

H

I
11
T
H

Đ
Ô
Các gợi ý cho các ô chữ hàng ngang:
1. Một anh hùng thiếu niên mà hình ảnh gắn liền với chiếc lồng chim và cần
câu cá.
2. Mỹ đã hậu thuẫn cho Pháp phá bỏ hiệp định này làm chia cắt hai miền Bắc
Nam của nước ta.
3. Đây là tác phẩm lớn của nhà văn sống ở cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19 có
tên hiệu là Thanh Hiên, tự Tố Như.
4. Đây là nơi gắn liền với sự ra đời của Đảng cộng sản Đông Dương.
5. Đây là vật chất nhỏ nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể.
6. Tên của của một con đèo nổi tiếng ở Lai Châu.
7. Vật chất nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn được.
8. Tên tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục Liên hợp quốc.
9. Tên danh hoạ nổi tiếng người Tây Ban Nha, là một trong 10 họa sĩ vĩ đại
nhất thế kỷ 20, sinh năm 1881, mất năm 1973.
10. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
18


11. Đây là trung tâm, chính trị, hành chính của một nước.
Ô chữ hàng dọc là: Điện Biên Phủ.
7. Phần thứ năm: Ai nhanh hơn?

Luật chơi: Ở phần thi này gồm 4 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ có 3 dữ kiện gợi ý. Gợi ý thứ
nhất xuất hiện ngay khi có câu hỏi, các gợi ý sau cách nhau 10 giây. Trả lời được câu
hỏi ở gợi ý đầu tiên được 50 điểm; ở gợi ý thứ hai được 40 điểm; ở gợi ý thứ ba được
30 điểm. Các đội giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông hoặc phất cờ.
Ví dụ:
Câu hỏi 1. Ông là ai?
Dữ kiện 1: Ông là một đại danh y, một nhà thơ, nhà văn lớn Việt Nam thế kỉ
XVIII .
Dữ kiện 2:. Ông là tác giả của cuốn “Thượng kinh kí sự”.
Dữ kiện 3: Ông lấy biệt hiệu là"Lãn Ông”
Đáp án: Lê Hữu Trác
Câu hỏi 2. Địa danh nào?
Dữ kiện 1.Đây là biểu tượng văn hoá của thủ đô Hà nội.
Dữ kiện 2.Công trình này được xây dựng vào thế kỷ XI dưới thời Lý.
Dữ kiện 3. Là trường đại học đầu tiên của nước ta và của Đông Nam Á.
Đáp án: Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Câu hỏi 3. Đây là đồ vật gì?
Dữ kiện1. Nó được trọng tài sử dụng trong các trận đấu bóng đá.
Dữ kiện 2. Nó có nhiều kiểu dáng, có thể được mang theo người, để trên bàn hay
treo trên tường.
Dữ kiện 3. Nó được sử dụng để đo thời gian.
Đáp án: Đồng hồ
Câu hỏi 4. Đây là số nào?
Dữ kiện1. Đây là số không âm nhỏ nhất gồm 10 chữ số 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
Dữ kiện2. Đây là một phân số có tử số <10, mẫu số là số tự nhiên nhỏ nhất được
lập từ các số còn lại.
Dữ kiện3. Nó có giá trị bằng 0
Đáp án:

0

123456789

19


8. Tổng kết, trao giải
Ban thư ký, tổng hợp kết quả.
GVCN nhận xét, công bố kết quả và trao giải.
Cả lớp hát tập thể một bài.
Kết thúc chương trình
B- HOẠT ĐỘNG ĐOÀN-ĐỘI
I-Tên hoạt động: Hội vui học tập
II-Mục tiêu
- Củng cố, bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp cùng trao đổi kinh
nghiệm và phương pháp học tập tốt.
- Tạo tâm thế, gây hứng thú học tập
- Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo. Rèn kĩ năng nói
trước đám đông.
* Chuẩn bị
- Các phương tiện hoạt động: câu hỏi, bài toán vui, các câu hỏi phụ về kiến thức
xã hội……
- Phân công người dẫn chương trình, Ban giám khảo, thư ký…
III- Nội dung hoạt động
- Khởi động: trò chơi tập thể
- Tuyên bố lý do – giới thiệu đại biểu.
- Chia theo đội chơi (Tùy theo chi đội có thể chia phân đội)
- Phần thi có thể thiết kế;
+ Khởi động
+ Tìm hiểu
+ Chinh phục

+ Về đích
- Công bố trao giải thưởng
- Kết thúc
IV-Phương thức
- Thi theo đội chơi, phát huy kĩ năng làm việc theo nhóm.
C-TRÒ CHƠI
CHIM BAY CÒ BAY
20


I- Mục đích:
Rèn luyện phản xạ nhanh và sự tập trung chú ý.
II- Chuẩn bị:
Tập hợp HS để chuẩn bị chơi theo đội hình hàng ngang hay hàng dọc, vòng
tròn hoặc nhiều đội hình khác nữa như chữ nhật, chữ U, hình vuông, hình tam giác…,
em nọ cách em kia tối thiểu 1,5m.
III- Cách chơi:
Tất cả HS chú ý lắng nghe lời và động tác của người điều khiển. Nếu người điều
khiển gọi đúng tên các con vật biết bay và thực hiện động tác của hai tay như chim đang
vỗ cánh bay, thì tất cả bắt chước thao. Nếu ai không thực hiện động tác “bay” là sai. Nếu
người điều khiển thực hiện động tác bay, nhưng lại gọi tên các động vật không biết bay, thì
tất cả phải đứng yên. Nếu ai thực hiện động tác “bay”, người đó cũng sai. Cả hai trường
hợp sai như nêu ở trên, người bị phạm quy phải thực hiện một hình thức (nhảy lò cò quanh
lớp 1 vòng…hoặc hình thức nào đó GV và HS cùng thống nhất). Trò chơi tiếp tục như vậy
trong một số lần.
BỊT MẮT BẮT DÊ
I- Mục đích:
Rèn luyện khả năng định hướng, sự nhanh nhẹn, khéo léo.
II- Chuẩn bị:
- Tập hợp HS trong lớp thành một vòng tròn hoặc một hình vuông hay chữ

nhật, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m.
- Chọn 2 - 5 HS tương đối lanh lợi, hoạt bát, hai em giả làm người đi tìm,
những em còn lại giả làm “dê” bị lạc đàn. Tất cả những em này được bịt mắt bằng
khăn và đứng ở trong vòng, cách người đi tìm (lúc đầu) ít nhất là 1,5m.
III- Cách chơi:
- Khi có lệnh cho trò chơi bắt đầu, những em giả làm “dê” di chuyển trong
vòng và thỉnh thoảng giả làm tiếng dê kêu “be…e…e”. Hai em đóng vai người đi tìm,
đi đến chỗ có tiếng kêu và tìm cách bắt lấy “dê”. “Dê” khi bị chạm vào người có
quyền đi hoặc chạy để tránh bị bắt. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi bắt được hết
“dê” hoặc sau 3 - 4 phút thì dừng lại, đổi vai hoặc để thay nhóm khác. Những HS
đứng ở ngoài có thể reo hò, cổ vũ cho trò chơi thêm phần sinh động.
Ghi chú:

21


- Trò chơi này có thể tổ chức 1 người đi tìm và 1 “dê” bị lạc, hoặc 1 người đi
tìm 2 - 5 “dê” bị lạc, cũng có thể tổ chức 2 - 3 người đi tìm, nhiều “dê” bị lạc.
- Gần giống với trò chơi này có trò chơi “Bịt mắt thổi còi”.

LÒ CÒ CHỌI GÀ
I- Mục đích:
Rèn luyện sức mạnh chân, khả năng thăng bằng, sự phối hợp khéo léo
II- Chuẩn bị:
- Tập hợp HS trong lớp thành một vòng tròn hoặc hang ngang, những người
chơi đứng thành từng cặp có sự tương ứng về thể lực, cùng giới tính, cặp nọ cách cặp
kia 1,5 – 3m, một chân co, tay cùng bên nắm lấy cổ chân hoặc chân co một cách tự
nhiên (không cần nắm tay vào cổ chân). Có thể kẻ cho mỗi đội một vòng tròn có
đường kính 2 – 3m
III- Cách chơi:

- Khi có lệnh các em vừa nhảy lò cò, vừa dùng một tay hay hai tay hoặc
vai (theo qui định riêng của từng cặp) để “chọi” nhau, ai để mất thăng bằng, cả
hai chân chạm đất là thua một điểm. Sau đó trò chơi lại tiếp tục trong một
khoảng thời gian nhất định (do GV qui định), ai được nhiều điểm là thắng cuộc.
Nếu trò chơi được tiến hành trong vòng tròn, người nào ra ngoài vòng tròn cũng
tính thua một điểm.

22


D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
I. Mục tiêu
Chuẩn bị chương trình văn nghệ theo chủ đề của tháng.
II. Quy mô
Quy mô tổ chức theo lớp.
III. Nội dung
- Ôn luyện các tiết mục văn nghệ
- Tập một số bài hát mới theo chủ đề.
IV. Hình thức tổ chức: Thực hành
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- Chuẩn bị các ý kiến nhận xét về chương trình văn nghệ, hoạt động của Câu lạc bộ.
- Có những định hướng và kế hoạch của tháng.
- Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề của tháng cho học sinh tập.
2. Học sinh:
Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.
VI. Tiến trình tổ chức
- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 10.
- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.
- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Mái trường nơi học bao điều hay

(Sáng tác: Bùi Anh Tôn), Tia nắng, hạt mưa (Nhạc: Khánh Vinh- Thơ: Lệ Bình)

Chủ điểm tháng 11. TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ điểm:
Sau khi thực hiện chủ điểm, học sinh đạt được:
- Hiểu được công lao to lớn của các thầy, cô giáo; ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
- Có thái độ biết ơn và kính trọng các thầy, cô giáo.
- Có những hoạt động thể hiện nhớ công ơn thầy, cô.
II. Nội dung hoạt động:
1. Hội diễn văn nghệ "Thầy cô và mái trường"
2. Thi viết vẽ với chủ đề "Thầy cô giáo của em"
23


III. Gợi ý tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1. THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.
- Giúp học sinh hiểu được công lao to lớn của các thầy cô giáo; biết kính trọng các
thầy cô giáo.
- Học sinh có những phần việc cụ thể chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
- Học sinh được giao lưu văn nghệ giữa các lớp.
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 2 tiết học. Qui mô tổ chức theo khối lớp
III. Nội dung:
- Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam.
- Hát múa chúc mừng các thầy cô giáo.
IV. Hình thức tổ chức: Hội diễn văn nghệ
V. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:
- Các GVCN khối 6 phối kết hợp lập kế hoạch, chương trình cho hội diễn văn nghệ.
- Duyệt và hướng dẫn học sinh tập các tiết mục văn nghệ. GVCN nên tham gia cùng
học sinh trong tiết mục tốp ca.
- Chuẩn bị địa điểm tổ chức, âm thanh, trang phục, phần thưởng.
- Thành lập ban giám khảo của hội diễn.
2. Học sinh
- Chuẩn bị tốt các tiết mục văn nghệ biểu diễn. Mỗi lớp 2- 3 tiết mục tùy theo số
lượng lớp của một trường, trong đó cần có cả đơn ca, tốp ca.
- Bài phát biểu về ngày nhà giáo Việt Nam.
- 01 bó hoa
VI. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức: Giáo viên ổn định tổ chức, hướng dẫn các vị trí ngồi cho học
sinh tại địa điểm tổ chức (sân trường; hội trường; nhà thể chất ...)
2. Phát biểu chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam của học sinh.
MC giới thiệu đại diện một học sinh khối 6 lên chúc mừng ngày nhà giáo Việt
Nam.

24


01 học sinh đại diện lên đọc lời chúc mừng tới các thầy cô. Nội dung lời chúc
mừng chú ý tới lịch sử ngắn gọn và ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam. Sau khi gửi lời
chúc mừng tới các thầy cô giáo, học sinh này tặng hoa cho đại diện 01 thầy cô giáo
trong trường (đại diện ban giám hiệu hoặc khối trưởng chủ nhiệm)
3. Thi hát đơn ca: Ca ngợi thầy cô giáo
Gồm các tiết mục đơn ca của các lớp. Các bài hát có chủ đề ca ngợi các thầy cô
giáo.
Xen giữa các tiết âmục, MC có thể phỏng vấn cảm xúc của các thầy cô giáo khi
nghe những bài hát này.

4. Thi hát tốp ca: Thầy trò cùng ca hát
Ở phần biểu diễn này, GVCN cùng học sinh thể hiện một bài hát dưới hình thức
tốp ca hoặc hợp xướng của cả lớp.
Chủ đề là các bài hát ca ngợi nghề giáo, ca ngợi các thầy cô, quê hương đất
nước.
5. Tổng kết, trao giải:
- Đại diện ban giám khảo có những nhận xét về các tiết mục văn nghệ.
- Công bố giải nhất, nhì và đồng hạng ba cho các tiết mục đơn ca; tốp ca.
- Công bố giải "Thầy cô ấn tượng" trong tiết mục tốp ca thầy trò.
- Kết thúc chương trình.
HOẠT ĐỘNG 2. VIẾT, VẼ VỀ THẦY CÔ GIÁO CỦA EM
I. Mục tiêu:
- Giáo dục tình cảm tốt đẹp của học sinh với các thầy cô giáo.
- Giúp học sinh có cơ hội được thể hiện tình cảm của mình với các thầy cô giáo qua
các bài viết (thơ, văn xuôi . . .) và bài vẽ.
- Phát hiện học sinh có năng khiếu hội họa, văn thơ.
II. Qui mô:
Hoạt động được tổ chức với thời lượng 1 tiết học. Qui mô tổ chức theo lớp
III. Nội dung:
Thể hiện tình cảm của học sinh với các thầy cô giáo thông qua các bài viết, bức
vẽ.
IV. Hình thức tổ chức: Cuộc thi
V. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
25


×