Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:“ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤCTẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU XÃ CƯ MGAR”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 23 trang )

PHÒNG GD&ĐT CƯ MGAR
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

“ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU XÃ CƯ MGAR”

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn
Chức vụ:
Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường TH Tô Hiệu, xã Cư Mgar, Cư Mgar, Đắc Lắc.
Cư Mgar, ngày 8 tháng 3 năm 2018

1


MỤC LỤC
Trang

I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài.

3

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

4

3. Đối tượng nghiên cứu


5

4. Giới hạn của đề tài

5

5. Phương pháp nghiên cứu.

5
5

II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận

5

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

6

3. Nội dung và hình thức của giải pháp:

9

a) Mục tiêu của giải pháp

9

b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp


9

c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

11

d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.

13

III. Phần kết luận, kiến nghị

18

1. Kết luận: - Khái quát các nội dung nghiên cứu

18

- Kết quả của nội dung nghiên cứu.
20

2. Kiến nghị:
Trang cuối: Tài liệu tham khảo.

21

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2



Trường Tiểu học Tô Hiệu nằm trên địa bàn 3 thôn buôn, (Buôn Bling;
Buôn Trăp; Buôn Dhung) thuộc xã Cư Mgar. Trường cách thị trấn Quãng Phú 3
km và nằm về phía tây thị trấn Quảng Phú, Cư Mgar, dân cư chủ yếu là dân tộc
Ê đê chiếm khoảng 98 %. ,
- Điểm trường nằm trên khu dân cư đa số là hộ nghèo thuộc xã vùng kinh
tế khó khăn một số bộ phận dân cư dân trí thấp nên việc quan tâm chăm lo cho
con em đến trường còn hạn chế, chưa chú trọng quan tâm việc học của học sinh
hàng ngày ở nhà cũng như ở trường nên công tác xã hội hóa giáo dục để xây
dựng trường còn gặp nhiều khó khăn.
-Năm học 2017-2018 Nhà trường có 244 học sinh trong đó nứ: 120 học
sinh, hs dân tộc Ê Đê 241 em chiếm tỷ lệ 98,8%. Học sinh đa số là con gia đình
nghèo, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn. Các em đi học còn thiếu thốn về áo,
quần, dụng cụ học tập, sách vở tham khảo hàng ngày…
-Công tác xã hội hóa giáo dục địa phương trong những năm qua còn quá
chậm, niềm tin của cha mẹ học sinh chưa cao, chưa hết lòng vì sự nghiệp giáo
dục của nhà trường. Động cơ học tập của cả cộng đồng chưa có. Trước mắt thấy
con em ở nhà giúp gia đình, tạo ra sản phẩm là quan trọng hơn vì vậy kéo theo
nạn tảo hôn sớm là không thể tránh khỏi.
-Học sinh bỏ học, đua đòi, nạn tảo hôn ở địa phương là điểm nóng của
huyện. Một số ít phụ huynh chưa nhận thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của
mình đối với con em, chỉ muốn các em ở nhà phụ giúp công việc đồng áng, công
việc gia đình mà không nghĩ đến tầm quan trọng của việc học tập….
-Sự nhàm chán khi đến trường hàng ngày của các em đó là: Sân chơi bãi
tập còn sân đất nên mùa mưa lầy lội, bùn đất. Mùa khô gió, bụi gây khó khăn
cho các em trong giờ học cũng như giờ ra chơi, phong cảnh trường lớp chưa đẹp,
hoạt động phong trào chưa lôi cuốn các em.
- CSVC nhà trường chưa đáp ứng, chưa đảm bảo an toàn cho các em trong
giờ học và giờ chơi, chưa có các hoạt động lý thú, lôi cuốn các em, nhận thức

việc học của các em chưa cao, xác định chưa rõ ràng...
-Do Cơ sở vật chất chưa đáo ứng nên việc tổ chức Dạy- học đơn điệu, còn
ít lồng ghép vào các hoạt động vui chơi để cuốn hút các em.
Đó là lý do mà tôi xác định nghiên cứu đề tài:
“ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG
TIỂU HỌC TÔ HIỆU XÃ CƯ MGAR”
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tạo môi trường công khai, dân
chủ cho mọi tầng lớp của cộng đồng người Ê Đê hiểu giáo dục hơn, hiểu nhà
trường hơn, có điều kiện để “Biết, bàn, kiểm tra” các hoạt động, tạo điều kiện cho
mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu
quả thiết thực.
3


Thật vậy : Giaó dục trong nhà trường phải kết hợp với địa phương là con
đường tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao nhận thức toàn dân để thông qua
đó hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất, toàn diện nhất cho trẻ em vùng
đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Ê Đê xã Cư Mgar nói
riêng.
Để làm tốt công tác Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) ở địa phương tôi đã
đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục. Xác
định lực lượng nồng cốt trong nhà trường, lực lượng tham gia vào công tác tuyên
truyền xã hội hóa giáo dục là các tổ chức đoàn thể, các cán bộ, giáo viên, nhân
viên. Vì vậy, để làm tốt công tác xã hội hóa, nhà trường phổ biến tới cán bộ,
giáo, nhân viên kế hoạch ngay từ đầu năm học. Cha mẹ học sinh dân tộc Ê Đê
được xác định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động XHHGD của
nhà trường, và nhiệm vụ hàng đầu là duy trì số lượng nâng cao chất lường để tạo
niềm tin cho Cha mẹ học sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với
nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm mà là vấn đề cần được sự quan tâm của
toàn xã hội, đặc biệt là cha mẹ các em và toàn bộ hệ thống chính trị ở địa

phương.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của đề tài là thông qua công tác XHHGD đẩy mạnh công tác tư
tưởng, nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Ê Đê về hôn nhân gia đình,
chống nạn tảo hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên, nâng cao nhận thức trong quần
chúng nhân dân về Giáo dục nhằm duy trì số lượng nâng cao chất lượng học
sinh, từng bước hổ trợ kinh phí mua sắm cơ sở vật chất (CSVC) xây dựng
trường lớp sáng, xanh, sạch, đẹp tạo môi trường lôi cuốn học sinh, nhằm duy trì
tốt công tác số lượng hàng năm.
Xã hội hóa giáo dục để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của Cha mẹ học
sinh (CMHS), Ban tự quản thôn buôn, chi bộ Đảng ở cơ sở và Chính quyền địa
phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Công tác này cũng góp phần khai thác tiềm năng về nhân lực,vật lực trong địa
phương xã Cư Mgar. Nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh
phí của nhân dân đóng góp, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục của nhà
trường phát triển nhanh hơn, có chất lượng hơn. Thực hiện XHHGD củng chính
là huy động cộng đồng cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu:
-590 hộ dân cư vùng đồng bào dân tộc Ê Đê thuộc 3 buôn: Buôn Trắp 130
hộ, buôn Dhung 232 hộ và buôn Bling 228 hộ.
4


-244 học sinh trường Tiểu học Tô Hiệu và 346 học sinh THCS Cao Bá
Quát.
-6 học sinh THCS bỏ học lập gia đình năm 2017 tại xã Cư Mgar, huyện
Cư Mgar, Đắc Lắc.
4. Giới hạn của đề tài:
-Đề tài nghiên cứu giới hạn công tác XHHGD trong phạm vi nhân dân
địa phương mà nhà trường đóng chân trên địa bàn xã Cư Mgar;

-Cách suy nghĩ của người đồng bào Ê Đê về những học sinh bỏ học, tảo
hôn.
5. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp điều tra, nghiên cứu:
* Phương pháp quan sát, trãi nghiệm: (Quan sát các hoạt động, sinh hoạt
hàng ngày, mức sống, thu nhập của người dân địa phương, những thói quen và
tập tục, phong tục tập quán hàng ngày của dân tộc Ê Đê có liên quan đến số
lượng học sinh, trãi nghiệm trong nhân dân để nắm bắt tình hình).
* Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh, học sinh,
phụ huynh về những vấn đề có liên quan đến học sinh nghĩ học, bỏ học và có ý
định bỏ học để bắt chồng.
* Phương pháp thống kê, phân tích số liệu.
* Phương pháp tổng hợp.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Làm tốt Công tác xã hội hóa giáo dục là tiền đề cơ bản để nâng cao dân
trí toàn dân, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc nâng cao nhận thức về
giáo dục, nhận thức về việc “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cùng nhau xây
dựng trường lớp để nhà trường trở thành “Nhà trường là cái nôi Văn hóa” của
mỗi người dân địa phương và là nơi đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho
đất nước. Ngành giáo dục luôn khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn
xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi,
mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời, tiến tới xã hội học tập.
Để công tác công tác XHHGD được sự đồng thuận cao trong lãnh đạo địa
phương, nhân dân trong toàn xã và phụ huynh, học sinh trong toàn trường thì
Hiệu trưởng phải là người gương mẫu, có tầm nhìn chiến lược, có năng lực về
mọi mặt, có uy tín cao được Đảng – Chính quyền – Các đoàn thể - Nhân dân
trong toàn xã cùng đồng nghiệp và phụ huynh học sinh trong toàn trường tin
yêu, kính trọng. Luôn phải là tấm gương sáng trong mọi lĩnh vực hoạt động để
5



cho mọi người học tập và làm theo. Phải hy sinh cả lợi ích cá nhân thì mới lay
động được lòng người cùng tham gia ủng hộ nhà trường.
Xã hội hóa giáo dục chính là việc tăng cường tính Xã hội của Giáo dục,
gắn nhà trường với cộng đồng xã hội để phát huy tối đa vai trò và tạo điều kiện
cho Giáo dục khẳng định vai trò thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội, khơi gợi
mọi tiềm năng, huy động mọi tiềm lực trong Xã hội tham gia xây dựng và phát
triển Giáo dục. Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, mọi lúc trong cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục là một chiến lược quan trọng
trong việc nâng cao nhận thức về giáo dục của toàn dân, cùng nhau đóng góp
xây dựng trường lớp cho học sinh có đủ điều kiện học tập và tổ chức tốt các hoạt
động học tập nhằm lôi cuốn học sinh đến trường và hình thành nhân cách phát
triển toàn diện con người nhằm mục đích: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước”.(Nghị quyết TW2 khóa
VIII của BCH TW Đảng)
Để thực hiện được điều đó đòi hỏi người Hiệu trưởng đóng vai trò quyết
định then chốt trong việc tổ chức cho đội ngủ giáo viên đẩy mạnh các hoạt động
xã hội hóa giáo dục địa phương và của nhà trường, là cầu nối giũa nhà trườngGia đình- Xã hội. Muốn nâng cao nhận thức, nâng cao dân trí toàn dân về tảo
hôn, về số lượng, chất lượng…thì cái quan tâm đầu tiên đội ngủ làm công tác
giáo dục là gần dân, hiểu được dân, trao đổi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân, tạo sự gần gủi thân thiện, hòa đồng cùng nhân dân trong từng công
việc…
Cần phối kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục “Nhà trường - Gia đình - Xã
hội” Để nhà trường phối kết hợp tốt với gia đình và xã hội thì công tác xã hội
hóa giáo dục phải đi vào chiều sâu, phải làm tốt công tác dân vận, phải thực sự
thâm nhập vào đời sống của từng người dân, từng phụ huynh có như vậy thì
công tác huy động XHHGD xây dựng trường lớp, đẩy mạnh số lương, và chống
thủ tục lạc hậu (bỏ học đi lấy chồng) của học sinh địa phương mới bền vững.

Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của
mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn
dân, để thực hành những việc nên làm, những công việc mà Đảng và nhà nước
giao cho”.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Địa phương xã Cư Mgar nơi mà bản thân tôi đang công tác chủ yếu là
học sinh đồng bào dân tộc. Trường Tiểu học Tô HIệu và trường THCS Cao Bá
Quát nằm giữa 3 buôn, Có trục đường liên xã Quảng Phú - Quảng Hiệp đi qua,
đường sá đi lại trong buôn chủ yếu là đường đất, do địa hình dốc nghiêng nên
đường gập gành, trơn trượt, lầy lội và bụi đất theo mùa. một số hộ gia đình tách
6


hộ dựng nhà mới rải rác ngoài rẫy cà phê, nên việc đi lại giao tiếp với dân, huy
động học sinh khi vắng học gặp rất nhiều khó khăn.
Thực trạng cơ sở vật chất trường tiểu học Tô Hiệu: do sự phát triển đô thị
hóa của thị trấn Quảng Phú cho nên học sinh thường có xu thế hay chuyển
trường để tới nơi có trường học khang trang hơn (Mặc dù đóng góp học phí cao
hơn) dẫn đến việc duy trì sĩ số - phổ cập giáo dục bị ảnh hưởng rất nhiều. Đặc
biệt trong thực tế trường còn thiếu thốn quá nhiều cơ sở vật chất phục vụ cho
giảng dạy và thầy và học tập của trò.
Cụ thể: Trường có 2 khu: - Khu A là dãy nhà 2 tầng có 6 phòng học xây
dựng từ năm 2003 nay đã xuống cấp. Khu B: Là 2 dãy nhà trệt gồm 6 phòng đã
xây dựng từ năm 1993, đến nay do không được tu bổ thường xuyên nên xuống
cấp, nền láng xi măng bị sụt, cửa long, bản lề cong vênh, của ra vào xộc xệch
bong sơn, khuy chốt hỏng, quạt điện chưa có, hệ thống điện chiếu sáng chưa
hoàn chỉnh… tường rào không đảm bảo nhiều chỗ còn rào tre róc tạm bợ, nhà xe
giáo viên và học sinh chưa có nên giáo viên không an tâm khi công tác, an ninh
trật tự còn nhiều bất cập…
Hiện nay nhà trường có các phòng để làm việc như phòng hội họp, phòng

chờ giáo viên phòng thư viện, phòng thiết bị. Đặc biệt phòng YTHĐ – phòng
bảo Bảo vệ còn chật chội. Sân chơi bãi tập còn thấp, khi mưa thường bị ngập
nước kéo dài.
Về thiết bị đồ dùng: Còn thiếu quá nhiều, nhiều đồ dùng cũ, hỏng không
còn khả năng sử dụng, nhiều bộ đồ dùng không đáp ứng nhu cầu giảng dạy và
học tập.
Tất cả những điều trên chưa thực sự thu hút học sinh, chưa gây hứng thú
với các em và các em không được tham gia nhiều vào các hoạt động ngoại khóa,
các hoạt động vui chơi bổ ích ngoài giờ học… điều đó khiến các bậc phụ huynh
học sinh không an tâm khi gửi con đến trường.
- Về phía nhân dân: Một bộ phận nhân dân có tư tưởng khoán trắng việc
giáo dục con, em họ cho nhà trường. Họ cho rằng chỉ có nhà trường mới có chức
năng giáo dục. Không thấy rõ vai trò của giáo dục gia đình và xã hội. Đặc biệt là
không thấy được tầm quan trọng của tính thống nhất giáo dục giữa: Nhà trường
– Gia đình – Xã hội. Một bộ phận khác lại không hiểu đúng về Xã hội hóa giáo
dục chỉ nhìn thấy quyền lợi mà không thấy trách nhiệm hoặc mới chỉ thấy trách
nhiệm một phía, điều đó khó khăn hơn ngay cả giáo viên, nhà trường, địa
phương có nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nhưng sự ủng hộ này
chưa mang tính đồng thuận, còn đơn lẻ, không đồng bộ… nên ít hiệu quả.

7


-Thực trạng của nhân dân địa phương: qua khảo sát kinh tế chủ yếu của
nhân dân là trồng lúa nước và hoa màu, Cây công nghiệp như Cao su, điều, tiêu,
cà phê có nhưng diện tích nhỏ. Thu nhập thấp và không đều.
Đa số phụ huynh người dân tộc Kinh và một số ít người Dân tộc Ê Đê có
kinh tế và có nhận thức hơn thì cho con em ra thị trấn Quảng Phú học, số còn lại
là Đồng bào dân tộc Ê Đê chưa nhận thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình
đối với con em, coi trọng việc nương rẩy, chỉ muốn các em ở nhà phụ giúp công

việc đồng áng, công việc gia đình mà không nghĩ đến tầm quan trọng của việc
học tập.
Do tập tục canh tác theo mùa của đồng bào dân tộc nên một số hộ gia đình
thường di dân tự do đi làm theo mùa vụ và một số gia đình có cả 2 nơi sinh sống
vừa ở xã Cư Mgar vừa ở xã E Hding mùa nào ở đâu thì cả nhà đến đó ở nên khi
di chuyển họ thường đưa con cái đi theo mà không nghĩ đến việc học của học
sinh. Vì thế việc đến trường của các em cũng hay gián đoạn do phải phụ giúp
công việc gia đình, thêm vào do điều kiện kinh tế khó khăn không có điều kiện
cho con em theo học, thời gian đầu tư cho học tập của các em hạn chế dẫn đến
kết quả học tập yếu kém đần dần các em dễ bị chán nản, vắng mặt ngày càng
nhiều rồi bỏ học giữa chừng.
-Do khu dân cư xã Cư Mgar gần thị trấn Quảng Phú nên nhân dân và học
sinh, thanh thiếu niên địa phương bị ảnh hưởng các tệ nạn như ăn chơi, đua đòi
chưng diện, đi học má phấn môi son chạy theo lối sống sa đọa, mặt khác do ảnh
hưởng công nghệ thông tin, in tơ net, phim ảnh trên các trang Wepsai đồi trụy,
yêu đương sớm...nên việc quản lý, giáo dục các em là hết sức khó khăn...
-Mặt khác người đồng bào Ê Đê thường hay chiều con, không la mắng
con, (Một số người tâm sự rằng la con, đánh con về già nó không nuôi lại mình)
cho con tiền hàng ngày khi đi học, lâu dần thành quen không có tiền hs không đi
học. Hàng ngày ở nhà tối lại các em đi nhà bạn bè, bà con, hàng xóm có thể ngủ
lại qua đêm mà gia đình không quản lý. Họ thường buông lỏng quản lý con cái,
Họ thường để con cái phát triển tự nhiên theo quy luật của thiên nhiên...
Qua khảo sát, thống kê số lượng hs và số hộ gia đình trên địa bàn như sau:
-Trường T/h Tô Hiệu: 244 hs/ Nừ 120 học sinh (hs) ;
Dân tộc: 241 em. (54 hs con hộ nghèo, cận nghèo).
Tổng số hộ dân: 590 hộ gia đình/ 3 thôn buôn.
Có 1 học sinh: Huỳnh Thị Ngọc Một; Trú Quảng Hiệp, nơi sinh Buôn Mê Thuột,
theo gia đình di cư tự do, Mẹ thuê nhà ở nhờ, bán hàng rong. Hay nghỉ học do
mẹ hay di chuyển cư trú.
Em Y lợi Ê ban Mẹ đi làm công nhân thành phố Hồ Chí Minh, Bố ở nhà làm

ruộng; em hay bỏ học để chơi Gem suốt ngày, Bố mẹ không quan tâm.
-Trường THCS Cao Bá Quát 346 hs/ Nừ 172 học sinh (hs) ;
Dân tộc: 241 em. (65 hs con hộ nghèo, cận nghèo).
8


Tổng số hộ dân: 2200 hộ gia đình/ 14 thôn buôn.
Năm 2017 có 6 học sinh tảo hôn ở độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi. 1 học sinh nữ lớp 8
gia đình có 2 mẹ con, di cư tự do đến ở nhà thuê có hành vi gạ gẩm người lớn
tuổi quan hệ tình dục để thỏa mản nhu cầu vật chất và mua sắm điện thoại A
phôn…
3) Nội dung và hình thức của giải pháp:
a) Mục tiêu của giải pháp:
Nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc Ê Đê về luật hôn nhân gia đình,
chống nạn tảo hôn khi chưa đủ tuổi vị thành niên,
Nâng cao nhận thức trong quần chúng nhân dân về Giáo dục nhằm hình
thành và phát triển nhân cách con người toàn diện hs.
Xã hội hóa giáo dục để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của Cha mẹ học
sinh (CMHS), Ban tự quản thôn buôn, chi bộ Đảng ở cơ sở và Chính quyền địa
phương.
Khai thác tiềm năng về nhân lực,vật lực trong địa phương xã Cư Mgar.
Nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh phí của nhân dân
đóng góp, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục của nhà trường phát triển
nhanh hơn, có chất lượng hơn. Nhằm tổ chức tốt các hoạt động vui chơi giải trí,
lôi cuốn các em đến lớp, chống hiện tượng học sinh bỏ học giữa chừng.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý giáo dục, Là Đảng ủy
viên BCH, được Đảng ủy xã Cư Mgar phân công phụ trách công tác giáo dục, y
tế địa phương, sống gần gủi với phụ huynh là người đồng bào dân tộc thiểu số Ê
Đê tại chỗ bản thân tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm đáng chia sẻ sau:

-Mọi hoạt động XHHGD đều liên quan đến người giáo viên. Khi giáo viên
làm tốt chức trách của mình sẽ là nguồn lực cơ bản khích lệ sự nhiệt tình của các
lực lượng xã hội, đặc biệt là của các bậc phụ huynh. Nhất là giáo viên chủ
nhiệm phải có năng lực vận động quần chúng (CMHS), tổ chức chi hội CMHS
lớp thành lực lượng thực hiện tích cực. Nâng cao nhận thức, sự tự giác của
CMHS bằng mọi hình thức tuyên truyền; Đảm bảo hiệu quả công việc, không
mang tính cá nhân, đem lại lợi ích chung thiết thực.
Làm tốt công tác dân vận, thực hiện tốt công tác hành chính, tiếp dân. Tạo
sự gần gủi thân thiên với nhân dân, tạo được lòng tin trong nhân dân, để nhân
dân hổ trợ công tác số lượng hàng năm. Nhờ vậy hàng năm nhà trường huy
động đạt 100 % học sinh đúng độ tuổi ra lớp. Duy trì số lượng đạt 100%, không
có học sinh bỏ học giữa chừng ở cấp trong địa bàn.
Nguyên tắc quan trọng nhất đặt ra là đảm bảo tính đồng thuận, sự tự
nguyện, công khai minh bạch trong mọi hoạt động của BĐD HS lớp, BĐ DHS
trường và của trường khi có sự đóng góp tài chính của nhân dân.
9


Phụ huynh là nhân tố tích cực tham gia vào công tác XHHGD. Vì vậy, nhà
trường cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Nắm vững lý lịch của PHHS; Xây
dựng kế hoạch; Huy động sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh có uy tính với cộng
đồng, buôn làng như Già làng, trưởng bản; Phát huy khả năng và lòng nhiệt tình
của PHHS có trách nhiệm.
Ví dụ: Khi nhà trường cần sửa chữa, nâng cấp một hạng mục công trình
của trường, nhà trường tổ chức họp lấy ý kiến Ban đại diện (BĐD) CMHS, ý
kiến góp ý, tư vấn của PHHS có chuyên môn. ngoài ý kiến của thi công, Qua
thực tế, PHHS đưa ra những ý kiến rất hay giúp nhà trường có những quyết định
đúng đắn trong việc xây dựng CSVC.
Khi có học sinh bỏ học, giáo viên liên hệ mà học sinh không trở lại
trường, phụ huynh phải xác nhận và nêu lý do hs nghỉ học. Sau đó nhà trường

mời BĐD CMHS lên họp với BGH, phân công BĐD đến từng nhà hs để tìm
hiểu nguyên nhân và vận động, động viên phụ huynh cùng Ban tự quản thôn
buôn có hình thức giúp đỡ phù hợp với từng học sinh để các em đến lớp.
Trước tình hình học sinh bỏ học nhiều, kéo theo bỏ học là tảo hôn, (Đi bắt
chồng) nguyên nhân chính là do học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn. Muốn duy
trì sĩ số thì phải làm tốt công tác nhân đạo từ thiện để giúp đỡ học sinh nghèo
được đến trường như: Tặng áo quần, tặng sách vở, đồ dùng học tập, miễn giảm
một số khoản đóng góp…. và xây dựng tủ sách dùng chung giúp học sinh nghèo
được mượn vào đầu các năm học.
Đội ngủ giáo viên phải nhận thức được trách nhiệm của việc một hội đồng
2 nhiệm vụ: Dạy học và Phổ cập giáo dục. Vì vậy đội ngủ đã làm tốt công tác xã
hội hóa hàng năm và quản lý tốt khu dân cư được phân công, nắm bắt tình hình
từng gia đình và từng học sinh thuộc khu dân cư mình chịu trách nhiệm quản lý
lâu dài rất tốt. Tạo sự thân thiện giữa giáo viên và gia đình, địa phương, tạo điều
kiện cho giáo viên khi xuống gia đình vận động các em đến lớp khi các em nghĩ
học do ốm đau hay có ý định bỏ học. Hàng năm đến gia đình thăm hỏi, gần gủi
tạo sự thân thiện không gây bở ngỡ, ngại ngùng cho nhân dân khi tiếp xúc với
giáo viên...
NHững khó khăn hay gặp trong việc thực hiện các giải pháp: Hàng ngày
đội ngủ CBGV khi xuống gia đinh phụ huynh tiếp xúc với nhiều lứa tuổi nhưng
tiếng địa phương không thành thạo, CMHS trao đổi với nhau bằng tiếng địa
phương nên khi trao đổi thông tin có lúc còn nhờ học sinh phiên dịch, khó khăn
cho việc truyên truyền thông tin hai chiều. Vì vậy nhà trường khuyến khích gv
tăng cường học tiếng Ê Đê. Đến nay nhà trường đã có 50% CB, GV biết tiếng Ê
Đê.
Một số phụ huynh rượu chè triền miên, nhận thức và giao tiếp kém, họ
không cần biết con họ đang làm gì? ở đâu, đi đâu hay hàng ngày sống và học tập
10



như thế nào? Tối ngủ ở đâu, nhà nào? Nói đúng hơn là nuôi con theo kiểu cha
mẹ sinh con trời đất sinh tính. Con cái phát triển theo tự nhiên; Con bỏ học lúc
nào, đi đâu, làm gì thì tùy nó? Con đi ngủ qua đêm ở nhà khác sáng về là chuyện
bình thường. Họ có cách nghĩ là: La rầy con cái về già sợ không ai nuôi nên họ
rất ít nhắc nhở con cái họ...Với những phụ huynh này nàh trường phải chọn hình
thức truyên truyền hợp lý về thời gian, về đối tượng truyên truyền là người có uy
tính trong địa phương...Năm 2016-2017 nhà trường đã tổ chức 3 lần truyên
truyền vận động nhờ đến già làng trưởng bản đều thành công.
-Đối với dân tộc thiểu số họ thường ngại tiếp xúc với người lạ, nhiều lúc
họ biết nhưng cũng không muốn trả lời có lúc trả lời qua loa cho xong. Vì vậy
Phân công giáo viên quản lý địa bàn khu dân cư là rất quan trọng. khi giáo viên
xuống địa bàn quen thuộc của mình hàng năm họ hiểu từng hộ gia đình, quen
từng hộ gia đình, được các gia đình Đồng bào coi như người thân nên dân không
ngại khi tiếp xúc với gv khi đi điều tra cũng như đến vận động các em đến lớp.
-Trách nhiệm, tự giác của giáo viên thuộc nhóm điều tra dược nâng lên.
GV luôn tiếp xúc với dân, vân động nhân dân chăm lo cho con em mình, đẩy
mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, cập nhật phiếu điều tra, sổ theo dõi, hiểu
được hoàn cảnh từng hộ gia đình, từng khu dân cư mình quản lý rà soát tuyển
sinh, huy đông hs bỏ học và vận động hs chống tảo hôn...
Khó khăn cần khắc phục đó là do một số hộ dân sống rãi rác ngoài nương
rẫy, đường sá đi lại khó khăn, các nhóm phải tranh thủ đến từng hộ gia đình vào
chiều tối hoặc sáng sớm mới gặp vì nhân dân thường đi rẫy từ sáng sớm đến tối
mới về.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
-Do đất canh tác ít, một số hộ đồng bào phải đi canh tác ở các vùng khác,
điều kiện kinh tế khó khăn. Một số hộ gia đình không có đất sản xuất, nhận thức
chưa cao. Công việc làm không ổn định, Đặc biệt là một số phụ huynh hay nát
rượu, bê tha bỏ mặc con cái...sống không có định hướng.
Từ đó nhà trường cần đưa ra các giải pháp, biện pháp phù hợp, xây dựng
tốt mối quan hệ giữa nhà trường- Gia đình và các tổ chức ban nghành đoàn thể ở

địa phương xã. Tham mưu với hội đồng giáo dục địa phương và lãnh đạo UBND
xã các định hướng giáo dục hàng năm cho địa phương. Tổ chức tốt phong trào
giao lưu kết nghĩa thôn buôn hàng năm. Tổ chức giao lưu tuyên truyền với phụ
huynh học sinh, cha mẹ học sinh qua các buổi họp của Ban tự quản về việc học
tập, về giáo dục con cái, về ảnh hưởng sau này của việc lấy chồng sinh con khi
chưa đủ tuổi thanh niên...
-Hiệu trưởng lập kế hoạch chiến lược xây dựng CSVC sát với tình hình
Địa phương và Nhà trường, phải có uy tín cao đối với Đảng – Chính quyền –
Nhân dân trong toàn xã và đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh trong toàn trường;
năng động sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm, có tầm nhìn
11


chiến lược và sẵn sàng hy sinh vì tập thể; gương mẫu trong mọi lĩnh vực hoạt
động: biết cách tham mưu và huy động xây dựng CSVC.
-Sử dụng nguồn huy động đúng mục đích đạt hiệu quả cao. Tài chính
minh bạch, công khai. Biết cách tháo gỡ khó khăn và cùng chia sẻ nỗi vất vả của
địa phương của CMHS và Nhà trường. Xây dựng được nguyên tắc tập trung dân
chủ, xây dựng được mối đoàn kết nhất trí cao trong đơn vị, xây dựng được nề
nếp tốt trong nhà trường và làm chuyển biến rõ nét về chất lượng giáo dục qua
từng học kỳ, từng năm học. Làm tốt sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong
và ngoài nhà trường.
-Nội dung chủ yếu của xã hội hóa giáo dục gồm: - Xây dựng phong trào
học tập toàn xã hội, làm cho nền giáo dục trở thành một nền giáo dục cho mọi
người. – Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sóc
thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Để đáp
ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông cần phải có cơ sở vật chất đạt chuẩn để
đảm bảo việc dạy và học trong nhà trường.
-Ban ĐD CMHS trường và lớp là cánh ta phải đắc lực của nhà trường, vì
vậy khi bầu BĐD phải chọn những người có uy tính trong cộng đồng, có tâm,

nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc để giúp nhà trường trong công tác vận
động, tổ chức cộng đồng quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương ax hội hóa
giáo dục.
-Một giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giảng dạy cần làm tốt công tác phụ
trách khu dân cư, xây dựng mối quan hệ với gia đình, nhà trường và xã hội , làm
tốt công tác dân vận, tổ chức điều tra nắm bắt hoàn cảnh từng học sinh. Vận
động học sinh ra lớp.Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các hoạt
động vui chơi tập thể, các trò chơi dân gian, sinh hoạt văn hóa thôn buôn, văn
nghệ thể thao...để đưa các em đi vào hoạt động, thu hút các em đến lớp.
Hoạt động của giáo viên liên quan đến việc tiếp xúc và hợp tác với cộng
đồng dân cư địa phương, tham gia các hoạt động cùng địa phương, quan tâm đến
sự tiến bộ về nhận thức của phụ huynh về sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tự chịu trách nhiệm về công tác số lượng của lớp mình chủ nhiệm và khu dân
cư mình phụ trách. Nêu cao vai trò trách nhiệm dù việc làm đó trong hoàn cảnh
nào. Luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao với thái độ công bằng, khách
quan, chân thật, trung thực với vai trò là một người Thầy.

12


d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng:
+ Khảo nghiệm trên địa bàn cuối năm 2016:

DÂN TỘC

Buôn B Ling
Buôn Trắp
Buôn DHung

TỔNG CỘNG

Số
hộ
dân
230
128
232
590

%

38,98
21,69
39,32

Số
Nhân
Khẩu

Số
%
Hộ
Nghèo
Cận
nghèo
1150 41,07
20
490 17,5
17

1160 41,42
17
2800
54

%

8,6
13,28
7,32
9,15

Số gđ
quan tâm
học tập
hàng
ngày của
con em.
212
120
215
547

%

92,17
93,75
92,67
92,71


+ Kết quả khảo nghiệm trên địa bàn cuối 2017:

DÂN TỘC

Buôn B Ling
Buôn Trắp
Buôn DHung
TỔNG CỘNG

Số
hộ
dân
230
128
232
590

%

38,98
21,69
39,32

Số
Nhân
Khẩu

Số
%
Hộ

Nghèo
Cận
nghèo
1150 41,07
20
490 17,5
17
1160 41,42
17
2800
54

%

8,6
13,28
7,32
9,15

Số gđ
quan tâm
học tập
hàng
ngày của
con em.
220
123
225
568


%

95,65
96,09
96,98
96,27

*Kết quả huy động trở lại lớp năm học 2017-2018
-Con mồ côi cả cha lẫn mẹ, khuyết tật: 1 em. (Y Na Tô Niê) học sinh lớp 3B.
-Học sinh khuyết tật: 1em (H Rin Bya 2B).
-Số hộ gia đình hay di cư theo mùa không đưa con đi theo: 2 hộ (có 3 học sinh
đi theo)
-HS Tiểu học hay nghỉ học theo mùa, có nguy cơ bỏ học: 6 em đã ra lớp 100%.
-HS THCS hay nghỉ học có nguy cơ bỏ học: 22 em. Hiện nay chỉ còn 8 em.

13


• So sánh kết quả khảo nghiệm 2016, 2017 cho thấy:
TRƯỜNG

TSHS

T/h Tô Hiệu
THCS Cao Bá Quát

244
346

Năm 2016

Ý định Tảo hôn
bỏ học
6
22
6

Năm 2017
Ý định Tảo hôn
bỏ học
4
0
8
0

Sau vận động
Ý định
Tảo hôn
bỏ học
0
0
0
0

+ Kết quả của công tác xã hội hóa giáo dục:
-Huy động xã hội hóa hàng năm từ 1500 000 đến 2 000 000 đồng. Để mua sách
giáo khoa cho học sinh nghèo và truyện tranh cho các em đọc.
-Từ công tác tuyên truyền đã làm tăng nhận thức của người dân về tảo hôn và hệ
lụy sau này của hs bỏ học từ 92, 71 % lên 96,27%. (Tăng 3,56%).
-Nạn tảo hôn không còn xảy ra trong năm 2017 và đầu 2018. (100%)
-Ban đại diện CMHS năm 2017 đã làm tốt công tác vân động địa phương, nhà

trường, phụ huynh, cá nhân – tập thể và các nhà hảo tâm đã tự nguyện đóng góp,
ủng hộ cho nhà trường xây dựng CSVC với tổng số tiền là 42.000.000 đồng, xây
1 phòng YTHĐ, 1 phòng bảo vệ, 200 m bờ bao khuôn viên sân chơi bãi tập, bồn
hoa cây cảnh.
Nhận thức về giáo dục và sự quan tâm đến việc không để con em bỏ học
tăng lên. Nhân dân đồng nhất quan điểm với nhà trường về mọi mặt, họ gần gủi
thân thiện và hay đến trường thăm hỏi, chia sẻ công việc cùng nhà trường
thường xuyên hơn, tự nhiên hơn, hàng ngày phụ huynh vào gặp BGH, giáo viên
mạnh dạn, tự nhiên mà không rụt rè, e sợ như xưa, hàng ngày có nhiều người
đưa đón con đi học hơn. Đóng góp xây dựng nhà trường tự nguyện với tinh thần
tự giác cao hơn...Quy mô trường lớp ngày càng được chú trọng, kiến thiết xây
dựng cơ bản hơn, trường lớp sáng, xanh, sạch đẹp hơn...

14


MỘT SỐ HÌNH ẢNH CSVC MANG LẠI TỪ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GD

15


Hình ảnh học sinh trường cấp I và cấp II tổ chức vui tết trung thu.
tại địa phương xã Cư Mgar.
16


Giờ chào cờ đầu tuần tại trường.

17



III. Phần kết luận, kiến nghị
1.Kết luận
Thông qua thực tiển áp dung sáng kiến “ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÓA GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TÔ HIỆU XÃ CƯ MGAR” đã làm
cho trường tôi nói riêng và xã nhà Cư Mgar nói chung có nhiều khởi sắc đáng
mừng về công tác xã hội hóa giáo dục. Là đơn vị nhiều năm liền làm tốt công tác
huy động trẻ ra lớp đạt 100%, không có sai sót đáng tiếc về hồ sơ PCGDTH, Liên
tục 5 năm liền không có học sinh bỏ học giữa chừng. Không còn tệ nạn học sinh
bỏ học theo chồng, nạn tảo hôn được đẩy lùi. Nhận thức đại bộ phận nhân dân địa
phương về công tác xã hội hóa được nâng lên, công tác huy động nguồn lực trong
dân để xây dựng CSVC cho học sinh học tập ngày được quan tâm.
Như vậy, để công tác xã hội háo giáo dục trong nhà trường đạt hiệu quả,
nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể, nên lựa chọn nội dung XHH phục vụ
trực tiếp cho quyền lợi của học sinh và có dự trù kinh phí để phụ huynh học sinh
thuận lợi trong việc lựa chọn các công việc mà họ sẽ ủng hộ nhà trường.
Vận động, động viên để phụ huynh tham gia một cách tự nguyện, tránh gò
ép gây bức xúc. Để phụ huynh học sinhy hiểu lầm sẽ làm cho họ thiếu niềm tin
với nhà trường. Những công việc có liên quan đến kinh phí đóng góp của phụ
huynh học sinh cần để phụ huynh tham gia, lựa chọn nđối tác, giám sát thi công.
Nhà trường chỉ là đối tượng được hưởng thụ những sản phẩm mà các bậc phụ
huynh trao tặng.
NHà trường phải biết chọn lựa thời gian thích hợp nhất để đưa ra chủ
trương xã hội giáo dục, cân nhắc huy động thế nào cho hợp lý với điều kiện kinh
tế có thể của CMHS, xây dựng kế hoạch và mời các thành phần tham gia công
tác XHHGD gồm: Chi bộ Đảng, BCH công đoàn, BGH, chính quyền địa phương
xã, Hội đồng giáo dục xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cha mẹ học sinh, …..
Công tác XHHGD có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như: Đầu
tư bằng vật chất cho nhà trường dưới các dạng khác nhau; Đóng góp bằng công
sức lao động, đóng góp bằng vật liệu xây dựng, bằng tiền mặt…Tận dụng vai trò

của các tổ chức như UBND xã, Hội đồng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ học
sinh của trường, của lớp cùng thực hiện.
-Để thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả thì nhà trường cần làm tốt
một số việc sau:
Đổi mới việc xây dựng nghị quyết chi bộ, xây dựng kế hoạch công tác xã hội
hóa theo hướng khoa học, thiết thực, cụ thể, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá,
rà soát phân công nhiệm vụ cụ thể, giao trách nhiệm tới từng giáo viên. Trong
18


quá trình công tác cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp học trong địa bàn xã,
cập nhật số liệu kịp thời.
Xây dựng cảnh quan trường lớp theo định hướng trường chuẩn quốc gia,
tạo môi trường học tập lành mạnh theo những tiêu chí của việc xây dựng:
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” Ưu tiên quyền lợi thiết thực cho học
sinh.
Thường xuyên tuyên truyền, vận động tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng
cao nhận thức của toàn dân về công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm đẩy mạnh tỷ
lệ chuyên cần và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Tích cực tham mưu
với các ngành các cấp với chính quyền địa phương, huy động mọi điều kiện về
vật chất và tinh thần để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục.
Họp phụ huynh lớp để cùng bàn bạc trao đổi kế hoạch, Lắng nghe tâm tư
nguyện vọng của phụ huynh để cùng phối kết hợp giáo dục học sinh. Đặc biệt là
xây dựng kế hoạch duy trì số lượng trong năm, kế hoạch phụ đạo học sinh nhầm
lớp, cương quyết không để hs tảo hôn.
Đối với sự nghiệp “Trồng người”, hình ảnh người thầy cô tận tụy, mẫu mực,
gần dân, thân thiện với nhân dân luôn là tấm gương sáng cho phụ huynh noi
theo. Do vậy, xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh lớp
mình chủ nhiệm mà đòi hỏi mỗi giáo viên phải giàu lòng nhân ái, vị tha, nhiệt
tình trong mọi công việc được giao. Đồng thời luôn tu dưỡng rèn luyện phẩm

chất đạo đức của người giáo viên, không ngừng học tập để nâng cao trình độ
chuyên môn.
Trong công tác giảng dạy, người thầy không chỉ có “Lòng yêu nghề, mến
trẻ” đem hết nhiệt tình để truyền đạt kiến thức cho học sinh mà quan trọng hơn
nữa là phải có biện pháp giáo dục định hướng cho các em ham mê học tập để
học sinh có ý thức học tập và đi vào nề nếp hơn, không nghĩ học, bỏ học vì
không thích thầy, cô,; Phụ huynh quan tâm hơn đến con mình vì hình ảnh đẹp
của người Thầy.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài việc làm cầu nối giữa nhà trường với các bậc
phụ huynh học sinh, giáo viên còn phải theo dõi các hoạt động vui chơi của các
em để kịp thời điều chỉnh hành vi đạo đức cho các em. Đặc biệt trong những
năm gần đây việc thực hiện các phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực”- “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn
để hoàn thiện mình, xứng đáng với công việc mà ngành giáo dục giao cho. Đặc
biệt chú trọng công tác tiếp dân, thân thiện với mọi người, tạo niềm tin khi nhân
dân đưa con em đến trường, xây dựng được ý thức của việc học cho từng phụ
huynh để từ đó họ có trách nhiệm động viên nhắc nhở con em đến lớp không
nghĩ học bỏ học giữa chừng; Đây là tiền đề cho việc làm tốt công tác số lượng
và duy trì tốt công tác PCGD chống tảo hôn cho nhà trường và địa phương.
19


Quan hệ mật thiết với phụ huynh học sinh cũng hết sức quan trọng. Trong
các cuôc họp, hay khi đến nhà dân, trước tập thể phụ huynh mà hãy làm cho
cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa phụ huynh và giáo viên. Làm
được như thế chắc chắn các thầy cô sẽ được phụ huynh tin yêu và các em học
sinh yêu mến.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để
xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng. Phải biết đối xử công bằng và

nghiêm minh trong nhận xét đánh giá học sinh. Là người chịu trách nhiệm về sự
phát triển toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách.
Có thể nói “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người
thầy” sẽ giúp phụ huynh và học sinh phát huy hết khả năng đối với việc học tập
của con em mình đó cũng là một yếu tố thành công trong công tác XHHGD hiện
nay.
III.2. KIẾN NGHỊ
a, Đối với nhà trường.
Cần tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác dân vận cho cán
bộ giáo viên. Tiếp tục chỉ đạo sát sao công tác “Nhóm PCGD phụ trách khu dân
cư và huy động số lượng học sinh đến lớp” Thuyết phục, giáo dục học sinh nhận
thức về việc tảo hôn, không đua đòi, lêu lỏng, có lối sống buông lỏng...
b, Đối với địa phương.
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ các chủ trương
đường lối của Đảng và nhà nước về luật hôn nhân và gia đình, công tác XHH
giáo dục và điều hành tốt hội đồng giáo dục địa phương để cùng các nhà trường
thực hiện tốt công tác: Xã hội hóa giáo dục địa phương xã Cư mgar.

Cư Mgar, ngày 15 tháng 3 năm 2018
Người viết

Nguyễn Văn Tuấn

20


TÀI LỆU THAM KHẢO
-Nghiên cứu TT 07/2016/ TT-BGD&ĐT ngày 22/3/2016 Quy định về điều
kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục, kiểm tra công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

-Hồ sơ PCGD xã Cư Mgar.
-Điều lệ trường Tiểu học.
-Văn kiện hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW đảng khóa 12.
-Chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm
2018 về phong cách dân chủ,phong cách quần chúng, phong cách khoa học, phong cách nêu gương, phong cách của người lãnh đạo.

Đánh giá, nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm
TRường Tiểu học Tô Hiệu

21


Đánh giá, nhận xét của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm
Phòng GD&ĐT Cư Mgar

Đánh giá thẩm định của UBND huyện CưMgar

22


23



×