Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

THUYẾT MINH DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIAVỀ CẤU TRÚC THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU CÔNG DÂN TRAO ĐỔI VỚICƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.18 KB, 24 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC TIN HỌC HÓA

THUYẾT MINH
DỰ THẢO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CẤU TRÚC THÔNG ĐIỆP DỮ LIỆU CÔNG DÂN TRAO ĐỔI VỚI
CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ

Hà Nội - 01/2016


MỤC LỤC

1.

2.

3.

4.

Giới thiệu quy chuẩn......................................................................................3
1.1.

Tên quy chuẩn........................................................................................3

1.2.

Ký hiệu...................................................................................................3

Sự cần thiết ban hành quy chuẩn...............................................................3


2.1.

Căn cứ pháp lý.......................................................................................3

2.2.

Nhu cầu thực tế......................................................................................4

Sở cứ xây dựng quy chuẩn..........................................................................5
3.1.

Quy định trong nước..............................................................................5

3.2.

Kinh nghiệm quốc tế..............................................................................6

Nội dung cơ bản............................................................................................7
4.1.

Phạm vi nội dung và phương pháp sử dụng..........................................7

4.2.

Đặc điểm giải pháp xây dựng quy chuẩn...............................................9

4.3.

Nội dung trình bày quy chuẩn.............................................................13


4.4.

Bảng đối chiếu quy chuẩn với tài liệu tham khảo................................13

5. Kết luận.......................................................................................................15
6. Tài liệu tham khảo.....................................................................................16
Phụ lục................................................................................................................19
Những câu hỏi đáp về nội dung quy chuẩn.........................................................19

2


1.

Giới thiệu quy chuẩn
1.

Tên quy chuẩn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao
đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
2.

Ký hiệu

QCVN: xxx:2016/BTTTT
2.

Sự cần thiết ban hành quy chuẩn
3.


Căn cứ pháp lý

Ngày 08/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ
công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 20132020. Đề án 896 đưa ra định hướng và giải pháp đổi mới cơ bản về tổ chức, hoạt
động quản lý nhà nước về dân cư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ cho công dân. Trong đó, Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQG về Dân cư) được coi là xương sống,
yếu tố quyết định đến thành công của Đề án và là cơ sở dữ liệu quan trọng được
ưu tiên triển khai xây dựng phục vụ mục đích phát triển chính phủ điện tử. Tại
Đề án này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng,
hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo
kết nối liên thông Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin của
các Bộ, ngành, địa phương.
Tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016
của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 896, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng
đã kết luận Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương.

3


Tiếp đó, tại Quyết định số 26/QĐ-BCĐ896 ngày 8/3/2016 của Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo 896 ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án tổng thể đơn giản hoá thủ tục hành chính,giấy tờ công dân
và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư năm 2016, Phó Thủ tướng đã
giao Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân

cư với hẹ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương trong tháng 09/2016.
Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước công dân, quy
định cụ thể vai trò và mối quan hệ giữa CSDLQG về Dân cư với các hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương. Điều 9 của Luật Căn
cước cũng quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm 15 trường thông
tin.
Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, Khoản 5,
Điều 7 có quy định Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
công nghệ thông tin kết nối giữa Cơ sờ dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ
liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 đã xác định CSDLQG về Dân
cư là một trong sáu CSDLQG cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển chính
phủ điện tử. Vì vậy, đây là cơ sở dữ liệu nòng cốt trong việc làm nền tảng để xây
dựng các hệ thống thông tin kết nối và sử dụng dữ liệu về dân cư trên cơ sở dữ
liệu này.
4.

Nhu cầu thực tế

4


Với định hướng được khẳng định tại Quyết định số 896/QĐ-TTg đã xác
định CSDLQG về Dân cư là nòng cốt trong việc thực hiện tạo sự đổi mới căn
bản về tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù
hợp với điều kiện Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
thông lệ quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục
hành chính cho người dân, doanh nghiệp, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính,

giảm giấy tờ công dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời, góp phần phát triển chính
phủ điện tử. CSDLQG về Dân cư là thành phần chính cho việc kết nối, chia sẻ
dữ liệu trong tất cả các cơ quan nhà nước có liên quan đến thông tin về công
dân, phục vụ quản lý nhà nước và cải cách hành chính. Cũng theo Đề án này,
CSDLQG về Dân cư phải được kết nối liên thông đến tất cả các cơ quan nhà
nước để khai thác, sử dụng.
Để thực hiện việc “đảm bảo kết nối liên thông” này thì điều kiện cần phải
thống nhất về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa CSDLQG về
Dân cư với các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước. Đây chính là việc
triển khai thiết kế, hướng dẫn cụ thể áp dụng các tiêu chuẩn vào trường hợp đặc
thù của CSDLQG về Dân cư theo các quy định của Việt Nam.
Thực hiện các nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
nghiên cứu các yêu cầu về trao đổi dữ liệu dân cư, trên cơ sở các quy định về
ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước đã xây dựng dự thảo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hẹ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa
phương.

5


Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân
trao đổi giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các hệ thống thông tin trong
cơ quan nhà nước” mô tả cấu trúc kỹ thuật thông điệp dữ liệu công dân một cách
tường minh và rõ ràng để thống nhất sử dụng trong các cơ quan nhà nước phục
vụ trao đổi giữa các Hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước với cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư. Cấu trúc thông điệp dữ liệu trong dự thảo này được thiết
kế trên cơ sở nội dung thông tin về công dân được quy định tại Luật Căn cước
và đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban

hành tại Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT về ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ
thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Nội dung cũng
thực hiện theo hướng dẫn số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 hướng dẫn
liên thông, trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ XML giữa các hệ thống
thông tin trong cơ quan nhà nước
3.

Sở cứ xây dựng quy chuẩn
5.

Quy định trong nước

- Luật Căn cước công dân: Điều 9 về Thông tin về công dân được thu thập,
cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sử dụng làm cơ sở cho nội
dung thông tin sẽ được đưa vào quy chuẩn.
- Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước, các tiêu chuẩn kỹ thuật sau sẽ được áp dụng:
Tiêu chuẩn về tích hợp dữ liệu mục 2:
2.1. Ngôn ngữ định dạng văn bản XML
2.2. Định nghĩa các lược đồ trong tài liệu XML: XML Schema
2.5 Tiêu chuẩn về mô hình hóa đối tượng
Language).

UML (Unified Modelling

- Công văn số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu bằng ngôn
ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước. Theo hướng dẫn
tại văn bản này, để tổ chức kết nối các hệ thống thông tin, điều kiện cần là phải

xây dựng và ban hành lược đồ cấu trúc dữ liệu dưới dạng ngôn ngữ XML (XML
Schema).

6


- Mã số các đơn vị hành chính Việt Nam được ban hành tại Quyết định số
124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tường Chính phủ. Tuy nhiên, phạm
vi của Quyết định này là các đơn vị hành chính, chỉ là một phần của các đối
tượng được trình bày tại Mục 2.1.1. bên trên;
- Mã số của các danh mục: tôn giáo, dân tộc được sử dụng theo Quyết định
số 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008 của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và
Đầu tư. Đây là các danh mục được sử dụng rộng rãi hiện nay tại Việt Nam và
trong các hệ thống thông tin.
- Mã số định danh cá nhân, danh mục các quốc gia nơi đăng ký khai sinh
phù hợp với quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm
2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của luật căn cước công dân
và nghị định số 137/2015/nđ-cp ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân.
- Các thông tin về cách thức tổ chức cấu trúc thông tin được xây dựng trên
cơ sở Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày ngày 09 tháng 09 năm 2014 của Bộ
Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
- Mã quốc gia được sử dụng trong quy chuẩn được sử dụng theo ISO 3166
alpha 2 Code để phù hợp với quốc tế và tình hình sử dụng của các hệ thống
thông tin trong nước.
Việc thiết kế cấu trúc thông điệp dữ liệu, các quy định về kiểm tra, kiểm
thử được áp dụng theo các nội dung, kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin,
các kỹ thuật cơ bản về kỹ nghệ phần mềm (software enginerring) thông dụng.
6.


Kinh nghiệm quốc tế

Việc chuẩn hóa thông tin trong trao đổi liên quan đến người dân được quan
tâm và triển khai từ lâu và chặt chẽ. Danh mục chuẩn dữ liệu phục vụ trao đổi
của Ả rập Saudi đã được ban hành trong đó quy định cụ thể về cấu trúc dữ liệu
liên quan đến công dân để sử dụng thống nhất trong toàn bộ các cơ quan nhà
nước. Danh mục này cũng là yếu tố cơ bản trong chương trình phát triển chính
phủ điện tử của nước này gọi là e-Government Program (Yesser). Danh mục
chuẩn dữ liệu này đều được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn dữ liệu trao đổi
thông dụng là XML.

7


Tại Mỹ, năm 2003, với sự công tác phát triển ban đầu của Bộ An ninh và
Nhà đất, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ; một mô hình dữ liệu được tiêu chuẩn hóa sử dụng
chung phục vụ liên thông dữ liệu giữa các hệ thống thông tin có tên là NIEM ra
đời. Trong mô hình dữ liệu NIEM, dữ liệu về dân cư là một thành tốt cốt lõi và
sử dụng thống nhất trong các cơ quan nhà nước. Mặc dù ban đầu chỉ là sự thống
nhất của hai bộ, tuy nhiên, đến nay NIEM đã trải qua 10 năm với 4 phiên bản
nâng cấp. Mức độ ảnh hưởng của NIEM rất nhanh chóng và rộng rãi, đến thời
điểm hiện tại đã có 50 bang và các cơ quan nhà nước chủ chốt thống nhất sử
dụng NIEM để làm cơ sở trao đổi thông tin dữ liệu với nhau và là nhân tố chủ
chốt quyết định sự liên thông giữa các hệ thống thông tin trong các cơ quan
chính phủ Mỹ. Dữ liệu dân cư theo mô hình của NIEM cũng được thiết kế dưới
dạng mô hình trao đổi thông dụng là lược đồ dữ liệu XML.
Ngoài ra, trong nhiều chương trình phát triển chính phủ điện tử của các
nước, dữ liệu dân cư cũng được coi là dữ liệu cốt lõi cần phải chuẩn hóa và sử
dụng thống nhất trong các hệ thống thông tin. Cách thức tiếp cận để xây dựng và
chuẩn hóa đều hướng theo sử dụng mô hình dữ liệu mà cụ thể là lược đồ dữ liệu

trao đổi XML.
4.

Nội dung cơ bản
7. Phạm vi nội dung và phương pháp sử dụng

Mô hình tổng thể được quy định trong quy chuẩn như sau:

8


Để đảm bảo sự trao đổi thống nhất giữa các hệ thống thông tin với
CSDLQG về dân cư thì dữ liệu trao đổi phải được thống nhất. Trong mô hình
trên là phần dữ liệu XML.
Dữ liệu trao đổi gữa các HTTT bao gồm hai phần:
- Phần bao thông điệp: Đối với trao đổi dạng tệp dữ liệu XML, phần bao
chỉ bao gồm chỉ thị thể hiện bảng mã sử dụng:
<?xml version="1.0" encoding="UTF-8"?>

Đối với trao đổi qua dạng dịch vụ web. Phần bao của thông điệp phụ thuộc
giao thức sử dụng (theo quy định là sử dụng SOAP).
Phần bao này sẽ không được quy định trong quy chuẩn này. Lý do phần
bao này phụ thuộc vào giao thức và cách thức trao đổi được sử dụng. Nếu sử
dụng dịch vụ web thì phần bao đã được chuẩn hóa theo giao thức.
- Phần thông điệp trao đổi dữ liệu công dân: được quy định trong quy
chuẩn này: là phần thông điệp cơ bản để chứa dữ liệu các công dân trong trao
đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

9



Để đảm bảo thông điệp dữ liệu công dân là thống nhất, Quy chuẩn quy định
về lược đồ dữ liệu (mã nguồn lược đồ có thể sử dụng sẵn cho hệ thống) bao gồm
lược đồ thông điệp dữ liệu công dân và lược đồ dữ liệu công dân. Lược đồ sẽ là
quy định kỹ thuật chặt chẽ để đảm bảo khi một thông điệp dữ liệu nhận được sẽ
được xử lý theo lược đồ một cách dễ dàng không phát sinh lỗi nếu dữ liệu đó
tuân thủ chặt.
Phần lược đồ được quy định bởi hai thành phần:
Lược đồ thông điệp dữ liệu công dân: quy định về cấu trúc của thông điệp
dữ liệu công dân được trao đổi. Một thông điệp dữ liệu công dân có thể không
chứa, chứa một hay nhiều công dân
Lược đồ dữ liệu công dân: là quy định mã hóa dữ liệu đối với thông tin của
một công dân. Lược đồ này được xem là thành phần lõi của lược đồ.
Theo quy định của Thông tư 22/2013/TT-BTTTT, lược đồ dữ liệu sẽ được
thể hiện bằng ngôn ngữ XML Schema (XSD) bao gồm nhiều dòng mã. Vì vậy,
để đảm bảo lược đồ có thể hiểu và áp dụng được trong thực tế, quy chuẩn này sẽ
quy định từ thiết kế lược đồ tức là từ mô hình dữ liệu công dân làm cơ sở xây
dựng lược đồ. Mô hình dữ liệu công dân sẽ thể hiện bằng ngôn ngữ UML theo
quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BTTTT.

10


8.

Đặc điểm giải pháp xây dựng quy chuẩn

Cấu trúc thông điệp trao đổi dữ liệu dân cư chỉ phục vụ cho việc trao đổi dữ
liệu giữa các hệ thống thông tin với CSDLQG về dân cư
Khác với lược đồ cấu trúc dữ liệu, mục đích chủ yếu của lược đồ trao đổi

dữ liệu là mô tả cấu trúc của thông điệp dữ liệu được trao đổi giữa các hệ thống
thông tin thay vì thể hiện cấu trúc của dữ liệu lưu giữ bên trong một hệ thống
thông tin. Lược đồ cấu trúc dữ liệu mô tả tổng thể cấu trúc dữ liệu của cơ sở dữ
liệu quan hệ, phục vụ lưu trữ dữ liệu với khối lượng lớn và phạm vi dữ liệu
tương đối toàn vẹn, giúp tối ưu việc lưu trữ, tìm kiếm, truy vấn dữ liệu. Lược đồ
trao đổi dữ liệu tập trung việc trao đổi thông điệp dữ liệu bằng cách cho phép
mô tả cấu trúc dữ liệu tùy thuộc vào ngữ cảnh, nhu cầu trao đổi để thể hiện được
nhiều nội dung trao đổi với mục đích và phạm vi khác nhau.
Phù hợp với quy định của pháp luật về nội dung thông tin
Điều 6, Nghị định số 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 quy định về
CSDLQG về Dân cư quy định: thông tin của công dân được thu thập trong
CSDLQG về Dân cư gồm 22 mục tin. Tuy nhiên, Luật Căn cước công dân số
59/2014/QH13 quy định: nội dung thông tin gồm 15 mục tin (Điều 9). Vì vậy,
lược đồ dữ liệu dân cư phải được thiết kế theo quy định tại Luật Căn cước công
dân. Trong thời gian tới, Nghị định số 90/2010/NĐ-CP cũng sẽ được điều chỉnh
để phù hợp với nội dung trong Luật Căn cước công dân. Do Luật Căn cước công
dân đã quy định cụ thể 15 mục tin của công dân, nên lược đồ trao đổi dữ liệu
dân cư cần thể hiện đầy đủ 15 mục tin này, việc bổ sung hoặc bớt mục tin là
không cần thiết và không có căn cứ.
Đáp ứng các nhu cầu, ràng buộc cơ bản về thu thập dữ liệu dân cư
Trong thực tế, đối với mỗi công dân, việc thu thập dữ liệu của 15 mục tin
có thể không hoàn chỉnh do nhiều yếu tố như: điều kiện thu thập; độ chính xác
thông tin; nguồn cung cấp các dữ liệu hạn chế. Vì vậy, khi xây dựng lược đồ trao
đổi dữ liệu dân cư cần phản ánh các tình huống sau: không có/chưa có thông tin
đối với các mục tin đã thu thập và trao đổi (chia sẻ thông tin nhưng thông tin
chưa xác định); có thông tin nhưng thông tin không được trao đổi do hạn chế
theo thẩm quyền trao đổi, khai thác; mục tin không đầy đủ (địa chỉ mô tả một
cách chung chung, không thể chuẩn hóa qua đơn vị hành chính; ngày, tháng,
năm không đủ cấu phần. Ví dụ: không thể xác định được ngày, hoặc ngày tháng
sinh/tử, chỉ có thông tin năm sinh/tử).

11


Khả năng tương thích với cơ sở dữ liệu hiện có và chuẩn hóa các giá trị dữ
liệu thông dụng
Để tương thích với các cơ sở dữ liệu hiện có, đồng thời tránh nhầm lẫn khi
khai thác các thông tin trao đổi giữa các bên, các giá trị thuộc tính dữ liệu cần
được mã hóa theo các giá trị được sử dụng phổ biến nhất. Theo đó, các thông tin
thuộc tính của công dân liên quan đến các danh mục cần được mã hóa trên cơ sở
các danh mục mã dùng chung theo quy định của pháp luật cũng như danh mục
mã thông dụng trong nước và quốc tế.
Phương pháp mô tả được sử dụng
Ngày 26/12/2014, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản số
3788/BTTTT-THH hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn
ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước. Văn bản này
khuyến nghị đối với mỗi chủ đề dữ liệu trao đổi, cần xây dựng lược đồ trao đổi
XML Schema (viết tắt là XSD) tương ứng, công bố rộng rãi để thống nhất sử
dụng. Do vậy, lược đồ trao đổi dữ liệu dân cư cũng cần sử dụng XSD làm ngôn
ngữ mô tả lược đồ.
Lược đồ XSD cho phép thể hiện dữ liệu trao đổi dưới dạng mã (thuộc mô
hình lớp vật lý tương đương với lược đồ cấu trúc các bảng trong cơ sở dữ liệu
quan hệ). Tuy nhiên, con người thường khó đọc và hiểu dữ liệu dưới dạng các
dạng mã hóa này. Vì thế, để mô tả rõ và mang tính tổng quát hơn, ta cần thêm
vào mô hình dữ liệu các mức khái niệm, mức logic và thể hiện chúng dưới dạng
ngôn ngữ UML (là ngôn ngữ thông dụng trong thiết kế hệ thống thông tin). Đối
với trường hợp trao đổi dữ liệu dân cư, mô hình dữ liệu đơn giản và ít thông tin
nên mô hình dữ liệu UML dưới dạng khái niệm và logic có thể được gộp chung
với nhau.
Thống nhất cấu trúc thông tin có chung đặc điểm mô tả, phạm vi sử dụng
Một số thông tin mô tả thuộc tính của công dân có các đặc điểm giống nhau

như: các cá nhân liên quan (cha, mẹ, vợ, chồng, người đại diện), các thông tin
mô tả địa chỉ (nơi đăng ký khai sinh, quê quán, nơi thường trú, nơi ở hiện tại)…
cần được mô tả bằng một cấu trúc thông tin chung trong lược đồ để dễ dàng mã
hóa cũng như xử lý dữ liệu trao đổi.

12


Các mục thông tin có điều kiện cũng được xây dựng thành kiểu dữ liệu kế
thừa từ các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ mô tả lược đồ XML Schema tiêu
chuẩn bổ sung các ràng buộc như giới hạn độ dài và chỉ chứa ký tự số: Số định
danh (chuỗi ký tự chỉ chứa số giới hạn 12 chữ số), số chứng minh nhân dân
(chuỗi ký tự 9 hoặc 12 chữ số) hay chấp nhận theo danh sách cho trước: quan hệ
(cha, mẹ, vợ, chồng…), tình trạng hôn nhân (độc thân, kết hôn, ly hôn…), nhóm
máu (A, B, AB, O…) để đảm bảo hiểu thống nhất, giảm sai lệch dữ liệu.
Giải quyết vấn đề sử dụng cho trao đổi với thông điệp dữ liệu đa dạng về
phạm vi và nội dung
Thực tế việc trao đổi dữ liệu dân cư thường bị ràng buộc bởi thẩm quyền
khai thác, sử dụng, nên đa phần các mục tin trong lược đồ trao đổi dữ liệu dân
cư đều ở dạng lựa chọn. Nghĩa là mục tin này có thể xuất hiện hoặc không xuất
hiện trong thông điệp dữ liệu dân cư tùy theo trường hợp được khai thác. Số
định danh, họ và tên, giới tính là các mục tin bắt buộc phải có trong mọi thông
điệp dữ liệu dân cư. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực tế
phù hợp với các chính sách phân phối và khai thác thông tin dân cư khác nhau,
đảm bảo các yếu tố về bảo mật thông tin cá nhân.
Như vậy, với các hạng mục tin không được chia sẻ thì không xuất hiện
trong thông điệp dữ liệu dân cư. Đối với với mục tin chưa xác định trong thực tế
thì mục tin vẫn xuất hiện trong thông điệp dữ liệu, tuy nhiên, dữ liệu cần thể
hiện rõ thông tin này chưa được xác định.
Vấn đề về đáp ứng dữ liệu đa dạng theo thực tế


13


Ở đây xem xét hai loại kiểu thông tin gồm: thông tin về địa chỉ và thông tin
về thời gian. Thông tin về địa chỉ thể hiện: nơi đăng ký khai sinh; quê quán;
thường trú; nơi ở hiện tại. Để thuận lợi cho việc xử lý, thông tin về địa chỉ cần
được mã hóa bởi theo tên các cấp hành chính xã, huyện, tỉnh đã chuẩn hóa. Tuy
nhiên, do đặc điểm tổ chức khác nhau theo vùng miền, sự biến động về tên gọi
theo thời gian hay tồn tại nhiều tên gọi khác nhau mà một số tình huống không
thể xác định cấp hành chính ghi trong địa chỉ phù hợp hoặc cần làm rõ hơn
thông tin ngoài đơn vị hành chính. Giải pháp lưu thông tin địa chỉ cần một mã số
đơn vị hành chính và một địa chỉ mô tả có thể chấp nhận được. Thông tin mô tả
được bổ sung, sử dụng những khi mã đơn vị hành chính không xác định hoặc có
thông tin chi tiết hơn được thu thập. Mã đơn vị hành chính được thực hiện theo
Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và các
thông tin sửa đổi được cập nhật bởi Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
là phù hợp, không bị thay đổi trong quá trình chia tách các đơn vị hành chính.
Một mã duy nhất với độ dài khác nhau (2, 3, 5 chữ số) sẽ thể hiện được mức độ
chính xác thông tin của người dân thu thập được; cấp xã, huyện luôn có thể xác
định được cấp cao hơn (cấp huyện, tỉnh) theo hệ thống bảng mã này.
Thông tin về thời gian thể hiện thời gian sinh, chết hoặc mất tích. Thực tế,
thông tin mỗi công dân hoàn toàn có thể không ghi nhận được thông tin chính
xác giờ, ngày, tháng. Có thể áp dụng một số giải pháp sau: Lưu trường thông tin
thời gian đầy đủ (ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây) kèm theo một trường thông
tin về năm. Phương án này được áp dụng phù hợp với các trường hợp thông
dụng thực tế các thông tin được ghi nhận nếu không có ngày tháng, năm đầy đủ
sẽ chỉ ghi nhận năm (sinh, chết, mất tích); Lưu thông tin riêng rẽ về ngày, tháng,
năm, giờ, phút để ghi nhận từng giá trị riêng biệt có mức độ linh động nhất định.


14


9. Nội dung trình bày quy chuẩn

Phần 1:

Quy định chung về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải
thích thuật ngữ.

Phần 2:

Quy định kỹ thuật: Đưa ra các quy định kỹ thuật chung; quy định
về Mô hình dữ liệu công dân; Quy tắc chuyển đổi từ mô hình dữ
liệu công dâ sang lược đồ dữ liệu; Lược đồ thông điệp dữ liệu
công dân; Phương thức trao đổi;

Phần 3:

Quy định về phương pháp đo

Phần 4

Quy định về quản lý

Phần 5

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân


Phần 6

Tổ chức thực hiện

Phụ lục A

Mô hình dữ liệu công dân được thể hiện bằng sơ đồ hình vẽ sử
dụng ngôn ngữ UML

Phụ lục B

Lược đồ dữ liệu công dân bao gồm toàn bộ mã nguồn của lược
đồ (3 tệp tin)

Phụ lục C

Lược đồ cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân được sử dụng lược
đồ dữ liệu công dân làm cấu trúc chính lưu trữ dữ liệu của đối
tượng công dân

Phụ lục D

Danh mục dân tộc được liệt kê để tham khảo

Phụ lục Đ

Danh mục tôn giáo được liệt kê để tham khảo

Phụ lục E


Danh mục quốc gia và vùng lãnh thổ được liệt kê để tham khảo

Phụ lục G

Minh họa một thông điệp trao đổi dữ liệu theo quy chuẩn

15


10. Bảng đối chiếu quy chuẩn với tài liệu tham khảo

16


QCVN

Tài liệu tham khảo

Sửa đổi, bổ sung

1. Quy định chung
1.1.

Phạm vi điều chỉnh

Tự xây dựng

1.2.

Đối tượng áp dụng


Tự xây dựng

1.3.

Giải thích thuật ngữ

Tự xây dựng

1.4.

Chữ viết tắt

Tự xây dựng

2. Quy định kỹ thuật

Tự xây dựng

2.1 Quy định chung

Tự xây dựng

2.2 Mô hình dữ liệu công Luật Căn cước và các
Tự xây dựng theo nội
dân
văn bản quy định chi tiết dung thông tin được quy
định tại văn bản quy
phạm pháp luật
2.3 Quy tắc chuyển đổi từ

mô hình dữ liệu công dâ
sang lược đồ dữ liệu

Tự xây dựng

2.4. Lược đồ thông điệp dữ
liệu công dân

Tự xây dựng

2.5 Phương thức trao đổi

Tự xây dựng

3. Phương pháp đo

Tự xây dựng

4. Quy định về quản lý

Tự xây dựng

5. Trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân

Tự xây dựng

6. Tổ chức thực hiện

Tự xây dựng


Phụ lục A

Thông tư 22/2013/TTBTTTT

17

Tự thiết kế theo quy
định các mục tin và tuân
thủ tiêu chuẩn tại
22/2013/TT-BTTTT


Phụ lục B: Lược đồ dữ liệu
công dân
a) Dancu core.xsd

Luật Căn cước

b) BaseEnumtype.xsd

Quyết định số 1019/QĐ- Tự xây dựng theo danh
TCTK
mục quy định tại
1019/QĐ-TCTK
áp
Thông tư 22/2013/TTdụng tiêu chuẩn tại
BTTTT
Thông tư 22/2013/TTCông văn
BTTTT

3788/BTTTT-THH

c) iso_3166.xsd

Tự xây dựng theo thiết
kế theo quy định mục
Thông tư 22/2013/TTtin tại Luật Căn cước áp
BTTTT
dụng tiêu chuẩn tại
Công văn 3788/BTTTT- Thông tư 22/2013/TTTHH
BTTTT

NIEM – Mô hình trao
đổi dữ liệu quốc gia
(Mỹ)

Phụ lục C: Lược đồ cấu
trúc thông điệp dữ liệu
công dân

Sử dụng mã nguồn được
triển khai cho danh mục
ISO 3166 alpha 2 code
Tự xây dựng tuân tủ
Thông

số
22.2013/TT-BTTTT

Phụ lục D: Danh mục dân Quyết định số 1019/QĐ- Sử dụng nguyên vẹn

tộc (tham khảo)
TCTK
Phụ lục Đ: Danh mục tôn Quyết định số 1019/QĐ- Sử dụng nguyên vẹn
giáo (tham khảo)
TCTK
Phụ lục E: Danh mục quốc - ISO 3166, anpha 2
gia và vùng lãnh thổ (tham code
khảo)
- Thông tư 07/2016/TTBCA

Sử dụng nguyên vẹn từ
ISO 3166 alpha 2 code.
Bổ sung đối chiếu giải
thích tương ứng với
Thông tư 07/2016/TTBCA

Phụ lục G

Tự xây dựng
18


5.

Kết luận

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đều xác định sự cần thiết của lược đồ
trao đổi dữ liệu dân cư để đảm bảo tính liên thông khi trao đổi dữ liệu về dân cư.
Hầu hết các giải pháp đưa ra đều đặt lược đồ trao đổi dữ liệu dân cư là một
thành phần của lược đồ trao đổi dữ liệu quốc gia, được sử dụng chung, thống

nhất và có mức độ phức tạp phụ thuộc vào nhu cầu trao đổi dữ liệu mỗi nước.
Với thực tế ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện tại, lược đồ trao đổi
dữ liệu dân cư cần được xây dựng từng bước, bắt đầu từ đơn giản để tạo đièu
kiện cho các cơ quan, đơn vị có thể dễ dàng áp dụng, sau đó sẽ dần bổ sung các
thành phần cho phù hợp với sự phát triển.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp tổng
kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016 của Ban Chỉ đạo thực
hiện Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ
sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020, trong đó giao Bộ
Thông tin và Truyền thông sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu
trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
với hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương.
Trên cơ sở đó, Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông đã:
- Tổ chức nghiên cứu, rà soát lại nội dung của Công văn số 3788/BTTTTTHH để xác định các nội dung cần xem xét quy định trong Quy chuẩn;
- Tổng hợp, nghiên cứu các ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương về lược
đồ trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các Bộ, ngành, địa phương
với CSDLQG về Dân cư;
- Tham vấn ý kiến chuyên gia về lược đồ, cấu trúc thông điệp dữ liệu công
dân trao đổi giữa CSDLQG về Dân cư với hệ thống thông tin trong cơ quan nhà
nước;
- Tổ chức biên soạn và xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư với các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.
Dự thảo Quy chuẩn đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và thể thức của
một Quy chuận kỹ thuật quốc gia.

19


6.


Tài liệu tham khảo.
- Luật Căn cước công dân

- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân.
- Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tường Chính
phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam
- Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và
Truyền thông ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ
thông tin trong cơ quan nhà nước
- Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của luật căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành luật căn cước công dân.
- Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày ngày 09 tháng 09 năm 2014 của Bộ
Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.
- Công văn số 3788/BTTTT-THH ngày 26/12/2014 của Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn liên thông, trao đổi dữ liệu bằng ngôn
ngữ XML giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước.
- Quyết định số 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008 của Tổng cục Thống kê
- Website Danh mục đơn vị hành chính
việt Nam của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Website thông tin về các
danh mục tôn giáo, dân tộc của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Yesser Framework Interoperability (YEFI), Data Standards Catalogue
(nền tảng liên thông thuộc chương trinh Chính phủ điện tử vương quốc Saudi
Arabia)
- NIEM - National Information Exchange Model (Mỹ) (Mô hình trao đổi
thông tin quốc gia của chính phủ Mỹ), />- XML Toturial: />- Các công cụ kiểm tra mức sự nhất quán về cú pháp của thông điệp dữ liệu

XML, sự tương hợp giữa thông điệp dữ liệu XML với lược đồ XSD
+ />20


+ />+ />+ />+ />
21


Phụ lục
Những câu hỏi đáp về nội dung quy chuẩn
Q: Nhu cầu ban hành quy chuẩn này?
A: Quy chuẩn này được ban hành để thống nhất cấu trúc thông điệp dữ
liệu chứa thông tin của công dân phục vụ trao đổi giữa các hệ thống thông tin
trong cơ quan nhà nước với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cấu trúc thông
điệp không được thống nhất sẽ khó khăn cho việc chia sẻ và trao đổi thông tin.
Ngay cả khi đã kết nối về mặt kỹ thuật, hệ thống thông tin nhận dữ liệu cũng
không hiểu được nội dung gói tin, tập tin đã được chia sẻ.
Q: Nếu không có quy chuẩn này có kết nối được không?
A: Các hệ thống của các bộ ngành, địa phương có thể kết nối được với
CSDLQG về dân cư. Tuy nhiên phải làm việc trực tiếp với cán bộ vận hành
CSDLQG về dân cư và thống nhất một cách thức và cấu trúc thông điệp như nội
dung quy định tại quy chuẩn này. Điều này sẽ làm gia tăng chi phí vận hành,
cung cấp thông tin và xử lý dữ liệu, không chủ động trong việc thiết kế các hệ
thống thông tin tương thích với nhau. Xuất hiện nhiều cấu trúc thông điệp dữ
liệu không đồng nhất và khó duy trì sự ổn định của các hệ thống.
Q: Triển khai sử dụng quy chuẩn này như thế nào trong thực tế?
A: Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản hướng dẫn chi tiết về quá
trình trao đổi dữ liệu có cấu trúc bằng ngôn ngữ XML tại văn bản 3788/BTTTTTHH ngày 26/12/2014. Các nội dung liên quan đến quy định cụ thể về từng cấu
trúc, kiểu, trường dữ liệu, mô hình cũng sử dụng trong quá trình thiết kế các hệ
thống thông tin có sử dụng dữ liệu khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Q: Phạm vi của quy chuẩn này có đảm bảo kết nối cho tất cả các trường
hợp không?
A: Quy chuẩn này quy định cấu trúc thông điệp dữ liệu cơ bản được quy
định đúng theo Luật Căn cước. Nếu thông tin trao đổi nhiều hơn khi có nhu cầu
cần mở rộng lược đồ trên cơ sở kế thừa và phát triển tuân theo các quy định kèm
theo tại lược đồ này nhưng vẫn phải đảm bảo lược đồ phải hợp quy. Các lược đồ
mở rộng cũng phải công bố là một thành phần mở rộng và tham chiếu từ quy
chuẩn này:
Q: Ai sử dụng quy chuẩn này?

22


A: Đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị triển khai tư vấn, thiết kế,
xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin cho cơ quan nhà nước đã được quy
định trong phạm vi điều chỉnh
Q: Các trường hợp kết nối giữa các hệ thống thông tin khác có áp dụng
được quy chuẩn này không?
A: Khuyến khích áp dụng quy chuẩn này sẽ giúp thuận tiện trao đổi giữ
liệu liên quan đến công dân. Trên thực tế dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc nên các
loại dữ liệu khác sẽ phải tham chiếu đến dữ liệu gốc nên sẽ cần áp dụng quy
chuẩn này.
Q: Vai trò của quy chuẩn này với kiến trúc cơ sở dữ liệu trong cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư
A: Cấu trúc dữ liệu được quy định tại quy chuẩn này là phục vụ mục đích
trao đổi, nó được coi như định dạng dữ liệu đa dụng phục vụ nhiều mục đích
khác nhau. Do đó, có thể khác với cấu trúc của cơ sở dữ liệu dân cư. Cấu trúc,
kiến trúc CSDLQG về dân cư cần được thiết kế và ban hành dưới dạng quy
chuẩn riêng rẽ. Quy chuẩn này có tác dụng trong việc thiết kế hệ thống cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư để chuyển đổi dữ liệu lưu trữ trong CSDLQG về dân cư

theo kiến trúc CSDLQG về dân cư sang dữ liệu trao đổi theo quy chuẩn này.
Q: Ưu tiên nguyên tắc thiết kế cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trong
quy chuẩn này là gì?
A: Nguyên tắc ưu tiên của thiết kế cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân
trong quy chuẩn này theo thứ tự sau:
+ Tuân thủ các nội dung quy định tại Luật Căn cước
+ Đảm bảo rõ ràng và đa mục đích sử dụng và phù hợp với các tiêu chuẩn
ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước
+ Có thể sử dụng trong nhiều tình huống trao đổi với phạm vi và nọi dung
khác nhau.
+ Các ưu tiên khác về thiết kế dữ liệu, mức độ tối ưu...
Q: Nhiều thông tin hệ thống thông tin muốn trao đổi nhưng không có
trong quy chuẩn này?

23


A: Quy chuẩn này được giới hạn trao đổi nội dung một hoặc nhiều công
dân với nội dung tuân theo Luật Căn cước công dân. Các trường hợp khác muốn
mở rộng trao đổi với thông tin bổ sung có thể thiết kế mở rộng từ cấu trúc quy
định tại quy chuẩn này nhưng phải hợp chuẩn theo các yêu cầu kiểm tra mức độ
tuân thủ
Q: Tại sao các trường dữ liêu thuộc tính xâu ký tự không quy định độ
dài?
A: Đặc điểm của trao đổi dữ liệu bằng ngôn ngữ XML là không bị ràng
buộc bởi độ dài trường thông tin. Do đó trong quy chuẩn này không quy định độ
dài trường thông tin. Độ dài trường thông tin cần tuân thủ theo quy chuẩn hoặc
tài liệu kỹ thuật liên quan như thu thập, cấu trúc của CSDLQG theo tình hình
thực tế khi triển khai xây dựng CSDLQG về dân cư của cơ quan chủ quản.
Q: Mã nguồn lược đồ có thể tải về từ đâu để sử dụng trực tiếp

A: Mã nguồn phụ lục XMLSchema được ban hành kèm theo quy chuẩn
này có thể tải về từ đường dẫn trùng với không gian tên của lược đồ hoặc các tệp
đính kèm của quy chuẩn đã được ban hành và công bố trên các trang web đăng
tải.

24



×