Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề tài: Cung cầu về dịch vụ vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.89 KB, 4 trang )

* Cầu về dịch vụ vốn:
- Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp:
Cầu về dịch vụ vốn của một doanh nghiệp, cũng giống như cầu về lao động, do
doanh thu sản phẩm biên của vốn quyết định. Nếu doanh nghiệp là độc quyền trên thị
trường về dịch vụ vốn thì doanh nghiệp sẽ thuê dịch vụ vốn cho đến khi doanh thi cận
biên thu được đúng bằng chi phí biên mà doanh nghiệp đã phải trả cho dịch vụ vốn.
Đường cầu về dịch vụ vốn thực chất là phần dốc xuống của đường doanh thu sản phẩm
biên của vốn (MRPk). Những yếu tố ảnh hưởng đến MPk cũng như MR của đầu ra đều
làm đường cầu về dịch vụ vốn dịch chuyển. Đường cầu dịch vụ vốn là một đường dốc
xuống chủ yếu phản ánh tính chất giảm dần của doanh thu sản phẩm biên khi lượng vốn
sử dụng tăng lên và có thể dịch chuyển sang trái hoặc sang phải, phụ thuộc vào :
+ Số lượng các yếu tố đầu vào khác phối hợp với vốn: Nếu số lượng này tăng lên,
sản phẩm biên của vốn sẽ tăng, cầu về dịch vụ vốn cũng sẽ tăng.
+ Công nghệ sản xuất: Nếu doanh nghiệp có điều kiện áp dụng một cách thức hay
một công nghệ sản xuất tiên tiến hơn, có năng suất cao hơn, sản phẩm biên của mỗi đơn
vị vốn cũng tăng lên.
+ Giá cả hay doanh thu biên của sản phẩm đầu ra: Nếu những yếu tố này tăng, doanh
thu sản phẩm biên ở từng đơn vị vốn đều tăng, do đó, cầu về dịch vụ vốn của doanh
nghiệp cũng tăng. Trong trường hợp ngược lại, khi thị trường đầu ra suy thoái, giá cả hay
doanh thu biên đầu ra giảm, cầu về dịch vụ vốn sẽ giảm.
Ngoài ra, sự tăng lên của lãi suất sẽ
dẫn tới sự trượt dọc trên đường cầu
về dịch vụ vốn của doanh nghiệp.
Điều này có thể nhận thấy bằng đồ
thị dưới đây:Khi giá thuê vốn là R1,
lượng cầu về dịch vụ vốn là K1. Khi
giá thuê vốn giảm xuống thành R2,
lượng cầu về dịch vụ vốn tăng lên
thành K2.
- Đối với cầu về dịch vụ vốn của ngành cũng được xác định bằng cách cộng theo chiều
ngang đường MRPK của các doanh nghiệp.


* Cung về dịch vụ vốn:
Trong nền kinh tế, lượng cung ứng dịch vụ vốn của một người chủ sở hữu vốn hay
của cả thị trường phụ thuộc vào tổng số dự trữ tài sản vốn. Trong một thời gian quá
ngắn, dự trữ một loại tài sản vốn trong cả nền kinh tế gần như cố định. Ví dụ, để xây
dựng thêm một nhà máy, lắp ráp thêm một dây chuyền sản xuất người ta cần có thời
gian. Lượng nhà máy hay dây chuyền sản xuất sẵn có trong nền kinh tế được coi là cố
định trong một thời điểm nào đó. Trên cơ sở nhận xét này, người ta giả định lượng cung


về một loại dịch vụ vốn trong ngắn hạn của cả nền kinh tế là cố định – đường cung
tương ứng là một đường thẳng đứng. Tuy nhiên, ngay cả trong ngắn hạn, dù tổng lượng
tài sản vốn là cố định, tổng lượng cung dịch vụ vốn vẫn có thể thay đổi theo mức tiền
thuê. Ngoài ra, có nhiều tài sản vốn mà người ta có thể tăng dự trữ tài sản lên một cách
không quá khó khăn, thậm chí trong một thời gian ngắn. Một người mua ô tô để cho thuê
vẫn có thể dễ dàng sắm thêm những chiếc ô tô mới một khi thấy thị trường cho thuê ô tô
đang mở rộng nhanh chóng. Vì lẽ đó,có thể khẳng định đường cung dịch vụ vốn trong
ngắn hạn là một đường dốc lên song rất kém co giãn so với đường cung dịch vụ vốn
trong dài hạn (trong dài hạn, những chủ sở hữu vốn dễ dàng thay đổi quỹ tài sản vốn để
cho thuê của mình, dù tài sản đó là tài sản loại gì).
Giá thuê vốn cần có là mức tiền thuê vốn đảm bảo cho người sở hữu vốn bù đắp
được tất cả các chi phí cơ hội cần thiết phát sinh từ việccung ứng dịch vụ vốn (cho thuê
vốn) và có mức lợi nhuận kinh tế bằng không. Giá thuê vốn thuần túy cần có = P (r + d)
(1) với r là lãi xuất thực tế, d là tỉ lệ khấu hao, P là mức giá mua tài sản. Đẳng thức này
cho thấy giá thuê vốn cần có phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức giá tài sản vốn, lãi suất, tỷ lệ
khấu hao. Đây là cơ sở để hiểu về đường cung dịch vụ vốn trong dài hạn. Đường cung
dịch vụ vốn thể hiện quan hệ giữa lượng dịch vụ vốn sẵn sàng được những người sở hữu
vốn cung ứng tương ứng với các mức giá thuê khác nhau.Từ đẳng thức (1) có thể thấy,
khi giá tài sản vốn P tăng, mức giá thuê vốn cần có cũng phải tăng lên theo. Nói cách
khác, chỉ khi giá thuê vốn tăng lên, người ta mới được khuyến khích để có thể gia tăng
được lượng cung dịch vụ vốn trong dài hạn, mà suy đến cùng là do lượng dự trữ tài sản

vốn quyết định. Quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này chứng tỏ đường cung dịch vụ
vốn dài hạn là một đường dốc lên.
Trong ngắn hạn, đường cung dịch vụ vốn thường rất kém co giãn nên có thể tạm
coi như một đường thẳng đứng. Còn đường cung dài hạn là một đường dốc lên và co
giãn hơn. Khi lãi suất hay tỷ lệ hao mòn vốn thay đổi, đường cung dịch vụ vốn sẽ dịch
chuyển.
*Cân bằng trên thị trường vốn:
Trên một thị trường về một loại dịch vụ vốn, đường cầu thị trường D1 được tổng
hợp từ các đường doanh thu sản phẩm biên (hay giá trị sản phẩm biên nếu thị trường đầu
ra tương ứng là thị trường cạnh tranh hoàn hảo) của vốn (MRPK) của các doanh nghiệp.
Đồng thời đường cung ngắn hạn thị trường của loại dịch vụ vốn này là S1.


Giả sử S 1 là một đường thẳng đứng
biểu thị lượng cung dịch vụ vốn trong ngắn
hạn là cố định. E là điểm cân bằng thị
trường trong ngắn hạn vì nó là giao điểm
của đường cầu D1 và đường cung S1.
Giả sử đường cung dài hạn của thị
trường về loại dịch vụ vốn này là đường SLR.
Như ta đã biết, đó là một đường dốc lên. Giả
định E cũng là điểm cân bằng dài hạn. Nó
cũng là giao điểm giữa đường SLR với
đường cầu D1. Tại điểm cân bằng E, mức
giá thuê vốn cân bằng là R1. Bây giờ ta giả
định vì một lý do nào đó, nhu cầu về loại dịch vụ vốn này tăng lên. Đường cầu D 1 dịch
chuyển sang phải thành đường D2. Ngay tức thời, lượng cung dịch vụ vốn là cố định,
không tăng lên được. Để thị trường cân bằng trở lại phù hợp với sự gia tăng của nhu cầu,
giá thuê vốn trong ngắn hạn tăng nhanh lên thành R 2. Dĩ nhiên, đó là mức giá quá cao so
với giá thuê vốn cần có dài hạn. Mức giá cao này sẽ khuyến khích những người kinh

doanh cho thuê vốn, trong khoảng thời gian dài hơn, sẽ mua sắm thêm tài sản vốn nhằm
mở rộng hoạt động cho thuê. Đường cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển dần sang phải.
Tương ứng giá thuê vốn cũng sẽ giảm dần theo đà tăng lên của cung. Cho đến khi đường
cung ngắn hạn dịch chuyển đến thành đường S 2 và thị trường dịch chuyển đến một điểm
cân bằng dài hạn mới F (F là giao điểm của cả D 2 với S2 và SLR) thì quá trình gia tăng tài
sản vốn mới dừng lại. Trong điều kiện đường cầu là D 2, giá thuê vốn cân bằng dài hạn
tăng lên từ R1 thành R3, đồng thời lượng dịch vụ vốn được giao dịch cũng tăng. Mức giá
thuê R3 tuy cao hơn R1 song lại nhỏ hơn R2 nhờ khả năng gia tăng được lượng dịch vụ
vốn cho thuê để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Đến điểm F, thị trường hoàn thành quá trình
điều chỉnh từ ngắn hạn sang dài hạn của mình. Trường hợp nhu cầu về dịch vụ vốn suy
giảm cũng có thể phân tích theo một cách thức tương tự.
Chú ý rằng các yếu tố sản xuất được sử dụng cùng với nhau trong quá trình sản xuất sản
phẩm đầu ra. Vì thế, một sự thay đổi trên một thị trường yếu tố có thể tác động đến thị
trường các yếu tố sản xuất còn lại, đặc biệt là trong dài hạn. Chẳng hạn, sự tăng lương
trên thị trường lao động không chỉ làm cho lượng cầu, do đó lượng lao động được các
doanh nghiệp thuê mướn giảm đi. Sự kiện này còn có thể tác động đến cả thị trường dịch
vụ vốn. Một mặt, lương tăng đồng nghĩa với chi phí sử dụng đầu vào lao động trở nên
đắt đỏ hơn. Vì trong một chừng mực nhất định lao động và vốn có thể thay thế được cho
nhau nên người ta có xu hướng thay một phần lao động đắt đỏ bằng vốn. Theo hướng
này, cầu về dịch vụ vốn sẽ gia tăng và đây được coi là kết quả của tác động thay thế xuất
phát từ việc tiền lương tăng. Tuy nhiên, khi lượng lao động được sử dụng ít đi, sản phẩm
biên của mỗi đơn vị vốn cũng giảm. Kết quả là doanh thu sản phẩm biên của vốn giảm


và riêng trong hiệu ứng này (được gọi là hiệu ứng hay tác động sản lượng), cầu về dịch
vụ vốn lại giảm. Khi cầu về sản phẩm trên thị trường đầu ra co giãn mạnh, những cắt
giảm về sản lượng đầu ra do lượng lao động được sử dụng ít hơn trở nên mạnh hơn. Nhu
cầu về các đầu vào khác vì thế cũng giảm. Trong trường hợp này, có thể dự đoán nhu cầu
tổng hợp về dịch vụ vốn giảm.




×