Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

phóng sự phát thanh quy trình, kỹ năng thực hiện phóng sự phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.46 KB, 14 trang )

Đề bài: Quy trình, kỹ năng thực hiện phóng sự
phát thanh?
Bài làm
Không có một trình tự nhất định nào khi thực hiện
một phóng sự phát thanh. Tuy nhiên tham khảo kinh
nghiệm viết phóng sự tôi thu được những chỉ dẫn sau:
- Xác định chủ đề, đề tài: phóng viên tìm, phát hiện
đề tài ngay từ chính cuộc sống. Xác định đề tài
đồng thời tạo một ấn tượng sâu đậm về những
điều sẽ viết. Lựa chọn đúng sự việc, vấn đề phản
ánh sẽ làm tác phẩm được chú ý hơn.
- Khai thác dữ liệu: mỗi tác phẩm chỉ thể hiện một
phần vốn hiểu biết của tác giả. Bởi vậy phóng
viên càng có kinh nghiệm, tri thức, vốn văn hóa
thì tác phẩm càng có chiều sâu và giá trị lâu bền.
Kiến thức còn xác lập cho nhà báo có cái nhìn
độc lập trước hiện thực. Cùng theo đó phải xác
định chi tiết quan trọng then chốt để tạo ra những
điểm nhấn trong tác phẩm.
- Thu thập tư liệu và âm thanh gốc: Phóng viên cần
phải lên kế hoạch phỏng vấn những nhân vật nào,
về những khía cạnh nào của vấn đề để có được
các trích dẫn của bài phỏng vấn. Phóng viên cũng
cần xác định lấy những dạng tiếng động nào để
làm phong phú cho tác phẩm phát thanh. Vd:
tiếng còi tàu, xe ở bến xe, tiếng rao vỉa hè, tiếng
ồn đập phá nơi công trường...
- Xây dựng kết cấu: Tùy theo tính chất của đối
tượng phản ánh mà phóng viên xác định kết cấu



phù hợp. Lượng tư liệu mà phóng viên thu thập
được cũng có ý nghĩa tác động đến lựa chọn kết
cấu của phóng viên. Có các dạng kết cấu phóng
sự như sau:
+ Kết cấu đẳng lập
+ Kết cấu nhân quả
+ Kết cấu theo trình tự thời gian
+ Kết cấu đan xen
+ Kết cấu quy nạp
+ Kết cấu diễn dịch
...
- Thể hiện tác phẩm: khó nhất khi viết một phóng
sự là xác định “cái tứ” và phần mở đầu tác phẩm.
Chúng là thứ chủ yếu quyến rũ người đọc bằng
chính sự nổi bật hấp dẫn quan trọng và lôi kéo.
Mở đầu càng độc đáo thì càng có khả năng gây ấn
tượng. Cái tôi xuất hiện trong tác phẩm dựa theo
mạch viết quyết định, ngôn ngữ bút pháp phát huy
hết sức mạnh vốn có bên trong của nó kết hợp
cùng kịch tính chính xác thời sự và năng động
định hướng của tác phẩm.
Thể hiện phần thân phóng sự theo mạch đã chọn.
Cần sử dụng các bút pháp tả, kể và bình một cách
linh hoạt. Chú ý những chi tiết đặc tả thể hiện tính
trực quan, sinh động có ý nghĩa quan trọng trong
tác phẩm phóng sự.
Cho nhân chứng xuất hiện trực tiếp tham gia
thông tin là một thủ pháp hay, tạo ra độ tin cậy
cho tác phẩm. Hãy để cho họ xuất hiện như những
con người chứ không phải như những ý kiến.

2


Lựa chọn tiếng động và âm nhạc. Tiếng động
được sử dụng phải nói lên thông tin về bối cảnh,
hoàn cảnh, không gian, thời gian, tiết tấu của sự
vật, sự việc. Tiếng động phải có khả năng minh
chứng, bổ sung thông tin cho lời nói và làm cho
tác phẩm thêm chân thực, sống động.
Tác phẩm phóng sự phát thanh cũng có thể sử
dụng âm nhạc làm nền cho thông tin. Cần chọn
những bản nhạc có giai điệu, nội dung phù hợp để
làm tăng sức gợi cho thông tin, tạo hiệu quả tác
động.
Kết thúc tác phẩm phóng sự có thể cảm xúc đọng
lại, ý nghĩa rút ra, một triển vọng hoặc một quyết
định liên quan đến chủ đề của tác phẩm...Dù tác
giả quyết định chọn gì đi chăng nữa thì kết luận
của phóng sự phát thanh cũng phải có ý nghĩa
khắc họa thêm chủ đề và có khả năng đọng lại
trong lòng công chúng.
Bài lý thuyết của em cần bổ sung thêm khâu biên tập,
trong đó biên tập nội dung cho sáng rõ và tạo những điểm
nhấn, biên tập câu, đoạn, biên tập âm thanh để hài hòa hợp
lý nhé.

2 Ba đặc trưng chính của phóng sự.
a) Viết phóng sự phải có nhân vật:
Phóng sự là một thể tài của báo chí nhưng lại gần
gủi với văn học,thường viết về những vấn đề của xã

hội và viết về những con người trong một hoàn cảnh
điển hình. Trong một chuần mực nào đó, những nhân
3


vật này đều có số phận, hoàn cảnh riêng.Một bài
phóng sự không có nhân vật thì chưa phải là phóng sự,
không thể để tác giả nói mà hãy để cho nhân vật được
nói.Bạn đọc muốn biết số phận của nhân vật từ câu
chuyện và hình ảnh của chính họ.
b) Có cái tôi trần thuật:
- Trong phóng sự có cái tôi hay không? Có bao
nhiêu thì vừa? Cái tôi làm phóng sự hay lên hay dở đi?
Có những dạng tôi nào trong phóng sự? Khi nào thì
cái tôi bị người ta ghét? Đây là vấn đề còn nhiều tranh
cãi.
- Sự phát triển cái tôi tác giả trong phóng sự phát
triển cùng với lịch sử phát triển của phóng sự.
- Những tác phẩm được gọi là phóng sự thường
sử dụng bút pháp tả chân để tạo tính xác thực cho
thông tin nhưng những nhà văn làm báo vẫn còn sử
dụng những thủ pháp dành riêng cho văn chương để
làm báo.
- Từ năm 1986, đất nước ta đi vào công cuộc đổi
mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tư tưởng…
Phóng sự với trọn vẹn tính phóng sự được hình thành
từ đây. Cái tôi của tác giả trong phóng sự lúc này cũng
được định hình rõ ràng, không chỉ ở mức người trần
thuật, chứng kiến. Những phóng sự này không những
mang đậm dấu ấn của vấn đề mà còn bày tỏ chính

kiến, nêu những kiến nghị, đề xuất những giải pháp.
Họ xưng tôi trong phóng sự của mình như một cách
khẳng định sự lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là
sự khẳng định trực tiếp trách nhiệm của cá nhân trong
4


thời buổi xã hội yêu cầu ngày càng cao về trách nhiệm
của nhà báo.
- Báo chí mang tính định hướng, nhà báo phải thể
hiện rõ ràng lập trường, quan điểm của mình, không
được núp dưới bóng hai chữ khách quan mà chỉ nêu
vấn đề chung chung.
- Việc xưng tôi chỉ là một hình thức chứ chưa thể
là căn cứ vững chãi để xác định cái tôi tác giả trong
phóng sự. Thực chất cái tôi tác giả trong phóng sự là
sự pha trộn của nhiều cái tôi: cái tôi nhân chứng, cái
tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm xúc.
Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ
một cách hài hòa và uyển chuyển, tạo nên những giá
trị cho tác phẩm phóng sự.
- Không có sự tách bạc rạch ròi nào giữa những
cái tôi trong một phóng sự mà chỉ có sự nổi trội của
yếu tố này hay yếu tố khác trong cái tôi đó. Các yếu tố
này luôn kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhờ sự kết hợp
linh hoạt giữa các yếu tố này mà bức tranh của hiện
thực được tái hiện xác thực, sống động, sắc nét,
chuyển tải được chủ đề tư tưởng theo góc độ nhìn
nhận và quan điểm của người viết, có chiều sâu nội
tâm và quan điểm của tác giả.

c) Có tính văn học:
- Tính văn học trong phóng sự là cách hành văn.
Nhưng còn các thủ pháp văn học cũng phải biết dùng
sao cho đúng. Biết tường thuật khi cần tường thuật,
biết miêu tả khi cần miêu tả.

5


- Sử dụng văn học trong phóng sự là sử dụng
ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật sao cho linh hoạt,
sinh động, giàu hình ảnh.
- Viết một bài phóng sự cũng cần thiết có những
trích dẫn câu nói có trọng lượng của các nhân vật có
liên quan, hoặc trích dẫn các số liệu, các câu chuyện,
điển tích… miễn là thấy nó phù hợp và có giá trị nâng
thêm chất lượng phóng sự.
- Viết phóng sự có một yêu cầu quan trọng là làm
cho bạn đọc hiểu rõ hơn, hiểu nhiều hơn về vấn đề bài
báo đưa ra. Nhưng quan trọng hơn nữa là tác giả phải
truyền đến bạn đọc suy nghĩ, cảm xúc, nhận dịnh của
mình để bạn đọc chia sẻ.

6


1.3.Đặc trưng
1.3.1.Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật có
ý nghĩa xã hội
“Nhiệm vụ của bất kỳ phóng viên nào khi thực hiện

phóng sự trước hết là cung cấp cho bạn đọc khả năng được
nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người chứng
kiến (người thực hiện phóng sự), tức là tạo “hiệu quả của sự
hiện diện” [1, tr 151]. Bất cứ thể loại báo chí nào cũng đòi
hỏi và có đặc trưng là phản ánh người thật, việc thật có ý
nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với từng thể loại, quá trình và
phương thức phản ánh hiện thực đó có những góc độ tiếp
cận và mức độ phản ánh khác nhau. “Điểm nổi bật nhất của
phóng sự so với các thể loại báo chí khác là nó có khả năng
phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâudưới
dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện
thực. Để làm được như vậy, phóng sự luôn bám sát những
con người, sự kiện và vấn đề nổi bật trong đời sống” [3, tr
177]. Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu
sự thật chứ không chỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức. Nếu
thiếu quá trình đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật thì các tác
phẩm phóng sự không thể trở thành những “bức tranh” hiện
thực sống động.
Đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật, phóng sự qua đó có
khả năng phản ánh đa diện và có tính chất điển hình về đối
tượng được phản ánh. Ngược lại, không phải sự kiện và con
người nào cũng trở thành đối tượng được phản ánh bởi
phóng sự. Những sự kiện và con người đó phải đảm bảo yếu
tố tiêu biểu, điển hình và có ý nghĩa xã hội.
Phóng sự cũng không dừng lại ở việc phản ánh đối
tượng, phản ánh sự thật mà còn có xu hướng thẩm định hiện
thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Phóng sự
không chỉ giúp công chúng “biết” sự kiện xảy ra và xảy ra
như thế nào mà còn giúp công chúng “hiểu” tại sao hay
7



những nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện đó. Trong nhiều
trường hợp, các tác phẩm phóng sự còn chỉ ra xu thế vận
động và quá trình phát triển, diễn biến tiếp theo của sự kiện.
1.3.2.Phản ánh hiện thực khách quan trong quá
trình vận động biện chứng: phát sinh – phát triển,
nguyên nhân – kết quả, lượng – chất
Nếu thể loại tin phản ánh hiện thực khách quan có tính
thời điểm với những điểm nút sự kiện; thể loại tường thuật
phản ánh hiện thực khách quan một cách tương đối tường
tận, tỉ mỉ và theo trình tự những diễn biến chính của các sự
kiện quan trọng; thể loại ghi nhanh phản ánh hiện thực
khách quan với những nét phác thảo sinh động, đa diện về
sự thật mới nảy sinh có ý nghĩa thời sự với những chi tiết
tiêu biểu và ấn tượng nhất… thì thể loại phóng sự có khả
năng phản ánh hiện thực khách quan trong quá trình vận
động biện chứng: phát sinh – phát triển, nguyên nhân – kết
quả, lượng – chất.
Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu
sự thật chứ không chỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức. Yếu
tố này vừa là mục tiêu vừa là tiền đề dẫn đến khả năng các
tác phẩm phóng sự không chỉ dừng lại ở việc phản ánh các
thời điểm hiện thực, lát cắt hiện thực mà còn là cả quá trình
vận động của hiện thực với sự phát sinh, phát triển, với
những nguyên nhân cùng kết quả và sự biến đổi từ lượng
sang chất.
Phản ánh quá trình vận động của hiện thực khách quan,
thể loại phóng sự có khả năng sắp xếp, ngăn ô các dữ kiện,
dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng sang

chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong
khoảng thời gian có thể là khoảnh khắc, có thể tính bằng
ngày giờ, có thể là vô tận, vào trong một chỉnh thể trọn vẹn
của một bài phóng sự hoặc một chùm phóng sự kế tiếp nhau.
Trường hợp một sự kiện là một bài phóng sự, ví dụ như: Khi
8


ngục Đăk Glei bị… “hành quyết”! của Đỗ Doãn Hoàng
(Báo Lao Động, 7/7/2010). Trường hợp một sự kiện là một
chùm phóng sự, ví dụ như chùm phóng sự“Bí ẩn hang động
đầy hài cốt ở Hà Nội” của Phạm Ngọc Dương (báo VTC
News, đăng 8 kỳ từ 20-4-2011 đến 27-4-2011).
Kỳ 1: Hành trình thám hiểm kho xương khổng lồ trong
lòng núi
Kỳ 2: Xuống tầng “địa ngục” thứ 3 của “núi xương
người”
Kỳ 3: Cuộc gom xương rùng rợn và hành trình xuống
cõi "âm ty"
Kỳ 4: Trong thế giới kỳ bí của động xương người
Kỳ 5: Hãi hùng đống xương trong khe đá
Kỳ 6: Kinh dị những bộ hàm và cuộc sưu tập răng
người
Kỳ 7: Động xương người: Những câu hỏi chưa có lời
giải đáp
Kỳ 8: TS.Nguyễn Lân Cường: Không tin kho xương đã
2.100 tuổi
Muốn phản ánh được hiện thực khách quan trong quá
trình biện chứng đòi hỏi nhà báo phải nắm bắt được hiện
thực, quá trình phát triển của hiện thực cũng như phải có tư

duy lôgic trong nhìn nhận, đánh giá. Hiện thực khách quan
như những chiếc bánh răng to nhỏ khác nhau. Những chiếc
bánh răng đó hàng ngày vẫn quay nhanh hoặc chậm, đều đều
hoặc trúc trắc. Nhà báo với những tác phẩm của mình không
phản ánh tới công chúng những chiếc bánh răng đơn lẻ, cô
lập mà nhà báo nói chung và người viết phóng sự nói riêng
phản ánh và chuyển tải tới bạn đọc “một cỗ máy bánh răng”
của hiện thực khách quan đã qua lăng kính hiện thực tư duy
cá nhân.
1.3.3.Phóng sự sử dụng kết cấu, ngôn ngữ và bút
pháp linh hoạt
9


Về kết cấu, các tác phẩm phóng sự được thể hiện linh
hoạt và quá trình thể hiện này cơ bản phụ thuộc vào hai yếu
tố: đối tượng phản ánh và ý đồ của tác giả. Có nhiều tác
phẩm phóng sự được hình thành theo những kiểu kết cấu đa
dạng: đan xen, đẳng lập, bậc thang…
Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính thường được sử
dụng trong những phóng sự chân dung. Kết cấu chương hồi
thường sử dụng cho những sự kiện hoặc vấn đề có tầm vóc
lớn cả bề rộng lẫn chiều sâu mà dung lượng một bài phóng
sự không thể đăng tải hết.
Các dạng kết của phóng sự có thể chia thành hai nhóm
đối tượng phản ánh: nhóm đối tượng phản ánh không có cốt
truyện và nhóm đối tượng phản ánh có cốt truyện.
Nhóm đối tượng phản ánh không có cốt truyện thường
tuỳ theo sự gợi hứng của sự kiện, vấn đề, hiện tượng mà
định ra một kết cấu phù hợp. Nhóm này có các dạng kết cấu

cơ bản như:
-Kết cấu đẳng lập gồm đầu đề, sapô, các tiểu đề (tít
phụ) được in đậm và các đoạn văn.
-Kết cấu đan xen: gồm đầu đề, nêu vấn đề, giải quyết
vấn đề (trong phần này được bố trí xen kẽ các chi tiết chính
– phụ, không gian – thời gian, đậm – nhạt, xa – gần, hiện tại
– quá khứ - tương lai, chung riêng…), kết thúc vấn đề.
-Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính (một chiều):
trình bày sự việc có đầu có cuối, từ quá khứ, hiện tại đến
tương lai hoặc quá trình vận động một chiều từ lượng biến
thành chất, từ xấu thành tốt, từ nghèo thành giàu.
-Kết cấu theo phương pháp quy nạp: đưa các chứng cứ
rồi rút ra kết luận vấn đề.
-Kết cấu theo phương pháp diễn dịch: đưa ra một luận
đề hoặc lời khẳng định rồi lấy chứng cứ để chứng minh cho
luận đề hoặc lời khẳng định đó là đúng hoặc sai.

10


Nhóm đối tượng phản ánh có cốt truyện thường bố trí,
sắp xếp các chi tiết, tình tiết về số phận một con người, một
sự kiện thành những bộ phận hữu cơ của một quá trình phát
triển biện chứng, dựng nên một bức tranh về đời sống, về
tính cách nhân vật, qua đó đặt ra và giải quyết một vấn đề
nào đó của xã hội.
Tác phẩm phóng sự được kết cấu theo kiểu nào là tuỳ
thuộc vào đối tượng phản ánh và phong cách sáng tạo, ý đồ
tư tưởng của nhà báo. Tuy nhiên, mô hình kết cấu được dùng
nhiều nhất trong thể loại phóng sự hiện nay là dạng kết cấu

đan xen: đầu đề, giới thiệu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết
thúc vấn đề, tên tác giả.
Về ngôn ngữ, các tác phẩm báo chí nói chung và phóng
sự nói riêng cần chú trọng đến các yếu tố chính xác, hàm súc
và biểu cảm. Phóng sự, với tư cách là một thể loại báo chí có
sự giao thoa với văn học, càng cần phải chú ý tới các yếu tố
trên.
Các thành phần ngôn ngữ phóng sự bao gồm: ngôn ngữ
sự kiện, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.
Ngôn ngữ sự kiện chủ yếu được sử dụng dưới dạng
biểu đạt thông tin và trung tính về sắc thái biểu cảm. Ngôn
ngữ tác giả được sử dụng dưới hai dạng: trực tiếp và gián
tiếp. Ngôn ngữ tác giả là một trong những tiền đề quan trọng
để xây dựng phong cách phóng sự riêng của nhà báo. Ngôn
ngữ nhân vật trong phóng sự được sử dụng chủ yếu với tư
cách là những bằng chứng xác thực, cụ thể, minh hoạ cho sự
kiện được đề cập tới.
Về bút pháp, phóng sự sử dụng ba loại bút pháp cơ bản
là: miêu tả, kể và nghị luận.
Trong phóng sự, bút pháp tả được dùng với dung lượng
vừa phải, tả chân thực nhưng chỉ chấm phá, không quá đi
sâu mô tả chi tiết. Các tác phẩm phóng sự thường dùng bút
pháp tả trong: chấm phá tả cảnh, chấm phá về hoàn cảnh,
11


chấm phá về tình huống, hình dáng nhân vật, nội tâm nhân
vật.
Bút pháp thuật được dùng trong phóng sự với vai trò
trình bày, sắp đặt lại những sự kiện, biến cố trong hiện thực

một cách tỉ mỉ, tường tận, đảm bảo lôgic, ngắn gọn, sinh
động và quan trọng hơn cả là phải đúng sự thật. Chi tiết hiện
thực được thuật lại trong phóng sự phải đảm bảo có ý nghĩa,
độc đáo. Cách thuật của tác giả phải mới lạ và có xem xét
đến yếu tố tâm lý tiếp nhận của độc giả. Các cách thuật cơ
bản bao gồm: thuật đan xen (trước – sau, xấu – tốt…); thuật
song hành; thuật theo tính chất của vấn đề; thuật dựa vào
ngôi thứ của chủ thể phát ngôn.
Bút pháp nghị luận được dùng rất hạn chế và khắt khe
trong phóng sự. Nghị luận là bàn và đánh giá vấn đề cho rõ
ràng, có sức thuyết phục. Bút pháp nghị luận có thể được
dùng trong phóng sự nhưng nếu với mật độ dày đặc thì bài
phóng sự sẽ rơi vào chủ quan. Muốn thuyết phục độc giả của
mình, nhà báo không thể chỉ dừng lại ở việc bàn và đánh giá
mà quan trọng là cung cấp được cho độc giả những chi tiết,
tình tiết, biến cố của hiện thực cuộc sống, qua đó có góc
nhìn lý giải, khám phá vấn đề, hiện tượng, con người.
Về các biện pháp tu từ, phóng sự có thể sử dụng triệt để
các biện pháp tu từ như so sánh, tương phản, ẩn dụ, liên
tưởng, châm biếm, hài hước mà các thể loại báo chí khác rất
hạn chế hoặc không được phép sử dụng.
1.3.4.Cái tôi – tác giả xuất hiện trong thể loại phóng
sự
Cái tôi tác giả xuất hiện trong phóng sự với 3 tư cách:
nhân chứng khách quan; thẩm định khách quan; khâu nối dữ
liệu, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
Cái tôi tác giả có 2 vai trò là người dẫn truyện và chủ
thể truyền thông. Ở vai trò người dẫn truyện, cái tôi tác giả
có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất
12



“tôi”, cũng có thể ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu
chuyện mà chính mình đã mắt thấy, tai nghe. Cũng có thể
tác giả lấy mình ra để đối trọng với hiện thực như người
trong cuộc, cũng có thể lùi xa sự kiện để nhìn sự kiện một
cách lý trí hơn. Với vai trò chủ thể truyền thông, cái tôi tác
giả thực hiện lựa chọn, sắp xếp chi tiết, lời nói, nhân chứng
phù hợp chủ định sáng tạo của mình, tạo ra những tiền đề
khách quan giúp công chúng khám phá, nhận thức sự kiện
được phản ánh.
- Đi sâu phản ánh những sự kiện, vấn đề, con người tiêu
biểu nổi bật trong cuộc sống có sức ảnh hưởng tới
nhiều người
- Có chứa đựng cái tôi của tác giả nhưng trong phóng sự
hiện đại bị ẩn đi
- Ngôn ngữ văn phong giàu hình ảnh, linh hoạt
- Tính trực quan sinh động --- đặc trưng nhất. Đi sâu
nhất vào những chi tiết đặc tả mang tính quan sát cao
của phóng viên
- Giàu tính nhân văn
- Phản ánh ở cấp độ cả cụ thể cả khái quát vấn đề.
Theo quan niệm của giảng viên, dù thuộc dạng nào thì một tác phẩm
phóng sự thời sự phát thanh cũng phải đáp ứng được một số yêu cầu
sau:
- Phải có thông tin mới, phải khách quan.
- Mỗi phóng sự chỉ cần một góc độ, trong đó nhà báo có nhiệm
vụ kể lại những gì anh ta thu thập được.
- Trong phóng sự phải có miêu tả, đặc tả cụ thể.


13


- Tiếng động nền có giá trị như hình ảnh trên ti vi.
Với những đặc điểm như trên, mặc dù chỉ có thời lượng rất ngắn
nhưng những dạng phóng sự phát thanh theo cách phân biệt này
không phải là dạng “tin có tiếng động”. Tin thường phản ánh
những điểm chót thể hiện kết quả trong mạch phát triển của sự kiện.
Trong khi đó, phương pháp tiếp cận và phản ánh của những dạng
phóng sự nêu trên lại rất cụ thể, trong đó có yêu cầu rất rõ ràng về
“góc độ” của tác giả để xử lý sự kiện “vì trước đó người ta đã biết
về sự kiện ấy qua tin tức”. Đó cũng chính là lý do khiến người ta có
thể rút ngắn tối đa thời lượng của phóng sự. Ý kiến của các nhân
chứng được tái hiện cũng rất ngắn gọn, thông thường mỗi ý kiến chỉ
có thời lượng không quá mười giây nên chỉ có thể đề cập đến những
điều rất ngắn gọn và cụ thể.

14



×