Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bai tieu luan ve TT HCM người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới và sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141 KB, 14 trang )

ĐỀ BÀI: Trong diễn văn kỷ niệm 105 ngày sinh Chủ

tịch Hồ Chí Minh có viết: "Người là hiện thân sáng chói của
tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là
mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, đổi mới và
sáng tạo". Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên,
liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài và muôn vàn kính yêu của
nhân dân Việt Nam; anh hùng giải phóng dân tộc; danh nhân văn hóa thế
giới. "Hơn 60 năm, từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng, Hồ Chủ
tịch đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và
nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian
khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và
đẹp đẽ.
Với tấm lòng yêu nước nồng nàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm
đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh
sáng soi đường cứu dân, cứu nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt
Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn
cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước
tiến lên, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh là
người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, là người xây dựng nền
cộng hòa dân chủ Việt Nam và mặt trận dân tộc thống nhất, là người cha
thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Người là linh
hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn

1


kết một lòng, chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất
của Tổ quốc ta.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về với thế giới vĩnh hằng hơn 40 năm,
nhưng Người đã để lại cho chúng ta một di sản to lớn và vô cùng quý giá
- đó là tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách
mạng Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong
di sản tư tưởng của Người. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục
tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó đáp ứng được
yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân là
giành được độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc; giải phóng cuộc đời khổ
đau dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc, thực dân và đưa đất nước từ
lầm than, nô lệ tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, sánh vai với
các cường quốc năm châu trên thế giới. Vì vậy, suốt cuộc đời hoạt động
cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không quản nguy hiểm
hy sinh, đem hết sức lực, trí tuệ và tài năng cống hiến cho dân, cho nước;
"Người thực sự là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự
lực, tự cường, đổi mới và sáng tạo" (nhận định của Đảng ta tại Diễn văn
kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Người).
Để làm sáng tỏ nhận định trên, chúng ta trở về với lịch sử từ những
năm đầu của thế kỷ XX, thời kỳ mà đế quốc Pháp đã áp đặt chế độ cai trị
thực dân chuyên chế hà khắc và hết sức tàn bạo lên toàn bộ lãnh thổ của
đất nước ta. Chế độ phong kiến suy tàn, công khai cấu kết và làm tay sai
cho thực dân, đế quốc. Với bản chất của một tên đế quốc, một kẻ xâm
2


lược, thực dân Pháp đã ra tay vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề, đồng
thời biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của "chính quốc".
Sự vơ vét, bóc lột của chúng làm cho nhân dân lao động, trước hết là

nông dân bị bần cùng hóa, cuộc sống vô cùng khổ đau, cơ cực. Không
những thế chúng còn áp dụng chính sách ngu dân, khuyến khích văn hóa
nô dịch... nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vùng tăm tối để chúng dễ bề
cai trị. Trước tình hình đó, các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước
của nhân dân ta chống Pháp và bè lũ tay sai của chúng diễn ra liên tục và
sôi nổi ở khắp nơi, nhưng đều không mang lại kết quả (cuộc khởi nghĩa
Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm nhưng đã thất bại
vào năm 1913; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
do các cụ Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc;
cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất
bại...), lúc này cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu
sắc về đường lối cứu nước. Trước cảnh nước mất, nhà tan, với tầm nhìn
và trí tuệ của một thiên tài, Nguyễn Tất Thành (tức Nguyễn Ái Quốc, Hồ
Chí Minh sau này) đã khẳng định: "Phải tìm một con đường khác mới có
thể giành lại độc lập cho dân tộc" (1). Bởi Người thấy rằng, con đường mà
các chí sĩ yêu nước đã bàn, đã làm (Đông du để dựa vào Nhật, vào Tàu
hoặc Tây du để nhờ cậy vào chính nước Pháp để đánh thực dân Pháp,
đều không được). Vì vậy, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước, cứu dân.
Ngày 5/6/1911 (vừa qua tuổi 20), người thanh niên ưu tú của dân
tộc Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu cuộc hành trình vĩ đại suốt 30 năm
trên khắp bốn lục địa (châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Á) để "xem
(1)

Dẫn theo Tạp chí Xưa và nay, số 153 (12/2003).

3


người ta làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình" và đã phát hiện ra

chân lý: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của
mọi khổ đau đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở "chính
quốc" cũng như ở các thuộc địa.
Trong thời gian bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu,
khảo sát nhiều cuộc cách mạng trên thế giới, trong đó có ba cuộc cách
mạng điển hình được Người đặc biệt quan tâm, đó là: cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân Anh, giành độc lập của
nước Mỹ năm 1776; cuộc cách mạng tư sản Pháp (diễn ra ba lần vào
những năm 1789, 1884, 1870) và cuộc cách mạng vô sản tháng Mười
Nga năm 1917.
Nghiên cứu cách mạng Mỹ, Hồ Chí Minh nhận xét: "Cách mệnh
thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ..."
Người chỉ rõ: "Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, mà cách
mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi"

(2)

. Đối với cách mạng

Pháp, sau khi nghiên cứu kỹ dưới nhiều góc độ, Người đã kết luận:
"Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh của Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư
bản, cách mệnh không đến nơi. Tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực
trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa"; vì vậy,
"mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu tính cách mệnh lần nữa
mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những
điều ấy"(1).
Như vậy, đối với Hồ Chí Minh, cách mạng Pháp cũng như cách
mạng Mỹ đều là những cuộc cách mạng không triệt để. Do vậy, Người
(2)
(1)


Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 270.
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 2, tr. 274.

4


khẳng định, cách mạng Việt Nam không thể đi theo khuynh hướng dân
chủ tư sản. Xuất phát từ tư duy đó, Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm lực
để nghiên cứu, khảo sát cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và đã rút ra
những kết luận quan trọng cho cách mạng Việt Nam: "Trong thế giới bây
giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng
được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và
bình đẳng giả dối như đế quốc Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách
mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức cho công,
nông các nước và dân bị áp bức, các thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ
tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới. Cách mệnh Nga dạy
cho chúng ta rằng: Muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng
(công, nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy
sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và
Lênin"(2).
Để tiếp tục đi tìm con đường cứu nước, năm 1917, Người trở lại
nước Pháp, đến Pari và đến 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp. Tháng
6/1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam với tên gọi mới là
Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị
Vécxay. Tháng 7-1920, sau 9 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái
Quốc vô cùng vui mừng được đọc "Đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa" của V.I. Lênin và từ tư tưởng của Lênin, Người đã tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Ái Quốc
đã đưa ra những kết luận và những khẳng định hết sức đúng đắn, khoa

học như kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng của
các nước thuộc địa trên toàn thế giới: "Muốn cứu nước và giải phóng dân
(2)

Hồ Chí Minh, Sđd, tập 2, tr. 280.

5


tộc, không có con đường nào khác, con đường cách mạng vô sản" (1).
Người khẳng định: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem
lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc tự do, bình
đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì
mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc"(2); Người còn viết: "Chủ
nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa.
Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt bỏ cả hai
vòi"(3).
Cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Đảng Xã hội Pháp
lần thứ 19 và đã tán thành theo Quốc tế III (Quốc tế cộng sản do Lênin
sáng lập) và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người
cộng sản đầu tiên của Việt Nam và là một trong những người sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp, hoàn toàn tin theo Quốc tế cộng sản và Lênin. Đây
là một sự kiện lịch sử trọng đại, bởi vì không những Nguyễn Ái Quốc từ
chủ nghĩa yêu nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa
Mác - Lênin, mà còn đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường
giải phóng dân tộc Việt Nam sau này.
Nhận rõ sứ mạng lịch sử to lớn của Đảng cộng sản, như Người đã
từng nói: "Cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân
chính lãnh đạo" và để cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đi theo

con đường cách mạng vô sản, sau khi tìm được con đường cứu nước,
Hồ Chí Minh tích cực chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho
sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với việc truyền bá chủ
(1)
(2)
(3)

Hồ Chí Minh, Sđd, tập 9, tr. 314.
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 1, tr. 461.
Hồ Chí Minh, Sđd, tập 1, tr. 298.

6


nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam, Người còn đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị lý luận cách
mạng, cương lĩnh của Đảng và tổ chức, cán bộ của Đảng. Người thành
lập ra Thanh niên cách mạng đồng chí Hội (tổ chức tiền thân của Đảng
ta), đồng thời mở các lớp huấn luyện ở Quảng Châu - Trung Quốc để
đào tạo cán bộ và lựa chọn nhiều cán bộ khác đi đào tạo ở Liên Xô.
Với những hoạt động không mệt mỏi của Nguyễn Ái Quốc và
nhiều đồng chí cách mạng tiền bối, nên điều kiện thành lập Đảng đã chín
muồi, ngày 3-2-1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị hợp
nhất ba tổ chức đảng cộng sản (Đông Dương cộng sản đảng, An Nam
cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn) đã được thống nhất
thành một đảng, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng Cộng sản Việt Nam (Cương lĩnh vắn tắt và Sách lược vắn tắt) đều
do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được Hội nghị thông qua (đây là sự
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách
mạng Việt Nam). Đến tháng 10-1930, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất

đã thông qua Luận cương chính trị; trong Luận cương đã nêu: "Cách
mạng Việt Nam phải hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh đổ
chế độ thực dân, phong kiến; tiến lên xây dựng xã hội cộng sản (cách
mạng xã hội chủ nghĩa)". Cương lĩnh còn chỉ rõ: trong giai đoạn đầu
phải chống đế quốc và phong kiến, thực hiện mục tiêu "Độc lập dân tộc"
và "Người cày có ruộng", trong đó nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng
dân tộc được đặt lên hàng đầu; phải xây dựng lực lượng cách mạng rộng
lớn của toàn dân; phương pháp cách mạng là sử dụng bạo lực cách
mạng; cách mạng Việt Nam là một bộ phận và có quan hệ mật thiết với
cách mạng thế giới; tăng cường đoàn kết với giai cấp vô sản và các dân

7


tộc bị áp bức trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp. Cách mạng Việt Nam
phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới giành được thắng
lợi. Như vậy, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã đề ra được cương
lĩnh đúng đắn về cách mạng Việt Nam, trong đó đã vạch ra con đường
cứu nước mới và khác hẳn về chất so với những con đường cứu nước
trước đây do những nhà yêu nước đương thời vạch ra mà đã dẫn đến bế
tắc và thất bại. Cương lĩnh của Đảng đã đặt nền tảng cho một sự nghiệp
vĩ đại và chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một mốc son chói lọi
trên con đường phát triển của dân tộc ta và là bước ngoặt hết sức vĩ đại
trong lịch sử cách mạng nước ta. Nó chấm dứt vĩnh viễn sự khủng hoảng
về đường lối cách mạng đối với dân tộc Việt Nam. Từ đó đến nay, trải
qua 80 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn vàn khó

khăn, thử thách và dành được những thành tựu vĩ đại:
- Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lập ra Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam
châu Á.
- Cuộc kháng chiến lần thứ nhất đánh thắng chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, mở đầu sự sụp đổ của chủ
nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới, đưa miền Bắc tiến lên con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ ở miền Nam. Cuộc kháng chiến lần thứ hai đánh thắng cuộc

8


chiến tranh xâm lược tàn bạo, dã man nhất của đế quốc Mỹ, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước vào kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước, nhất
là những thành tựu to lớn và quan trọng mà chúng ta đã đạt được trong
hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt
đất nước, cuộc sống nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc và nước
ta ngày càng được nâng cao uy tín trên trường quốc tế.
- Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, một tương lai tươi sáng của
dân tộc ta đã và đang được khai phá và được định hình ngày càng rõ
hơn, cụ thể hơn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Với những thành tựu vĩ đại đó đã biến nước ta từ một nước thuộc
địa trở thành một quốc gia độc lập tự do. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ
đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, có đời sống vật
chất, văn hóa, tinh thần và dân trí ngày càng được nâng cao. Đất nước ta
từ kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật
ngày càng đầy đủ và tiên tiến, đáp ứng cho yêu cầu của thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam từ chỗ không có
tên trên bản đồ thế giới đã trở thành một nước độc lập, có quan hệ quốc tế
rộng rãi, có tiếng nói và vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới.
Tóm lại, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội chẳng
những là tư tưởng chính trị đặc sắc, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm
trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh mà nó còn gắn bó mật thiết, chặt chẽ
với Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.

9


Tên tuổi của Người, sự nghiệp vĩ đại của Người luôn gắn liền với
lịch sử quang vinh của Đảng Cộng sản Việt Nam, với lịch sử đấu tranh
và thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần một thế kỷ qua.
Hồ Chí Minh không những là một nhà chiến lược thiên tài đã cùng
với Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mở ra thời kỳ sụp đổ của
chủ nghĩa thực dân cũ và làm thất bại một bước chủ nghĩa thực dân mới,
góp phần tác động sâu xa đến tiến trình lịch sử thế giới. Những cống
hiến to lớn của Người về lý luận cách mạng đã góp phần quan trọng thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và ngày nay vẫn
còn có ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Hồ Chí Minh
còn là một nhà đổi mới, cách mạng dũng cảm và sáng tạo. Trong suốt
chặng đường lịch sử đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
luôn có tư duy đổi mới; dựa vào nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, Người đã đề ra những chiến lược, sách lược thích hợp với thực
tiễn cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ, có những giải pháp cực kỳ
sáng tạo trong những tình huống cực kỳ khó khăn để đưa cách mạng
từng bước đến thắng lợi. Người không bao giờ tự bó mình trong nếp
nghĩ và cách làm cũ kỹ, theo lối mòn, khi những cái đó không còn tác

dụng đối với cuộc sống. Người nhìn thẳng vào sự thật, khi phát hiện thấy
khuyết điểm và sai lầm, Người dũng cảm phê bình và kiên quyết sửa
chữa. Cho đến hôm nay, những lời nói sau đây của Người vẫn là chân lý
và luôn có giá trị chỉ đạo sâu sắc: "Cần phải có tinh thần sáng tạo, phải
tìm tòi cái mới, thực hiện cái mới..." và "cuộc chiến đấu chống lại những
cái gì cũ kỹ, hư hỏng để sáng tạo ra những cái gì mới mẻ, tốt tươi... là

10


cuộc chiến đấu khổng lồ, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo
dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân". Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn là người có tinh thần tự lực tự cường cao cả, Người không bao
giờ dựa dẫm vào bất cứ quốc gia nào, lực lượng nào từ bên ngoài để tiến
hành cách mạng ở Việt Nam để đấu tranh giải phóng dân tộc, để chống
lại đế quốc, thực dân... Người luôn nhắc nhở và động viên đồng bào:
"Hãy đem sức ta mà giải phóng cho ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là
một nhà tư tưởng hết sức sâu sắc, những chân lý lớn của lịch sử và thời
đại được Người diễn đạt bằng những lời lẽ giản dị và hàm súc, chẳng
hạn như những câu nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do", "Dễ mười
lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong", "Đoàn kết,
đoàn kết đại đoàn kết, thành công, thành công đại thành công", "Đảng
viên đi trước, làng nước theo sau", "Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của
Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" v.v... đều trở thành những
phương châm chỉ đạo chiến lược trong đường lối lãnh đạo cách mạng
của Đảng ta.
Người là nhà lý luận đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của cách
mạng Việt Nam, do đó đã đóng góp vào sự phát triển và làm phong phú
thêm lý luận Mác - Lênin về cách mạng ở các nước thuộc địa, về chiến

tranh nhân dân, về xây dựng Đảng, về mặt trận thống nhất, về xây dựng
văn hóa ở một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội chưa
trải qua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản...
Người đồng thời là nhà thơ lớn, nhà văn hóa, nhà báo cách mạng
xuất sắc. Tất cả những gì Người viết ra đều là sự phản ánh trung thực,
hồn nhiên vẻ đẹp cao quý trong đạo đức, trí tuệ, tâm hồn của một nhân
11


cách lỗi lạc, vì vậy đều hiện ra chân thực, giản dị, tự nhiên vốn là những
chuẩn mực tiêu biểu cho cái đẹp, cái hoàn thiện của con người.
Cuộc đời chiến đấu hơn 60 của Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải
chỉ vì độc lập, tự do của dân tộc mình mà còn vì độc lập, tự do của các
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Người đã hoạt động trong phong
trào công nhân, phong trào cộng sản ở châu Âu, phong trào giải phóng
dân tộc thuộc địa ở châu Á. Người luôn giáo dục nhân dân Việt Nam
thấm nhuần sâu sắc và kết hợp chặt chẽ tinh thần yêu nước với chủ nghĩa
quốc tế vô sản, Người nói: "Ta chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do,
độc lập của riêng mình mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc
và hòa bình trên thế giới", do đó, còn phải làm tốt nghĩa vụ quốc tế, "giúp
bạn tức là tự giúp mình". Rõ ràng đây vừa là đạo đức cách mạng vừa là
một tư duy sáng tạo của Người mà ít ai có thể nghĩ tới.
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là hiện thân sáng
chói của tư tưởng độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà
Người còn là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường,
đổi mới và sáng tạo.
Dưới ngọn cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt
Nam, nhân dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ, cả
nước đã bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội hơn một phần ba
thế kỷ. Hơn 20 năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng đất

nước, chúng ta đã dành được những thành tựu to lớn và hết sức quan
trọng, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

12


Ngày nay cục diện thế giới đang trải qua những biến đổi nhanh
chóng, sâu sắc, nhất là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, xu thế toàn cầu
hòa đang lôi cuốn cả hành tinh vào cơn lốc lớn do một số ít nước phát
triển cùng các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối, các cuộc chiến
tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn tiếp diễn, suy thoái về môi
trường sinh thái, về tệ nạn hội và bệnh tật hiểm nghèo vẫn đang có nguy
cơ ngày một gia tăng. Đất nước ta đã chuyển sang thời kỳ mới, thế và
lực đã khác trước nhiều, tuy nhiên nước ta vẫn là một trong những nước
nghèo, năng suất lao động và sức cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ
còn lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực,
trong khi chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch vẫn không ngừng
đẩy mạnh các âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng và Nhà nước ta bằng
chiến lược "diễn biến hòa bình". Trước cục diện thế giới và trong nước
như vậy, đất nước ta đang đứng trước những vận hội lớn, đồng thời phải
đương đầu với những khó khăn và thách thức mới rất quyết liệt.
Để đảm bảo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày
càng phát triển vững chắc và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng
ta, nhân dân ta đã trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội mà Người đã chọn. Nắm vững quy luật dựng nước đi đôi
với giữ nước, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, tự chủ về kinh tế, giữ gìn bản sắc dân tộc về văn hóa, giữ vững độc

lập quốc gia trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, hợp tác
bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp
vào công việc nội bộ của các nước; thực hiện chính sách đối ngoại đa

13


dạng hóa, đa phương hóa, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của phong trào
hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới, tăng
cường hợp tác quốc tế và khu vực, góp phần tích cực hình thành một trật
tự thế giới công bằng và bình đẳng vì sự nghiệp hòa bình, ổn định và
phát triển của nhân loại.
Trên cơ sở đó, mấy chục năm qua sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước của nhân dân ta đã phát triển một cách toàn diện, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hàng năm cao, đời sống nhân dân được từng bước
cải thiện, hạ tầng kinh tế ngày càng được củng cố, phát triển; an ninh quốc phòng được giữ vững, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, uy
tín của Đảng, của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc
tế v.v... Đây là tiền đề quan trọng để đất nước ta tiếp tục phát triển trong
những chặng đường tiếp sau một cách vững chắc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của
cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
thế giới đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn,
những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả. Cả cuộc đời và sự
nghiệp của Người là tấm gương sáng ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta
nguyên phấn đấu suốt đời học tập và noi theo.

14




×