Đặt tên công ty - dễ nghĩ nhưng khó làm
Thông thường, đứng trước mỗi một dự án kinh doanh mới, bạn thường phải
lập một công ty để thực hiện. Những lúc như thế này, việc lựa chọn tên công ty sẽ
rất quan trọng và luôn là một bước đi phức tạp trong tiến trình triển khai dự án
kinh doanh. Trên cương vị là một nhà quản lý, bạn nên quan tâm đến các yếu tố có
liên quan khi suy nghĩ về một cái tên mới được đưa ra.
Tên công ty được pháp luật bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng
trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;
b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Tại bất cứ quốc gia nào, có một số loại tên công ty sẽ không được pháp luật
bảo hộ cũng như bạn không được phép dùng nó đến đặt cho công ty mình:
Thứ nhất, tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ
thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh;
Thứ hai, tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại
nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh
trong cùng một lĩnh vực;
Thứ ba, tên gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã được sử dụng từ
trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử
dụng tên thương mại đó.
Có một cái tên hợp lệ và với tư cách là người chủ sở hữu quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên công ty, bạn hoàn toàn có quyền tiến hành hoạt động kinh
doanh dưới cái tên đó. Lúc này bạn sẽ có quyền đối với tên công ty của mình như
sử dụng tên vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên để xưng danh trong các
hoạt động kinh doanh, thể hiện tên đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản
phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo, hay chuyển giao tên theo hợp
đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến
hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên đó.
Một công ty khi được thành lập hợp pháp lấy tên thương mại đáp ứng đủ
những điều kiện tên thương mại đó được tự động bảo hộ mà không cần phải đăng
ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là điểm khác biệt so với các đối
tượng sở hữu công nghiệp khác. Tuy nhiên thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh
cho thấy hiện tượng trùng “tên thương mại” là vấn đề thường gặp đối với các công
ty đang vươn lên trở thành tập đoàn hoá hay các công ty theo mô hình công ty mẹ
- con. Giả sử một công ty là có tên là Công ty Green River thành lập năm 2000 với
4 lĩnh vực hoạt động chính là: sản xuất gỗ dán; sản xuất máy tính; vận tải hành
khách trong chiến lược kinh doanh vươn lên trở thành tập đoàn hoá năm 2004 sẽ
mở rộng thêm ở 2 lĩnh vực là: may công nghiệp; cho thuê tài chính. Năm 2003
một công ty khác cũng có tên là Công ty Green River được thành lập với 2 lĩnh
vực: cho thuê tài chính và may công nghiệp. Khi đó 2 công ty trên vẫn tồn tại hợp
pháp với cùng một tên vì không cùng lĩnh vực kinh doanh. Nhưng khi Công ty
Green River (1) mở rộng hoạt động kinh doanh thêm hai lĩnh vực như trên thì vấn
đề đặt ra là tên thương mại của hai công typ có trùng không và xử lý như thế nào?
Việc Công ty Green River (1) mở rộng thêm hoạt động kinh doanh ở 2 lĩnh
vực: Cho thuê tài chính và may công nghiệp sẽ dẫn đến hiện tượng hai công ty có
cùng tên trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Giả sử cho rằng Công ty Green River (1)
đăng ký bổ sung ở thời gian sau nên đã vi phạm quy định pháp luật: “Tên thương
mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước
trên cùng 1 địa bàn và trong cùng lĩnh vực kinh doanh...”. Như vậy có hợp lý
không khi tên thương mại của Công ty Green River (1) xuất hiện trước. Và sự tồn
tại của tên thương mại của 2 công ty trên là hoàn toàn hợp pháp và đã được bảo hộ
tự động khi mới thành lập. Giả sử nếu Công ty Green River (1) phải đổi tên
thương mại mới được đăng ký bổ sung thì có hợp lý và công bằng không khi tên
thương mại đó đã tồn tại và có thể đã được khách hàng biết đến (như một thương
hiệu) trong suốt những năm qua nhờ chính sách quảng bá và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của công ty. Còn nếu đổi tên thì về cơ bản phải xây dựng hình ảnh của
công ty lại từ đầu.
Mặt khác, khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ có thể sẽ dễ nhầm lẫn sản
phẩm và dịch vụ của Công ty Green River (1) là của Công ty Green River (2). Vậy
nếu sản phẩm, dịch vụ của một trong hai công ty cung cấp không đảm bảo chất
lượng hay yêu cầu thì khách hàng sẽ bị nhầm tưởng và dễ có phản ứng (như khiếu
nại, khiếu kiện, tẩy chay hàng hoá...). Khi đó uy tín và hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty làm tốt sẽ bị ảnh hưởng. Vậy họ sẽ phải làm gì để bảo vệ chính
mình?
Đây quả là một vấn đề không dễ giải quyết khi công ty đang hoạt động hợp
pháp. Hiện pháp luật chưa có quy định về vấn đề này khiến nhiều công ty hoạt
động kinh doanh chịu thiệt hại. Và có lẽ lời khuyên tốt nhất là hãy nghiên cứu và
tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đặt tên công ty. Sau đây là một số cách thức để bạn
đặt tên công ty một cách hiệu quả nhất:
1. Liệu khu vực bạn dự định đầu tư hay hợp tác kinh doanh đã có một
công ty khác đăng ký cùng với tên bạn lựa chọn?
Cùng với sự phát triển của kinh doanh toàn cầu, ngày nay dường như bất cứ
khu vực nào cũng có hàng trăm công ty được thành lập mỗi ngày. Và công ty của
bạn sẽ không được chấp nhận nếu bạn đặt tên công ty trùng hoặc tương tự với tên
của một công ty đã được thành lập và đăng ký sẵn tại đó.
Vì vậy, để tránh những rắc rối phát sinh, trước khi đăng ký thành lập công
ty, bạn nên liên hệ với các cơ quan chức năng địa phương để kiểm tra và xác minh
lại khả năng chấp nhận của cái tên đã được dự định đặt. Phần lớn các cơ quan địa
phương sẽ nhanh chóng cung cấp những thông tin này và công ty cũng vô cùng dễ
dàng tiếp cận những thông tin này qua Internet, điện thoại hay email.
2. Đã có cái tên nào trùng hay tương tự cái tên mà bạn dự định đặt và
được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá hay tên thương mại?
Nếu trường hợp này phát sinh, rất có thể luật sở hữu trí tuệ hay luật nhãn
hiệu hàng hoá sẽ cấm những chủ sở hữu khác sử dụng cùng tên hay tên tương tự
có thể gây nhầm lẫn với tên đã được bảo vệ về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào
đó.
Do vậy để xác định rõ trước khi sử dụng tên mà bạn định lựa chọn, bạn nên
thực hiện việc tìm kiếm các nhãn hiệu hàng hoá khác nhau. Việc tìm kiếm có thể
được thực hiện thông qua văn phòng luật sư địa phương, qua Internet, hay các
công ty sở hữu trí tuệ tại khu vực đó.
3. Liệu tên có thể được sử dụng trên Internet như là một tên miền?
Nếu xảy ra trường hợp đã có một tên miền nào đó trùng với tên mà bạn dự
định đặt thì rất nhiều chủ công ty sẽ muốn lựa chọn một cái tên hoàn toàn khác.
Nhiều chuyên gia marketing đều đồng ý rằng tên thương mại của một công ty sẽ