Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Bài giảng côn trùng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 81 trang )

Bài giảng
Côn trùng
học
1
MỤC LỤC
M C L CỤ Ụ ........................................................................................................................................2
PH N I. CÔN TR NG I C NGẦ Ù ĐẠ ƯƠ ...........................................................................................4
CH NG I. HÌNH THÁI H C CÔN TR NG (2 ti t)ƯƠ Ọ Ù ế ...............................................................4
PH N 2. CÔN TR NG CHUYÊN KHOAẦ Ù .............................................................................50
BÀI MỞ ĐẦU (0.5 tiết)
1. KHÁI NIỆM
- Côn trùng học là môn khoa học chuyên nghiên cứu về côn trùng
- Côn trùng là những động vật thuộc ngành chân đốt hay còn gọi là
tiết túc (Athropoda) với những đặc điểm sau:
+ Cơ thể chia ra 3 phần: đầu, ngực, bụng; giữa đầu và ngực nối với
nhau bằng 1 màng mỏng gọi là cổ. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi 1 lớp
da cứng có tác dụng như "bộ xương ngoài" của côn trùng.
+ Đầu có 1 đôi râu đầu, miệng, 1 đôi mắt kép, 2-3 mắt đơn (1 số loài
không có như loài bọ xít mù xanh).
+ Ngực chia 3 đốt, mỗi đốt mang 1 đôi chân. Trưởng thành mang 1 -
2 đôi cánh ở đốt giữa và đốt sau, có loài thoái hóa hoàn toàn. Muỗi có 1
đôi, cào cào có 2 đôi cánh, chấy không có cánh.
+ Hô hấp bằng hệ thống khí quản và lỗ thở.
+ Lỗ sinh dục và hậu môn ở phía cuối bụng, hệ tuần hoàn hở
2
+ Trong quá trình sinh trưởng có biến thái bên trong và biến thái bên
ngoài
- Nguồn gốc của côn trùng: Đọc tài liệu
2. Một số đặc điểm của lớp côn trùng
- Gồm nhiều loài: Số loài côn trùng đã biết chiếm 2/3-3/4 tổng số loài
của giới động vật trên trái đất. Hiện đã xác định được 900 nghìn loài côn


trùng trong tổng số 1 triệu 150 nghìn loài động vật.
- Đông về số lượng cá thể.
1 tổ kiến Atlas có đến 50 vạn con
1 tổ ong lớn có 6-8 vạn con
- Phân bố ở khắp mọi nơi do:
+Kích thước côn trùng nhỏ nên dễ thỏa mãn nhu cầu thức ăn, dễ tìm
kiếm nơi ẩn náu để trốn tránh kẻ thù.
+Là lớp duy nhất của ngành động vật không xương sống có cánh nên
tiện lợi cho việc mở rộng phạm vi phân bố, tìm kiếm thức ăn, giao phối
và trốn tránh kẻ thù.
+ Có khả năng sinh sản nhanh, mạnh, hoàn thành một thế hệ tương
đối ngắn. Vì vậy côn trùng có số lượng loài và cá thể nhiều, đồng thời
phân bố rộng.
+ Côn trùng thuộc động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể biến đổi theo
nhiệt độ môi trường, do đó có thể sống sót trong điều kiện khí hậu bất lợi.
Mặc dù số lượng côn trùng nhiều, nhưng thực ra số loài sâu hại chỉ
chiếm 10% tổng số các loài côn trùng, sâu hại nghiêm trọng chiếm không
quá 1%.
3. VAI TRÒ CỦA CÔN TRÙNG ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG, CON
NGƯỜI VÀ XÃ HỘI (Đọc sgk)
3
3.1. Tác hại của côn trùng
3.2. Lợi ích của côn trùng
PHẦN I. CÔN TRÙNG ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG I. HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG (2 tiết)
1. KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VỤ
- Hình thái học côn trùng là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo bên
ngoài cơ thể côn trùng.
- Nhiệm vụ:
+ Không chỉ nghiên cứu đơn thuần cấu tạo của cơ thể côn trùng mà

đồng thời phải nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân hình thành các cấu
tạo ấy
+ Nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu tạo với nhau
+ Nghiên cứu mối tương quan giữa các cấu tạo ấy với hoạt động của
cơ quan bên trong cơ thể côn trùng.
+ Nghiên cứu mối tương quan của các cấu tạo ấy với hoàn cảnh sống
và đặc tính sinh vật học của từng loài.
4
Từ những hiểu biết về đặc điểm chung, riêng của cấu tạo hình thái
côn trùng là cơ sở cho công tác phân loại, nhận biết côn trùng có ích và
phòng trừ côn trùng gây hại.
2. CẤU TẠO CHI TIẾT TỪNG PHẦN CƠ THỂ CÔN TRÙNG
2.1. Đầu và các phần phụ của đầu.
2.1.1. Cấu tạo của đầu côn trùng
- Đầu là phần thứ nhất của cơ thể côn trùng, trên đó mang 1 đôi râu
đầu, 1 đôi mắt kép, 2-3 mắt đơn và bộ phận miệng.
- Đầu là trung tâm của cảm giác và lấy thức ăn. Cơ quan cảm giác có
đôi râu đầu, có mắt kép và mắt đơn. Cơ quan lấy thức ăn chủ yếu là
miệng.
- Đầu côn trùng được phân chia thành các khu vực và các mảnh nhờ
có đường ngấn lột xác hình chữ Y và các ngấn khác như ngấn trán chân
môi, ngấn má, ngấn ót. Giai đoạn trưởng thàng ngấn lột xác không nhìn
thấy hoặc thấy rất mờ.
+ Khu trán - chân môi: Là khu được tạo bởi mặt trước vỏ đầu và
được chia làm 2 phần: phía trên là trán, phía dưới là chân môi. Giữa 2 bộ
phận này là ngấn trán - chân môi (còn gọi là ngấn trên miệng). Trên trán
có mắt đơn, thường là 3 chiếc xếp hình tam giác đảo ngược.
+ Khu cạnh - đỉnh đầu: Khu này được tạo thành bởi mặt bên của vỏ
đầu và đỉnh đầu, giới hạn ra phía sau của khu này là ngấn ót. Mắt kép
nằm trong khu này, phía dưới là phần má.

+ Khu gáy và gáy sau: Khu này là mặt sau của đầu, được tạo thành
bởi 2 phiến cứng hình vòng cung vây quanh lỗ sọ, nơi nối tiếp giữa phần
đầu và ngực. Phiến gần lỗ sọ gọi là gáy sau (ót sau), phiến ngoài tạo nên
gáy côn trùng.
5
+ Khu dưới má: Đây là phần tiếp theo về phía dưới 2 má, được phân
định bởi ngấn dưới má. Mép dưới khu dưới má là nơi có mấu nối với hàm
trên và hàm dưới của côn trùng.
+ Môi trên: Là một phiến hình nắp cử động được, đính lên mép dưới
của khu chân môi, mặt ngoài môi trên cứng, mặt trong mềm
2.1.2. Các kiểu đầu của côn trùng
Dựa vào vị trí của miệng côn trùng ta có thể chia ra 3 kiểu đầu như
sau:
+ Đầu miệng dưới: Là kiểu đầu phổ biến nhất với miệng nằm phía
dưới đầu, trục dọc của đầu (mắt-miệng) gần như vuông góc với trục dọc
cơ thể. Kiểu này thường gặp ở côn trùng miệng gặm nhai như châu chấu,
dế mèn, xén tóc... (Hình 1B).
+ Đầu miệng trước: Miệng nhô ra phía trước, trục dọc của đầu cùng
thẳng hàng hoặc song song trên mặt phẳng nằm ngang với trục dọc của
mình sâu. Kiểu này thường gặp ở một số loài côn trùng như họ vòi voi
(Curculionidae), mối lính (bộ Isoptera) (Hình 1 A).
+ Đầu miệng sau: Miệng kéo dài ra về phía mặt bụng, trục dọc của đầu
với trục dọc của mình sâu tạo thành một góc nhọn, thường gặp ở ve sầu (họ
Cicadidae), bọ xít (họ Pentatomidae), bọ rầy (họ Jassidae), rệp muội (họ
Aphididae). (Hình 1C).
6
2.1.3 Các phần phụ của đầu (Râu và miệng)
2.1.3.1 Râu đầu và các dạng râu:
Hầu hết các loài đều có một số đôi râu đầu mọc giữa hai mắt kép
thuộc khu trán., có thể cử động được. Râu đầu côn trùng có kích thươc,

hình dạng rất khác nhau tuỳ loài, song về cơ bản đều có cấu tạo giống
nhau.
- Cấu tạo cơ bản của râu đầu: Chân râu, cuống râu và roi râu
+ Chân râu: là đốt gốc của râu, mọc từ ổ chân râu, có hình dạng to,
thô và ngắn hơn các đốt khác, bên trong có cơ thịt điều khiển hoạt động.
+ Cuống râu: là đốt thứ 2 của râu, thường ngắn nhất và cũng có cơ
điều khiển
+ Roi râu là phần tiếp sau cuống râu, được chia làm nhiều đốt nhỏ,
hình dạng thay đổi tuỳ theo loài côn trùng, không có cơ điều khiển hoạt
động.
- Chức năng của râu đầu: Là cơ quan xúc giác, khứu giác và 1 số
chức năng khác như là cơ quan thính giác làm nhiệm vụ tìm kiếm, báo
hiệu cho nhau.
Ví dụ: + Chức năng thính giác như muỗi đực
+ Chức năng khứu giác như râu đầu của ngài sâu róm chè, bọ hung,
ruồi...
+ Một số chức năng khác: Niềng niễng dùng râu để bắt mồi, ban
miêu dùng râu quặp con cái khi giao phối, râu đầu có tác dụng cân bằng
khi bơi của loại bọ bơi ngửa (Notonecta)
- Các dạng râu đầu: (Nói qua) Hình dạng râu đầu của côn trùng khác
nhau tuỳ theo loài côn trùng, giới tính. Có thể phân chia các dạng hình râu
đầu chính như sau:
7
+ Râu sợi chỉ:Ví dụ: Râu đầu của châu chấu
+ Râu lông cứng: Ví dụ: Râu của chuồn chuồn, ve sầu, bộ rầy xanh...
+ Râu chuỗi hạt: Ví dụ: Râu đầu mối thợ, họ chân dệt ...
+ Râu răng cưa: Râu ban miêu đực, đom đóm...
+ Râu đầu gối: Râu của kiến, ong...
+ Râu dùi đục: Râu đầu của bướm.
+ Râu hình lá lợp: bọ hung.

+ Râu lông nhỏ (Râu ruồi): Ruồi nhà.
+ Râu cầu lông: Râu đầu của muỗi đực
+ Râu răng lược kép: Râu của ngài đực sâu róm hại chè.
+ Râu hình chuỳ: Ví dụ: Râu đầu của ve sầu, bướm, muội nâu...
2.1.3.2 Miệng
 Cấu tạo của miệng:
Căn cứ vào tính ăn của côn trùng chia ra 2 kiểu miệng chính: Miệng
gặm nhai và miệng hút. Miệng gặm nhai là loại hình nguyên thuỷ và các
loại miệng khác do miệng gặm nhai biến hoá thành.
• Miệng gặm nhai: là kiểu miệng ăn các thức ăn động, thực vật dạng
thể rắn. Ví dụ: cào cào, chấu chấu, chuồn chuồn…
- Cấu tạo miệng nhai: Gồm 5 phần: Môi trên, đôi hàm trên, đôi hàm dưới,
môi dưới và lưỡi.
+ Môi trên: là một mảnh cứng, cử động được để đậy kín mặt trước
miệng côn trùng.
+ Hàm trên: là đôi xương cứng nằm ngay phía dưới môi trên và được
chia làm hai phần: phía trước hàm là răng cắn, phía sau hàm là răng nhai.
Răng nhai thô và to, dùng để nghiền nát thức ăn.
8
+ Hàm dưới: Là đôi xương cứng nằm phía dưới hàm trên. Hàm dưới
gồm 5 phần: Đốt chân hàm, đốt thân hàm, lá trong hàm, lá ngoài hàm, râu
hàm dưới.
Râu hàm dưới có 1-5 đốt dùng để nếm hoặc ngửi thức ăn
+ Môi dưới: chia làm 5 phần: cằm sau, cằm trước, lá giữa môi, lá
cạnh môi và đôi râu môi dưới.
+ Lưỡi: là phần u lồi nằm giữa hàm trên và hàm dưới. Lưỡi không
phải là phần phụ của đầu nhưng cũng tham gia cấu tạo miệng.
• Miệng hút: Là kiểu miệng ăn các thức ăn động, thực vật ở thể lỏng
Đặc điểm chung là các chi phụ đều kéo dài thành dạng ngòi châm để lấy
thức ăn ở dạng lỏng. Có nhiều kiểu miệng hút khác nhau:

Kiểu miệng hút biến dạng thành miệng gặm hút ở ong, miệng chích
hút ở rầy, bọ xít, miệng liếm hút ở ruồi, miệng hút ở các loài bướm,
miệng giũa hút ở bọ trĩ, cứa liếm ở ruồi trâu.
- Miệng gặm hút: như ở ong. Đặc điểm cơ bản của kiểu miệng này là
hàm trên, môi trên còn giữ theo kiểu miệng nhai; hàm dưới, môi dưới kéo
dài ra.
- Miệng chích hút: Thường gặp ở côn trùng bộ cánh đều Homoptera
như rầy, rệp muội; bộ cánh nửa như bọ xít hoặc bộ hai cánh như các loài
muỗi.
- Miệng giũa hút: Bọ trĩ
- Miệng liếm hút: Ruồi nhà.
- Miệng cứa liếm: Ruồi trâu
 Ý nghĩa của việc n.cứu miệng côn trùng trong công tác phòng trừ
sâu hại
Từ triệu chứng hại ta có thể loại chọn các loại thuốc như;
9
+ Với sâu miệng nhai dùng thuốc có tác dụng tiếp xúc, xông hơi, nội
hấp, vị độc.
+ Với sâu miệng chích hút dùng thuốc nội hấp là có tác dụng nhất
và có thể dùng kết hợp các loại thuốc trên. Ví dụ dùng thuốc Bi58 trừ rầy
xanh hại chè.
2.2. Ngực và các phần phụ của ngực
2.2.1 Cấu tạo của ngực
Ngực côn trùng là trung tâm của sự vận động. Ngực chia làm 3 đốt:
Đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau, mỗi đốt mang một đôi
chân. Hai bên về phía lưng của đốt ngực giữa và ngực sau còn có hai đôi
cánh. Đôi cánh ở ngực giữa gọi là cánh trước, đôi cánh ở ngực sau gọi là
cánh sau
Mỗi đốt ngực được cấu tạo bởi 4 mảnh: 1 mảnh lưng, 2 mảnh bên
và 1mảnh bụng.

2.2.2. Phần phụ của ngực (Chân và cánh)
2.2.2.1. Chân ngực
♦ Cấu tạo: Chân ngực gồm 6 đốt gồm: Đốt chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt
chày (đốt ống), đốt bàn chân và đốt cuối bàn (còn gọi là móng hoặc vuốt).
Các đốt được nối với nhau bởi các phần bằng chất màng (Hình 2).
+ Đốt chậu: Thường to, thô, ngắn hơn đốt khác, có hình trụ hoặc
hình chóp đảo ngược.
+ Đốt chuyển: Thường ngắn, hẹp (một số loài như chuồn chuồn đốt
chuyển gồm 2 đốt gắn chặt vào nhau).
+ Đốt đùi: To và mập hơn các đốt khác. Đốt này có nhiều bắp thịt.
+ Đốt chày (đốt ống) : Thường dài, mảnh, hai bên có hàng gai, cuối
đốt có khi có cựa cử động được.
10
+ Đốt bàn chân: gồm 2-5 đốt nhỏ, giữa các đốt nối với nhau bằng
màng mỏng, mặt bụng đốt bàn chân có thể có đệm mịn.
+ Đốt cuối bàn thường có 2 móng (hoặc vuốt) cử động đư c.ợ
Hình 3: Các kiểu chân
A - Chân bò ; B - Chân nhẩy ; C -
Chân bắt mồi ; D - Chân đào bới ; E -
Chân bơi; F - Chân kẹp leo; G - Chân
bám hút ; H - Chân lấy phấn
Chân ngực của côn trùng phần lớn dùng để đậu, bám hoặc đi lại
nhưng do hoàn cảnh sinh sống khác nhau (trong nước, đất...) hoặc do tập
quán sống khác nhau (bắt mồi, lấy phấn...) mà hình dáng, kích thước của
chân ngực có những biến dạng cho phù hợp.
Chân ngực sâu non nói chung cũng có cấu tạo tương tự chân ngực
sâu trưởng thành, chỉ khác là đốt bàn chân thường có 1 đốt, đốt cuối bàn
có 1 móng, màng nối giữa các đốt chân tương đối rõ ràng hơn.
♦ Các dạng chân ngực: (Đọc sgk)
2.2.2.2. Cánh côn trùng

Cánh được hình thành do da 2 bên của mảnh lưng ngực phát triển
kéo dài ra Cánh có cấu tạo bằng da dẹp, mỏng hình tam giác. Trên cánh
có nhiều mạch cánh (còn gọi là gân cánh) có tác dụng làm giá chống đỡ,
trong gân có mạch máu, dây thần kinh và khí quản. Gân cánh có gân dọc
11
và gân ngang, gân dọc là gân chạy từ gốc cánh theo chiều dọc của cánh ra
mép cánh. Gân ngang là gân ngắn nối liền giữa hai gân dọc.
Cánh côn trùng có các nếp gấp để chia cánh ra làm 4 khu và 3 góc
(hình 4)
+ Khu chính cánh
+ Khu nách
+ Khu mông
+ Khu đuôi
+ Góc vai
+ Góc đỉnh
+ Góc mông
Hình 4: Sơ đồ cấu tạo cánh côn
trùng
1. Mép trước, 2. Mép ngoài, 3.
Mép sau,
4. Góc vai, 5. Góc đỉnh, 6.
Góc mông,
7. Nếp gấp mông, 8. Nếp gấp
đuôi, 9. Nếp gấp gốc,
10. Nếp gấp nách,
11. Khu chính cánh, 12. Khu
mông,
13. Khu nách, 14. Khu
đuôi
Cánh côn trùng khi không hoạt động thì xếp bằng hay chếch trên

lưng hoặc xếp dựng đứng. Khi bay thì cánh côn trùng dao động từ phía
trên xuống dưới và từ phía trước về phía sau.
Để thích nghi với phương thức sinh sống khác nhau và mức độ phát
triển mà chất cánh có nhiều thay đổi, đây cũng là cơ sở để phân loại côn
trùng.
+ Cánh cứng: cánh trước cứng như sừng, luôn che phủ bảo vệ cánh
sau như cánh trước của bọ hung, bọ rùa thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera).
12
+ Cánh màng: của chuồn chuồn, ong và phần lớn cánh sau của côn
trùng bằng chất màng mỏng, trong suốt hoặc mờ gọi là cánh màng
+ Cánh da: Thường là cánh trước, cánh này trở lên dày hơn bằng
chất sừng gần giống da. Cánh trước của châu chấu, gián.
+ Cánh nửa cứng: Nửa phía gốc của cặp cánh trước dày, cứng, nửa
sau của cánh là phần cánh màng, mềm như cánh trước bọ xít thuộc bộ
cánh nửa (Hemiptera).
+ Cánh vảy: Cấu tạo bằng chất màng mỏng phủ đầy vảy. Cánh của
các loài ngài, bướm.
2.3. Bụng và phần phụ của bụng
2.3.1 Cấu tạo
Bụng là trung tâm của qúa trình trao đổi chất và sinh dục gồm 5-12
đốt hợp lại, côn trùng cấp cao không vượt quá 10 đốt. Các đốt bụng nối
với nhau bằng 1 lớp màng mỏng, đầu của đốt sau lồng vào dưới mép sau
của đốt trước. Nhờ đó mà bụng côn trùng có thể kéo dài ra hoặc co ngắn
lại khi côn trùng vận động. Hơn nữa, ở mỗi đốt chỉ có mảnh lưng và
mảnh bụng hoá cứng, còn 2 mảnh bên là da mềm. Vì vậy bụng côn trùng
có thể phồng lên hay xẹp xuống khi hô hấp.
2.3.2 Phần phụ của bụng (Lông đuôi và bộ phận sinh dục ngoài)
♦ Lông đuôi: Là phần phụ của đốt bụng thứ 11 được mọc từ mảnh
trên hoặc mảnh bên hậu môn. Lông đuôi nói chung chia đốt, dài, mảnh.
Có loài lông đuôi biến thành dạng gọng kìm. Lông đuôi của côn trùng là

cơ quan cảm giác.
♦ Bộ phận sinh dục ngoài:
Lỗ sinh dục của côn trùng giống cái phần nhiều ở đốt thứ 8 hay thứ
9 của bụng, lỗ sinh dục của giống đực phần nhiều ở giữa đốt thứ 9 và thứ
13
10 của bụng. Vì vậy chi phụ trên đốt thứ 8 - 9 của bụng côn trùng biến
hoá thành bộ phận sinh dục ngoài.
* Bộ phận sinh dục ngoài của giống đực:
Gồm dương cụ và bộ phận quặp âm cụ con cái (ở 1 số loài côn
trùng).
+ Dương cụ: Có cấu tạo hình ống trong có ống phóng tinh. Dương
cụ là bộ phận để đưa tinh trùng vào con cái.
+ Bộ phận quặp âm cụ: có tác dụng giữ chặt bộ phận sinh dục của
con cái khi giao phối.
* Bộ phận sinh dục ngoài của giống cái: Là bộ phận đẻ trứng. Đa số
côn trùng có 3 đôi phiến đẻ trứng gồm:
+ 1 đôi phiến đẻ trứng dưới (van đẻ trứng 1) do chi phụ đốt bụng
thứ 8 hình thành.
+ 1 đôi phiến đẻ trứng giữa (van đẻ trứng 2) do chi phụ đốt bụng
thứ 9 hình thành.
+ 1 đôi phiến đẻ trứng trên (van đẻ trứng 3) do chi phụ đốt bụng thứ
9 hình thành.
Bộ phận đẻ trứng thường do 2 trong 3 đôi phiến đẻ trứng cấu tạo
thành (gọi là ống đẻ trứng). Côn trùng khác nhau có số đôi val đẻ trứng
khác nhau. Ví dụ: Chấu chấu có phiến đẻ trứng dưới và trên. Ve sầu,
phiến đẻ trứng dưới và đôi phiến đẻ trứng giữa. Đối với các loài ong như
ong mật, ong vàng thì nọc độc cuối bụng cũng chính là phiến đẻ trứng
dưới và giữa biến hoá thành.
Tuy nhiên, cũng không phải tất cả các loài côn trùng đều có ống đẻ
trứng như bộ cánh cứng, bộ cánh vảy, bộ hai cánh...như bướm, ruồi.

♦ Phần phụ của bụng ở giai đoạn sâu non.
14
Điển hình là chân bụng của sâu non bộ cánh vảy và họ ong lá
(Tenthredinidae) thuộc bộ cánh màng. Đại bộ phận trên các đốt bụng 3
đến 6 của sâu non bộ cánh vảy đều có 1 đôi chân bụng, trên đốt bụng thứ
10 có 1 đôi chân mông. Chân bụng của sâu non bộ cánh vảy có các đốt:
đốt chậu, đốt chậu phụ, đốt bàn và đốt cuối bàn. Trên đốt cuối bàn có
những dãy móc câu gọi là móc móng.
2.4. Da và vật phụ của da
2.4.1 Cấu tạo da
Lớp men
Biểu bì trên Lớp sáp
Biểu bì Biểu bì ngoài Lớp
Poliphenol
Da côn trùng: TB nội bì Biểu bì trong
Màng đáy
Sơ đồ cấu trúc da côn trùng
2.4.1.1. Lớp biểu bì : Là lớp ngoài cùng của cơ thể côn trùng, không có
cấu tạo tế bào, được hình thành bởi các chất tiết ra của tế bào nội bì.
- Biểu bì da côn trùng lại được chia làm 3 lớp nhỏ:
* Biểu bì trên: Là lớp ngoài cùng, mỏng nhất, chỉ chiếm 1-7 % độ
dày da. Gồm 3 lớp là lớp men, lớp sáp và lớp Poliphenol. Thành phần hoá
học của biểu bì trên chủ yếu là Lipoprotein nên lớp này có chức năng là
ngăn ngừa nước và chất hoà tan từ ngoài thấm vào cơ thể, đồng thời hạn
chế sự thoát hơi nước của cơ thể ra ngoài.
15
* Biểu bì ngoài: Là lớp cứng nhất của da côn trùng do lớp này có
chứa kitin kết hợp với loại protein hoá cứng (sclerotin) theo cấu trúc
mạng lưới
* Biểu bì trong: Là lớp dày nhất của biểu bì song không cứng như

biểu bì ngoài, mà có tính dẻo và đàn hồi.
2.4.1.2. Lớp TB nội bì
Là 1 lớp tế bào đơn thường có dạng hình trụ, giữa các tế bào có xen
kẽ những tế bào hình thành lông và tế bào hình thành các tuyến.
Nhiệm vụ của lớp nội bì:
- Tiết ra vật chất để hình thành lớp biểu bì
- Tiết ra dịch lột xác để phân huỷ lớp biểu bì trong trước khi côn
trùng lột xác, đồng thời hấp thụ lại 1 số chất đã phân giải để tái tạo lớp
biểu bì mới.
- Sản sinh ra vật chất hàn gắn các vết thương trên da côn trùng
- Một số tế bào phân hoá tạo thành các cơ quan cảm giác và các
tuyến.
2.4.1.3 Lớp màng đáy
Là lớp màng mỏng nằm sát ngay dưới đáy lớp tế bào nội bì và có
cấu trúc không định hình. Vi khí quản và đầu mút các dây thần kinh cảm
giác phân bố rất nhiều ở đây.
2.4.2. Vật phụ của da và các tuyến (Đọc sách)
2.4.3. Màu sắc da côn trùng
- Màu sắc hoá học: Là do các sắc tố quyết định. Da côn trùng có các
sắc tố có thể hấp phụ một loại ánh sáng nào đó nó phản xạ lại tạo thành
màu sắc hoá học.
16
- Màu sắc vật lý: Do trên da côn trùng có điểm, vết, vân lồi, lõm khi
ánh sáng chiếu vào sẽ bị khúc xạ, phản xạ lại tạo ra màu sắc khác nhau.
- Màu hỗn hợp.
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu da côn trùng trong công tác phòng trừ
sâu hại
(Đọc giáo trình)
Da côn trùng có tác dụng bảo vệ rất lớn, nó có tác dụng chống đỡ
rất tốt với thuốc hoá học.

+ Côn trùng có da mềm tiếp xúc với thuốc dễ chết hơn da cứng. Khi
dùng thuốc cần hoà tan chất béo trong thuốc tiếp xúc để tăng thêm tính thẩm
thấu của da, hoặc tăng thêm bột trơ để cọ xát biểu bì làm thuốc dễ xâm nhập
vào cơ thể côn trùng.
+ Cùng một loài côn trùng, tuổi nhỏ da côn trùng dễ thẩm thấu hơn
tuổi lớn nên dễ chết hơn. Do vậy khi phun thuốc trừ sâu khi côn trùng ở
tuổi nhỏ sẽ hiệu quả hơn. Khi côn trùng lột xác tính thẩm thấu ở da lớn,
nên dùng thuốc phòng trừ lúc này là hiệu quả nhất đặc biệt là thuốc tiếp
xúc.
* Ý nghĩa của mầu sắc da côn trùng đối với đời sống côn trùng.
(Đọc giáo trình)
CÂU HỎI ÔN TẬP:
1. Khái niệm về côn trùng học, côn trùng ?
2. Vai trò của côn trùng đối với đời sống cây trồng, con người và xã hội ?
3. Những đặc điểm nổi bật nhất của lớp côn trùng ?
4. Cấu tạo đầu và các chi phụ của đầu côn trùng ? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu miệng trong công tác phòng trừ sâu hại ?
5. Cấu tạo ngực và các chi phụ của ngực ?
6. Cấu tạo bụng và các chi phụ của bụng ?
17
7. Đặc điểm cấu tạo da và chức năng sinh học của da côn trùng ? Ý nghĩa
của việc nghiên cứu da trong công tác phòng trừ sâu hại ?
8. Màu sắc da côn trùng ? Ý nghĩa màu sắc da đối với đời sống côn
trùng ?
CHƯƠNG II. SINH LÝ GIẢI PHẪU CÔN TRÙNG
(2 tiết)
Sinh lý giải phẫu là môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo và hoạt
động của các bộ máy bên trong của cơ thể côn trùng.
1. THỂ XOANG VÀ VỊ TRÍ CÁC BỘ MÁY BÊN TRONG (giới
thiệu qua)

- Thể xoang là khoảng cách do vỏ cơ thể tạo thành và chứa các bộ
máy bên trong. Trong xoang có 2 vách mỏng (màng ngăn) dọc cơ thể tạo
thành ba phần xoang nhỏ là: Xoang máu lưng, xoang máu bụng và xoang
máu quanh ruột (hình 5).
Hình 5. Cấu tạo thể xoang
(mặt cắt ngang phần bụng)
1. Đường tiêu hóa; 2. Xoang máu lưng;
3. Màng ngăn lưng; 4. Xoang ruột; 5.
Màng ngăn bụng ; 6. Xoang máu
bụng; 7. Chuỗi thần kinh; 8. Thể mỡ; 9.
Tế bào quanh tim; 10. Tuần hoàn
(Vẽ theo Snodgrass)
18
- Trong xoang chứa đầy máu và các cơ quan. Bộ máy tuần hoàn là
một mạch máu chính nằm ở xoang máu lưng. Bộ máy thần kinh nằm ở
xoang máu bụng. Bộ máy tiêu hoá, bài tiết nằm ở giữa xoang ruột, bộ
máy sinh dục phân bố ở phía dưới mặt lưng sau ống tiêu hoá. Ngoài ra
trong xoang còn chứa thể mỡ là cơ quan dự trữ và bài tiết cùng hệ thống
cơ làm cho côn trùng có thể vận động được.
2. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SINH LÝ CỦA BỘ MÁY BÊN
TRONG CƠ THỂ CÔN TRÙNG
2.1 Hệ cơ côn trùng
2.1.1. Cấu tạo
Cơ phân bố chủ yếu ở: đầu, ngực, cánh và bụng côn trùng. Cơ côn
trùng được phân thành 2 nhóm: nhóm cơ vỏ và cơ nội quan.
- Cơ vỏ (cơ vách): Là nhóm cơ vận động, một đầu bám vào vách
trong của vỏ cơ thể, 1đầu gắn với bộ phận vận động như chân, cánh, hàm,
râu...Hoặc cả 2 phía gắn với các bắp thịt ở ngực và bụng. Cơ vách chiếm
tỷ lệ lớn trong cơ thể.
- Cơ nội quan: Là nhóm cơ thuộc các bộ máy bên trong và màng

ngăn cơ thể, chiếm tỷ lệ ít hơn cơ vỏ, phân bố dưới dạng các sợi cơ riêng lẻ
hoặc thành mạng.
Về cấu tạo, cơ gồm nhiều thớ sợi dọc gọi là thớ nguyên, bên trong
của thớ nguyên có các phân tử protit sắp xếp không đồng đều hình thành
nên khu sáng và tối xen kẽ. Tạo nên các vân ngang.
2.1.2 Đặc tính sinh lý của cơ
- Cơ côn trùng có tính hưng phấn và co giãn:
Tác động
Hưng phấn TT đầy đủ Lan truyền Co
giãn
19

Thời gian tiềm phục
Khi một điểm cơ bị tác động bởi 1 kích thích đơn giản, làm cho cơ
hưng phấn. Khi hưng phấn đạt đến trạng thái đầy đủ nó được truyền đi
khắp cơ thể, lúc đó xuất hiện hiện tượng co giãn cơ. Thời gian từ lúc bị
kích thích đến khi có hành động co giãn gọi là thời gian tiềm phục. Nếu
chỉ có 1 kích thích đơn giản thì sau khi cơ co vào thì lập tức lại giãn ra.
Nếu trong thời gian tiềm phục lại có kích thích tiếp làm cho cường độ co
giãn tăng lên thì xuất hiện hiện tượng co giãn phức hợp.
2.1.3. Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình co giãn cơ thịt
Khi cơ co giãn sẽ xảy ra 4 phản ứng như sau:
1. ATP ↔ ADP + H
3
PO
4
cao năng
2. Arginin photphoric ↔ Arginin + H
3
PO

4
cao năng.
3. Glucogen ↔ Axit lactic + năng lượng
4. Axit lactic + O
2
→ CO
2
+ H
2
O + năng lượng
Trong các phản ứng trên, 3 phản ứng đầu xảy ra trong điều kiền
không có oxi. ATP và Arginin photphoric không bị mất đi, nó chỉ chuyển
hoá cho nhau và được tổng hợp lại, chỉ có Glucogen bị tiêu hao vì sản
sinh ra a. lactic. Số a. lactic sản sinh ra chỉ 20 % oxy hoá tạo ra năng
lượng, còn 80 % dùng để tổng hợp lại Glucogen.
2.2 Bộ máy tiêu hoá
2.2.1 Cấu tạo của bộ máy tiêu hoá
Bộ máy tiêu hoá của côn trùng là một ống dài nằm dọc theo chiều
dài cơ thể và ở giữa thể xoang, bắt đầu từ miệng ở phía đầu và kết thúc là
20
lỗ hậu môn ở đốt cuối bụng. Nó được chia làm 3 phần: Ruột trước, ruột
giữa và ruột sau (Hình 6).
Hình 6. Sơ đồ cấu tạo bộ máy tiêu hóa côn trùng
1. Khoang miệng ; 2. Hầu ; 3. Thực quản ; 4. Manh tràng ; 5. Diều ; 6.
Dạ dày cơ;
7. Ruột thẳng; 8. Lỗ hậu môn; 9. Ruột non và ruột già ; 10. Ống
Malpighi.
(Vẽ theo Snodgrass )
♦ Ruột trước: Gồm có miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ (dạ
dày trước). - Diều là bộ phận phình to sau thực quản, làm nhiệm vụ

cất giữ thức ăn để chuyển dần xuống dạ dày trước hoặc ruột giữa. Đối với
côn trùng bộ cánh cứng, cánh thẳng thì thức ăn ở đây được tiêu hoá một
phần.
- Dạ dày trước là 1 túi cơ, vách cơ dày và có nhiều gờ kitin cứng
hình răng, làm nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Đối với côn trùng ăn thức ăn
rắn dạ dày trước rất phát triển, côn trùng ăn thức ăn dạng lỏng không phát
triển dạ dày này.
♦ Ruột giữa: Là 1 ống dài tương đối đồng đều 1 đầu nối với ruột
trước, phía sau nối với ruột sau. Ruột giữa thông với 1 số túi kín ở phía
đầu gọi là manh tràng (hay túi thừa) giúp tăng bề mặt tiếp xúc của ruột.
21
Chức năng chính của ruột giữa là tiêu hoá và hấp thụ thức ăn đồng
thời đẩy các chất bã xuống ruột sau để thải ra ngoài. Một số men tiêu hoá
như sau:
- Men Cacbohydraza: phân giải các loại đường đa thành đường đơn
dễ tiêu hóa qua thành ruột, gồm các men như Saccaraza, Amilaza,
Maltaza… Những men này có nhiều trong tuyến nước bọt.
Đường đa
Cacbohydraza
Đường đơn
- Men Proteaza: Do các tế bào vách trong của ruột giữa tiết ra. Có
tác dụng phân giải protein thành polipeptit, sau đó được phân giải tiếp
thành các axit amin. Protein
Proteaza
Polipeptit
Peptidaza
axit amin
- Men Lipaza: do ruột giữa tiết ra, có tác dụng chuyển hoá lipit
thành glixerin và axit béo. Lipit
Lipaza

glixerin + axit béo
Ngoài ra tuỳ theo chế độ ăn, một số loài còn có một số loại men đặc
trưng khác như: Triptaza, invectaza enzim tiêu hoá chất sáp, chất sừng.
♦ Ruột sau: Giáp giới giữa ruột giữa và ruột sau là các ống
Malpighi. Ruột sau có bao phủ kitin ở vách trong, được chia làm 3 phần:
ruột non, ruột già, và ruột thẳng.
Ruột sau không có men tiêu hoá nên không làm nhiệm vụ tiêu hoá
mà chỉ làm nhiệm vụ thu hồi lại nước ở trong phân trước khi thải ra
ngoài.
2.2.2 Quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn của côn trùng
- Thức ăn khi đưa vào cơ thể không thể sử dụng ngay được mà phải
qua nhiều khâu tác dụng cơ học và hoá học mới được hấp thụ vào cơ thể.
+ Tác động cơ học: Là quá trình nghiền nhỏ thức ăn bằng hàm trên
của côn trùng kiểu miệng gặm nhai và sự co bóp của dạ dày trước ở một số
côn trùng khác.
22
+ Tác động hoá học: Là sự thuỷ phân 3 chất chính trong thức ăn là
protit, gluxit, lipit nhờ các men Proteaza, cacbohydraza và lipaza. Các hợp
chất cao phân tử được chuyển hoá thành các chất đơn giản, dung dịch
thấm qua vách ruột giữa đi nuôi cơ thể.
- Tiêu hoá nhờ vi sinh vật cộng sinh: Để tiêu hoá được celluloza
Mối cần có tiêm mao trùng Tryxonymphi ký sinh trong ruột. Vi sinh vật
này vào cơ thể qua nguồn thức ăn hoặc truyền từ mẹ sang con.
- Tiêu hoá ngoài cơ thể: Là hình thức tiêu hoá đặc biệt. Côn trùng
tiết men tiêu hoá vào thức ăn để phân giải trước khi hút vào cơ thể. Đây là
kiểu tiêu hóa đặc trưng của côn trùng ăn thịt và 1 số loài ăn thực vật. Ví
dụ: Ấu trùng bọ rùa, bọ xít, rệp phấn vải, chuồn chuồn cỏ ...
2.2.4. Ảnh hưởng của các chất dinh dưỡng đối với đời sống côn trùng
(Đọc sgk)
2.2.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu bộ máy tiêu hoá của côn trùng với

công tác phòng trừ sâu hại (Đọc sgk)
2.3. Bộ máy bài tiết Ống Malpighi
2.3.1. Cấu tạo và hoạt động của bộ máy bài tiết Thể mỡ
♦ Hệ thống ống Malpighi TB thận
- Là những ống nhỏ dài, 1 đầu bịt kín nằm lơ lửng trong xoang máu
quanh ruột, 1 đầu thông với ống tiêu hoá chỗ tiếp giáp giữa ruột giữa và
ruột sau. Một số loài côn trùng khác nhau, vị trí của ống cũng khác nhau
VD: Sâu non bộ cánh vảy đính vào đầu ruột sau, rệp sáp đính vào
ruột giữa
- Số lượng ống thay đổi tuỳ theo loài côn trùng. Bộ cánh cứng có 4-
6 ống, bộ cánh thẳng 30 - 120 ống, cũng có loài không có như họ đuôi
kìm, bộ đuôi bật.
23
- Chức năng của ống Malpighi: Hút những chất cặn bã như:
+ Chất thải của quá trình tiêu hoá
+ Chất thải của quá trình oxi hoá (CO
2
, H
2
O)
+ Muối của axit uric như urat kali, urat natri, biến đổi thành axit uric
kết tinh đổ vào ruột sau thải ra ngoài
- Cơ chế hoạt động:
KHCO
3
CO
2
KHCO
3


NaHCO
3
+ a.Uric Muối Urat + H
2
O Malpighi
NaHCO
3
+ H
2
O + a. uric
hấp thụ
Xoang máu Dễ tan
Khó tan

Tích tụ
Trong xoang máu luôn xảy ra sự kết hợp giữa các muối cacbonat
kali a. (KHCO
3
) hay muối cacbonat natri a. (NaHCO
3
) với axit uric để tạo
thành các muối urat (muối urat K hay urat Na) và nước. Sản phẩm tạo
thành này được đầu ống Malpighi hấp thụ và vận chuyển dần về phía
chân ống, chúng kết hợp với cacbonic (CO
2
) để tạo thành các muối
KHCO
3
và NaHCO
3

, nước và a. uric. Trong đó các muối KHCO
3

NaHCO
3
dễ hoà tan trong nước, được tế bào chân ống Malpighi hấp thụ
trở lại xoang máu, còn axit uric khó hoà tan nên được tích tụ lại ở chân
ống Malpighi đến 1 lượng đủ lớn để thải ra ngoài.
♦ Thể mỡ:
- Vị trí: Nằm dưới da, xung quanh ống tiêu hoá
24
- Chức năng: Dự trữ năng lượng và bài tiết (Thể mở không trực tiếp
đưa chất cặn bã ra ngoài như ống Malpighi mà tích luỹ dưới dạng tinh thể
và chuyển dần cho ống Malpighi thải ra ngoài).
♦ Tế bào thận
- Vị trí: Phân bố rải rác trong cơ thể đặc biệt phân bố nhiều xung
quanh mạch máu lưng
- Chức năng: Tế bào thận hấp thụ các chất cặn bã trong máu (NH
3
,
protein, diệp lục…) và phân giải chúng rồi chuyển cho ống Malpighi để
thải ra ngoài.
2.4. Bộ máy tuần hoàn
2.4.1. Cấu tạo và hoạt động của bộ máy tuần hoàn
- Tuần hoàn của côn trùng là tuần hoàn hở, máu tràn ngập khắp
trong xoang cơ thể, trong khe hở giữa các cơ quan. Chỉ một phần máu lưu
thông trong 1 mạch máu duy nhất gọi là mạch máu lưng. Mạch máu lưng
nằm ở xoang lưng gồm 2 phần: Chuỗi tim và động mạch chủ.
+ Chuỗi tim: Là hệ thống các buồng tim nối tiếp nhau, bắt đầu từ
đốt bụng cuối cùng đến đốt bụng thứ 2. Đa số côn trùng có 9 tim. Mỗi

tim có lỗ ở phía trước và phía sau, qua lỗ này máu từ xoang cơ thể được hút
vào buồng tim; 2 van tim ở hai bên (Hình 8).
+ Động mạch chủ: Là 1 ống thẳng tiếp nối với chuỗi tim, bắt đầu từ
đốt bụng thứ nhất và kết thúc ở phía trong đầu. Chức năng là dẫn máu được
bơm từ chuỗi tim ra phía trước.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×