Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.72 KB, 13 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII.

LÊ THỊ HỒNG LIÊN

Người hướng LHà Nội, 2020


NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ
THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII.

1. Lý do chọn đề tài này
Lâu nay có rất nhiều các công trình khoa học viết viết về công và tội của vua chúa
nhà Nguyễn. Tuy nhiên việc đánh giá những đóng góp của chúa Nguyễn và vương
triều Nguyễn luôn là một đề tài hay và khó cho những nhà nghiên cứu lịch sử.
Dựa vào học phần “Lịch sử chủ quyền Việt Nam”, bản thân tôi thấy việc mở rộng
cương vực lãnh thổ về phía Nam luôn là một đề tài rất thú vị. Thế nên tôi đã chọn
đề tài tiểu luận “Những đóng góp của chúa Nguyễn đối với Việt Nam từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XVIII”
2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của tiểu luận
• Về thời gian: Đề tài được chọn từ thế kỷ XVI cho đến kỷ XVIII. Điều này
bắt đầu từ sự kiện Nguyễn Hoàng cùng gia quyến hành hương vào phương
Nam cho đến năm 1777.
• Về không gian và đối tượng nghiên cứu:


Đề tài này chỉ nghiên cứu đóng góp của các chúa Nguyễn mà không nghiên cứu
những đóng góp của vương Triều Nguyễn.




Về không gian nghiên cứu: tập trung vào xứ Đàng Trong.
Về phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tài liệu bài giảng của TS Đỗ Thị Thùy
Lan cùng với việc phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp để viết thành bài
tiểu luận này.

3. Những đóng góp của các chúa Nguyễn đối với Việt Nam
3.1 Vài nét về các chúa Nguyễn
Chúa Nguyễn là tổ tiên của các vua Nguyễn, tức là triều đại phong kiến cuối
cùng của Việt Nam. Năm 1527, Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê và lập ra nhà
Mạc. Nguyễn Kim là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê. Ông có ba người con. Con
đầu của ông là Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này mở đầu cho các chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài, người con thứ hai cũng là tướng giỏi và được phong chức
Quận Công. Nguyễn Uông đã bị anh rể của mình là Trịnh Kiểm giết. Người con
trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai quản vùng đất Thuận Hóa
để tránh sự kiểm soát của anh rể. Vào 1558, Nguyễn Hoàng cùng gia quyến rời
vùng đất Thanh Hóa để vào nam.
Nguyễn Hoàng vào Nam và sau này các thế hệ sau của ông là các chúa
Nguyễn. Về danh nghĩa họ là quan lại của nhà Lê Trung Hưng. Họ vẫn nhận sắc
phong và dùng niên hiệu của vua Lê và họ tuyên bố mình là bề tôi trung thành của
nhà Lê. Tổng cộng có tất cả chín chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong hơn hai thế
kỷ, cho tới khi bị lật đổ năm 1777. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là vị chúa cuối cùng
đã bỏ bê chính sự, triều chính rối ren, lòng dân oán ghét. Chính vì vậy anh em nhà
Tây Sơn đã nổi dậy lật đổ cả hai tập đoàn Trịnh – Nguyễn. Việc Nam chính thức
kết thúc tình trạng chia cắt. Trong quá trình cai quản của mình, chúa Nguyễn đã có
những đóng góp vô cùng to lớn đối với lịch sử Việt Nam. Sau đây là những đóng
góp của chúa Nguyễn đối với Việt Nam.
3.2 Những đóng góp của các chúa Nguyễn với Việt Nam
3.2.1 Những đóng góp trong việc mở rộng cương vực lãnh thổ
3.2.1.1 Vài nét về Nam tiến trước Chúa Nguyễn
Nam tiến là một thuật ngữ chỉ sự mở rộng lãnh thổ của người Việt về

phương Nam. Quá trình này bắt đầu từ ngày Nguyễn Hoàng cùng gia quyến rời
Thanh Hóa để vào trấn thủ ở miền Trung Việt Nam. Nam tiến chính một quá trình
kéo dài gần 700 năm trong lịch sử Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay lãnh thổ Việt
Nam kéo từ Lũng Cú đến tận mũi Cà Mau.


Đây chính là sự đóng góp vô cùng to lớn của chúa Nguyễn – những người
mở đất của Việt Nam vào tận miền Nam và triều Nguyễn chính là những người
hoàn thành công cuộc nam tiến vào tận mũi Cà Mau như ngày hôm nay?
Tại sao “Nam tiến” là sự lựa của Việt Nam?
Có lẽ có rất nhiều nhân tố mà Việt Nam luôn chọn về hướng Nam. Thứ nhất,
do đặc điểm địa lý của Việt Nam, phía đông giáp biển đông, phía tây giúp dãy
Trường Sơn, phía Bắc lại giáp một cường quốc luôn muốn bành trướng và đồng
hóa. Thứ hai, khí hậu càng đi vào nam thì càng ấm áp. Thứ ba, người Việt cổ là chủ
nhân của nền văn minh lúa nước. Họ chủ yếu men theo các vùng đồng bằng nhỏ
hẹp để canh tác lúa nước. Chính vì vậy Nam tiến chính là tất yếu của lịch sử.
Lãnh thổ Việt Nam dưới các triều phong kiến luôn được mở rộng. Sự tiếp
xúc đầu tiên có lẽ từ thời nhà Đinh. Sau khi Đinh Bộ Lĩnh truyền ngôi cho con là
Đinh Duệ. Ngô Nhật Khánh là một sứ quân bị Đinh Bộ Lĩnh đánh bại đã bỏ vào
Chiêm Thành và xui Chiêm Thành đánh nước ta. Dưới các thời Lý – Trần – Hồ,
lãnh thổ Việt Nam luôn mở rộng về phương nam. Điều này được thể hiện qua các
sự kiện như sau:
Vào năm 1069, vua Lý Thánh Tông đã đích thân đánh Chiêm Thành với lý
do là Chiêm Thành không chịu triều cống. Chiêm Thành thua, vua Chế Củ đã dâng
Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Đến năm 1074 thì đổi tên Địa Lý thành Lâm Bình,
Ma Linh thành Minh Linh 1. Cuối đời Trần thấy sử còn chép Thuận Hóa ngang
hàng với Tân Bình. Thuận Hóa gồm có Thuận Châu và Hóa Châu. Thành Thuận
Châu là ở địa điểm thành Cổ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Thành Hóa Châu
là địa điểm thuộc huyện Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay 2. Như
vậy, đến thế kỉ XI, lãnh thổ Việt Nam đã mở rộng vào Quảng Bình, Quảng Trị và

một phần của tình Thừa Thiên Huế ngày nay.
Vào 1306, Đại Việt và Chiêm Thành có mối quan hệ tốt đẹp. Vua Trần đã gả
Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân. Đổi lại, Chiêm Thành lại dâng cho Đại Việt
Châu Ô và Châu Lý làm châu Thuận và châu Hóa. Vùng đất này được Trần Anh
Tông đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Đến thế kĩ XIV, thì lãnh thổ Đại Việt đã
kéo dài đến đèo Hải Vân ngày nay.
Đến nhà Hồ, Hồ Hán Thương mang quân đi đánh Chiêm Thành, Chiêm
Thành thua đã dâng cho Việt Nam vùng đất Chiêm Động. Nhưng vào 1407, khi
nhà Hồ sụp đổ thì Chiêm Thành lấy lại vùng đất này của họ.
1 Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, tr.122
2 Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, tr.122


3.2.1.2 Đóng góp trong việc mở rộng lãnh thổ
Từ năm 1558 đến 1600 đây là giai đoạn hình thành và lớn mạnh của chính
quyền cát cứ chúa Nguyễn. Tháng 10 năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ ở
Thuận Hóa cùng gia quyến. Ông đã dựng dinh ở xã Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị ngày nay. Lúc này nhờ sự khoan hòa khôn khéo nên ông đã kiêm luôn
cả tỉnh Quảng Nam. Đây chính là lúc bắt đầu cuộc hành trình mở rộng cương vực
lãnh thổ của các chúa Nguyễn.
Trong thời gian từ 1600 đến 1613 đây là thời gian bắt đầu mở rộng lãnh thổ
về phía Nam của các chúa Nguyễn. Năm 1602, chúa Nguyễn bắt đầu tìm hiểu về
vùng đất Quảng Nam. Mở rộng đất đai về phía Nam có lẽ đó là sự lựa chọn duy
nhất mà chúa Nguyễn có lúc này. Lê – Trịnh ở miền Bắc có thể chế vững chắc, đất
đai rộng lớn, quân đội có sức mạnh, các dân tộc ở miền Bắc đa số là thuần Việt.
Trong khi đấy Đàng Trong là vùng đất khá mới, truyền thống khác biệt với người
Việt lâu này. Trong khi đấy, hướng Tây là một dãy núi Trường Sơn – Tây Nguyên.
Phát triển theo hướng Đông và Nam là hướng duy nhất mà họ có thể phát triển.
Trong mỗi hành trình vào Nam của mình, các chúa Nguyễn luôn lập các
dinh trấn của mình. Đây cũng là một cách khẳng định chủ quyền và lãnh thổ của

mình. Năm 1602, Nguyễn Hoàng bắt đầu tuần du phía Nam vùng Thuận Quảng.
Đây là một vùng đất giàu có, trù phú và đặc biệt hải thương phát triển. Ông đã cho
lập dinh trấn Thanh Chiêm làm nơi hiện hiện hành chính cho hội An. Ông cũng đã
cho mở mang đô thị thương cảng Hội An.
Nguyễn Phúc Nguyên được cử là trấn thủ Quảng Nam. Đến lúc này lãnh thổ
của Việt Nam có một trung tâm hành chính kéo dài từ phía Nam đèo Hải Vân đến
đèo Cù Mông. Vào năm 1570, Nguyễn Hoàng cho Lương Văn Chính vào trấn giữ
biên giới phía Nam. Vào năm 1578, Lương Văn Chính đánh vào Hoa Anh, đẩy
người Cham Pa trở lại cương giới trước kia ở phía Nam đèo Cả. Từ đây chúa
Nguyễn lại cho người vào khai khẩn vùng đất ở phía Nam đèo Cù Mông đến đồng
bằng sông Đà Diễn. Vào năm 1611, Nguyễn Hoàng cho quân vượt đèo Cù Mông
đánh chiếm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa của Chămpa. Đến lúc này cương
vực của Đại Việt đã vào đến Phú Yên ngày nay.
Năm 1652, Chămpa đem quên lấn đất Phú Yên. Đến 1653 nhân việc vua
Chămpa quấy phá biên giới phía Nam. Chúa Nguyễn Phúc Tần đã gửi quân đi đánh
Chăm pa, tiến đến sông Phanrang và đưa vua về Huế. Đến lúc này thì lãnh thổ Việt
Nam kéo dài đến Nha Trang. Lãnh thổ của Chămpa chỉ còn kéo dài từ Phan Rang
đến Ninh Thuận và Binh Thuận. Lúc này Chăm pa chỉ là một tiểu vương nhỏ hẹp
và thuần phục chúa Nguyễn. Tuy nhiên họ vẫn tìm mọi cơ hội chống lại chúa
Nguyễn.


Năm 1692, vua Chiêm đắp lũy trên sông Phan Rang và đem quấn lấn đất
Bình Khang. Năm 1693, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hửu Cảnh tấn công
Chămpa. Toàn bộ đất đai của Chămpa sát nhập vào Đại Việt.
Sau khi toàn bộ đất Champa thuộc về Đàng Trong thì việc mở đất về phía
Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Nam Bộ là một vùng đất mới, rộng mênh mông,
dân thưa thớt. Đây là vùng đất trên danh nghĩa thuộc về Chân Lạp. Lúc này Chân
Lạp đang trên đường suy yếu, tan rã. Do vùng đất này rất rộng lớn nên khai thác
đất đai rất khó khăn. Một bộ phận Chân Lạp chuyển đến đây nhưng họ không đủ

sức để khai phá.
Những đợt khai hoang đầu tiên của người Việt bắt đầu từ thế kỷ XVII, lúc
này đã có những làng của người Việt được lập đến tận Bà Rịa và Đồng Nai. Năm
1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên chấp nhận lời cầu hôn của Quốc vương Chân
Lạp, đã cho công chúa Ngọc Vạn kết hôn với Chey Chetha II. Nhờ vị thế của Ngọc
Vạn mà nhiều người Việt di cư ngày càng nhiều vào khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Đây chính là cơ sở khách quan và thuận lợi để chúa Nguyễn từng bước hợp
pháp hóa sự kiểm soát của mình một cách hòa bình đối với vùng đất mà người Việt
đã khai khẩn. Việc mở rộng đất đai qua con đường hôn nhân là một việc làm không
hề mới trong lịch sử Việt Nam. Công chúa Ngọc Vạn đã hoàn thành nghĩa vụ chính
trị của mình một cách xuất sắc.
Năm 1623, chúa Nguyễn nhờ công chúa Ngọc Vạn giúp đỡ nên chúa
Nguyễn đã lập được một thương điếm ở thành phố Hồ Chí Minh này nay để thu
thuế. Đây chính là một bước quan trọng đánh dấu một bước tiến của người Việt
trên con đương chính thức hóa công cuộc khai phá vùng đất Phương Nam. 3
Vào năm 1658, vua Chân Lạp và Nặc Ông Chân đến khu vực Mô Xoài,
Đồng Nai thì bị Nguyễn Phúc Tần coi là ‘xâm phạm biên giới”. Ông đã sai quyên
bắt vua Chân Lạp. Đây chính sự thể hiện của việc thực thi và bảo vệ chủ quyền của
mình.
Năm 1674, cháu Nguyễn tổ chức tấn công vào đất Chân Lạp. Vương triều
Chân Lạp bị chia làm đôi. Cả hai vương triều này đều thần phục và triều cồng chúa
Nguyễn. Từ đây vùng Sài Gòn, Gia Định, Biên Hòa, Mỹ Tho thuộc quyền cai trị
của chúa Nguyễn. Năm 1691, phó Quốc Vương Chân Lạp là Nặc Ông Nộn qua
đời. Khu vực này không còn đại diện của vương triều Chân Lạp nữa. Chúa Nguyễn
đã chính thức sát nhập vùng đất Đồng Nai – Sài Gòn vào lãnh thổ Đàng Trong.
Vào năm 1708, Mạc Cửu cũng xin dâng vùng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn và xin
làm “Hà Tiên trưởng”. Mạc Cửu đã dâng vùng đất gồm Hà Tiên, Long Xuyên, An
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
3 Tài liệu bài giảng của TS Đỗ Thị Thùy Lan, “Lịch sử chủ quyền của Việt Nam’, 2020



Như vậy đến đầu thế kỉ XVIII, lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn đã
kéo dài đến tận mũi Cà Mau.
Phần còn lại của Nam Bộ là vùng Tây Nam Bộ. Chân Lạp ngày càng suy
yến. Năm 1732 vùa Chân Lạp đã trao hai tỉnh Mỹ Tho và Vĩnh Long cho chúa
Nguyễn. Năm 1756, Nặc Nguyên trước khi mất đã dâng hai tỉnh Sa Đéc, Vĩnh
Long và Châu Đốc cho chúa Nguyễn. Năm 1758, Nặc Tôn dâng hai tỉnh Sóc Trăng
và Trà Vinh cho chúa Nguyễn. Đến năm 1758, toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã thuộc
về chúa Nguyễn Đàng Trong.
Qua các sự kiện ở trên, chúng ta có thể thấy rằng những đóng góp của chúa
Nuyễn đối với lịch sử Việt Nam vô cùng to lớn.
3.2.2 Thành lập hệ thống cảng thị
Chúa Nguyễn đã xây dựng một loạt đô thị, thương cảng và thu hút nhiều thuyền
buôn. Một số cảng thị của chúa Nguyễn vẫn có vai trò quan trọng cho đến ngày
hôm nay.
3.2.2.1 Cảng Hội An
Phố cổ Hội A n là một đô thi cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách Đà Nẳng khoảng 30 km về
phía nam. Hội An đã từng là một thương cảng sầm uất nơi gặp gỡ của các thuyền
buôn Nhật và Pháp dưới thời chúa Nguyễn.
Cố giáo sư Trần Quốc Vượng từng cho rằn: “Hội An đó là sự hội thủy, hội
nhân và hội tự văn hóa vô cùng đa dạng. Với tư cách là cửa ngõ giao thương lớn
nhất đất nước lúc bấy giờ”. Thế kỷ XV là lúc bắt đầu thời kỳ Phục hưng ở Châu
Âu. Các nước phương Tây đã đạt được những tiến bộ lớn lao về thiên văn học, bản
đồ học, kỹ thuật đóng tàu, cộng với tinh thần mạo hiểm và sự khao khát tìm ra các
nguồn nguôn liệu mới đã thúc đẩy các nhà hàng hải phương Tây đi phát hiện
những vùng đất mới. Đại Việt lúc cũng đang nằm trên con đường hàng hải quốc tế
của phương Tây mà đại biểu là người Bồ Đào Nha. Đại Việt nằm trên con đường
dừng chân từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Lúc này chúa Nguyễn đã cho người Hà
Lan, người Anh đến buôn bán. Lúc này các giáo sĩ phương Tây đến Đàng Trong

sớm nhất là người Bồ Đào Nha và Ý.
Năm 1615, giáo sĩ người Ý đến Hội An và lập ra giáo xứ đầu tiên của Đàng
Trong. Vào 1567, nhà Minh mở lệnh “hải cấm” và cho các thường dân đi buôn bán
Vào cuối thế kỷ XVI, trên vùng đất Thuận Quảng của chúa Nguyễn đã bắt
đầu manh nha sự ra đời của các đô thị. Nửa sau thế kỷ XVI, phương Tây bắt đầu
hành trình đi tìm hương liệu. Lúc này nhà Minh và Mạc Phủ đã tiến hành chính
sách mở của. Chúa Nguyễn Hoàng và trấn thủ dinh Quảng Nam là Nguyễn Phúc


Nguyên đã nhiều lần kêu gọi các thương nhân nước ngoài đến mua bán. Việc các
thương nhân dong thuyền trên các tuyến hải hành góp phần khẳng định chủ quyền
của Việt Nam. Hội An trở thành trung tâm thương mại hàng đầu của nước ta và thu
hút hàng ngàn thương nhân đến buôn bán. Tuy nhiên lệnh này chỉ cho các thương
nhân đi buôn bán ở Đông Nam Á. Vào 1567, các thuyền buôn bắt đầu đến Hội An.
Các thương nhân Trung Quốc ở Hội An có hai loại: một loại là do ảnh hưởng
của gió mùa hoặc họ buôn bán kéo dài không về nước được tháng 7, tháng 8 nên ở
lại chờ gió mùa năm tới mới về nước; loại thứ hai là những người xin tự nguyện
sống lâu dài. Họ ở lại để bán hàng hóa và mua hàng hóa mới cho thuyền của họ
vào mùa xuân năm sau.
Chúa Nguyễn không hề phản đối họ ở lại mà có chính sách ngoại thương để
họ có thể làm giàu cho Đàng Trong. Chúa Nguyễn còn cho người Trung Quốc và
Nhật Bản tự lập phố của họ để buôn bán và cư trú lâu dài. Đây chính là sự đóng
góp của chúa Nguyễn đối với sự hình thành cảng thị ở Việt Nam.
Theo như Cristofo Borri vào đầu thế kỉ XVII đã ghi nhân “ Người Trung
Quốc và người Nhật Bản là nững thương khách chủ yếu trong một hội chợ năm
nào cũng mở tại một hải cảng của xứ Đàng Trong và kéo dài chừng 4 tháng (…).
Người Trung Quốc di chuyển thuyền buồm chở đến rất nhiều hàng tơ lụa đẹp và
các đặc sản của nước họ. Do hội chợ này Quốc vương Đàng Trong thu được rất
nhiều tiền thuế rất quan trọng và toàn xứ cũng được hưởng rất nhiều” 4
Sự thu nhận người Nhật của chúa Nguyễn trước hết giúp một số thương

nhân người Nhật theo Thiên chúa giáo bị Nhật hoàng trục xuất và không cho họ
quay lại chính quốc. Chính điều này đã thu hút nhiều người Nhật đến Việt Nam.
Qua đó có thể thấy chúa Nguyễn đã có vài trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển kinh tế Đang Trong. Cho đến ngày nay, Hội An với những giá trị vừa cổ
kính vừa mang nhiều giá trị lịch sử đã đóng góp vô cùng to lớn đối với ngành du
lịch Việt Nam, bới bất cứ du khách nào đến Việt Nam, Hội An luôn nằm ở trong
hành trình của họ.
3.2.2.2 Thanh Hà
Cảng Thanh Hà nằm ở xã Vinh Hương, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Với vị trí đặc biệt của mình, từ thế kỷ XVI đã xuất hiện một chợ làng nơi hội tụ
hàng hóa của các vùng lân cận. Thanh Hà đã đón một được luồng thương mại thế
giới, nhất là người Hoa. Thanh Hà còn là địa chỉ hấp dẫn thương khách nhiều nước
Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Á và các nước Châu Ấu như Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Vào năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan
đã cho phép thành lập phố Thanh Hà. Lúc đầu phố Thanh Hà chủ yếu đón thương
4 C.Borri, sách đã dẫn


nhân người Hoa. Phố Thành đã phát triển phồn thình trên cơ sở của cảng Thanh Hà
và chợ Thanh Hà.
Phố Thanh Hà là nơi trao đổi sầm uất của Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII,
các thương nhân đã đến các mặt hàng như sành, sứ, vải, vóc, lụa, gấm và Thanh Hà
đã giới thiệu các mặt hàng của Đàng Trong như hồ tiêu, trầm hương, yến sào,
đường cát, đậu xanh, đồi mồi, sừng tê, ngà voi… Gần cảng Thanh Hà có Bao Vinh
đây cũng là nơi thu hút nhiều thương nhân vào Đàng Trong để buôn bán. Thanh Hà
cùng Bao Vinh đã đi vào thương mại lịch sử Việt Nam. Đó chính là tầm nhìn của
chúa Nguyễn.
3.2.2.3 Nước Mặn
Sau Hội An và Thanh Hà thì cảng Nước Mặn được ra đời. Cảng thị này thu
hút nhiều thương nhân nước ngoài. Christopher Borri, một linh mục người Ý đến

Đàng Trong từ năm 1618, từng nhận xét: Đàng Trong bấy giờ có hơn 60 cửa biển,
sầm uất nhất là Hội An, cảng quan trọng thứ nhì là Cửa Hàn và Nước Mạn. Cảng
Nước Mặn không chỉ giao thương với các cảng thị lớn Đàng Trong mà còn giao
thương với đường hàng hải quốc tế đi Vuconva, Luzon, Malacca, Macao.5
Một giáo sĩ kiêm thương nhân người Pháp – Pierre Voirve đã đánh giá cao
vai trò của cảng Nước Mặn: “Tại Quy Nhơn có một thương cảng khác gọi là Nước
Mặn là một cảng tốt cho các thương nhân lui tơi nhiều nhưng kém hơn Faifo (Hội
An)”
3.2.2.4 Hà Tiên
Khi nhắc đến Hà Tiên, chúng ta không thể nhắc đến Mạc Cửu. Ông là một
trung thần của nhà Minh, rời Trung Quốc sang Hà Tiên để buôn bán. Mạc Cửu đã
cùng với người dân vùng Cà Mau, Rạch Giá và đảo Phú Quốc lập thành 7 xã. Năm
1708, Mạc Cửu thấy ưu thế của chúa Nguyễn nên đã xin gặp và thần phục chúa
Nguyễn. Ông trở thành Tổng binh trấn Hà Tiên, một vị trí chiến lược kinh tế và
quân sự. Hà Tiên trở thành một phố thị đông vui, tấp nập khách thập phương đến
nuôn bán.
Mạc Cửu đã cho lập nên chùa Tam Bảo và đền Quan Công. Mạc Cửu là một
người rất giỏi kinh doanh. Năm 1708 chúa Nguyễn còn cấp thuyền, miễn thuế để đi
buôn bán với ngoại quốc và ưu tiên cho họ Mạc được phép đúc tiền để tiện tiêu
dùng và buôn bán với ngoại quốc. Hà Tiên trở thành một đô thị trong điểm của khu
vực Đàng Trong.
3.2.2.5 Cù Lao Phố
Cù Lao Phố - nằm trên sông Đồng Nai. Đây là cảng thị đầu tiên và lớn nhất
vùng Nam Bộ. Cù Lao Phố đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện vai trò của
5 C.Borri, sách đã dẫn


mình là trung tâm trao đổi hàng hóa giữa các thương cảng trong nước. Cù Lao Phố
tồn tại được một thế kỷ và đã phát huy được vai trò của mình trong việc giúp phát
triển kinh tế Đàng Trong.

Cù Lao Phố phát triển mạnh mẽ là vì chịu sự tác động của chính sách phát
triển kinh tế của chúa Nguyễn. Tình hình thương mại quốc tế cũng có ảnh hưởng
vô cùng lớn đến sự phát triển kinh tế của cảng này. Cù Lao Phố được nhận xét:
“Tàu thuyền người Hoa, người Phương Tây, người Nhật, người Bồ Ba (Chà Và), tụ
tập tấp nập, phong hóa Trung Quốc lần lần lan ra thấm đượm cả vùng Đông Phố” 6.
Chúa Nguyễn đã có công vô cùng lớn trong việc quan tâm phát triển ngoại thương,
tức là quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài các các thị trên các chúa Nguyễn còn phát triển hàng loạt các cảng thị
khác như Mỹ Tho, Chợ Lớn… Tất cả các cảng thị này đều hướng tới quốc tế. Các
thương cảng này đều quan tâm đến việc trao đổi hàng hóa với các nước trên thế
giới. Đây chính là cách mà các chúa Nguyễn khẳng định chủ quyền của mình so
với Đàng Ngoài và các nước trên thế giới.
Như vậy sự ra đời của đô thị Đàng Ngoài đó là công lao của các chúa
Nguyễn, họ đã có những chính sách tiến bộ, có tầm nhìn và đón nhận đúng thời cơ
của thương mại quốc tế.
3.2.3 Xác lập chủ quyển biển đảo tại hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
Hoàng Sa và Trường Sa là tên của hai quần đảo của Việt Nam. Trong những
năm vừa qua, trên các diễn đàn và hệ thống mạng xã hội luôn có câu một câu khẩu
hiệu thân quen “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Cách đây mấy năm những
nhà lịch sử và đoàn làm phim HTV đã lên đường tìm những bằng chứng về chủ
quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Những tài liệu khách quan và khoa học
đã chứng minh được Hoàng Sa và Hoàng Sa luôn của Việt Nam và mãi là của Việt
Nam. Ngày xưa nhờ chính sách mở cửa của chúa Nguyễn mà Đàng Trong đã để lại
rất nhiều chứng minh được Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Việc xác định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện qua lập đội
Hoàng Sa. Theo quyển “Phủ biên tạp lục” của Lê Quy Đôn viết vào năm 1776, trên
cơ sở sưu tầm, tập hợp tư liệu, ghi chép những điều tai nghe mắt thấy trong 6 tháng
ông làm Hiệp trấn hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam. Sách chép là “Phủ Quảng Ngãi
ở ngoài cửa biên An Vĩnh huyện Bình Sơn có núi gọi là Cù Lao Ré ,…, phía ngoài
lại có Đại Trường Sa, trước kia cso nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập

đội Hoàng Sa, để lấy, đi 3 ngày 3 đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải… Trước họ
Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người An Vinh sung vào, cắt phiên mỗi năm
cứ 2 tháng nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng 5 chiếc thuyền câu
nhỏ, ra biển 3 ngày 3 đêm thì mới đến thì đến đảo ấy. Ở đây tha hồ bắt cá bắt chim
6 Trịnh Hoài Đức (2006), sđd, tr.110.


mà ăn. Lấy được hóa vật của tàu như là gươm, ngựa, hoa bạc, tiền bạc, hòn bạc,
đồ đồng, khối thiệc, khối chì, sùng, ngà voi, sáp ong, đồ sứ, đồ chiện, cùng là kiếm
lượn vỏ đòi mổi, vỏ hải ba, hải sâm hột ốc vân rất nhiều. Đến kỳ tháng 8 thì vê,
vào của Eo, đến thành Phú Xuân để nộp, cân và định hạng xong, mới cho đem bán
riêng các thứ ốc vân, hải ba, hải sâm rồi lĩnh bằng trở về
Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất hoặc là người thôn Tứ
Chính tỉnh Bình Thuận hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy
sai đi, miễn cho tiền sưu cùng các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ các xứ Bắc
Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên tìm lượn vật của tàu và các thứ đồi mồi,
hải ba, bào ngư, hải sâm, cũng sai cai đội Hoàng Sa kiêm quản. Chẳng qua là lấy
các thứ hải vật, còn vàng bạc quí thì ít khi lấy được”7.
Thông qua nhưng ghi chép của Lê Quý Đông, chúng ta thể thấy được Hoàng
Sa được tác giả miêu tả tương đối đầy đủ, chi tiết về việc làm chủ của đảo Trường
Sa và Hoàng Sa.
Trong cuộc hành trình của các nhà Sử học Việt Nam và đài truyền HTV trong việc
tìm ra những bằng chứng khoa học, khách quan thể hiện chủ quyền của Việt Nam
đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đối chiếu với các tư liệu của phương Tây. Trong
đó có vụ đắm tàu Grootenboek ở Hoàng Sa năm 1634 xác định vai trò của các chúa
Nguyễn Đàng Trong trong việc cứu hộ rồi đưa các nạn nhân về vùng Quảng Nam.
3.2.3 Tạo tiền đề cho sự ra đời và hoàn thiện chữ Quốc Ngữ
Một trong những công vô cùng to lớn của các chúa Nguyễn Đàng Trong
chính là chính sách mở của họ đã tạo điều kiện cho chữ Quốc Ngữ ra đây. Đây là
một điều giúp Việt Nam thoát hẳn khỏi chữ Hán. Với tầm nhìn thoáng đạt, cởi mở

và nắm bắt được xu thế thương mại của thế giới. Chúa Nguyễn đã mời gọi, tạo
điều kiện cho các thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Đàng Trong qua các
cảng thị của Việt Nam. Hội An (Faifo) chính là một trong những cảng thị đã thu
hút hàng nghìn thương nhân đến buôn bán, trao đổi. Các thương nhân Đông Bắc Á,
Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh và Pháp đã từng mở thương điếm tại Hội An. Thông
qua cửa Đại Chiêm, cửa Hàn, các nhà truyền giáo tập trung nhiều ở các vùng đất
gần cửa biển, cũng từ đó họ đặt chân đi các nơi khác trong vùng Quảng Nam và cả
xứ Đàng Trong.
Thông qua đó, Thiên Chúa giáo du nhập vào nước ta với nhiều dòng khác
nhau như Dòng Tên, Dòng Đa Minh… Đàng Trong trở thành nơi đầu tiên đón nhận
sự xuất hiện của các giáo sĩ, các cơ sở sinh hoạt của Thiên Chúa giáo. Năm 1535 là
năm đầu tiên đón nhận giáo sĩ Antonio de Feria đến cửa Hàn. Từ 1580 đến 1583,
các thừa sai thuộc dòng Đa Minh là Luis de Fonseca và Gregoire de la Motte đến
truyền giáo ở Quang Nam. Họ được ghi nhận là hai vị thừa sai từ đạo đầu tiên trên
7 Lê Quý Đôn: Toàn tập (Phủ biên tạp lục), T.1, Bản dịch NXB KHXH, Hà Nội 1977, trang 11.


đất Việt Nam”8. Tiếp đó, hai giáo sĩ Dòng Đa Minh khác là Alonze Jinmenez và
Diego Adurte đã ghé vào của Hàn để tiếp tế lương thực. Năm 1615, ghi nhận giáo
sĩ Buzoi – được xem là người sáng lập giáo hội Đàng Trong đến cửa Hàn. Sau đó
là các giáo sĩ nổi tiếng khác như là Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes,
Cristofo Borri…
Sự tiếp thu Thiên Chúa giáo là điều kiện ra đời của chữ Quốc Ngữ ở Việt
Nam. Người có công lớn nhất và dầu tiên là các giáo sĩ Bồ Đào Nha Francisco de
Pina (1585 – 1625). Ông đến Hội An năm 1617 do sự mở cửa của Chúa Nguyễn.
Ông sống và truyền đạo ở vùng Dinh Quảng Nam. Ông chịu khó học tiếng Việt và
trở thành thầy dạy tiếng Việt cho rất nhiều giáo sĩ. Ông là người đi tiên phong
trong việc Latinh hóa tiếng Việt. Sau đó Alexandre d Rhodes đã cho ra đời cuốn từ
điển Việt – Bồ - La. Từ đấy chữ Quốc Ngữ ra đời. Thông qua các hoạt động của
mình thì các nhà truyền giáo Phương Tây còn để lại cho Việt Nam một khối lượng

đồ sộ các tư liệu lịch sử.
Như vậy các chúa Nguyễn đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát
triển chữ Quốc Ngữ bằng cách cho các giáo sĩ Phương Tây vào truyền giáo. Để
ngày hôm nay chúng ta có một hệ thống chữ viết khoa học, dễ học.
3. Tổng kết
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được những đóng góp nổi
bật của các chúa Nguyễn như việc mở rộng cương vực, lãnh thổ của Việt Nam cho
đến tận mũi Cà Mau, sự ra đời của chữ Quốc, xác định được chủ quyền lãnh thổ
của Việt Nam qua các tư liệu để lại của Hoàng Sa và Trường Sa và sự ra đời của
các cảng thị dọc đất nước. Các cảng thị của Đàng Trong đã vượt xa các cảng thị
Đàng Ngoài về sự giàu có của mình.
Ngoài ra chúa Nguyễn còn có rất nhiều sự đóng góp khác việc xây các dinh,
điếm để khẳng dịnh chủ quyền của mình. Khi di chuyển vào Nam, Nguyễn Hoàng
vẫn cho xây dựng chùa chiền, cho các dân cư Chăm pa phát triển tính ngưỡng của
họ.
Hơn nữa, các chúa Nguyễn chính là tiền thân của nhà Nguyễn (13 vua). Nhà
Nguyễn đã để lại cho dân một khối lượng di sản văn hóa đồ sộ cả vật thể và phi vật
thể.
4. Tài liệu tham khảo
[1] Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa thông tin, 1964
[2] Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Văn hóa thông tin, 2005
8 Nguyễn Văn Kiệm, sự du nhật của Thiên Chúa giáo vào Việt Nam thế kỷ XVII – XIX, Hội khoa học LSVN, tr 102


[3] Trịnh Sinh , Sự hình thành nhà nước sơ khai ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa
học xã hội, 2011
[4] Vũ Minh Giang (chủ biên) , Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, NXB Thế
giới, 2008
[5] Lê Trung Dũng, Quá trình hình thành đường biên giới đất liền Việt Nam –
Campuchia, NXB Khoa học xã hội, 2015

[6] Keith Taylor & Li Tana, Những vấn đề lịch sử Việt Nam, NXB Trẻ, 2002
[7] Song Jeong Nam (2010), “Sự mở rộng lãnh thổ Đại Việt dưới thời Hậu Lê và
tính chất”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 3.2010, tr 16
[8] Đoàn Xuân Lâm, Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử, NXB Thế
giới, 2008
[9] Nguyễn Quang Ngọc, “Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa
trong các thế kỷ XVIII XVII, XIX: tư liệu và sự thật lịch sử”, “Tạp chí Thế giới”,
số 6(118), 2011, trang 5



×