Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giáo án Tiếng Việt lớp 1_Tuần 4_Cánh Diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.04 KB, 42 trang )

/>
TUẦN 4. MÔN TIẾNG VIỆT. SÁCH CÁNH DIỀU. DUNG
TUẦN 4 (12 tiết) - TIẾNG VIỆT – CÁNH DIỀU
Học vần
BÀI 16 :

gh

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ gh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có gh.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có g, gh.
- Nắm được quy tắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
- Đọc đúng bài Tập đọc Ghế.
- Viết đúng các chữ gh, tiếng ghế gỗ; chữ số: 6, 7 (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm.
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
- GV: Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- HS: Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài trang 31
- HS đọc lại bài ôn tập trang 31 (cá nhân,
(SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
đồng thanh).
- GV nhận xét, tuyên dương.
1


/>- GV gắn lên bảng tên bài: gh; giới thiệu
bài: âm gh và chữ gh.
- GV chỉ chữ gh, nói gh.
- HS (cá nhân, cả lớp): gh
* GV lưu ý: Ở đây, âm gờ được ghi bằng
chữ gờ kép.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen) (10 phút)
- GV giới thiệu chữ gh in thường dưới
chân trang 32.
* Dạy âm gh, chữ gh:
- GV cho HS quan sát tranh cái ghế hỏi:
Đây là cái gì?
- GV: Trong từ ghế gỗ, tiếng nào có chữ
gờ kép?
- GV chỉ chữ ghế.

- HS đọc: gh (in thường).


- HS trả lời: Đây là cái ghế.
- HS trả lời: Tiếng ghế.
- HS nhận biết gh, ê, thanh sắc trên đầu
âm ê; đọc: ghế (đồng thanh).
- HS phân tích tiếng ghế: âm g đứng
trước, âm ê đứng sau, dấu sắc trên đầu
âm ê. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: ghế
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
gờ - ê – ghê – sắc - ghế/ ghế.
- HS trả lời: chữ mới gh; tiếng mới ghế.

- GV yc phân tích tiếng ghế.

- GV chỉ mô hình tiếng ghế trên bảng.
* Củng cố: các em vừa học chữ mới là
chữ gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- GV yc HS cài vào thanh cái các chữ và
tiếng mới học.
4. Luyện tập: (60 phút)
+ Mở rộng vốn từ (BT2): (15 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có chữ
g? Tiếng nào có chữ gh?
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- HS ghép trên thanh cài: gh, ghế. Đọc
(đồng thanh): gh, ghế.

- HS quan sát tranh BT2.


- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: gà gô, ghi,
gõ, gỗ, ghẹ, gỡ cá.
- GV giải nghĩa từ: gà gô (loại chim - HS lắng nghe, ghi nhớ.
rừng, cùng họ gà nhưng nhỏ hơn, đuôi
ngắn, sống ở đồi cỏ gần rừng); ghẹ (gần
giống cua biển, mai màu sáng, có vân
hoa, càng dài).
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả: Các
2


/>- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

tiếng có g (gờ đơn): gà gô, gõ, gỗ, gỡ cá;
các tiếng có gh (gờ kép): ghi, ghẹ.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét bài làm của HS.
* Tìm tiếng có âm g,gh: (nói to tiếng có
âm g, nói thầm tiếng có âm gh).
- GV chỉ vào từ gà gô.

- HS nói to: gà gô. (vì gà gô có âm g
đơn).
- HS nói thầm ghi. (vì ghi có âm gờ kép).

- GV chỉ vào từ ghi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ) (15

phút)
- GV giới thiệu quy tắc chính tả g / gh,
giải thích: Cả 2 chữ g (gờ đơn) và gh (gờ
kép) đều ghi âm gờ. Bảng này cho các
em biết khi nào âm gờ viết là gờ đơn (g);
khi nào âm gờ viết là gờ kép (gh).
- GV chỉ sơ đồ 1: Khi âm gh đứng trước
các chữ e, ê, i, âm thì gờ viết là gh kép.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhắc lại: Âm gh đứng trước âm e, ê,
i thì phải viết bằng con chữ gh. (gờ kép)
- HS đọc: gờ - e - ghe - nặng - ghẹ; gờ - GV chỉ các chữ: ghẹ, ghế, ghi ở sơ đồ 1 ê - ghê - sắc - ghế; gờ - i - ghi. (cá nhân,
cả lớp).
- HS nhắc lại: Khi âm g đứng trước các
- GV chỉ sơ đồ 2: Khi âm g đứng trước
nguyên âm còn lại (a, o, ô, ơ,...), âm gờ
các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm gờ viết là
viết là g đơn.
g đơn.
- HS (cá nhân, cả lớp): gờ - a- ga - huyền
– gà, gờ - o - go - ngã – gõ; gờ - ô - gô
- GV chỉ các chữ: gà,gõ, gỗ, gờ, …ở mô ngã - gỗ / gờ - ơ - gơ - ngã - gỡ,...
hình 2.
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc
- GV nhìn vào 2 sơ đồ, yêu cầu HS nhắc chính tả: gh + e, ê, i / g + a, o, ô, ơ,...
lại quy tắc chính tả g/gh.
(cá nhân, đồng thanh).
Tiết 2

+ Tập đọc: (BT4) (15 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
đọc)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh họa bài tập đọc, giới
thiệu nội dung bài tập đọcBài đọc có Hà,

- 1 HS đọc tên bài: ghế, cả lớp đọc lại.
3


/>ba Hà, bà Hà và bé Lê (em trai Hà). Mỗi
người trong nhà Hà ngồi một loại ghế
khác nhau. Các em cùng nghe cô đọc bài
nhé.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu: - HS chỉ tay vào SGK đọc thầm theo GV.
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng. GV kết hợp
chỉ từng hình giới thiệu các loại ghế: ghế
gỗ (của Hà), ghế da (của ba Hà), ghế đá
(ở bờ hồ).
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
- HS đọc nhẩm theo GV.
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: ghế
gỗ, ghế da, bờ hồ, ghế đá.(cá nhân, tổ, cả
lớp).
- GV yêu cầu HS nói những hiểu biết của - HS nêu ý hiểu của mình.
mình về ghế gỗ, ghế da, ghế đá.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc từng câu, từng lời dưới
tranh.
- GV chỉ từng câu cho HS đếm (4 câu).
GV đánh số thứ tự từng câu trong bài
- HS đếm theo thước chỉ của GV.
trên bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS + HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả thanh).
lớp đọc. Làm tượng tự với câu 2, sau đó
với câu 3, 4 (đọc liền câu 3, 4).
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. +Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu, từng lời bên tranh.
+ 3 cặp HS nối tiếp đọc lời dưới mỗi
tranh (mỗi cặp đọc 1 tranh).
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra - HS đọc theo thước chỉ của GV.
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
4


/>* Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV nêu câu hỏi:
+ Hà có ghế gì?
+ Ba Hà có ghế gì?
+ Bờ hồ có ghế gì?
+ Bà bế bé Lê ngồi ghế nào?

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS trả lời:
+ Hà có ghế gồ
+ Ba Hà có ghế da
+ Bờ hồ có ghế đá
+ Bà bế bé Lê ngồi ở ghế đá
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
32, 33 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).

- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

* Tập viết (Bảng con – BT5). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.

- HS đọc bài trên bảng lớp: gh, ghế gỗ,
chữ số 6, 7.


* Viết chữ gh, ghế gỗ:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ gh: là chữ ghép 2 chữ cái g và h.
Viết chữ g trước (gồm 1 nét cong kín và
1 nét khuyết ngược), cao 5 li. Viết chữ h
sau (gồm 1 nét khuyết xuôi và nét móc 2
đầu). Chữ h cao 5 li.
- GV yêu cầu HS viết chữ gh vào bảng
con. GV lưu ý cho HS nét nỗi giữa g và
h.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng ghế: Viết chữ gh, chữ ê, dấu sắc
viết trên chữ ê.
+ Tiếng gỗ: Viết chữ g, chữ ô, dấu ngã
viết trên chữ ô.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
- GV chỉnh sửa bài của HS.
* Viết các chữ số 6, 7:
- GV vừa viết vừa nêu quy trình viết:

- HS nhắc lại quy trình viết chữ gh.

- HS viết bảng con lần lượt các chữ gh.
(mỗi chữ viết 3 lần), giơ bảng đọc: gh.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ ghế.
- HS viết chữ ghế gỗ vào bảng con (2

lần).
- HS giơ bảng đọc: ghế gỗ

5


/>+ Số 6 cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ
bản: cong trái và cong kín.
- + Số 7 cao 4 li. Gồm 3 nét: nét 1
thẳng ngang, nét 2 thẳng xiên, nét 3
thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng
xiên.
- GV yc HS viết bảng con chữ số 6, 7.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ số 6.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ số 7.

- HS viết trên bảng con (mỗi chữ số viết
3 lần).
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- GV nhận xét chữ viết của HS.
5. Củng cố - dặn dò: (5 phút)
- Bài hôm nay các em học được chữ gì?
Tiếng gì?
- GV yc HS nhắc lại quy tắc chính tả g,
gh.
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết chữ
gh, từ ghế gỗ, chữ số 6, 7 vào bảng con;

đọc bài 17: gi, k trang 34, 35 trong SGK.
Đọc bài “Bé kể” cho người thân nghe.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

- HS trả lời: Chữ gh; tiếng ghế.
HS nhắc lại (đồng thanh).
- HS ghi nhớ.

Học vần
BÀI 17 :

gi

k

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ cái gi, k; đánh vần, đọc đúng tiếng có mô hình âm đầu gi / k +
âm chính.
- Nhìn chữ, tìm đúng tiếng có âm gi (gi), âm k (cờ).
- Nắm được quy tắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, 0, ô, ơ,...
- Đọc đúng bài Tập đọc Bé kể.
- Biết viết các chữ gi, k và các tiếng giá (đỗ), kì (đà) (trên bảng con).
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
6


/>- Tranh, ảnh, mẫu vật, bảng cài.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (5 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài trang 32, 33 - HS đọc lại bài ôn tập trang 32, 33 (cá
(SGK Tiếng Việt 1, tập 1).
nhân, đồng thanh).
- HS viết bảng con: gh, ghế gỗ.
- HS viết bảng con, giơ bảng đọc: gh,
ghế gỗ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV gắn lên bảng tên bài: gi, k; giới
- HS đọc (cá nhân, cả lớp): gi, k
thiệu bài: âm gi và chữ gi, âm k và chữ k.
- GV chỉ chữ gi, nói gi. (phát âm giống
- HS đọc: gi (cá nhân, cả lớp).
di).

- GV chỉ k, nói k.
- HS đọc: k (cá nhân, cả lớp).
* GV giải thích: Đây là âm cờ, được viết
bằng chữ ca. Để khỏi lẫn với âm cờ viết
bằng chữ c (cờ), ta đánh vần theo tên chữ
cái là ca.
- GV giới thiệu chữ K in hoa.
- HS đọc: K (in hoa).
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen) (10 phút)
- GV giới thiệu chữ gh, gi, k in thường
dưới chân trang 34.
* Dạy âm gi, chữ gi:
- GV cho HS quan sát hình giá đỗ hỏi:
Trong hình có gì?
- GV: Giá đỗ là một loại rau làm từ hạt
đỗ nảy mầm.
- GV: Trong từ Giá đỗ, tiếng nào có chữ
gi?
- GV chỉ chữ giá.

- HS chăm chú lắng nghe.

- HS trả lời: Trong hình là giá đỗ..

- HS trả lời: Chữ giá có chữ gi.
- HS nhận biết gi, a, thanh sắc trên đầu
âm a; đọc: giá (đồng thanh).
- HS phân tích tiếng giá: âm gi đứng
7



/>- GV yc phân tích tiếng ghế.

trước, âm a đứng sau, dấu sắc trên đầu
âm a. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: giá
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
di - a – gia – sắc - giá/ giá đỗ.

- GV chỉ mô hình tiếng ghế trên bảng.

* Dạy âm k, chữ k:
- HS trả lời: Trong hình là con kì đà.
- GV cho HS quan sát hình con kì đà hỏi:
Trong hình là con gì?
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV giới thiệu kì đà là một loài thằn lằn
cỡ to, sống ở gốc cây, hốc đá, da có vảy,
thức ăn của chúng chủ yếu là sâu bọ, côn
trùng. Kì đà là loài động vật có ích và
cần được bảo vệ.
- HS trả lời: Chữ kì có chữ k.
- GV: Trong từ kì đà, tiếng nào có chữ k?
- HS nhận biết k, i, thanh huyền trên đầu
- GV chỉ chữ giá.
âm i; đọc: kì (đồng thanh).
- HS phân tích tiếng kì: âm k đứng trước,
- GV yc phân tích tiếng kì.
âm i đứng sau, dấu huyền trên đầu âm i.

(cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: giá
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
- GV chỉ mô hình tiếng kì trên bảng.
ca - i – ki – huyền - kì/ kì đà.
- HS trả lời: chữ mới gi, k; tiếng mới giá,
* Củng cố: các em vừa học chữ mới là
kì.
chữ gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- HS ghép trên thanh cài: gi, k, giá đỗ, kì
- GV yc HS cài vào thanh cái các chữ và đà. Đọc (đồng thanh): gi, k, giá đỗ, kì
tiếng mới học.
đà.
4. Luyện tập: (60 phút)
+ Mở rộng vốn từ (BT2): (15 phút)
- HS quan sát tranh BT2.
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có chữ
gi? Tiếng nào có chữ k?
- HS (cá nhân, đồng thanh) đọc các từ
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.
ghi dưới mỗi tranh: kể, giẻ, kẻ, giò, bờ
kè, giỏ cá.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV giải nghĩa từ: bờ kè được xây bằng
đá dọc bờ sông để chống lở đất.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả: Các
- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.
tiếng có gi: giẻ, giò, giỏ; các tiếng có k:
8



/>kể, kẻ, kè.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét bài làm của HS.
* Tìm tiếng có âm gi,k: (nói to tiếng có
âm k, nói thầm tiếng có âm gi).
- GV chỉ vào từ kể.
- GV chỉ vào từ giẻ.
* GV thực hiện tương tự với các từ còn
lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV yêu cầu HS tìm các tiếng ngoài bài
có âm gi, k.
- GV yc các nhóm trình bày trước lớp.

- HS nói to: kể. (vì kể có âm k).
- HS nói thầm giẻ. (vì gỉe có âm gi).
- HS thực hiện tương tự.

- HS thảo luận nhóm bàn, nói cho bạn
nghe các tiếng ngoài bài có âm gi, k.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm
khác chia sẻ ý kiến nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm
được nhanh, nhiều và đúng nhất.
+ Quy tắc chính tả (BT 3: Ghi nhớ) (15
phút)
- GV giới thiệu quy tắc chính tả k / c,
giải thích: Cả 2 chữ c (cờ) và k (ca) đều

ghi âm cờ. Bảng này cho các em biết khi
nào âm cờ viết là c; khi nào âm cờ viết là
k (ca).
- GV chỉ sơ đồ 1: Khi âm cờ đứng trước
các chữ e, ê, i, âm thì c (cờ) viết là k (ca).

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS nhắc lại: Âm cờ đứng trước âm e, ê,
i thì phải viết bằng con chữ k. (ca) (cá
nhân, cả lớp)
- HS đọc: kẻ, kể, kì đà (cá nhân, cả lớp).
- GV chỉ các chữ: kẻ, kể, kì đà ở sơ đồ 1 - HS nhắc lại: Khi âm g đứng trước các
- GV chỉ sơ đồ 2: Khi âm c (cờ) đứng nguyên âm còn lại (a, o, ô, ơ,...), âm gờ
trước các chữ khác (a, o, ô, ơ,...), âm cờ viết là g đơn.
- HS (cá nhân, cả lớp): cá, cỏ, cô, cờ (cá
viết là c.
- GV chỉ các chữ: cá, cỏ, cô, cờ, …ở mô nhân, cả lớp).
- Cả lớp nhìn sơ đồ, nhắc lại quy tắc
hình 2.
- GV nhìn vào 2 sơ đồ, yêu cầu HS nhắc chính tả: k + e, ê, i / c + a, o, ô, ơ,...
(cá nhân, đồng thanh).
lại quy tắc chính tả k/c.
Tiết 2
+ Tập đọc: (BT4) (15 phút)
(Dạy kĩ, chắc chắn từng câu chữ của bài
9


/>đọc)

* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình ảnh mâm cỗ trong bữa giỗ,
hỏi: Mâm cỗ có những món ăn gì? GV:
Các em cùng đọc bài xem bé Lê kể gì về
mâm cỗ.
- GV chỉ tên bài tập đọc.
- GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ hình ảnh mâm cỗ, nói: giò, xôi,
gà, giá đỗ, nem, canh, món xào là những
món ăn truyền thống của dân tộc Việt
Nam khi làm cỗ.
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm (4 câu).
GV đánh số thứ tự từng câu trong bài
trên bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu 2, 3, 4.

- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS trả lời: Mâm cỗ có giò, xôi, gà, giá
đỗ, nem, canh, món xào.

- 1 HS đọc tên bài: Bé kể, cả lớp đọc lại.
- HS chỉ tay vào SGK đọc thầm theo GV.
- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc nhẩm theo GV.
- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: bi
bô, bé kể, giã giò, giá đỗ.(cá nhân, tổ, cả
lớp).

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.

- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1 + HS lắng nghe, ghi nhớ.
(câu 1, 2, 3); đoạn 2 (câu 4).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá

+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).
10


/>nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- GV nêu câu hỏi:
+ Bà bế ai?
+ Bé kể gì?
+ Cỗ có những gì?
- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

- 5 HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS trả lời:
+ Bà bế bé Lê.
+ Bé kể: Dì Kế giã giò.
+ Cỗ có gò, có gà, có cả giá đỗ.
* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang

34, 35 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).

* Tập viết (Bảng con – BT5). (15 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.

- HS đọc bài trên bảng lớp: gh, ghế gỗ,
chữ số 6, 7.

* Viết chữ gi, giá đỗ:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ gi: là chữ ghép 2 chữ cái g và i.
Viết chữ g trước (gồm 1 nét cong kín và
1 nét khuyết ngược), cao 5 li. Viết chữ i
sau (gồm 1 nét hất, 1 nét móc ngược và
dấu chấm ). Chữ i cao 2 li.
- GV yêu cầu HS viết chữ gi vào bảng
con. GV lưu ý cho HS nét nỗi giữa g và
i.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng giá: Viết chữ gi, chữ a, dấu sắc
viết trên chữ a.
+ Tiếng đỗ: Viết chữ đ, chữ ô, dấu ngã
viết trên chữ ô.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Viết chữ k, kì đà:

- HS nhắc lại quy trình viết chữ gi.


- HS viết bảng con chữ gi. (3 lần), giơ
bảng đọc: gi.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ giá.
- HS viết chữ giá đỗ vào bảng con (2
lần).
- HS giơ bảng đọc: giá đỗ.

11


/>- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
- Chữ k: cao 5 li; gồm 1 nét khuyết xuôi,
1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc
ngược.
- GV yêu cầu HS viết chữ k vào bảng
con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng kì: Viết chữ k, chữ i, dấu huyền
viết trên chữ i. GV lưu ý cho HS nét nối
giữa k và i.
+ Tiếng đà: Viết chữ đ, chữ a, dấu huyền
viết trên chữ a. GV lưu ý cho HS nét nối
giữa đ và a.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
5. Củng cố - dặn dò: (5 phút)
- Bài hôm nay các em học được chữ gì?

Tiếng gì?
- GV yc HS nhắc lại quy tắc chính tả k/c.
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết chữ
gi,k; từ giá đỗ, kì đà vào bảng con; đọc
bài 18: kh, m trang 36, 37 trong SGK.
Đọc bài “Đố bé” cho người thân nghe.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ k.

- HS viết bảng con chữ k. (3 lần), giơ
bảng đọc: k.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ kì.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ dà.

- HS viết chữ kì đà vào bảng con (2 lần).
- HS giơ bảng đọc: kì đà. Đổi bảng chia
sẻ kết quả.
- HS trả lời: Chữ gi, k; tiếng giá, kì.
HS nhắc lại (đồng thanh).
- HS ghi nhớ.

Tập viết
(1 tiết – sau bài 17, 18)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Tô, viết đúng các chữ gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà (chữ thường, cỡ vừa, đúng

kiểu, đều nét, dần đúng khoảng cách giữa các con chữ) theo mẫu chữ vở luyện viết
1, tập 1.
- Tô viết đúng các chữ số 6, 7.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Khơi gợi tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
12


/>- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Chữ mẫu: gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà; các chữ số 6, 7 đặt trong khung chữ.
HS: - Bảng con, vở luyện viết 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (2 phút)
- GV chỉ bảng, yêu cầu HS nhắc lại chữ, - HS nhắc lại các chữ, từ và các chữ số
từ và các chữ số đã học.
đã học ở bài 17, 18: gh, gi, k, ghế gỗ, giá
đỗ, kì đà ; các chữ số 6, 7.
- GV nêu mục tiêu của bài học.
2. Luyện tập: (35 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
- HS đọc trên bảng: gh, gi, k, ghế gỗ, giá
đỗ, kì đà ; các chữ số 6, 7.

* Tập tô, tập viết: gh, ghế gỗ:
- GV yc HS nhớ lại cách viết và độ cao
- HS đọc: gh, ghế gỗ, nói cách viết, độ
các chữ: gh, ghế gỗ.
cao lần lượt các chữ.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV vừa viết, vừa nêu quy trình lần lượt
từng chữ:
+ Chữ gh cao 5 li. Quy trình viết: là chữ - HS nhắc lại cách viết, độ cao chữ gh.
ghép từ 2 chữ g, h. Viết chữ g trước, chữ
h sau.
+ Tiếng ghế: viết gh (gờ kép) trước, ê - HS nhắc lại cách viết, độ cao chữ ghế.
sau, dấu sắc đặt trên ê.
+ Tiếng gỗ: viết g trước, ô sau, dấu ngã - HS nhắc lại cách viết, độ cao chữ gỗ.
đặt trên ô.
- GV yc HS tô, viết các chữ, tiếng gh, - HS tô viết các chữ gh, ghế gỗ.vào vở
ghế gỗ trong vở Luyện viết 1, tập một.
luyện viết 1, tập 1.
- GV quan sát, nhận xét chữ viết của HS. - HS đổi vở, chia sẻ kết quả.
* Tập tô, tập viết: gi, giá đỗ, k, kì đà.
- GV yc HS nhắc lại độ cao và quy trình - HS nhìn bảng đọc: gi, giá đỗ, k, kì đà
viết: gi, giá đỗ, k, kì đà.
nói độ cao các con chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nêu quy trình viết
13


/>các chữ:
+ Chữ gi, ghép từ 2 chữ g và i. Viết g

trước, i sau (1 nét hất, 1 nét móc ngược,
1 nét chấm).
+ Tiếng giá: viết gi trước, a sau, dấu sắc
ở trên a. Tiếng đỗ: viết đ trước, ô sau,
dấu ngã ở trên ô.
+ Chữ k: cao 5 li, rộng 2,5 li. Gồm 1 nét
khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt
và 1 nét móc ngược. Quy trình viết: Đặt
bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi (đầu
khuyết chạm ĐK 6), dừng bút ở ĐK 1.
Từ điểm dừng, rê bút lên gần ĐK 2 viết
tiếp nét cong trên rộng 0,5 li, chỗ cong
của nét chạm ĐK 3. Từ điểm kết thúc
của nét cong trên ở ĐK 2, viết tiếp nét
thắt và nét móc ngược, dừng bút ở ĐK 2.
+ Tiếng kì: viết k trước, i sau, dấu
huyền ở trên i. Tiếng đà: viết đ trước, a
sau, dấu huyền trên a.
- GV yêu cầu HS tập tô, tập viết vào vở
luyện viết 1 , tập 1.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Tập tô, tập viết các chữ số 6, 7.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết và độ
cao các chữ số 6,7.
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Số 6 cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ
bản: cong trái và cong kín. Cách viết:
Đặt bút trên ĐK 4, viết nét cong trái (từ
phải sang trái), đến ĐK 2 thì viết tiếp nét

cong kín. Khi chạm vào nét cong thì
dừng.
+ Số 7: cao 4 li; gồm 3 nét: thẳng ngang,
thẳng xiên, thẳng ngang (ngắn) cắt giữa
nét thẳng xiên. Cách viết:
Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5 viết nét thẳng

- HS nhắc lại cách viết chữ gi.

- HS nhắc lại cách viết từ giá đỗ.

- HS nhắc lại cách viết chữ k.

- HS nhắc lại cách viết từ kì đà.

- HS tập tô, tập viết các chữ gh, gi, k, ghế
gỗ, giá đỗ, kì đà vào vở luyện viết 1 ,
tập 1.
- HS đổi vở, chia sẻ.
- HS nhắc lại độ cao và cách viết các chữ
số 6,7.

- HS nhắc lại cách viết, độ cao chữ số 6.

- HS nhắc lại cách viết, độ cao chữ số 7.

14


/>ngang (trùng ĐK 5) bằng một nửa chiều

cao.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1,
chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên (từ
trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến
ĐK 1. Nét 3: Từ điểm dừng của nét 2, lia
bút lên khoảng giữa, viết nét thẳng ngang
ngắn trên ĐK 3 (cắt ngang nét 2).
- GV quan sát giúp đỡ.
- HS tập tô, tập viết vào vở luyện viết 1,
tập 1.
- GV nhận xét bài viết của HS.
- HS đổi vở, chia sẻ.
* GV cho HS bình bầu ra những bạn có
- HS đi tham quan vở của các bạn, bình
bài viết đẹp.
bầu ra những bài viết đẹp, nhanh và đúng
nhất.
3. Củng cố - dặn dò: (3 phút)
- GV: Hôm nay các em được tập tô, tập
- HS trả lời: Chữ gh, gi, k, ghế gỗ, giá
viết những chữ và số nào?
đỗ, kì đà; các chữ số 6, 7.
- GV nhắc HS về nhà tiếp tục luyện viết - HS lắng nghe, ghi nhớ.
các chữ: gh, gi, k, ghế gỗ, giá đỗ, kì đà
vào vở ô li ở nhà.
- GV nhận xét, nhắc nhở chung.
Học vần
BÀI 18:

kh m


(2 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ kh, m; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có chữ kh, m và tiếng
có dẫu thanh (mô hình “âm đầu + âm chính”; âm đầu + âm chính + thanh).
- Nhìn trảnh ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm g, h.
- Đọc đúng bài tập đọc: Đố bé
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: kh, khế, m, me.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Bước đầu biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
15


/>- Tranh, ảnh, mẫu vật, bảng cài.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1

1. Khởi động: (7 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc
* HS đọc lại bài tập đọc (trang 34, 35
(trang 34, 35 SGK Tiếng Việt, tập 1) .
SGK Tiếng Việt, tập 1) (cá nhân, đồng
thanh).
- GV gắn lên bảng tên bài: kh, m, khế,
me; giới thiệu bài: âm kh và chữ kh, âm
m và chữ m, tiếng me và chữ me, tiếng
khế và chữ khế.
- GV chỉ chữ kh, nói kh.
- HS (cá nhân, cả lớp): kh
- GV chỉ chữ m, nói m.
- HS (cá nhân, cả lớp): m
- GV chỉ chữ khế, nói khế.
- HS (cá nhân, cả lớp): khế
- GV chỉ chữ me, nói me.
- HS (cá nhân, cả lớp): me
- GV giới thiệu chữ M in hoa dưới chân - HS đọc: M (in hoa).
trang 27.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen) (15 phút)
* Dạy âm kh, chữ kh:
- GV cho HS quan sát tranh quả khế hỏi: - HS trả lời: Đây là quả khế.
Đây là quả gì?
- GV chỉ tranh nói: Đây là quả khế. Khế - HS nêu hiểu biết của mình về quả khế.
có 2 loại là khế chua và khế ngọt
- GV chỉ chữ khế.
- HS nhận biết kh,ê, dấu sắc trên âm ê;
đọc: khế (đồng thanh).

- GV: Trong tiếng khế, có 1 âm đã học là - HS trả lời: âm a đã học.
âm nào?
- GV yc phân tích tiếng khế.
- HS phân tích tiếng khế: âm kh đứng
trước, âm ê đứng sau, dấu sắc trên đầu
âm ê. (cá nhân, đồng thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: khế
- GV chỉ mô hình tiếng khế trên bảng.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
16


/>khờ - ê – khê – sắc – khế/ khế.
* Dạy âm m, chữ m:
- GV cho HS quan sát tranh quả me hỏi: - HS trả lời: Đây là quả me.
Đây là quả gì?
- GV yêu câu HS nói những hiểu biết của - HS nêu: Quả me có hai loại, me ngọt và
mình về quả me.
me chua thường được dùng để nấu canh
chua hoặc làm mứt.
- GV chỉ chữ me.
- HS nhận biết m, e; đọc: me (đồng
thanh).
- GV: Trong tiếng me, có 1 âm đã học là - HS trả lời: âm e đã học.
âm nào?
- GV yc phân tích tiếng me.
- HS phân tích tiếng me: âm m đứng
trước, âm e đứng sau (cá nhân, đồng
thanh).
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: khế

- GV chỉ mô hình tiếng me trên bảng.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
mờ - e – me / me.
* Củng cố: Các em vừa học chữ mới là
- HS trả lời: chữ kh, m, tiếng khế, me.
chữ gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- HS ghép trên thanh cài: kh, m, khế, me.
HS giơ bảng cài đọc.
4. Luyện tập: (50 phút)
+ Mở rộng vốn từ (BT2): (15 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có âm - HS quan sát tranh BT2.
kh? Tiếng nào có âm m?
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: mẹ, mỏ, khe
đá, cá kho, cá mè, khỉ.
- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.
- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả: Các
tiếng có kh: khe, kho, khỉ; các tiếng có m:
mẹ, mỏ, mè.
- GV nhận xét bài làm của HS.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.
* Tìm tiếng có âm kh,m: (nói to tiếng có
âm kh, nói thầm tiếng có âm m).
- GV chỉ vào từ khe đá.
- HS nói to: khe đá. (vì khe có âm kh).
- GV chỉ vào từ mẹ.
- HS nói thầm mẹ. (vì mẹ có âm m).
* GV thực hiện tương tự với các từ còn
- HS thực hiện tương tự.

lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV yêu cầu HS thi tìm các tiếng ngoài - HS thảo luận nhóm bàn, nói cho bạn
17


/>bài có âm kh, m.
- GV yc các nhóm trình bày trước lớp.

nghe các tiếng ngoài bài có âm kh, m.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm
khác chia sẻ ý kiến nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm
được nhanh, nhiều và đúng nhất.
+ Tập đọc (BT3): (20 phút)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh hoạ bài đọc Đố bé, - HS quan sát, lắng nghe.
giới thiệu 3 bức tranh tả cảnh trong gia - 1 HS đọc tên bài: Đố bé, cả lớp đọc lại.
đinh Bi: Bi vừa đi học về, mẹ ở trong
bếp đang nấu ăn, mẹ ra 1 câu hỏi đố Bi.
Bố đang bế em bé cũng ra 1 câu hỏi đố
Bi. Các em hãy nghe bài đọc để biết bố
mẹ đố Bi điều gì? Bi trả lời các câu đố
thế nào nhé.
Tiết 2
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:
đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc.


- GV nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS đọc nhẩm theo GV.
- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: đố
Bi, cá kho khế, bé Li.(cá nhân, tổ, cả
lớp).

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng

câu.

- Đọc nối tiếp từng đoạn: (cá nhân, từng
18


/>cặp):
+ GV giúp HS chia đoạn: 2 đoạn: Đoạn 1
(lời ở tranh 1 và 2); đoạn 2 (lời ở tranh
3).
+ GV tổ chức cho HS thi đọc đoạn (cá
nhân, cặp, tổ).
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Đọc theo lời nhân vật:
+ GV chỉ lời của mẹ Bi, Bi, bố Bi.
+ GV mời 3 HS giỏi đọc theo vai (làm
mẫu).
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, tự
phân vai đọc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm đọc theo vai
trước lớp.
- GV khen nhóm đọc to, lưu loát, rõ,
đúng lời nhân vật.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.

* Tìm hiểu bài đọc:
- GV hỏi: Qua bài đọc, em thấy gia đình
bé Bi như thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

* Tập viết (Bảng con – BT4). (20 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.

+ HS lắng nghe, ghi nhớ.

+ HS thi đọc (cá nhân, cặp, tổ).

- 5 HS đọc theo thước chỉ của GV.
- HS quan sát, ghi nhớ.
- HS đọc phân vai theo hướng dẫn của
GV.
- HS thảo luận nhóm, đọc theo lời nhân
vật (mẹ Bi, Bi, bố Bi).
- HS trình bày, cùng nhau chia sẻ.

- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).
- HS có thể trả lời:
+ Gia đình Bi sống rất vui vẻ.
+ Mọi người trong gia đình Bi rất vui
tính.

* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
34, 35 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).
- HS đọc trên bảng lớp chữ kh, khế, m,
me.

* Viết chữ kh, khế:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
19


/>+ Chữ kh: là chữ ghép 2 chữ cái k và h.
Viết chữ k trước (gồm 1 nét khuyết xuôi
và 1 nét móc 2 đầu có vòng xoắn ở giữa),
cao 5 li. Viết chữ h sau (gồm 1 khuyết
xuôi, 1 nét móc hai đầu ). Chữ h cao 5 li.
- GV yêu cầu HS viết chữ kh vào bảng
con. GV lưu ý cho HS nét nỗi giữa k và
h.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng khế: Viết chữ kh, chữ ê, dấu sắc
viết trên chữ ê.
- GV yêu cầu viết chữ khế vào bảng con.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
* Viết chữ m, me:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
- Chữ m: cao 2 li; gồm 2 nét móc xuôi
liền nhau, 1 nét móc 2 đầu. Quy trình

viết: Nét 1: Đặt bút ở giữa ĐK 2 và 3
viết nét móc xuôi trái chạm ĐK 3. Nét 2:
Bạn rê bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét
móc xuôi thứ hai có độ rộng nhiều hơn
độ rộng của nét 1. Nét 3: Bạn rê bút lên
gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc hai đầu
(độ rộng bằng nét 2). Dừng bút ở đường
kẻ 2.
- GV yêu cầu HS viết chữ m vào bảng
con.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng me: Viết chữ m, chữ e. GV lưu ý
cho HS nét nối giữa m và e.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
5. Củng cố - dặn dò: 3phút)
- Bài hôm nay các em học được chữ gì?
Tiếng gì?
- GV nhắc HS về tiếp tục luyện viết chữ
kh, m, tiếng khế, me vào bảng con; đọc
bài 19: n, nh trang 38, 39 trong SGK.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ kh.

- HS viết bảng con chữ kh. (3 lần), giơ
bảng đọc: kh.
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS nhắc lại quy trình viết chữ khế.
- HS viết chữ khế vào bảng con (2 lần).
- HS giơ bảng đọc: khế


- HS nhắc lại độ cao và quy trình viết
chữ m. (theo lời của GV)

- HS viết trên bảng con (3 lần).
- HS đổi bảng, chia sẻ.
- HS viết me vào bảng con.

- HS giơ bảng đọc: me.
- HS trả lời: Chữ kh, m; tiếng khế, me.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

20


/>- GV nhận xét giờ học, tuyên dương,
khen ngợi HS.
Học vần
BÀI 19:

n

nh

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển năng lực đặc thù, năng lực ngôn ngữ:
- Nhận biết âm và chữ n, nh; đánh vần đúng, đọc đúng tiếng có chữ n, nh với (mô
hình “âm đầu + âm chính”; âm đầu + âm chính + thanh).

- Nhìn trảnh ảnh minh họa, phát âm và tự phát hiện được tiếng có âm n, nh.
- Đọc đúng bài tập đọc: Nhà cô Nhã.
- Biết viết trên bảng con các chữ, tiếng: n, nơ, nh, nho; các chữ số 8, 9.
2. Góp phần phát triển các năng lực chung và phẩm chất:
- Biết hợp tác với bạn qua hình thức làm việc nhóm đôi.
- Kiên nhẫn, biết quan sát và viết đúng nét chữ, trình bày đẹp bài tập viết.
- Khơi gợi óc tìm tòi, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
GV: - Máy chiếu hoặc ti vi kết nối mạng.
- Tranh, ảnh, mẫu vật, bảng cài.
HS: - Vở bài tập Tiếng Việt tập 1.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật
động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1. Khởi động: (7 phút)
- GV yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc
* HS đọc lại bài tập đọc (trang 36, 37
(trang 36, 37 SGK Tiếng Việt, tập 1) .
SGK Tiếng Việt, tập 1) (cá nhân, đồng
thanh).
- GV gắn lên bảng tên bài: n, nơ, nh,
nho; giới thiệu bài: âm n và chữ n, âm
nh và chữ nh, tiếng nơ và chữ nơ, tiếng
nho và chữ nho.

- GV chỉ chữ n, nói n.
- HS (cá nhân, cả lớp): n
- GV chỉ chữ nh, nói nh.
- HS (cá nhân, cả lớp): nh
21


/>- GV chỉ chữ nơ, nói nơ.
- GV chỉ chữ nho, nói nho.
- GV giới thiệu chữ N in hoa dưới chân
trang 39.
2. Chia sẻ và khám phá: (BT 1: Làm
quen) (15 phút)
* Dạy âm n, chữ n:
- GV cho HS quan sát tranh cái nơ hỏi:
Đây là cái gì?
- GV chỉ tranh nói: Đây là cái nơ. Nơ chỉ
bạn gái mới sử dụng để trang trí.
- GV chỉ chữ nơ.
- GV: Trong tiếng nơ, có 1 âm đã học là
âm nào?
- GV yc phân tích tiếng nơ.

- GV chỉ mô hình tiếng nơ trên bảng.

- HS (cá nhân, cả lớp): nơ
- HS (cá nhân, cả lớp): nho
- HS đọc: N (in hoa).

- HS trả lời: Đây là cái nơ.


- HS nhận biết n, ơ; đọc: nơ (đồng
thanh).
- HS trả lời: âm ơ đã học.
- HS phân tích tiếng nơ: âm n đứng
trước, âm ơ đứng sau. (cá nhân, đồng
thanh)
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: nơ
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:
nờ - ơ – nơ / nơ.

* Dạy âm nh, chữ nh:
- GV cho HS quan sát tranh quả nho hỏi: - HS trả lời: Đây là quả nho.
Đây là quả gì?
- GV yêu câu HS nói những hiểu biết của - HS nêu: Quả nho có hai loại, nho ngọt
mình về quả nho.
và nho chua thường được dùng để ăn,
rượu vang.
- GV chỉ chữ nho.
- HS nhận biết nh, o; đọc: nho (đồng
thanh).
- GV: Trong tiếng nho, có 1 âm đã học là - HS trả lời: âm o đã học.
âm nào?
- GV yc phân tích tiếng nho.
- HS phân tích tiếng nho: âm nh đứng
trước, âm o đứng sau (cá nhân, đồng
thanh).
- HS (cá nhân, đồng thanh) nhắc lại: nho
- GV chỉ mô hình tiếng nho trên bảng.
- HS nhìn mô hình, đánh vần và đọc trơn:

nhờ - o – nho / nho.
* Củng cố: Các em vừa học chữ mới là
- HS trả lời: chữ n, nh; tiếng nơ, nho.
chữ gì? Tiếng mới là tiếng gì?
- HS ghép trên thanh cài: n, nh, nơ, nho.
22


/>HS giơ bảng cài đọc.
4. Luyện tập: (50 phút)
+ Mở rộng vốn từ (BT2): (15 phút)
- GV nêu yêu cầu BT2: Tiếng nào có âm
n? Tiếng nào có âm nh?
- GV chỉ từng hình theo số thứ tự.

- GV giải nghĩa từ: nhị là loại đàn dân
tộc có 2 dây. Nỏ là một loại vũ khí cổ
dùng để bắn tên.
- GV hướng dẫn làm bài vào VBT.

- GV nhận xét bài làm của HS.
* Tìm tiếng có âm n, nh: (nói to tiếng có
âm n, nói thầm tiếng có âm nh).
- GV chỉ vào từ na.
- GV chỉ vào từ nhị.
* GV thực hiện tương tự với các từ còn
lại.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV yêu cầu HS thi tìm các tiếng ngoài
bài có âm n, nh.

- GV yc các nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm tìm
được nhanh, nhiều và đúng nhất.
+ Tập đọc (BT3): (20 phút)
* Giới thiệu bài:
- GV chỉ hình minh hoạ bài đọc Nhà cô
Nhã, giới thiệu nhà cô Nhã là ngôi nhà
nhỏ, xinh xắn nằm bên một cái hồ nhỏ.
Các em cùng đọc để biết nhà cô Nhã có
gì đặc biệt nhé.

- HS quan sát tranh BT2.
- HS (cá nhân, đồng thanh) nói tên từng
con vật, sự vật trong tranh: na, nhà, nhổ
cỏ, nhị, ca nô, nỏ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS làm vào VBT. Báo cáo kết quả: Các
tiếng có n: na, nô, nỏ; các tiếng có nh:
nhà, nhổ, nhị.
- HS đổi vở, chia sẻ kết quả.

- HS nói to: na. (vì na có âm n).
- HS nói thầm nhị. (vì nhị có âm nh).
- HS thực hiện tương tự.

- HS thảo luận nhóm bàn, nói cho bạn
nghe các tiếng ngoài bài có âm n, nh.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm
khác chia sẻ ý kiến nhận xét.


- HS quan sát, lắng nghe.
- 1 HS đọc tên bài: Nhà cô Nhã, cả lớp
đọc lại.

Tiết 2
* Luyện đọc từ ngữ:
* GV chỉ từng hình, đọc mẫu từng câu:

- HS đọc nhẩm theo GV.
23


/>đọc chậm, giọng nhẹ nhàng.
- GV chỉ bảng cho HS đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc từng câu:
- GV chỉ từng câu cho HS đếm . GV
đánh số thứ tự từng câu trong bài trên
bảng.
- Đọc vỡ:
+ GV chỉ từng tiếng trong bài tập đọc
cho HS cả lớp đọc thầm.
+ GV chỉ từng tiếng trong 1 câu cho HS
đọc thầm
1HS đọc thành tiếng
cả
lớp đọc. Làm tượng tự với câu còn lại.
- Đọc nối tiếp từng câu (cá nhân, từng

cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc nối tiếp 2 câu: (cá nhân, từng
cặp):
+ GV yêu cầu HS đọc nối tiếp hai câu.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chỉ các câu (TT đảo lộn), kiểm tra
1 số HS đọc. GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Thi đọc cả bài (theo cặp, tổ):
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.
- GV yêu cầu các cặp trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu HS đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài đọc:
- Nói tiếp:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh để
hoàn thành câu ở ý a và b.

- HS đọc bài theo thước chỉ của GV: bờ
hồ, nhà nho nhỏ, hồ nhỏ, nho, khế.(cá
nhân, tổ, cả lớp).

- HS đếm theo thước chỉ của GV.

+ HS đọc thầm theo thước chỉ của GV.
+ HS đọc thành tiếng (cá nhân, đồng
thanh).

+ Từng HS nhìn bảng nối tiếp đọc từng
câu.


+ HS đọc nối tiếp 2 câu.
- HS đọc theo thước chỉ của GV.

- HS luyện đọc theo cặp trước khi thi.
- HS thi đọc (theo cặp, tổ).
- HS đọc cả bài (cá nhân, đồng thanh).

- HS nhìn tranh nói tiếp câu ở ý a và b:
+ Hồ có cá mè, ba ba.
+ Nhà có na, nho, khế.

- GV: Nhà cô Nhã rất đặc biệt. Ngôi nhà
nhỏ nằm bên một cái hồ nhỏ. Hồ nhỏ mà
có cá mè, ba ba. Nhà nhỏ mà có na, nho,
khế.
24


/>- GV yêu cầu HS đọc bài trong SGK.

* Tập viết (Bảng con – BT4). (20 phút)
- GV chỉ bảng cho HS đọc.
* Viết chữ n, nơ:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ n cao 2 li: gồm 2 nét (nét móc
xuôi trái và nét móc 2 đầu). Quy trình
viết: Nét 1: Đặt bút ở giữa ĐK 2 và 3
viết nét móc xuôi trái chạm ĐK 3.

Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 2. Rê
bút lên gần ĐK 2 để viết tiếp nét móc hai
đầu (độ rộng bằng nét 2). Dừng bút ở
ĐK 2.
+ Tiếng nơ: Viết chữ n, chữ ơ. GV lưu ý
cho HS nét nối giữa n và ơ.
- GV yêu cầu HS viết chữ n, nơ vào bảng
con.
- GV nhận xét chữ viết của HS
* Viết chữ nh, nho:
- GV vừa viết mẫu, vừa nêu quy trình
viết:
+ Chữ nh: là chữ ghép 2 chữ cái n và h.
Viết chữ n trước (gồm nét móc xuôi trái
và nét móc hi đầu), cao 2 li. Viết chữ h
sau (gồm 1 khuyết xuôi, 1 nét móc hai
đầu ). Chữ h cao 5 li.
- GV yêu cầu HS viết chữ nh vào bảng
con. GV lưu ý cho HS nét nỗi giữa n và
h.
- GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS.
+ Tiếng nho: Viết chữ nh trước, chữ o
sau.
- GV yêu cầu viết chữ nho vào bảng con.
- GV nhận xét chữ viết của HS.
5. Củng cố - dặn dò: 3phút)

* HS đọc bài SGK: HS đọc lại 2 trang
34, 35 trong SGK Tiếng Việt. (cá nhân,
đồng thanh).

- HS đọc trên bảng lớp chữ n, nơ, nh,
nho

- HS nhắc lại quy trình viết chữ n.(theo
lời của GV)

- HS nhắc lại cách viết tiếng nơ.
- HS viết bảng con chữ n, nơ, giơ bảng
đọc: n, nơ.
- HS đổi bảng, chia sẻ.

- HS nhắc lại quy trình viết chữ nh.

- HS viết chữ nh vào bảng con (2 lần).
- HS giơ bảng đọc: nh

- HS nhắc lại quy trình viết chữ nho.
- HS viết trên bảng con (3 lần).
- HS đổi bảng, chia sẻ.
25


×