Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

NGHIỆP vụ THANH TOÁN tín DỤNG CHỨNG từ NHẬP tại NGÂN HÀNG TMCP HÀNG hải đà NẴNG (MSB đn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.83 KB, 53 trang )

Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THANH
TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (TDCT).
I. KHÁI NIỆM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ
CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.
Khái niệm:
Ngân hàng thương mại có một lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm
năm gắn liền với sự phát triển của hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân
hàng thương mại và quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao nhất của
nó – kinh tế thị trường- thì ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện và
trở thành định chế tài chính không thể thiếu.
Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997 định
nghĩa “Ngân hàng thương mại là một loại hình Tổ chức tín dụng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân
hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh
toán”.
Như vậy, có thể nói tầm quan trọng của ngân hàng thương mại là một tổ
chức trung gian tài chính có vị trí quan trọng vào loại bật nhất trong nền thị
trường. Tầm quan trọng của nó được thể hiện qua 3 chức năng: trung gian tài
chính, tạo tiền và thủ quỹ của khách hàng.
2. Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại:
2.1 Nghiệp vụ huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân
ngân hàng thương mại cũng như đối với xã hội. Đây là nguồn tài nguyên to lớn
nhất, bao gồm:


2.1.2 Tiền gửi:
- Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và các tầng lớp dân cư: Đây là
loại tài sản mà khách hàng gửi vào với mục đích an toàn và sử dụng các tiện ích
trong thanh toán.
- Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế: là loại tiền gửi được ký thác
vào ngân hàng với mục đích an toàn và lợi tức.
- Tiền gửi ký quỹ: là tiền gửi của các tổ chức kinh tế được dành để sử dụng
cho một mục đích cụ thể xác định nào đó được thoả thuận trước như tiền gửi ký
quỹ để mở L/C. Thực chất việc ký quỹ là nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho
ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm: là khoản để dành của cá nhân dân cư để tích luỹ và sinh
lời.
2.1.2 Hoạt động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 1


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Đây là hoạt động huy động vốn không thường xuyên, ngân hàng chỉ thực
hiện khi thiếu hụt vốn.
2.1.3 Đi vay của các ngân hàng thương mại khác và ngân hàng trung
ương:
- Ngân hàng trung ương sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại thông qua
biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố. Ngoài ra, ngân hàng trung ương còn
cho vay dưới hình thức bão lãnh vay vốn.

- Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng
2.2 Ngiệp vụ cho vay:
Nghiệp vụ cho vay được xem là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân
hàng trung gian nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Hoạt động cho
vay rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các loại hình sau:
- Tín dụng chiết khấu: Đây là một trong những hình thức cho vay ngắn
hạn của ngân hàng thương mại. Khách hàng vay chiết khấu để đáp ứng cho nhu
cầu vốn cho đầu tư sản xuất hoặc tiêu dùng.
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng thực hiện
thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay ngắn hạn mà
ngân hàng thoả thuận trước một mức tín dụng duy trì trong khoảng thời gian xác
định. Có hai hình thức cho vay hạn mức gồm cho vay theo hạn mức thông
thường và cho vay thấu chi.
- Cho vay theo dự án: Là hình thức cho vay trung dài hạn nhằm cung cấp
vốn thực hện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự
án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay thuê mua: Là hình thức cho vay trung dài hạn đặc biệt được
thực hiện bởi các công ty độc lập riêng của ngân hàng. Đối tượng cho vay thuê
mua không phải là tiền tệ mà là tài sản.
- Cho vay đồng tài trợ: Là phương thức cho vay trong đó nhiều ngân hàng
cùng tham gia vào cho vay trong một hợp đồng tín dụng.
- Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng quan hệ trực tiếp với khách hàng dưới
dạng cho vay thông thường hoặc phát hành thẻ tín dụng hoặc cho vay dưới dạng
mua trả góp.
- Cho vay bằng chữ ký: Ngân hàng không xuất vốn trực tiếp cho khách
hàng mà thông qua chữ ký của mình ngân hàng đã cung cấp uy tín của mình để
khách hàng đi vay các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay dưới dạng mua bán nợ: Giống như cho vay thuê mua, muốn tài
trợ cho dạng này ngân hàng phải lập công ty riêng.


2.3 Nghiệp vụ trung gian:

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 2


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Đây là những nghiệp vụ ngân hàng thực hiện theo sự uỷ nhiệm của khách
hàng và đựơc hưởng hoa hồng. Nghiệp vụ trung gian bao gồm: dịch vụ chuyển
tiền, thu chi hộ tiền hàng , mua bán hộ.
Ngoài ba nghiệp vụ trung gian trên, NHTM còn có nhiều nghiệp vụ khác
như: nghiệp vụ uỷ thác, nghiệp vụ tư vấn khách hàng, nghiệp vụ ngân hàng quốc
tế...
Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế là nghiệp vụ được thực hiện bởi ngân hàng
thương mại trong việc giao dịch với các khách hàng có tính chất quốc tế. Hầu hết
các ngân hàng thương mại hiện đại ngày nay đều thực hiện nghiệp vụ này nhằm
tăng lợi nhuận đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nghiệp
vụ này bao gồm nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế thông qua các
phương thức thanh toán như chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ; nghiệp vụ
mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bão lãnh nhận hàng cho khách hàng khi khách hàng
không có khả năng thanh toán; nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, séc …
và một số nghiệp vụ khác.
II. KHÁI QUÁT NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ:
1. Khái niệm
* Phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phương thức
thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nội dung phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ được thực hiện theo bản các nguyên tắc và các cách
sử dụng thích hợp liên quan đến tín dụng thư kèm chứng từ do phòng thương mại
quốc tế (ICC) ban hành.
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, mà trong đó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những nhu cầu của khách hàng
(người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng nhờ thu khác
(ngân hàng ở nước người xuất khẩu) chi trả hoặc chấp thuận yêu cầu của nhà
xuất khẩu theo đúng những điều kiện và chứng từ thanh toán, phù hợp với thư tín
dụng.
Như vây, phương thức tín dụng chứng từ là một phương tiện, giúp cho giao
thương giữa các nước trên thế giới có một lối thoát ổn định bằng cách “thanh
toán sòng phẳng”. Sự cam kết của ngân hàng mở sẽ tao cho người xuất khẩu một
sự chắc chắn cần thiết về việc thanh toán mà họ đòi hỏi.
* Thư tín dụng (L/C ):
- Khái niệm: Là một văn bản do ngân hàng mở thiết lập theo yêu cầu của
người nhập khẩu (người xin mở L/C) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu
(người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định với điều
kiện người này phải thực hiện đúng những điều khoản quy định trong L/C đó.
- Vai trò:

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 3


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán


+ Thư tín dụng là cốt lõi, là phương tiện chủ yếu của phương thức tín dụng
chứng từ. Do đó nếu thư tín dụng hết thời hạn hiệu lực thì phương thức thanh
toán tín dụng chứng từ sẽ không có ý nghĩa.
+ Thư tín dụng là văn bản thể hiện sự cam kết của ngân hàng mở Thư tín
dụng đối với người xuất khẩu để thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo điều khoản
thanh toán của hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết với nhà nhập
khẩu . + Thư tín dụng là cơ sở pháp lý chính của việc thanh toán, nó ràng buộc
các bên hữu quan tham gia vào phương thức tín dụng chứng từ như: nhà nhập
khẩu, ngân hàng bên nhập khẩu, nhà xuất khẩu, ngân hàng thông báo, ngân hàng
thanh toán. Còn hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc
về nghĩa vụ và quỳên lợi của bên mua và bên bán.
+ Ngoài những ý nghĩa trên, bên nhập khẩu còn sử dụng thư tín dụng để cụ
thể hóa, chi tiết hóa hoặc để bổ sung một cách đầy đủ hơn vào điều khoản của
hợp đồng mua bán và cũng có thể dùng L/C để đính chính, sữa chữa những nội
dung ký hớ trong hợp đồng.
+ Trong trường hợp không có ký kết hợp đồng, bên mua dựa vào hóa đơn
chào hàng của bên bán, tự mình xin mở L/C và được bên bán chấp nhận thì thư
tín dụng cũng chính là hợp đồng.
2. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ.
(2)

Ngân hàng
mở L/C

Ngân hàng
thông báo
L/C

(5)

(6)

(8)

(7)

(6)

(1)

Nguời nhập
khẩu

(4)

(5)

(3)

Người xuất
khẩu

(1): Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của
mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu.
(2): Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập
một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài xuất khẩu
thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu.

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi


Trang 4


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

(3): Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho
người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi
nhận được bản gốc thư tín dụng, thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.
(4): Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng
nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi bổ sung thư tín dụng
cho phù hợp với hợp đồng.
(5): Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu của thư
tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín
dụng thanh toán.
(6): Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với
thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp,
ngân hàng từ chối và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu.
(7): Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ
chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh
toán.
(8): Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng
thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả
tiền.
Trong quy trình nghiệp vụ trên, ngân hàng mở là đại diện cho nhà nhập
khẩu và ngân hàng thông báo là đại diện cho nhà xuất khẩu. Trong đó, đối với
nhà nhập khẩu thì ngân hàng mở đóng vai trò rất quan trọng không chỉ là trong
thanh toán mà còn là các dịch vụ tư vấn, trợ giúp về các thủ tục thương mại quốc
tế. Còn đối với nhà xuất khẩu thì ngân hàng thông báo cũng đóng vai trò quan

trọng không kém trong các nghiệp vụ thanh toán, ngân hàng còn cung cấp các
dịch vụ tư vấn, trợ giúp các thủ tục trong buôn bán và nếu nhà xuất khẩu muốn
nhận được tiền thì yêu cầu ngân hàng thông báo chiết khấu bộ chứng từ. Và một
điều rất rõ rằng rủi ro đối với nhà xuất nhập khẩu cũng là rủi ro cho ngân hàng
nên các ngân hàng và người xuất nhập khẩu luôn đưa ra các biện pháp để phòng
chống rủi ro trong thanh toán. Vì vậy ngân hàng và hai bên mua bán có quan hệ
mật thiết với nhau để cùng nhau đạt được lợi ích cao hơn.
3. Các bên tham gia và trách nhiệm.
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ gồm ( các
thương nhân và các ngân hàng)
* Người yêu cầu mở L/C còn được gọi là người mua, người nhập khẩu
* Người thụ hưởng còn được gọi là người xuất khẩu, người bán được
hưởng thư tín dụng do nhà nhập khẩu mở
* Ngân hàng phát hành: là ngân hàng được hai bên mua bán thoả thuận
lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước người nhập
khẩu có quyền chọn

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 5


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng này như sau:
+ Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và
tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gởi bản gốc L/C cho người xuất khẩu
+ Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C hoặc của người

xuất khẩu đối với L/C đã được mở nếu có sự đồng ý của họ.
+ Kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gởi đến, nếu xét thấy các chứng
từ đó phù hợp với những điều kiện quy định trong L/C và không mâu thuẩn lẫn
nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi lại tiền người nhập khẩu, ngược lại
thì từ chối thanh toán.
+ Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng rơi vào
các trường hợp bất khả kháng như: chiến tranh, đình công, nổi loạn, lụt lội,... Nếu
L/C hết thời hạn hiệu lực giữa lúc đó ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm
thanh toán những BCT gởi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự
phòng. Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách
nhiệm, ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí.
* Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở
L/C ở nước người xuất khẩu. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng như
sau:
+ Khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng
này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới
hình thức văn bản.
+ Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm giữ nguyên văn bức điện đó
chứ không chịu trách nhiệm phải diễn dịch các từ chuyên môn ra tiếng địa
phương. Nếu ngân hàng thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì
ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
+ Khi nhận được BCT của người xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải
chuyển ngay và nguyên vẹn BCT đó tới ngân hàng mở L./C.
Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự
chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở L/C, miễn là
chứng minh rằng đã gởi nguyên vẹn và đúng hạn BCT đó qua bưu điện.
* Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng mở L/C và có thể là một ngân hàng
khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm.
Nếu địa điểm trả tiền quy định tại nước người xuất khẩu thì ngân hàng trả
tiền thường là ngân hàng thông báo. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống

như ngân hàng mở L/C khi nhận được BCT của người xuất khẩu gởi đến.
* Ngân hàng xác nhận là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở
L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là một ngân hàng lớn có uy
tín trên thị trường tín dụng và thị trường tài chính quốc tế. Ngân hàng mở L/C
phải yêu cầu một ngân hàng khác xác nhận cho mình sẽ làm giảm uy tín của ngân

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 6


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

hàng mở L/C. Muốn xác nhận ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí rất cao và
đôi khi còn phải đặt trước, mức đặt liền trước có thể đạt tới 100 % trị giá L/C.
4. Vai trò và nghiệp vụ của ngân hàng thương mại trong phương thức
tín dụng chứng từ
4.1 Vai trò của ngân hàng thương mại trong phương thức tín dụng
chứng từ
Trong phương thức tín dụng chứng từ khả năng đảm bảo an toàn cho cả hai
bên mua bán rất cao, điều này xuất phát từ chính vai trò trung gian của ngân hàng
trong xử lý nghiệp vụ một cách cẩn thận nhất. Theo phương thức này, ngân hàng
không chỉ là người trung gian thu chi hộ mà còn là người đại diện bên nhập khẩu
thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu, đảm bảo cho bên xuất khẩu nhận được
khoản tiền với hàng hoá mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho bên nhập
khẩu nhận được số lượng hàng hoá có chất lượng tương ứng với số tiền mình
phải thanh toán. Ngân hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong giao dịch
thanh toán, đồng thời tư vấn cho khách hàng và hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán

quốc tế nhằm giảm rủi ro, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong quan hệ
giao dịch mua bán với nước ngoài. Mặt khác trong quá trình thực hiện nghiệp vụ,
khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng. Ngân
hàng sẽ cho vay thanh toán hàng nhập khẩu, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, bão
lãnh trong thanh toán… đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nhiệp xuất nhập
khẩu.
4.2 Nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ người nhập khẩu trong phương
thức tín dụng chứng từ.
* Kiểm tra đơn xin mở L/C
Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ tiến hành
làm đơn yêu cầu mở L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi dựa vào mẫu in sẳn của
ngân hàng mở. Ngoài đơn xin mở L/C, nhà nhập khẩu còn nộp vào ngân hàng
các chứng từ như: Hợp đồng mua bán ngoại thương, hạn ngạch, giấy phép nhập
khẩu (nếu có), giấy yêu cầu thu ngoại tệ để trả thủ tục phí…
Trên cơ sở các chứng từ đã nhận, thanh toán viên sẽ kiểm tra tính chất hợp
lệ, hợp pháp của đơn xin mở L/C so sánh với hợp đồng ngoại thương nếu thấy
sai sót hay mâu thuẩn gây bất lợi cho khách hàng phải đề nghị sửa đổi bổ sung
ngay. Mọi sửa đổi bổ sung phải có chữ ký và dấu của người nhập khẩu.
* Xác định mức ký quỹ
Sau khi kiểm tra xong thanh toán viên sẽ xác định mức ký quỹ cho khách
hàng, có đơn vị phải ký quỹ 100% trị giá L/C nhưng cũng có đơn vị ký quỹ 510% trị giá L/C. Việc xác định mức ký quỹ sẽ do phòng tín dụng quyết định, nếu
đơn vị nhập khẩu có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thì sẽ trích chuyển vào tài
khoản ký quỹ, nếu không có thì đơn vị phải làm hợp đồng tín dụng để vay vốn

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 7


Luáûn vàn täút nghiãûp


GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

sau đó sẽ gửi vào tài khoản ký quỹ mở L/C. Đến kỳ thanh toán, ngân hàng sẽ
trích chuyển sang tài khoản tiền gửi của ngân hàng nước ngoài.
* Phát hành L/C
Sau khi người xin mở L/C nộp đủ các giấy tờ trong hồ sơ mở L/C và làm
các thủ tục cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành mở L/C và thông qua đại lý của
mình ở nước người xuất khẩu thông báo L/C cho người hưởng lợi. L/C có thể mở
theo các cách sau:
- Bằn điện (Telex, Swift): thanh toán viên phải mở chi tiết L/C, in ra một
bản trình trưởng phòng kiểm tra lại, được bổ sung mã đầy đơc sau khi Giám đốc
duyệt mới đánh qua Telex hoặc Swift ra nước ngoài.
- Bằng thư: Nội dung của L/C được đánh máy trên ấn chỉ quy định, sau khi
Giám đốc ký duyệt có đủ chữ ký của cơ quan hữu quyền như đã đăng ký cho
ngân hàng thông báo mới chuyển L/C đi.
* Thu phí mở L/C và thực hiện tu chỉnh L/C
Sau khi xử lý các bước mở L/C, thanh toán viên phải lập phiếu chuyển
khoản để thu tiền ký quỹ và thủ tục phí như sau:
Phiếu chuyển khoản
Ngày….tháng…. năm…
Tên tài khoản nợ:……Số hiệu……Số tiền…
Tên tài khoản có:
- Tiền gửi ký quỹ:
- Phí mở L/C:
- Phí bưu điện:
- Phí xác nhận:
Tổng số tiền:…
Số tiền bằng chữ:
Trích yếu:…

Thanh toán viên
(ký tên)

Kiểm soát
(ký tên)

Trưởng phòng
(ký tên)

Giám đốc
(ký tên)

Phiếu chuyển khoản này được lập thành 3 bản: một bản giao cho khách
hàng, một bản giao kế toán, một bản lưu hồ sơ L/C.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu tu chỉnh L/C khách hàng phải lập đơn
yêu cầu tu chỉnh, thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra các điều khoản tu
chỉnh nếu đồng ý phải có xác nhận của ngân hàng, văn bản thực hiện tu chỉnh sẽ
trở thành một bộ phận cấu thành của L/C và huỷ bỏ những nội dung cũ có liên
quan.

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 8


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

* Huỷ bỏ L/C

Khi L/C hết hạn hiệu lực thì nó sẽ tự động hết hiệu lực và thanh toán viên
sẽ rút các L/C đó ra khỏi các L/C đang lưu hành.
Khi L/C hết thời hạn hiệu lực một tháng mà chưa nhận được ý kiến của
người nhập khẩu thì thanh toán viên phải lập tức thông báo cho người nhập khẩu
biết để họ có ý kiến xử lý.
Khi L/C còn thời hạn hiệu lực nhưng ngân hàng thông báo điện yêu cầu xin
huỷ L/C, thanh toán viên phải thông báo ngay cho nhà nhập khẩu biết để họ cho
ý kiến giải quyết. Khi nhận dược ý kiến trả lời của người nhập khẩu thì phải điện
báo ngay cho ngân hàng thông báo biết và xử lý đối với L/C đó.
* Nhận, kiểm tra chứng từ và thanh toán
Khi nhận được chứng từ từ bưu điện gửi đến thanh toán viên phải vào sổ
ghi nhận chứng từ, ghi ngày nhận chứng từ và nội dung liên quan đến chứng từ,
đồng thời có trách nhiệm kiểm tra sự hoàn hảo và sự phù hợp của chứng từ. Bộ
chứng từ bao gồm: Hối phiếu, hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng
nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ, trọng lượng, chất lượng, phiếu đóng
gói…..Ngân hàng thực hiện việc kiểm tra trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận
được chứng từ. Trong khoảng thời gian này nếu thấy có sự sai sót nào của chứng
từ so với L/C thì phải lập điện thông báo cho ngân hàng gửi chứng từ và khách
hàng để xin ý kiến từ phía khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán
trong trường hợp chứng từ có sai sót và cả khi chứng từ hoàn hảo, thì ngân hàng
phải thực hiện thanh toán ngay cho người xuất khẩu theo chỉ dẫn trong thư hoặc
điện đòi tiền của ngân hàng thông báo, gửi chứng từ nếu là thanh toán ngay. Nếu
L/C có kỳ hạn thì ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán vào
ngày đến hạn thanh toán, sau đó thanh toán viên theo dõi và trả tiền đúng hạn
như đã chấp nhận và chỉ dẫn như trong thư hoặc điện đò tiền của ngân hàng gửi
chứng từ. Sau đó ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng sau khi đã hoàn tất
những thủ tục cần thiết .
Nếu khách hàng từ chối bộ chứng từ có sai sót, trong bất kỳ trường hợp nào
thì ngân hàng phải giữ lại bộ chứng từ khi nhận được để thông báo và chờ chỉ
dẫn của ngân hàng thông báo.

5. Văn bản pháp lý chi phối nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động cơ bản
và quan trọng của các ngân hàng thương mại. Thông qua dịch vụ thanh toán này,
các nhà xuất nhập khẩu sẽ được ngân hàng tài trợ trên cơ sở tín dụng chứng từ.
Tín dụng chứng từ là giao dịch của ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng nhằm
thực hiện hàng loạt giao dịch thương mại quốc tế giữa hai bên mua và bán đáp
ứng yêu cầu của cả hai phía. Người bán giao hàng nhận được tiền. Người mua trả
tiền và nhận được hàng. Và từ đây ngân hàng trở thành cầu nối đáng tin cậy đối

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 9


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

với nền mậu dịch quốc tế trong thanh toán tiền hàng, dịch vụ. Như vậy, giao dịch
tín dụng chứng từ đòi hỏi phải có hành lang pháp lý để các ngân hàng thực hiện.
Từ yêu cầu đó phòng thương mại quốc tế đã ban hành những quy tắc thể hiện đầy
đủ thông lệ, tập quán quốc tế và bắt buộc các ngân hàng thương mại trên thế giới
chấp nhận và áp dụng vào giao dịch tín dụng chứng từ.
“ Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ” ra đời nhằm đáp
ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng trên thế
giới.
Những nét nổi bật của điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ:
“ Điều lệ và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ” (gọi tắt theo tiếng
Anh là UCP) được phòng thương mại quốc tế Pari (ICC) ấn hành lần đầu tiên vào
năm 1933. Sau 6 lần sửa đổi, số xuất bản 500 có hiệu lực vào ngày 01-01-1994

được coi là bản sửa đổi hoàn chỉnh và sâu sắc nhất.
UCP là những quy tắc, thể hiện đầy đủ các thông lệ và tập quán quốc tế
trong giao dịch TDCT, được soạn thảo và phát hành bởi một tổ chức phi chính
phủ lớn nhất thế giới có quy mô và tầm cở hoạt động, phạm vi ảnh hưởng toàn
cầu. UCP ra đời nhằm thiết lập một hành lang pháp lý cho giao dịch TDCT. Nó
bao gồm những điều khoản vừa có tính chất tổng quát quy định nghĩa vụ, trách
nhiệm và quyền lợi của các bên giao dịch, vừa là những chỉ dẫn rất cụ thể cho
các bên giao dịch của các ngân hàng liên quan. UCP đề cập khá sâu rộng và thể
hiện được quá trình phát triển không chỉ của hoạt động ngân hàng, mà còn của
các ngành khác như thương mại, vận tải, bảo hiểm,... của thế giới.
Thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức TDCT được các ngân hàng
trên thế giới thực hiện bằng phương thức TDCT trên cơ sở UCP 500. Nhưng ở
từng nước, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống pháp luật
quốc gia. Hai hệ thống pháp luật này đã tạo nên hành lang pháp lý cho giao dịch
TDCT của các ngân hàng thương mại trên thế giới.
Hiện nay, sự gia tăng đáng kể các vụ tranh chấp trong giao dịch TDCT tại
Việt Nam đã và đang đặt ra cho chúng ta vấn đề hoàn thiện yếu tố pháp lý trong
nước đối với loại hình dịch vụ này.

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 10


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Chương II
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI ĐÀ NẴNG (MSB ĐN)
A TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MSB ĐN
I. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG MSB ĐN
1.Quá trình hình thành và phát triển của MSB-ĐN
Năm 1991, theo sáng kiến của ngành Hàng Hải Việt Nam, Ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 0001/GP ngày
08/06/1991do thống đốc NHNN cấp với trụ sở chính đóng tại thành phố Hải
Phòng, với tên giao dịch nước ngoài là Vietnam Maritime Commercial Stock
Bank (MSB-VN). Điều lệ hoạt động của ngân hàng được đại hội cổ đông thông
qua ngày 04/04/1991. Ngày 12/07/1991, ngân hàng Hàng Hải chính thức đi vào
họat động với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng của 24 cổ đông sáng lập chủ
yếu là các doanh nghiệp trong ngành Hàng Hải được biết đến như một Ngân
hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam.
Về phạm vi họat động, từ một cơ sở duy nhất tại Hải Phòng, ngành Hàng
Hải đã thiết lập một hệ thống các chi nhánh tại 7 tỉnh thành thuộc các trọng điểm
kinh tế trên cả ba miền Bắc- Trung- Nam, cụ thể ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà
Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh; thiết lập một mạng
lưới hơn 200 ngân hàng đại lý trên toàn cầu. Hiện nay, ngân hàng Hàng Hải là
thành viên của hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và hiệp hội Ngân hàng Á Châu.
Thông qua nghiên cứu, hội đồng quản trị ngân hàng đã nhận định ngân
hàng Đà Nẵng là trung tâm thương mại lớn nhất miền Trung, diễn ra ngày càng
nhiều các quan hệ giao dịch, trao đổi, thanh toán và đầu tư. Do đó, được sự đồng
ý của các cấp chính quyền và các bên hữu quan, hội đồng quản trị ngân hàng đã
có quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng tại Đà Nẵng (MSB-ĐN). MSB-ĐN
chính thức đi vào họat động từ ngày 20/07/1993. Trong những năm qua, MSBĐN đã tạo lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tăng trưởng
nhiều lần so với năm trước.
MSB-ĐN là một tổ chức kinh tế độc lập, chịu sự quản lý và điều hành từ
ngân hàng trung tâm, tiến hành các nghiệp vụ và có chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn theo điều lệ của MSB-VN. Từ ngày thành lập cho đến nay, MSB-ĐN đã đầu

tư vào nhiều dự án mang lại hiệu quả ở khu vực Đà Nẵng như trạm nghiền nhà
máy xi măng COSEVO, xưởng sản xuất bao bì Xuân Hà, hệ thống cáp nội hạt
của Bưu điện thành phố Đà Nẵng, dây chuyền sản xuất vỏ bao xi măng, ống nhựa
ở công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng, nhà máy sản xuất hàng mộc xuất khẩu của
Công ty Gia Dinh… Đồng thời, MSB-ĐN còn cho vay vốn ngắn hạn để đáp ứng

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 11


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

nhu cầu vốn lưu động hỗ trợ các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh
doanh của mình; trong đó, chủ yếu là tập trung vào các ngành sản xuất- chế biến,
giao thông vận tải và xuất nhập khẩu.
Đặc biệt năm 1996, MSB-VN được Chính phủ giao dung ứng vốn cho ba
dự án giao thông trọng điểm: Đường Láng – Hòa Lạc, Quốc lộ 14, Đường 51
theo phương thức thu phí hoàn trả, trong đó MSB-ĐN phụ trách giải ngân công
trình cải tạo và nâng cấp quốc lộ 14. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn thường xuyên
chú trọng đến công tác tiếp thị, thu hút mở rộng khách hàng. Năm 2000, có thêm
hơn 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại MSB-ĐN. Chi nhánh
luôn luôn xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu
trong họat động của mình, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ. Làm
được những điều này là nhờ vào sự năng động và linh hoạt trong cơ chế chính
sách khách hàng, chính sách lãi xuất huy động và cho vay trong giới hạn cho
phép của MSB-VN.
Trong những năm tới, MSB-ĐN sẽ tiếp tục tập trung mở rộng và phát triển

các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng và nỗ lực hơn nữa để xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là
người bạn đồng hành của khách hàng, đồng thời góp một phần cùng với địa
phương trong công cuộc đổi mới và phát triển.
2. Chức năng và nhiệm vụ của MSB-ĐN
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Đà Nẵng họat động kinh doanh
theo Luật tổ chức tín dụng và điều lệ của MSB-VN. Chức năng của MSB-ĐN là
thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng mà đối tượng phục
vụ chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Hàng Hải, Bưu chính viễn
thông, Hàng không và một số ngành kinh tế khác có liên quan. Vì thế, MSB-ĐN
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi thanh toán, tiết kiệm và phát hành
kỳ phiếu đối với các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn.
- Cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, cho vay ủy thác đầu tư.
- Làm dịch vụ thu – chi tiền mặt, dịch vụ trung gian thanh toán và các dịch
vụ ủy thác khác.
Kinh doanh ngọai hối và làm dịch vụ thanh tóan quốc tế.
- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, phát hành bảo lãnh.
- Tích lũy vốn trong quá trình họat động, đảm bảo an toàn tài sản của khách
hàng và của ngân hàng.
- Giữ tỷ lệ an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán với khách hàng trong
phạm vi tài sản của mình.ss
3. Cơ cấu tổ chức quản lý của MSB-ĐN
Theo xu hướng mới hiện nay, hầu hết các ngân hàng đang tiến hành hoặc
chuẩn bị áp dụng mô hình giao dịch “một cửa” (giao dịch ngân hàng bán lẻ).

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 12



Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

MSB-ĐN là chi nhánh đầu tiên tiên phong áp dụng mô hình tổ chức này trong hệ
thống MSB-VN kể từ tháng 04/2001. Do áp dụng kiểu thí điểm, vừa làm vừa
chỉnh sửa nên cũng còn một số điểm chưa hòan thiện, tuy nhiên cũng đã mang lại
những kết qủa nhất định, tạo sự thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch với
ngân hàng. Để có thể hình dung được rõ ràng hơn, chúng ta hãy cùng xem xét sơ
đồ sau:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA MSB-ĐN
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM
ĐỐC

PHÒNG
DỊCH VỤ
KHÁCH HÀNG

TỔ KSNB

PHÒNG
TC-KẾ TOÁN

PHÒNG
HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP


PHÒNG
TÍN DỤNG

Tin học
:
:Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới
tham mưu

 Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành chung
trong đó chủ yếu là trực tiếp chỉ đạo điều hành Phòng Tín dụng và Tổ chức Lao
động. Trợ giúp cho Giám đốc gồm có Phó giám đốc và Tổ Kiểm soát nội bộ.
- Phó giám đốc: trợ giúp giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành chung,
trong đó chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp họat động của Phòng Dịch vụ,
Phòng Tài chính Kế toán và Phòng Hành chính Tổng hợp. Thực hiện và báo cáo
các công việc điều hành khi giám đốc ủy quyền.
- Tổ KSNB: gồm có 01 người, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lại và
làm báo cáo kiểm soát với Trung tâm về toàn bộ các họat động của ngân hàng
theo định kỳ hoặc có biến động phát sinh. Đây là bộ phận họat động độc lập,
riêng biệt không phụ thuộc vào sự điều hành chung. Bộ ohận này có thể phối hợp
với các bộ phận khác để điều chỉnh kịp thời các sai sót nếu có.

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 13


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán


Chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban và bộ phận:
- Phòng dịch vụ khách hàng: đây là phòng trực tiếp giao dịch với khách
hàng về mọi họat động, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đêns yêu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay MSB-ĐN mới chỉ thực hiện được giao dịch một
cửa đối với các yêu cầu liên quan đến dịch vụ ngân hàng ngoại trừ họat động tín
dụng . Phòng Dịch vụ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến
thanh toán, chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chiết khấu; tham mưu cho giám đốc
trong việc lập kế hoạch nguồn vốn, huy động vốn, chính sách lãi suất huy động,
cân đối nguồn và cân đối tiền mặt; thực hiện các công việc hạch toán liên quan
đến họat động trong phòng. Phòng Dịch vụ được chia làm 02 bộ phận riêng biệt
với nhau, bao gồm:
+ Bộ phận Tiền gửi thanh toán: bao gồm có 03 người, thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, các nghiệp vụ
thanh toán qua các ngân hàng khác, nghiệp vụ chuyển tiền nhanh.
+ Bộ phận kho qũy: bao gồm có 04 người, thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến họat động thu –chi tiền mặt, cân đối nhu cầu tiền mặt của ngân hàng.
- Phòng Tài chính – Kế toán: thực hiện các công việc kế toán có liên quan
đến họat động tài chính trong nội bộ ngân hàng; tập hợp, kiểm sóat và lưu trữ bảo
quản chứng từ kế toán của mình và từ các bộ phận khác; quản lý và cung cấp số
liệu cho các bộ phận khác; phụ trách các công việc liên quan đến vi tính và
chương trình tin học. Với nhiệm vụ trên, Phòng Tài chính Kế toán được chia
thành 02 bộ phận như sau:
+ Bộ phận Kế toán tổng hợp: bao gồm 02 người, trong đó có một kế toán
trưởng chịu trách nhiệm chung về họat động kế toán, lưu trữ chứng từ, kiểm soát
và thực hiện các họat động tài chính - kế toán của ngân hàng.
+ Bộ phận Tin học : thực hiện việc quản lý, phụ trách các phần hành liên
quan đến lĩnh vực vi tính, chương trình tin học ngân hàng, truyền nhận số liệu
với Hội sở chính.
- Phòng Hành chính Tổng hợp: thực hiện các công việc hành chính, tổ chức
công tác văn thư – lưu trữ, được chia thành 2 bộ phận độc lập bao gồm:

- Phòng Tín dụng: gồm có 08 người, có trách nhiệm thực hiện các nghiệp
vụ về tín dụng, bảo lãnh và thanh tóan quốc tế bao gồm: quản lý khách hàng,
thẩm định, cho vay, giám sát theo dõi thu hồi nợ, thực hiện các nghiệp vụ bảo
lãnh và thanh tóan quốc tế; tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sử
dụng vốn, chính sách lãi suất; thực hiện các công việc hạch toán kế toán liên
quan đến họat động tín dụng, bảo lãnh, thanh tóan quốc tế. Phòng tín dụng được
chia thành 3 bộ phận độc lập: bộ phận thẩm định và bộ phận quản lý khách hàng
và bộ phận thanh tóan quốc tế. Tuy nhiên, việc phân chia này chỉ mang tính
tương đối, không tách biệt mà đan xen lẫn nhau về mặt nhân sự. Khi một cán bộ
làm nhiệm vụ thẩm định thì không được phép ký cho vay và ngược lại. Đây là

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 14


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

quy định của MSB-VN nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc cấp tín dụng
và phát hành bảo lãnh.
+ Bộ phận thẩm định: chịu trách nhiệm thực hiện công việc thẩm định các
khoản vay và bảo lãnh.
+ Bộ phận cho vay: chịu trách nhiệm quản lý khách hàng, cho vay, phát
hành bảo lãnh, theo dõi thu hồi nợ, làm các công việc hạch toán kế toán có liên
quan đến công tác tín dụng và bảo lãnh.
+ Bộ phận TTQT: bao gồm 02 người, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
thanh toán quốc tế như: thanh toán T/T, thanh toán L/C, làm các điện thanh toán
đi nước ngoài… và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

Nhìn chung, MSB-ĐN đã và đang dần dần hoàn thiện co cấu tổ chức quản
lý của mình cho phù hợp với tình hình mới hiện nay, đáp ứng yêu cầu của một
ngân hàng hiện đại: nhanh chống, thuận tiện, giản đơn, tất cả lấy khách hàng làm
trọng

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TRONG 2 NĂM 2019, 2020
1. Các nghiệp vụ chủ yếu của Ngân Hàng:
1.1 Nghiệp vụ huy động vốn:
Nguồn vốn huy động của ngân hàng là các khoản được huy động từ các tổ
chức, cá nhân trên địa bàn. Nguồn vốn này rất đa dạng và được ngân hàng chú
trọng quan tâm rất nhiều, cụ thể ta xem xét bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1: Tình hình nguồn vốn và huy động vốn của chi nhánh MSB ĐN
trong hai năm 2019-2020
ĐVT: triệu đồng
Năm 2019
Chỉ tiêu
1.Nguồn vốn huy động
- TG của các TCKT
+ Không kỳ hạn
+ Kỳ hạn
- TG tiết kiệm
+ Không kỳ hạn
+ Kỳ hạn
2.Vốn nhận điều
chuyển
3.Vốn tài trợ uỷ thác
đầu tư
4.Vốn khác
Tổng


Giá trị

Năm 2020

TT(%)

Giá trị

TT(%)

Chênh lệch
Tốc độ
Mức
(%)
46.249
38,3
26.433
26,87
27.372
35,26
-939
-4,48
19.816
89,32
7.503
102,5
12.313
82,8
2.500

3

120.751
98.567
77.628
20.939
22.184
7.315
14.869
84.000

53,25
43,47
34,23
9,2
9,78
3,2
6,55
37

167.000
125.000
105.000
20.000
42.000
14.818
27.182
86.500

62.66

46,9
39,4
7,5
15,76
5,56
10,2
32,46

14.294

6,3

8.000

3

-6.294

-44

7.680
226.725

3,38
100

5.000
266.500

1,88

100

-2.680
39.775

35
17,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinhdoanh

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 15


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2020
là 167.000 triệu đồng, tăng 38,3 % so với năm 2019. Trong đó tiền gởi của các tổ
chức kinh tế là 125.000 triệu đồng, tăng 26,87% và tiền gởi tiết kiệm là 42.000
triệu đồng, tăng 89,32 % so với năm 2019. Nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ
chức kinh tế là 105.000 triệu đồng đạt 39,4 % so với tổng nguồn vốn huy động.
Phần lớn nguồn vốn huy động này tập trung vào khối bưu điện, hàng hải và các
đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng, các ban quản lý nhà thầu thi công. Có được kết
quả trên là do trong những năm qua ngân hàng đã tăng cường công tác huy động
vốn thông qua tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn bằng hình thức phát tờ rơi trực tiếp tại
các công sở và nhà dân.
Do nhu cầu vốn của ngân hàng khá cao để cho vay, đầu tư nên ngoài huy

động vốn bằng các hình thức như trên ngân hàng còn vay thêm từ các nguồn
khác nhằm tạo nguồn vốn phục vụ khách hàng. Do vậy lượng vốn năm 2020 tăng
so với 2019 nhưng lượng tăng không cao lắm. Vốn nhận điều chuyển từ trung
tâm tăng 3% tương ứng với mức tăng là 2.500 triệu đồng, vốn tài trợ uỷ thác đầu
tư giảm 44% tương ứng với mức giảm là 6.294 triệu đồng, nguồn vốn khác như
vốn vay từ các tổ chức tín dụng cũng giảm tương ứng, điều này chứng tỏ ngân
hàng đã có khả năng tự chủ về nguồn vốn tương đối tốt.
Ngoài những kết quả đạt được, ngân hàng vẫn còn một số mặt chưa thực
hiện tốt cần phải khắc phục như công tác quản lý khách hàng chưa thật tốt, chưa
có chính sách ưu đãi đặc biệt cụ thể cho những khách hàng thường xuyên mang
lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Hình thức huy động tiền gởi tiết kiệm còn hạn
hẹp chỉ có tiền gởi rút lãi cuối kỳ, chưa có các hình thức rút lãi trước, rút lãi hàng
tháng,…
1.2 Nghiệp vụ tín dụng:
Với chức năng là một ngân hàng thương mại nên nghiệp vụ cho vay là một
nghiệp vụ chủ yếu nhất và mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Còn
đối với các khách hàng, vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có
và rẻ nhất. Tình hình cho vay của chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 16


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng của chi nhánh trong 2 năm 2019 và 2020
Năm 2019

Chỉ tiêu

Giá trị

Năm 2020

Tỷ trọng
(%)

Giá trị

Tỷ
trọng
(%)

ĐVT: triệu đồng
So sánh 04/03
Mức tăng
giảm

Tốc độ
(%)

1.Chi tiết theo thời
hạn

172.093

100


235.819

100

63.726

37,03

- Ngắn hạn

120.480

70

161.853

68,6

41.373

34,34

- Trung và dài hạn

51.613

30

73.966


31,4

22.353

43,3

2. Chi tiết theo loại
hình DN

172.093

100

235.819

100

63.726

37,03

- DN nhà nước

97.919

59,9

126.163

53,5


28.244

28,84

- DN ngoài quốc
doanh

74.174

43,1

109.656

46,5

35.482

47,8

+ Cty cổ phần, Cty
TNHH, DN tư
nhân

53.176

30,9

83.480


35,4

18.126

34

12,2

26.176

11,1

17.356

82,6

100

235.819

100

63.726

37,03

+ DN 100% vốn
ĐTNN
3. Dư nợ cuối kỳ


20.998
172.093

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Trong năm qua, mặc dù trong môi trường hoạt động tài chính-tiền tệ cạnh
tranh gây gắt nhưng trên cơ sở có định hướng, xác định được đối tượng đầu tư,
tích cực tìm kiếm và đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp đồng thời đa dạng
hoá các hình thức cho vay nên MSB Đà Nẵng vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng
trên cở sở an toàn và đạt hiệu quả cao. Năm 2020 dư nợ tín dụng đạt 235.819
triệu đồng tăng 37 % so với năm 2019
Theo cơ cấu: dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 161.853 triệu đồng, chiếm 68,6 %
trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 73.966 triệu đồng, chiếm
31,4 % trong tổng dư nợ và tăng 43,3 % so với năm 2019. Nguyên nhân chính là
do chi nhánh đã thực hiện cho vay các dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng xản
xuất, lắp đặt máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ xản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp đang hoạt động trong và ngoài các khu công nghiệp trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng và thực hiện cho vay đồng tài trợ với các tổ chức tín
dụng trên địa bàn.

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 17


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Theo thành phần kinh tế: Khối doanh nghiệp nhà nước chiếm 53,5% trong
tổng dư nợ. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 46,5% trong tổng dư

nợ. Trong đó công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân chiếm
35,4% trong tổng dư nợ và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm
11,1% trong tổng dư nợ. Trong năm chi nhánh vẫn tập trung duy trì mở rộng
quan hệ với các khách hàng truyền thống thuộc các khối bưu điện, hàng hải, dệt
may, khối doanh nghiệp Đài Loan và các doanh nghiệp khác thuộc các thành
phần kinh tế, phát triển thêm một số khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
thu hút các khách hàng lớn kinh doanh có hiệu quả đã quan hệ với chi nhánh
trước đây về hoạt động lại. Bên cạnh đó MSB ĐN cũng cho thành phố vay thông
qua các ban quản lý dự án và sở tài chính thành phố để phục vụ chi trả đền bù
giải phóng mặt bằng, thi công các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng các khu
công nghiệp và các công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 30 năm giải phóng
thành phố và đất nước với số tiền 57 tỷ đồng. Chi nhánh khu công nghiệp Hoà
Khánh được thành lập vào ngày 31/8/2020, tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã
thu hút được số lượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ như:
doanh nghiệp tư nhân Trọng Tín, công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dịch vụ
tổng hợp Miền Trung... .
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng ở ngân hàng vẫn còn
một số khó khăn:
+ Khả năng vốn và mức cho vay tối đa đối với một khách hàng bị hạn chế
(không vượt quá 17 tỷ đồng). Do đó không đáp ứng được nhu cầu vốn của một số
doanh nghiệp lớn như công ty XNK thuỷ sản Miền Trung, Vinatex ĐN và một số
đơn vị đến đặt quan hệ, làm ảnh hưởng trực tiếp đến mức tăng trưởng dư nợ tín
dụng, đến việc phát triển nghiệp vụ bão lãnh và cam kết, tỷ lệ thu phí trong tổng
thu nhập tại chi nhánh.
+ Lãi suất cho vay trên thị trường cạnh tranh gây gắt, ngân hàng chưa đủ
sức để thu hút các khách hàng có uy tín hoạt động tại các tổ chức tín dụng khác
về quan hệ tín dụng tai MSB ĐN. Đồng thời cũng không có khả năng thu hút
nguồn vốn uỷ thác cho vay với lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
+ Các dự án đồng tài trợ giải ngân chậm, không đúng với kế hoạch đã ký
kết.

Như vậy để tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao
thì cần thiết phải khắc phục những hạn chế này.
1.3 Nghiệp vụ trung gian:
1.3.1 Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế:
a. Tình hình kinh doanh ngoại tệ:

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 18


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Bảng 3: Doanh số mua bán ngoại tệ
ĐVT: 1.000 USD

Chỉ tiêu

Chênh lệch
Số tiền
Tốc độ (%)
19.180
12.900
6.280
32,74
19.203
12.732
6.714

33,7
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

Năm 2019

Doanh số mua vào
Doanh số bán ra

Năm 2020

Tại ĐN thì doanh số xuất nhập khẩu tương đối cao đồng thời do nhu cầu
mua bán ngoại tệ ngày càng lớn làm cho lượng ngoại tệ lưu thông qua ngân hàng
tương đối lớn, tuy nhiên lượng ngoại tệ mua vào và bán ra qua ngân hàng MSB
ĐN trong năm 2020 giảm so với 2019. Cụ thể doanh số mua ngoại tệ năm 2020
giảm 6.280 nghìn USD tương ứng với tốc độ giảm là 32,74%, doanh số bán ra
cũng giảm tương ứng với mức giảm 6.471 nghín USD tương ứng với tốc độ giảm
là 33,7%. Như vậy ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút
khách hàng đến giao dịch mua bán ngoại tệ tại ngân hàng nhằm nâng cao doanh
số mua bán ngoại tệ trong những năm sau cao hơn năm trước
b. Tình hình thanh toán quốc tế:
Như chúng ta đã biết việc mở rộng và phát triển ngoại thương đòi hỏi phải
phát triển các phương thức thanh toán quốc tế phục vụ cho hoạt động của các
doanh nghiệp. Mặc dù các phương thức thanh toán này vẫn còn xa lạ đối với các
nhà xuất nhập khẩu, nhưng với sự phát triển của kinh tế xã hội cùng với sự quảng
bá các sản phẩm dịch vụ tận tình của các ngân hàng, các nhà xuất nhập khẩu đã
dần làm quen và sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động
mua bán của mình. Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã từng
bước đạt được lợi nhuận cao trong kinh doanh ngoại thương, điều đó đã tạo điều
kiện cho công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng MSB Đà Nẵng đạt được hiệu
quả cao. Để hiểu thêm về vấn đề này, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu
ĐVT: 1.000 USD

Chỉ tiêu
1. Xuất khẩu
2. Nhập khẩu
Tổng kim ngạch

Năm 2019
2.248,5
19.710,7
21.959,2

Chênh lệch
Số tiền
Tốc độ (%)
7.010,8
4.762,3
211,8
19.844,56
133,86
0,68
26.855,36
4.896,16
22,3
Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế

Năm 2020

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại ngân hàng năm 2020 đạt

26.855,36 nghìn USD, tăng 4.896,16 nghìn USD, với tốc độ tăng 22,3 % so với
năm 2019. trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu tăng 4.762,3 nghìn USD với

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 19


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

tốc độ tăng 211,8 %, còn doanh số thanh toán nhập khẩu tăng 133,86 nghìn USD
với tốc độ 0,68 %. Qua đó ta có thể thấy rõ tình hình thanh toán xuất nhập khẩu
tại ngân hàng đang có những dấu hiệu tốt. Tuy nhiên để cạnh tranh với các ngân
hàng khác trên địa bàn, các nghiệp vụ thanh toán cần phải được nâng cao và hoàn
thiện hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như mang lại nhiều
lợi nhuận cho ngân hàng
1.3.2 So sánh dịch vụ thư tín dụng nhập khẩu so với một số dịch vụ khác
của ngân hàng:.
Trong hoạt động của ngân hàng bên cạnh các nghiệp vụ chủ yếu là huy
động vốn và cho vay, thì các hoạt động dịch vụ cũng góp phần rất quan trọng
trong việc mang lại thu nhập cho ngân hàng. Một ngân hàng được xem là có uy
tín và phát triển hay không là dựa vào các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung
cấp có phong phú đa dạng hay không.
Bảng 5 Cơ cấu doanh thu dịch vụ của MSB-ĐN trong 2 năm 2019 và
2020
Năm 2019
Năm 2020
Chỉ tiêu

Giá trị
Giá trị
1. Dịch vụ Thư tín dụng (L/C)
10.288
12.738
- L/C nhập khẩu (1000USD)
8.827
7.435
- L/C xuất khẩu (1000USD)
1.461
5.303
2. Dịch vụ bảo lãnh (Triệu đồng)
2.810
6.769
3. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ
38.383
25.632
- Doanh số mua (1000USD)
19.180
12.900
- Doanh số bán (1000USD)
19.203
12.732
4. Dịch vụ thanh toán
- Doanh số thanh toán trong nước
2.051.400
2.010.330
+ Chuyển tiền đi (Triệu đồng)
890.160
956.204

+ Chuyển tiền đến (Triệu đồng)
1.161.240
1.054.126
- Doanh số thanh toán nước ngoài (TTR)
11.671,2
13.996,7
+ Chuyển tiền đi (1000USD)
787,5
1.707,8
+ Chuyển tiền đến (1000USD)
10.883,7
12.288,9
5. Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu (1000USD)
0
120,66
6. Dịch vụ chuyển tiền (Triệu đồng)
72.156
83.352
Nguồn:báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động dịch vụ của MSB-ĐN rất đa dạng
và phong phú. Ngân hàng thực hiện tất cả các loại hình dịch vụ phục vụ khách
hàng bao gồm cả dịch vụ trong nước và dịch vụ quốc tế. Đặc biệt dịch vụ kinh
doanh ngoại tệ của chi nhánh rất phát triển chiếm số lượng cao nhất trong tổng
doanh số các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, năm 2019 là 38.383

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 20



Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

(1000USD) và đến năm 2020 là 25.632 (1000USD). Tuy nhiên, dịch vụ thư tín
dụng nhập khẩu của ngân hàng lại chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh số hoạt
động dịch vụ. Năm 2019 doanh số hoạt động dịch vụ thư tín dụng nhập khẩu là
8.827 nghìn USD trong khi đó dịch vụ bảo lãnh là 2.810 triệu đồng, dịch vụ nhờ
thu nhập khẩu chưa đi vào hoạt động .Và đến năm 2020 doanh số hoạt động thư
tín dụng nhập khẩu là 7.435 nghìn USD,dịch vụ bão lãnh là 6.769 triệu đồng,
dịch vụ nhờ thu nhập khẩu là 120,66 nghìn USD, mặc dù dịch vụ thư tín dụng
nhập khẩu có giảm so với năm trước nhưng dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng khá
cao. Điều này cho thấy hoạt động dịch vụ thư tín dụng nhập khẩu tại chi nhánh
đã có sự phát triển đáng kể, tuy nhiên ngân hàng cũng cần chú trọng phát triển
loại dịch vụ này hơn nữa và xem nghiệp vụ tín dụng chứng từ nhập khẩu là dịch
vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng
cần đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao doanh số họat động tín dụng chứng
từ nhập khẩu, nâng cao hạn mức vay vốn cho các doanh nghiệp, tăng số L/C
được mở tại ngân hàng so với các hoạt động dịch vụ khác là cần thiết để dịch vụ
thư tín dụng nhập khẩu trở thành dịch vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng
.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng MSB Đà Nẵng qua 2
năm 2019, 2020:
Qua hai năm hoạt động ngân hàng MSB Đà Nẵng đã đạt được những kết
quả sau:
Bảng 6: Kết quả kinh doanh năm 2019-2020
ĐVT: triêu đồng

Năm 2019
Chỉ tiêu

Giá trị
I. Thu Nhập
1. Thu lãi
2. Thu phí và DV
3.Thu hoạt động
khác
II. Chi phí
1. Chi trả lãi
2. Chi khác
III. Lợi nhuận

11.771
10.452
1.049
270
7.418
4.839
2.579
4.353

Năm 2020

TT
Giá trị
(%)
100 18.588
88,8 17.029
8,9
1.262
2,3

297

TT
(%)
100
91,6
6,8
1,6

So sánh
2020/2019
Tốc độ
Mức
(%)
6.817
57,9
6.577
62,9
213
20,3
27
10

100 14.110
100 6.692
90,2
65,23
9.816 69,56 4.977
102,85
34,77

4.294 30,43 1.715
66,5
100
4.478
100
125
2,87
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh

Qua bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của ngân hàng năm 2020 đạt 4.478
triêu đồng, tăng 125 triệu so với năm 2019 tương ứng với mức tăng 2,87 %.
Trong đó thu lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất ( năm 2019 là 88,8 %, năm 2020 là 91,6

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 21


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

%) với tốc độ tăng là 62,9 % tương ứng với 6.577 triệu đồng. Thu phí và dịch vụ
cũng tăng lên, từ 1049 lên 1262 triệu đồng. Thu hoạt động khác cũng tăng nhưng
tốc độ tăng chậm là do ngân hàng đẵ xây dựng được uy tín đối với khách hàng và
có biện pháp đúng đắn trong việc gia tăng các nguồn thu khác như các dịch vụ
phục vụ khách hàng.
Về chi phí, năm 2020 tổng chi của ngân hàng là 14.110, tăng 6.692 triệu
đồng tương ứng 90,2 % so với năm 2019. Trong đó, chi trả lãi vay chiếm tỷ trọng
khá cao do số dư huy động tăng lên.

Do đáp ứng cho tăng trưởng hoạt động và mở thêm chi nhánh cấp hai, chi
phí quản lý và công việc cũng tăng hơn năm 2019, trong đó chi quảng cáo năm
2020 bằng gần gấp 5 lần 2019, nó góp phần đưa ngân hàng Hàng Hải đến với
đông đảo khách hàng hơn. Các khoản chi khác tăng tương xứng với tăng trưởng
trong hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh vẫn luôn quán triệt: tiết kiệm chi phí
để tăng hiệu quả kinh doanh.
3. Đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua hai
năm 2019, 2020:
Trong tình hình kinh tế, tài chính thế giới và khu vực đang có nhiều biến
động liên tục và phức tạp, nhưng ngân hàng MSB Đà Nẵng đã tạo cho mình một
chỗ đứng vững chắc tại Đà Nẵng và trong tâm trí khách hàng. Với kinh nghiệm
đã được tích luỹ ngày càng nhiều, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đội ngủ
cán bộ công nhân viên đang phấn đấu trong công tác để có trình độ chuyên môn
ngày càng cao hơn nữa, trang thiết bị giao dịch hiện đại cùng với tầm hoạt động
lớn trên địa bàn đã mang lại cho ngân hàng một kết quả nhất định. Tuy vậy, tốc
độ phát triển vẫn còn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình,
các nguồn thu từ các nghiệp vụ đều tăng nhưng lượng tăng chưa nhiều. Chi phí
hoạt động còn cao nên lợi nhuận đạt được chưa cao. Do vậy, để năng cao hiệu
quả kinh doanh, ngân hàng cần có những giải pháp kịp thời trong việc huy động
vốn , cho vay và và các dịch vụ ngân hàng hợp lý hơn, đồng thời giảm chi phí
kinh doanh nhằm tạo cho ngân hàng một sức cạnh tranh mới lớn mạnh hơn so
với các ngân hàng khác tại Đà Nẵng cũng như trong nước và quốc tế.

B. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ NHẬP
KHẨU TẠI NGÂN HÀNG MSB ĐN QUA 2 NĂM 2019, 2020:
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG MSB ĐN:
1. Lĩnh vực hoạt động của bộ phận thanh toán quốc tế.
1.1 Quan hệ quốc tế về xuất nhập khẩu: Đây là hoạt động có tính chất
bắt đầu cho một nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng, bao gồm các hoạt


SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 22


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

động như: công tác xử lý bộ chứng từ của L/C nhập và L/C xuất, xử lý bộ chứng
từ nhờ thu chuyển tiền T/T mà không thực hiện các nghiệp vụ khác như mở L/C
và thanh toán L/C… sau đó các thanh toán viên sẽ thông báo cho các bên liên
quan biết và chuẩn bị các bước nghiệp vụ tiếp theo.
1.2 Dịch vụ ngân hàng quốc tế: Các dịch vụ ngân hàng nằm trong các
nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng bao gồm các dịch vụ: mua bán ngoại
tệ, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối,… Trong đó dịch vụ thanh toán quốc tế
bao gồm các bước quy trình nghiệp vụ từ khi bắt đầu cho đến khi thanh toán cho
khách hàng qua các phương thức như chuyển tiền qua TTR, nhờ thu và tín dụng
chứng từ.
1.3 Kế toán ngoại hối: Sau khi các khâu của nghiệp vụ đã hoàn thành thì
nhân viên của phòng sẽ hoạch toán kế toán và thu phí. Trong hoạt động này bao
gồm hai lĩnh vực: kế toán các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kế toán các dịch
vụ ngân hàng khác. Hoạt động này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nhằm đảm bảo
hiệu quả trong các dịch vụ cũng như tạo niềm tin trong khách hàng.
2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng:
Đi cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước và khu vực.
Hiện nay, ngân hàng đã tham gia vào mạng thanh toán điện tử toàn cầu SWIFT
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của khách hàng nên tình hình thanh toán
qua các phương thức thanh toán của ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng

khích lệ.
Bảng 7: Tình hình thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức
Chỉ tiêu
1. Nhờ thu (nhập
khẩu)
2.Chuyển tiền TTR
- Chuyển tiền đi
- Chuyển tiền đến
3.Tín dụng chứng
từ (TDCT)
- TDCT nhập
- TDCT xuất
Tổng kim ngạch

ĐVT: 1.000 USD
Chênh lệch
Tốc độ
Mức
(%)
-

Năm 2019
TT
Giá trị
(%)
-

Năm 2020
TT
Giá trị

(%)
120,66
0,45

11.671,2
787,5
10.883,7
10.288

53,15
3,58
49,57
46,85

13.996,7
1.707,8
12.288,9
12.738

52,12
5,35
45,77
47,43

2.325,5
920,3
1.405,2
2.480

19,9

116,86
12,9
23,8

8.827
1.461
21.959,2

40,19
6,66
100

7.435
5.303
26.855,36

27,68
19,75
100

-1.392
3.842
4.896,1
6

-15,76
262,7
22,3

Nguồn: Báo cáo thanh toán quốc tế

Qua bảng số liệu ta thấy các dịch vụ của hoạt động tài trợ thương mại đều
có sự tăng trưởng đáng kể đặc biệt là dịch vụ nhờ thu nhập khẩu. Mặc dù đây là
dịch vụ có rủi ro thấp và MSB chỉ đóng vai trò là ngân hàng thông báo và chuyển
tiền thanh toán đơn thuần nhưng các năm trước đây hoạt động này hầu như

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 23


Luáûn vàn täút nghiãûp

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

không phát sinh tại chi nhánh. Đến năm 2020 thì dịch vụ này đã có những phát
sinh tuy không lớn nhưng nó đem lại một nguồn thu không nhỏ cho chi nhánh.
Thanh toán theo phương thức chuyển tiền tăng 2.325,46 nghìn USD tương
ứng với tốc độ 19,9 %, lượng thanh toán tiền đi nước ngoài tăng hơn hai lần so
với 2019. Lượng tiền từ nước ngoài về MSB Đà Nẵng năm 2020 đạt 12.288,9
nghìn USD, tăng 12,9 % so với năm 2019. Kết quả này có được cũng nhờ vào
việc chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng mới và khối Đài Loan đang
được xem là những khách hàng mang lại một nguồn thu ngoại tệ cho chi nhánh
trong thời gian tới kể từ khi liên doanh Hazama-Cienco 6 ngừng hoạt động.
Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tăng 2.480 nghìn USD
tương ứng với tốc độ 23,8 %. Tất cả các phương thức thanh toán đều tăng làm
cho tổng kim ngạch cũng tăng lên với mức tăng 4.896,12 nghìn USD với tốc độ
tăng 22,3 %. Kết quả này cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế theo các phương
thức đều tăng trong đó phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng kim ngạch thanh toán. Sở dĩ như vậy là do phương thức thanh toán
này có nhiều ưu điểm so với các phương thức thanh toán khác đó là sự ràng buộc

các bên trong một nghiệp vụ mua bán và thanh toán đồng thời sự tham gia của
ngân hàng trong nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho các bên mua bán và thanh
toán, làm cho các bên có ý thức hơn trong công việc của mình. Ngoài ra do hạn
chế về mặt thông tin của các khách hàng trong cũng như ngoài nước nên uy tín
trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, vì vậy phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ được xem như là một công cụ để đảm bảo uy tín và
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên bước đượng hội nhập
kinh tế quốc tế.
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ NHẬP KHẨU TẠI MSB ĐN QUA 2 NĂM 2019, 2020:
1. Quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nhập
khẩu tại MSB ĐN.
1.1 Kiểm tra đơn xin mở L/C và phát hành L/C.
Khi nhận đơn yêu cầu mở L/C từ người nhập khẩu, thanh toán viên kiểm
tra hồ sơ mở L/C và tiến hành mở L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. Hồ sơ mở
L/C gồm: đơn xin mở L/C, hợp đồng mua bán ngoại thương (và tài liệu tương
đương như hợp đồng); phương án kinh doanh (các tài liệu khác theo quy định về
bảo đảm bảo lãnh hiện hành của MSB); các chứng từ liên quan khác theo chính
sách quản lý xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối hiện hành của nhà nước và MSB.

Quy trình mở L/C nhập khẩu tại ngân hàng MSB ĐN như sau:

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 24


Luáûn vàn täút nghiãûp

Khách hàng nộp đơn

yêu cầu mở L/C

GĐ hoặc PGĐ
ký duyệt

GVHD: T.S Nguyãùn Hoaì Nhán

Cán bộ kiểm tra và
ký vào đơn

Kiểm soát hoặc TP
kiểm tra ký vào đơn

KS hoặc TP kiểm tra và
ký ( nếu không có sai)
sót)

Cán bộ lập điện L/C

- Khách hàng có nhu cầu mở L/C nhập khẩu tại ngân hàng MSB ĐN thì lập
hồ sơ yêu cầu mở L/C gởi đến bộ phận thanh toán quốc tế.
- Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C và kiểm tra đầy đủ điều kiện
trong hồ sơ mở L/C của khách hàng rồi trình trưởng phòng kiểm tra lại và ký tên
vào đơn xin mở L/C của khách hàng
- Nếu trưởng phòng chấp nhận các điều kiện trong hồ sơ thì phải trả hồ sơ
lại cho cán bộ và cán bộ tiến hành lập điện L/C
- Cán bộ trình trưởng phòng và kiểm soát kiểm tra và ký vào L/C ( nếu
không có sai sót ).(hai bản)
- Sau đó, trình giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt vào L/C
- Cuối cùng, cán bộ chuyển một L/C gốc cho khách hàng và một bảng ngân

hàng giữ lại
Khi khách hàng muốn mở L/C tại ngân hàng thì họ phải có vốn tự có hoặc
vốn vay từ ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán của họ với ngân hàng.
Trường hợp khách hàng mở L/C bằng vốn tự có 100 %, ngân hàng sẽ đảm bảo
khả năng thanh toán lớn hơn là vay từ ngân hàng và ngân hàng sẽ hết trách nhiệm
sau khi tất toán cho khách hàng, nhưng lại không thu được một khoản lãi suất
cho vay trong trường hợp khách hàng vay từ ngân hàng. Và trong trường hợp
ngân hàng cho khách hàng vay thì sau khi tất toán cho khách hàng, ngân hàng
còn phải theo dõi khách hàng để thu nợ mà khách hàng vay.
Nhìn chung, các bước của quá trình nghiệp vụ được các thanh toán viên
thực hiện tương đối tốt, tuân theo quy định chung của ngân hàng, tuy nhiên thời
gian xử lý các bước mở L/C còn hơi chậm nên ngân hàng cũng cần xem xét điều
chỉnh thời gain này xuống thấp hơn để tăng hiệu quả hơn trong việc xử lý L/C và
thỏa mãn nhu cầu nhanh chóng kịp thời cho khách hàng.
1.2. Tu chỉnh L/C:
Tu chỉnh L/C là việc sữa đổi hoặc hủy bỏ từng phần nội dung của L/C được
mở trước đó, văn bản sữa đổi trở thành một bộ phận không thể tách rời của L/C
cũ và hủy bỏ nội dung cũ. Yêu cầu tu chỉnh L/C có thể xuất phát từ hai bên xuất
nhập khẩu khi họ không đồng ý với nội dung cảu L/C hoặc trong khi thực hiện
nội dung hợp đồng thì không thể thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận trước.

SVTH: Hoaìng Næî Yãún Phi

Trang 25


×