Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Giáo án Tiếng Việt 1_Tuần 7_Kết nối tri thức với cuộc sống_Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.15 KB, 27 trang )

/>
TIẾNG VIỆT 1 - TUẦN 7 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG (HƯƠNG)

TUẦN 7
BÀI 31: an ăn ân
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm an, ăn, ân; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn
có các vần an, ăn, ân.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần an, ăn, ân; viết đúng các tiếng, từ ngữ chứa vần an, ăn, ân.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần an, ăn, ân; có trong bài
học.
- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi (trong tình huống cụ thể ở trường học).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh
minh họa.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được tình cảm của những người xung quanh.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần an, ăn, ân;
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học như: bạn thân, khăn rằn, tha thẩn, .
- Hiểu tập tính của gà con.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.


3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
1


/>1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Tổ chức trò chơi "Truyền điện", yêu
- HS tham gia chơi.
cầu HS nối tiếp nhau nêu âm - chữ đã
- Đọc lại các âm - chữ đã học.
học.
- GV cho HS đọc lại các âm.
- Giới thiệu bài : Vần an, ăn, ân
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Em thấy gì trong tranh?
+ … ngựa vằn và hươu cao cổ đang nói
chuyện với nhau.
- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh - HS lắng nghe.
(nhận biết) dưới tranh. "Ngựa vằn và
hươu cao cổ là đôi bạn thân."
- GV đọc từng cụm từ, YCHS đọc theo. - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.

"Ngựa vằn/ và hươu cao cổ /là đôi bạn
thân."
- GV giới thiệu 3 vần mới: an, ăn, ân.
- HS quan sát.
Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm + Giống: đều có âm "n" đứng cuối.
giống và khác nhau.
+ Khác: âm đầu
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần "an, ăn,
ân", yêu cầu HS quan sát khẩu hình.
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
an: a - nờ - an
ăn: á - nờ - ăn
ân: ớ - nờ - ân
- Gọi HS đánh vần cả 3 vần
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần an,ăn,
- HS đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
ân
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.

chữ để ghép vần an
- 1-2 em nhận xét.
- Gọi HS phân tích vần an
+ Vần an có âm a đứng trước, âm n
đứng sau.
+ Đang có vần an muốn có vần ăn thì
+ Thay âm a bằng âm ă, để nguyên âm
phải làm thế nào?
n
- Yêu cầu HS ghép vần ăn
- HS ghép vần trên bảng cài vần ăn.
- GV quan sát, nhắc nhở.
2


/>- Yêu cầu HS ghép vần ân, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép
ghép.
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm
giống và khác nhau của 3 vần.
- Yêu cầu HS đọc trơn 3 vần
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
* Đọc lại vần:
- HS đọc lại 3 vần (CN, nhóm , lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Làm thế nào để có tiếng? Lấy âm b
+ ... tiếng bạn
trước vần an, dấu nặng dưới âm a. Ta
được tiếng gì?

- GV đưa mô hình tiếng bạn, yêu vầu
- HS đánh vần, đọc trơn: bờ - an - ban HS đánh vần, đọc trơn.
nặng - bạn . Bạn (CN, nhóm, lớp).

b

an
bạn

* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
bản, nhãn, gắn, lặn, bận, gần
Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn từng
tiếng.
- Đọc trơn tất cả các tiếng.
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng bạn ta thêm
chữ ghi âm b trước vần an và dấu nặng
dưới âm a. Hãy vận dụng cách này để
tạo ra các tiếng có vần ăn, ân.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc
cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài của bạn.

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
- HS đọc (CN, lớp)

- HS tự tạo các tiếng có vần an, ăn, ân

trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.

+ Trong các tiếng các bạn ghép được
tiếng nào có vần an, (ăn, ân)?
- Đọc đồng thanh các tiếng HS ghép
- Lớp đọc đồng thanh.
được.
* Vận động giữa giờ
- HS vừa hát vừa vận động
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh bạn thân,
khăn rằn, quả mận, đặt câu hỏi cho HS
nhận biết các sự vật trong tranh và nói
tên sự vật trong tranh, GV đưa từ dưới
tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới
an, ăn, ân, phân tích, đánh vần tiếng có
3


/>vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 3, hỏi:
+ Tranh vẽ quả gì?
- GV đưa từ quả mận.
+ Em đã được ăn mận chưa?
- GV giới thiệu quả mận.

+ Trong từ quả mận tiếng nào chứa
vần mới học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
tiếng mận, đọc trơn từ quả mận.
- Thực hiện tương tự với các từ khăn
rằn, bạn thân.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
(phần 2 trang 74).
HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần an, ăn, ân
+ Các vần an, ăn, ân có gì giống và
khác nhau?
- GV viết mẫu vần an, vừa viết vừa mô
tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3
viết vần an đảm bảo độ rộng của nét
cong kín con chữ a là 1 li rưỡi, từ điểm
dừng bút con chữ a viết nét nối tiếp
con chữ n sao cho con chữ a nối liền
con chữ n. Ta được vần an.
- GV viết mẫu vần ân, vừa viết vừa mô
tả: 3 vần này viết giống nhau nên để
viết vần ân ta cũng đặt bút dưới ĐK3
viết như vần an . Khi có vần an rồi thì
lia bút lên, đánh dấu mũ trên đầu con
chữ a ta được vần ân. Tương tự viết
vần ăn, ta viết vần an, viết dấu ă, ta
được vần ăn.

- YCHS viết bảng con 2 vần ăn, ân
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.
* Viết tiếng bạn, rằn
- GV viết mẫu tiếng bạn, vừa viết vừa
mô tả cách viêt: Đặt bút trên ĐK 2 viết
âm b, từ điểm dừng bút của con chữ b
lia bút sang, viết vần an sao cho con

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+.... quả mậnt.
- HS nói tiếp nhau trả lời
+ .... tiếng mận chứa vần ân.
+ … tiếng mận có âm m đứng trước,
vần ân đứng sau, dấu nặng dưới âm â.
Mờ - ân - mân - nặng - mận. (CN ,
nhóm, lớp)
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

- HS quan sát, trả lời
+ … giống đều có âm n ở cuối, khác
nhau âm thứ nhất a, ă, â.
- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con vần ăn, ân
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.


- Quan sát, lắng nghe.

4


/>chữ a chạm vào điểm dừng bút của con
chữ b, đánh dấu nặng dưới con chữ a.
- GV viết mẫu tiếng rằn, vừa viết vừa
mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 1, viết - Quan sát, lắng nghe.
âm r, từ điểm dừng bút của con chữ r
lia bút sang phải viết vần ăn sao cho
con chữ ă chạm vào điểm dừng bút của
con chữ r, đánh dấu huyền trên đầu
con chữ ă.
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng
- HS viết bảng con tiếng bạn, rằn dưới
bạn, rằn
vần an, ăn
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 23,
nêu yêu cầu bài viết.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.

- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Lưu ý HS: chữ a phải sát điểm dừng
bút của chữ b, chữ a phải liền nét với
chữ n. Hai chữ trong từ cách nhau một
khoảng bằng 1 thân con chữ o.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc
+ Đoạn đọc có mấy câu?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
học.
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần
những tiếng mới.
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả
đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc cả bài trước
lớp

Hoạt động của HS
- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần an, 1 dòng
vần ăn, 1 dòng vần ân, 1 dòng bạn
thân, 1 dòng khăn rằn.
- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.

- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời
+ … 2 câu.
+ … đàn, thẩn, chân, chắn,
- HS phân tích, đánh vần (CN - nhóm lớp) các tiếng: đàn, thẩn, chân, chắn.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp
5


/>* Tìm hiểu nội dung tranh
- Cho HS quan sát tranh, hỏi:
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ .. . Gà mẹ dẫn gà con đi kiếm ăn, trên
cây có đàn quạ.
+ Đàn gà con tha thẩn ở đâu?
+ … gần chân mẹ.
+ Vì sao đàn gà không sợ lũ quạ?
+ … đã có mẹ che chắn bảo vệ.
- GV nhận xét, tóm tắt nội dung.
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Xin lỗi
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ Em nhìn thấy ai trong tranh?
+ … Hà và các bạn.
+ Mọi người đang làm gì?

+ ... xếp hàng vào lớ(3 phút)
+ Có chuyện gì xảy ra?
+ … bạn đứng sau sơ ý giẫm vào chân
Hà.
+ Theo em, bạn cần xin lỗi Hà như thế + .. Xin lỗi bạn! Mình sơ ý giẫm vào
nào?
chân bạn.
- GV tóm tắt nội dung tranh , chia
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
nhóm, yêu cầu HS đóng vai dựa theo
- Mỗi nhóm 3-4 HS đóng vai thể hiện
nội dung tranh.
tình huống .
- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
* Liên hệ, giáo dục
- GV nhắc nhở HS nội quy khi xếp
hàng: đứng thẳng hàng, không đùa
- Lắng nghe.
ngịch, không giẫm vào chân bạn. Nếu
chẳng may, phải xin lỗi bạn.
- Giáo dục HS: Em cần nói lời xin lỗi
khi làm phiền người khác.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
+ …. vần an, ăn, ân.
- Yêu cầu HS tìm từ có vần an, ăn, ân - 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.

- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Lắng nghe.
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 32: on ôn ơn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm on, ôn, ơn; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu, đoạn
có các vần on, ôn, ơn.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
6


/>- Viết đúng vần on, ôn, ơn và các tiếng, từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần on, ôn, ơn có trong bài
học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Rừng xanh vui nhộn được gợi ý trong
tranh; mở rộng vốn từ chỉ con vật, sự vật, tính chất, hoạt động của chúng.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết sự vật và suy đoán nội dung tranh
minh họa.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bức tranh sinh động về rừng, về
muông thú trong rừng.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên và các con vật xung quanh mình.
II. CHUẨN BỊ:

1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần on, ôn, ơn;
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học như: véo von, lớn khôn, vè, vô tư,
Trư, nhởn nhơ, véo von, ..nón lá, chim sơn ca .
- Hiểu tập tính của gà con.
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung 2,4 trang 74,
75.
- Kiểm tra viết vần an, ăn, ân, bạn
thân, khăn rằn
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : Vần on, ôn, ơn
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi
+ Em thấy gì trong tranh?
- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh
(nhận biết) dưới tranh. "Sơn ca véo

Hoạt động của HS
- 2-3 HS lên bảng đọc.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ … một nhóm chim sơn ca dang hát
trên cây.
- HS lắng nghe.
7


/>von: Mẹ ơi, con đã lớn khôn."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Sơn
theo.
ca /véo von: Mẹ ơi, /con đã /lớn khôn."
- GV giới thiệu 3 vần mới: on, ôn, ơn.
- HS quan sát.
Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm + Giống: đều có âm "n" đứng cuối.
giống và khác nhau.
+ Khác: âm đầu o, ô, ơ.
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu
HS quan sát khẩu hình.
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
on:oa - nờ - on

ôn:ô - nờ - ôn
ơn: ớ - nờ - ơn
- Gọi HS đánh vần cả 3 vần
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần on,ôn,
- HS đọc trơn (CN, nhóm, lớp)
ơn
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
chữ để ghép vần on
- 1-2 em nhận xét.
- Gọi HS phân tích vần on
+ Vần on có âm o đứng trước, âm n
đứng sau.
+ Đang có vần on muốn có vần ôn thì
+ Thay âm o bằng âm ô, để nguyên âm
phải làm thế nào?
n
- Yêu cầu HS ghép vần ôn
- HS ghép vần trên bảng cài vần ôn.
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần ơn, nêu cách
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép
ghép.
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm - HS đọc (CN, nhóm, lớp).
giống và khác nhau của 3 vần.
* Đọc lại vần:
- HS đọc lại 3 vần (CN, nhóm , lớp)

b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Có vần on, làm thế nào để có tiếng
+ Ghép âm c trước vần on.
con?
- GV đưa mô hình tiếng con, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần, đọc trơn: cờ - on - con.
con. Con. (CN, nhóm, lớp).
c on

con
8


/>* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
giòn, ngon, bốn, nhộn, gợn, lớn
Yêu cầu HS:Đánh vần, đọc trơn từng
tiếng.
+ Những tiếng nào có vần on?
+ Những tiếng nào có vần ôn?
+ Những tiếng nào có vần ơn?
- Đọc lại các tiếng trên
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng con ta thêm
chữ ghi âm c trước vần on. Hãy vận
dụng cách này để tạo ra các tiếng có
vần ôn, ơn.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc

cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài của bạn.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được
tiếng nào có vần on, (ôn,ơn)?
- Đọc các tiếng HS ghép được.
* Vận động giữa giờ
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh nón lá, con
chồn, sơn ca, đặt câu hỏi cho HS nhận
biết các sự vật trong tranh và nói tên sự
vật trong tranh. GV đưa từ dưới tranh,
HS nhận biết tiếng chứa vần mới on,
ôn, ơn, phân tích, đánh vần tiếng có
vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 1, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- GV đưa từ nón lá.
- GV giới thiệu nón lá: được làm bằng
lá cọ, dùng để che nắng, che mưa.
+ Trong từ nón lá tiếng nào chứa vần
mới học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
tiếng nón, đọc trơn từ nón lá.
- Thực hiện tương tự với các từ con
chồn, sơn ca.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt

từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
+ … giòn, ngon
+ … bốn, nhộn.
+ .. gợn, lớn.
- Lớp đồng thanh đọc trơn các tiếng trên

- HS tự tạo các tiếng có vần on, on,ơn
trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Lớp đồng thanh đọc trơn các tiếng HS
ghép được
- HS vừa hát vừa vận động

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+.... nón lá.

- HS nói tiếp nhau trả lời
+ .... tiếng nón chứa vần on.
+ … tiếng nón có âm n đứng trước, vần
on đứng sau, dấu sắc trên âm o. Nờ - on
- non - sắc - nón. Nón lá. (CN , nhóm,
lớp)
9


/>d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ

(phần 2 trang 76).
HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần on, ôn, ơn
+ Các vần on, ôn, ơn có gì giống và
khác nhau?
- GV viết mẫu vần on, vừa viết vừa mô
tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 3
viết vần on đảm bảo độ rộng của con
chữ o là 1 li rưỡi, từ điểm dừng bút
con chữ o viết nét nối tiếp con chữ n.
Ta được vần on.
- GV viết mẫu vần ôn, vừa viết vừa mô
tả: 3 vần này viết giống nhau nên để
viết vần ôn ta cũng đặt bút dưới ĐK3
viết như vần on . Khi có vần on rồi thì
lia bút lên, đánh dấu mũ trên đầu con
chữ o ta được vần ôn. Tương tự viết
vần ơn, ta viết vần on, viết nét râu, ta
được vần ơn.
- YCHS viết bảng con 2 vần ôn, ơn
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.
* Viết tiếng con chồn
- GV viết mẫu tiếng con, vừa viết vừa
mô tả cách viêt: Đặt bút dưới ĐK 3 viết
âm c, từ điểm dừng bút của con chữ c
lia bút sang, viết vần on sao cho con
chữ o chạm vào điểm dừng bút của con

chữ c.
- GV viết mẫu tiếng sơn, vừa viết vừa
mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 1, viết
âm s, từ điểm dừng bút của con chữ s
lia bút sang phải viết vần ơn sao cho
con chữ ơ không sát vào con chữ s.
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng con
sơn
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
sửa chữa chữ viết của bạn.

- HS đọc (CN, nhóm, lớp).

- HS quan sát, trả lời
+ … giống đều có âm n ở cuối, khác
nhau âm thứ nhất o, ô, ơ.
- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.
- HS viết bảng con vần ôn, ơn
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con tiếng con, sơn dưới
vần ôn, ơn
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.


TIẾT 2
10


/>Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 24,
nêu yêu cầu bài viết.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Lưu ý HS: chữ o, a phải sát điểm dừng
bút của chữ c, hai chữ trong từ cách
nhau một khoảng bằng 1 thân con chữ
o.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc (Bài vè)
+ Đoạn đọc có mấy dòng thơ?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
học on, ôn ,ơn.
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc
trơn những tiếng mới.

- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả
đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
* Tìm hiểu nội dung tranh
- Cho HS quan sát tranh, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
+ Bốn chú lợn như thế nào?
- GV tóm tắt nội dung, giải thích một
số từ: nhởn nhơ, vô tư, vè (Trư: Trư
Bát giới nhân vật trong phim Tây du kí
có hình hài to béo).
+ Bón chú lợn có tình nết giống con
người ở lứa tuổi nào?
+ Bốn chú lợn có đáng yêu không?
- GV nhận xét, giáo dục HS biết yêu
quý và bảo vệ động vật.
HĐ5. Nói: (10 phút)

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần on, 1 dòng
vần ôn, 1 dòng vần ơn, 1 dòng con
chồn, 1 dòng sơn ca.
- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.
- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời
+ … 8 dòng.
+ … bốn, lợn, con, nhởn, giỡn, tròn.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn (CN nhóm - lớp) các tiếng: bốn, lợn, con,

nhởn, giỡn, tròn.
- HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi em đọc
2 dòng).
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp
- Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
+ .. . bốn chú lợn con.
+ … nhởn nhơ nô giỡn, ăn ngủ vô tư, to
trờn.
- Lắng nghe.
+ … em bé.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- Lắng nghe.

11


/>* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Rừng xanh vui
nhộn
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Cảnh buổi sáng hay buổi chiều?
+ Dựa vào đâu em biết?
+ Mặt trời có hình gì?
+ Có những nhân vật nào trong khu
rừng?
+ Các con vật đang làm gì?
+ Khung cảnh khu rừng vào buổi sáng
như thế nào?

- GV tóm tắt nội dung tranh , chia
nhóm, yêu cầu HS dựa vào tranh, nói
cho nhau nghe cảnh rừng vào buổi
sáng.
- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
* Liên hệ, giáo dục
+ Rừng xanh là nơi sinh sống của các
loài động vật, vì vậy chúng ta phải làm
gì để bảo vệ rừng.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ rừng,
bảo vệ động vật, giữ gìn tài nguyên
môi trường của đất.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Yêu cầu HS tìm từ có vần on, ôn, ơn
đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4)
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ … ở rừng.
+ … buổi sáng.
+ … có ông mặt trời chiếu rọi.
+ .. hình tròn.
+ … cồn, gấu, lợn, sóc, thỏ, khỉ.
+ .. đứng thành vòng tròn, cầm tay nhau
nhảy múa. Khỉ 1 tay đu cành cây, 1 tay

bắt bướm. Chim bướm bay lượn.
+ … thật vui nhộn.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- HS nói trong nhóm
- 2 HS nói trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
+ .. trồng cây gây rừng, giữ vệ sinh môi
trường, …
- Lắng nghe.

+ …. vần on, ôn, ơn.
- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- 2-3 HS đọc bài.
- Lắng nghe.

-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 33: en ên in un
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm en, ên, in, un; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu,
đoạn có các vần en, ên, in, un.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
12


/>- Viết đúng vần en, ên, in, un và các tiếng, từ ngữ chứa vần en, ên, in, un.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần en, ên, in, un có trong bài
học.
- Phát triển kĩ năng nói lời xin lỗi (trong những tình huống cụ thể ở trường

học).
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật, sự việc và suy đoán nội dung
tranh minh họa về các tình huống cần nói lời xin lỗi.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được tình cảm của những người xung quanh.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu quý bạn bè và mọi người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần en, ên, in, un;
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học như: già nua, ngắn ngủn, cha, phân
biệt rùa và baba..
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung 2,4 trang 76,
77.
- Kiểm tra viết vần on, ôn, ơn,con
chồn, sơn ca.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : Vần en, ên, in,

un
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi
+ Em thấy gì trong tranh?
- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh
(nhận biết) dưới tranh. "Cún con nhìn
thấy dế mèn trên tàu lá."

Hoạt động của HS
- 2-3 HS lên bảng đọc.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Lắng nghe.

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ … con cún con và con dế mèn trên tàu
lá.
- HS lắng nghe.

13


/>- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc - HS đọc theo từng cụm từ, cả câu. "Cún
theo.
con /nhìn thấy /dế mèn /trên tàu lá."
- GV giới thiệu 4 vần mới: en, ên, in,
- HS quan sát.
un. Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần

*So sánh các vần
- HS quan sát, trả lời câu hỏi:
- Yêu cầu HS quan sát 4 vần, nêu điểm + Giống: đều có âm "n" đứng cuối.
giống và khác nhau.
+ Khác: âm đứng trước e, ê, i, u.
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu
HS quan sát khẩu hình.
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
en:e - nờ - en
ên:ê - nờ - ên
in: i - nờ - in
un: u - nờ - un
- Gọi HS đánh vần cả 4 vần
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần
- HS đọc trơn cả 4 vần en, ên, in, un.
(CN, nhóm, lớp)
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
chữ để ghép vần en
- 1-2 em nhận xét.
- Gọi HS phân tích vần en
+ Vần en có âm e đứng trước, âm n
đứng sau.
+ Đang có vần en muốn có vần ên thì

+ Thay âm e bằng âm ê, để nguyên âm n
phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS ghép vần ên
- HS ghép vần trên bảng cài vần ên.
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Yêu cầu HS ghép vần in, un nêu cách - HS ghép bảng cài, nêu cách ghép
ghép.
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm - HS đọc (CN, nhóm, lớp).
giống và khác nhau của 4 vần.
* Đọc lại vần:
- HS đọc lại e vần en, ên, in, un. (CN,
nhóm , lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Có vần en, làm thế nào để có tiếng
+ ….Ghép âm m trước vần en và dấu
mèn?
huyền trên âm e.
- GV đưa mô hình tiếng mèn, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần: mờ - en - men - huyền m èn
mèn (CN, nhóm, lớp).
14


/>
mèn
* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
khèn, sen, nến, nghển, chín, mịn, cún,

vun. Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn
từng tiếng.
+ Những tiếng nào có vần en?
+ Những tiếng nào có vần ên?
+ Những tiếng nào có vần in?
+ Những tiếng nào có vần un?
- Đọc trơn tất cả các tiếng
* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng mèn ta thêm
chữ ghi âm m trước vần en và dấu
huyền trên âm e. Hãy vận dụng cách
này để tạo ra các tiếng có vần en, ên,
in, un.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc
cho bạn bên cạnh nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài của bạn.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được
tiếng nào có vần en, (ên,in, un)?
- Đọc các tiếng HS ghép được.
* Vận động giữa giờ
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh ngọn nến,
đèn pin, cún con, đặt câu hỏi cho HS
nhận biết các sự vật trong tranh và nói
tên sự vật trong tranh. GV đưa từ dưới
tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới
en, ên, in, un, phân tích, đánh vần tiếng
có vần mới, đọc trơn từ.

VD: Đưa tranh 1, hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
- GV đưa từ ngọn nến.
+ Trong từ ngọn nến tiếng nào chứa
vần mới học, đó là vần nào?
- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
tiếng nến, đọc trơn từ ngọn nến.
- Thực hiện tương tự với các từ đèn
pin, cún con.

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
+ … khèn, sen
+ … nến, nghển.
+ … chín, mịn.
+ … cún, vun.
- HS đồng thanh đọc trơn tất cả các tiếng
trên

- HS tự tạo các tiếng có vần en, ên, un,
in .trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Lớp đồng thanh đọc trơn.
- HS vừa hát vừa vận động

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+.... ngọn nến.

+ .... tiếng nến chứa vần ên.
+ … tiếng nến có âm n đứng trước, vần
ên đứng sau, dấu sắc trên âm ê. Nờ - ên
- nên - sắc - nến. (CN , nhóm, lớp)
15


/>- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
- HS đọc lại (CN ,lớp)
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
(phần 2 trang 78).
HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần en, ên, in, un
- HS quan sát, trả lời
+ Các vần en, ên, in, un có gì giống
+ … giống đều có âm n ở cuối, khác
và khác nhau?
nhau âm thứ nhất e, ê, I, u.
- GV viết mẫu vần en, vừa viết vừa mô
tả quy trình viết: Đặt bút trên ĐK 1
- Quan sát, lắng nghe.
một chút viết con chữ e, từ điểm dừng
bút con chữ e viết nối tiếp con chữ n.
Ta được vần en.
Vần ên viết như vần en thêm dấu mũ
trên con chữ e.
- GV viết mẫu vần in, vừa viết vừa mô

tả: đặt bút trên ĐK2 viết con chữ i . Từ
điểm dừng bút của chữ I đưa bút viết
- Quan sát, lắng nghe.
tiếp con chữ n . Ta được vần in.
Vần un viết tương tự vần in.
- Yêu cầu HS viết bảng con 4 vần
- HS viết bảng con vần en, ên, in, un
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.
* Viết tiếng pin, nến
- GV viết mẫu tiếng pin, vừa viết vừa
mô tả cách viêt: Đặt bút trên ĐK 2 viết - Quan sát, lắng nghe.
âm p, từ điểm dừng bút của con chữ p
đưa bút viết tiếp vần in.
- GV viết mẫu tiếng cún, vừa viết vừa
mô tả cách viết: Đặt bút dưới ĐK 2
một chút, viết chữ c, từ điểm dừng bút
của con chữ c đưabút viết tiếp vần un. - Quan sát, lắng nghe.
Từ điểm dừng bút của con chữ n, lia
bút lên đầu con chữ u đánh dấu sắc.
Ta được chữ cún.
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng
- HS viết bảng con tiếng cún, pin
cún, pin
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
16


/>HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 24,
25, nêu yêu cầu bài viết.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Chú ý liên kết giữa các nét thắt của con
chữ e, ê, nét móc con chữ i, u với chữ
n.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc
+ Đoạn đọc có mấy dòng thơ?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
học en, ên, in, un.
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc
trơn những tiếng mới.
- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả

đoạn.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
* Tìm hiểu nội dung tranh
+ Trong một câu chuyện, con vật nào
chậm chạp nhưng khi chạy thi với thỏ
thì đã thắng?
+ Rùa có dáng vẻ thế nào?
+ Con vật nào nhìn qua rất giống rùa?
+ Vì sao tên gọi của tên gọi của con
vật trong câu đố có nghĩa là "cha"?
+ Vì sao nói tên con vật này có chứa
chữ số?
- Gọi HS đọc lại và giải câu đố.
HĐ5. Nói: (10 phút)
* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Xin lỗi
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai?

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần en, 1 dòng
vần ên, 1 dòng vần in, 1 dòng un, 1
dòng đèn pin, 1 dòng nến, 1 dòng cún.
- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.
- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời
+ … 4 dòng.

+ … tên, quen, nhìn, ngủn.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn (CN nhóm - lớp) các tiếng: tên, quen, nhìn,
ngủn
- HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi em đọc
1 dòng).
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp
+ .. con rùa.
+ .. già nua, ngắn ngủn.
+ .. baba
+ … ba có nghĩa là "cha", "bố"
+ … ba ba hay 33.
- 1 HS đọc, lớp nói lời giải câu đố.

- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ … ở sân gần cổng trường.
+ … Nam, bạn của Nam và bác bảo vệ.
17


/>+ Chuyện gì đã xảy ra?
+ .. Nam đá bóng vào lưng bác bảo vệ.
+ Theo em Nam sẽ nói gì với bác?
+ .. xin lỗi bác.
+ Bạn sẽ nói lời xin lỗi như thế nào?
- HS nối tiếp nhau nói lời xin lỗi (Cháu
xin lỗi bác ạ!..)
- GV tóm tắt nội dung tranh , chia
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
nhóm, yêu cầu HS dựa vào tranh, đóng - HS nói trong nhóm

vai nói lời xin lỗi.
- Đại diện 2 nhóm thể hiện trước lớp.
- 2 nhóm HS thể hiện trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá,
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
lưu ý HS thể hiện ánh mắt.
* Liên hệ, giáo dục
+ Em có chơi đá bóng ở sân trường
- 3-5 HS trả lời.
không?
- Giáo dục HS không chơi đá bóng nơi - Lắng nghe.
công cộng và nếu có sơ ý làm ảnh
hưởng đến người khác thì phải xin lỗi
với thái độ thành khẩn.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
+ …. vần en, ên, in, un.
- Yêu cầu HS tìm từ có vần en, ên, in, - 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
un, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4) - 2-3 HS đọc bài.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Lắng nghe.
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.
-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 34: am ăm âm
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận biết và đọc đúng vầm am, ăm, âm; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu,
đoạn có các vần am, ăm, âm.

- Hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần am, ăm, âm và các tiếng, từ ngữ chứa vần am, ăm, âm.
2. Kĩ năng:
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần am, ăm, âm có trong bài
học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Môi trường sống của loài vật. Nói về
loài vật, môi trường sống của mỗi loài. Kể về một con vật được nuôi ở gia đình em
hay hàng xóm.
3. Thái độ:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống qua hiểu biết về loài vật.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
18


/>- Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần am, ăm, âm;
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học như: sâm, râm ran ( Sâm là một loài
cây có củ và rễ dùng làm thuốc bổ; râm ran (âm thanh) hòa vào nhau rộn rã liên tiếp,
thành từng đợt).
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh trong bài học, bộ chữ
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1
Hoạt động của GV
1. Ôn và khởi động: (3 phút)
- Kiểm tra đọc nội dung 2,4 trang 78,
79.
- Kiểm tra viết vần en, ên, in, un, đèn
phin, nến, cún.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài mới : Vần am, ăm, âm
2. Bài mới:
HĐ1. Nhận biết: (5 phút)
- Cho HS quan sát tranh, hỏi
+ Em thấy gì trong tranh?
- GV vừa chỉ vừa đọc câu thuyết minh
(nhận biết) dưới tranh. "Nhện ngắm
nghía tấm lưới vừa làm xong."
- GV đọc từng cụm từ, yêu cầu HS đọc
theo.

Hoạt động của HS
- 2-3 HS lên bảng đọc.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ … con nhện đang chăng tơ.
- HS lắng nghe.

- HS đọc theo từng cụm từ, cả câu.
"Nhện /ngắm nghía /tấm lưới /vừa làm
xong."

- GV giới thiệu 3 vần mới: am, ăm, âm. - HS quan sát.
Chỉ vào các vần được tô màu đỏ.
HĐ2. Đọc:(20 phút)
a. Đọc vần
*So sánh các vần
- Yêu cầu HS quan sát 3 vần, nêu điểm - HS quan sát, trả lời câu hỏi:
giống và khác nhau.
+ Giống: đều có âm m đứng cuối.
- GV nhận xét, KL điểm giống và khác + Khác: âm đứng trước âm m là a, ă, â..
nhau giữa 3 vần.
* Đánh vần
- GV đánh vần mẫu các vần, yêu cầu
19


/>HS quan sát khẩu hình.
- Lắng nghe, quan sát khẩu hình.
am : a - mờ - am
ăm: ă - mờ - ăm
âm: â - mờ - âm
- Gọi HS đánh vần cả 4 vần
- HS đánh vần (CN, nhóm, lớp).
* Đọc trơn:
- Yêu cầu HS đọc trơn các vần
- HS đọc trơn cả 3 vần am, ăm, âm. (CN,
nhóm, lớp)
* Ghép chữ tạo vần
- Yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ
- HS thực hành ghép vần trên bảng cài.
chữ để ghép vần am

- 1-2 em nhận xét.
- Gọi HS phân tích vần am
+ Vần am có âm a đứng trước, âm m
đứng sau.
+ Đang có vần am muốn có vần ăm thì + Thay âm a bằng âm ă, để nguyên âm
phải làm thế nào?
m
- HS ghép vần trên bảng cài vần ăm.
+ Để có vần âm ta làm thế nào?
- HS ghép bảng cài, nêu cách ghép vần
âm
- GV nhận xét, đánh giá, củng cố điểm
giống và khác nhau của 3 vần.
- HS đọc phân tích, đánh vần, đọc trơn
lại 3 vần.(CN, nhóm, lớp).
* Đọc lại vần:
- HS đọc lại 3 vần am, ăm, âm (CN,
nhóm , lớp)
b. Đọc tiếng
* Đọc tiếng mẫu:
+ Có vần am, làm thế nào để có tiếng
+ ….Ghép âm l trước vần am và dấu
làm?
huyền trên âm a.
- GV đưa mô hình tiếng làm, yêu vầu
HS đánh vần, đọc trơn.
- HS đánh vần: lờ - am - lam - huyền l am
làm (CN, nhóm, lớp).

làm


* Đọc tiếng trong SGK
- GV đưa ra các tiếng mới trong SGK:
cam, khám, ẵm, cằm, đậm, nhẩm. Yêu
cầu HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
từng tiếng.
+ Những tiếng nào có vần am?
+ Những tiếng nào có vần ăm?
+ Những tiếng nào có vần âm?
- Đọc trơn tất cả các tiếng

- HS nối tiếp đánh vần, đọc trơn lần lượt
từng tiếng (CN, nhóm, lớp).
+ … cam, khám.
+ …. ẵm, cằm
+…. đậm, nhẩm
- HS đồng thanh đọc trơn tất cả các tiếng
trên

* Ghép chữ cái tạo tiếng
- GV gợi ý: Muốn có tiếng làm ta thêm
chữ ghi âm l trước vần am và dấu
20


/>huyền trên âm a. Hãy vận dụng cách
này để tạo ra các tiếng có vần ăm, âm.
- Yêu cầu HS tự ghép tiếng mới, đọc
- HS tự tạo các tiếng có vần am, ăm, âm
cho bạn bên cạnh nghe.

trên bảng cài, đọc cho bạn nghe.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
- 5-7 HS lên bảng trình bày bài làm, lớp
bài của bạn.
quan sát, nhận xét, phân tích, đánh vần,
đọc trơn các tiếng bạn ghép được.
+ Trong các tiếng các bạn ghép được
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
tiếng nào có vần am, (ăm, âm)?
- Đọc các tiếng HS ghép được.
- Lớp đồng thanh đọc trơn.
* Vận động giữa giờ
- HS vừa hát vừa vận động
c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt từng tranh minh họa
cho các từ ngữ dưới tranh quả cam,
tăm tre, củ sâm, đặt câu hỏi cho HS
nhận biết các sự vật trong tranh và nói
tên sự vật trong tranh. GV đưa từ dưới
tranh, HS nhận biết tiếng chứa vần mới
am, ăm, âm, phân tích, đánh vần tiếng
có vần mới, đọc trơn từ.
VD: Đưa tranh 1, hỏi:
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Tranh vẽ quả gì?
+.... quả cam.
- GV đưa từ quả cam.
+ Trong từ quả cam tiếng nào chứa
+ .... tiếng cam chứa vần am.
vần mới học, đó là vần nào?

- Yêu cầu HS phân tích và đánh vần
+ … tiếng cam có âm c đứng trước, vần
tiếng cam, đọc trơn từ quả cam.
am đứng sau. Cờ - am - cam. Quả cam.
- Thực hiện tương tự với các từ tăm
(CN , nhóm, lớp)
tre, củ sâm.
- Gọi HS đọc trơn các từ trên.
- HS đọc lại (CN ,lớp)
d. Đọc lại vần, tiếng, từ
- Cho HS đọc lại các vần, tiếng, từ
- HS đọc (CN, nhóm, lớp).
(phần 2 trang 80).
HĐ3. Viết
a. Viết bảng (7 phút)
* Viết vần am, ăm, âm
- HS quan sát, trả lời
+ Các vần am, ăm, âm có gì giống và + … giống đều có âm m ở cuối, khác
khác nhau?
nhau âm thứ nhất a, ă, â.
- GV viết mẫu vần am, vừa viết vừa mô
tả quy trình viết: Đặt bút dưới ĐK 2
- Quan sát, lắng nghe.
một chút viết con chữ a, từ điểm dừng
bút con chữ a viết nối tiếp con chữ m.
Ta được vần am.
Vần ăm, âm tương tự vì trong vần ăm,
âm đã có am.
21



/>- Yêu cầu HS viết bảng con 3 vần
- HS viết bảng con vần am, ăm, âm
- Tổ chức cho HS quan sát, nhận xét
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
chữ viết bảng con của các bạn, sửa cho
HS.
* Viết tiếng tăm, sâm
- GV viết mẫu tiếng tăm, vừa viết vừa
mô tả cách viêt: Đặt bút trên ĐK 2 viết - Quan sát, lắng nghe.
âm t, từ điểm dừng bút của con chữ t
lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần ăm. Ta
được chữ tăm.
- GV viết mẫu tiếng sâm, vừa viết vừa
mô tả cách viết: Đặt bút trên ĐK 1 viết
chữ s, từ điểm dừng bút của con chữ s - Quan sát, lắng nghe.
lia bút lên dưới ĐK 3 viết vần âm. ta
được chữ sâm.
- Yêu cầu HS viết bảng con 2 tiếng
- HS viết bảng con tiếng tăm, sâm
tăm, sâm
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá,
- HS quan sát, nhận xét bài viết của bạn.
sửa chữa chữ viết của bạn.
TIẾT 2
Hoạt động của GV
HĐ3. Viết (Tiếp)
b. Viết vở (10 phút)
- Yêu cầu HS mở vở tập viết trang 25,
nêu yêu cầu bài viết.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS (vở
và bút viết) , nhắc nhở HS tư thế ngồi
viết, để vở, cầm bút.
- GV nêu từng lệnh để HS tập trung
viết bài, GV quan sát, uốn nắn.
Chú ý liên kết giữa các móc của con
chữ a, ă, â với nét móc của con chữ m.
- Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá
bài viết của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
Vận động giữa tiết
HĐ4. Đọc đoạn:(10 phút)
- GV đưa đoạn đọc
+ Đoạn đọc có mấy câu?
+ Tìm những tiếng có chứa vần mới
học (am, ăm, âm).
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc
trơn những tiếng mới.

Hoạt động của HS

- 1-2 HS nêu: viết 1 dòng vần am, 1
dòng vần ăm, 1 dòng vần âm, 1 dòng
tăm tre, 1 dòng củ sâm.
- HS viết bài

- HS quan sát, nhận xét, đánh giá bài viết
của bạn.
- HS vận động.
- HS quan sát, trả lời

+ … 2 câu.
+ … râm, thắm, thảm.
- HS phân tích, đánh vần, đọc trơn (CN nhóm - lớp) các tiếng: râm, thắm, thảm
22


/>- Yêu cầu HS đọc trơn từng câu, cả
- HS đọc nối tiếp từng câu (mỗi em đọc
đoạn.
1 câu).
- Đọc cả đoạn (CN, nhóm, lớp)
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
- 4-5 HS thi đọc cả bài trước lớp
* Tìm hiểu nội dung tranh
- Cho HS quan sát tranh, hỏi:
Quan sát tranh, kết hợp đọc hiểu trả lời
câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì?
+ … các bạn nhỏ đang chơi trên thảm
cỏ ven hồ.
+ Âm thanh nào báo hiệu mùa hè đến? + … ve rân ran.
+ Hoa sen nở vào mùa nào?
+ … mùa hè.
+ Trên thảm cỏ ven hồ, lũ trẻ đang làm + … nô đùa.
gì?
- GV giải nghĩa từ râm ran, tóm tắt nội - Lắng nghe.
dung đoạn đọc.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- 1 HS đọc to trước lớp.
HĐ5. Nói: (10 phút)

* Nói theo tranh:
- GV giới thiệu chủ đề: Môi trường
sống của loài vật
- Cho HS quan sát tranh , hỏi:
- Quan sát tranh , trả lời câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ … cảnh ở một khu rừng có suối chảy,
phía trên là thác.
+ Trong tranh có những loài vật nào? + … 2 chú nai (đang cúi xuống uống
Mỗi con vật đang làm gì?
nước), chú hươu đang đứng bên bờ suối,
cá đang bơi dưới suối,chim đang bay.
+ Đâu là nơi sinh sống của từng loài
+ … hươu, nai sống trong rừng; cá sống
vật?
dưới nước, chim sống trên trời.
+ Kể tên các con vật khác và nơi sinh
- HS nối tiếp nhau kể: Cá, tôm, cua sống
sống của chúng mà em biết?
dưới nước; trâu, bò, chó, mèo nuôi
trong nhà; hổ, báo, khỉ ,… sống trong
- GV tóm tắt nội dung tranh , chia
rừng, …
nhóm, yêu cầu HS kể tên các con vật
được nuôi trong nhà và giới thiệu với
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
các bạn về một số con vật đó.
- HS nói trong nhóm
- Gọi 2-3 HS nói trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.

- 2 HS thể hiện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét, đánh giá.
* Liên hệ, giáo dục
+ Em đã chăm sóc vật nuôi ở nhà như - 3-5 HS trả lời.
thế nào? Vì sao?
- Giáo dục HS: Mỗi loài vật có môi
- Lắng nghe.
trường sống riêng, những vật nuôi
trong nhà có rất nhiều lợi ích cho con
người, vì vậy phải chăm sóc và bảo vệ
23


/>chúng.
3. Củng cố, dặn dò: (5 phút)
+ Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Yêu cầu HS tìm từ có vần am, ăm,
âm, đặt câu với từ ngữ vừa tìm được.
- Gọi HS đọc lại bài (Nội dung 2 và 4)
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động
viên HS
- Nhắc HS thực hành giao tiếp ở nhà.

+ …. vần am, ăm, âm.
- 2-3 HS nêu từ và câu trước lớp.
- Lớp phỏng vấn, nhận xét, đánh giá.
- 2-3 HS đọc bài.
- Lắng nghe.

-------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 35. ÔN TẬP VÀ KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm vững cách đọc các vần an, ăn, ân, on, ôn, ơn, en, ên, in,
un, am, ăm, âm và cách đọc các tiếng , từ ngữ, câu có các vần đó.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đã đọc.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Gà
nâu và vịt xám, trả lời câu hỏi về những gì đã nghe và kể lại câu chuyện.
- Phát triển kĩ năng viết thông qua viết câu có từ ngữ chưa một số vần đã học.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, trân trọng tình bạn.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
- Phẩm chất: Yêu quý bạn bè xung quanh mình. Không chủ quan, không coi
thường người khác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Kiến thức Tiếng Việt và đời sống:
- Nắm vững đặc điểm phát âm, cấu tạo và cách viết các vần an, ăn, ân, on, ôn,
ơn, en, ên, in, un, am, ăm, âm;
- Hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải nghĩa của nhưng từ
này (múa lân, tự tin, mưa phùn, ..)
- Phân biệt chính tả các vần dễ lẫn: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, ơn/ơng, en/eng, ...
2. Đồ dùng:
- GV: Máy tính, máy chiếu, bộ chữ, tranh ảnh trong bài học.
- HS: Bộ thẻ cài, bảng con, phấn, sách vở.
3. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, động não, đóng vai, hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1
24


/>Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (3 phút)
- Tổ chức trò chơi "truyền điện" HS nối
tiếp nhau nhắc lại những vần đã học.
- GV nhận xét đánh giá, giới thiệu bài,
ghi bảng.
2. Bài mới:
HĐ1. Đọc: (20 phút)
* Đọc vần, từ ngữ
- GV đưa bảng như SGK, yêu cầu HS
đánh vần từng vần theo mẫu: a - nờ - an.
sau đó đọc trơn từng vần -> tất cả các
vần.

- Gọi 3-5 HS đọc to trước lớp.
* Đọc từ ngữ
- GV đưa các từ: củ sắn, bàn chân, tấm
gõ, khôn lớn, đèn pin, mưa phùn, bến
đò, ngọn cỏ, chăm chỉ, trạm y tế.
- Yêu cầu HS đọc trơn các từ ngữ trên.
phân tích một số tiếng có vần đã học.
- Gọi 2-3 HS đọc tốt đọc to trước lớp
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ: mưa
phùn, trạm y tế, chăm chỉ.
* Đọc đoạn

- GV đưa đoạn cần luyện đọc .
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Tiếng nào có vần đã học trong tuần?
- Yêu cầu HS phân tích, đánh vần, đọc
trơn các tiếng có vần mới.
- GV đọc mẫu cả đoạn
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp 5 câu.
- Yêu cầu HS đọc trơn cả đoạn.
Lưu ý HS: Nghỉ hơi sau dấu chấm, ngắt
hơi sau dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp
* Tìm hiểu nội dung:
+ Khi nhìn thấy rùa, thỏ đã nói gì?
+ Thái độ của rùa ra sao?

- HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe.

- HS đánh vần, đọc trơn (CN, nhóm,
lớp).
n m
n
a an
o on
ă
ô
â
ơ
e
ê

i
u
- HS quan sát, nhẩm thầm
- HS đọc (CN - nhóm - lớp).
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm, trả lời câu hỏi
+ …5 câu.
- HS nối tiếp nhau nêu: nhìn, chậm, ôn
tồn, hớn, tham, nhởn, cần, mẫn, hẳn.
- Lắng nghe
- 5 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc (CN, nhóm, lớp)
- 3-5 HS thi đọc cả đoạn trước lớp
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi
+ .. quả là chậm như rùa.
+ …. rùa ôn tồn nhẹ nhàng.
25


×