Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận phân tích vai trò của đảng cộng sản việt nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.98 KB, 11 trang )

- 1 -




Tiểu luận
Phân tích vai trò của Đảng cộng
sản Việt Nam trong hệ thống
chính trị theo pháp luật hiện
hành
- 2 -

LỜI NÓI ĐẦU

Ngay từ khi ra đời Đảng ta đã khẳng định một tuyên ngôn đó là Đảng
Cộng Sản Việt Nam là Đảng duy nhất có đường lối đúng đắn, đưa Cách mạng
Việt Nam tiến lên XHCN. Không phải ai trong chúng ta cũng có thể biết và hiểu
được vai trò của Đảng, không phải ai cũng có thể thấy hết được những khó khăn
mà Đảng ta đã từng trải nghiệm. Vì vậy nhóm em xin chọn đề tài “Phân tích vai
trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật
hiện hành”. Qua đề tài này chúng em muốn làm rõ hơn vai trò của Đảng Cộng
Sản Việt Nam đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Đề tài này được hoàn thành trong khoảng thời gian có hạn, nguồn tư liệu
tiếp cận còn hạn chế chính vì vậy sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý của thầy cô để giúp chúng em hoàn thiện được kiến thức của
mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!









- 3 -

NỘI DUNG

I. Khái niệm về hệ thống chính trị và đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt
Nam hiện nay.
1. Khái niệm hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm
các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong
việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hoặc đưa ra các quyết định
chính trị.
Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể
của các quyết định chính trị. Hệ thống có tính hợp pháp, là hệ thống tổ chức được
Hiến pháp, pháp luật quy định, được xã hội, Nhà nước thừa nhận, không đối lập
với Nhà nước, pháp luật, chế độ chính trị hiện hành. Các tổ chức, thiết chế trong
hệ thống có mục địch, chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực nhà
nước, quyền lực chính trị; thực hiện hoặc tham gia vào các quyết định chính trị,
vào việc thực hiện các chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt
các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hoặc chức năng
kinh tế - xã hội rất đa dạng khác.
Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ
phận: Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân.
Trong đó, Đảng chính trị khi đã trở thành Đảng cầm quyền, được Nhà nước bảo
trợ, hoạt động tuân theo luật pháp, nhưng mang tính tự nguyện, tự chủ và tự
quyết, lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị, đảm nhận
những công việc mà Nhà nước không làm được hoặc làm kém hiệu quả.

2. Đặc điểm hệ thống chính trị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống chính trị ra đời từ sau Cạch mạng tháng Tám và sự
hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Hệ thống chính
- 4 -

trị hiện nay là kết quả của quá trình Cách mạng, quá trình đấu tranh của nhân dân
ta vì độc lập, tự do, lý tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Khái niệm hệ thống
chính trị được Đảng ta sử dụng từ Hội nghị Trung ương khóa VI (thay cho khái
niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”). Hệ thống đó bao gồm: Đảng, Nhà nước,
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hệ thống chính trị ở nước ta
vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý nhân dân làm chủ. Trong
đó, Đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ
thống đấy, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo có chức năng thể chế
hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và quản lý đất nước.
Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua cơ chế dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, làm chủ thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại biểu và hình thức tự quản.
II. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.
1. Cơ sở lí luận
1.1 Dựa trên cơ sở học thuyết Mác – Lê-nin.
Theo học thuyết Mác- Lênin, nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc
cách mạng xã hội mà lực lượng chính là liên minh giữa giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Đảng Cộng Sản là đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn
thể dân tộc. Bởi vậy, nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là một
trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
XHCN.
Bên cạnh đó, Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp

công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân
dân lao động; nhà nước XHCN lại là nhà nước đại diện cho toàn thể nhân dân lao
- 5 -

động trong xã hội. Vì vậy, Đảng Cộng Sản đóng vai trò lãnh đạo trong hệ thống
chính trị là điều tất yếu.
Theo Mác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ được thực hiện khi
những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng Sản được thực hiện. Như vậy, với
tư cách là nhà nước của nhân dân lao động, các nước XHCN phải tuyệt đối đi
theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, các chủ trương chính sách của Đảng phải
được thể chế hoá và đưa vào thực hiện trong đời sống.
Như vậy, trong hệ thống chính trị, Đảng đóng vai trò lãnh đạo một cách
toàn diện, từ công tác tổ chức đến mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.
Theo Mác, Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không phải là người làm thay
công việc của nhà nước. Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, nhà nước
ra quyết định thực hiện nội dung quyết định đó, chịu trách nhiệm về quyết định
đó. Do những chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế hoá trong Hiến pháp
nên làm trái những chủ trương, đường lối của Đàng cũng được coi là vi phạm
Hiến pháp.
1.2 Dựa trên cơ sở của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và
được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô
cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”,
nếu không có Đảng lãnh đạo thì giai cấp không thể làm cách mạng được. Trong
cuốn Đường cách mệnh xuất bản năm 1972, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh
trước hết phải có cái gì?”. Câu hỏi như cho mọi người thấy sự cần thiết phải có
Đảng đến nhường nào. Điều này được rút ra từ kinh nghiệm trong những năm
tháng bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Hồ
Chí Minh. Người đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của một chính Đảng

cách mạng và Người đã chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
- 6 -

Người cho rằng: “Muốn thoát khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có
Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và nhận định phương châm cho
đúng”.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Trong các văn kiện đầu tiên của Đảng
Nội dung cơ bản của Sách lược văn tắt nêu lên những nhận thức đúng đắn
về vai trò của Đảng. Nguyên văn văn kiện như sau:
- Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
- Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cà
nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trục bọn đại địa chủ và phong kiến.
- Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã)
khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.
- Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân
Việt… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung,
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phản lợi
dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng (Đảng lập hiến,…) thì phải đánh nó. Trong khi liên lạc với các giai cấp,
phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào
đường thỏa hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập,
phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bứa và vô sản
giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.
2.2 Trong những bản Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và hệ thống chính trị luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp.
- Trong Hiến pháp 1946 mặc dù không có một điều khoản riêng quy định về sự
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị nhưng thông qua chế

- 7 -

định chủ tịch nước và với vị trí, vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh –
Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam và là vị chủ tịch nước đầu tiên của
Việt Nam, nên các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đã tổ chức thực
hiện thắng lợi.
- Hiến pháp 1959 đã thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ
thống chính trị trong phần Lời nói đầu của Hiến pháp: “…dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng Lao Động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong mặt trận dân
tộc thống nhất, nhất định sẽ giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà…”.
- Trong Hiến pháp 1980 đã thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng một cách cụ
thể cả trong phần Lời nói đầu và tại Điều 4 của Hiến pháp. Lần đầu tiên, thuật
ngữ mới “Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng” được sử dụng.
- Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 có cách thể hiện ngắn
gọn, chặt chẽ và đầy đủ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ
thống chính trị. Điều 4 của Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Đảng Cộng Sản Việt
Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ
nghĩa C.Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội”.
3. Tính tất yếu phải có sự lãnh đạo của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trưởng thành và phát triển đến nay đã hơn
70 năm. Đó là một chặng đường đầy gian lao, khó khăn và thử thách. Nhiều thời
kỳ, nhiều giai đoạn cách mạng với nhiệm vụ, tính chất và nội dung khác nhau
Đảng ta đều vượt qua và giành thắng lợi. Lịch sử đã chứng minh vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ
- 8 -


XX và qua những thành tựu trong công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội
trong 25 năm qua.
3.1 Công lao của Đảng và Cách mạng Việt Nam.
Trong thời chiến, ngay từ khi ra đời Đảng đã có sứ mệnh to lớn. Đảng đã
lãnh đạo nhân dân, đoàn kết tập hợp cùng kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Đảng là
bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, Cách mạng nước ta đã có được những thành tích đáng tự
hào: đánh bại hai cường quốc lớn trên thế giới là Pháp (1945 – 1954) và Mỹ
(1954 – 1975) để giành độc lập dân tộc; Đảng tiếp tục dẫn dắt Cách mạng bảo vệ
biên giới trong cuộc chiến Biên giới với Trung Quốc (1979)…. Nói tóm lại, Đảng
làm nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và đi
đến thắng lợi cuối cùng để giành độc lập cho Tổ quốc.
3.2 Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Trong hệ thống chính trị của Việt Nam, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ
thống chính trị. Quyền lực của nhân dân có được thực hiện hay không là một nội
dung cơ bản nói lên vai trò, uy tín và trình độ lãnh đạo của Đảng.
Đảng Cộng Sản Việt Nam được Hiến pháp thừa nhận là lực lượng lãnh đạo
nhà nước và xã hội là vì:
- Vì Đảng mang trong mình bản chất giai cấp công nhân và đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng
Cộng Sản Việt Nam ra đời trước hết với tư cách là lãnh tụ chính trị của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng là sản phẩm của sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào yêu nước và phong trào cách
mạng. Đây chính là đặc thù riêng biệt của Đảng Cộng Sản Việt Nam bởi không
có một Đảng nào trên thế giới ra đời có sự kết hợp của ba yếu tố trên. Nhìn nhận
về lịch sử đấu tranh giành độc lập ta thấy muốn giải phóng và xây dựng thành
công XHCN, Đảng ta đồng thời phải giải phóng toàn thể nhân dân lao động,….
- 9 -

Lợi ích của mọi tầng lớp cơ bản là thống nhất. Đảng phải đại biểu cho lợi ích của

giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, không chỉ là trước mắt mà
cả về lâu dài. Đó không thể coi là sách lược mà là mục đích và lý tưởng của
Đảng. Khi giành được chính quyền lãnh đạo xây dựng CNXH trách nhiệm của
Đảng trước giai cấp và dân tộc càng tăng lên gấp bội. Vai trò lãnh đạo và uy tín
của Đảng phụ thuộc vào việc thực hiện trách nhiệm nặng nề đó. Ngoài lợi ích đó
ra, Đảng không có lợi ích nào khác. Qua đây ta thấy được sự trong sạch của
Đảng. Chính vì nói là làm được như vậy nên Đảng được cả dân tộc và xã hội thừa
nhận là lực lượng lãnh đạo duy nhất, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội.
3.3 Đảng đảm bảo sự ổn định của hệ thống chính trị.
Đảng còn có vai trò tiên phong, điều đó được thể hiện ở lý luận tiên phong
và hoạt động tiên phong. Nhân dân cần Đảng lãnh đạo với tư cách là lãnh tụ
chính trị, là người dẫn đường bởi Đảng được trang bị những lý luận tiên phong.
Trong đó, chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho
hoạt động của Đảng. Lý luận đó trước hết và chủ yếu là đem lại những căn cứ
khoa học cho việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng. Những bộ phận của Đảng trong hệ thống chính trị luôn làm việc, hoạt
động theo đường lối chính sách mà Đảng đề ra. Việc làm này đã tạo nên tính ổn
định của hệ thống chính trị nước ta.
3.4 Biểu hiện cụ thể về vai trò lãnh đạo của Đảng
Trong lĩnh vực giáo dục – một trong những lĩnh vực rất được Đảng quan
tâm chú trọng đến, Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng từ 15% đến
18%, số lượng các trường đại học tăng gấp 3,7 lần, số sinh viên tăng gấp 13 lần,
số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng tăng, tỷ lệ mù chữ ở nước ta đã
giảm rõ rệt…. Còn trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng đã thấy những tiến bộ
đáng kể: Đảng đã đưa Nhà nước ta thoát khỏi nền kinh tế bao cấp chuyển sang
nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiếp đó là thoát
- 10 -
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX; tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%, và gần đây là việc Việt Nam
đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm 2006, và trong những

năm gần đây Việt Nam đang từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trên đấu
trường quốc tế. Trong lĩnh vực đối ngoại, nước ta đã thường xuyên tổ chức các
cuộc gặp gỡ và hợp tác với các nước trong khu vực và cả trên thế giới như: Thái
Lan, Singapore, Mỹ, Pháp…. Ngoài ra vai trò của Đảng còn thể hiện trên nhiều
lĩnh vực khác (văn hóa, chính trị…) và trong phương châm hoạt động của các tổ
chức.
III. Phương hướng đổi mới Đảng trong hệ thống chính trị
Những năm vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đã
có nhiều đổi mới, tạo tiền đề cho việc kiện toàn và phát huy vai trò, hiệu lực quản
lí nhà nước, xây dựng và đổi mới hệ thống chính trị. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nước và hệ thống chính trị vẫn còn những khuyết điểm hạn chế,
phương thức lãnh đạo của Đảng còn chậm đổi mới, việc kiện toàn bộ máy của hệ
thống chính trị và công tác tổ chức cán bộ trên một số phương diện còn yếu.
Tình trạng Đảng bao biện làm thay, can thiệp sâu vào công việc thuộc chức
năng của Nhà nước vẫn còn tồn tại, chưa phát huy hết khả năng của các tổ chức
chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị và quyền làm chủ của nhân dân.
Để khắc phục khuyết điểm này, Đảng ta đã chủ trương và kiên quyết tự đổi
mới, chấn chỉnh. Với các phương hướng sau:
- Một là: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, trước hết là sự đổi
mới về nhân lực.
- Hai là: Thông qua các tổ chức Đảng để thự hiện tốt các chủ trương của Đảng
và Nhà nước đi sâu vào người dân.

- 11 -
Qua đây ta có thể thấy được Đảng ta đã và đang tìm mọi cách để thực hiện
tốt nhiệm vụ của một chính Đảng. Những công việc khó khăn vẫn còn ở phía
trước, chúng ta hãy đợi để chứng kiến những thành tích mới của Đảng ta.

KẾT LUẬN
Trải qua những chặng đường lịch sử gian nan, đầy vẻ vang Đảng ta đã

khẳng định được vai trò của chính Đảng là không thể thiếu và vô cùng cần thiết
cho nước ta. Đảng vẫn tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp để đáp ứng sự mong
mỏi của nhân dân và không ngừng hoàn thiện bản thân để có được sự đáp ứng tốt
nhất giành cho nhân dân. Có thể nói không có mấy Đảng Cộng Sản nào trên thế
giới có được thành tựu vẻ vang như Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một Đảng đã ăn
sâu vào trong từng người dân Việt Nam về vai trò của nó.

×