Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc và thời đại - tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.57 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Mỗi dân tộc phải tự khám phá con đường phát triển phù hợp với truyền
thống và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước mình. Trong công việc này,
chúng ta có tấm gương sáng ngời về tư tưởng đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Chính nhờ sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, sự kế thừa
truyền thống tốt dẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân lọai, Người đã vạch
ra đường lối cứu nước đúng đắn, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thành
công.
Hồ Chí Minh cũng phác thảo ra những đường nét lớn về chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, đã đưa dân tộc ta vượt qua những khó khăn, đã tránh được
cho dân tộc những thử thách khốc liệt không đáng có, nhưng đổ vỡ mất mát
không cần thiết,nhờ đó chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã vượt qua được cơn
bão táp thế kỷ,đứng vững và tiếp tục phát triển như ngày nay.
Thời đại ngày nay so với sinh thời Hồ Chí Minh đã có những biến đổi
sâu sắc. Cách mạng Việt Nam đang vận động trong bối cảnh quốc tế hết sức
phức tạp. Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh thì phải biết vận dụng tư
tưởng đổi mới của Người một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm mới của
dân tộc và thời đại.

1


NỘI DUNG
1. Mấy vấn đề chung
Thứ nhất, phải xuất phát từ thực tiễn (đổi mới hiện nay) và có quan
điểm lịch sử - cụ thể để xem xét, nghiên cứu và tìm tòi những sự vận dụng
cho đúng đắn. Vì chúng ta tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp cận tư tưởng
của một vĩ nhân. Toàn bộ những gì thuộc về tư tưởng Hồ Chí Minh bắt đầu từ
1911, kết thúc 1969. Phải nhấn mạnh điều này để tránh vào 1 khuynh hướng
sai lầm là hiện đại hóa Bác, lấy nhận thức của ngày hôm nay để áp vào tư
tưởng của các vĩ nhân trong quá khứ. Bác là sản phẩm của lịch sử, mà sản


phẩm của lịch sử bao giờ cũng chịu tác động của thời cuộc, hoàn cảnh. Thời
đại Hồ Chí Minh chưa có việc một đảng mác xít lãnh đạo xây dựng nền kinh
tế thị trường. Do đó, nhiều tư tưởng của Bác rất mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn
phải xem xét trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể.
Thứ hai, phải thấm nhuần, lĩnh hội đầy đủ và sâu sắc một số quan điểm rất
quan trọng của Hồ Chí Minh, trở thành sợi chỉ đỏ trong việc vận dụng:
+ Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng – phương pháp – phong cách.
Tư tưởng là lý luận, học thuyết. Phương pháp là cách thể hiện, cách thể hiện
của Hồ Chí Minh là ở trên tầm tư tưởng. Phong cách là bản sắc độc đáo của
Hồ Chí Minh, cái nói rõ Hồ Chí Minh là ai, phân biệt với những người khác.
+ Đó là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, nói ít làm nhiều,
chủ yếu là hành động. Có nhiều khi Bác ko nói, chỉ làm, lấy việc làm tự
nó nói lên tư tưởng. Điều này đòi hỏi phải bản lĩnh cao lắm mới làm được.
+ Đó là sự thống nhất giữa Đảng với Nhà nước, với dân. Đảng là đội
tiên phong của dân, là lợi ích cho dân, Đảng tồn tại là vì dân.

2


+ Đó là sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn. Nhà lý luận
Hồ Chí Minh có nhiều tư tưởng, quan điểm. Nhà hoạt động thực tiễn
Hồ Chí Minh có biết bao gương sáng trong thực tiễn. Ở Hồ Chí Minh đạt đến
một công thức: lý luận hóa thực tiễn và thực tiễn hóa lý luận. Lý luận hóa
thực tiễn là tổng kết thực tiễn để nâng lên thành lý luận. Thực tiễn hóa lý luận
là đưa lý luận vào cuộc sống, làm cho lý luận trở thành thực tiễn, gọi là hiệu
quả thực tiễn.
+ Đó là sự thống nhất giữa chính trị với khoa học với đạo đức với văn
hóa. Bác tự nhận mình là nhà chính trị chuyên nghiệp. Các hồ sơ, thẻ đi
dự Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva đều ghi là hoạt động chính trị. Một
nhà chính trị chuyên nghiệp 60 năm hoạt động như Bác mà cuối cùng trên

ngực Bác ko có tấm huân chương nào. Huân chương nào Bác cũng từ chối –
hai lần (huân chương Lênin của Liên Xô: Đây ko phải là phần thưởng riêng
cho cá nhân tôi mà của cả dân tộc Việt Nam cho nên tôi xin phép từ chối,
hoãn lại đợi đến khi miền Nam giải phóng, tôi xin thay mặt nhân dân Việt
Nam đi thăm Liên Xô và các nước anh em vui lòng nhận huân chương đó;
huân chương Sao vàng Quốc hội quyết định tặng Bác, Bác cũng từ chối. Bác
đề nghị trao cho bác Tôn, đợi khi nào miền Nam giải phóng đồng bào trao cho
tôi cũng chưa muộn).
Chính trị này được nâng lên ở tầm khoa học, có lý luận để vũ trang cho
nó. Bác là người phát hiện ra rất nhiều quy luật: quy luật ra đời của Đảng,
cách mạng Việt Nam theo quy luật độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội; cách mạng ở châu Á, phương Đông, trong đó có Việt Nam
có thể thắng lợi trước các nước chính quốc, nên ko cần chờ đợi, thụ động,
đem sức ta mà giải phóng cho ta; chủ nghĩa cộng sản dễ thâm nhập vào châu
Á hơn là ở phương Tây. Bác còn phát hiện ra những quy luật có tính nhân
văn, đây chính là sự bổ sung cho Mác. Mác nói: bản chất con người là tổng
hòa những mối quan hệ xã hội.
3


Người coi đạo đức là bệ đỡ tinh thần của hoạt động con người. Muốn
ko tha hóa thì phải có đạo đức. Đây là đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính. Đức là gốc, tài là quan trọng. Bài báo cuối cùng của Người “Kiên
quyết quyét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng” vẫn
là xoay quanh vấn đề đạo đức.
Văn hóa là cái tổng hợp, cái gì cũng xoay quanh văn hóa.
+ Hồ Chí Minh còn là biểu tượng tốt đẹp nhất về sự hài hòa (ko phải
là sự chia đều mỗi thứ mà là tính hợp lý, cân đối, ko có cực đoan, tuyệt đối
hóa mặt nào). Trong sự hài hòa của Hồ Chí Minh ta thấy rất toàn diện, Bác
ko bỏ một mặt nào. Trong đời sống xã hội có 4 lĩnh vực: kinh tế, chính trị,

xã hội, văn hóa. Gần đây ta nói thêm một mặt nữa đó là tự nhiên (Hồ Chí
Minh rất quan tâm tới tự nhiên, trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường).
Trong ứng xử Hồ Chí Minh cũng rất hài hòa, phải thấu tình đạt lý, phê bình
công việc chứ ko xúc phạm con người. Hài hòa dân tộc – quốc tế, đề cao dân
tộc mình nhưng ko xem nhẹ quốc tế, rất chú trọng truyền thống nhưng ko xem
nhẹ hiện đại, chú trọng các công việc thực tế hàng ngày mà ko rơi vào thiển
cận, thực dụng. Vì sự hài hòa đó nên Bác là một nhà biện chứng, tư duy uyển
chuyển, ko cứng nhắc, giáo điều.
Thứ ba, chú trọng nhận thức (về Hồ Chí Minh) nhưng cái đích tiến tới
phải là thực hành, hành động. Mà ngày nay đảng ta nói là “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ko tách rời giữa học và hành, trong
học có hành, trong hành cũng tiếp tục học. Chỉ khi hành mới đạt đến
mục đích của vận dụng. Thước đo của nó là làm cho con người phát triển
hoàn thiện hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội phát triển lành mạnh hơn. Làm
cho cái hay, tốt ngày càng nảy nở như hoa mùa xuân. Cái xấu, dở ngày càng
hạn chế và mất dần đi.

4


Thứ tư, sự vận dụng phải đảm bảo tính toàn diện, vào Đảng, vào
Nhà nước, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cộng đồng dân
cư ở thôn xóm, người Việt Nam ở nước ngoài… Nhưng phải rất chú trọng:
Đảng phải nêu gương vì Đảng là đảng cầm quyền, đảng viên đi trước làng
nước theo sau, đảng viên có tốt thì chi bộ mới tốt, chi bộ có tốt thì toàn đảng
mới mạnh.
2. Nội dung vận dụng tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh vào sự
nghiệp đổi mới hiện nay
2.1. Đổi mới tư duy
Điểm quan trọng đầu tiên có tính chất tiền đề là phải đổi mới tư duy,

ý thức, nhận thức. Thay đổi cách nghĩ để thay đổi cách làm. Cách nghĩ mới
thì cách làm sẽ mới. Người đổi mới là người năng động, sáng tạo. Còn người
ko chịu đổi mới là người bảo thủ, trì trệ. Tại sao Bác lại ko đi theo con đường
của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh dù đó là những bậc vĩ nhân ở hàng cha
chú? Vì con đường của họ cuối cùng đều thất bại. Bác vượt qua hết những
hạn chế đó, tìm cho mình 1 cách đi mới là dựa vào chính mình. Dân của một
nước thuộc địa mà lại đến tận bản xứ, quê hương của chủ nghĩa thực dân để
tìm hiểu về nó, người thuộc địa mà lại trở thành lãnh tụ của đảng cộng sản
ở bản xứ.
Muốn vậy phải chống giáo điều, dập khuôn, máy móc, sao chép, bắt
chước 1 cách mù quáng. Hồ Chí Minh là người sáng tạo, học rất nhiều nhưng
chỉ để tham khảo chứ ko bắt chước ai. Bác nói: phương Đông có gì hay cũng
phải học, phương Tây có gì hay cũng phải học, học cốt là để làm phong
phú mình, ko bắt chước, sao chép. Thời kỳ quan hệ các đảng cộng sản phức
tạp, lúc này ta còn phải phụ thuộc nhiều vào Liên Xô mà Bác vẫn tuyên bố:
ta và Liên Xô rất khác nhau, học tập kinh nghiệm của Liên Xô là cần thiết
nhưng làm khác với Liên Xô vẫn cứ là người mác xít.
5


Phải chống cực đoan. Người đưa ra cách giải quyết thấu đáo mối quan
hệ giữa cũ và mới, thực chất là kế thừa để phát triển.
Phải chống chủ quan duy ý chí. Bác là người đề rất cao ý chí (Quyết
chí ắt làm nên - Gian nan rèn luyện mới thành công) nhưng ko rơi vào duy
tâm, chủ quan duy ý chí.
Phải chống bệnh hình thức, phù phiếm, khoa trương – những bệnh
dễ gặp ở những người nhận thức kém, tư duy nông dân. Tặng hoa sinh nhật
Bác, Bác bảo lần sau nên tặng bí. Chuẩn bị đi xuống cơ sở, có khi đến phút
chót Bác báo hoãn để ko giương cờ trống đón Bác. Bác phê phán việc đua
nhau mở trường mở lớp như một thứ đại dịch.

Muốn đổi mới tư duy được thì phải rất chú trọng việc học để nâng
cao học vấn, học thức. Có hiểu biết, trí tuệ thì mới đổi mới được. Bác tưng
nói: đường đời là chiếc thang không có nấc chót, học tập là quyển vở ko
có trang cuối cùng. Bác tiếp khách nước nào nói tiếng nước đó, ko cần phiên
dịch. Lúc ở trên giường bệnh vẫn cố gắng học thêm 1 ngoại ngữ.
2.2. Xây dựng đảng
Phải xây dựng đảng thành 1 đảng chân chính cách mạng. Bác gọi Đảng
ta là con nòi của giai cấp công nhân, của dân tộc. Lịch sử đảng ta là cả một
pho lịch sử bằng vàng. Tốt nhất và thiết thực nhất là thực hành đúng 12 điều
về xây dựng đảng ở trong Sửa đổi lối làm việc.
Xây dựng đảng đầy đủ về các mặt: chính trị (để có đường lối đúng),
tư tưởng, tổ chức. Là đảng chiến đấu, hành động, trăm người như một.
Kỷ luật Đảng là kỷ luật sắt, ko ai bắt buộc nhưng phải theo, tuân thủ. Ở trong
đảng phải xây dựng của đạo đức, chú trọng rèn luyện lối sống. Đảng ban
hành Nghị quyết 19 điều cấm đảng viên ko được làm: với những người không

6


còn xứng đáng nữa thì lập tức xử lý, không đợi hết nhiệm kỳ, cũng không đợi
đến tuổi nghỉ hưu. Trong Nghị quyết còn ghi rõ là làm từ Tổng bí thư làm
xuống.
Chú trọng quy luật tự phê bình và phê bình – Bác coi đây là quy luật
phát triển của Đảng. Tự phê bình trước. Nhưng quán triệt phương châm
có lý có tình. Không được xuê xoa, thỏa hiệp, chín bỏ làm mười. Phải có tình
đồng chí thương yêu lẫn nhau. Phê bình công việc chứ ko xúc phạm con
người, làm tổn thương nhân cách. Bác còn cụ thể hóa thành phương châm:
có lỗi phải dũng cảm nhận lỗi, nhận lỗi trước dân không có gì đáng xấu hổ cả,
dân càng kính trọng. Môt Đảng mà không có dũng khí tự phê bình và phê
bình, không dũng cảm sửa chữa khuyết điểm, sai lầm là một đảng hỏng. Một

đảng mà dũng cảm sửa chữa sai lầm là đảng chân chính, cách mạng, mau mắn
thắng lợi.
Tất cả là nhằm củng cố quan hệ máu thịt giữa đảng với dân, dân
với đảng. Đảng phải gương mẫu hy sinh, phải vì dân. Tại Đại hội VI, tổng
Bí thư Trường Chinh đã nói: Đảng ta đã mắc rất nhiều sai lầm, trong khi đảng
mắc sai lầm mà dân vẫn kiên nhẫn chờ đợi đảng sửa chữa nên không được
phụ lòng dân. Câu nói này được dân chúng rất tin tưởng. Xa dân là làm mất
cơ sở xã hội của Đảng.
Phải gắn liền xây dựng Đảng - đổi mới Đảng – chỉnh đốn Đảng. Xây
dựng là việc thường xuyên, lâu dài. Đảng đã 82 tuổi. Phải đổi mới sao cho
đảng năng động, tháo vát, không trì trệ, bảo thủ. Chỉnh đốn thực chất là đuổi
ra khỏi đảng, thanh lọc đảng, thà ít mà tốt. Năm 192020, Lênin đuổi 15
vạn đảng viên ra khỏi đảng. Những việc này phải làm rất thận trọng vì đụng
đến vấn đề tổ chức, con người.
2.3.Xây dựng nhà nước dân chủ

7


Thực hành dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là 1 trong
những thực hành lớn nhất của Hồ Chí Minh, thể hiện rất rõ tư tưởng đổi mới.
+ Đề cao vai trò động lực của dân chủ. Thực hành dân chủ rộng rãi
là chiếc chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi khó khăn. Mọi sự bê bối, phức
tạp xảy ra chỉ vì vi phạm dân chủ.
+ Phải vận dụng nội dung thiết thực của dân chủ, chứ dân chủ không
đơn giản là một khái niệm khoa học, tuyên truyền hình thức. Muốn dân
chủ cho dân thì phải lo cơm ăn áo mặc, nhà ở, học hành, chữa bệnh cho dân.
Dân chỉ biết đến tự do dân chủ khi dân được ăn no mặc ấm. Năm 1946, Bác
chỉ thị: chúng ta phải làm ngay bốn việc: làm cho dân có ăn, có mặc,
có chỗ ở, được học hành.

+ Chú trọng tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước. Vì muốn
có dân chủ thì phải thông qua Nhà nước. Bác chỉ thị: xét xử ở tòa án mà sai
thì phải xin lỗi, bồi thường về vật chất và uy tín cho người ta, phải đăng công
khai lời xin lỗi trên báo. Muốn tăng cường hiệu lực của nhà nước thì phải làm
cho nhà nước này thành nhà nước pháp quyền dân chủ. Trong nhà nước pháp
quyền thì luật pháp là tối thượng, ko ai được đứng ngoài vòng pháp luật, kể
cả Chủ tịch nước. Luật pháp phải thiêng liêng như thần thánh, ai cũng phải
sợ (Trăm điều phải có thần linh pháp quyền).
Chú trọng xây dựng cả lập pháp (Quốc hội – cơ quan quyền lực cao
nhất), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Viện kiểm sát, tòa án). Tất cả theo
Hồ Chí Minh phải quang minh chính đại, mọi việc rõ ràng minh bạch, không
khuất tất, mù mờ. Phải công khai thông tin. Hiện nay Chính phủ có thể giao
dịch trực tiếp với người dân qua cổng điện tử. Nhà nước chuyển từ thống trị,
cai trị sang nhà nước dịch vụ công.

8


+ Đào tạo, bồi dưỡng công chức sao cho chính quy, hiện đại. Đủ
cả đạo đức, năng lực và nhất là đề cao trách nhiệm trước dân – chỗ mà hiện
nay đang yếu nhất. Trong đó 2 điểm nhấn quan trọng là: đạo đức của công
chức (cần, kiệm, liêm, chính) và kỷ luật công vụ. Bác đưa ra 1 hệ thống đánh
giá tiêu chí công chức, đưa ra từ năm 1946: thạo chính trị (đặt chính trị lên
hàng đầu), giỏi chuyên môn (làm nghề nào giỏi nghề đó), tinh thông
(tức đã đạt đến trình độ kỹ xảo) nghiệp vụ, tận tụy và mẫn cán với công việc
để làm đày tớ, công bộc trung thành của dân. Bác còn cụ thể hóa thành 6 lời
dạy với công an:
Với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính
Với công việc phải tận tụy
Với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành

Với đồng sự phải khiêm tốn, giúp đỡ, đoàn kết
Với nhân dân phải kính trọng, lễ phép
Với kẻ thù phải cương quyết, khôn khéo.
Chỉ có như vậy dân chúng mới được thụ hưởng hạnh phúc và dân chủ ko
bị biến dạng thành quan chủ.
+ Chống lãng phí, tham ô, quan liêu. Bản Di chúc thiêng liêng được
Bác viết ở mặt sau một tờ bản tin. Bác cho rằng cái lãng phí nguy hiểm nhất
là lãng phí thời gian, công sức (sức người, sức của). Lãng phí là không
thương dân. Tham ô là ăn cắp của dân, có tội với dân, kẻ thù của cách mạng.
Bác chỉ ra nguyên nhân của quan liêu là do xa dân, không tin dân, khinh dân,
ghét dân, không thương dân.

9


Phải cải cách thể chế, bộ máy, phương thức làm việc từ Đảng đến
Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể. Bây giờ ta gọi chung là đổi mới hệ thống
chính trị. Để đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của dân, thực hiện
dân là chủ và dân làm chủ.
Chú trọng ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện chính sách cho
đúng. Đây là điểm thiết thực nhất với dân, dân được hưởng hay dân bị thiệt
là do chính sách. Sở dĩ phải cải cách lương vì lương là một chính sách hàng
đầu.
Trong chính sách phải chú trọng: chính sách phải thiết thực, chính sách
thực chất là giải pháp; chính sách phải công bằng, công khai, dân chủ.
Phải đảm bảo cho người dân được tham gia đánh giá chính sách, phải
căn cứ vào tiếng nói của dân mà điều chỉnh chính sách cho hợp lý. Đặc biệt
là chính sách với nông dân, nông nghiệp, nông thôn (xóa đói giảm nghèo,
ngân hàng chính sách, chính sách dạy nghề cho nông dân, chính sách đất
đai…).

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới vào chính sách thì phải
quan trọng nhất là chính sách phát triển kinh tế, sản xuất, năng suất lao động.
Cụ thể bây giờ phải phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế,
xây dựng những thương hiệu, tăng thị phần của Việt Nam, kiểm soát nợ công,
không đặt nhà nước và chính phủ vào tình trạng vỡ nợ (vay nhiều, đến hạn
mà ko trả được), vỡ nợ về kinh tế dẫn đến phụ thuộc về chính trị, mất nước.
Chú trọng gắn chính sách kinh tế với chính sách xã hội, giải quyết các vấn đề
an sinh xã hội.
Chú trọng đề cao đạo đức, văn hóa, phải giáo dục, thực hành văn
hóa đạo đức trong toàn đảng, toàn dân. “Vì lợi… người”, “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội…”, “Dùng văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Phải thực
10


hành cái gọi là “đạo làm người” của người cách mạng. Giáo dục cho các thế
hệ người Việt Nam đức tính bao dung, khoan dung, đặc biệt là trong nền kinh
tế thị trường. Phải có tình thương giữa người với người. Tất cả những điều
này xoay quanh 1 chữ: chống giặc nội xâm – chủ nghĩa cá nhân – vị kỷ, vụ
lợi, tham lam, chỉ vì mình mà hại người. B gọi đây là căn bệnh mẹ, bệnh gốc,
đẻ ra hàng trăm bệnh con là những thói hư tật xấu làm hư hỏng tổ chức, cán
bộ, thậm chí làm đổ vỡ cả chế độ. Người trù tính, chống chủ nghĩa cá nhân là
phải chống suốt đời, liên tục; chống lại những thói hư hỏng, xấu xa trong
chính bản thân mình mà trước hết là trong cán bộ, đảng viên, những người
lãnh đạo.
3. Phương pháp vận dụng
- Luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, từ các công việc thực tế hàng ngày.
Không được ngồi trong phòng giấy “chỉ tay năm ngón”, “quần đầy báo
cáo áo đầy chỉ thị”. Tránh quan liêu, hành chính, phù phiếm.
Phân biệt thực tiễn (toàn bộ đời sống), thực tế (các công việc cụ thể),
thực hành (hành động) trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Chú trọng sự gương mẫu. “1 tấm gương sống còn hơn hàng trăm bài
diễn văn”. Sự gương mẫu này đi liền với đề cao trách nhiệm, đã hứa thì phải
làm, ko hứa suông. Giữ lời hứa là cả một sự tự trọng.
- Phải đúng và phải khéo. Đúng là chân lý, chính xác, là phạm trù khoa
học. Khéo là sự tinh tế trong ứng xử, là nghệ thuật, trở thành thứ văn hóa
Hồ Chí Minh. Nhờ cái tinh tế đó mới thu phục được nhân tâm. Bác không bao
giờ nặng lời để tránh xúc phạm người khác. Bác tinh tế trong cả lời khen và
chê, chê quá mức độ thì tủi thân, bi quan, tiêu cực, mất đi tình người; khen
quá mức thì dễ chủ quan.

11


- Đoàn kết, đại đoàn kết. Đây là phương pháp để quy tụ lực lượng,
phát triển phong trào, thực hiện cái gọi là đồng thuận. Bác hay dùng
chữ đồng: đồng tâm, đồng lòng, đồng ý, đồng chí để đi tới đồng hành (cùng
hành động), đồng thuận (thuận vợ thuận chồng). Nhờ đoàn kết mà chiến
thắng.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: động lực chủ yếu để
phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân. Mục tiêu chung của đại đoàn kết
hiện nay là “giữ vững độc lập thống nhất, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.

12


KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tư tưởng của
Người đang là sự phản ánh yêu cầu, nhiệm vụ lớn lao của thời đại, soi sáng
con đường phát triển tương lai của dân tộc và của nhân loại tiến bộ.

Tư tưởng của Người là tài sản tinh thần vô giá cho toàn Đảng, toàn dân
ta, là sự khái quát sâu sắc những quy luật phát triển và thắng lợi của cách
mạng Việt Nam trong những năm qua. Nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung tư
tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là vận dụng tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh là
một trong những nhiệm vụ cơ bản có tầm quan trọng hàng đầu nhằm đưa Việt
Nam vượt qua thách thức, nắm lấy vận hội để nhanh chóng vượt lên thế kỷ
mới.

13



×