Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng và giá cả của nền kinh tế việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.4 KB, 25 trang )

LỜIMỞĐẦU
********
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang bao trùm cả thế giới, Khi toàn cầu hóa về nền
kinh tếđang trở thành một xu hướng khách quan thì yêu cầu hội nhập nền kinh tế
quốc tế càng trở nên cấp bách.Toàn cầu hóa đòi hỏi mỗi nước phải liên kết với các
quốc gia khác để cùng phát triển.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung
của thế giới
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc phải có sự cạnh tranh,Việt Nam của chúng ta cũng vậy.Là một
nước đang phát triển, việc tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thế giới
đã vàđang đặt ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Sức cạnh
tranh là một yếu tố cần thiết, cấp bách và không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia,
hay bất kỳ dân tộc nào.
Kinh tế thế giới phát triển, quốc tế hóa thương mại đòi hỏi các nước phải xóa bỏ
rào cản,chấp nhận tự do buôn bán,vì thế mỗi nước phải mở cửa thị trường trong
nước, điều đó cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của nước đó phù
hợp với sự phát triển của thế giới. Do đó, chúng ta phải làm thế nào để nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam (về chất lượng và giá cả của hàng hóa
,dịch vụ) .Nhưng làm sao và làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế nước ta hiện nay đang là vấn đề hết sức nan giải và có thể nói làđầy khó khăn,
đang được nhiều người quan tâm.
Với trình độ và khả năng hiểu biết của mình còn hạn chế, em xin trình bày đề
tài:
“Nâng cao sức cạnh tranh (về chất lượng và giá cả) của nền kinh tế Việt Nam
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ,,
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần như sau:
1


I-


Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh.

II-

Thực trạng và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.

III- Quan điểm và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam.

2


NỘIDUNG
*****
I.Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh
1. Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và
trao đổi hàng hóa. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh, vì vậycó nhiều
định nghĩa khác nhau về cạnh tranh.Dưới đây là một quan niệm về cạnh tranh:
• Cạnh tranh là quan hệ kinh tế màởđó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm
mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủđoạn đểđạt mục tiêu kinh tế của mình,
thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các
điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể
kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất
kinh doanh là lợi nhuận,đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện
lợi.
• Cạnh tranh là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ
thể của nền kinh tế thị trường.
Mục đích của cạnh tranh : đó là tối đa hóa lợi ích của người sản xuất và người
tiêu dùng.

Các nhân tố cấu thành Sức mạnh cạnh tranh gồm có :
+ Chất lượng hàng hóa tốt.
+ Giá cả thấp.
+Thời gian vàđiều kiện dịch vụ.
trong bài này, chúng ta chỉ xét sức cạnh tranh của nền kinh tế (chất lượng và giá
cả)
Cạnh tranh được phân chia thành nhiều loại tùy theo từng góc đọ khác nhau.
Dưới góc độ thị trường, cạnh tranh được chia làm hai loại :
3


Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo.
• Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi không một hãng sản xuất nào(người bán ) có
thể can thiệp vào giá cả của thị trường. hay người bán của cạnh tranh hoàn
hảo là người bán chấp nhận giá của thị trường.
• Cạnh tranh không hoàn hảo : là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các
ngành sản xuất màởđó các cá nhân bán hàng hoặc các nhà sản xuất cóđủ sức
mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình trên thị
trường.
Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại : độc quyền nhóm và cạnh tranh mang
tính độc quyền.
Dưới góc độ các công đoạn của sản xuất- kinh doanh, có ba loại cạnh tranh,đó là
cạnh tranh trước khi bán hàng,trong quá trình bán hàng và sau khi bán hàng.
Còn dưới góc độ xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể trong cạnh tranh, có
cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.v.v...
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh vừa là một điều kiện, vừa là
một yếu tốđể kích thích kinh doanh, đồng thời cũng là môi trường vàđộng lực để
thúc đẩy sản xuất phát triển. Quá trình cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp
làm ăn kém hiệu quả,những quốc gia , dân tộc ko đủ sức cạnh tranh .
2. Những nhân tố quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khả năng cạnh tranh, cũng như những yếu tố quyết định của cạnh tranh bao
gồm:
2.1 Lợi thế so sánh:
4


Lợi thế so sánh, đó là những yếu tố, những thuận lợi mà một quốc gia cóđược .
Quốc gia nào cóưu thế về một hoặc một số hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, thì có
thể phát huy, tập trung vào sản xuất để có thể xuất khẩu mặt hàng đó ra nước ngoài
và quốc gia đó cũng có thể nhập khẩu những hàng hóa mà không có lợi thế so
sánh.
Lợi thế so sánh được hình thành trên cơ sở các điều kiện xã hội của một nước như:
cơ cấu kinh tế, chi phí lao động, trình đọ khoa học công nghệ, mức độ chuyên môn
hóa sản xuất...Việt Nam có các lợi thế so sánh trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tếđó là :
Vị tríđịa_chíng trị của Việt Nam trong vùng Đông Nam á
Việt Nam có vị tríđịa lý thuận lợi với ba mặt tiếp giáp với biển.Chúng ta cũng có vị
tríđịa chính trị trong Đông Dương và trong ASEAN, và một phần nào đó trong
APEC& ASEM. Nói chung vị tríđịa chính trị rất quan trọng,nếu biết khai thác thì
chúng ta có thể có vị thế cao trong vùng.
Về tài nguyên thiên nhiên:
Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú(đất,nước, rừng, biển,
khoáng sản, du lịch...).Vì vậy, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi và tiềm năng
đẻ phát huy lợi thế của mình. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phải sử dụng
nguồn tài nguyên đó như thế nào cho hợp lý. Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố mà
các quốc gia phát huy thế mạnh, lợi thế của mình trong khi mở cửa giao lưu với
các nước khác trên thế giới, chính vì vậy việc khai thác sử dụnh bừa bãi tài nguyên
thiên nhiên dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Do đó trong thời đại ngày
nay, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa họa công nghệ, cho phép con
người sử dụng chất xám, phát minh nghiên cứu từng bước tìm ra những vật liệu

nhân tạo thay thế cho nguồn tài nguyên hiện có. Việt Nam chúng ta có nhiều nguồn
tài nguyên chưa được khai thác hợp lý vàđúng mức đẻ phục vụ cho phát triển kinh
5


tế xã hội.Vì vậy, chúng ta cần phải biết khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên để tăng sức cạnh tranh trong việc sản xuất một số mặt hàng
cóưu thế.
Về nguồn nhân lực:
Nhân lực cũng là một yếu tố quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế . Bởi lẽ,
một lực lượng lao động đông đảo với trình độ cao sẽ sản xuất ra những mặt hàng
có chất lượng,ưu thế có thể xuất khẩu ra các nước trong khu vực. Việt Nam là một
nước dân sốđông, số người ởđộ tuổi lao động nhiều, hứa hẹn nhiều tiềm năng trong
việc nâng cao sức cạnh tranh của nên kinh tế nước ta. Dân số trẻ và nguồn nhân lực
dồi dào đã vàđang có xu hướng tri thức hóa. Tuy nhiên chúng ta có thể sẽ gặp vấn
đè khó khăn về việc làm, giáo dục, y tế& các dịch vụ xã hội khác. Thêm vào đó là
tình trạng sức khỏe lao động nước ta nhìn chung không được tốt như lao động các
nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất
hiện đại dẫn đến sản phẩm làm ra chất lượng không cao, hay là tốn nhiều thời gian
để sản xuất ra một sản phẩm.
Một quốc gia với dân sốđông, lực lượng lao động nhiều, nhưng chưa chắc đã là
một quốc gia mạnh màđiều quan trọng là trìng độ của người lao động phải được
thỏa mãn, đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hiện đại, với xu thế mở cửa hội
nhập.
2.2 Năng suất của nền kinh tế quốc gia:
Năng suất của nền kinh tế quốc gia xác định sự tăng trưởng của quốc gia đó. Và
vì vậy năng suất của nền kinh tếđược đo bằng giá trị hàng hóa và dịch vụđược sảm
xuất trên một đơn vị lao động, vốn nguồn lực vật chất của nước đó. Để tăng năng
suất lao động, chúng ta phải không ngừng giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành bằng
cách áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ...& sử dụng tốt hơn những nhân tố

6


sự tiến triển của năng suất và sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào ba
yếu tố tác động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau bao gồm: bối cảnh chính trị _
kinh tế vĩ mô,chất lượng hoạt động và chiến lược của các doanh nghiệp, chất lượng
của môi trường kinh doanh.
Bối cảnh chính trị và kinh tế vĩ mô : Sựổn định chính trị là một điều kiện tiên
quyết đối với cạnh tranh và sựổn định kinh tế vĩ mô cũng vậy nó sẽ thúc đảy không
chỉ cạnh tranh mà còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ,sự phồn thịnh của
một quốc gia. Vì thế các quốc gia cần phải xem xét làm thế nào , có những chính
sách đẻ khuyến khích và làm tăng năng suất trong các doanh nghiệp thì quốc gia đó
mới có thế mạnh trong cạnh tranh.
Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp : doanh nghiệp phải làm sao để sản
phẩm sản xuất ra có mức giá ngang bằng hoặc thấp hơn so với mức giá thị trường
nhưng chất lượng tốt và không cần tới sự trợ cấp của nhà nước.Điều đó phụ thuộc
vào yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.
Môi trường cạnh tranh :Năng suất của quốc gia phụ thuộc vào môi trường kinh
doanh. Môi trường kinh doanh bao gồm một số những yếu tố quan trọng : Thương
mại vàđầu tư; tài chính(chất lượng và sự hoàn hảo của hệ thống tài chính, ngân
hàng trong thị trường vốn ..), cải tổ hệ thống doanh nghiệp và thiết lập hệ thống
tổng công ty quản lý có hiệu quả,nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề:nâng
cao giáo dục, kỹ năng, phat triển thị trường sức lao động có hiệu quả; công nghệ.
Nói chung để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế một quốc gia thì quốc gia
đó cần phải xem xét những yéu tố quyết định sức cạnh tranh để từđó có những
chiến lược phát triển phù hợp.
3.Tính tất yếu nâng cao khả năng cạnh tranh:

7



Tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rộng khắp và nhanh
chóng.nóđã trở thành xu thế hiện nay,xu thế của thời đại và vì vậy, chúng ta không
một quốc gia nào có thể tách khỏi xu thế chung đó. Để có thể phát triển được, thì
quốc gia đó nhất thiết phải mở cửa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên,
muốn mở cửa và hội nhập thì nền kinh tế của quốc gia đó phải có sức cạnh tranh
với hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia khác .Vì vậy khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế quốc gia làđiều cần thiết.
Hơn nữa cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy
chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, công nghệđã trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra những thay đổi căn bản về
phương thức tiến hành thương mại trên phạm vi thế giới. Giờđây người ta có thể
ngồi một chỗđặt hàng qua mạng internet, biết được thông tin cập nhật hàng ngày...
Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lam cho phân công lao đọng
quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu.Nếu trước kia là phân công theo ngành, theo
sản phẩm thì giờđây phân công lao động theo chi tiết và theo quy trình công nghệ .
Và tiềm lực về yếu tố khoa học công nghệđanh trở thành yếu tố quan trọng trong
cạnh tranh. Các nước phát triển sẽ dần đi vào những sản phẩm có hàm lượng chất
xám cao và các dịch vụ có nền móng là công nghệ thông tin, còn các nước đang
phát triển sẽ tiếp nhận vai trò cung ứng các sản phẩm có hàm lượng chất xám trung
bình. Khoa học công nghệ tạo điều kiện cho các quốc gia, nhất là các nước đang
phát triển có thể nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo.
Nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, đang tạo ra một thị trường hàng hóa và
dịch vụ thế giới, một thị trường tài chính tiền tệ chung.Lĩnh vực luôn đi trước, đó
là thương mại.Quốc tế hóa thưong mại đòi hỏi mỗi quốc gia phải xóa bỏ rào cản,
chấp nhận tự do buôn bán.Mỗi nước phải mở cửa thị trường trong nứớc, thâm nhập
vào thị trưòng quốc tế. Khi tham gia vào quá trình hội nhập , chúng ta có cơ hội
thâm nhập vào thị trường thế giới đồng thời cũng có nghĩa là hàng hóa của chúng
8



ta phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.Chính vì vậy hàng hóa Việt
Nam phải có sự thay đỏi về chất đểđảm bảo có thểđứng vững trên thị trường trong
và ngoài nước.
Như chúng ta đã biết, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta hiện
nay còn yếu. chính vì vậy khi tham gia vào quá trình hội nhập, nếu không được
chẩn bị trước , rất có thể chúng ta sẽ bị thua thiệt.Vì vậy chúng ta phải chủđọng hội
nhập vào xu thế chung, tăng cưòng sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do đó
vấn đè có tính chất quyết định là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta.
Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu qua các năm

năm

XK

Tốc độ

(triệuUSD) tăng (%)
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004

ước 2005

2.985,2
4.054,3
5.448,9
7.255,9
9.185,0
9.360,3
11.541,4
14.482,7
15.027,0
16.705,8
20.149,3
26.504,2
32.233,0

15,7
35,8
34,4
33,2
26,6
1,9
23,3
25,5
3,8
11,2
20,6
31,5
21,6


NK

Tốc độ

(triệuUSD) tăng (%)
3.924,0
5.825,8
8.155,4
11.143,6
11.592,3
11.499,6
11.742,1
15.636,5
16.162,0
19.733,0
25.255,8
31.953,9
36.811,0

54,4
48,5
40,0
36,6
4,0
-0,8
2,1
33,2
3,4
21,8
27,9

26,5
15,4

Nhập siêu

(Triệu SD) nhập
938,8
1.771,5
2.706,5
3.887,7
2.407,3
2.139,3
200,7
1.153,8
1.135,0
3.027,2
5.106,5
5.449,7
4.648,0

4.Kinh nghiệm về nâng cao khả năng cạnh tranh của Trung Quốc :

9

Tỷ lệ
siêu (%)
31,4
43,7
49,7
53,6

26,2
22,9
1,7
8,0
7,9
18,2
25,3
20,6
14,4


Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa, vốn trước kia cũng có nền kinh tế
theo chếđộ kế hoạch hóa tập trung. Kể từ sau hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI(1978), Trung Quốc bước vào giai đoạn thực hiện
chuyển đổi nền kinh tế từng bước sang cơ chế thị trường với tiêu chí xây dựng một
nước xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Bằng việc áp dụng nhiều chính
sách mới phù hợp, Trung Quốc đãđưa nền kinh tế phát triển vượt bậc.
Trong lĩnh vực công nghiệp :
Để phát triển công nghiệp, Trung Quốc đã tiến hành cải cách thể chế và chính sách
trong công nghiệp tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của các loại hình doanh
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Trung Quốc xác định doanh nghiệp Nhà
nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc dân nói
chung. Trước năm 1994, Nhà nước căn cứ vào tính chất sở hữu đểáp dụng những
chính sách khác nhau, thực tế cũng nảy sinh ra những mâu thuẫn về quyền lợi và
nghĩa vụ giữa các loại hình doanh nghiệp. Sau năm 1994, cải cách thể chế doanh
nghiệp Nhà nước được tiến hành trong điều kiện các thành phần kinh tếđược cạnh
tranh bình đẳng trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước tập trung vào quản lý các
doanh nghiệp Nhà nước then chốt, liên quan đến quốc kế dân sinh, các doanh
nghiệp nhỏ cho phếp bán, cho thuê, hay sáp nhập, giải thể. Đồng thời xúc tiến cổ
phần một số doanh nghiệp Nhà nước. Phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước

đã chuyển từ quản lý trực tiếp thông qua kế họach mang tính pháp lệnh sang
phương pháp quản lý gián tiếp là chính.
Kinh tế tư nhân với nhiều loại hình cũng được khuyến khích phát triển. Nhà
nước đã quan tâm đến việc hòan thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ
môđể tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư nhân. Trong phát triển kinh tế,
nhà nước đã thực hiện điều chỉnh phương hướng đầu tư giữa công nghiệp và nông
nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.

10


Trong công nghiệp Trung Quốc đã chú trọng đầu tư vào thiết bị công nghệ.
Trong thiết bị kỹ thuật tổng thể của Trung Quốc đã rút ngắn khỏang cách từ 10 đến
15 năm so với các nước công nghiệp phát triển thế giới. Hiện nay, trang thiết bị của
ngành công nghiệp Trung Quốc đã có tới 20% đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của
thế giới đầu những năm 1990, 50% đạt kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những
năm 1980 và 30% đạt trình độ kỹ thuật của thế giới những năm 70 trở về trước.
Sự phát triển các xí nghiệp hương trấn :
+ Xí nghiệp là tên gọi chung của các xí nghiệp công thương nghiệp, xây dựng
họat động ở khu vực nông thôn Trung Quốc. Về cơ bản xí nghiệp hương trấn là xí
nghiệp ngoài quốc doanh. Các xí nghiệp hương trấn góp phần thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc làm ở
nông thôn. Xí nghiệp hương trấn đã sản xuất ra 2/3 hàng may mặc của cả nước, 1/5
sản phẩm dệt, 3/4 giày dép, 1/3 sản phẩm giấy, 1/3 sản lượng xi măng, 90% gạch
ngói, 50% phân lân, 15% thuốc trừ sâu và trên 50% công cụ máy móc nông nghiệp
nhỏ. Do đóđã góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Trung Quốc trên thị trường
khu vực và thế giới. Một số xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã liên doanh
với các xí nghiệp nước ngoài đãđưa ra nguyên liệu, mẫu mã hàng đến gia công,
đưa linh kiện đến lắp ráp, đưa thiết bịđến bổ sung và bao tiêu sản phẩm.
Về ngoại thương :

+ Trước khi cải cách và mở cửa, về cơ bản ngoại thương Trung Quốc do các
công ty chuyên ngành về ngoại thương cấp Trung ương quản lý. Trong quá trình
chuyển qua kinh tế thị trường, thể chế kinh doanh ngoại thương kiểu tập chung cao
độđã dần dần bị xóa bỏ. Thể chế ngoại thương được cải cách chính thức từ tháng 9
– 1984 ,về mặt kế hoạch đã thu hẹp những chỉ tiêu có tính chất mệnh lệnh, chỉ giữ
lại những chỉ tiêu đối với những mặt hàng xuất nhập khẩu trọng điểm. Thể chế
quản lý ngoại hối và thuế xuất nhập khẩu cũng được cải cách theo hướng có lợi
cho các đơn vị kinh doanh ngọai thương. Về cơ chế mới, các đơn vị ngoại thương
11


được tự do hơn trong kinh doanh vàđóng vai trò chủ thể của thị trường. Cơ chế
quản lý mới chú trọng phát huy tính năng động tự chủ tự chịu trách nhiệm về hiệu
quả sản xuất – kinh doanh của các tổ chức kinh tế.
Về cơ chếđịnh giá xuất nhập khẩu được áp dụng linh họat, thích ứng với sự
thay đổi của quan hệ cung cầu và hệ thống giá cả trên thị trường quốc tế. Cải cách
thể chế ngọai thương của Trung Quốc cho phép mở ra nhiều kênh xuất khẩu, kết
hợp công nghiệp với mậu dịch, nhằm xóa bỏ sự ngăn cách giữa sản xuất trong
nước với giao lưu quốc tế, hướng tới tiếp cận với các thị trường hiện đại.
Trung Quốc thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường, lấy một ngành làm
chính, kinh doanh nhiều loại, lấy buôn bán hàng đổi hàng là chính và buôn bán
ngoại tệ mang tính chất bổ sung. Đồng thời Trung Quốc tăng cường khâu dịch
vụsau khi bán hàng, lấy xuất khẩu hàng hóa nhằm thúc đẩy xuất khẩu kỹ thuật,
thiết bị vv...
Vềđầu tư của Trung Quốc ra nước ngòai :
Việc đầu tư ra nước ngòai của các doanh nghiệp được chính phủ Trung Quốc
đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nhằm tạo các kênh xuất khẩu vật tư và thiết bị.
Họat động này giúp các doanh nghiệp xâm nhập vào môi trường kinh doanh quốc
tế và làđiều kiện cần thiết cho phát triển và hội nhập. Các công ty này không
chỉđầu tư vào các nước đang phát triển mà còn xâm nhập vào cả Mỹ và Châu Âu.

Nhìn chung các doanh nghiệp tham gia họat động đầu tưở nước ngòai được tổ chức
và họat động tương đối đồng bộ, cóđội ngũ nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ
khá mạnh nên có khả năng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực và khả năng cạnh
tranh quốc tế tương đối mạnh.

II.Thực trạng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta :

12


Từ năm 1986, khi chúng ta bắt đầu tiến hành đổi mới, quá trình đó diễn ra chậm
chạp và gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện nay chúng ta đãđạt được nhiều thành tựu
trên nhiều mặt.
1.Những thành tựu đãđạt được của nền kinh tế nước ta
• a.Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
Do sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung
còn ở trình độ hạn chế. Nếu trước kia cạnh tranh chủ yếu tập trung trong lĩnh vực
lưu thông hàng hóa thì hiện nay cạnh tranh trong sản xuất, cạnh tranh về chất
lượng hàng hóa.Tuy nhiên cạnh tranh ở nước ta vẫn còn yếu kém, còn dấu vết của
cơ chế cũ, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhiều hành vi cạnh tranh không lành
mạnh. tiêu biểu như:
Nạn hàng giả tràn lan trên thị trường
Tình hình hàng giả tràn lan trên thị trường với địa bàn hoạt đọng ngày càng mở
rộng. Hàng giả hiện nay với thủđoạn làm giả ngày càng tinh vi, phức tạp gây ảnh
hưởng không nhỏ tới lợi ích người tiêu dùng, thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới tính mạng của họ.
Hàng nhái mẫu mã nhãn hiệu
Đó là những cơ sơ sản xuất kinh doanh những sản phẩm với chất lượng không tốt
nhưng lại mang nhãn hiệu gân giống với nhãn hiệu của một hãng sản xuất sản
phẩm đó nổi tiếng. Việc vi phạm bản quyền này diễn ra khá phổ biến, đã có rất

nhiều trường hợp xảy ra, nhưng do pháp luật quy định chưa chặt chẽ và còn nhiều
kẽ hở nên chung ta nhìn chung vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn xử lý tình trạng
này. Điều đóảnh hhưỏng nghiêm trọng tới uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp
không những ở trong nước, mà còn đối với những hàng hóa chúng ta xuất khẩu ra
nước ngoài. Hiện nay, các đơn vị kinh doanh dã cóý thức và trách nhiệm hơn đối
với sản phẩm của mình thông qua các đơn vịđăng kí bảo hộ quyền sở hữu công
13


nghiệp. Điều đó cho chúng ta thấy rằng tình trạng hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu,
mẫu mã ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nó không những ảnh hưởng nghiêm
trọng tới lợi ích, tính mạng của người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với những lớp sản phẩm, mẫu mã, nhãn hiệu đó và còn ảnh hưởng tới uy tín
của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và ngoài nứơc.
Vấn đề quảng cáo sai sự thật
Đây cũng là một vấn đềđáng quan tâm, cùng với quá trình cạnh tranh, hoạt động
quảng cáo diễn ra sôi động. Người tiêu dùng thông qua các quảng cáo, họ cóđược
thông tin về sản phẩm chủng loại với chất lượng, giá cả phù hợp với ttúi tiền. Thế
nhưng hoạt động quảng cáo không nên đi quá xa so với sự thật mà nên đi sát với
thực tếđể tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Đôi khi vẫn còn
tồn tại một số hình thức quảng cáo ở ngoài đường, vỉa hè như những sản phẩm
thuốc bổ, thuốc uống trẻ mãi không già, dầu gội đầu v.v..nhưng thực ra chỉ là lừa
bịp. Hoặc có những sản phẩm thuốc tẩy rửa, hóa chất không đảm bảo an toàn cho
người sử dụng được bày bán công khai. Hay là vừa quảng cáo cho sản phẩm của
mình, lại đồng thời so sánh với sản phẩm của hãng khác. Nhưng hiện nay thì tình
trạng này cũng đã dần dần lắng xuống và có thể nói là hầu như không còn. Đó chỉ
là doanh nghiệp làm ăn không chân chính hoặc là những tổ chức, cơ sở sản xuất
kinh doanh nhỏ lẻ.
Tình trạng bán phá giá, cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng.
Sản phẩm, hàng hóa của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam với giá rẻ hơn rất

nhiều so với sản phẩm nội địa. Điều đó làm cho hàng hóa của chúng ta không thể
cạnh tranh nổi so với hàng hóa Trung Quốc. Cùng với việc bán phá giá, đôi khi còn
xảy ra tình trạng cản trở quyền lựa chọn của người tiêu dùng, nhăm thực hiện độc
quyền bán. Chẳng hạn như những đại lý bán tạp phẩm, đồ uống chỉ bán một loại
nước ngọt duy nhất, có thể do hãng đóđã trả thêm tiền cho cửa hàng đóđẻ họ chỉ
bán duy nhất sản phẩm của mình...
14


Ngoài những vấn đề trên, nổi bật lên đó là việc các doanh nghiệp tham gia môi
trường cạnh tranh ở nước ta còn nhỏ bé, sức cạnh tranh còn yếu kém. Chỉ số doanh
thu phản ánh sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường; Quy mô vốn, quy
mô doanh thu có sự chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài so với các doanh nghiệp nhà nước. Đó là do những doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài có quy mô về vốn lớn do nước ngoài đầu tư vào, công nghệ kỹ thuật,
dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại .Chính vì vậy mà hiện nay nhà nước ta đã
bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cho phép người nước
ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp, nhưng đối với một số doanh nghiệp quan
trọng, then chốt thì nhà nước vẫn chiếm số lượng cổ phần lớn nhất, cụ thể là
khoảng trên 50% vốn cổ phần.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp vẫn còn trông chờỷ lại vào sự bảo hộ trợ giá của
nhà nước, do đó họ có sức ỳ và không năng động, nhạy bén trong cạnh tranh.Do
đó, sản phẩm họ làm ra thường có giá bán thấp hơn so với hàng hóa của các nước
trong khu vực và trên thế giới. Chính vì thế mà trong những năm gần đây, chúng ta
luôn bị Mỹ, Châu Âu kiện vì việc bán phá giá (Cá tra, Cá basa,tôm, giày da..)Do
nhà nước trợ giá, nâng đỡ cho các doanh nghiệp nên sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp yếu kém bởi sản phẩm làm ra nếu không được tiêu thụ hoặc tiêu thụ kém
thì nhà nước lại đứng ra thu mua hoặc trợ giá (đối với một số sản phẩm như
gạo,mía, cà phê..). Thêm vào đó, môi trường cạnh tranh chưa thông thoáng, chưa
tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, đăc biệt nhà nước chưa có biện

pháp, hay những chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các chủ thể kinh tế trong
nước. Môi trường cạnh tranh là những yếu tố, những mối liên hệ nằm ngoài khả
năng kiểm soát của các chủ thể kinh doanh như: chính trị, luật pháp, các chính sách
quản lý vĩ mô của nhà nước, dân tộc, phong tục tập quán...Trong đó, luật pháp, các
chính sách quản lý vĩ mô cụ thể có tác động quan trọng đến quá trình cạnh tranh
của các chủ thể kinh tế. Hiện nay, nhà nước ta đã có một số chính sách tạo điều
15


kiện cho hoạt động của các chủ thể sản xuất kinh doanh, nhưng đôi khi vẫn còn
nhiều bất cập (chẳng hạn như tình trạng nhiều cửa trong việc xin giấy phép cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mất thời gian khá lâu trong việc
đăng kí bản quyền với cục sở hữu và bảo vệ kiểu dáng công nghiệp, các chính sách
pháp luật quy định chưa rõ ràng về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam, nhưng hiện nay hệ thống pháp luật đang dần hoan chỉnh, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Nhìn chung, xét về sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta có nhiều nhân tố thúc
đẩy, cũng như kìm hãm sức cạnh tranh của nền kinh tế .Tuy nhiên hiện nay, nên
kinh tế nước ta đã bước đầu đạt được những thành tựu cơ bản.
• b. Thành tựu và hạn chế :
Sau đây là số liệu của một bài báo về những thành tựu đãđạt được của nền kinh tế
Việt Nam năm 2006 :
Theo công bố của tổng cục thống kê, nhiều chỉ tiêu kinh tế tháng hai và 2 tháng
tăng khá so với cùng kỳ năm trước và những biểu hiện khởi sắc trong các lĩnh vực
công nghiệp, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu, thương mại, giá cả, dịch vụ, du lịch.
Tuy nhiên dưới đây chỉđề cập đến lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu :
- Công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Khu vực ngòai nhà nước tiếp tục tăng
cao nhất, nhờđóđã chiếm 33,3% tòan ngàn, cao hơn tỷ trọng 31,7% so với
cùng kỳ năm trước, cao hơn cả tỷ trọng 29,2% của khu vực doanh nghiệp
nhà nước. Khu vực có vốn đầu tư nước ngòai tăng cao thứ hai, nhưng lại có

tỷ trọng cao nhất, lên 37,5%, cao hơn tỷ trọng 37% của cùng kỳ; nếu không
kể dầu mỏ và khíđốt, thì các ngành khác của các khu vực cóđầu tư nước
ngòai tăng cao và chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp
nhà nước là tín hiệu mới, đồng thời chứng tỏ hai khu vực này đã trở thành
động lực của tăng trưởng công nghiệp nói riêng và tòan bộ nền kinh tế nói
chung. Điều này chứng tỏ rằng nhà nước đã có những chính sách hợp lý thu
16


hút đầu tư nước ngòai vào Việt Nam, tạo nên một môi trường cạnh tranh đa
dạng và phong phú. Thêm vào đó công nghiệp tăng trưởng với tỷ lệ cao, đây
là một dấu hiệu đáng mừng bởi nền kinh tế nước ta đã chuyển dần sang công
nghiệp hóa.
- Xuất khẩu khởi sắc với kim ngạch đạt 5.565 triệu USD, với tốc độ tăng rất
cao : Khu vực kinh tế trong nước tăng 22,7%, khu vực có vốn đầu tư nước
ngòai tăng 32,8%. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng chủ yếu tăng
cao hơn tốc độ chung, như dầu thô; than đá; dệt may; giày dép; sản phẩm gỗ;
dây diện và cáp điện; sản phẩm nhựa; cao su. Đã có 10 mặt hàng đạt trên
100 triệu USD : Dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, sản phẩm gỗ, điện tử
máy tính, cà phê, gạo, cao su, than đá. Đóng góp lớn nhất vào tổng mức tăng
xuất khẩu ( 1.228 triệu USD ) có dầu thô, dệt may, giày dép, cao su, sản
phẩm gỗ ... Do xuất khẩu tăng nhiều hơn so với nhập khẩu, xuất siêu là 166
triệu USD việc tăng cao của kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu là tín hiệu khả
quan của năm nay đạt tăng trưởng cao và giảm nhập siêu. Xuất khẩu tăng
cao chứng tỏ rằng sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đãđược nâng cao
hơn.
Tuy nhiên còn có một số hạn chế như :
Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn dựa dẫm, ỷ lại vào sự bảo hộ của nhà nước,
nên khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hay việc hàng hóa nước
ngòai tràn vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh thì các doanh nghiệp không đủ sức

trống đỡ, cạnh tranh với hàng hóa các nước khác. Hay là các doanh nghiệp tư nhân
có quy mô còn nhỏ chưa có sự liên kết với nhau thành hiệp hội bảo vệ nhau khỏi
những vụ kiện về giá cả, chất lượng hàng hóa. Chẳng hạn như vụ kiện cá Tra, cá
Basa, tôm, giày da Việt Nam bán phá giá v.v...
Còn rất nhiều hạn chế nhưng trên đây chỉ nêu ra một số hạn chếđiển hình.

17


Sản phẩm các doanh nghiệp trong nước sản xuất ra do dây chuyền công nghệ hạn
chế, máy móc thiết bị lạc hậu nên chi phí sản xuất ra sản phẩm giá thành cao, chất
lượng cũng không được bằng so với sản phẩm của các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này tất yếu sẽ dẫn đến hậu quả sản phẩm của chúng ta không được tiêu thụ
mạnh ngay cả khi ở thị trường trong nước.
Bên cạnh nguyên nhân trình độ công nghệ lạc hậu, còn có nguyên nhân trình độ
tổ chức quản lý yếu kém và những hậu quả của cơ chế cũđể lại. Chúng có tác động
tương hỗ với nhau.
Chính sách bảo hộ của nhà nước đối với một số ngành công nghiệp dưới dạng
này hoặc dạng khác. Tính hai mặt của chính sách bảo hộ: Một mặt chính sách bảo
hộ có tác động tích cực giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam cóđiều kiện từng
bước đứng vững trên thị trường, giảm được áp lực cạnh tranh với các đối thủ mạnh
hơn mình. Nhưng mặt khác, việc kéo dài thời gian bảo hộ sẽ có tác động ngược lại,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽỷ lại vào sự bảo hộđó mà không tích cực đổi mới
công nghệ, thậm chí còn tìm cách hưởng những ưu đãi từ các biện pháp bảo hộđó.
Chúng ta cũng thiếu một đội ngũ cán bộ cần thiết cho việc tiếp nhận, triển khai
ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất trên cả hai mặt số lượng và chất
lượng.
Vấn đề xử lý giáđồng tiền Việt Nam cũng cóảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu
hàng hóa Việt Nam ra nước ngòai, có nghĩa là tác động đến sức cạnh tranh của
hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.


III./ Quan điểm và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam.

18


1. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong
thời kỳ 2001-201:.
Cơ sở lý luận của phương hướng.
+ Cách mạng khoa học công nghệ pháp triển nhanh như vũ bão làm khoa học công
nghệ trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp. Trình độ làm chủ thông tin,
làm chủ tri thức cóý nghĩa quyết định sự phát triển kinh tế . Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch nhanh, lợi thế của các quan hệ không ngừng biến đổi. Các ngành kinh tế giàu
hàm lượng chất xám phát triển nhanh, chu trình luân chuyển vốn, chu kỳđổi mới
công nghệ và sản phẩm được rút ngắn. . Vì thế trong những năm trước mắt, xu thế
bảo vệ, giữ gìn các giá trị nhân văn trong đó có môi trường sống sẽ ngày càng
mạnh dần lên. Công nghệ “sạch” sẽđược sử dụng nhiều hơn, và các “ sản phẩm
sạch” sẽ có nhiều cơ may thâm nhập thị trường. Nó còn tạo ra những thay đổi căn
bản phương thức tiến hành thương mại trên phạm vị toàn cầu.
+ Toàn cầu hoá kinh tế là xu hướng khách quan tiếp tục lôi cuốn các nước và mở
rộng trên khắp các lĩnh vực giao lưu kinh tế... Lợi thế phát triển chủ yếu của thế
giới ngày nay là trí tuệ và hàm lượng công nghệ cao chứ không phải là lao động rẻ,
tài nguyên phong phú và nguồn vốn. Đồng thời, các lợi thế này luôn chuyển đổi
tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, nền kinh tế nào càng kém phát triển
thì càng phải chịu nhiều thua thiệt và rủi ro do sự suy giảm về lợi thế so sánh gây
ra. Ngày nay cạnh tranh kinh tế toàn cầu đang trở nên quyết liệt khi các nước ngày
càng bị ràng buộc vào “ sân chơi chung”, “ luật chơi chung”. Trong cuộc cạnh
tranh ấy, khi cơ may vàđộ rủi ro của các nước sẽ không ngang sức nhau, sức mạnh
vàđiểm xuất phát của các quốc gia là khác nhau. Điều dễ thấy là các nước đang

phát triển và chuyển đổi nền kinh tế dễ bị thua thiệt do sự yếu kém về công nghệ,
vốn, cơ cấu kinh tế lạc hậu và kĩ năng tài chính, quản lý nền kinh tế.
+ Nhìn chung, nền kinh tế thới giới chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ trong những
năm đầu thế kỷ 21. Do nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ bị chững lại, nhất là
19


sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ. Tình hình này không chỉ tác động tiêu cực đến hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam mà còn xảy ra đối với nhiều nước trong khu vực.
Môi trường kinh tế và thương mại thế giới trong những năm tới tỏ ra khả quan hơn
thời kỳ 1997-1999. Tuy vậy khó có cở sởđể hy vọng vào sự khởi sắc ngay tức thì
sau cuộc khủng hoảng kinh tế- tài chính trầm trọng vừa qua. Kinh tế thế giới sẽ
phục hồi nhưng với tốc độ chậm khiến thương mại thế giới nói chung cũng như
xuất khẩu của nước ra nói riêng khó có thể phát triển với tốc độ cao.
2. Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Cơ cấu lại nền kinh tế và cơ cấu đầu tư nhằm hội nhập kinh tế có hiệu quả gồm:
+ Quan tâm phát triển các ngành, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh, duy trì
sự bảo hộ tạm thời của những ngành, những sản phẩm có tiềm năng cạnh tranh dài
hạn để có thể vừa xây dựng nền công nghiệp nội địa, vừa có khả nặng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
+ Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghệ chế biến
và dịch vụ trong GDP. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho có thể khai thác và sử
dụng các lợi thế vốn có như: lao động dồi dao, tài nguyên thiên nhiên phong phú,
đất đai màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi...Hơn thế nữa chúng ta tìm được
những lợi thế cạnh tranh vốn có.
+ Cơ cấu lại nền kinh tế phải phù hợp với chiến lược xuất khẩu làm trọng tâm.
Vì vậy cơ cấu xuất khẩu phải được đa dạng hoá, đồng thời phải xây dựng phát triển
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế lại kéo theo nó làđiều
chỉnh cơ cấu đầu tư( cơ cấu đầu tư nội địa). Cơ cấu đầu tư nội địa quyết định huy
động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nhàđù tư nước ngoài lại nhìn vào cơ

cấu bên trong, tìm kiếm những điều kiện thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam.
Chính sách thương mại: thương mại bao gồm thương mại hàng hóa, các loại
hình dịch vụ: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, viễn thông, du lịch.... Vậy trong quá
20


trình toàn cầu hoá, để giành được nhiều lợi thế, mở rộng các quan hệ kinh tếđối
ngoại, thì nhất thiết các chếđộ thương mại phải hướng tới các vấn đề:
+ Chú trọng hơn tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh
của xuất khẩu. Chất lượng của hoạt động xuất khẩu là khi hoạt động được tiến
hành một cách bài bản dựa trên chiến lược phát triển dài hạn. Hiệu quả của hoạt
động xuất khẩu được thể hiện qua các chỉ số: hiệu quả sử dụng các yếu tốđầu vào,
mức độđóng vào GDP...; chúng ta cần phát huy các lợi thế vốn có như: nguồn lao
động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú , vị tríđịa lý thuận lợi , qua đó làm
thế nào để cắt giảm chi phí bình quân đến mức tối thiểu mà vẫn đảm bảo chất
lượng sản phẩm mà vẫn đảm bảo hợp lý hoá quy trình sản xuất kinh doanh. Chính
vì vậy, bên cạnh các mục tiêu về tốc độ tăng trưởng, các biện pháp khuyến khích
xuất khẩu, chúng ta cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như
sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
+ Chính sách thương mại cần đảm bảo về mục tiêu chủđộng thâm nhập thị
trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá. Nhà nước cần có sự trợ giúp nhất
định thông qua việc hoạch định chiến lược và tài chính thâm nhập thị trường. Tích
cực đa phương hoá, cân bằng quan hệ với các đối tác chủ yếu, duy trì tốc độ tăng
trưởng trên tất cả các thị trường.
+ Cần khai thác triệt để chính sách thương mại để tạo thành thế mạnh của cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Chính sách thương mại cần khuyến khích sự phát triển của kinh tế
quốc doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tần dụng triệt để tiềm năng và khả năng thích ứng nhanh. Các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm và năng lực quản lý có thể có khả

năng cạnh tranh khi mở của nền kinh tế, tuy nhiên chúng ta cần chúý tới vai trò
chủđạo của các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước ta đang từng bước xây dựng

21


môi trường cạnh tranh lành mạnh, vì vậy buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận
cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường quốc tế.
3. Những giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta:
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những khó khăn trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Đứng trước việc hành hoá nước ngoài đang tràn ngập vào
Việt Nam với giá cả cạnh tranh và chất lượng sản phẩm tốt. Vậy các doanh ngiệp
nhà nước phải làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá cũng như dịc
vụ của mình?. Đây là một câu hỏi khó có thể trả lời bởi rất nhiều vấn đề xung
quanh, nhưng nhìn chung có thểđưa ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao khả
năng cạnh tranh. Trước hết, nếu như nói rằng lực lượng lao động nước ta dồi dào,
số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, đây là một điều toot nhưng trình
độ lực lượng lao động của chúng ta không đồng đều, về lao động chủ yếu là lao
động thủ công vì vậy năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm làm ra
không đồng đều. Do đó, Nhà nước cần có chính sách đào tạo tổ chức, bồi dưỡng tổ
chức những trường lớp dạy nghề có hiệu quảđể cho những lao động có trình độ lao
động cao. Tuy nhiên, việc đào tạo lao động xét về lâu dài chứ không thể một sớm
một chiều, đòi hỏi phải có thời gian nên Nhà nước cần có chính sách hợp lý, tạo
điều kiện cho người lao động hoặc hướng doanh nghiệp tới việc đào tạo nâng cao
tay nghề của người lao động. Nhà nước cần điều chỉnh cơ chếđào tạo sao cho khắc
phục được tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ”; mở rộng quy mô giáo dục đào
tạo( tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tận
dụng và nâng cao hiệu quả các hình thức giáo dục đào tạo giáo dục từ xa để từđó
nâng cao trình độ dân trí, và kỹ năng người lao động); mở rộng hệ thống giáo dục
dạy nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo...

Công nghệ dây chuyền máy móc thiết bị của chúng ta còn lạc hậu nên sản
phẩm sản xuất ra có chất lượng kém, giá thành lại cao vì vậy giải pháp đặt ra là
phải làm thế nào để phát triển khoa học công nghệ. Bởi lẽ ngày nay khoa học công
22


nghệđóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
trong thời kỳ mới.
+ Tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động kinh
tế. Trước hết chúng ta cần hiểu rằng khoa học công nghệ có liên quan mật thiết với
hoạt động kinh tế bởi sự phát triển khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy nền kinh
tế phát triển, và hoạt động kinh tế diễn ra sôi động; còn nếu không nó sé kìm hãm
hoạt động kinh tế hay nói cách khác hoạt động kinh tế diễn ra trì trệ. Vì vậy để tăng
cường sự gắn kết giữa khoa học công nghệ và kinh tế, chúng ta cần chủđộng nắm
bắt khi tiếp nhận một chuyển giao công nghệ mới, tránh tình trạng nhập công nghệ
một cách tựđộng; phải biết đánh giá bí quyết công nghệ. Đối với các tổ chức khoa
học không nên dựa dẫm vào sự bảo hộ, ưu đãi của Nhà nước mà phải không ngừng
nâng cao năng lực nghiên cứu, cạnh tranh thị trường, đào tạo đội ngũ cán bộ trình
độ cao.
+ Tiếp tục hoàn thiện các chính sách kinh tế( tài chính tiền tệ) nhằm tạo lập môi
trường thuận lợi nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trước tiên, chúng ta phải
tiếp tục hoàn thiện và mở rộng phạm vi hoạt động của thị trường vốn. Thị trường
vốn được hình thành và hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy sự ra đời của các doanh
nghiệp trong cạnh tranh cũng như là nhân tố trong việc ủng hộ các kế hoạch đổi
mới công nghệ, tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Từđó hạn chế tình trạng độc
quyền của một số doanh nghiệp đi trước góp phần lành mạnh hóa khả năng cạnh
tranh trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời cũng phải đưa ra một chính sách thuế
hợp lý, nhằm kích thích sản xuất khuyến khích các ngành sản xuất quan trọng. Mặt
khác thuế còn tỏ rõ sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự năng động
trong lưu chuyển vốn giữa các ngành kinh tế. Với ý tưởng đó, chính sách thuế phải

phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của nước ta, đơn giản hóa các sắc lệnh thuế.
Xây dựng lộ trình hợp lý phù hợp với điều kiện hiện nay của chúng ta và với cam
kết quốc tế về giảm thuế quan, thuế hoá hoá với việc xoá bỏ hàng rào phi thuế
23


quan. Ngân sách Nhà nước là khâu tài chính tập trung quan trọng nhất, là kế hoạch
tài chính cơ bản, tổng hợp của Nhà nước. Nó giữ vai trò chủđạo trong hệ thống tài
chính và có tính chất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy phải đảm bảo tính công bằng, minh
bạch, hiệu quả trong chi tiêu và quản lý tài chính.
+Tạo môi trường chính trị_xã hội và pháp lý thuận lợi, cải cách hành chính và
tăng cường vai trò của nhà nước, chính phủ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện vàđảm bảo quyền tự do
lựa chọn ngành nghề hay tự do ra nhập hoặc rời ngành đang kinh doanh, đang cạnh
tranh của các chủ thể kinh tế cũng như quyền tự do liên doanh liên kết trong các
hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế. Cải cách hành chính quốc gia, tăng
cường vai trò Nhà nước nhằm đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Chỉ có như vậy chúng ta mới cóđủ sức mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường để tạo ra một thếđứng vững chắc không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn
trên phạm vi toàn thế giới.

KẾTLUẬN
********
Như vậy, để tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường với mức
độ cạnh tranh khốc liệt ngày càng cao thì các doanh nghiệp Việt Nam không còn
cách nào khác là phải đầu tư chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
bằng các biện pháp chủ yếu là cải tiến, đổi mới công nghệ.

24



Bên cạnh đó, cần thiết phải kết hợp hài hòa, chọn lọc các biện pháp bổ sung một
cách thích hợp như hoàn thiện lại các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo cơ chế thông
thoáng cho đầu tư...
Quá trình đưa Việt Nam hội nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đang đến
gần, cơ hội mở ra trước mắt chúng ta đãđến rất gần nhưng thách thức cũng không
phải là còn xa nữa. Đây chắc chắn là một bước tiến quan trọng trong quá trình kinh
tế Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Và chúng ta, khi đã tham gia vào
một sân chơi lớn như vậy, nếu không có một năng lực cạnh tranh cao, có một sức
mạnh trên thị trường để cạnh tranh với các nước khác thì sao có thể giành phần
thắng về mình. Do đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thực
sựkhông chỉ là vô cùng quan trọng, cấp thiết, mà nó còn cóý nghĩa to lớn, từđó
phát huy nội lực và tạo thế và lực mới, đưa vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế
lên một tầm cao mới trong tương lai.

25


×