Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức(lý luận) và thực tiễn từ đó rút ra phương pháp luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.23 KB, 21 trang )

1|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
(TÀI CHÍNH CÔNG)
----------

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức(lý luận) và thực
tiễn. Từ đó rút ra phương pháp luận.
Nhóm 1-Lớp HC
Giáo viên hướng dẫn: Cô


2|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN NHÓM 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA
LÝ LUẬN (NHẬN THỨC) VÀ THỰC TIỄN. TỪ ĐÓ RÚT RA PHƯƠNG
PHÁP LUẬN.
LỚP HỌC PHẦN:


3|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

Thành viên nhóm 1:


1. Đỗ Quốc Anh( Nhóm trưởng)
2. Lê Quỳnh Anh
3. Nguyễn Hồng Anh
4. Nguyễn Thị Lan Anh
5. Nguyễn Thị Mai Anh
6. Nguyễn Thị Vân Anh
7. Nguyễn Thy Anh
8. Phạm Thị Vân Anh
9. Trịnh Hải Anh
10.Đàm Ngọc Ánh

LỜI MỞ ĐẦU
Nhận thức và thực tiễn có quan hệ chặt chẽ thống nhất với nhau, đồng thời
nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đời sống xã hội của chúng ta. Nó
chính là phương thức mang tới thành công cho mỗi cá nhân, tổ chức và một
chính đảng nào đó.
Nhận thức đúng và giải quyết hợp lý mối quan hệ biện chứng tác động qua
lại của lý luận và thực tiễn, dùng lý luận làm kim chỉ nam cho hoạt động


4|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, thực tiễn phải là cơ sở,
động lực của nhận thức và tiêu chuẩn của lý luận. Ngược lại, nhận thức
không đúng và giải quyết không tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn sẽ
dẫn đến chủ nghĩa giáo điều, chủ quan duy ý chí, tất nhiên hậu quả để lại là
thất bại thậm chí còn thất bại một cách nghiêm trọng.
Vấn đề quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong

triết học xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì vậy việc tìm hiểu mối
quan hệ biện chứng giữa nhận thực và thực tiễn là vô cùng quan trọng, cần
thiết.
Nhận thức là gì? Thực tiễn là gì? Con người có khả năng nhận thức được thế
giới hay không?...là những vấn đề cơ bản của triết học mà mọi trào lưu,
khuynh hướng triết học khác nhau, đặc biệt là triết học truyền thống phải
giải quyết. Sự tác động qua lại giữa nhận thực và thực tiễn ra sao? Vai trò
của chúng đối với nhau như thế nào?

I. THỰC TIỄN VÀ TÍNH CHẤT CỦA THỰC TIỄN

1. Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích có tính lịch sử- xã hội
của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội phù hợp với nhu cầu của
mình. ( Chỉ có con người mới có hoạt hoạt động thực tiễn).

2. Tính chất của thực tiễn
- Tính vật chất: Khi hoạt động thực tiễn con người sử dụng công cụ vật chất
để tác động vào đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích nhất


5|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

định. Mặt khác nếu như sử dụng công cụ vật chất( hoặc không sử dụng công
cụ vật chất) để hoạt động nhưng không tác động vào đối tượng vật chất
đòng thời tạo ra của cải tinh thần thì đó chưa phải là hoạt động thực tiễn.
-VD:
+Người nông dân dùng đụng cụ lao động tác động vào đất đai, cây trồng,…

để tạo ra thức ăn, lương thực thì đó là hoạt động thực tiễn và nó mang tính
vật chất.
+Học sinh ngồi học trên lớp là hoạt động trí tuệ chưa phải hoạt động thưc
tiễn.
- Tính xã hội: Chỉ có con người mới có mục đích, con người muốn có của
cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của mình vì vậy nên đã thực hiện hoạt động
thực tiễn nhằm đạt được mục đích của mình.
VD:
+Con người muốn có cơm để ăn nên người ta đã cày, bừa đất, cấy lúa, gặt
lúa, làm ra gạo nấu thành cơm để ăn… trái lại con vật thì hoàn toàn phụ
thuộc vào tự nhiên.
- Tính sáng tạo: Con người có tư duy có ý thức nên con người đã sáng tạo
nên các phương tiện công cụ để thực hiện hoạt động nhận thức.
VD:
+ Cái cày, cái cuốc đều là con người sáng tạo ra nhằm tác động vào đất đai
để trồng trọt…

3. Các hình thức cơ bản của thực tiễn
a. Hoạt động sản xuất vật chất
- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của
thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người dùng những công cụ lao
động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần
thiết để nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động bằng : lao động phổ thông, (chân
tay), lao động trí óc, cộng với các phương tiện, dụng cụ lao động, máy móc
kỹ thuật để sản xuất và tái sản xuất mở rộng ra vật chất (sản phẩm, hàng
hóa) phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xã hội.
-VD: Hoạt động sản xuất ra lúa gạo, thực phẩm, quần áo, hàng hóa tiêu
dùng, xây dựng công trình xây dựng...Phát minh ra các loại máy móc, thiết
bị công nghệ tiên tiến hiện đại, các phương tiện giao thông như: xe máy, ô

tô, máy bay, tàu hoả…

b. Hoạt động chính trị xã hội
-Là hoạt động của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các đảng phái chính trị
trong xã hội. Được kết hợp giữa trí óc và các hoạt động xã hội khác, có điều
lệ, cương lĩnh, nguyên tắc, tổ chức....riêng.


6|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

-VD: Hoạt động của các tổ chức : Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ,Hội người
cao tuổi, Đoàn thanh niên CS Hồ Chí minh, Hội cựu chiến binh, Hội chữ
thập đỏ...

c. Hoạt động thực nghiệm khoa học
-Là một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt động được
tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc
lặp đi lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những
quy luật biến đổi, phát triển của đối trượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này
có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong thời kỳ
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại…
-VD: việc trồng rau trong nhà kính, xây dựng vườn bách thảo, các công viên
quốc gia, nuôi cấy mô, thực nghiệm sinh học, nghiên cứu vũ trụ trong môi
trường không trọng lượng, nghiên cứu thực nghiệm các môn khoa học tự
nhiên…
=> Kết luận chung: Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có chức
năng quan trọng khác nhau. Không thể thay thế cho nhau nhưng chúng có
mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong MQH đó, hoạt động

sản xuất vật chất lại có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối
với các hoạt động thực tiễn khác. Bởi vì nó là hoạt động nguyên thủy nhất và
tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con
người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tính quyết định
nhất với sự sinh tồn và phát triển của con người. Không có hoạt động sản
xuất vật chất thì không thể hình thành được các hoạt động thực tiến khác.
Các hình thức hoạt động thực tiễn khác, suy cho cùng cũng bắt nguồn từ
thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ cho thực tiễn sản xuất vật chất.
Dựa trên quan điểm của duy vật biện chứng, thực tiễn gồm 2 chức năng
quan trọng: thứ nhất là chuyển cái tinh thần thành cái vật chất, tức là khách
quan hóa chủ quan. Thứ hai là chuyển cái vật chất thành cái tinh thần, tức
là chủ quan hóa khách quan. Vì vậy thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối
với nhận thức, nó chính là cơ sở mục đích, động lực của nhận thức, là tiêu
chuẩn kiểm tra chân lý.
II. NHẬN THỨC VÀ TÍNH CHẤT CỦA NHẬN THỨC

1. Nhận thức là gì?
-Do hoàn cảnh, điều kiện sống, yêu cầu của lao động con người thường
xuyên tiếp xúc với sự vật hiện tượng xung quanh, qua đó con người nhận
thức được các nét cơ bản của sự vật hiện tượng( Con người gò đá thấy lửa).
Vậy nhận thức là gì?
-Theo Từ điển giáo dục học:” Nhận thức là quá trình hay kết quả phản ánh
và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”.


7|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

-Theo cuốn Giải thích thuật ngữ Tâm lý- Giáo dục học:” Nhận thức là toàn

bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được mã hóa, được
chuyển hóa, được lưu giữ và sử dụng”
-Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá
trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các
thành tựu khoa học, C. Mác và Ph. Angghen đã xây dựng nên học thuyết
biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc
cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm
khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa
trên các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức
con người.
Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan; coi nhận thức là sự phản ánh thê giới khách quan vào bộ óc con người,
là hoạt động khách quan của chủ thể; thừa nhận không có gì là không thể
nhận thưc được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được.
Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự
giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trinh tự từ chưa biết đến
biết, tư biết ít đến nhiều, tư chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu săc và toàn
diện hơn,..
Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức và là
tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Theo quan điêm duy vật biên chứng, nhận
thức là một quá trình. Đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiêm
đến trình độ nhận thức lý luận; tư trình độ nhân thức thông thường đến trình
độ nhận thức khoa học.
Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩaduy vật biện chứng khẳng định: nhận
thức là quá trình phản ánh biện chứng tích cực, tự giác và sang tạo thế
giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.


2. Các cấp độ nhận thức
a. Nhận thức kinh nghiệm
-là nhận thức hình thành từ sự quan sát các sự vật hiện tượng trong giới tự
nhiên, xã hội hoặc qua các hiện tượng nghiên cứu khoa học .Kết qủa của
nhận thức kinh nghiệm là những tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có 2 loại
là tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học. Hai
loại tri thức đó có thể bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau.
- Hạn chế: Chỉ dừng lại ở sự mô tả sự vật do đó chỉ đem lại những hiểu biết
về các mặt riêng rẽ, bề ngoài, rời rạc, chưa phản ánh được bản chất và quy


8|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

luật của sự vật, hiệng tượng.
VD: Nhìn vào một chai nước nhận thức kinh nghiệm sẽ giúp ta biết được
hình dạng, kích thước của nó, tuy nhiên không thể biết được loại nước bên
trong chai nước.

b.Nhận thức lý luận
-là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái
quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức
khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau. Trong mối quan hệ
đó, nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận; nó cung cấp chi
nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể; nó trực tiếp gắn chăt với
hoạt động thực tiễn, tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa bổ sung
cho lý luận đã có và tổng kết, khái quát và tông kết thành lý luận mới. Tuy
nhiên nhận thưc kinh nghiệm còn hạn chế ở chỗ nó chỉ dừng lại ở sự mô tả,

phân loại các sự kiện, các dữ kiện thu được từ sự quan sát và thí nghiệm trực
tiếp. Do đó nó chỉ đem lại những mặt hiểu biết về các mặt riêng rẽ, bề ngoài,
rời rạc, chưa phản ánh được các bản chất, nhưng mối liên hệ mang tính quy
luật của các sự vật, hiện tượng. vì vậy nhận thức kinh nghiệm tự nó không
bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu. Ngược lại, mặc dù được
hình thành từ sự tổng kết những kinh nghiệm, nhưng nhận thức lý luận
không hình thành một cách tự phát, trưc tiếp từ kinh nghiệm do tinh độc lập
tương đối của nó, lý luận có thể đi trước nhưng dữ kiện kinh nghiệm, hướng
dẫn sự hình thành những tri thúc kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn nhũng kinh
nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, góp phần lam biến đổi
đời sống của con người, thông qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm
từ cái là chỗ cụ thể, riêng lẻ đơn nhát thành cái khái quát, có tính phổ biến.

c.Nhận thức thông thường
-là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt
động hàng ngày của con người.
-Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đăc điểm,chi tiết, cụ
thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy nhận thức thông thường
mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn liền với những quan niệm sống thực
tế hàng ngày, Vì thế, nó có vai trò thường xuyên và phổ biến chi phối hoạt
động của mọi người trong xã hội.
VD: câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa
thì râm”.

d. Nhận thức khoa học
-là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản
ánh đặc điểm, bản chất, những quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Sự
phản ánh này diễn ra dưới sự trừu tượng logic. Đó là các khái niệm, phạm



9|

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

trù và các quy luật khoa học.
-Nhận thức khoa học vừa có tình khách quan, trừu tượng, khái quát, lại vừa
có tính hê thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một hệ thống
các phương phap nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật
ngữ khoa học để diễn tả sâu sác bản chất và quy luật của đối tượng trong
nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt
động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ hiện đại
VD: Phạm trù khối lượng, gia tốc trong vật lý, phạm trù điểm đường thẳng
trong toán học.
Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học là hai bậc thang khác
nhau về chất của quá trình nhận thức, nhằm đạt tới những tri thức chân thực.
giữa chung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận
thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xay
dựng nội dung của khoa học. Mặc dù đã chứa đựng những mầm mống của
những tri thức khoa học cần phải thông qua quá trinh tổng kết, trừu tượng,
khái quát đúng đắn của các nhà khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trinh độ
nhận thức khoa học, nó lại có tác động trở lại nhận thức thông thường, làm
cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho
quá trinh con người nhận thức thế giới.
Nhận thức có vai trò quan trọng nhất là nhận thức khoa học vì nó có tính
ứng dụng và đem lại hiệu quả cao.

3. Tính chất của nhận thức
a. Các giai đoạn của nhận thức
Theo quan điểm của phép tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con
người đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu

tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai
đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ
hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, như sau:
 Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn
đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác
quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.
-Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
+ Cảm giác: là hình thức nhận của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động
trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi
sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ
bên ngoài thành yếu tố ýthức. Lenin viết: "Cảm giác là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan”. Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu
được thuộc tính cụ thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn
hiểu biết bản chất của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự


10 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

vật. Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn".
VD về cảm giác: Tay động vào vật nhọn thấy đau, chạm vào nước đá thấy
lạnh,….
+Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật
khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác
là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận
thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc
tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó,
nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là
thuộc tính không đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không

còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức
phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
VD về tri giác: Nghe thấy vài nốt nhạc cũng có thể đoán được tên bài hát,
Đi qua bãi rác thải thấy mùi bốc lên biết được đó là mùi khó chịu,….
+Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn
chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác
động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố
trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có
sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của
yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc
tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
VD biểu tượng: Thả chim bồ câu biểu tượng của khát vọng hòa bình, hình vẽ
cái cân trong tòa án biểu tượng cho sự công bằng.
-Giai đoạn này có các đặc điểm:
+ Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
+ Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản
chất và không bản chất. Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
+ Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ
bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn
lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.
 Nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản
ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức
như khái niệm, phán đoán, suy luận.
- Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc
tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái
quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự
vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa
có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và
phát triển.
-Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để



11 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
- Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau
để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
VD: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng" là một phán đoán vì có sự
liên kết khái niệm "dân tộc Việt Nam" với khái niệm "anh hùng". Theo trình
độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán
đoán đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim
loại) và phán đoán phổ biến (ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán
đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh bao quát rộng lớn nhất về
đối tượng. Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối
liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất
trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa biết được
mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến. Chẳng hạn
qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện
giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống
nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn
lên hình thức nhận thức suy luận
. - Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với
nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí
dụ, nếu liên kết phán đoán "đồng dẫn điện" với phán đoán "đồng là kim loại"
ta rút ra được tri thức mới "mọi kim loại đều dẫn điện". Tùy theo sự kết hợp
phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà
người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.
- Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức

mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.
-Giai đoạn này cũng có hai đặc điểm:
+ Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.
+ Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
 Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính không tách bạch nhau mà luôn
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không
có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được
bản chất thật sự của sự vật. Nhận thức trở về thực tiễn, ở đây tri thức được
kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói cách khác, thực tiễn có vai trò kiểm
nghiệm tri thức đã nhận thức được. Do đó, thựctiễn là tiêu chuẩn của chân
lý, là cơ sở động lực, mục đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận
thức không chỉ để giải thích thế giới mà để cải tạo thế giới. Do đó, sự nhận
thức ở giai đoạn này có chức năng định hướng thực tiễn.

b. Phân loại nhận thức
 Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng
- Nhận thức kinh nghiệm


12 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

- Nhận thức lý luận
 Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự
vật
- Nhận thức thông thường
- Nhận thức khoa học

4. Chân lý

- Khái niệm : Mọi quá trình nhận thức đền dẫn tới sự sáng tạo ra những tri
thức, tức là những hiểu biết của con người vê thực tại khách quan, nhưng
không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực tại khách quan,
bởi vì nhận thức thuộc về sự phản ánh của con người đối với thực tại khách
quan đó. Thực tế lịch sử nhận thứccủa toàn nhân loại cũng như của mỗi con
người đã chứng minh rằng, những tri thức mà con người đã và đang đạt
được không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tế khách quan; trái lại có
nhiều trường hợp không phù hợp, thậm chí là đối lập với thực tế khách quan.
-Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp
với thực tế khách quan; sự phù hợp đó được chứng minh bởi thực tiễn.
Theo Lê-nin “Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình : tư
tưởng (=con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng một sự đứng im
chết cứng,một bức tranh (=hình ảnh) đơn giản, lờ mờ, nhợt nhạt, không
khuynh hướng, không vận động.
-K. Marx: "Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lí
khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lí luận mà là một vấn
đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lí".
Ngoài ra, khi xem xét về các tính chất của chân lí, người ta đưa ra 4 tính
chất: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể. Nói về
mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của
chân lí, Lenin viết: "Chân lí tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân
lí tương đối đang phát triển; chân lí tương đối là những phản ánh tương đối
đúng của một khách thể tồn tại độc lập với nhân loại; những phản ánh ấy
ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân lí khoa học, dù là có tính tương
đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lí tuyệt đối".

III. BẢN CHẤT MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬN THỨC VÀ
THỰC TIỄN
Mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn ra sao? Trước tiên ta cần phải hiểu
Mối liên hệ là phạm trù triết học như thế nào? Tính chất của nó ra sao?

Các mối liên hệ mang tính đa dạng, mỗi lĩnh vực khác nhau của thế giới và
biểu hiện những mối liên hệ khác nhau, rất phong phú và nhiều vẻ. Mỗi loại
mối liên hệ khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng. có thể phân chia theo từng cặp như mối liên hệ bên


13 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

ngoài và bên trong, chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ gián tiếp và trực tiếp. sự
phân chia này chỉ mang tính tương đối vì mỗi cặp mối liên hệ chỉ là một mắt
xích, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến, chúng có thể chuyển hóa lẫn
nhau tùy vào phạm vi bao quát của mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và
phát triển của sự vật và hiện tượng. tuy nhiên sự phân chia nàylại rất cần
thiết vì qua đó sẽ xác định được vị trí và vai trò trong sự vận động và phát
triển của sự vật.
Từ việc nghiên cứu về mối liên hệ triết học Mác-Lênin đã rút ra quan điểm
toàn diện trong nhận thức, khi nhận thức thì chúng ta cần phải có một cái
nhìn toàn diện, tránh những quan điểm phiến diện chỉ xết sự vật, hiện tượng
ở một mối liên hệ mà đã vội vàn đưa ra kết luận về bản chất hay tính quy
luật của chúng. Bên cạnh đó các sự vật ,hiện tượng còn có rất nhiều mối liên
hệ, các mối liên hệ có vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, phát triển
của sự vật. Do vậy khi nghiên cứu sự vận động và phát triển của sự vật cần
dựa vào thực tiễn cụ thể để tiến hành phân loại các mối liên hệ để thấy rõ nội
dung, vai trò, vị trí của từng mối liên hệ và từ đó có cách tác động phù hợp
nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong các hoạt động của con người.

1. Bản chất của mối quan hệ
-Kết quả của quan hệ nhận thức là tái hiện lại đối tượng trong ý thức, là mô

hình nhận thức của đối tượng. Còn kết quả của hoạt động thực tiễn là sự cải
tạo vật chất đối với đối tượng.
-Thực tiễn chỉ có mặt ớ nơi có các hình thức hoạt động có đối tượng cảm
tính, có sự cải tạo đối tượng trên thực tế, chứ không phải là trong suy nghĩ.
Do vậy hoạt động nhận thức khoa học, giáo dục, tuyên truyền không phải là
thực tiễn. Bản thân khoa học chỉ có khả năng đem lại bức tranh lý tưởng về
thế giới trong nhưng đặc trưng, bản chất của nó. Vấn đề cũng không thay đổi
cả khi khoa học trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp. Bởi khi đó,
bản thân lực lượng sản xuất tồn tại với tư cách là hình thức được đối tượng
hoá của khoa học, còn khoa học vẫn tiếp tục là hình chức hoạt động tinh
thần của con người, là sự phản ánh lý tưởng hiện thực.

2. Tính chất của mối quan hệ
Đúng là nhận thức không thể thiếu thực tiễn song luận điểm đó không đồng
nhất giữa hai hình thức hoạt động khác nhau là thực tiễn và nhận thức:
 Thứ nhất : cần lưu ý rằng tham gia vào thực tiễn chỉ gồm có
các kết quả đã đạt đượctrong quá trình nhận thức trước đó. Các kết quả đó
đối với hoạt động nhận thức cómột giá trí độc lập, còn đối với hoạt động
thực tiễn thì chỉ là cơ sở lý luận, có giá trịnhư là một mô hình của tương lai.
Ý thức và sản phẩm của nó ( mục đích, mô hình, lýtưởng), trong trường hợp
này, không có một giá trị độc lập, nó không có nhiệm vụ cảibiến đối tượng
cảm tính của tự nhiên hay xã hội.


14 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

 Thứ hai: đương nhiên là có một cơ chế (cho dù nó chưa được
nghiên cứu đấy đủ) để đưa các kết quả hoạt động nhận thức vào thực tiên.

Chính cơ chế này đã chế địnhmột khuynh hướng nghiên cứu mới - nghiên
cứu triển khai. Đây là một lĩnh vực mớimẻ, đòi hỏi chúng ta phải có những
nỗ lực to lớn. Song một điều hiển nhiên là thựctiễn cải tạo xã hội do quần
chúng tiến hành đòi hỏi phải hoạch định mục đích, chươngtrình, phải nhận
thức các nhiệm vụ chiến lược và sách lược. Chính vì vậy mà nókhông thể
thiếu nhận thức lý luận, nhận thức được tiếp biến vào các mục đích và
cácchương trình, phục tùng nhiệm vụ cơ bản của thực tiễn cải tạo xã hội.
-Như vậy, giữa nhận thức và thực tiễn bao giờ cũng tồn tại một mối
liên hệ không thể tách rời. Song cho dù thực tiễn có hàm lượng nhận thức
nhiều đến đâu đi chăng nữa,thì thực tiễn và nhận thức vẫn tồn tại với tư cách
là hai lĩnh vực tương đối độc lập củahoạt động xã hội và bao giờ hình ảnh lý
tưởng (kết quả của hoạt động nhận thức)cũng đi trước hoạt động thực tiên.
Nói cách khác, hoạt động bao giờ cũng bao hàm hai khâu cơ bản và mối
liên hệ giữa chúng luôn mang tính lịch sử - cụ thể - đó là khâu nhận thức
(sản xuất ra tri thức) và khâu thực tiễn (cải tạo hiện thực ).
-Mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức còn được làm sáng tỏ hơn và
cụ thể hơn khi chúng ta xét nó từ quan hệ chủ thề - khách thể.
+ Thực tiễn là khâu trung gian cơ bản giữa chủ thể và khách thề.
+ Chủ thể ở đây không đơn giản là con người có tư duy nhận thức, con
người bằng xương thịt. Chủ thể được thể hiện qua tồng thể các đặc trưng xã
hội của nó, còn thực tiễn là phương thức cơ bản để nó tác động đến khách
thể.
+ Thực tiễn có thề nói, là hình thức liên hệ thực tại khách quan, nhờ đó
mà chủ thể tự đối tượng hoá bản thân, các ý định và mục đích của mình
trong khách thề, phát triển các năng lực của mình.
+ Như vậy, ngoài thực tiễn, chủ thể không có một phương thức nào để
chuyển từ bức tranh lý tưởng về thế giới sang việc thực hiện nó trong thế
giới.
-Nếu ở phần trên chúng ta đã nói rằng thực tiễn là quá trình cải tạo vật
chất hiện thực,thì thông qua quan hệ chủ thể - khách thể, thực tiễn thể hiện

là phương thức chủ thể chuyển hoá cái ý mệnh mục đích, động cơ... thành
cái vật chất, khách thể được cải tạo phù hợp với mục đích. Trọng tâm ở đây
được đặt vào hai mặt của một quá trình thống nhất: Từ cái ý niệm đến cái
vật chất.
+Nếu chúng ta nhấn mạnh, tuyệt đối hoá sự cải tạo vật chất, thì sự định
hướng thực tiễn bởi ý thức sẽ bị biến mất, và do vậy, thực tiễn bị biến thành
một hành vi máy móc, vô thức.
+Còn nếu tuyệt đối hoá sự sự chuyển biến cái ý niệm thành cái vật chất,


15 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

thì chúng ta không thể quan niệm thực tiễn là một quá trình khách quan, và
như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.
=>Từ đó suy ra rằng thực tiễn và nhận thức không thể là tuyệt đối đối
lập với nhau. Tính tương đối của sự đối lập ấy trước hết được quy định bởi
điều là:
-Quan hệ nhận thức của con người với thế giới không bao giờ có thề là
quan hệ tuyệt đối biệt lập với thực tiễn. Hơn nữa, quan hệ nhận thức luôn
phục tùng thực tiễn, phục vụ thực tiễn và phát triển trên cơ sở cải tạo thực
tiễn xã hội. Nó, rốt cuộc, phải dựa trên cơ sở quan hệ thực tiễn với hiện thực.
Đến lượt mình vốn là hoạt động của chủ thể có ý thức và ý, thực tiễn luôn
bao hàm quan hệ nhận thức của chủ thể với khách thể với tư cách là vòng
khâu đặt mục đích của hoạt động thực tiễn.
-Song, sự đối lập tuyệt đối đó không có nghĩa là không có sự đối lập
tuyệt đối giữa nhận thức và thực tiễn.Nhận thức do thực tiên chế định và
phục vụ thực tiễn, song chúng có tính độc lập tương đối, mang những đặc
trưng riêng của hoạt động. Cả khi tạo thành một thể thống nhất trong khuôn

khổ của hoạt động xã hội, chúng vẫn là những mặt khác nhau của hoạt động
đó. Chỉ khi được đưa vào thực tiễn, ý niệm, tư tưởng, nhận thức mới có thể
"cải tạo" thế giới. Nếu dừng lại trong lĩnh vực ý thức, chúng không có khả
năng cải biến một cái gì ngoài khả năng ý thức. Các tư tướng, tự chúng,
không phải là thực tiễn, mô hình lý tướng về xã hội tương lai thiếu sự cải tạo
vật chất chỉ là mô hình nhận thức.Cần phái nhấn mạnh tính đặc thù, tính độc
lập của nhận thức để không rơi vào chủ nghĩa thực dụng thiển cận, để phát
hiện ra các quy luật phát triển của riêng nhận thức, tính kế thừa lẫn nhau
giữa các hình thái ý thức xã hội khác nhau.
-Song, cũng cần nhấn mạnh một điều khác là: Tính độc lập tương đối
của nhận thức là có tính chất tương đối. Thí dụ, nhận thức cách mạng hoàn
toàn không phải là thực tiễn cách mạng. Tuy nhiên vốn được sinh ra bởi các
nhu cầu của thực tiễn xã hội, nhận thức cách mạng trở thành một bộ phận
cấu thành tất yếu của thực tiễn xã hội.
Khi tiên đoán tương lai, bản thân nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn quá khứ
và hiện tại.Nhận thức hoàn thành một chức năng nào đó trong xã hội không
phải là ở ngoài khuôn khổ của thực tiễn, mà là ở bên trong bản thân thực tiễn
xã hội.
-Mối quan hệ giữa nhận thức và thực tiễn, được vạch rõ cả trên các
bình điện bản thể luận lẫn nhận thức luận.
+Trước hết, cần phải phân biệt tính chất của mối liên hệ này với tính
chất của mối liên hệ giữa ý thức và vật chất. Vật chất có thể tồn tại thiếu ý
thức, song thực tiễn không thể tồn tại thiếu nhận thức, đương nhiên là hình
thức và trình độ của nhận thức có thể rất khác nhau ( cho tới tư duy lý luận).


16 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH


Nếu các đặc tính "thứ nhất" và "thứ hai" áp dụng được vào quan hệ giữa vật
chất và ý thức, thì chúng lại không áp dụng được vào quan hệ giữa thực tiễn
và nhận thức. ở đây chỉ có thể nói tới phương diện chủ đạo của một chủ thể
thống nhất. Nói cách khác, xét về phương diện bản thể luận, nhận thức và
thực tiễn tạo thành một thể thống nhất trong hoạt động xã hội tổng hợp. Sự
đối lập của chúng trong khuôn khổ của sự thống nhất này là tương đối. Mặc
dù vật chất và ý thức là các mặt đối lập tương đối về mặt bản thể luận, song
vật chất là tiên đề, là nguyên nhân phát sinh của ý thức, trong khi đóthực tiễn
không thể thiếu nhận thức.
+Xét về phương diện nhận thức luận, nếu vật chất và ý thức là tuyệt đối
đối lập , thì thực tiễn và nhận thức lại không tuyệt đối đối lập nhau. Mọi ý
kiến khác đều có nghĩa rằng thực tiễn, về nguyên tắc, không thể là phương
tiện đối chiếu tri thức về hiện thực và bản thân hiện thực. Các nhà duy vật
trước Mác đã nhìn thấy điều đó nhưng họ không biết đối chiếu tri thức với
đối tượng và do vậy, họ đã bất lực trước các lý lẽ của chủ nghĩa duy tâm và
bất khả lý luận. Nếu tuyệt đối đối lập thực tiễn với nhận thức, thì chúng ta
cũng sẽ vấp phải vấn đề đó. Vậy, đâu là bước chuyển từ lý nhận thức
đến thực tiễn? Trong khi đó cuộc cách mạng được C.Mác thực hiện trong
nhận thức luận chính là ở chỗ: ông đã đưa thực tiễn vào nhận thức ở lĩnh vực
mà ý thức tuyệt đối đối lập với vật chất, Mác đã phát hiện ra khâu trung
gian, bước chuyển từ cái ý niệm đến cái vật chất và từ cái vật chất đến cái ý
niệm. Thực tiễn xã hội hoàn thành vai trò thước đo chân lý và cơ sở của
nhận thức chính là do nó không đối lập tuyệt đối mà đối lập tương đối với ý
thức về mặt nhận thức luận và do nó luôn là hệ thống những hoạt động nhằm
đạt tới mục đích xác định. Do vậy, không nên tuyệt đối hoá cả tính chủ quan
lẫn tính khách quan của thực tiễn.
-Quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức là một quá trình mang tính lịch
sử xã hội cụ thể. Quan hệ giữa chúng là quan hệ biện chứng. Nắm bắt được
tính chất biện chứng của quá trình đó là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp
chúng ta luôn có được một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ

nghĩa thực dụng thiển cận, cũng như chủ nghĩa giáo điều máy móc và bệnh
lý luận suông.

IV. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA THỰC TIỄN VÀ
NHẬN THỨC
1. Tác động của nhận thức đến thực tiễn
-Lý luận đóng vai trò soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Nhờ những đặc
trưng ưu trội so với tri thức kinh nghiệm mà lý luận có vai trò hết sức to lớn
đối với hoạt động thực tiễn của con người. Lý luận khoa học, thông qua hoạt


17 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

động thực tiễn của con người góp phần làm biến đổi thế giới khách quan và
biến đổi chính thực tiễn.
VD: Từ những tri thức có được do rút kinh nghiệm qua bao năm bao thế hệ
người nông dân sử dụng để chăm sóc cây trồng:
‘ Khoai đất lạ, mạ đất quen’.
VD: Từ những nghiên cứu, thí nghiệm, tính toán trên lý thuyết, các nhà khoa
học đã áp dụng để chế tạo ra các phương tiện đi lại, thuốc chữa bệnh, các
công trình xây dựng,… phục vụ cho con người.
- Lý luận khoa học góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên, tập hợp quần
chúng để tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn rộng lớn của đông đảo
quần chúng.
VD: Các môn khoa học được đưa vào giảng dạy
-Lý luận đóng vai trò định hướng, dự báo cho hoạt động thực tiễn, giúp
cho hoạt động thực tiễn bớt mò mẫm, vòng vo, chủ động, tự giác hơn.
VD: Nếu như trước kia người cổ đại phải làm rồi mới biết( vô tình dùng cái

cây chọc vào cái quả thì mới biết dùng cái cây có thể lấy quả), còn bây giờ
chúng ta biết rồi mới làm, từ lý luận, nhận thức tính toán kỹ càng chính xác,
thử nghiệm rồi mới áp dụng vào thực tiễn.
- Hoạt động thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả một khi con
người vận dụng được những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong
chính hoạt động thực tiễn của mình. Thực tiễn phát triển nhờ sử dụng những
nhận thức đúng đắn đạt được trong hoạt động thực tiễn.
- Thực tiễn phát triển là nhờ những vận dụng đúng đắn những nhận thức
chân lý mà con người đã đạt được trong quá trình thực tiễn của mình.

2. Tác động của thực tiễn đến nhận thức
Hoạt động thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của
nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý,kiểm tra tính chân lý của quá trình
nhận thức.Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận
thức;nó đề ra nhu cầu,nhiệm vụ,cách thức và khuynh hướng vận động và
phát triển của nhận thức.

a. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
- Thực tiễn tác động vào đối tượng làm cho nó bộc lộ thuộc tính như thế nào,
là cơ sở cung cấp cho nhận thức phản ánh thế giới vật chất. Trên cơ sở đó,
con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung cấp "vật liệu" cho
nhận thức. Không có thực tiễn thì không thể có nhận thức.
-Nhận thức ngay từ đầu đã xuất phát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Do
yêu cầu sản xuất vật chất và đấu tranh cải tạo xã hội buộc con người phải
nhận thức thế giới.
VD:Việc đo đạt ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp - La Mã cổ
đại là cơ sở cho định lý Talét, Pitago... ra đời. Lý luận Mác - Lênin là sự khái


18 |


HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

quát thực tiễn CM lịch sử XH, là sự đúc kết những tri thức kinh nghiệm và
tri thức lý luận trên các lĩnh vực cụ thể để xây dựng nên hệ thống lý luận KH
hoàn chỉnh.
-Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn,
các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn. Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng
thời cũng là đối tượng của nhận thức. Nhờ có thực tiễn mà con người nhận
thức ngày càng sâu sắc và đầy đủ thế giới xung quanh.
-Mọi sự hiểu biết của con người dù gián tiếp hoặc trực tiếp đều bắt nguồn từ
thực tiễn. Nhờ sự tiếp xúc, tác động vào sự vật hiện tượng mà con người
phát hiện ra các thuộc tính, bản chất của chúng.Về phương diện thực tiễn,
trên cơ sở sự tương tự về cấu trúc giữa các quá trình diễn ra trong giới tự
nhiên vô sinh, sự sống và xã hội(tư duy) người ta đã chế tạo ra hệ thống máy
tự động, hoạt động theo cơ chế tương tự bộ não và các giác quan con người
-Xét về các phương diện đều có sự phát triển nhờ vào vai trò của thực tiễn
với nhận thức: Về phương diện Toán học, sự thống nhất của toán học với
thế giới quan triết học biểu hiện ở chỗ chúng xác nhận những tư tưởng cơ
bản của chủ nghĩa duy vật: tư tưởng về sự thống nhất vật chất của thế giới và
tính có thể nhận thức được của thế giới đó. Các khoa học khác như vật lý
học, sinh học đã có những đóng góp quan trọng vào việc luận chứng cho sự
thống nhất này. Có thể nói rằng cùng với sự phát triển của khoa học và thực
tiễn các lý thuyết toán học ngày càng có khả năng đi sâu vào việc luận
chứng cho tư tưởng về sự thống nhất vật chất của thế giới. Chẳng hạn, cùng
một phương trình có thể diễn tả sự phân huỷ chất phóng xạ, sự sinh sản của
vi khuẩn, sự tăng trưởng của nền kinh tế...

b. Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn luôn đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi nhận thức phải trả lời.

Nói cách khác, thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức giải quyết.
-Như vậy, thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức (lý luận), mọi tri thức dù
hình thành ở trình độ nào, giai đoạn nào, xét đến cùng, đều bắt nguồn từ thực
tiễn.
VD: Dịch cúm H5N1 đòi hỏi con người phải chế tạo vacxin phòng chống để
ngừa lây lan dịch bệnh.

c. Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức của con người bị
chi phối bởi nhu cầu sống, nhu cầu tồn tại. ngay từ khi xuất hiện trên trái đất,
con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh để tồn tại. Nghĩa là, nhận thức
của con người đã bị chi phối bởi nhu cầu thực tiễn.
- Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được
vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Nói khác đi, chính thực tiễn là


19 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

tiêu chuẩn đánh giá giá trị của tri thức - kết quả của nhận thức.
- Nếu nhận thức không vì thực tiễn mà vì cá nhân, vì chủ nghĩa hình thức,
chủ nghĩa thành tích thì nhận thức sớm muộn sẽ mất phương hướng.
VD: Nhà bác học Điêzen đã viết giả thuyết về động cơ sử dụng chất thải
công nghiệp làm nhiên liệu và giả thuyết của ông đã được ứng dụng để chế
tạo ra các loại động cơ chạy dầu như hiện nay.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức
- Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự đúng sai của nhận thức, lý luận.
Thông qua thực tiễn, con người mới "vật chất hóa" được tri thức, "hiện thực

hóa" được tư tưởng. Thông qua quá trình đó, con người có thể khẳng định
chân lý, bác bỏ sai lầm. Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách
biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính
tuyệt đối thể hiện ở chỗ, thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu
chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm. Tính
tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát
triển. Cho nên, khi thực tiễn đổi thay thì nhận thức cũng phải thay đổi cho
phù hợp. Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây, hiện nay vẫn phải
được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn.
-Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng
thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại.
-Thực tiễn mang tính khách quan có tích lịch sử xã hội, thực tiễn là cơ sở là
tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức đúng sai.
-Chỉ có đem những tri thức tu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn mới
đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
VD: -Cùng học một bộ sách, lên lớp cùng nghe một cô giáo giảng bài nhưng
nếucó ý thức, nhận thức tốt thì khi thi sẽ mang lại điểm cao, ngược lại nhận
thức kém thì sẽ bị điểm kém. Vậy thực tiễn đã quay lại để kiểm tra nhận
thức, lý luận.
- Bác Hồ khẳng định:’ Không có gì quý hơn độc lập tự do’ và Bác đã chứng
minh điều đó đúng bằng thực tiễn, bằng việc giành lại độc lập dân tộc, diệt
giặc đói giặc dốt mang lại cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân Việt Nam.
- Có những lý luận chỉ cần thực tiễn kiểm tra một lần, 1 vài lần, 1 vài ngày,1
vài tháng, 1 vài năm là xong. Nhưng có những lý luận phải kiểm tra hàng
nghìn lần hàng thập kỷ mới biết đúng hay sai.
=> Nhận thức có sự phát triển từ thấp tới cao.
KẾT LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ
Ý THỨC - Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
-Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức, là nguồn gốc sinh ra ý thức.Não người là dạng vật chất có tổ chức cao,

là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức.Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt


20 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
-Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người, là hình ảnh của thế
giới khách quan.Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức quyết định nội
dung của ý thức.
Ý thức có tính độc lập tương đối tác động trở lại vật chất:
-Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất có tính năng động sáng tạo
nên có thể tác động trở lại vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan
thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
-Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, có tác dụng thúc đẩy hoạt
động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Ý thức
phản ánh ko đúng hiện thực khách quan ở mức độ nhất định có thể kìm hãm
hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội.

V. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn có ý
nghĩa rất quan trọng, giúp chúng ta tránh được bệnh kinh nghiệm cũng như
bệnh giáo điều và rút ra được những quan điểm đúng đắn trong nhận thức và
cuộc sống.
Trước hết, cần phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu
cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, sâu
sát thực tiễn, tổ chức hoạt động thực tiễn để triển khai lý luận, phải coi trọng
công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung phát triển lý luận. Việc nghiên cứu lý
luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành, tránh tình trạng quan

liêu, bàn giữaấy, sách vở, xa rời thực tiễn.
Đồng thời cần phải phát huy vai trò của lý luận đối với thực tiễn. Phát
huy vai trò của lý luận yêu cầu phải nâng cao trình độ tư duy lý luận, đổi
mới phương pháp tư duy cho toàn Đảng, toàn dân nghĩa là chuyển từ tư duy
kinh nghiệm sang tư duy lý luận, từ tư duy siêu hình, duy tâm sang tư duy
biện chứng duy vật; đổi mới công tác lý luận, hướng công tác lý luận vào
những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ những căn cứ khách quan của
đường lối chính sách của Đảng.
Nếu coi thường thực tiễn và tách rời lý luận với thực tiễn thì sẽ dẫn đến sai
lầm của bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều.
+ Bệnh kinh nghiệm: là căn bệnh tuyệt đối hóa kinh nghiệm, nhận
thức và hành động chỉ dựa vào kinh nghiệm, đề cao vai trò thực tiễn, hạ thấp
lý luận, không chịu học hỏi để vương lên, không coi trọng việc tổng kết thực
tiễn để khái quát thành lý luận. Thể hiện ở chỗ tuyệt đối hoá kinh nghiệm,
coi thường lý luận, “chỉ biết tối ngày vùi đầu vào công tác sự vụ”, ít đào sâu
suy nghĩ, nhất là đối với những người trình độ văn hoá kém, ít quen đọc sách
và suy nghĩ, áp dụng kinh nghiệm một cách thiếu sáng tạo.
+ Bệnh giáo điều: là căn bệnh tuyệt đối hóa lý luận, nhận thức và hành


21 |

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH

động chỉ dựa vào lý luận, coi lý luận là "chìa khóa vạn năng" cho tư duy và
hành động, bất chấp điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Thể hiện ở chỗ: coi tri thức
là chân lý tuyệt đối, là cứng nhắc, tách lý luận khỏi thực tiễn, rơi vào bệnh lý
luận suông, không biết cụ thể hóa lý luận cách mạng cho thích hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của từng lúc, từng nơi, không biết bổ sung lý luận mới rút ra
từ trong thực tiễn sinh động và vận dụng một cách máy móc, rập khuôn,

cứng nhắc, thiếu sáng tạo vào hoạt động nhận thức cũng như hoạt động cải
tạo hiện thực mà không chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể đối tượng, mang
lại hiệu quả xấu cho hoạt động lý luận và thực tiễn. Xét từ khía cạnh trình độ
nhận thức thì bệnh giáo điều có nguồn gốc từ sự yếu kém về tư duy lý luận,
nhất là lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Để khắc phục hai căn bệnh trên cần phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát
thực tiễn, thường xuyên tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận,
đồng thời phải coi trọng lý luận, nâng cao trình độ tư duy lý luận. Chủ tịch
Hồ Chí Minh yêu cầu “phải học tập tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập
lập trường quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng
giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng
ta”. Từ nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giưa lý luận và thực
tiễn, Hồ Chí Minh đã phê phán sai lầm của chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ
nghĩa giáo điều. Khi đặt vấn đề phải học tập lý luận theo Người, học lý luận
không phải để thuộc lòng từng câu từng chữ, cũng không phải học lý luận để
đem loà thiên hạ, để kiêu ngạo, để mặc cả với Đảng, để trở thành những
người lý luận suông. Mà mục đích học tập lý luận để tự cải tạo mình, để
tránh mò mẫm, để đỡ phạm sai lầm trong công tác, để hoàn thành tốt hơn
các nhiệm vụ cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Học tập lý luận là
cốt áp dụng vào thực tế và khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý
luận bằng những lý luận mới sinh ra từ trong thực tiễn.



×