Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tác động của covid đối với ngành ngân hàngbảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.56 KB, 3 trang )

Tác động của Covid-19 đối với ngành ngân hàng và
ngân hàng bảo hiểm.
*Tác động của Covid-19 đối với ngành ngân hàng.
- Tiềm ẩn nợ xấu tăng, khi các doanh nghiệp, hộ gia đình
chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, dẫn đến hoạt động
sản xuất kinh doanh khó khăn.
Theo ông Cấn Văn Lực-chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV), với phóng viên
TBTCVN:
"Sự bùng phát của dịch Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, khiến
DN không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ
quá hạn, nợ xấu. Theo số liệu của NHNN, tính đến đầu tháng
3/2020, có 23 TCTD báo cáo về tác động của dịch bệnh, theo đó
ước tính khoảng 926,000 tỷ đồng dư nợ cho vay đang bị ảnh
hưởng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này và chiếm
khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống''
- Cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các DN, hộ gia
đình thấp hơn.
 TTO-Thống kê của NHNN cho biết trong 2 tháng đầu năm,
tăng trưởng tín dụng hệ thống chỉ đạt 0,06%, giảm mạnh
so với mức tăng (1%) của cùng kỳ năm trước, dù các NH
tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ DN. Nhiều NH thừa nhận
tăng trưởng tín dụng dường như không tăng, do nhiều DN
thu hẹp sản xuất kinh doanh nên không có nhu cầu vay
vốn.
 10/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị
trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương về
giải pháp, nhiệm vụ ứng phó tổng thể, toàn diện với tác
động từ dịch Covid-19 tới kinh tế-xã hội Việt Nam. Tại Hội
nghị, Thống đốc NHNN Việt Nam Lê Minh Hưng có báo cáo


các giải pháp về tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Về ảnh hưởng
của dịch bệnh đối với hoạt động tín dụng ngân hàng,
Thống đốc cho biết tín dụng tăng thấp hơn so với cùng kỳ


năm trước: Đến ngày 31/3/2020, dư nợ tín dụng đạt
8.301.988 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2019( cùng
kỳ năm 2019 tăng 3,19%); nhịp độ tăng từng tháng có xu
hướng cải thiện(tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07% và
tháng 3 tăng 1,1%). Mặc dù các tổ chức tín dụng đã đưa ra
nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi(giảm 2-2,5%) có
quy mô lớn nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuấtkinh doanh và tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm
dẫn tới việc rút vốn khách hàng còn hạn chế.
- Nhu cầu giao dịch qua ngân hàng số, thanh toán không
dùng tiền mặt tăng do một số khách hàng ngại tiếp xúc do
dịch bệnh.
 Giao dịch tiện lợi, nhanh chóng thông qua ngân hàng số.
Với dịch vụ này khách hàng có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi,
chỉ với một thiết bị điện tử có kết nối internet. Mọi thao tác đều
có thể thực hiện online như chuyển khoản, nạp tiền, thanh toán
hóa đơn điện nước….Nó cho phép người dùng tiếp cận các dịch
vụ tài chính như gửi tiết kiệm, vay tiền, hoạc các dịch vụ tư vấn
khác…mà không cần đến ngân hàng chờ giao dịch. Đồng thời
khách hàng có thể thanh toán các dịch vụ như mua vé máy bay,
đóng học phí, vé tàu xe…thuận tiện trong mùa dịch.
 Thanh toán an toàn với thẻ thanh toán không tiếp xúc.
Người dùng được trải nghiệm tính vượt trội của hình thức
thanh toán này không chỉ thanh toán đơn giản mà còn đảm bảo
an toàn.
Với Contactless, thẻ thanh toán sẽ không bao giờ rời khỏi tay,

cho phép chủ thể vẫn kiểm soát được thẻ trong suốt quá trình
giao dịch. Nếu dùng thẻ ATM để quẹt ở POS bạn sẽ phải đưa cho
thu ngân quẹt thẻ thì sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc
bạn sẽ giảm thiểu rủi ro lây lan truyền virus(nếu có). Thẻ
Cashback sử dụng công nghệ "không chạm". Đặc biệt thẻ thanh
toán không tiếp xúc còn mang đến tiện lợi cho khách hàng khi
không cần ký tên trên hóa đơn với giao dịch có giá trị nhỏ, giúp
tiết kiệm thời gian. Bảo mật được gia tăng cho những lượt thanh


toán có giá trị cao hơn như đối với thẻ BIDV Visa Platinum
Cashback có tích hợp công nghệ Contactless mới ra mắt
18/12/2019, chủ thể chỉ phải ký tên trên hóa đơn trên giao dịch
trên 1.000.000 đồng.
Việc sử dụng ngân hàng số và thanh toán bằng thẻ không
tiếp xúc không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian mà còn
là biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình trong
mùa dịch.
*Tác động của Covid-19 đối với ngành bảo hiểm-ngân
hàng.
Bệnh dịch càng diễn biến phức tạp nên con người cũng tìm
kiếm đếm các dịch vụ bảo hiểm nhằm chăm lo cho sức khỏe
của mình. Vì thế mà nhu cầu các khách hàng tìm đến các gói
bảo hiểm đang tăng lên. Cùng với đó nhiều công ty bảo hiểm và
bảo hiểm liên kết với ngân hàng cũng đã tung ra nhiều gói sản
phẩm linh hoạt mang tính thời điểm, hoặc tăng các gói hỗ trợ
nhằm thu hút khách hàng sở hữu các hợp đồng bảo hiểm mới
phù hợp với nhiều mức giá khác nhau, nhiều quyền lợi được
hưởng.
Tuy nhiên, dịch bệnh lây lan nhanh chóng có thể khiếncho chi

phí bồi thường tăng lên ở mức vừa phải. Bởi hầu hết các chi phí
y tế sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả. Theo đánh giá của các
chuyên gia trong ngành bảo hiểm, các công ty bảo hiểm không
tìm kiếm lợi nhuận ở các gói bảo hiểm này mà chủ yếu đang hỗ
trợ cùng Chính phủ và cộng đồng nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh. Do
đó, mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ chi phí điều trị và nằm viện,
nhưng công ty bảo hiểm vẫn sẽ thanh toán chi phí y tế cho
người bệnh bao gồm viện phí, thuốc, xét nghiệm, chi phí điều
trị…Như vậy, người mua bảo hiểm sẽ được hưởng 2 khoản, một
của Nhà nước hỗ trợ, một của công ty bảo hiểm chi trả ở mức
tương đương với khoản hỗ trợ của Nhà nước và không quá số
tiền bảo hiểm quy định trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.



×