GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2010 – 2011
Tiết 52 Ngày soạn: 13/11/2010
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Văn)
NGẪU NHIÊN CẢM HỨNG LÀM THƠ
(Ngẫu Hứng)
(Nguyễn Xuân Ôn)
Tự học có hướng dẫn:
ĐỀ HÀ NỘI TỈNH THI
(Hồ Sỹ Tạo)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản "Ngẫu nhiên cảm hứng làm thơ"
(Ngẫu hứng) của Nguyễn Xuân Ôn và "Đề Hà Nội tỉnh thi" của Hồ Sỹ Tạo.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng cảm thụ các tác phẩm thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Có ý thức tìm hiểu, sưu tầm, giữ gìn và trân trọng những tác phẩm văn học viết
về địa phương.
- Qua giới thiệu các nhà thơ văn ở địa phương (tỉnh huyện) chọn chép 1 số bài
thơ hay đặc sắc, giáo dục cho các em tư duy.
B. Chuẩn bị:
1. GV: Soạn giáo án, đọc thêm về tác giả, tác phẩm của Nguyễn Xuân Ôn, Hồ Sỹ Tạo.
2. HS: Chuẩn bị SGK ngữ văn Nghệ An, soạn bài mới.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định:
II. Bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. 1’
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản:"Ngẫu hứng"
T/g Hoạt động của thày - trò Nội dung
10
HS chú thích ở SGK.
? Nêu những hiểu biết của em về tác
giả, tác phẩm.
1.Tìm hiểu chung văn bản:
a. Vài nét về tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Xuân Ôn(1825-1889) hiệu là
Ngọc Đường.
Quê Xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu-
Nghệ An.
- Ông đậu tiến sỹ khoa Tân mùi(1871),
từng làm quan dưới thời Tự Đức và
thuộc phe chủ chiến, sau đó cáo quan về
tham gia phong trào Cần Vương.
Tác phẩm có"Ngọc Đường thi văn tập"
Trường THCS Nghĩa Đức
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2010 – 2011
20
/
GV đọc mẫu, gọi 2-3HS đọc lại, nhận
xét và đưa ra cách đọc phù hợp cho
văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường
luật.
?Bài thơ được sáng tác theo thể thơ
nào.
?Em hiểu như thế nào về hai câu thơ
đầu.(Việc dùng từ, hình ảnh có gì đặc
sắc)
?Em hãy chỉ ra nghệ thuật có trong 2
câu thực và cho biết tác dụng.
?Em có nhận xét gì về hai câu luận.
?Em cảm nhân được gì qua 2 câu thơ
này.
?Nêu suy nghĩ của em em về hai câu
kết.
Quốc bộ vị bình nhân dĩ lão
Bán sinh đồ tự kế phân âm
(Vận nước chưa yên mà người đã
già yếu rồi
Nửa đời luống uổng công tính từng
chút bóng(thời gian)
- Vận nước chưa yên đầu đã bạc
Nửa đời công uổng tính từng giờ.
- Bài thơ "Ngẫu hứng" rút từ tập "Ngọc
Đường thi văn tập"
b. Đọc
c.Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
a. Hai câu đề:
- gió thu thấu gối...chăn thô
- Về khuya...thẫn thờ
Nỗi buồn thấm vào cảnh vật.
b. Bốn câu thực luận:
*Hai câu thực:
- Có đối tương hỗ, nhấn mạnh nỗi
buồn(cùng lý tưởng với Nguyễn Công
Trứ)
*Hai câu luận:
-Có đối thanh đối từ, đối hình ảnh.
- hai câu thực luận đối ý.
=> Nuối tiếc xót xa bởi ước muốn lớn
lao mà chưa làm được gì.
=>Mượn hình ảnh thiên nhiên để gửi
gắm tâm trạng.
c. Hai câu kết:
Dịch chưa sát so với nguyên văn.
=>Nỗi buồn nuối tiếc - tấm lòng yêu
nước của tác giả.
3. Tổng kết
*Ghi nhớ(SGK)
Bài thơ nói về chí làm trai. Qua đó tác
giả thể hiện lòng yêu nước, bổn phận
của mình đối với non sông.
3. Luyện tập:
- Tìm một số bài thơ khác nói về chí
làm trai.
- Cảm nghĩ của em về bài thơ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học bài thơ" Đề Hà Nội tỉnh thi"
T/g Hoạt động của thày - trò Nội dung
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (SGK)
2. Tìm hiểu bài thơ;
Trường THCS Nghĩa Đức
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2010 – 2011
12
- Kỷ độ phong trần thử độ kinh
Nhất triêu hồi thủ bất thăng tình
( Mấy độ gió bụi, lần này qua đây
Một sớm nhìn lại, không khỏi ngậm
ngùi xao xuyến)
Gió bụi nhiều, nay tới cố kinh
Sớm ra nhìn lại xót xa tình
- Cá hồ xao động ba triều biến
Long Đỗ trơ vơ mấy dặm thành
Bảng lảng, núi Nùng mây phủ kín
Khóc than, dòng Nhị nước trôi nhanh
- Cầm hồ, đoạt sáo nhân hà lại
Thùy vị giang sơn tẩy bất bình
( Những người “cướp giáo giặc, bắt
rợ Hồ” nay đâu cả
Hỏi có ai vì non sông mà rửa nỗi bất
bình)
Anh hùng hào kiệt đi đâu cả
Ai giúp non sông rửa bất bình
?Bài thơ thể hiện cảm xúc gì?
- Hai câu đề:
Nỗi buồn xót xa về sự thay đổi tàn tạ.
- Bốn câu thực luận: Nỗi buồn: Hà Nội
trơ trọi, xơ xác, hỗn độn =>hoàn cảnh
đất nước.
- Hai câu kết: dịch chưa sát
hoài niệm với chiến công oanh liệt
xưa.
Quay về hiện tại thì buồn hơn.
Hỏi: mong tha thiết có ai đó giúp đỡ.
*Ghi nhớ
Bài thơ thể hiện cảm hứng hoài niệm
trước những dâu bể của Hà Nội ( và
đất nước nói chung), qua đó bộc lộ
lòng yêu nước của tác giả.
Biểu cảm gián tiếp: Qua tả cảnh - tình
cảm, lòng yêu nước.
D. Củng cố và dặn dò: (1’)
Nhắc lại kiến thức trọng tâm của hai văn bản.
E. Hướng dẫn về nhà:(1')
- Tiếp tục tìm hiểu và sưu tầm các sáng tác, những nhà văn nhà thơ tiêu biểu ở
Nghệ An
- Soạn bài: ''Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác''
Trường THCS Nghĩa Đức