Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất hàng hóa tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.31 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN ĐẮC LỰC

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

9.85.01.03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2020


Công trình hoàn thành tại:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. CAO VIỆT HÀ

Phản biện 1:

PGS.TS. Vũ Năng Dũng
Hội Khoa học đất Việt Nam



Phản biện 2:

PGS.TS. Lê Thị Giang
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3:

TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nước nông nghiệp đất chật, người đông với dân số nông
thôn chiếm tới 64,08%. Sản xuất nông nghiệp hiện đóng vai trò quan trọng trong

việc ổn định đời sống người dân, đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh
tế đất nước (Tổng cục Thống kê, 2019). Để nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng
đất nông nghiệp đồng thời bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững
của đất nước thì sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là xu thế
tất yếu.
Hơn 30 năm qua, kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, nông nghiệp
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền nông nghiệp cơ bản đã chuyển sang
sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, đóng góp
15,34% tổng GDP tính theo giá trị hiện hành. Sản xuất nông nghiệp không
những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu cho
nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu với kim ngạch xuất
khẩu đạt 41,3 tỷ USD. Năm 2019, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu
nông sản lớn trên thế giới với các mặt hàng chủ lực như thủy sản (8,63 tỷ
USD), hạt điều (3,516 tỷ USD), rau quả (3,74 tỷ USD), cà phê (2,75 tỷ
USD), gạo (2,79 tỷ USD), hạt tiêu và sắn (0,71 và 0,93 tỷ USD). (Bộ NN&
PTNT, 2020). Trên cả nước đã hình thành những vùng chuyên canh lớn áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn
La. Trong những năm qua, nông nghiệp của huyện đã đạt được một số kết quả
đáng khích lệ với những cây trồng thế mạnh như ngô, cà phê chè, mía, sắn và cây
ăn quả. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất giữa các tiểu vùng, các xã
không đồng đều, thiếu sự chỉ đạo ở tầm vĩ mô. Sản xuất nông nghiệp còn mang
tính tự phát dẫn đến hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa tạo
ra được những vùng thâm canh tập trung hiệu quả, chưa đáp ứng được việc sản
xuất hàng hoá quy mô lớn theo nhu cầu của thị trường. Đánh giá tiềm năng đất
đai, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của một số cây trồng
thế mạnh huyện Mai Sơn, từ đó đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa là việc làm cần thiết nhằm nâng cao giá trị sản xuất
nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người dân.

1


1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xác định được các loại sử dụng đất nông nghiệp hàng hóa chủ đạo, đề
xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng
đất đai phục vụ sản xuất nông sản hàng hóa cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Quỹ đất nông nghiệp và các loại sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa;
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sản xuất nông nghiệp;
- Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp,
phát triển nông nghiệp hàng hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Quỹ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có khả
năng khai thác, sử dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong
địa giới hành chính huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La (trừ đất nuôi trồng thủy sản và
đất nông nghiệp khác). Tổng diện tích điều tra là 135.604,5 ha.
- Phạm vi thời gian: Số liệu điều tra thứ cấp lấy trong giai đoạn 2012 –
2017; Số liệu điều tra về hiệu quả sử dụng đất lấy trong giai đoạn 2015- 2017;
Hiện trạng sử dụng đất lấy đến 31/12/2017; Giá cả nông sản lấy trong năm 2017.
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Do đặc điểm sản xuất của huyện nên trong
phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu các cây trồng nông nghiệp chính
có khả năng phát triển thành nông sản hàng hóa.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài đã xác định được 5 LUT hàng hóa cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
là: LUT cà phê chè (Coffea arabica), LUT cây ăn quả (nhãn, cây xoài), LUT
ngô hè, LUT mía và LUT sắn. Trên cơ sở đánh giá thích hợp đất đai và các điều
kiện sản xuất đã xác định được diện tích phát triển các LUT này đến năm 2025

như sau: LUT cà phê chè 10.000 ha; LUT cây ăn quả 14.000 ha cả trồng thuần
và trồng xen với cà phê (nhãn 3.000 ha, xoài 4.000 ha), LUT ngô hè 12.400 ha,
LUT mía 6.000 ha và LUT sắn 3.200 ha.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội đồng
thời bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng đồi núi phía Bắc Việt Nam.

2


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các cơ sở dữ liệu về đất đai (dữ liệu
về đất, tiềm năng đất đai, khả năng thích hợp với một số cây trồng hàng hóa
trọng điểm) phục vụ cho quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất của
huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La. Đây cũng là cơ sở để định hướng phát triển sản
xuất nông sản hàng hóa đáp ứng mục tiêu tăng trưởng ổn định cho huyện. Các
nghiên cứu này cũng có giá trị tham khảo cho một số vùng có điều kiện tương tự
như Mai Sơn.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG
HÀNG HÓA
2.1.1. Các khái niệm chung
* Khái niệm về đất nông nghiệp: Theo luật đất đai của Việt Nam năm
2013, đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất
nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp.
* Sử dụng đất nông nghiệp: Sử dụng đất là các hoạt động của con người
tác động vào đất đai, khai thác các tài nguyên gắn liền với đất phục vụ cho các

lợi ích của mình. Sử dụng đất đạt kết quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào trình
độ nhận thức con người, thể chế chính sách của nhà nước và kỹ thuật công nghệ
được áp dụng. Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối
quan hệ giữa người và đất đai (Lal & Miller, 1993; Meyer & Turner, 1996).

* Các khái niệm chung về hàng hóa và nông sản hàng hóa
Nông sản sản xuất ra không phải để đáp ứng nhu cầu của người trực tiếp
sản xuất, mà đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua trao đổi mua bán trên thị
trường thì được gọi là sản phẩm hàng hóa hay nông sản hàng hóa (Trần Xuân
Châu, 2002). Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là sản xuất theo nhu cầu thị
trường, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa ngày càng lớn đáp ứng nhu cầu của
các ngành kinh tế; khối lượng nông sản hàng hóa là một bộ phận của tổng sản
phẩm nông nghiệp (Trần Xuân Châu, 2002; Trần Thị Lan Hương, 2008).
2.1.2. Các quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
* Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái: Là sử dụng đất để
phát triển nông nghiệp sinh thái. Đây là nền nông nghiệp đạt được sự thống nhất
3


cao và hài hòa giữa ba lợi ích kinh tế, sinh thái và xã hội. Sản xuất nông nghiệp
theo hướng sinh thái sẽ giúp giải quyết các vấn đề cốt lõi: Không phá hoại môi
trường, đảm bảo năng suất ổn định, tạo sản phẩm sạch, an toàn và đảm bảo khả
năng thực thi, ít lệ thuộc vào bên ngoài (Lê Văn Khoa & cs., 1999; Shimpei,
1999).
* Quan điểm sử dụng đất theo hướng hiệu quả: sử dụng đất phải đảm bảo
đạt hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường. Một mô hình sử
dụng đất có hiệu quả phải mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời đảm bảo công
ăn việclàm cho người dân xây dựng một xã hội lành mạnh và không tổn hại đến
môi trường sống (FAO, 1990; Hội Khoa học đất, 2000).
* Sử dụng đất theo quan điểm bền vững: Nông nghiệp bền vững là một

nền nông nghiệp cần dựa trên các tiêu chí như: tốt về môi trường, có hiệu quả
kinh tế, phù hợp với nhu cầu xã hội, nhạy cảm về văn hoá, áp dụng công nghệ
thích hợp, có cơ sở khoa học hoàn thiện và đem lại sự phát triển chung cho cộng
đồng (Harwood & Richard, 1990). Nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo
được 3 yêu cầu: quản lý đất bền vững, công nghệ được cải tiến và hiệu quả kinh
tế phải nâng cao, trong đó quản lý đất đai bền vững được đặt lên hàng đầu
(Smyth & Dumanski, 1993).
2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá
Cùng với sự bùng nổ về dân số và phát triển của xã hội, nền sản xuất tự
cung tự cấp không còn thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Nhu
cầu trao đổi, chuyên môn hóa nảy sinh và từ đó nền sản xuất hàng hóa trong
nông nghiệp đã hình thành. Nông nghiệp chuyển từ tự cung tự cấp sang giai
đoạn đa dạng hóa sản phẩm để có một phần sản phẩm trao đổi rồi chuyển sang
giai đoạn chuyên môn hóa. Trong giai đoạn phát triển cao, nông nghiệp được
chuyển sang sản xuất chuyên môn hóa, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, khối lượng sản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm
sản xuất hoàn toàn cho thị trường (Nguyễn Văn Mấn & Trịnh Văn Thịnh, 2002).
2.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng
hàng hóa
* Điều kiện tự nhiên: Nông nghiệp là hình thức sản xuất chịu sự chi phối
rất mạnh của các yếu tố tự nhiên và có 5 đặc điểm sau: đất trồng là tư liệu sản
xuất chủ yếu và không thể thay thế; đối tượng là các cây trồng và vật nuôi; sản

4


xuất có tính mùa vụ; sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên;
trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa (Ngô Hữu
Tình, 2003). Các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng... và các quá trình tự nhiên có tác động trực tiếp đến quá trình sử dụng

đất hoặc tương tác với các quá trình ra quyết định của con người dẫn đến thay
đổi sử dụng đất (Lambin & Meyfroidt, 2010).
* Điều kiện kinh tế xã hội: Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực
tiếp đến biến động sử dụng đất bao gồm dân số, công nghệ, chính sách kinh tế,
thể chế và văn hóa. Sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố thay đổi khác nhau theo từng
khu vực và từng quốc gia (Meyer & Turner, 1996). Các yếu tố đó gồm: dân số,
các yếu tố kinh tế và công nghệ, các yếu tố về thể chế và chính sách, các yếu tố
văn hóa.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO
HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa
trên thế giới
Sản xuất nông nghiệp hàng hoá luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp
mạnh đầu tư phát triển. Đã hình thành và phát triển các sản phẩm nông sản hàng
thế mạnh tại những vùng có điều kiện thuận lợi tạo thành những vùng sản xuất
nông sản tập trung nổi tiếng như: Chè ở Trung quốc, ở Ấn độ, Srilanca; Ngô ở
Mỹ; Lúa gạo ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh; táo ở Argentina, Armenia,
Australia… (FAOSTAT, 2016).
2.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa ở
Việt Nam
Từ năm 2008 cùng với nghị quyết Tam Nông, Đảng và Chính phủ đã có
hàng loạt các chính sách thúc đẩy sản xuất hàng hóa ở Việt Nam. Hàng nông sản
Việt Nam đã có thương hiệu, được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới đạt kim
ngạch xuất khẩu năm 2019 là 41,3 tỷ USD tăng 3,2% so với năm 2018, trong đó,
giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD (Tổng cục
thống kê, 2020). Đã hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa lớn
như: bưởi da xanh, chôm chôm của Bến Tre, thanh long Bình Thuận; vải thiều
Thanh Hà, Lục Ngạn; nhãn lồng Hưng yên; cam Cao Phong, cam Hàm Yên
Tuyên Quang; Cà phê Đắc Lắc; ngô Sơn La; hoa Đà Lạt; Hồ tiêu Phú Quốc…


5


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo; khí hậu thủy văn; các
nguồn tài nguyên; cảnh quan môi trường.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế 2010-2017 của huyện; Thực trạng dân số và lao động; Thực trạng
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (giao thông,
thủy lợi, điện, chợ, các công ty, nhà máy chế biến nông sản…).
3.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa
huyện Mai Sơn
- Thực trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn giai
đoạn 2010–2017;
- Xác định các cây trồng hàng hóa, các loại sử dụng đất có triển vọng phát
triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Mai Sơn;
- Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất có triển vọng phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa ở huyện Mai Sơn.
3.1.3. Lựa chọn và phát triển một số mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo
hƣớng hàng hóa
+ Lựa chọn và xây dựng 5 mô hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
hàng hóa là: Ngô, cà phê chè, mía, sắn, nhãn;
+ Đánh giá hiệu quả của các mô hình này trong 3 năm 2015-2017.
3.1.4. Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hƣớng
hàng hóa cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50.000;
- Đánh giá thích hợp đất đai với các loại sử dụng đất hàng hóa đã chọn.
3.1.5. Đề xuất định hƣớng sử dụng đất và một số giải pháp sử dụng đất

nông nghiệp huyện Mai Sơn theo hƣớng sản xuất hàng hóa
- Các căn cứ để định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa
cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;
- Định hướng phát triển các loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Mai Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện Mai Sơn.
6


3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan ban ngành.
3.2.2. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu
Dựa theo đặc điểm địa hình, huyện Mai Sơn có thể được chia thành hai
tiểu vùng:
Tiểu vùng 1 là khu vực đồi núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng
chảo (gồm 9 xã và 1 thị trấn phân bố dọc quốc lộ 6). Độ cao tuyệt đối của tiểu
vùng 1 dao động từ 500 – 700 m so với mặt nước biển. Lựa chọn hai xã Mường
Bon và Cò Nòi đại diện cho tiểu vùng 1 để nghiên cứu điểm.
Tiểu vùng 2 là khu vực có nhiều núi cao, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con
sông, con suối lớn và các dãy núi cao (gồm 12 xã phân bố chủ yếu dọc quốc lộ
4G, vùng hồ thủy điện). Độ cao tuyệt đối của vùng dao động trong khoảng >700
- 1.500 m so với mặt nước biển. Chọn hai xã Chiềng Ban và Nà Ớt đại diện cho
tiểu vùng 2.

Hình 3.1. Sơ đồ phân tiểu vùng nghiên cứu
3.2.3. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn nông hộ
Các nông hộ được điều tra, phỏng vấn về tình hình sử dụng đất thông qua

bộ câu hỏi trong các phiếu điều tra. Tại 4 xã điểm đại diện cho hai tiểu vùng lựa
chọn nhóm hộ sản xuất nông nghiệp có kinh nghiệm (không thuộc hộ nghèo và
cận nghèo), có các loại hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng của từng tiểu vùng.
Mỗi xã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 50 hộ từ nhóm hộ đã khảo sát. Tổng số hộ
điều tra là 200.
7


3.2.4. Phƣơng pháp xác định hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Các kiểu sử dụng đất được đánh giá hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh
tế, xã hội, môi trường. Các chỉ tiêu được đánh giá phân cấp ở 3 mức: cao, trung
bình, thấp. Việc phân cấp dựa vào tham thảo ý kiến của chuyên gia nông nghiệp,
nhà quản lý và từ số liệu điều tra nông hộ.
3.2.5. Phƣơng pháp chỉnh lý bản đồ đất
Bản đồ đất huyện Mai Sơn tỷ lệ 1/50.000 được xây dựng bằng cách tách
diện tích huyện từ bản đồ đất tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000 do Viện Thổ nhưỡng
Nông hóa thành lập năm 2015 sau đó chỉnh lý lại bằng kết quả khảo sát thực địa
và kết quả phân tích 93 phẫu diện từ các nguồn khác nhau.
3.2.6. Phƣơng pháp đánh giá đất theo FAO
3.2.6.1. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai
Sử dụng các công cụ phân tích không gian của GIS để xây dựng 6 bản đồ
đơn tính (Bản đồ loại đất, độ dốc, độ cao tuyệt đối, thành phần cơ giới, độ dầy
tầng đất và chế độ tưới). Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng cách chồng
xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm ArcGIS.
3.2.6.2. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO
Đầu tiên xác định các yêu cầu sử dụng đất của các cây trồng/ LUT với các
đặc tính của đất đai, sau đó tiến hành phân hạng thích hợp với từng đặc tính.
Tổng hợp phân hạng thích hợp đất đai theo FAO cho các đặc tính của các đơn vị
đất đai được tiến hành dựa vào các yếu tố hạn chế của đơn vị đất đai đó.
3.2.7. Phƣơng pháp xác định loại sử dụng đất hàng hóa

Các LUT hàng hóa là các LUT có các cây trồng hàng hóa trong hệ thống
cây trồng. Các cây trồng được lựa chọn để phát triển sản xuất hàng hóa phải
đảm bảo có ít nhất hai trong ba tiêu chí sau: Có tỷ suất hàng hóa lớn và có triển
vọng phát triển thị trường; Có sản lượng đủ lớn, diện tích tập trung để có thể
phát triển vùng sản xuất hàng hóa; Hiệu quả kinh tế cao.
3.2.8. Phƣơng pháp lựa chọn và phát triển mô hình sử dụng đất nông
nghiệp theo hƣớng hàng hóa
Trên cơ sở xác định được các LUT hàng hóa, lựa chọn các mô hình có các
LUT hàng hóa tại các địa bàn có phổ biến các LUT này. Tiêu chí để chọn điểm
xây dựng mô hình là: chọn nơi có vùng trồng tập trung, diện tích mô hình ≥0,5
ha, các quy trình chăm sóc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của khuyến nông tỉnh,
các chủ hộ là nông dân có kinh nghiệm sản xuất tốt. Mô hình được theo dõi
trong 3 năm từ năm 2015 đến 2017.
8


3.2.9. Phƣơng pháp phân tích SWOT
Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu
những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quản lý sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Kết quả phân tích ma trận
SWOT là một trong các căn cứ đề xuất những giải pháp phù hợp cho sử dụng
đất nông nghiệp hợp lý và hiệu quả ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN MAI SƠN TỈNH SƠN LA
* Vị trí địa lý: Huyện Mai Sơn nằm trong tọa độ, từ 20o52’30’’ đến
21o20’50’’ vĩ độ Bắc; từ 103o41’30’’ đến 104o16’ kinh độ Đông. Huyện Mai Sơn
có 01 thị trấn (Hát Lót) và 21 xã.
* Địa hình: Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi,
thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển
của huyện Mai Sơn khoảng 800m - 850m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi

Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng
Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép
phát triển kinh tế đa dạng.
* Khí hậu: huyện Mai Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2
mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh trùng với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm
trước đến tháng 3 sang năm. Mùa hè nóng trùng với mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10. Nhiệt độ trung bình trong năm là 210C. Tổng lượng mưa bình quân 1.410
mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa chiếm 76% tổng
lượng mưa cả năm.
* Tài nguyên thiên nhiên: Diện tích đất tự nhiên của huyện Mai Sơn hiện là
142.670,58 ha, diện tích phân loại theo mục đích sử dụng được thống kê trong
bảng 4.5. Phần lớn đất này đã được đưa vào sử dụng, còn 35.115,61 ha đất đồi
núi chưa sử dụng, chiếm tới 24,61% diện tích tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp
của huyện là 51.186,80 ha với hệ động, thực vật phong phú.
Nước mặt phục vụ sản xuất và tưới của huyện chủ yếu từ 17 hồ đập, từ
nguồn sông Đà và các con suối lớn như: Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ, Suối
Hộc… nguồn nước dồi dào về mùa mưa nhưng cạn kiệt về mùa khô gây khó
khăn cho canh tác.
* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Trong giai đoạn 2010 - 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện được
duy trì ổn định, tăng trưởng khá, cơ bản đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch. Trong
năm 2017 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 9.540,29 tỷ đồng (giá hiện
9


hành). Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,2 triệu đồng/ năm. Trong lĩnh vực
nông lâm thủy sản ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng đáng kể với các cây trồng
chiếm diện tích lớn nhất là ngô, lúa, sắn, mía, cà phê và cây ăn quả.
Lĩnh vực Nông
- lâm - Thủy

sản
23,55%

Lĩnh vực Công
nghiệp - xây
dựng
24,16%

Lĩnh vực
Thương mại dịch vụ
52,29%

Hình 4.1. Cơ cấu kinh tế huyện Mai Sơn năm 2017
Nguồn: UBND huyện Mai Sơn (2018)

Ở huyện đã có một số cơ sở chế biến nông lâm sản góp phần tiêu thụ nông
sản cho bà con và nâng cao hiệu quả sản xuất. Hạ tầng giao thông chưa đáp ứng
được yêu cầu của người dân, của sản xuất, nhất là ở tiểu vùng 2.
4.2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn năm 2017
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017 tổng diện tích tự nhiên theo địa
giới hành chính của huyện là 142.670,58 ha, chia thành các nhóm đất sau: đất
nông nghiệp là 101.116,27ha, chiếm tới 70,87%; đất phi nông nghiệp chỉ có
6.438,70 ha, chiếm 4,51%. Phần diện tích chưa sử dụng còn khá lớn là
35.115,61 ha - chiếm 24,61% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là
đất đồi núi chưa sử dụng.
4.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn giai đoạn
2012 - 2017
Trong giai đoạn 2012-2017 đất nông nghiệp của huyện có sự thay đổi rất
lớn theo hướng tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và giảm đất rừng (bảng

4.1). Có thể thấy, giai đoạn này đất nông nghiệp tăng (do khai hoang đất đồi núi
chưa sử dụng) và đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng mạnh do chuyển từ đất
lâm nghiệp sang. Với một huyện miền núi việc chuyển quá nhiều đất rừng sang
trồng cây nông nghiệp sẽ làm tăng nguy cơ suy thoái đất.

10


Bảng 4.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp
của huyện Mai Sơn giai đoạn 2012-2017
Loại đất

Năm 2012

Đất Nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất nông nghiệp khác

100.141,30
36.854,00
33.027,00
3.827,00
62.851,90
360,90
74,50


Năm 2017
101.116,27
49.302,09
39.722,09
9.580,00
51.186,80
533,41
93,97

Đơn vị tính: ha
So sánh
2017/2012
+974,97
+12.448,09
+6.695,09
+5.753,00
-11.665,10
+172,51
+19,47

4.2.3. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn
Huyện Mai Sơn có địa hình miền núi chia cắt mạnh, là nơi sinh sống của
phần đông các đồng bào dân tộc thiểu số nên có những đặc điểm quản lý sử
dụng đất mang tính chất bản địa. Mỗi tiểu vùng (TV) có những kiểu sử dụng đất
riêng biệt (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện Mai
Sơn năm 2017
Loại sử dụng
đất (LUT)
LUT 1: Chuyên

lúa
LUT 2: Lúa Màu
LUT 3: Chuyên
rau màu

LUT 4: Cây ăn
quả

LUT 5: Cây
công nghiệp
hàng năm
LUT 6: Cây
công nghiệp lâu
năm
Tổng

Kiểu sử dụng đất
Tổng
1131,0
488,0
2.778,0
4397,0
492,0
787,8
1.279,8
484,0
19.661,0
160,0
135,0
20.440,0

154,0
1.139,0
891,0
135,0
119,0
2.438,0
3.450,0
6.085,0
9.535,0
345,0
6.353,0
6.698,0
44.787,8

1. Lúa xuân – lúa mùa
2. Lúa mùa (lúa nước)
3. Lúa nương (vụ mùa)
|Tổng LUT 1
4. Lúa mùa – ngô thu đông
5. Lúa nương – dưa mèo
|Tổng LUT 2
6. Rau – đậu các loại
7. Ngô hè
8. Dong riềng
9. Đậu tương – đậu xanh
|Tổng LUT 3
10. Mận hậu
11. Nhãn
12. Xoài
13. Bưởi

14. Na
|Tổng LUT 4
15. Sắn
16. Mía
Tổng LUT 5
17. Cao su
18. Cà phê
Tổng LUT 6

11

Diện tích, (ha)
TV1
574,9
0
120,3
695,2
492,0
115,4
607,4
310,0
11.676,7
0
28,0
12.014,7
0
902,0
739,0
112,0
0

1.753,0
911,6
5.382,0
6.293,6
345,0
2.009,5
2.354,5
23.718,4

TV2
556.1
488,0
2.657,7
3.701,8
0
672,4
672.4
174,0
7.931,3
160,0
107,0
8.372,3
154,0
237,0
152,1
23,0
119,0
685,1
2.538,4
703,0

3.241,4
0
4.343,5
4.343,5
21.069,4


4.2.4. Lựa chọn các cây trồng hàng hóa cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
a. Xác định các cây trồng hàng hóa theo tỷ lệ hàng hóa và triển vọng phát triển
thị trường
Để xác định khả năng trở thành hàng hóa của các nông sản chính của
huyện, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở 200 hộ sản xuất nông nghiệp của huyện
về tỷ lệ hàng hóa của các nông sản chính được sản xuất tại nông hộ, mức độ và
khả năng tiêu thụ nông sản cũng như các kênh tiêu thụ các nông sản này. Kết
quả là những cây có thể trở thành cây hàng hóa nông sản chính của huyện theo
tiêu chí này gồm: Ngô, đậu đỗ, sắn, mía, cà phê, cây ăn quả.
b. Xác định cây hàng hóa theo tiêu chí sản lượng và diện tích
Trong những năm gần đây cơ cấu cây trồng của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn
La có biến động mạnh theo hướng phát triển các cây trồng công nghiệp dài ngày
và các cây ăn quả.
Bảng 4.3. Diện tích, sản lƣợng các cây trồng chính của Mai Sơn, tỉnh Sơn
La trong giai đoạn 2015 - 2017
Diện tích (ha)
T
TT

Cây trồng

1 Lúa


Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

Diện tích
năm
2017/
2015 (ha)

Sản lƣợng
năm 2017
(tấn)

6.241

6.262

5.987

-254

15.059,0

Lúa xuân


1.092

1.115

1.131

+39

6.084,0

Lúa mùa

1.583

1.622

1.625

+42

8.975,0

Lúa nương

3.566

3.525

3.231


-335

20.727

20.706

20.100

-627

94.287,0

3 Rau các loại

725

808

931

+206

7.661,0

4 Đậu tương

600

276


157

-443

162,0

5 Sắn

3.445

3.450

3.440

-5

57.964,0

6 Mía

4.237

4.905

6.085

+1.848

417.443,0


7 Cà phê

5.554

6.081

6.353

+799

7.232,0

8 Cao su

338

339

345

+7

2,0

1.389

1.447

2.804


+1.415

5.603,0

Nhãn

712

727

1.139

+427

2.284,0

Xoài

363

372

891

+258

1.287,0

Mận hậu


23

23

154

+131

78,0

Na

86

87

119

+33

181,0

2 Ngô

9 Cây ăn quả

12


Như vậy với tiêu chí diện tích và sản lượng lớn thì những cây có thể trở

thành cây hàng hóa nông sản chính của huyện gồm: Ngô, sắn, mía, cà phê, cây
ăn quả (xoài và nhãn).
c. Xác định cây hàng hóa, các kiểu sử dụng đất hàng hóa theo tiêu chí hiệu quả
sử dụng đất
Đã đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có các cây
trồng hàng hóa theo 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh
tế của các kiểu sử dụng đất ở 2 tiểu vùng được thể hiện trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất có khả năng phát triển
thành hàng hóa của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
GTSX

1. Lúa mùa - ngô thu

TV1

70,03

26,27

43,76

1,7

TB

2. Ngô hè

TV 1

32,90


15,12

17,78

1,2

T

TV 2

31,33

14,12

17,21

1,2

T

TV 1

219,78

62,88

156,90

2,5


C

TV 2

184,50

62,88

121,62

1,9

C

TV 1

234,00

77,91

156,09

2,0

C

TV 2

213,98


75,34

138,64

1,8

C

TV 1

55,74

19,17

36,57

1,9

T

TV 2

46,99

14,25

32,74

2,3


T

TV 1

58,31

21,55

36,76

1,7

T

TV 2

56,61

21,55

35,06

1,6

T

TV 1

161,88


67,89

93,99

1,4

C

TV 2

148,96

67,89

81,07

1,2

C

3. Nhãn
4. Xoài

5. Sắn
6. Mía
7. Cà phê chè

CPTG


TNHH

HQĐV

Tiểu
vùng

Kiểu sử
dụng đất

(Triệu đồng)

(lần)

Phân cấp

Như vậy mang lại hiệu quả kinh tế cao chỉ có cây ăn quả và cà phê chè
(TV1). Các kiểu sử dụng đất còn lại mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Trong hai
tiểu vùng, tiểu vùng 1 có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nên hiệu quả sử dụng
đất cũng cao hơn.
Khi đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường thì thấy đa số các cây trồng
được bón phân chưa cân đối, thiếu hụt phân hữu cơ, dư phân hóa học, chưa áp
dụng các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
chưa theo khuyến cáo. Những tồn tại này đặc biệt phổ biến ở những cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế thấp như sắn, ngô và mía.
13


Bảng 4.5. Phân cấp hiệu quả của các kiểu sử dụng đất ở huyện Mai Sơn
Tiểu vùng 1

Kiểu sử dụng đất
Lúa mùa – ngô
Ngô hè
Nhãn
Xoài
Sắn
Mía
Cà phê chè

HQKT HQXH
TB
T
C
C
T
T
C

C
T
C
C
TB
TB
C

HQMT
T
T
TB

C
T
TB
C

Tiểu vùng 2
Phân
HQKT HQXH
cấp
TB
T
C
C
T
T
C

T
C
C
T
T
C

T
C
C
TB
TB
C


HQMT

Phân
cấp

T
TB
C
T
TB
C

T
C
C
T
T
C

4.3. LỰA CHỌN VÀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HÀNG HÓA TẠI HUYỆN MAI SƠN
Trên cơ sở xác định được các loại sử dụng đất hàng hóa, chúng tôi tiến hành xây
dựng các mô hình canh tác tiên tiến với các LUT này. Trên các mô hình đều áp

dụng các quy trình canh tác theo khuyến cáo của khuyến nông, đưa các giống
mới vào sản xuất, áp dụng các biện pháp chống xói mòn, giữ ẩm... Với những
quy trình canh tác tiên tiến, hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất hàng hóa
đều cao hơn đại trà rất nhiều đồng thời hiệu quả xã hội và môi trường được đảm
bảo (bảng 4.6).

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất hàng hóa ở Mai Sơn
(trung bình 3 năm 2015-2017)
Kiểu sử dụng đất
Cà phê chè xen nhãn
Nhãn trồng thuần
Sắn
Mía
Ngô 1 vụ

GTSX

CPTG
TNHH
Triệu đồng/ha/năm
243,00
73,05
169,95
225,00
64,46
160,54
54,25
15,00
39,25
71,11
24,69
46,43
40,86
14,90
25,96


HQĐV
(Lần)
2,33
2,49
2,60
1,88
1,74

(Giá sản phẩm nông nghiệp, vật tư tính theo giá hiện hành năm 2017)

4.4 ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG
SẢN HÀNG HÓA
4.4.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Mai Sơn
Trên cơ sở xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sản xuất nông
nghiệp đã xác định các chỉ tiêu trong bản đồ đơn vị đất đai huyện Mai Sơn bao
gồm: Loại đất, thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối, độ dốc và
chế độ tưới.

14


Bảng 4.7. Các yếu tố, chỉ tiêu phân cấp xác định đơn vị đất đai
huyện Mai Sơn
Yếu tố

Phân cấp chỉ tiêu

1. Loại đất

1. Đất vàng nhạt trên đá cát

2. Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất
3. Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất
4. Đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính
5. Đất nâu đỏ trên đá vôi
6. Đất phù sa ngòi suối
7. Đất nâu vàng trên đá macma bazo và trung tính
8. Đất dốc tụ
9. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat
2. Thành phần cơ 1. Nhẹ
giới
2. Trung bình
3. Nặng
3. Độ dày tầng
1. Từ 0 – 50 cm
đất
2. Từ 50 – 100 cm
3. Trên 100 cm
4. Độ cao tuyệt
1. Từ 0 – 500 m
đối
2. Từ 500 – 1000 m
3. Trên 1000 m
5. Độ dốc
1. Từ 0 - 30
2. Từ 3 - 80
3. Từ 8 - 150
4. Từ 15 - 200
5. Từ 20 – 250
6. Trên 250
6. Chế độ tưới

1. Được tưới
2. Không được tưới


hiệu
G1
G2
G3
G4
G5
G6
G7
G8
G9
T1
T2
T3
De1
De2
De3
H1
H2
H3
Sl1
Sl2
Sl3
Sl4
Sl5
Sl6
Ir1

Ir2

4.4.2. Xây dựng bản đồ đơn tính
Sau khi xây dựng được các bản đồ đơn tính liên quan tới các đặc tính và
tính chất đất đai, sử dụng chức năng chồng xếp bản đồ của phần mềm ArcGIS
tiến hành chồng xếp các bản đồ đơn tính. Kết quả cho thấy, khu vực nghiên cứu
có 114 đơn vị đất đai LMU. Diện tích đất trung bình của mỗi một LMU là
1.189,51 ha. LMU có diện tích nhỏ nhất là LMU số 111, diện tích 7,76 ha thuộc
nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat. LMU có diện tích lớn nhất là LMU
số 40, diện tích 10.672,93 ha thuộc nhóm đất mùn vàng đỏ trên đá sét và đá
biến chất.
15


Bảng 4.8. Tổng hợp đặc tính và diện tích của các đơn vị đất đai vùng
nghiên cứu huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
LMU

Đặc điểm LMU

Diện tích

(G,T,De,Sl,H, Ir)

(ha)

LMU

Đặc điểm LMU


Diện tích

(G,T,De,Sl,H, Ir)

(ha)

1

111222

2.089,32

43

322422

183,88

2

111322

2.215,48

44

322432

880,23


3

111522

658,33

45

322522

1.822,99

4

111622

2.006,92

46

322532

2.160,22

5

112312

741,93


47

322622

195,77

6

112322

574,83

48

322632

5.259,03

7

221322

25,21

49

323322

571,22


8

221422

1.458,62

50

331322

55,44

9

221522

1.204,33

51

331422

132,41

10

221622

1.518,54


52

331432

257,70

11

221632

320,61

53

331622

1.039,82

12

222222

2.325,49

54

331632

1.173,83


13

222322

6.588,16

55

332222

411,87

14

222522

156,91

56

332522

173,74

15

222622

160,59


57

423122

261,72

16

223222

737,97

58

431322

872,58

17

231312

506,58

59

431532

391,24


18

231322

1.725,69

60

432312

749,80

19

231422

5.405,86

61

432322

1.700,26

20

231432

154,73


62

512322

94,76

21

231512

52,60

63

521222

957,66

22

231522

7.698,18

64

521322

744,77


23

231612

740,32

65

521422

480,35

24

231622

3.572,52

66

521522

914,95

25

231632

339,92


67

522222

1.306,83

26

232222

885,20

68

522322

1.544,97

27

232312

857,42

69

523122

13,47


28

232322

1.006,85

70

523222

739,70

16


LMU

Đặc điểm LMU

Diện tích

(G,T,De,Sl,H, Ir)

(ha)

LMU

Đặc điểm LMU

Diện tích


(G,T,De,Sl,H, Ir)

(ha)

29

232422

1.290,14

71

523322

870,35

30

232522

1.499,85

72

531322

512,29

31


232622

655,77

73

531522

693,32

32

233222

1.153,17

74

532122

388,08

33

311622

543,14

75


532222

965,02

34

321322

168,84

76

532322

3.403,27

35

321422

879,59

77

532422

25,51

36


321432

1.144,58

78

533122

243,63

37

321522

593,29

79

533222

1.505,89

38

321532

4.750,37

80


533322

1.633,91

39

321622

2437,85

81

622221

265,89

40

321632

10.672,93

82

612221

200,91

41


322222

1.405,55

83

613121

93,85

42

322322

1.251,63

84

622221

63,55

85

623121

235,02

100


722212

344,73

86

632121

76,74

101

722222

860,10

87

711312

669,52

102

722322

658,40

88


711322

1.040,59

103

722522

1.444,63

89

711512

220,29

104

722622

106,38

90

711522

377,15

105


731322

548,26

91

712222

194,10

106

731532

191,49

92

712312

1.847,88

107

731622

124,51

93


712322

25,42

108

832322

48,99

94

721312

14,15

109

823121

179,82

95

721422

497,98

110


832221

37,53

96

721522

4.516,38

111

921522

7,76

97

721532

2.370,39

112

922221

27,46

98


721622

4.067,00

113

922222

22,94

99

721632

4.511,02

114

922322

205,37

17


4.4.3. Đánh giá thích hợp đất đai với các LUT hàng hóa
Kết quả đánh giá cho thấy trên địa bàn huyện Mai Sơn có 5 LUT và 6 kiểu
sử dụng đất có triển vọng sản xuất hàng hóa là: Ngô, xoài, nhãn, mía, sắn và cà
phê chè. Để có thể quy hoạch vùng chuyên canh và định hướng phát triển bền

vững rất cần đánh giá thích hợp đất đai cho các LUT này. Các chỉ tiêu và yêu
cầu sử dụng đất đai của các LUT được xác định dựa trên cơ sở tham khảo kết
quả nghiên cứu của FAO (1998), và Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009)
Bảng 4.9. Tổng hợp diện tích phân hạng thích hợp các LUT của
huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Kiểu sử dụng
đất

Hạng thích hợp

Chỉ tiêu
S1

S2

S3

Diện tích (ha)

0

16.234,44

79.799,09

39.446,46

Cơ cấu (%)

0


11,97

58,85

29,18

Diện tích (ha)

0

11.731,0

Cơ cấu (%)

0

8,65

15,48

75,87

Diện tích (ha)

0

0

32.060,04


103.544,46

Cơ cấu (%)

0

0

23,64

76,36

Diện tích (ha)

0

886,68

47.806,73

86.911,08

Cơ cấu (%)

0

0,65

35,25


64,10

Cây ăn quả

Diện tích (ha)

0

31.651,92

5.089,34

98.863,24

(nhãn và xoài)

Cơ cấu (%)

0

23,34

3,75

72,91

Ngô hè

Mía


Cà phê chè

Sắn

N

23.715,36 102.887,28

Trong sử dụng đất, FAO (1976) đã khuyến cáo để có hiệu quả kinh tế cao
và bền vững chỉ nên phát triển các LUT trên các đơn vị đất đai ở mức thích hợp S1
và S2.
Trong tất cả các yếu tố phân hạng thích hợp đất đai dùng để phân hạng cho
đất đai của huyện Mai Sơn có thể thấy chỉ có yếu tố chế độ tưới là có thể cải
thiện. Tuy nhiên thực tế cho thấy, Mai Sơn là huyện vùng núi, địa hình chia cắt,
việc chủ động tưới cho diện tích lớn là khó khả thi. Hiện tại người dân chỉ đầu tư
tưới cho các cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và rất cao (trừ lúa do đảm

18


bảo an ninh lương thực). Đánh giá thích hợp tương lai cho 5 kiểu sử dụng đất
hàng hóa cho thấy, chỉ có cây cà phê có 28.792,44 ha có thể nâng từ hạng S3 lên
S2 khi chuyển từ không có tưới sang tưới chủ động, sắn từ 886,7 ha lên 20.845,80
ha. Các cây trồng khác không nâng hạng được do yếu tố hạn chế chủ yếu là loại
đất, độ dốc, thành phần cơ giới chứ không phải do chế độ tưới.
4.5. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN MAI SƠN THEO HƢỚNG SẢN
XUẤT HÀNG HÓA
4.5.1. Các căn cứ pháp lý cho phát triển các loại sử dụng đất hàng hóa của

huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
Từ năm 2010 trở lại đây Chính phủ và tỉnh Sơn La đã có rất nhiều chính
sách phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp công nghệ cao trong chuỗi
giá trị, chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, xây dựng vùng nguyên liệu
sạch hướng tới xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh công nghiệp chế biến. Các căn
cứ pháp lý cơ bản để định hướng cho nông nghiệp hàng hóa của Mai Sơn là:
+ Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2013 của UBND
tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển khoa học, công nghệ nông nghiệp nông
thôn tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020 và định hướng đến năm 2025.
+ Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT phê duyệt đề án phát triển ngành cà
phê bền vững đến năm 2020. Trong đó khẳng định Sơn La và Điện Biên là hai
tỉnh trọng tâm phát triển cà phê chè ở khu vực phía Bắc.
+ Đề án: “Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản hàng hóa của
tỉnh Sơn La đến năm 2020” của UBND tỉnh Sơn La được phê duyệt theo quyết
định số 3528/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2014.
+ Quyết định 600/QĐ-UBND tỉnh Sơn La ngày 16 tháng 3 năm 2016 về
Phê duyệt dự án phát triển vùng trồng sắn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Sơn La
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
+ Nghị quyết 80/NQ-HĐND ngày 4 tháng 4 năm 2018 của hội đồng Nhân
dân tỉnh về việc thông qua đề án phát triển cây ăn quả của toàn tỉnh Sơn La đến
năm 2020.

19


+ Kế hoạch 94/KH-UBND về triển khai thực hiện đề án phát triển cây ăn
quả của UBND tỉnh Sơn La ngày 15 tháng 5 năm 2018.
Cùng với các chính sách hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh Sơn La nói chung và
huyện Mai Sơn nói riêng cũng đã và đang có những nỗ lực phát triển mạnh các
cây trồng chủ lực theo chuỗi giá trị và theo hướng sản xuất hàng hóa hướng tới

xuất khẩu.
4.5.2. Ứng dụng phƣơng pháp phân tích SWOT để phân tích điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở
Mai Sơn
Để làm rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong phát
triển các cây trồng hàng hóa ở Mai Sơn, đề tài đã tiến hành đánh giá SWOT về
sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cho các cây trồng
lựa chọn. Kết quả phân tích cho thấy để phát triển được một nền nông nghiệp
theo hướng hàng hóa, huyện Mai Sơn phải tập trung thực hiện một số định
hướng sau:
+ Sớm quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa cho từng nhóm cây trồng;
+ Có những chính sách hỗ trợ cho phát triển các cây trồng hàng hóa sản
xuất theo hướng chuỗi giá trị; Thu hút đầu tư vào nông nghiệp, chế biến nông
sản đồng thời đào tạo nguồn lao động nông nghiệp có kỹ thuật tại địa phương;
+ Tăng cường quảng bá sản phẩm nông sản chủ lực, đẩy mạnh, mở rộng
các kênh phân phối tiến tới xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng trên thế giới.
+ Đổi mới cơ cấu giống, tuyên truyền, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các quy trình sản xuất theo GLOBAL GAP
để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
4.5.3. Định hƣớng sử dụng đất cho các loại sử dụng đất hàng hóa
Với địa bàn vùng núi như huyện Mai Sơn, việc giữ rừng trên đất dốc là rất
quan trọng. Có giữ được rừng mới giữ được nước, nếu không giữ được rừng
nguy cơ sạt lở, xói mòn sẽ rất cao. Chính vì vậy, trong định hướng tới năm 2025
diện tích rừng của huyện sẽ giữ nguyên, không chuyển đổi sang mục đích khác.
Định hướng phát triển các loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa trên địa bàn huyện Mai Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
trình bày trong bảng 4.10.
20



Bảng 4.10. Định hƣớng phát triển các loại sử dụng đất hàng hóa trên địa
bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Loại sử
dụng
đất

Diện tích, ha
Hiện
trạng
2017

S1 và S2,
(không tính
rừng)

Định
hƣớng
2025

Địa điểm

Ngô

19.661,00

12.419,63

Mía

6.085,00


9.683,30

6.000 TV1: Thị Trấn Hát Lót, xã Cò Nòi,
Mường Bằng, Chiềng Chăn, Mường
Bon.
LMU: 26, 32, 67, 69, 75, 78, 100, 101
TV2: Chiềng Lương, Nà Bó, Chiềng Ve.
LMU: 12, 32, 70, 78, 101

Cà phê
chè

6.353,00

22.279,97

10.000 TV1: Mường Bằng, Chiềng Mung,
Mường Bon, Chiềng Mai, LMU: 12, 13,
26, 28, 32, 75, 101, 102
TV2: Chiềng Ban, Chiềng Chung,
Chiềng Ve. LMU: 12, 16, 74, 101

Sắn

3.450,00

15.692

Cây ăn

quả
+ Xoài
+ Nhãn

2.804,00

24.245,74

1.139,00
891,00

12.400 Các xã trong cả hai tiểu vùng

3.200 TV1: Chiềng Chăn, Chiềng Mung, Hát
Lót, Chiềng Lương.
TV2: Chiềng Chung, Chiềng Nơi,
Phiêng Cằm, Phiêng Pằn, Nà Ớt và Tà
Hộc.
14.000 Xoài: TV1 (Chiềng Mung, Mường Bon,
Hát Lót, Cò Nòi). LMU 12, 13, 26
4.000 Nhãn: TV1 (Thị Trấn, Mường Bằng,
3.000 Chiềng Mung, Mường Bon, Hát Lót, Cò
Nòi). LMU: 12, 13, 70; TV2 (Nà Bó, Tà
Hộc, Chiềng Ve). LMU: 61, 67, 85

4.5.4. Một số nhóm giải pháp phát triển nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa
ở Mai Sơn
4.5.4.1. Giải pháp về chính sách
(1) Lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho các cây trồng hàng hóa trên
cơ sở đánh giá thích hợp đất đai và lợi thế cạnh tranh của từng loại cây trồng.

(2) Tạo cơ chế khuyến khích quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất nhằm
xúc tiến, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn và theo
quy hoạch đã duyệt, xóa bỏ hoặc điều chỉnh mức hạn điền.

21


(3) Có chính sách hỗ trợ cải tạo các vùng đất hoang, vùng đất trống đồi trọc
để chuyển sang trồng rừng và các cây hàng hóa khác.
(4) Hoàn thiện các chính sách tín dụng để người sản xuất được vay vốn với
số lượng đủ lớn, thời gian dài, lãi suất ưu đãi để sản xuất, đầu tư mua sắm máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất đặc biệt là vùng chuyên canh đã được quy hoạch;
Có các chính sách thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực chế biến
nông sản.
(5) Có các chính sách khuyến khích triển khai nhân rộng, chuyển giao
các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
4.5.4.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
(1) Xây dựng, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, kiên cố hóa hệ thống
kênh mương, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước để tăng diện tích tưới
chủ động.
(2) Chỉnh trang mở rộng các đường giao thông liên xã, tăng cường đầu tư
mở rộng các chợ đầu mối; khuyến khích, liên kết với doanh nghiệp đầu tư
hệ thống kho lạnh bảo quản quả, trung tâm chiếu xạ để đáp ứng được yêu cầu
xuất khẩu.
(3) Nâng công suất của các cơ sở chế biến, sơ chế nông sản theo hướng gắn
với vùng sản xuất tập trung; nâng cấp cải tiến công nghệ của các nhà máy chế
biến cà phê, mía đường, tinh bột sắn và chế biến thức ăn chăn nuôi… để kịp thời
tiêu thụ nông sản, tăng giá trị gia tăng cho nông sản hàng hóa.
4.5.4.3. Giải pháp tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ
(1) Tổ chức, mở rộng các hợp tác xã canh tác theo VietGAP, GLOBAL

GAP để đảm bảo chất lượng nông sản phục vụ thị trường trong nước và
xuất khẩu;
(2) Xây dựng các chỉ dẫn địa lý, xây dựng và phát triển thương hiệu đối với
các sản phẩm đặc trưng của huyện Mai Sơn;
(3) Xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Xác định rõ quy
mô, cơ cấu thị trường tiêu thụ, kết nối giữa người sản xuất và các cơ sở thu mua
lớn thong qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm ngay từ đầu vụ, đầu năm với giá
cả thỏa thuận để có kế hoạch sản xuất, ổn định giá đầu ra cho sản phẩm của
người nông dân.
4.5.4.4. Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật
(1) Tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản các nông sản
hàng hóa chính cho hộ nông dân; Tăng cường tập huấn các kỹ thuật canh tác
22


chống xói mòn trên đất dốc, tưới tiết kiệm nước, ứng phó với biến đổi khí hậu;
(2) Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về kỹ thuật canh tác tiên tiến
các cây trồng hàng hóa cho cán bộ khuyến nông xã;
(3) Xây dựng những mô hình điểm các LUT hàng hóa làm nơi thăm quan
tập huấn cho nông dân trong huyện;
(4) Phát triển nhân rộng các mô hình điểm của các doanh nghiệp, hợp tác
xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất,
bảo quản, chế biến nông sản.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Huyện Mai Sơn là huyện nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Sơn La có
nhiều lợi thế cạnh tranh trong phát triển các cây trồng hàng hóa. Mai Sơn có
diện tích đất nông nghiệp lớn (101.116,27 ha) với khí hậu, đất đai thích hợp
trồng cà phê chè, cây ăn quả, mía, ngô và một số cây trồng hàng hóa khác.
Trong giai đoạn 2010-2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện được duy trì ổn

định, tăng trưởng khá. Năm 2018 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 12.251,2 tỷ
đồng (giá hiện hành) trong đó cơ cấu ngành: Nông - lâm nghiệp 28%, Công
nghiệp - xây dựng 36,1%, dịch vụ - thương mại 35,9%. Tuy nông nghiệp phát
triển mạnh trong những năm cuối nhưng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, các
cơ sở bảo quản và chế biến nông sản còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu của sản xuất.
2) Các loại sử dụng đất hàng hóa của huyện Mai Sơn được xác định gồm:
cà phê chè, ngô hè, mía, sắn và cây ăn quả (trong đó chủ yếu là nhãn và xoài).
Trong 3 năm gần đây diện tích mía, cây ăn quả, cà phê tăng rất nhanh, riêng ngô
có xu hướng giảm. Trong 05 LUT cây hàng hóa, 02 LUTs mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất là cây ăn quả và cà phê chè với thu nhập hỗn hợp dao động
trong khoảng 80-156 triệu/ha/năm và giá trị ngày công lên tới 150-363 nghìn
đồng. Đây cũng là những LUTs cho hiệu quả xã hội và môi trường cao. LUTs
ngô hè và sắn tuy mang lại hiệu quả đồng vốn và có tỷ lệ chấp nhận của người
dân cao (do phù hợp với tập quán và kỹ thuật canh tác đơn giản) nhưng không
bền vững về mặt môi trường, dễ gây suy kiệt đất.
3) Kết quả theo dõi 5 mô hình sử dụng đất theo hướng hàng hóa (ngô, mía,
sắn, cà phê chè xen nhãn, và nhãn trồng thuần) cho thấy, cả 5 mô hình đều cho
23


×