Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung và tác động của nó lên nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.74 KB, 23 trang )

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: trade war) hay còn gọi là chiến tranh mậu
dịch là hiện tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia tăng hoặc tạo ra thuế hoặc các
loại rào cản thương mại (gồm: Giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,
viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự
nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế
thương mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương
mại của nước đối lập.
Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến dần
đến mức tự cung tự cấp để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng không được thỏa mãn
bởi nhập khẩu hạn chế.
Ví dụ: Nếu một quốc gia tăng thuế nhập khẩu, quốc gia đối lập có thể trả đũa bằng
biện pháp tương tự. Nhưng sự tăng trợ cấp rất khó để trả đũa. Những nước nghèo dễ
tổn thương hơn những nước giàu trong chiến tranh thương mại; khi tăng sự bảo hộ
chống lại tình trạng bán phá giá của những sản phẩm giá rẻ, chính phủ nước đó có
nguy cơ làm cho sản phẩm quá đắt đối với người tiêu dùng nội địa.
2. Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thương mại
Chiến tranh thương mại là sự giao thoa của những toan tính lợi ích về mặt kinh
tế, chính trị nội bộ và chính trị quốc tế.
- Chiến tranh về lợi ích kinh tế: các nước tiến hành chiến tranh để hạn chế
thương mại, tầm ảnh hưởng lẫn nhau. Ví dụ: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
-

Sử dụng các công cụ kinh tế một chiều để phục vụ mục đích trong đối

ngoại. Ví dụ: việc Mỹ và phương Tây cấm vận Triều Tiên.
3. Tác động của chiến tranh thương mại với nền kinh tế thế giới

2



Chiến tranh thương mại là một cuộc chơi tốn kém, bản chất là xem ai có thể
chịu đau nhiều hơn và dài hơn, vốn không dành cho các nước nghèo. Và nguy hiểm
hơn, là việc “ăn miếng trả miếng” có thể sẽ nối đuôi nhau và kết quả là kéo toàn bộ
hệ thống thương mại đi xuống, trong khi nền kinh tế hiện nay vốn đã không được
khỏe mạnh. Chiến tranh thương mại trên diện rộng có thể nhấn chìm cả thế giới. Nó
có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế thế giới và kéo theo những khủng hoảng
toàn cầu đặc biệt là khi các nước “khổng lồ” tiến hành chiến tranh thương mại.
Không thể nói rõ chiến tranh thương mại là tốt hay không cho một quốc gia nhưng
chắc chắn sẽ không dễ dàng.
II. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
1. Lịch sử về mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung
Lịch sử bang giao giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc từng có những giai đoạn
rất tốt đẹp dẫn đến sự kiện Trân Châu Cảng hay Trung Quốc có mặt trong Hội đồng
Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên tất cả đã thay đổi sau năm 1949: Tháng 10/1949,
Mao Trạch Đông lật đổ chính phủ theo đường lối dân tộc của Tưởng Giới Thạch
(thân Mỹ) và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quan hệ Mỹ - Trung
bị cắt đứt trong suốt 22 năm sau kể từ khi Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Tới năm 1971,
quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung chính thức được khai thông bởi nền ngoại giao bóng
bàn giữa hai nước. Cũng năm đó vào ngày 14/04, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận
thương mại kéo dài 20 năm chống Trung Quốc và bắt đầu thực hiện quá trình bình
thường hóa quan hệ giữa hai nước. Quan hệ thương mại giữa hai nước cũng nhờ đó
mà bắt đầu được tái thiết lập. Sau đó đã xảy ra một vài biến động trong mối quan hệ
thương mại hai nước.
− Ngày 10/10/2000, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã ký pháp lệnh về thiết lập
quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn đối với Trung Quốc. Căn cứ vào
pháp lệnh này, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ sẽ chấm dứt việc căn cứ vào
điều khoản có liên quan trong “Luật Thương mại năm 1974” để tiến hành xem xét

3



hàng năm về việc dành cho Trung Quốc chế độ “Ưu đãi tối huệ quốc”, thiết lập
quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn với Trung Quốc.
- Ngày 27/12/2001, Tổng thống Mỹ Bush ký sắc lệnh, chính thức dành cho
Trung Quốc quan hệ thương mại bình thường hóa vĩnh viễn.
- Từ ngày 07-10/12/2003, trong thời gian chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng
Trung Quốc Ôn Gia Bảo, hai bên thỏa thuận nâng cấp cho Ủy ban liên hợp thương
mại Trung – Mỹ dựa trên 5 nguyên tắc để bảo đảm cho quan hệ kinh tế thương mại
giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục phát triển lành mạnh .
- Từ ngày 14-15/12/2006 tại Bắc Kinh, Đối thoại kinh tế chiến lược Trung –
Mỹ lần đầu tiên diễn ra với chủ đề là “Con đường phát triển của Trung Quốc và
chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc”.
- Từ ngày 15 đến ngày 18/11/2009, Tổng thống Mỹ B.Obama đã thăm làm
việc với Trung Quốc. Hai bên đã ra “Tuyên bố chung”, nhấn mạnh hai bên sẽ tiếp
tục tăng cường đối thoại và hợp tác trong lĩnh vực chính sách kinh tế vĩ mô, đồng
thời cùng nhau nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức, với thái độ
xây dựng, hợp tác và cùng có lợi tích cực giải quyết những tranh chấp trong thương
mại và đầu tư của hai bên. Đồng thời, đẩy nhanh đàm phán “Hiệp định đầu tư song
phương”.
- Từ năm 2012, ông Obama bắt đầu thực hiện chiến lược xoay trục sang châu
Á, tái tập trung sự chú ý của Washington vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương,
trong khi ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tuyên bố
ý định tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế. Sự ngờ vực lẫn
nhau đã gia tăng trong những năm gần đây, trong bối cảnh sự đối đầu giữa hai nước
leo thang, mặc dù đã có một số điểm hợp tác tiêu biểu như thỏa thuận biến đổi khí
hậu Paris năm 2016. Hai nước cạnh tranh cho vị trí lãnh đạo kinh tế trong khu vực,
khi ông Obama thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong
khi Bắc Kinh đối trọng bằng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và kế hoạch


4


"một vành đai, một con đường". Dù vậy, quan hệ thương mại song phương vẫn có
những bước phát triển rõ rệt.
- Năm 2015, Trung Quốc thay thế Canada trở thành đối tác thương mại lớn nhất
của Mỹ. Tổng thương mại song phương trong hàng hóa và dịch vụ năm 2015 là

659,4 tỷ USD. Trung Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, nắm giữ
khoảng 1,8 nghìn tỷ USD nợ quốc gia Mỹ, trong khi các công ty Mỹ đã thiết lập
hơn 20.000 doanh nghiệp ở Trung Quốc.
- Năm 2017, nhấn mạnh đến vấn đề tranh chấp Biển Đông như một điểm
bùng nổ xung đột tiềm tàng, Rex Tillerson, tân ngoại trưởng Mỹ, đã tung ra đòn
thách thức với Bắc Kinh thông qua lời kêu gọi ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các
đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Việc chính quyền Trump
có thể đối đầu Bắc Kinh ở những vấn đề nóng báo hiệu mối quan hệ song phương
trắc trở sắp tới.
Những mốc lịch sử thương mại Mỹ - Trung trên đây đã cho thấy tốc độ phát
triển thương mại vô cùng nhanh chóng giữa hai nước. Đã bốn mươi năm kể từ thời
điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách, mở cửa ( từ năm 1978) và giờ đây, Trung Quốc
lần lượt vượt qua một loạt các cường quốc kinh tế khác, kể cả Nhật Bản, để vươn
lên thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới và luôn phấn đấu giành được sự bình đẳng
trong quan hệ thương mại với Mỹ. Tính tới nay, có thể thấy Mỹ và Trung Quốc đều
là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của nhau.
2. Nguyên nhân dẫn đến thương mại Mỹ Trung
Nguyên nhân kinh tế
Mỹ muốn Trung Quốc hỗn loạn để có thêm thời gian lấy lại vị trí dẫn đầu
trong thị trường công nghệ cao trị giá 12 nghìn tỷ USD .Mạng 5G chính là ngành
công nghệ ngàn tỷ đô nói trên. Trong tương lai, mạng 5G có thể phủ sóng toàn thế
giới, với tốc độ nhanh chưa từng có, đến nỗi download vài bộ phim chỉ mất mấy

giây. Mạng 5G sẽ là yếu tố cốt lõi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, xây dựng cơ sở hạ

5


tầng, các thành phố thông minh và xe không người lái trong tương lai. Nhưng ai
muốn sở hữu công nghệ này sẽ phải đấu giá với một ủy ban giám sát thế giới nghĩa
là công ty nào càng có nhiều tiền càng thắng.
Hiện tại các công ty của Trung Quốc ZTE và Huawei đang đi đầu trong công
nghệ 5G, vượt mặt các công ty của Mỹ và châu ÂU. Lý do rất đơn giản, các công ty
này được sự bảo hộ của chính phủ và độc quyền tại thị trường Trung Quốc. Nói
cách khác, các công ty này là đại diện của chính phủ Trung Quốc trong cuộc đua
công nghệ. Ngược lại các công ty của Mỹ phải tự thân vận động, phải tính đến bài
toán lợi nhuận và cạnh tranh trước khi đổ tiền vào một cuộc đua công nghệ đắt đỏ.
Vì vậy, muốn làm cho nước Mỹ “vĩ đại trở lại”, thì ông Trump phải cầm chân
Trung Quốc trong cuộc đua công nghệ và chính phủ Mỹ phải đóng vai trò nhiều hơn
trong việc hỗ trợ các công ty giành được công nghệ 5G, SSI nhận định.
Nguyên nhân chính trị
Mỹ không còn là “củ cà rốt” cho Trung Quốc mà sử dụng chính sách “cây gậy”.
Trong nhiều năm, lập trường chính sách đối ngoại của Mỹ là ủng hộ Trung
Quốc. Mỹ chính là nước đề xuất Trung Quốc gia nhập WTO. Mỹ cũng không có
những chính sách trực tiếp nào đáp trả việc Trung Quốc thao túng nhân dân tệ. Mục
tiêu của Mỹ là tránh xung đột và gieo những ý tưởng về tự do thương mại, tăng
trưởng kinh tế và dân chủ cho Trung Quốc.
Ngược lại Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhận những khái niệm đó. Ưu tiên
hàng đầu của chính phủ nước này là duy trì quyền lực độc tôn và sự kiểm soát trong
nước. Vì vậy cho đến nay nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thực sự tự do và mở cửa
cho các công ty phương Tây thất bại với chính sách ngoại giao “củ cà rốt” với Trung
Quốc, Mỹ, đại diện là nhà ngoại giao cứng rắn Donald Trump đang bắt đầu thực
hiện chính sách “cây gậy”.


6


Một mặt Mỹ hạn chế thương mại với Trung Quốc bằng hàng rào thuế quan,
mặt khác tham gia tuần tra trên Biển Đông nhằm thị uy và phô diễn sức mạnh quân
sự, cũng như giảm sự hung hãn của Trung Quốc trên vùng biển này.
3. Diễn biến cuộc chiến tranh thương mại
Những “đòn ăn miếng trả miếng” đến từ 2 phía
Cương lĩnh tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump là nước Mỹ trên hết.
Ông cũng nhiều lần tuyên bố sẽ đưa sản xuất và việc làm quay trở lại Mỹ, đồng thời
sẽ giải quyết tình trạng thâm hụt thương mại nghiêm trọng giữa Mỹ với Trung
Quốc:
20/4/2017: Tổng thống Mỹ yêu cầu điều tra nhằm xác định liệu thép do Trung
Quốc và các nước khác sản xuất có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ hay không?.
14/8/2017: Một cuộc điều tra khác được khởi động, xem Trung Quốc có vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ hay không. Mỹ ước tính, thiệt hại
có thể lên tới 225 - 600 tỷ USD/năm. Trung Quốc chỉ trích động thái này sẽ đầu độc
quan hệ hai nước.


Gói áp thuế thứ 1 đến từ Mỹ:

22/1/2018: Sau vài tháng tạm lắng, Mỹ có hành động quan trọng đầu tiên
nhằm vào Trung Quốc khi thông báo đánh thuế 30% đối với tấm pin mặt trời nhập
khẩu, 20% đối với máy giặt nhập khẩu, phần lớn từ Trung Quốc. Trung Quốc phản
ứng bằng những tuyên bố chỉ trích.
8/3/2018: Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công bố áp mức thuế
suất mới, 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Đến lúc
này, Trung Quốc, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới có hành động phản pháo đầu

tiên.


Đáp trả lần 1 từ phía Trung Quốc:

7


2/4/2018: Bộ Thương mại Trung Quốc áp thuế nhập khẩu mới đối với 128 sản
phẩm của Mỹ. Theo đó, 120 mặt hàng nhập khẩu trong đó có trái cây sẽ chịu mức
thuế 15%, trong khi 8 sản phẩm còn lại, trong đó có thịt lợn, sẽ là 25%


Áp thuế lần 2 của Mỹ

3/4/2018: 24h đồng hồ sau đòn phản pháo đầu tiên từ Trung Quốc, Mỹ công
bố danh sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc bị áp mức thuế mới 25% trong gói trừng
phạt trị giá 50 tỷ USD sau cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại và
công nghệ của Mỹ, bao gồm các sản phẩm: công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ,
thuốc trị bệnh, thiết bị y tế, giáo dục.


Đáp trả lần 2 từ Trung Quốc:

4/4/2018: Cũng chỉ 24h đồng hồ sau, Trung Quốc đáp trả bằng việc công bố
danh sách các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu
mức thuế 25%, trong đó có đậu tương, máy bay, ô tô và hóa chất. Trung Quốc tuyên
bố, thời điểm mức thuế mới này có hiệu lực sẽ phụ thuộc vào thời điểm Mỹ áp mức
thuế mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mặc dù Tổng thống Donald Trump tuyên bố đánh thuế cao đối với hàng hóa

nhập khẩu từ Trung Quốc song chưa thể thực hiện ngay lập tức bởi sau khi ông ký
sắc lệnh liên quan, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ sẽ có 15 ngày để liệt kê các
danh mục hàng hóa bị đánh thuế. Sau khi đưa ra danh sách sơ bộ, Văn phòng
Thương mại Mỹ sẽ có 60 ngày để lấy ý kiến người dân Mỹ, sau đó mới công bố
danh sách cuối cùng.


Áp thuế lần thứ 3 từ Mỹ

05/04, Tổng thống Trump tuyên bố áp lệnh thuế lên hàng hóa Trung Quốc trị
giá 100 tỷ USD.
Tổng thống Trump đe dọa áp lệnh thuế mới lên các mặt hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc trị giá 100 tỷ USD. Ngay sau đó, Trung Quốc cảnh báo “đã tính toán kỹ
lưỡng các biện pháp trả đũa”.

8




Đáp trả lần thứ 3 của Trung Quốc:
16 - 17/04: Công ty ZTE (Trung Quốc) và lúa miến (Mỹ) bị đưa vào tầm ngắm
Một lần nữa, mối quan hệ thương mại hai bên thêm căng thẳng sau khi Mỹ

cấm công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc ZTE mua linh kiện từ Mỹ trong vòng
7 năm. Ngay sau đó, Trung Quốc áp mức thuế tới 179% đối với cây lúa miến nhập
khẩu từ Mỹ với lý do Mỹ đã bán phá giá mặt hàng này.
Những “ vũ khí” của Trung Quốc để tiếp tục cuộc chơi
- Theo số liệu từ văn phòng đại diện thương mại Mỹ thì trong năm 2017 Mỹ
đã nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với trị giá là hơn 506 tỷ USD, còn ở chiều

ngược lại, Trung Quốc nhập khẩu của Mỹ với trị giá 130 tỷ USD.
- Và đến nay, 2 bên đã công bố 3 lần áp thuế cao lên hàng hóa của nhau:
+ Về phía Mỹ: lần 1 là 34 tỷ USD, lần 2 là 16 tỷ USD và lần 3 là 200 tỷ USD
+ Về phía Trung Quốc: lần 1 là 34 USD, lần 2 là 16 tỷ USD và lần 2 là 60 tỷ
USD
- Như vậy, Trung Quốc đã đánh thuế bổ sung lên 85% hàng hóa nhập khẩu,
tức là gần hết số hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kì và có nghĩa là khả năng áp thuế đáp
trả cho Mỹ cho những lần sau là không còn nhiều. Trong khi đó, Mỹ mới đánh thuế
chưa đến một nửa số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
- Mặc dù giá trị hàng hóa Trung Quốc áp thuế thấp hơn nhưng các chuyên gia
cho rằng Trung Quốc vẫn đang nắm trong tay những “vũ khí” khác để có thể “tiếp
tục cuộc chơi”
- Theo các chuyên gia khi mà con bài thuế quan không còn, Bắc Kinh đã
nhanh chóng tính tới các chính sách phi thuế quan trong cuộc đối đầu với
Washington. Chính phủ Trung Quốc đã âm thầm ngừng việc cấp giấy phép cho các
doanh nghiệp Mỹ kinh doanh tại nước này trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân
hàng và quản lý tài sản. Trong cuộc khảo sát mới nhất của phòng thương mại Mỹ tại
Trung Quốc: khoảng 27% công ty cho biết có them nhiều hoạt động kiểm tra và siết

9


chặt quản lý hơn, 23% công ty cho biết thủ tục hải quan đang được xử lý chậm hơn.
Thậm chí có các động thái trả đũa thô bạo như: đóng cửa các nhà máy của Mỹ tại
Trung Quốc hay kêu gọi người dùng tẩy chay hàng hóa Mỹ cũng đã được nhắc tới.
Ngoài ra, nhiều tờ báo cũng chỉ ra mỗi năm có hàng trăm nghìn du học sinh và
khách du lịch Trung Quốc tới Mỹ học tập và tham quan biến đây trở thành nguồn
thu lớn của Mỹ, nếu có thể Trung Quốc sẽ áp thuế lên việc này.

4. Động thái của EU

Mỹ giảm thuế để kéo EU về phía Mỹ
Nguy cơ chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tạm
lắng sau khi 2 bên đạt được một thỏa thuận mà trong đó hướng tới mục tiêu không
áp thuế, không rào cản và không bảo hộ, đồng thời nhất trí tránh làm leo thang căng
thẳng trong tranh chấp thương mại. Mặc dù được xem là bước tiến lớn đạt được sau
nhiều tuần căng thẳng, song vẫn có không ít ý kiến trái chiều về thỏa thuận này.
Theo thỏa thuận vừa đạt được, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy
ban Châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhất trí rằng, Mỹ và Liên minh châu Âu sẽ
giảm bớt rào cản và đẩy mạnh hoạt động trao đổi các mặt hàng thép, nhôm, sản
phẩm công nghiệp, dịch vụ hóa chất, dược phẩm, các sản phẩm y tế… Liên minh
châu Âu cũng đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán thương mại sâu rộng về việc mua
đậu nành và khí thiên nhiên hóa lỏng từ Mỹ. Ngoài ra, hai bên sẽ cùng nhau nỗ lực
để cải tổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tìm ra giải pháp cho mức thuế
đối với các mặt hàng kim loại mà Mỹ đã áp đặt trước đó.
Ngay sau khi Mỹ và EU bất ngờ đạt được thỏa thuận kể trên, Bộ Thương mại
Quốc tế Anh đã lập tức lên tiếng hoan nghênh sáng kiến của người đứng đầu nước
Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo châu u Juncker nhằm cắt giảm hàng rào thuế
quan, tăng cường thương mại và đầu tư.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đánh giá cao việc EU đạt được thỏa thuận với
Mỹ, khẳng định điều này minh chứng cho sức mạnh của một EU đoàn kết. Trong

10


khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier khen ngợi kế hoạch của Mỹ-EU là
một bước đột phá giúp tránh được nguy cơ chiến tranh thương mại và bảo vệ hàng
triệu việc làm.
Donald Trump tuyên bố, ông đã có được sự nhượng bộ quan trọng của các
quan chức EU. Hai bên bày tỏ Mỹ và EU cùng nhau nỗ lực để thực hiện không thuế
quan, không có hàng rào phi thuế quan và không trợ cấp cho các sản phẩm công

nghiệp ngoài xe hơi. Trump nói: “Hôm nay là ngày vô cùng quan trọng đối với nền
mậu dịch tự do, công bằng. Chúng tôi dự định sẽ mở ra giai đoạn mới hữu hảo, mật
thiết giữa Mỹ và EU; mở ra mối quan hệ mậu dịch lớn mạnh hai bên cùng có lợi, nỗ
lực vì an ninh và cùng phồn vinh của toàn cầu, cùng nhau chống chủ nghĩa khủng
bố”.
Ông Trump nói: “Mỹ và EU có hơn 830 triệu công dân, chiếm hơn 50% GDP
toàn thế giới; nói một cách khác, chúng ta chiếm hơn một nửa thế giới. Nếu hợp tác
cùng nhau, chúng ta sẽ đưa hành tinh này trở nên an toàn hơn, tươi đẹp hơn, phồn
vinh hơn”. Ông cho biết, Mỹ và EU đã có kim ngạch mậu dịch song phương đạt
1000 tỷ USD – một mối quan hệ kinh tế quy mô lớn nhất thế giới. Mỹ mong muốn
tăng cường mối quan hệ mậu dịch này để tất cả mọi công dân Mỹ và EU được
hưởng lợi.
Tổng thống Trump cũng nói, ông và các quan chức EU đều mong muốn giảm
bớt các quy tắc hạn chế vào thị trường của nhau, cải cách WTO và hạn chế những
thao tác thị trường không công bằng; Mỹ và EU cũng sẽ giải quyết vấn đề thuế quan
của sản phẩm thép và nhôm.
Đặc biệt, EU đã đồng ý gia tăng số lượng nhập khẩu đậu tương và khí hóa
lỏng của Mỹ. Ông Trump nói: “Việc này sẽ mở ra thị trường cho nông dân và công
nhân, gia tăng đầu tư, khiến Mỹ và EU cùng phồn vinh hơn. Điều này cũng sẽ làm
quan hệ mậu dịch công bằng và cùng có lợi hơn”.

11


Ông cho biết, EU và Mỹ đã đạt được thỏa thuận, sẽ cùng nhau liên kết để bảo
vệ các công ty của Mỹ và EU tránh khỏi ảnh hưởng bởi bởi các hành vi thương mại
không công bằng; sẽ cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ, cải cách
WTO, giải quyết những hành vi mậu dịch không công bằng, bao gồm ăn cắp quyền
sở hữu trí tuệ, cưỡng ép chuyển nhượng kỹ thuật, trợ cấp công nghiệp, quốc hữu
hóa xí nghiệp gây nên những rắc rối và sản lượng dư thừa.

EU nên chọn bên nào là đồng minh trong cuộc chiến này?
Sau khi kết thúc cuộc hội đàm, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch EU
Jean Juncker đã đưa ra những thoả thuận mở ra mối quan hệ mậu dịch lớn mạnh hai
bên cùng có lợi. Và nghiễm nhiên trong cuộc chiến này Trung Quốc trở thành “mục
tiêu chung” về thương mại của cả Mỹ và EU.
Theo đó, ông Jean Juncker đã chỉ đích danh Trung Quốc khi nói: "Tôi và
Tổng thống Donald Trump nhất trí cho rằng, cần phải thay đổi rất nhiều điều. Sản
lượng thép toàn cầu quá dư thừa đã đánh mạnh vào người công nhân của chúng tôi.
Sản lượng thép của Trung Quốc dư thừa gấp 2 lần sản lượng của cả EU và
nước này vẫn dành những khoản trợ cấp phi pháp của chính phủ cho lĩnh vực này
(sản xuất thép). Điều này dẫn đến việc không thể dự báo thị trường, ảnh hưởng tới
các công ty của chúng tôi".
Ông Jean Juncker cũng nói: "Chúng ta phải chấm dứt việc các cơ quan nghiên
cứu của chúng ta không ngừng chuyển nhượng kỹ thuật cho Trung Quốc. Vì vậy,
Mỹ và EU đã khởi động cuộc điều tra về việc Trung Quốc có tuân thủ quyền sở hữu
trí tuệ đối với mỗi bên hay không".
5. Thiệt hại của Trung Quốc và Mỹ khi tham gia chiến tranh thương mại
5.1. Thiệt hại của Mỹ
Bershidsky cho rằng công trình nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của hàng
nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc với kinh tế Mỹ, nhưng sự khác biệt này là không
quá lớn. Các chuyên gia Sarah House và Ariana Vaisey đến từ Wells Fargo

12


Securities ước tính 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc mà Trump đang nhắm
vào chỉ chiếm 1,68% chi tiêu dùng của Mỹ, nên đòn áp thuế mới chỉ khiến tỷ lệ lạm
phát tăng thêm 0,5%.
Người tiêu dùng Mỹ chắc chắn sẽ nhận thấy mức giá tăng ở một số mặt hàng
nhất định, chẳng hạn như máy giặt. Sau khi Trump áp thuế và đặt quota nhập khẩu

cho mặt hàng này vào tháng 1, giá máy giặt ở Mỹ hồi tháng 6 đã tăng 18,5% so với
tháng 2, nhưng độ cạnh tranh cao trên thị trường Mỹ sau đó đã khiến mức giá này
giảm 2,6% vào tháng 8.
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, mức giá mới này chỉ tương đương giá vào
năm 2015 và phần lớn người tiêu dùng nước này sẽ không nhận ra sự khác biệt.
Nói cách khác, cuộc chiến thương mại khốc liệt của Trump nhắm vào Trung
Quốc có thể khiến tỷ lệ lạm phát tăng một chút, nhưng sẽ không đẩy người tiêu
dùng Mỹ vào tình cảnh khốn khổ. Trong khi đó, nó có thể tạo động lực để tăng việc
làm ở thị trường lao động Mỹ, khi hàng hóa Trung Quốc mất lợi thế cạnh tranh về
giá.
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những lý do khiến nhiều nhà máy ở
Mỹ phải đóng cửa và công nhân thất nghiệp là do không thể đấu nổi với hàng hóa
tràn vào từ Trung Quốc, quốc gia có lợi thế nguồn nhân công rẻ. Bởi vậy, họ tin
rằng việc khuyến khích người dân bớt sử dụng hàng Trung Quốc và chú trọng hơn
vào yếu tố chất lượng của sản phẩm nội địa sẽ giúp ngành sản xuất Mỹ hồi sinh.
Trump đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng là ông sẵn sàng chấp nhận việc tỷ
lệ lạm phát tăng lên một mức nào đó để đổi lấy thêm việc làm cho người dân Mỹ.
“Quan điểm này trái với các lý thuyết thương mại truyền thống, nhưng sẽ không
khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả giá quá nhiều”, Bongiorni nhận định.
5.2. Thiệt hại của Trung Quốc
Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang đe dọa nền kinh tế Trung Quốc khi nhiều
công ty nước ngoài muốn rút khỏi đây. Phát biểu với tạp chí Forbes ngày 30/7, ông

13


Nathan Resnick- nhà điều hành công ty khởi nghiệp Sourcify cho biết, các nhà sản
xuất đặt cơ sở tại Trung Quốc đang dần tìm đường rời khỏi quốc gia này: “Trong
bối cảnh cuộc chiến về thuế quan ngày càng gay gắt, các công ty không còn hứng
thú để sản xuất tại Trung Quốc. Hiện tại, chúng tôi có các dây chuyền sản xuất ở Ấn

Độ, Bangladesh, Philippines và Mexico. Giá nhân công ở những khu vực bên ngoài
Trung Quốc thậm chí còn rẻ hơn”, ông Nathan Resnick nói.
Không chỉ các công ty nhỏ mà cả những tập đoàn lớn như Kerry Logistics
Network cũng phải chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc để
tránh thuế suất cao. Tờ nhật báo Hong Kong dẫn lời ông William Ma Wing-kai,
Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Kerry cho biết, không chỉ công ty này mà nhiều
khách hàng của họ “đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc tới các
quốc gia Châu Á khác nơi họ đã có nhà máy sản xuất. Đây là một sự tái phân bổ cơ
sở sản xuất trên toàn cầu”.
Căng thẳng thương mại cũng gây thiệt hại nặng nề cho thị trường chứng khoán
Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay. Trong số 32 quỹ hoán đổi danh mục (ETF) theo
dõi các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc và các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế,
chỉ có 3 quỹ đạt được kết quả khả quan, bao gồm ETF năng lượng, ETF chăm sóc
sức khỏe và ETF theo dõi chứng khoán Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ.
5.3. Mỹ và Trung Quốc bên nào thiệt hại hơn?
Các theo các nhà kinh tế, Trung Quốc sẽ thiệt hại nhiều hơn Mỹ khi cuộc chiến
thương mại giữa hai bên leo thang. Theo đó, tăng trưởng của Trung Quốc có thể bị
tụt lùi trong năm 2019 vì những thuế suất của Mỹ. Trong khi đó, những ảnh hưởng
với nền kinh tế Mỹ vẫn tương đối nhỏ. Song nếu cuộc chiến thương mại kéo dài và
gây tổn hại niềm tin của người tiêu dùng thì tác động với phía Mỹ cũng sẽ lớn dần
lên.

6. Thỏa thuận “ngừng bắn” và những kẽ hở của nó
14


Thoả thuận “đình chiến thương mại” giữa hai cường quốc Mỹ - Trung Quốc
được đưa ra bên lề hội nghị G20 vừa được tổ chức ở Argentina vào 03/12/2018
chính là điều mà giới hoạch định chính sách và đầu tư mong mỏi. Tuy nhiên các vấn
đề sâu xa phức tạp cản trở hai bên ngừng leo thang cuộc chiến vẫn còn nguyên.

Theo như thoả thuận đạt được Tổng thống Trump đồng ý ngưng áp tăng thuế
đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc trong khi ông Tập Cận Bình cam kết Trung
Quốc sẽ mua "lượng đáng kể" hàng hóa Mỹ. Ông không quên nói về "vinh dự lớn
của tôi được làm việc với Chủ tịch Tập".
Tuy nhiên trong họp báo với báo chí Ngoại trưởng Vương Nghị và Thứ trưởng
Bộ Thương mại Vương Thụ Văn chỉ nói các cuộc đàm phán tập trung vào gỡ bỏ
thuế của Mỹ và các thuế trả đũa của Trung Quốc. Hai ông không nói gì về thời hạn
Washington đưa ra.
Theo New York Times, thỏa thuận thực tế chỉ là để tránh đổ vỡ về quan hệ chứ
không phải là đột phá. Hai bên còn khoảng cách quá xa trong các vấn đề căn bản
như tiếp cận thị trường và chính sách thương mại và không bên nào có ý muốn
nhượng bộ.
“(Thỏa thuận) chỉ là những vấn đề thương mại căn bản, cách đây vài tuần
chúng ta đã tới góc độ này rồi”, Derek Scissors, học giả nghiên cứu Trung Quốc tại
Viện Doanh nghiệp Mỹ, nói với Washington Post.
Việc sẵn sàng thỏa thuận của ông Trump sau nhiều tháng tấn công dồn dập
phản ánh áp lực đến từ cử tri cũng như báo động ở Phố Wall về nguy cơ chiến tranh
thương mại toàn diện.
Nhìn theo quan điểm của Bắc Kinh, sự tăng trưởng kinh tế đột phá của Trung
Quốc đã cho phép nước này tránh khỏi áp lực từ phía Mỹ. Như các quan chức
Trung Quốc hay nói, nếu đây không phải trường hợp đôi bên cùng có lợi, thì nó
chắc chắn cũng không phải trường hợp cả hai đều thất bại (lose – lose).

15


Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết các cuộc đàm phán
diễn ra trong bầu không khí “thân thiện và thẳng thắn”. Hai nhà lãnh đạo đồng ý
rằng hai bên có thể và phải có mối quan hệ hợp tác song phương đúng đắn. Trung
Quốc sẵn sàng tăng nhập khẩu phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước.

Sự thúc đẩy cho một thỏa thuận nhằm giữ thể diện tại Buenos Aires đã đạt
được bởi mối quan ngại ngày càng tăng về nền kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện dấu
hiệu của việc suy giảm là không thể bàn cãi. Khối lượng giao dịch đã bắt đầu chững
lại vào quý ba khiến nỗi lo sợ này thêm phần sâu sắc.
III. TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG LÊN
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1. Đối với thế giới
GDP toàn thế giới có thể sụt giảm hơn 3% nếu các quyết định áp thuế gần đây
của Mỹ và Trung Quốc kích động một cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu do các
nước khác áp dụng tăng thuế trả đũa Mỹ.
Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXXVN) tại Australia, KPMG,
một trong Big Four ngành kiểm toán, công bố mô hình phân tích dự báo các ảnh
hưởng đối với kinh tế thế giới trong trường hợp chiến tranh thương mại toàn cầu có
thể xảy ra, do quyết định tăng thuế nhập khẩu nhôm, thép mà Mỹ vừa tuyên bố áp
dụng. Trong báo cáo, KPMG đưa ra 2 kịch bản, gồm kịch bản khi tất cả các quốc
gia trên thế giới đồng loạt tăng 5% thuế nhập khẩu đối với toàn bộ các loại hàng hóa
và kịch bản thứ 2 là mức thuế nhập khẩu tăng tới 10%.
Ở kịch bản thứ nhất, tăng trưởng kinh tế (GDP) thế giới dự kiến sẽ sụt giảm
1,3% so với mức dự báo mà Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra trước đó. Với kịch
bản này, 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ là những nước chịu tác động
lớn nhất khi GDP giảm 3%. Tiếp theo là Canada và Anh với mức giảm tương ứng
2,7%. Ảnh hưởng đối với Australia thấp hơn song cũng gây ra mức thâm hụt 0,8%.

16


Với kịch bản thứ 2, với mức tăng thuế 10%, GDP thế giới dự kiến sẽ giảm
khoảng 3,3% so với dự báo của IMF. Kinh tế Mỹ cũng sẽ bị sụt giảm khoảng 1,1%.
Canada và EU vẫn sẽ là các quốc gia chịu tác động tiêu cực nhiều nhất, cao hơn 8,5

và 7,5 lần so với kinh tế Mỹ. Đối với Anh, tỷ lệ này vào khoảng 5,3 lần. Kinh tế
Australia sẽ sụt giảm 1,9%.
Ngoài ra, theo phân tích của KPMG: “Nếu chiến tranh thương mại toàn cầu
xảy ra, kinh tế thế giới sẽ phải mất nhiều thời gian để hồi phục, lâu hơn cả giai đoạn
khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây, kéo theo hệ lụy các nước gia tăng bảo hộ
nền kinh tế riêng.”
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù căng thẳng đã gia tăng giữa Mỹ và Trung
Quốc, song sự đối đầu vẫn chưa dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại, do các
hành động đáp trả lẫn nhau mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm cụ thể.
Giới quan sát Trung Quốc nhận định mặc dù Tổng thống Donald Trump tuyên
bố đánh thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc song chưa thể thực
hiện ngay lập tức bởi sau khi ông ký sắc lệnh liên quan, Văn phòng Đại diện thương
mại Mỹ sẽ có 15 ngày để liệt kê các danh mục hàng hóa bị đánh thuế.
Sau khi đưa ra danh sách sơ bộ, thông thường sẽ có ít nhất 30 ngày và Văn
phòng Thương mại Mỹ sẽ có 60 ngày để lấy ý kiến người dân Mỹ, sau đó mới công
bố danh sách cuối cùng. Như vậy, ít nhất vẫn còn hơn 2 tháng để hai bên hòa hoãn.
Trong thời gian này, thái độ của hai nước Trung-Mỹ, các nước trên thế giới và giới
doanh nhân Mỹ đều có thể trở thành mấu chốt tác động tới nguy cơ xảy ra chiến
tranh thương mại toàn diện Trung-Mỹ.
Tuy nhiên, trang MarketWatch dẫn một phân tích của công ty nghiên cứu
kinhtế Capital Economics cho rằng ảnh hưởng kinh tế vĩ mô từ cuộc chiến thương
mại Mỹ-Trung có thể không nghiêm trọng như nhiều người lo sợ.
Miễn là "chính sách tài khóa không bị thắt chặt, thuế quan chưa chắc đã khiến
tổng cầu trong nền kinh tế suy giảm", theo ông Kenningham. Vị chuyên gia nói

17


thêm rằng thuế quan có thể sẽ chuyển hướng dòng chảy thương mại giữa hai nước
sang các quốc gia khác, thay vì gây ra sự suy giảm nhu cầu.

Giá trị thương mại toàn cầu có thể sẽ không giảm.
"Độ co giãn nhu cầu (elesticity of demand) đối với hàng hóa xuất khẩu của
Trung Quốc là khá thấp, và nhiều mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc có thể
chuyển hướng sang thị trường khác", ông Kenningham nói.
Chưa kể, một phần tác động của thuế quan Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốcđã
được bù đắp bởi sự giảm giá của đồng Nhân dân tệ so với USD. Tỷ giá USD so với
Nhân dân tệ đã tăng 5,5% trong năm 2018 và tăng khoảng 7,5% trong vòng 12
tháng qua - theo dữ liệu của FactSet.
Xuất khẩu không chiếm tỷ trọng lớn so với tổng sản phẩm trong nước
(GDP) của cả Mỹ và Trung Quốc.
Dù hai nước đều có sự phụ thuộc vào thương mại, ông Kenningham cho rằng
Mỹ và Trung Quốc là "những nền kinh tế tương đối đóng kín". Xuất khẩu chỉ tương
đương khoảng 20% GDP của Trung Quốc trong năm ngoái, giảm so với tỷ lệ 36%
vào năm 2006.
Đối với Mỹ, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn: xuất khẩu chỉ tương đương 12%
GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thương mại song phương Mỹ-Trung đóng góp một phần rất nhỏ trong GDP
mỗi nước. Thương mại với Mỹ chỉ đóng góp 2,5% vào GDP Trung Quốc, và
thương mại với Trung Quốc chỉ đóng góp 1% vào GDP Mỹ.
"Nếu giá trị thương mại giữa hai nước có giảm tới 20%, thì tác động trực tiếp
đến GDP chỉ ở mức 0,5% đối với Trung Quốc và 0,2% đối với Mỹ", ông
Kenningham dự báo. Bởi vậy, theo vị chuyên gia này, các nhà đầu tư không cần
phải hoảng sợ vì cuộc chiến thương mại.

18


Lạm phát ở cả Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi
xung đột thương mại. Bởi vậy, chính sách tiền tệ của mỗi nước ít khả năng chịu tác
động.

"Có thể là phi lý khi cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ có tác
động nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu", ông Kenningham nói. "Nhưng dù Trung Quốc
và Mỹ chiếm tổng cộng 22% kim ngạch xuất khẩu của thế giới, thương mại song
phương giữa hai nước chỉ chiếm 3,2% thương mại toàn cầu", vị chuyên gia chỉ rõ.
Ông cho rằng chủ nghĩa bảo hộ phải lan rộng hơn nữa ngoài phạm vi cuộc chiến
Mỹ-Trung mới có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP toàn cầu.
Trên đây có thể là lý do tại sao thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm, dù
giới đầu tư Phố Wall có những lúc phản ứng mạnh với những tít báo về chiến tranh
thương mại hay những dòng trạng thái liên quan của Tổng thống Donald Trump trên
mạng xã hội Twitter. Chỉ số S&P 500 đã trở lại vùng cao kỷ lục trong tháng 8 và đã
tăng hơn 8% từ đầu năm đến nay. Chỉ số Dow Jones cũng đã tăng 5,2% từ đầu năm.
Trong khi đó, chiến tranh thương mại có vẻ như khiến thị trường chứng khoán
Trung Quốc, các quốc gia mới nổi khác, và thị trường toàn cầu nói chung ngoài Mỹ
"chịu trận" nhiều hơn. Chứng khoán Hồng Kông đã rơi vào trạng thái đầu cơ giá
xuống (bear market) vào ngày thứ Ba, giảm hơn 20% so với mức đỉnh hồi tháng 1.
Chỉ số Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục đã rơi
vào trạng thái đầu cơ giá xuống từ tháng 6. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index
của các thị trường chứng khoán m ới nổi rơi vào trạng thái tương tự vào tuần

trước.
2. Đối với Việt Nam
Tác động tích cực
Hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ sức cạnh tranh sẽ kém đi vì bị đánh thuế, là cơ
hội cho hàng hóa Việt Nam vào Mỹ thuận lợi hơn.

19


Các công tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, chủ yếu để đa dạng hóa đầu tư
không bị đánh thuế.

Hệ thống thỏa thuận tự do thương mại(FTA) giúp Việt Nam trở thành một địa
chỉ hấp dẫn đối với những công ty muốn dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
FDI vào Việt Nam: Tác động tích cực cũng có thể từ dòng vốn FDI tăng thêm,
trong điều kiện các nước sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên,
tính toán cho thấy tác động này không đáng kể, thậm chí FDI vào Việt Nam còn có
xu hướng giảm xuống. Điều này có thể do tác động của thương mại bị ảnh hưởng
làm cho tình hình sản xuất của khu vực FDI bị ảnh hưởng vì vậy sẽ hạn chế một
chút dòng đầu tư. Tuy nhiên cần chú ý là tác động này không quá lớn (-0.004%)
Tác động tiêu cực
− Một số mặt hàng của Trung Quốc có thể sẽ tìm cách nấp dưới xuất xứ của
những quốc gia khác như “made in VietNam”, để trốn đòn trừng phạt của Mỹ.
− Hàng hóa Trung Quốc có thể tràn sang Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với
doanh nghiệp Việt Nam do có lợi thế về giá.
− Do lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ bị giảm sút, doanh nghiệp Trung Quốc
sẽ tăng cường tiêu thụ tại thị trường nội địa, từ đó gia tăng sức ép cạnh tranh lên các
doanh nghiệp đang xuất khẩu của Việt Nam.
− Vì hàng hóa Trung Quốc xuất qua Mỹ bị đắt hơn, các doanh nghiệp Trung
Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu qua các thị trường khác, trong đó có Việt Nam.
Điều này sẽ tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Trung Quốc. Ngoài ra,
việc đồng tiền Nhân dân tệ rớt giá, hàng hóa của Trung Quốc sẽ rẻ hơn so với hàng
Việt Nam trên thị trường thế giới, sẽ làm xuất khẩu Việt Nam gặp thêm khó khăn
− Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm -0.29 % vào năm 2021
và mạnh hơn trong các năm 2021-2023.

20


− Tốc độ tăng nhập khẩu sẽ giảm khoảng -0.4%. Điều này cho thấy, sản xuất
của các doanh nghiệp đặc biệt khu vực FDI (NK nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh
hưởng.

− Trong ngắn hạn,với mức độ đánh thuế vài chục tỷ USD hiện tại, tác động
thực tế không lớn, nếu có chỉ là rủi ro các nhà đầu tư nước ngoài hoãn lại các dự án
đầu tư và các khách hàng của doanh nghiệp Việt Nam giảm đơn hàng đợi tình hình
lắng xuống. Tuy nhiên số liệu PMI tháng 6 cho thấy điều này chưa xảy ra, hoặc còn
quá sớm để đánh giá tác động cuộc chiến thương mại vào nền kinh tế Việt Nam.
− Trong dài hạn, nếu cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các căng thẳng
thương mại khác tiếp tục leo thang, tác động trong dài hạn sẽ rất xấu vì không chỉ
các hoạt động kinh tế bị gián đoạn mà trật tự thương mại quốc tế có thể bị đảo lộn.
3. Giải pháp cho Việt Nam
− Về ngắn hạn, nên có các biện pháp về giá, có các chính sách thuế phù hợp.
Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi thị trường tiền tệ và tài chính để có
chính sách hối đoái phù hợp, giảm ảnh hưởng tiêu cực lên xuất nhập khẩu.
− Về trung và dài hạn, tăng tốc cải cách kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt. Thúc đẩy các hiệp ước tự do thương mại với châu Âu và các
nước khác, đó cũng là cách giảm thiểu rủi ro (khi mà nền kinh tế Việt Nam còn phụ
thuộc nhiều vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc).
− Các hiệp ước thương mại này phải có các điều khoản tiến bộ (không chỉ đơn
thuần về thương mại) nhằm gia tăng các ảnh hưởng tích cực lên nền kinh tế, như về
môi trường, lao động, sở hữu trí tuệ...
− Về phương diện hoạch định chính sách, tôi không biết là chính phủ Việt Nam
đã có chuẩn bị gì hay chưa, nhưng theo tôi, Hà Nội nên có những nghiên cứu định
lượng về các tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Việt Nam, nhằm đề
ra các tình huống và chính sách ứng phó kịp thời.

21


Tại Phiên Họp báo Chính phủ thường kì tháng 8/2018, Thứ trưởng Bộ Công
Thương Đỗ Thắng Hải cũng nhận định: Có thể thấy chúng ta đang đứng trước Cuộc
chiến thương mại, thậm chí có thể nói là cận kề Chiến tranh thương mại giữa Hoa

Kỳ và Trung Quốc.
Thứ trưởng Hải cho rằng, với tình hình như hiện nay, Việt Nam cần phải tính
đến những trường hợp xấu để có các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Theo những dự báo đưa ra, ông Thắng và nhóm nghiên cứu cho rằng, thời gian
tới, cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong
trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng.
Bên cạnh đó, cần rà soát lại những quy định chính sách của Việt Nam, đảm bảo
có công cụ và dư địa chính sách phù hợp để định hướng hàng hóa nhập khẩu và ứng
phó với những biến động bất lợi trên thị trường thế giới.
Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông báo, cập nhật danh mục
hàng hóa bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như động thái tỷ giá của cả
đồng USD và nhà đầu tư để doanh nghiệp có phản ứng kịp thời.
Nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hóa của Trung Quốc có thể nhập
vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ bị hạn chế để
có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp.
“Đặc biệt, cần tiếp xây dựng các kịch bản để ứng phó với biến động kinh tế thế
giới, trong đó có động thái chính sách thương mại và tỷ giá của Trung Quốc, Mỹ”,
ông Thắng lưu ý.

22


PHẦN KẾT
Cuộc chiến tranh thương mại này dù đã được cả hai nước Mỹ - Trung thông
báo ngừng lại nhưng vẫn để lại nhiều vấn đề gây tranh cãi.Thêm vào đó, những ảnh
hưởng to lớn của nó lên nền kinh tế các nước trên thế giới có thể vẫn còn kéo dài.
Việt Nam cũng là một nước chịu nhiều tác động lớn từ cuộc chiến tranh thương mại
này bởi ảnh hưởng sâu rộng hơn khi cả Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương
mại hết sức quan trọng của Việt Nam. Vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực, chúng ta nên tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

và tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành công thương. Những rào cản kỹ thuật vẫn
tồn tại trong việc tăng cường tiếp cận các thị trường nước ngoài, điều mà Việt Nam
cần làm tốt hơn khi các hiệp định như CPTPP hay hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - EU sắp đi vào hiệu lực. Dù chiến tranh thương mại không phải là điềm tốt
cho tương lai, Việt Nam vẫn sẽ kiểm soát được tình hình và tiếp tục cải tổ kinh tế
trên lộ trình tự do hóa thương mại của mình. Lịch sử đã cho thấy về mặt chính trị,
Việt Nam đã ứng phó rất tốt trước tranh chấp của các ông lớn. Như vậy, chúng ta có
thể tin rằng điều tương tự cũng sẽ xảy ra về mặt kinh tế.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu web:
1. />2. />3. />4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />t1JEnY0EsSmDl4UqCJlUNo7K5nz_T9ZgNTRnbaw8blErutaoyF2VmWm4iZInqp
Y_y3M3LhYZ8dhT-Qclvj1cvW5D9D
11. />12. />13. />%BA%BFn+th%C6%B0%C6%A1ng+m%E1%BA%A1i+M%E1%BB%B9+Trung
&fbclid=IwAR3gpkJhgg3QWxkSEQAJRFwXdDHbKwx4s1qSqNTbhLmKs09uxU
tyHSweyGc
24



×