Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế i chiến tranh thương mại mỹ trung sự ảnh hưởng đến nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.57 KB, 18 trang )

1.

TỔNG QUAN VỀ CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

1.1.

Chiến tranh thương mại là gì?
Chiến tranh thương mại (tiếng Anh: Trade War) hay còn gọi là chiến tranh

mậu dịch là hiện tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia tăng hoặc tạo ra thuế hoặc
các loại rào cản thương mại (gồm: Giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,
viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước/nội địa, hạn chế xuất khẩu tự nguyện,
yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương
mại, và sự làm mất giá tiền tệ) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của
nước đối lập.
Chế độ bảo hộ tăng cường làm cho sự sản xuất hàng hóa của cả hai nước tiến
dần đến mức tự cung tự cấp (để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng không được thỏa
mãn bởi nhập khẩu hạn chế).
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng những sự bảo hộ nhất định (bảo hộ đối với
một số ngành nhất định) hao tốn tiền của hơn những sự bảo hộ khác (đối với các
ngành khác), bởi nó có thể gây ra chiến tranh thương mại.
Ví dụ, nếu một quốc gia tăng thuế nhập khẩu, quốc gia đối lập có thể trả đũa
bằng biện pháp tương tự. Nhưng sự tăng trợ cấp rất khó để trả đũa. Những nước
nghèo dễ tổn thương hơn những nước giàu trong chiến tranh thương mại; khi tăng sự
bảo hộ chống lại tình trạng bán phá giá của những sản phẩm giá rẻ, chính phủ nước
đó có nguy cơ làm cho sản phẩm quá đắt đối với người tiêu dùng nội địa.

3


1.2.



Một số cuộc chiến tranh thương mại đã từng xảy ra
Trong lịch sử Mỹ, chiến tranh thương mại không phải là điều khó nhận ra. Có

tới 2/3 cuộc chiến tranh thương mại lớn, dẫn tới hậu quả “ thảm khốc” là do Mỹ khởi
xướng. Khi nói về chiến tranh thương mại, ông Paul Krugman cũng đã nhắc lại 3
cuộc chiến thương mại lớn trong quá khứ.

1.2.1.

Pháp và Italy đi đến “chiến tranh”

Ngay sau khi thống nhất Italy năm 1871, quốc gia non trẻ này đã chuyển sang
bảo hộ để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp “sơ khai”, và theo đó chấm dứt hiệp
định thương mại với Pháp vào năm 1886. Italy đã tăng mức thuế lên tới 60% để bảo
vệ các ngành công nghiệp của mình khỏi sự cạnh tranh của Pháp.
Chính phủ Pháp đã đáp trả bằng cách thông qua chính sách bảo hộ mạnh mẽ
mang tên Méline Tariff vào năm 1892. Cả hai quốc gia đều biết về những chi phí của
chiến tranh thương mại, nhưng thiệt hại lan rộng hơn nhiều. Thương mại Pháp - Italy
giảm đáng kể, tiếp theo là sự xáo trộn ở các nước nơi mà họ có giao thương.
Một kết quả không mong đợi nữa là nó đã đẩy Italy đến gần Đức và Áo Hungary hơn trong những năm trước cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

1.2.2.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Canada

Mặc dù đảng Cộng hòa của Mỹ thời gian gần đây luôn tự gọi mình là “đảng
của tự do thương mại” – dù trước cả Tổng thống Trump – song không phải lúc nào

4



cũng vậy. Thực tế, những năm sau Nội chiến ở Mỹ, khi đảng Cộng hòa nắm giữ ghế
tổng thống, đảng đã tự hào là đảng của sự bảo hộ về kinh tế.
Mỹ đã bãi bỏ hiệp ước có đi có lại với Canada vào năm 1866. Theo đó,
Canada đã tìm cách trả đũa nước láng giềng phía Nam của mình. Năm 1879, Canada
đã đưa ra chính sách bảo hộ của quốc gia mình thông qua tăng thuế. Một số công ty
Mỹ như Singer Manufacturing, American Tobacco, Westinghouse và International
Harvester đã quyết định chuyển sản xuất của mình sang Canada thay vì phải nộp thuế
nhập khẩu cao. Vào cuối những năm 1880, 65 nhà máy của Mỹ đã di chuyển sang
Canada.
Các căng thẳng thương mại đã đạt đến đỉnh điểm vào năm 1890. Đảng Cộng
hòa khi đó nắm quyền điều hành các cơ quan hành pháp và lập pháp, đã thông qua
chính sách bảo hộ McKinley Tariff. Hậu quả là xuất khẩu nông nghiệp của Mỹ sang
Canada đã giảm một nửa từ năm 1889 đến năm 1892. Và khi Mỹ thông qua chính
sách bảo hộ thậm chí còn mạnh hơn - Dingley Tariff vào năm 1897, thì Canada đã
quyết định đáp trả bằng cách tăng gấp đôi các khoản thuế và thắt chặt quan hệ thương
mại với Anh hơn là với Mỹ. Vì thế phải mất gần một thế kỷ để tự do thương mại giữa
Hoa Kỳ và Canada có thể phát triển.
1.2.3.

"Chiến tranh Smoot-Hawley"

Các cuộc chiến thương mại không dừng ở cuối thế kỷ XIX. Các cuộc chiến
thương mại đã diễn ra sau khi đảng Cộng hòa thông qua Dự luật thuế Smoot Hawley
thành luật vào năm 1930, tăng thuế đánh vào hơn 20.000 sản phẩm.
Trong một nghiên cứu từ năm 1934, nhà kinh tế học chính trị Joseph M. Jones
Jr. đã cắt nghĩa sự trảh đũa của châu Âu. Nghiên cứu của ông đã đưa ra cảnh báo về
các cuộc chiến thương mại có thể xảy ra khi chính sách thuế quan của một quốc gia
“đe doạ hủy hoại” các ngành công nghiệp chuyên biệt ở các quốc gia khác, gây ra

“nỗi thống khổ” đối với người dân của họ. Nghiên cứu này đã lấy dẫn chứng từ việc
người Italy phản ứng dữ dội với chính sách bảo hộ Smoot-Hawley của Mỹ. Những

5


chiếc ô tô do Mỹ sản xuất đã không thể xuất hiện trên các đường phố của Italy. Và
vào tháng 6/1930, ông Benito Mussolini đã thề rằng “Italy sẽ bảo hộ theo cách riêng”.
Các mức thuế đối với hàng hóa của Mỹ tăng lên, và tổng xuất khẩu của Mỹ sang Italy
giảm từ 211 triệu USD năm 1928 xuống còn 58 triệu USD vào năm 1932. Thậm chí,
sự giận dữ của Italy còn được đẩy lên cao hơn khi họ quyết định ký hiệp định thương
mại với Liên bang Xô viết vào tháng 8/1930 và một hiệp ước không xâm lược lẫn
nhau hai năm sau đó.
Nói rộng hơn, nhà kinh tế học Douglas Irwin đánh giá mức thuế năm 1930
“rất nguy hiểm đối với quan điểm thương mại của Mỹ” vì nó gây ra sự phân biệt đối
xử về thương mại với Mỹ và “chuyển hướng thương mại hiện thời sang nơi khác”.
Nhà kinh tế Paul Krugman, chuyên gia phân tích kinh tế của tờ The New York
Times cũng nhắc nhở chúng ta rằng, mặc dù Đạo luật thuế Smoot-Hawley không gây
ra Đại suy thoái, nhưng các cuộc chiến tranh thương mại quốc tế đã đóng một vai trò
quan trọng “trong việc ngăn chặn phục hồi thương mại khi sản xuất phục hồi”.
1.2.4.

Chiến tranh thương mại Mỹ và Châu Âu

Chiến tranh thương mại gần đây nhất diễn ra giữa nước Mỹ cà các nước Châu
Âu đã ảnh hưởng nghiêm trong đến ngành công nghiệp thép ở Châu Âu từ đó dẫn đến
tiêu cực trong ngành công nghiệp nặng.
Năm 2002, chính quyền Tổng thống George W. Brush vì muốn vực dậy ngành
công nghiệp thép trong nước nên đã ra chính sách tang thuế nhập khẩu thép trung
bình lên 8%, đỉnh điển là 30%, ngoại trừ các nước Canada và Mexico (theo hiện định

NAFA). Mức thuế này cao hơn mức thông thường, 0-1%, khi đó.
Không may động thái này làm ngành công nghiệp thép ở Mỹ sụt giảm mạnh.
Để đáp lại việc tăng thuế này châu Âu cũng thực thi chính sách nên cam nhập khẩu từ
bang Florida của Mỹ.

6


2. CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG
2.1.

Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

2.1.1.

Cuộc chiến giành quyền lực

Nhận định trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong), bà Lawrence
J. Lau, Giáo sư kinh tế trường Đại học Trung Văn Hương Cảng (ở Hong Kong, Trung
Quốc), cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung thực ra không phải về thương mại.
Cuộc chiến này được hai yếu tố phát triển quan trọng về dài hạn thúc đẩy. Thứ nhất là
cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc để giành vị trí thống lĩnh kinh tế, công nghệ

trên thế giới. Thứ hai là sự trỗi dậy của tâm lý bảo hộ, cô lập, dân túy trên thế giới nói
chung và ở Mỹ nói riêng.
2.1.2.

Tranh giành kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc đã tăng vọt từ chỗ chỉ tương

đương 20% GDP Mỹ năm 2000 lên tương đương 2/3 GDP năm 2017 và có thể bắt
kịp Mỹ trước năm 2030 nếu đà hiện nay tiếp tục.
Trong bối cảnh hai bên liên tục áp đặt các mức thuế cao với số hàng hóa trị
giá hàng chục tỷ của đối phương, chưa có dấu hiệu gì cho thấy cuộc chiến có thể hạ
nhiệt. Dù đều là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhưng cả hai sẽ
không để WTO cản bước.
Khi các biện pháp áp thuế không còn nhiều tác dụng, Giáo sư Thomas
Straubhaar cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ dùng “súng” to hơn: thao túng tỷ giá hối
đoái.
Theo Giáo sư Thomas Straubhaar, không phải ngẫu nhiên mà đồng nhân dân
tệ của Trung Quốc đã mất 7% giá trị so với đồng USD chỉ trong vài tuần. Đồng nhân
dân tệ giảm giá chính là một công cụ bảo hộ mạnh mẽ vì nó có thể khiến mức thuế
trừng phạt mà Mỹ áp đặt trở nên gần như là vô hại.

7


Mức giảm giá nhân dân tệ này hỗ trợ mạnh cho hàng xuất khẩu Trung Quốc
tại mọi thị trường mà hàng Trung Quốc có mặt. Do đó, đồng nhân dân tệ giảm giá có
nghĩa là tác động của mức thuế mà Tổng thống Trump áp đặt bị vô hiệu hóa.
Chiến tranh tiền tệ có thể sẽ nối tiếp chiến tranh thương mại và khi đó không
ai có thể ngăn cản được hai bên.
2.1.3.

Cạnh tranh công nghệ

Ngoài kinh tế, Mỹ còn muốn nhằm vào ngành công nghệ cao của Trung Quốc
– nước đã vạch ra chiến lược quốc gia “Made in China 2025” (Sản xuất tại Trung Quốc
năm 2025). Chiến lược này nhằm xây dựng 10 ngành quan trọng về mặt công nghệ và
chiến lược như mạng 5G, an ninh mạng, công cụ chính xác, robot học, không


gian vũ trụ...
2.1.4.

Tấn công mô hình phát triển

Ngoài kinh tế và công nghệ, khi phát động chiến tranh thương mại, Mỹ có thể
cũng đang nhằm vào mô hình nhà nước phát triển của Trung Quốc mà nhiều người ở
Mỹ coi là một mối đe dọa với hệ thống thị trường tự do.

2.2.

Diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
Chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vào năm 2018 khởi đầu

vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố
sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của
Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại
không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Nó cho phép tổng thống có thẩm
quyền đơn phương áp dụng tiền phạt hoặc các hình phạt khác đối với một đối tác thương
mại nếu nó được cho là không công bằng gây tổn hại đến lợi ích kinh doanh của Hoa Kỳ.
Và hành động này của tổng thống Donald Trump được cho là có
ý

định từ trước:
20/4/201
7


8



Tổng thống Mỹ yêu cầu điều tra nhằm xác định liệu thép do Trung Quốc và
các nước khác sản xuất có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ hay không?.
14/8/2017
Một cuộc điều tra khác được khởi động, xem Trung Quốc có vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ đối với các công ty Mỹ hay không. Mỹ ước tính, thiệt hại có thể lên tới
225 - 600 tỷ USD/năm. Trung Quốc chỉ trích động thái này sẽ đầu độc quan hệ hai
nước.
22/1/2018
Sau vài tháng tạm lắng, Mỹ có hành động quan trọng đầu tiên nhằm vào
Trung Quốc khi thông báo đánh thuế 30% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu, 20%
đối với máy giặt nhập khẩu, phần lớn từ Trung Quốc. Trung Quốc phản ứng bằng
những tuyên bố chỉ trích.
8/3/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh công bố áp mức thuế suất mới,
25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Đến lúc này, Trung
Quốc, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới có hành động phản pháo đầu tiên.
2/4/2018
Bộ Thương mại Trung Quốc áp thuế nhập khẩu mới đối với 128 sản phẩm
của Mỹ. Theo đó, 120 mặt hàng nhập khẩu trong đó có trái cây sẽ chịu mức thuế
15%, trong khi 8 sản phẩm còn lại, trong đó có thịt lợn, sẽ là 25%
3/4/2018
24h đồng hồ sau đòn phản pháo đầu tiên từ Trung Quốc, Mỹ công bố danh
sách 1.300 mặt hàng Trung Quốc bị áp mức thuế mới 25% trong gói trừng phạt trị giá
50 tỷ USD sau cáo buộc Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ của
Mỹ, bao gồm các sản phẩm: công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ, thuốc trị bệnh,
thiết bị y tế, giáo dục.
4/4/2018
Cũng chỉ 24h đồng hồ sau, Trung Quốc đáp trả bằng việc công bố danh sách

các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ tổng trị giá khoảng 50 tỷ USD sẽ chịu mức thuế 25%,
9


trong đó có đậu tương, máy bay, ô tô và hóa chất. Trung Quốc tuyên bố, thời điểm
mức thuế mới này có hiệu lực sẽ phụ thuộc vào thời điểm Mỹ áp mức thuế mới đối
với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
6/7/2018
Mỹ áp thuế 25% với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc gồm máy móc, thiết bị
điện tử và công nghệ cao. Thuế với 16 tỷ USD hàng hóa tiếp theo dự kiến có hiệu lực
sau 2 tuần nữa. Ngay lập tức, Bắc Kinh tuyên bố áp thuế tương tự lên 545 mặt hàng
nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm các mặt hàng nông sản, xe cộ và hải sản. Tổng giá trị
nhập khẩu các mặt hàng này nhập từ Mỹ vào Trung Quốc hàng năm cũng là 34 tỷ
USD - tờ Trung Quốc Nhật báo đưa tin.
23/8/2018
Mỹ đánh thuế nặng vòng 2 với Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump đã
công bố danh sách 279 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá 16 tỷ USD, sẽ bị
đánh thuế 25%, trong đó có xe gắn máy, đồng hồ tốc độ, ăng-ten,...
Và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung vẫn còn đang trong tình trạng rất
căng thẳng. Cả Mỹ và Trung Quốc đều "mắc kẹt" trong cuộc chiến thương mại khi áp
các mức thuế đáp trả lẫn nhau. Mới đây nhất, Tổng thống Trump đã tuyên bố ngày
17/9 về việc áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
2/12/2018
Tại hội nghị thượng đỉnh G-20, Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận
về việc dừng áp thuế bổ sung lên các mặt hàng của 2 bên từ 1/1/2019.
Hai bên sẽ ngay lập tức bắt đầu các cuộc trao đổi về một loạt vấn đề như
chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào phi thuế quan và vấn đề xâm
phạm an ninh mạng.Nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận về các vấn đề trên
trong 90 ngày tới, Mỹ sẽ tiếp tục áp thuế bổ sung lên các mặt hàng của Trung Quốc.
Trung Quốc đã nhất trí :


10


Cắt giảm và dỡ bỏ một số loại thuế quan lên mặt hàng ô tô nhập khẩu từ Mỹ
vào Trung Quốc.
Cam kết mua thêm một lượng “đáng kể” các sản phẩm nông nghiệp, năng
lượng, công nghiệp và một số sản phẩm khác từ Mỹ để cân bằng cán cân thanh toán.

2.3.

Kết quả

2.3.1.

Tác động đối với Trung Quốc

Tăng trưởng giảm sút
IMF dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2019 sẽ giảm 1,6% so
với các dự báo ban đầu trong trường hợp Mỹ áp thuế toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Thất nghiệp
Mỹ áp đặt thuế lên hàng hóa Trung Quốc sẽ tác động đến sự dịch chuyển của
các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài đặt tại Trung Quốc. Hiện nay đã có 1 số
doanh nghiệp tìm nước thứ 3 để sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Điều này sẽ khiến
Trung Quốc mất đi số lượng việc làm đáng kể.
2.3.2.

Tác động đối với Mỹ
Tăng trưởng giảm


Công bố ngày 9/10 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),Nếu Tổng thống Donald
Trump giữ lời hứa áp đặt mức thuế mới lên toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu từ Trung
Quốc, tác động lên tiêu dùng và niềm tin của doanh nghiệp cộng với phản ứng tiêu
cực từ thị trường tài chính sẽ khiến tăng trưởng GDP của Mỹ vào năm 2019 giảm gần
0,9% so với dự báo hồi tháng 7.
Tăng tỉ lệ lạm phát
Các chuyên gia Sarah House và Ariana Vaisey đến từ Wells Fargo Securities
ước tính 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc mà Trump đang nhắm vào chỉ

11


chiếm 1,68% chi tiêu dùng của Mỹ, nên đòn áp thuế mới chỉ khiến tỷ lệ lạm phát tăng
thêm 0,5%.
Tăng tỉ lệ việc làm
Cuộc chiến thương mại khốc liệt của Trump nhắm vào Trung Quốc có thể
khiến tỷ lệ lạm phát tăng một chút, nhưng sẽ không đẩy người tiêu dùng Mỹ vào tình
cảnh khốn khổ. Trong khi đó, nó có thể tạo động lực để tăng việc làm ở thị trường lao
động Mỹ, khi hàng hóa Trung Quốc mất lợi thế cạnh tranh về giá.
Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những lý do khiến nhiều nhà máy ở
Mỹ phải đóng cửa và công nhân thất nghiệp là do không thể đấu nổi với hàng hóa
tràn vào từ Trung Quốc, quốc gia có lợi thế nguồn nhân công rẻ. Bởi vậy, họ tin rằng
việc khuyến khích người dân bớt sử dụng hàng Trung Quốc và chú trọng hơn vào yếu
tố chất lượng của sản phẩm nội địa sẽ giúp ngành sản xuất Mỹ hồi sinh.

3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1.

Ảnh hưởng tích cực

Chiến tranh thương mại có thể khiến tăng tốc quá trình giảm sự phụ thuộc vào

Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các ưu đãi về thuế đang dần biến mất. Rất
nhiều công ty Mỹ đang vận hành theo công thức “Trung Quốc một cộng”, chiến lược
mà các doanh nghiệp thường tìm một quốc gia khác để giảm sự phụ thuộc vào Trung
Quốc. Việt Nam là sự lựa chọn phổ biến cho vị trí “cộng một” bởi sự ổn định chính
trị cũng như vị tri địa chính trị quan trọng.
Cũng như nhiều nước khác, lợi ích trực tiếp của Việt Nam đến từ cuộc chiến
thương mại này, khi cánh cửa cho hàng Trung Quốc sang Mỹ dần khép lại với mức thuế
suất nhập khẩu tới 25%, là có thể tận dụng được cơ hội thị trường Mỹ với các mặt hàng
xuất khẩu cùng loại. Tương tự, nhiều hàng hóa Trung Quốc áp thuế cao đối với Mỹ
không phải là thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng không loại trừ khả năng một số hàng
hóa Việt Nam có thể tận dụng thị trường. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản
phẩm Trung Quốc bị hạn chế xuất sang Mỹ lại không phải sản phẩm

12


chủ lực của Việt Nam. Tương tự, cơ hội với thị trường Trung Quốc của chúng ta cũng
không nhiều. Các chuyn gia tại Deutsche Bank Hong Kong dự đoan xuất khẩu từ Việt
Nam vào Mỹ sẽ tăng khoảng 1,7%.
Tiếp theo là vấn đề về dòng vốn của các nhà đầu tư. Thị trường tài chính thế
giới sau những tuyên bố của Mỹ - Trung Quốc ít nhiều đã có biến động. Các nhà đầu
tư đôi khi phản ứng quá nhanh và quá mức khiến các quyết định đầu tư của họ bị ảnh
hưởng. Trong khi ấy, thế giới lại đang chứng kiến xu hướng rút vốn khỏi những thị
trường đang phát triển và mới nổi, đặt ra áp lực đối với thị trường các nước, trong đó
có Việt Nam. Nhưng ngược lại, một số nhà đầu tư có thể chuyển từ Trung Quốc sang
Việt Nam, nếu ta có thể nắm lấy cơ hội. Kinh tế Việt Nam vừa qua tăng trưởng với
tốc độ kỷ lục một phần nhờ những khoản đầu tư nước ngoài (FDI). Nửa đầu năm
2018, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 7,08%, mức cao nhất kể từ năm 2011. Tăng

trưởng FDI nửa đầu năm cũng đạt 8,4% so với cùng kỳ năm trước, mức kỷ lục 10
năm qua.

3.2.

Ảnh hưởng tiêu cực
Thứ nhất, tác động tiêu cực đầu tiên tới Việt Nam là sự yếu đi của hệ thống

thương mại tự do toàn cầu. Việt Nam đã phải mất nhiều năm vất vả để điều chỉnh cấu
trúc kinh tế, nhất là khi gia nhập WTO. Dù quá trình đó đã mang lại thành quả tốt,
những quyết định của ông Trump lại đang đi ngược lại tinh thần của WTO và thử
thách hệ thống của định chế thương mại quốc tế này. Chiến tranh thương mại chủ yếu
sẽ xoay quanh Trung Quốc và Mỹ, châu Âu và Canada cũng đã có những động thái
đánh thuế mang tính bảo hộ. Số lượng phản đối Mỹ đệ trình lên cơ chế tranh chấp của
WTO đã tăng vọt. Việt Nam sẽ phải tìm cách làm việc với những đối tác toàn cầu như
Canada, Nhật Bản, Trung Quốc… để đảm bảo việc tuân thủ sâu hơn các nguyên tắc
của WTO. Thương mại nội khối ASEAN đang tăng trưởng dù chiến tranh thương mại
leo thang, là một nước thiên về xuất khẩu đồng nghĩa Việt Nâm phụ thuộc mạnh hơn
vào FDI.

13


Thứ hai, nếu Trung Quốc không xuất khẩu sang Mỹ, họ sẽ giảm giá thành sản
phẩm và xuất vào các thị trường khác mà thị trường Việt Nam thì cận kề, ảnh hưởng
tiêu cực tới ngành sản xuất nội địa. Hàng hóa không còn là hàng trung gian máy móc
thiết bị mà lúc này là hàng tiêu dùng như nội thất, hóa chất, nhựa, cao su, nông thủy
sản. Điều đáng lo là cơn sóng này sẽ kết hợp với vấn đề tỉ giá. Nếu chiến tranh
thương mại leo thang, đồng nhân dân tệ có thể sẽ tiếp tục mất giá thêm nữa, và trong
khi nếu VND vẫn giữ ổn định với USD thì hàng Trung Quốc đã rẻ sẽ còn rẻ hơn,

hàng Việt sẽ đắt hơn và không cạnh tranh nổi. Các dòng sản phẩm 200 tỷ USD mà
Mỹ đe dọa áp thêm thuế 10% không có hàng may mặc và giày dép. Như vậy sẽ
không có lo ngại về các nhóm hàng này tràn vào thị trường Việt Nam. Nhưng điều đó
cũng có nghĩa là hàng may mặc và giày dép của Việt Nam sang Mỹ cũng không được
lợi gì nếu Mỹ áp thuế 10%.
Thứ ba, chiến tranh thương mại Trung- Mỹ làm GDP của Việt Nam ước tính
giảm 6000 tỷ đồng mỗi năm. Theo tính toán, quy mô của nền kinh tế Việt Nam vào
năm 2017 là 5 triệu tỷ đồng. Nếu tăng trưởng trung bình 6,5% trong 5 năm kể từ
2018, năm 2022, quy mô của nền kinh tế sẽ đạt khoảng 6,85 triệu tỷ đồng. Theo đó,
năm 2018, chiến tranh thương mại của 2 cường quốc làm giảm 0,03% GDP của Việt
Nam; đến năm 2019 tăng lên 0,09%; đến năm 2020-2021 là 0,12% và đến năm 2022
tác động 0,11%. Như vậy, theo tính toán của NCIF, chiến tranh thương mại Mỹ Trung Quốc sẽ làm giảm GDP Việt Nam năm 2018 khoảng 1.600 tỷ đồng, năm 2019
sẽ là 5.105 tỷ đồng. Đỉnh điểm trong năm 2020 và 2021, GDP sẽ bị tác động là cao
nhất, lần lượt là 7.250 tỷ đồng và 7.720 tỷ đồng. Đến năm 2022, tác động của chiến
tranh thương mại sẽ giảm nhiệt khi là 0,11%, tương đương khoảng 7.740 tỷ đồng.
Tính cả giai đoạn 2018-2022, xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ làm GDP
Việt Nam hụt khoảng 29.200 tỷ đồng, trung bình khoảng 6.000 tỷ đồng/năm.

14


Tỷ đồng
9000
8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000

1000
0
2018

2019

2020

2021

2022

Ước tính GDP của Việt Nam ảnh hưởng bởi xung đột thương mại Mỹ- Trung

Thứ tư, các mặt hàng về linh phụ kiện điện, điện tử của Việt Nam sẽ bị ảnh
hưởng vì đây là mặt hàng Việt Nam có giá trị xuất rất lớn sang Trung Quốc. Và một
tỷ phần đáng kể các linh kiện này được lắp ráp trong sản phẩm cuối cùng để xuất
sang Mỹ. Nếu Mỹ áp thêm thuế lên các mặt hàng này thì xuất khẩu Trung Quốc sẽ
giảm kéo theo sự suy giảm của xuất khẩu từ Việt Nam.
Thứ năm là transhipment, hàng chuyển tải, tức là hàng Trung Quốc xuất sang
Việt Nam rồi dán nhãn Việt Nam và xuất sang Mỹ để tránh thuế. Vừa qua, thép Việt
Nam nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc là một ví dụ khi bị Mỹ đánh thuế lên đến
450% (gồm 199,76% thuế chống phá giá và 256,44% thuế đối kháng). Một khi cơ
quan thương mại Mỹ phát hiện ra thì các doanh nghiệp bị trừng phạt là ở Việt Nam,
và không chỉ doanh nghiệp mà là cả nhóm sản phẩm. Không chỉ thuế cao mà còn ảnh
hưởng đến uy tín, và dễ đưa Việt Nam vào tầm ngắm để Mỹ có thể hành động vì
thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ cũng rất lớn.

15


Năm


3.3.

Giải pháp đề xuất
Thứ nhất, thực hiện cân bằng về lợi ích trong quan hệ với các nước lớn là

nguyên tắc, là một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Việt Nam, nhưng chúng
ta cũng cần đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng cường quốc trong những giai đoạn khác
nhau để tìm ra giải pháp tối ưu. Cần tạo ra nhiều sự hợp tác, đan xen, ràng buộc lợi ích
với các cường quốc này để bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc, đồng thời tránh trở thành
“con bài” để các nước lớn mặc cả lợi ích với nhau. Tích cực, chủ động tìm lợi ích chung
để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, thân thiện từ các nước lớn này.

Thứ hai, tiếp tục chú trọng duy trì đường lối đối ngoại đa phương hiện nay,
tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập, xây dựng và phát huy vai trò Cộng đồng Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hơn nữa.
Tuy ASEAN hiện nay là một cơ chế tốt để Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ
ngoại giao từ các nước khác và nâng cao vị thế của mình, nhưng cần nhìn nhận một
cách thực tế rằng, cách thức ASEAN vận hành còn có những bất cập và tổ chức này
hoàn toàn có thể vận hành một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong đối ngoại, Việt
Nam cũng cần tránh rơi vào tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một quốc gia
nào trong bảo vệ an ninh - quốc phòng của mình, bởi chính sách của các nước luôn
biến động theo thời gian. Sẽ rất rủi ro nếu chúng ta “đặt cược” hoàn toàn vào một đối
tác. Do đó, con đường tối ưu đối với Việt Nam vẫn sẽ là thúc đẩy quan hệ với Mỹ và
Trung Quốc đồng thời chủ động hợp tác với tất cả các đối tác tiềm năng khác trong và
ngoài khu vực để bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Để làm tốt giải pháp này, Việt Nam
cần tích cực, chủ động thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã thỏa
thuận; nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với

chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc
tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất
sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò
trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
16


Thứ ba, Việt Nam có một vị trí địa - chính trị rất quan trọng trong cạnh tranh
chiến lược Trung Quốc - Mỹ tại khu vực, cần được nghiên cứu, đánh giá, dự báo
chính xác những tác động và hoạch định đối sách phù hợp.
Việt Nam và Đông Nam Á nằm ở trung tâm, ngã ba đường của hai đại dương
lớn: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nên chính sách mới của Mỹ và Trung Quốc
về châu Á bao hàm sự ghi nhận tầm quan trọng của Việt Nam cùng khu vực Đông
Nam Á. Việt Nam đang đứng trước những thuận lợi và thách thức không nhỏ. Về
thuận lợi, đó là khả năng hợp tác giữa chính quyền của Tổng thống Donal Trump với
Việt Nam theo tinh thần hợp tác cùng có lợi là rất lớn. Triển vọng hợp tác về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng với Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, thậm
chí Việt Nam có thể sẽ là một “tiêu điểm” trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu
vực, đặc biệt là trong các chính sách của Mỹ ở Biển Đông. Về khó khăn, trong quan
hệ thương mại Việt Nam - Mỹ, Việt Nam trong những năm qua đã xuất khẩu nhiều
qua Mỹ (xuất siêu lớn), vì vậy Việt Nam cũng phải chuẩn bị trước khả năng Mỹ sẽ áp
đặt các chính sách bảo hộ, đặt ra các rào cản thương mại đối với Việt Nam để bảo vệ
lợi ích của người tiêu dùng Mỹ.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán hướng tới xây dựng quan hệ
đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tôn trọng và ổn định về chính trị và hợp tác về
an ninh, đôi bên cùng có lợi.
Rủi ro thực sự là thương mại thế giới hiện nay được tổ chức theo các chuỗi
sản xuất tạo ra tác động lan tỏa chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một nhóm nước.
Hơn thế, cạnh tranh giữa hai cường quốc sẽ tạo ra tiền lệ trong bối cảnh kinh tế các

nước đều có xu hướng quay về chủ nghĩa bảo hộ và đề cao chủ nghĩa dân tộc. Sự đảo
lộn của môi trường thương mại toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế
của tất cả các quốc gia. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay, Việt
Nam được xếp chung vào một nhóm các nước có thặng dư thương mại với Mỹ nên sẽ
gặp phải nhiều khó khăn hơn trong việc cải thiện quy mô và chất lượng xuất khẩu của
mình. Điều này càng đặc biệt đáng lo ngại khi Mỹ đang là thị trường xuất

17


khẩu số một của chúng ta. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách nhất
quán hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tôn trọng và
ổn định về chính trị và hợp tác về an ninh, đôi bên cùng có lợi. Việc tăng cường và
thúc đẩy quan hệ với Mỹ lên tầm cao mới sẽ tạo ra nội lực kinh tế phát triển, nâng
cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời chúng ta cần theo
dõi sát sao chiều hướng và sự triển khai chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
của Mỹ để có thể đánh giá đầy đủ về những thay đổi và tác động của những thay đổi
này, từ đó có những đối sách kịp thời, phù hợp.

18


LỜI KẾT

Hiện tại không ai có thể đoán chắc cuộc chiến thương mại sẽ kéo dài bao lâu,
cũng như tác động của nó đến các nước thứ ba. Theo các chuyên gia, về lý thuyết thì
toàn bộ chuỗi cung ứng tại châu Á sẽ bị tổn thương. Riêng Việt Nam có quan hệ
thương mại sâu rộng với cả Mỹ và Trung Quốc thì vòng xoáy thương mại giữa hai
cường quốc được dự báo sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam theo cả 2 chiều hướng
tích cực và tiêu cực. Việt Nam – một quốc gia còn non trẻ trong quá trình hội nhập

quốc tế sẽ có thể phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trước áp lực căng thẳng, Viêt
Nam cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, tỉnh táo để tận dụng được các thời cơ
mà nó đem lại và giảm thiểu tối đa những bất lợi từ cuộc chiến. Bên cạnh đó, Việt
Nam sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm và những giải pháp cho mình để bảo
vệ nền kinh tế, chính trị nước nhà. Còn đối với những thách thức, chúng ta nên có cái
nhìn toàn diện để có thể chọn những giải pháp đúng đắn nhất. Cuối cùng, chúng em
cảm ơn cô đã dành thời gian đọc bài tiểu luận của chúng em. Chúng em mong cô góp
ý cho những khiếm khuyết trong bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!

19



×