Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế ảnh hưởng của dịch COVID 19 đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản và nguyên liệu giữa việt nam và trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.08 KB, 17 trang )

I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM
VÀ TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI ĐẠI DỊCH COVID-19 XẢY RA.
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước có mối quan hệ lâu đời, truyền thống. Quan hệ
Việt - Trung ngày càng được củng cố, phát triển và mang lại lợi ích xã hội kinh tế cho cả
hai bên. Với sự hợp tác phát triển không ngừng của hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực hợp
tác thương mại - kinh tế đến nay Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam
với nhiều dự án đầu tư quy mô lớn. Với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn
nhất với tổng kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ mà Việt Nam có quan hệ ngoại thương.
Trong 10 năm qua, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thâm
hụt. Để ngăn chặn tình trạng thâm hụt này xảy ra, liệu Việt Nam phải điều chỉnh như thế
nào để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu và
thay thế nhập khẩu mà không ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô như nợ nước ngoài,
biến động giá cả và thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế?

1


Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2010 – 2019
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019

Xuất khẩu (tỷ USD)


7,31
11,13
12,39
13,1
14,8
17,10
21,959
35,463
41,268
41,414

Nhập khẩu (tỷ USD)
CCTM (tỷ USD)
20,02
-12,71
24,59
-13,46
28,79
-16,4
36,8
-23,7
43,7
-28,9
49,52
-32,42
50,085
-28,126
58,229
-22,766
65,438

-24,170
75,452
-34,038
(Nguồn: Tổng cục Thống kê; Tổng cục Hải quan)

Trong 10 năm qua tổng kim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng 4.28 lần, từ
27.33 tỷ USD năm 2010 lên 116.866 tỷ USD năm 2019. Năm 2018 đánh dấu cột mốc
tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vượt 100 tỷ USD, đây là con
số kỷ lục trong lịch sử thương mại ngoại thương. Năm 2019 riêng thị trường Trung Quốc
chiếm đến 22.6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước (tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu cả nước năm 2019 là 517.26 tỷ USD), đặc biệt nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần
30% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước (xuất khẩu cả nước 253.07 tỷ USD).
Về mặt tổng thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc liên
tục tăng, nhưng mức tăng lại không đồng đều giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong các
năm. Ở chiều xuất khẩu, giá trị xuất khẩu liên tục tăng, trung bình mức độ tăng đạt
23.89%, mức tăng cao nhất là năm 2017 với 61.5% tuy nhiên mức tăng đột phá này lại
chủ yếu tăng từ nông sản và khoáng sản, trong khi Trung Quốc là thị trường tiềm ẩn
nhiều rủi ro với nông dân Việt Nam. Ở chiều nhập khẩu thì giá trị nhập khẩu từ Trung
Quốc liên tục tăng và khá đồng đều giữa các năm, năm 2016 là tăng thấp nhất với 1.14%.

2


Đồ thị cho thấy cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục thâm hụt
với quy mô ngày càng lớn, từ -13.47 tỷ USD (2010) lên đến -34.038 (2019). Việt Nam là
nước nhập siêu từ Trung Quốc với gần 1/3 giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đó là
chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu tính cả các con số phi
chính thức, như buôn lậu,... con số này thậm chí còn cao hơn. Điều này cho thấy Việt
Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tách rời” của nền kinh tế Trung Quốc và Việt
Nam trên thực tế đang trở thành “sân nhà” cho các sản phẩm “Made in China”. Có thể

nói, cùng với thời gian, đây đang trở thành một mối lo thực sự khi mức độ phụ thuộc của
thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.
Theo Tổng cục Hải quan năm 2019 Việt Nam xuất siêu 11.12 tỷ USD, trong khi với
Trung Quốc Việt Nam nhập siêu 34.038 tỷ USD. Thực trạng thâm hụt nặng nề của Việt
Nam với Trung Quốc và thặng dư của Việt Nam với phần còn lại của thế giới như trên
cho thấy, Việt Nam đang phải dùng thặng dư thương mại với các quốc gia khác để bù đắp
cho thiếu hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc, hay nói cách khác, Việt Nam đang
xuất khẩu hộ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng tiếc là, khả năng bù đắp này cũng đang có
chiều hướng giảm dần, do nhập siêu từ Trung Quốc vẫn tăng nhanh trong khi xuất khẩu
sang các thị trường khác bị thu hẹp vì nhiều lý do. Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng
nề hơn vào nguồn cung cấp (cả hàng tiêu dùng lẫn sản xuất) từ thị trường Trung Quốc.
Đặc biệt trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, riêng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản chiếm
tỷ trọng 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc
và 20,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Ở chiều ngược lại, những hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lại tập trung
vào nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến. Việt Nam đang ngày càng phụ thuộc (nếu
không muốn nói là lệ thuộc) đáng kể vào nguồn cung cấp hàng hóa từ Trung Quốc. Hơn
thế nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu như chỉ dựa vào thị trường tiêu thụ
của Trung Quốc để tồn tại và hầu hết các ngành đều phải dựa vào nhập khẩu nguyên liệu
và thiết bị (lạc hậu) của Trung Quốc để sản xuất và nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam (như dệt may, giày dép,...) phải dựa vào các vật tư, nguyên liệu đầu vào từ Trung
3


Quốc để sản xuất và xuất khẩu. Việt Nam chẳng khác gì “một cửu vạn làm thuê cho
Trung Quốc” thông qua việc nhập nguyên liệu và thiết bị (lạc hậu) từ Trung Quốc, rồi gia
công và xuất khẩu để ăn chênh lệch (không đáng kể) nhờ giá nhân công rẻ mạt, hay nhiều
ngành kinh tế Việt Nam là “cánh tay nối dài” của nhiều ngành kinh tế Trung Quốc. Đồng
thời, Việt Nam chỉ là nguồn cung cấp rẻ mạt, bị động và luôn bị gây khó dễ, các hàng
nông sản, khoáng sản và nguyên liệu thô cho “công xưởng thế giới” Trung Quốc.


II. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC SAU KHI ĐẠI DỊCH COVID-19 XẢY
RA.
2.1. Ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19 đến tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam - Trung Quốc
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã gây ra những tác động tiêu cực,
toàn diện với kinh tế Việt Nam, tác động vào nhiều ngành nghề, đặc biệt là dịch vụ, du
lịch, hàng không, thương mại, xuất nhập khẩu...Theo kết quả khảo sát của Ban Nghiên
cứu Phát triển Kinh tế tư nhân với hơn 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19
tới hoạt động kinh doanh, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá
sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động
như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh
thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/2, khi công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng của
dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn
5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là
6,8%.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, bài tiểu luận tập trung nghiên cứu những tác động của
đại dịch COVID-19 đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc - Trung

4


Quốc là đối tác có tổng kim ngạch lớn nhất đối với Việt Nam và cũng là nước có số bệnh
nhân nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất thế giới.
Đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu với Trung Quốc
trong tháng 1/2020 chỉ đạt 8,29 tỷ USD, giảm 25,8% so với tháng 12/2019 và giảm
11,8% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chính dẫn đến xuất nhập khẩu với Trung

Quốc giảm mạnh là vì toàn bộ thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 rơi vào
tháng 1 và thêm vào đó là vấn đề dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu tháng 1/2020 đạt 2,75 tỷ USD và
nhập khẩu đạt 5,54 tỷ USD. Trong khi đó, trị giá xuất khẩu 12/2019 đạt 4.256 tỷ USD,
giá trị nhập khẩu đạt 6.917 tỷ USD. Như vậy cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm
mạnh, đặc biệt giảm mạnh nhất ở chiều xuất khẩu khi giảm tới 35.39%. Nếu xét theo giá
trị trung bình theo ngày làm việc (loại trừ ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ quốc
gia) trong tháng 1, trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1 đạt
130,52 triệu USD/ngày. Còn trị giá nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc trong
tháng 1 đạt 261,47 triệu USD/ngày. Trong khi đó, riêng trong 3 ngày làm việc sau nghỉ
Tết Nguyên đán (30, 31/1 và 3/2), tổng trị giá xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang
Trung Quốc đạt 82,1 triệu USD/ngày, còn nhập khẩu đạt 182,8 triệu USD/ngày, bằng
63% và 70% ngày làm việc thông thường trong những ngày đầu tháng 1. Theo các
chuyên gia, lý do chính khiến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và
Trung Quốc giảm mạnh sau Tết Nguyên đán là ảnh hưởng dịch viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới virus Corona SARS - CoV- 2 gây ra.
Trong 2 tháng đầu năm do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch mà Trung
Quốc triển khai, trong đó có kiểm soát biên giới và các dòng lưu chuyển hàng hóa trở nên
thiếu hụt, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

5


2.2. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản và
nguyên vật liệu giữa Việt Nam và Trung Quốc.
2.2.1. Tiêu cực
 Hoạt động xuất nhập khẩu nguyên vật liệu
Theo báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), một số ngành sản xuất của
Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu nguyên phụ liệu do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Trong đó, nhấn mạnh đến vướng mắc về nguồn cung nguyên phụ liệu, linh phụ kiện đầu

vào cho sản xuất.
Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn
vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc và các
quốc gia khác chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Hàn Quốc, Nhật Bản…) để phục vụ sản
xuất. Đại diện Cục Công nghiệp cho biết những ngành hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất
gồm: Ngành điện - điện tử; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô.
Phân tích cụ thể, Cục Công nghiệp cho biết năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng
40 tỉ USD các mặt hàng linh kiện điện tử, trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc là 16,8 tỉ
USD (chiếm 42%), từ Trung Quốc là 13,8 tỉ USD (chiếm 34%), từ Nhật Bản 1,7 tỉ USD
(chiếm 4,2%). "Hiện nay, các doanh nghiệp điện tử chỉ còn đủ lượng linh phụ kiện phục
vụ cho sản xuất trong khoảng đến giữa hoặc cuối tháng 3-2020"- đại diện Cục Công
nghiệp nhấn mạnh.
Đối với ngành dệt may và da - giày - túi xách, đa số các doanh nghiệp chỉ dự trữ
nguyên phụ liệu tới đầu tháng 3-2020 hoặc đầu tháng 4-2020. Do đó, khả năng nhiều
doanh nghiệp trong ngành phải tạm ngừng sản xuất là rất lớn. Theo Cục Công nghiệp,
năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 2,47 tỉ USD bông các loại, 2,3 tỉ USD xơ, sợi, 12,69 tỉ
USD vải các loại, và khoảng 5,61 tỉ USD nguyên phụ liệu dệt may da giày. Trong đó,
nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,32 tỉ USD xơ sợi (57,39%); 7,73 tỉ USD vải (60,91%) và
2,45 tỉ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày (43,67%).

6


Đánh giá của Cục Công nghiệp cho thấy năm 2019, Việt Nam nhập khẩu gần 4 tỉ
USD phụ tùng linh kiện ôtô, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỉ USD (17,54%),
từ Hàn Quốc là 1,14 tỉ USD (28,57%), và từ Nhật Bản là 0,72 tỉ USD (18,04%). Đặc biệt,
ngành sản xuất ôtô tải phụ thuộc vào hơn 70% linh phụ kiện từ Trung Quốc. "Các dòng
xe du lịch có linh kiện được nhập khẩu từ nhiều quốc gia để tiến hành lắp ráp, tuy nhiên
những quốc gia này hoặc đang bùng phát dịch bệnh (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản)
hoặc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc để sản xuất linh kiện

xuất khẩu sang Việt Nam (Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á)"- báo cáo của Cục Công
nghiệp nêu rõ. Cơ quan này cũng cho biết dự kiến đến cuối Quý I/2020, các doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp ôtô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh phụ kiện phục vụ
sản xuất.
Trong 3 tháng đầu năm, nguồn cung nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào sản
xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác gặp nhiều khó khăn bởi các biện pháp kiểm soát
dịch bệnh tại biên giới của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ khiến việc thông quan các lô
hàng nhập khẩu khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, các nhà máy sản xuất
các sản phẩm nguyên phụ liệu đầu vào cho Việt Nam tại Trung Quốc hiện nay cũng đang
tạm thời ngừng sản xuất hoặc chỉ hoạt động rất ít trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Do
các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hiện nay chủ yếu được tổ chức theo chuỗi giá trị
rất chặt chẽ, ngay cả trong vấn đề cung cấp nguyên phụ liệu và linh phụ kiện đầu vào, vì
vậy việc ngay lập tức tìm được nguồn thay thế các yếu tố này trong ngắn hạn là hết sức
khó khăn.
Cục Công nghiệp cho rằng trong trường hợp dịch bệnh kết thúc và phía Trung Quốc
sản xuất, cung ứng trở lại nguồn đầu vào cho sản xuất trong nước thì giá thành nguyên
vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu từ Trung Quốc có thể sẽ tăng lên so với trước đây, gây
ảnh hưởng đến giá thành sản xuất sản phẩm trong nước.
 Hoạt động xuất nhập khẩu nông sản
Người nông dân ở Việt Nam thường chịu cảnh "được mua mất giá, mất mùa được
giá", giá nông sản xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thường bấp bênh, không
ổn định, và đã nhiều lần phải "giải cứu" nông sản. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra cũng
7


vậy, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu nông sản của Việt
Nam - Trung Quốc.
Đại dịch COVID-19 khiến cho Trung Quốc tạm thời kiểm soát chặt chẽ các cửa
khẩu và dòng lưu chuyển hàng hóa, khiến cho nông sản tồn ứ ở cửa khẩu không xuất
sang Trung Quốc được. Xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều

nhất; Thanh long ùn ứ do dịch bệnh corona; Nhiều chợ biên giới Trung Quốc đóng cửa.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hết tháng 1/2020, kim ngạch xuất khẩu
các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt 3 tỷ USD, bằng 84,3% so với cùng kỳ năm
2019; trong đó một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm 2019, cụ
thể: gạo đạt 203 triệu USD (tăng 5,4%) rau đạt 50 triệu USD ( tăng 17,2%) một số mặt
hàng giảm so với cùng kỳ (các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 42 triệu USD, bằng 93,6%;
xuất khẩu thủy sản ước đạt 644 triệu USD, bằng 87,5%, xuất khẩu lâm sản chính ước đạt
883 triệu USD, bằng 84,4%).
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết,
nhiều mặt hàng nông sản bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp do virus
Corona. Hầu hết các sản phẩm trái cây chủ lực, nhất là thanh long, dưa hấu là xuất khẩu
tươi, chưa qua chế biến, tồn đọng hàng chục nghìn tấn. Hàng hóa xuất khẩu theo hình
thức trao đổi cư dân (tiểu ngạch), nhất là trái cây, do được ưu đãi về thuế VAT khi vào
Trung Quốc, nên vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn, dù đã khuyến nghị các doanh nghiệp
chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch trong suốt 2 năm qua.
Những ngày giữa tháng 2/2020, mặc dù nhiều cửa khẩu biên giới hoạt động trở lại
nhưng vẫn còn hơn 700 xe nông sản đang xếp hàng chờ thông quan. Tiến độ thông quan
chậm do 2 bên phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nên khó
tránh khỏi tình trạng ùn ứ.
Phạm vi ảnh hưởng của dịch và biện pháp chống dịch tới xuất nhập khẩu tương đối
rộng, trong đó, thương mại biên giới sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất. Hoạt động xuất nhập
khẩu sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong ngắn hạn và trung hạn (có thể là 6 - 8
tháng). Trung Quốc là thị trường lớn, chiếm 24% giá trị trong tổng số lượng hàng nông,
lâm, thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu ra thế giới. Theo VASEP, do ảnh hưởng của dịch viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
8


ngừng trệ, kéo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 1/2020 xuống 644 triệu
USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.Các hệ thống nhà hàng của Trung Quốc

ngừng hoặc giảm tiêu thụ ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Ảnh hưởng
của dịch bệnh, một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam không xuất ra được trung quốc
gây ứ đọng. Điển hình như tôm hùm. Trước đây, 70% tôm hùm là xuất đi Trung Quốc
(theo ông Nguyễn Ân - Chủ tịch UBND xã Cam Bình - Khánh Hòa). Tuy nhiên, khi dịch
Covid-19 lên cao, Trung Quốc đã ngưng hẳn thu mua. Điều này khiến cho chính quyền
phải vận động các siêu thị, nhà hàng "giải cứu".
Nếu không có các biện pháp kịp thời, lâu dài thì "giải cứu nông sản" vẫn mãi là giải
cứu, cuộc sống của nông dân không thể bền vững được. Như TS. Đặng Kim Sơn: Những
biện pháp “giải cứu” chỉ là trước mắt, về dài hạn cần làm căn cơ như đa dạng hóa thị
trường, xây dựng chuỗi giá trị từ nơi sản xuất đến tiêu thụ cuối cùng, chuyển sản xuất
manh mún sang quy mô lớn… Tất cả đều là những vấn đề đã được ngành nông nghiệp
nhắc đến rất nhiều mà chưa làm được.
2.2.2. Tích cực
Đại dịch covid-19 đã gây ra tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại của
nước ta, tuy nhiên bên cạnh thách thức, đây cũng là một cơ hội để chúng ta tìm kiếm, đa
dạng hóa thị trường, đặc biệt liên quan đến thương mại, du lịch, đầu tư và cả logistics...
Chẳng hạn, đối với xuất khẩu nông sản, vài năm gần đây do đòi hỏi cao từ phía Trung
Quốc nên chúng ta đã nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của các hàng hóa nông sản. Đây là
một tín hiệu tốt đối với xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong dài hạn và càng tốt
cho việc đi tìm kiếm các thị trường khó tính hơn. Cùng với đó là xu thế hiện nay, người
tiêu dùng yêu cầu lối sống, cách mạng tiêu dùng xanh hơn. Mà trong "cơn bão" dịch này,
chúng ta thấy chuyển đổi số được mọi người nhắc rất nhiều như: Làm việc online, học
online, mua bán hàng online… để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh.
Những thành tựu to lớn đạt được trong năm 2019 cũng là nền tảng quan trọng để
nền kinh tế nước ta vượt qua những thách thức nghiêm trọng của dịch bệnh cũng như các
tác động tiêu cực khác từ bên ngoài. Nhất là việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA) được Nghị viện châu Âu phê chuẩn ngày 12-2, đang mở ra một cơ hội vàng
9


thúc đẩy sự chuyển dịch các chuỗi giá trị toàn cầu, mà nền kinh tế Việt Nam là một mắt

khâu quan trọng. Tác động kép của Covid-19 và EVFTA sẽ thúc đẩy những nỗ lực tái cấu
trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam theo hướng
tăng cường tính tự chủ, giảm lệ thuộc vào các thị trường bên cạnh và nâng cấp Việt Nam
trong các chuỗi giá trị toàn cầu.
Khai thác được tối đa lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại,
chúng ta hoàn toàn tin tưởng đạt được thắng lợi kép trong những tháng đầu năm 2020:
Vừa phòng, chống thành công dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội, giữ
vững mức tăng trưởng cao.

III. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU NÔNG SẢN VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU Ở VIỆT NAM
3.1. Về phía nhà nước
Trước những tác động tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu nông sản và nguồn cung
nguyên vật liệu trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, các cơ quan nhà nước phải triển
khai các giải pháp tăng cường xuất, nhập khẩu như sau:
Thứ nhất, Đảng và nhà nước đã thực hiện công tác phòng chống dịch một cách chủ
động. Nhờ sự đi trước đón đầu này mà chúng ta đã hạn chế được sự lây lan của dịch
bệnh. Lương thực cũng được đảm bảo sẵn sàng cho công tác chống dịch, không thể rơi
vào tình trạng thiếu hụt. Công tác cách ly và trị bệnh cũng đang được thực hiện rất tốt.
Bởi vậy, dù hiện tại số ca nhiễm đang tăng lên theo từng ngày nhưng Đảng và nhà nước
vẫn có thể gây dựng niềm tin ở nhân dân, không để nhân dân rơi vào hoảng loạn, lo lắng.
Một trong những việc Chính phủ đã và đang làm là tiếp tục thực hiện các chính sách
hỗ trợ người nông dân trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Bên cạnh việc áp dụng
hình thức trợ giá, thu mua tạm trữ nông sản, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ
cho nông dân để sản xuất ra nông sản phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
10


cũng như tìm kiếm thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu để giảm bớt sự lệ thuộc vào
nguồn cung từ Trung Quốc. Chính phủ cần đề nghị các bộ, ban ngành, địa phương thường

xuyên theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản, kịp thời thông báo tình hình
đến các doanh nghiệp và người sản xuất để chủ động trong điều chỉnh kế hoạch sản xuất
và nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Muốn phát triển bền vững, chúng ta cần xây dựng và
phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm ra thị trường một cách linh hoạt từ nhiều đối tác khác
nhau để hoạt động xuất nhập khẩu nông sản cũng như nguyên vật liệu luôn ở trạng thái
ổn định trước những biến động phức tạp của thị trường.
Thứ hai, vấn đề nguồn cung nguyên liệu và xuất khẩu nông sản hiện nay cũng là
vấn đề rất đáng lưu tâm. Nhất là trong tình hình dịch bệnh kéo dài, các hoạt động kinh
doanh, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, … gặp rất nhiều trắc trở. Để giải quyết vấn đề
này, nhà nước cần rà soát các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; cân đối nguồn
lực, chủ trì, phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội dệt may, da giày,
cơ khí... để nắm bắt thông tin, đề xuất các giải pháp tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế
trong bối cảnh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.
Về xuất khẩu nông sản, dù đất nước ta rất có tiềm năng tuy nhiên, thực tế hoạt động
này lại chưa thực sự hiệu quả. Bởi vậy những động thái cần có trước nhất là nâng cao
chất lượng nông sản, đáp ứng các yêu cầu cao của những thị trường khó tính, tiềm năng
trên thế giới. Xây dựng mô hình liên kết 3 nhà: nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà khoa
học. Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn VIETGAP, GLOBLEGAP,...Hiện nay nhiều địa
phương đã áp dụng thành công mô hình nông nghiệp chất lượng cao, mang lại nhiều giá
trị kinh tế, nâng cao thương hiệu nông sản của vùng và đặc biệt mang đến những nông
sản an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tạo điều kiện, giúp người nông dân chủ động hơn nữa
trong công tác phòng ngừa dịch bệnh, cũng như tìm đầu ra cho nông sản, phối hợp với
các công ty chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu thay vì trông chờ vào thương lái thu
mua và bị chi phối giá. Tuy nhiên, quy mô sản xuất, tiêu chuẩn đầu ra, hạn chế về số
11


lượng các công ty chế biến,....là trở ngại để nhân rộng mô hình này. Đây sẽ là bài toán
khó trong việc cải thiện xuất khẩu nông sản Việt Nam không chỉ ở thời điểm ngắn hạn và

trung hạn mà còn là vấn đề nan giải trong dài hạn để cải thiện nền kinh tế của đất nước
thuần nông như Việt Nam.
Thứ ba, bên cạnh các chính sách nêu trên, nhà nước cần những biện pháp dứt khoát,
kịp thời nhằm giảm bớt sự phụ thuộc của hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản và nhập
khẩu nguyên vật liệu của nước ta vào Trung Quốc. Nhà nước cần tìm kiếm những thị
trường mới tiềm năng, tham gia đàm phán, kí kết những hiệu định thương mại tự do, giúp
gỡ bỏ hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu, góp phần giải quyết bài toán thị trường cho
nông sản và hàng hóa Việt.
Có thể nhận thấy được EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại tiềm
năng của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt 56,45 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu đạt 41,5 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,9 tỷ USD. Để dễ dàng hơn trong việc biến
EU trở thành đối tác thương mại thay thế có thể kể đến EVFTA - một Hiệp định toàn
diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng
đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Nếu được đưa vào thực thi,
EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và
mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Thêm vào đó, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định nêu trên cũng gửi đi một
thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn
biến phức tạp và khó đoán định.
3.2. Về phía doanh nghiệp
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp cần
chủ động tiếp cận thông tin về tình hình dịch bệnh để có thể kịp thời đưa ra các hướng đi
đúng cho hoạt động xuất nhập khẩu nông sản cũng như nguyên vật liệu ra thị trường
12


nước ngoài. Về lâu dài, cần tính đến phương án mở rộng chế biến nông sản – Một nước
đi mang tính chiến lược đầy tiềm năng.
Ví dụ một số nông sản của Việt Nam không xuất sang Trung Quốc do ảnh hưởng

dịch bệnh như thanh long, dưa hấu,...được chế biến thành những sản phẩm được đón
nhận nồng nhiệt từ người tiêu dùng. Bánh mì thanh long, bún dưa hấu, bánh tráng thang
long,... vừa "giải cứu nông sản" bị tồn ứa, vừa nâng cao giá trị nông sản, xuất khẩu đi
nhiều nước mang lại giá trị kinh tế cao. Dịch bệnh chỉ ảnh hưởng tới ngắn hạn trung hạn,
nhưng nếu như không có những biện pháp sáng tạo, triệt để thì đầu ra của nông sản vẫn
còn là vấn đề bỏ ngỏ. Mở rộng chế biến nông sản chính là bước đi lâu dài cho nông
nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, để mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần chủ động tái
cấu trúc lại sản xuất để thích ứng với các luật lệ, quy định của hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu EU. Đồng thời, tiếp cận phương pháp quản lý mới
cũng như mô hình sản xuất chuỗi khép kín nhằm tạo được sự ổn định về nguyên liệu và
hạ thấp chi phí sản xuất.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên tham gia vào quá trình tham vấn cho Chính phủ về vấn
đề chính sách, những khó khăn gặp phải trong quá trình xuất nhập khẩu nông sản và
nguyên vật liệu sang thị trường Trung Quốc để Chính phủ có những đối sánh giúp khai
thông hoạt động xuất nhập khẩu, mở rộng hoạt động thương mại với các khu vực khác
ngoài Trung Quốc để giảm bớt sức ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên thị
trường Việt Nam.

13


KẾT LUẬN
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động rất lớn cho nền kinh tế của Việt Nam
và toàn thế giới, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu với đối tác thương mại lớn nhất của
nước ta - Trung Quốc. Đồng thời, qua sự ảnh hưởng rất lớn của các ngành xuất nhập khẩu
nông sản và nguyên vật liệu, ta thấy được sự phụ thuộc rất lớn của Việt Nam vào Trung
Quốc. Từ đó đặt ra bài toán về sự phát triển bền vững, tìm ra hướng đi lâu dài cho nông
sản Việt Nam, hợp tác đa dạng với các đối tác trên thế giới để tìm ra những nguồn cung
nguyên liệu chất lượng cho Việt Nam. Để không phải xuất hiện tình trạng "giải cứu nông

sản" khi không xuất ra được Trung Quốc rất cần sự vào cuộc của các cấp các ngành để
đưa nông sản Việt Nam đạt chuẩn chất lượng quốc tế hướng đến xuất khẩu theo con
đường chính ngạch đến các thị trường tiềm năng. COVID-19 khiến các doanh nghiệp
Việt Nam "khát" nguyên liệu khi phần lớn các nguyên liệu này nhập từ thị trường Trung
Quốc, điều này có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất tạm thời của các doanh nghiệp, tuy
nhiên nó cũng là hồi chuông cảnh báo, là cơ hội để Việt Nam giảm bớt sự lệ thuộc xuất
nhập khẩu vào Trung Quốc. COVID-19 không chỉ tạo ra những thách thức tới nền kinh tế
của Việt Nam mà nó còn mở ra cơ hội cho Việt Nam tìm ra những thị trường mới tiềm
năng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. EVFTA và EVIPA là những mục
tiêu quan trọng của Việt Nam năm 2020, góp phần tạo cơ hội và triển vọng cho Việt Nam
trong thời gian tới.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục thống kê, Giá trị xuất nhập khẩu, < />tabid=629>,(truy cập ngày 10/3/2020)
2. Tổng cục Hải quan, < (truy cập ngày
10/3/2020)
3. Minh Chiến, "Cạn" nguyên liệu do dịch Covid-19, doanh nghiệp có nguy cơ
ngừng sản xuất, báo Người lao động < (truy cập ngày 12/3/2020)
4. Lê Viết Thọ, Virus corona: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam, BBC News Tiếng
Việt

< />
51830549> (truy cập ngày 12/3/2020)
5. Viện Khoa học Nông nghiệp, Nông sản trong dịch Covid-19: Không thể chỉ kêu
“giải cứu”, < (truy cập ngày 12/3/2020)
6. L.Thanh, Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam với Trung Quốc giảm mạnh, báo
Tuổi Trẻ < (truy cập ngày 14/3/2020)

7. Thu Hằng – Trang Cương, Tác động của dịch Covid - 19 đối với nền kinh tế:
Trong thách thức có cơ hội, báo Công Thương < />(truy cập ngày 14/3/2020)
8. Đỗ Hương, Xuất khẩu nông sản thời dịch: Trong nguy có cơ, báo Chính Phủ
< (truy cập ngày 14/3/2020)
9. Bùi Giang, Dịch COVID-19: Giải pháp hữu hiệu cho tiêu thụ nông sản
< (truy cập ngày 14/3/2020)
10. Hoàng Nam, Xuất khẩu nông sản qua biên giới: Đừng để phải... giải cứu, báo
Quốc tế < (truy cập ngày 15/3/2020)
15


11. Nguyễn Minh Phong, Chung sức để DN hạn chế được ảnh hưởng dịch COVID-19,
báo Chính Phủ < (truy cập ngày 15/3/2020)
12. Ngọc An, Doanh nghiệp lo 'đói' nguyên liệu do ảnh hưởng của dịch COVID-19,
báo Tuổi Trẻ < (truy cập ngày 15/3/2020)

16



×