Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh bình phước​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

NGUYỄN THỊ THƢƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN


Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN TÙNG

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN TÙNG

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày..… tháng …… năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm :
STT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Võ Văn Nhị

Chủ tịch

2

PGS.TS. Huỳnh Đức Lộng

Phản biện 1


3

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Văn Hùng

Uỷ viên

5

TS. Phạm Ngọc Toàn

Uỷ viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày… tháng…..năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Nguyễn Thị Thƣơng

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: 28/02/1986

Nơi sinh

: Phú Thọ

Chuyên ngành

: Kế toán

MSHV

: 1541850102

I-Tên đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH PHƢỚC


II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc.
Thứ hai, xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hệ
thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc.
Thứ ba, kiến nghị đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống thông
tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc.
III- Ngày giao nhiệm vụ

: 15/02/2017 (QĐ 305/QĐ-ĐKC)

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 30/08/2017
V- Cán bộ hƣớng dẫn
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

TS. Trần Văn Tùng

: TS.TRẦN VĂN TÙNG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế
toán- nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình
Phước” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã đƣợc
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Thƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM. Trong
quá trình làm luận văn tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn tất. Trƣớc tiên
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Trần Văn Tùng đã tận tình hƣớng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM đã
đóng góp nhiều ý kiến, chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn quý báu cho
Tôi trong thời gian học cao học vừa qua.
Tôi xin cảm ơn nhân viên Cục thuế tỉnh Bình Phƣớc, lãnh đạo, anh chị, bạn bè
các công ty đã nhiệt tình tham gia trả lời câu hỏi và tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu
thập mẫu phiếu khảo sát trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù, luận văn đã đƣợc hoàn thành trong khả năng của tác giả. Tuy nhiên, do
hạn chế về mặt thời gian và khả năng chuyên môn, do vậy luận văn sẽ có ít nhiều
sai sót. Kính mong nhận đƣợc sự cảm thông và những lời chỉ bảo tận tình của thầy
cô và các bạn.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Thị Thƣơng


iii


TÓM TẮT
Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Với
sự phát triển khoa học, công nghệ và thông tin nhƣ hiện nay, đòi hỏi việc cung cấp
TTKT phải đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đáng tin
cậy, để phục vụ cho quản lý và việc ra quyết định. Vì vậy, tổ chức hệ thống TTKT
trong các DN có chất lƣợng là một vấn đề rất đáng quan tâm.
Thông tin kế toán có vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình hội nhập
hiện nay nó càng trở nên quan trọng hơn. Thông tin do kế toán cung cấp là thông tin
phản hồi về đối tƣợng quản lý. Nếu không có thông tin này, cả hệ thống quản lý
kinh tế sẽ bị đình trệ. Mặt khác, nó có vai trò quan trọng đối với các đối tƣợng sử
dụng khác nhau. Đồng thời, kế toán còn hỗ trợ đắc lực cho các công cụ quản lý
khác phát huy tốt nhất tác dụng của chúng.
Trên cơ sở các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, nghiên cứu thực
nghiệm đƣợc thực hiện trƣớc đây. Tác giả đã xây dựng mô hình và giả thuyết
nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán tại các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc. Dữ liệu thu thập từ các Doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Tỉnh Bình Phƣớc với cỡ mẫu là 200 mẫu, dữ liệu đƣợc xử
lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’Alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho
thấy có 6 nhân tố tác động đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc: Sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực
hiện AIS; Kiến thức về AIS của nhà quản lý; Kiến thức kế toán của nhà quản lý;
Khả năng vận dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Mức độ ứng
dụng CNTT trong công tác kế toán; hiệu quả tƣ vấn từ chuyên gia bên ngoài . Từ
đó luận văn đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ
thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc.
Vì vậy nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin kế toán cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa – nghiên cứu thực nghiệm tại Bình Phƣớc là vấn đề cần thiết và đáng
quan tâm.



iv
ABSTRACT
Vietnam is gradually integrating into the regional and world economy. With
the current development of science, technology and information, the provision of
Accounting Information must be done quickly, promptly, accurately and reliably, in
order to serve the management and decision making. Therefore, organizing the
accounting information system in qualified businesses is a very interesting issue.
Accounting information has an significant role, especially in the process of
integration, it becomes even more important. The information provided by the
accountant is become the feedback on the subject of management. Without this
information, the whole economic management system would be stagnant. On the
other hand, it plays an important role for different users. At the same time,
accountants also effectively support other management tools to best maximize their
effects.
Based on the theories of accounting information system and previous
experience research, the author buldt a model and hypothesis to study factors which
affect accounting information systems of small and medium-sized enterprises in
Binh Phuoc province. The data collected from small and medium-sized enterprises
in Binh Phuoc province with samples of 200, it is processed by reliability analysis
technique via Cronbach’Alpha, Exploratory Factor Analysis (EFA) and linear
regression model. The result shows that there are 6 factors affecting efficiency of
accounting information system of small and medium-sized enterprises in Binh
Phuoc: the participation of managers in AIS work; AIS knowledge of the manager;
accounting knowledge of the manager; the ability to apply the accounting regime in
small and medium-sized enterprises; degree of IT application in accounting work;
and effective advice from external experts. From that, the study recommended some
ideas and solutions to improve the enfficiency of accounting information system of
small and medium-sized enterprises in Binh Phuoc province.
Therefore, improving the efficiency of the accounting information system of

small and medium enterprises by Experimental research in small and medium
enterprises in Binh Phuoc Province is a necessary and interesting issue.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ............................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ............................................................................. x
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: ............................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
1.5.1 Nghiên cứu định tính ............................................................................... 3
1.5.2 Nghiên cứu định lƣợng ........................................................................... 4

1.6 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 4
1.6.1 Về khía cạnh khoa học ............................................................................ 4
1.6.2 Về khía cạnh thực tiễn ............................................................................. 4
1.7 Cấu trúc luận văn: ........................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ................................................... 6
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài............................................................................. 6
1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................... 11
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu ................................................. 14
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu nƣớc ngoài .................................................... 14
1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu trong nƣớc ..................................................... 14


vi
1.3.3 Xác định khe hổng nghiên cứu .............................................................. 14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................... 17
2.1 Tổng quan hệ thống thông tin kế toán .......................................................... 17
2.1.1 Định nghĩa hệ thống thông tin kế toán ................................................... 17
2.1.2 Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán ..................................... 17
2.1.3 Chức năng của hệ thống thông tin kế toán ............................................ 18
2.1.4 Phân loại hệ thống thông tin kế toán ..................................................... 19
2.1.4.1 Phân loại theo phƣơng thức xử lý ................................................................. 19
2.1.4.2 Phân loại theo mục tiêu cung cấp thông tin................................................... 20

2.1.5 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong chuỗi giá trị của doanh
nghiệp 20
2.1.6 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán ....................................................... 21
2.1.6.1 Nội dung tổ chức hệ thống thông tin kế toán ................................................ 21
2.1.6.2 Quy trình tổ chức hệ thống thông tin kế toán ................................................ 22
2.1.6.3 Tổ chức nhân sự ............................................................................................ 24


2.2 Chất lƣợng thông tin kế toán trong hệ thống thông tin kế toán ................ 24
2.3 Lý thuyết về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán .................................. 25
2.4 Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ........................................ 28
2.4.1 Giới thiệu chung .................................................................................... 28
2.4.2 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................ 29
2.4.3 Đặc điểm hoạt động và quản lý của DNNVV ở Việt Nam ................... 30
2.4.4. Các khó khăn và thách thức đối với DNNVV ở Việt Nam hiện nay ... 31
2.5 Các nhân tố tác động đến hiệu quả HTTTKT trong các DNNVV ............... 31
2.5.1. Các nhân tố đã đƣợc nghiên cứu .......................................................... 31
2.5.2. Các nhân tố tác giả sẽ nghiên cứu ........................................................ 32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 34
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 35
3.1. Khung nghiên cứu ....................................................................................... 35
3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng ........................................................ 35
3.2.1.Nghiên cứu định tính ............................................................................. 35


vii
3.2.2.Nghiên cứu định lƣợng.......................................................................... 36
3.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 37
3.3.1.Xây dựng mô hình nghiên cứu lần 1 ..................................................... 38
3.3.2.Nghiên cứu sơ bộ bằng phƣơng pháp nghiên cứu định tính ................. 39
3.3.3.Nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ...... 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 43
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................... 44
4.1 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 44
4.1.1 Mô tả kết quả khảo sát .......................................................................... 44
4.1.2 Phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo.................................. 49
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá .................................................................. 50

4.1.3.1 Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập ............................................... 51

4.1.3.2 Phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc .................................... 53
4.1.4 Phân tích hồi quy tuyến tính.................................................................. 55
4.1.4.1 Kiểm định hệ số tƣơng quan ......................................................................... 55
4.1.4.2 Phân tích hồi quy .......................................................................................... 56

4.1.5 Dò tìm các vi phạm giả thuyết .............................................................. 61
4.1.6 Đánh giá thực trạng hiệu quả hệ thống thông tin tại các DNNVV tỉnh
Bình Phƣớc................................................................................................................. 64
4.1.6.1 Ƣu điểm ........................................................................................................ 64
4.1.6.2 Khuyết điểm .................................................................................................. 64
4.1.6.3 Một số hạn chế trong tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp có ảnh
hƣởng đến hiệu quả hệ thống thông tin kế toán ........................................................ 65
4.1.6.4 Nguyên nhân của những hạn chế trên ........................................................... 66

4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 67
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 71
5.1 Kết luận......................................................................................................... 71
5.2 Một số kiến nghị ........................................................................................... 72
5.2.1 Đối với nhà quản lý: ............................................................................. 72
5.2.2 Đối với công tác kế toán: ........................................................................ 73
5.2.4 Đối với nhà tƣ vấn: ................................................................................ 75
5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 76


viii
5.3.1 Hạn chế của đề tài ................................................................................. 76
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5.......................................................................................... 78

KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 81
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 1


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục viết tắt tiếng Việt
Viết tắt

Nội dung

CNTT

Công nghệ thông tin

CMKT

Chuẩn mực kế toán

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DNNVV


Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

HTTT

Hệ thống thông tin

HTTTKT

Hệ thống thông tin kế toán

Tp HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2. Danh mục viết tắt tiếng Anh
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

AIS


Accounting Information Systems

Hệ thống thông tin kế toán

Information Technology

Công nghệ thông tin

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

KMO

Kaiser – Meyer - Olkin

SPSS

Statistical Product and Services Solutions

IT

VIF

Variance inflation factor

Tiếng Việt


Nhân tố phóng đại phƣơng sai


x

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong quá trình
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin trong doanh nghiệp. ...................................... 20
Hình 2.4: Các giai đoạn trển khai hệ thống thông tin kế toán ................................. 22
Sơ đồ 3.1: Khung nghiên cứu của luận văn .............................................................. 35
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 1 về các nhân tố tác động đến việc hiệu
quả hệ thống thông tin kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Phước. .............. 39
Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 về các nhân tố tác động đến việc hiệu
quả hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước. ...... 40
Hình 4.1. Đồ thị phân tán.......................................................................................... 62
Hình 4.2. Biểu đồ Histogram .................................................................................... 63


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định 56/2009/NĐCP .............................................................................................................................. 28
Bảng 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất lần 2 về các nhân tố tác động đến hiệu quả
hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV tại Bình Phước...................................... 41
Bảng 4.1 Thống kê số lượng đối tượng được khảo sát theo các hình thức............... 44
Bảng 4.2 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu....................................................... 44
Bảng 4.3 Các đốí tượng được phỏng vấn ................................................................. 45
Bảng 4.4 Loại hình doanh nghiệp khảo sát .............................................................. 45
Bảng 4.5 Thời gian doanh nghiệp thành lập............................................................. 45
Bảng 4.6 Nguồn vốn doanh nghiệp ........................................................................... 46

Bảng 4.7 Số lao động tại doanh nghiệp .................................................................... 46
Bảng 4.8 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ...................................................... 47
Bảng 4.9 Thời gian sử dụng máy tính tại công ty ..................................................... 47
Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến độc lập ............................................................. 48
Bảng 4.11: Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc hiệu quả HTTTKT các DNNVV
tỉnh Bình Phước ........................................................................................................ 48
Bảng 4.12: Kiểm định Cronbach alpha các khái niệm nghiên cứu .......................... 49
Bảng 4.13: Bảng kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập .......................... 51
Bảng 4.14: Phương sai trích các biến độc lập.......................................................... 52
Bảng 4.15: Kết quả EF của các thang đo khái niệm nghiên cứu ........................... 53
Bảng 4.16: Bảng kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc ............................ 54
Bảng 4.17: Phương sai trích các biến phụ thuộc...................................................... 54
Bảng 4.18: Ma trận nhân tố của thang đo Hiệu quả của IS .................................. 54
Bảng 4.19: Ma trận tương quan................................................................................ 56
Bảng 4.20: Hệ số R2 từ kết quả phân tích hồi quy ................................................... 58
Bảng 4.21: Phân tích NOV ................................................................................... 58
Bảng 4.22: Bảng hệ số hồi quy ................................................................................. 59
Bảng 4.23: Kiểm định giả thuyết............................................................................... 60


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. L do chọn đề tài
Ngày nay, công nghệ thông tin đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh
vực, ngành nghề của đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ
góp phần tích cực giúp tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn làm thay đổi
cả phƣơng thức quản lý, học tập và làm việc của con ngƣời cũng nhƣ phƣơng thức
kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất
kinh doanh. Ứng dụng công nghệ thông tin cho ra đời các hệ thống thông tin khác
nhau, chẳng hạn nhƣ: Hệ thống thông tin kế toán (AIS), hệ thống hoạch định nguồn

lực sản xuất (MRP), hệ thống nguồn nhân lực (HRM) để quản lý các khía cạnh các
nhau của một doanh nghiệp (Theo Kharuddin, Ashari, và Nassir, 2010).... Bên cạnh
đó, hệ thống thông tin cũng cung cấp cơ hội để nâng cao hiệu quả, giá trị của
doanh nghiệp, và thậm chí có đƣợc lợi thế cạnh tranh (Kimberly & Evanisko, 1981).
Việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán cung cấp thông tin kế toán cho nhà quản lý
các cấp trong doanh nghiệp, hội đồng quản trị và những ngƣời bên ngoài cần sử
dụng thông tin doanh nghiệp để họ ra quyết định phù hợp.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập nhƣ hiện nay, khi Việt Nam đã chính thức là
thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, tất cả các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và DNNVV nói riêng đều bị chi phối bởi “bàn tay vô hình” phải
tham gia vào sân chơi chung của nền kinh tế toàn cầu, đồng nghĩa với việc phải đối
mặt với những thách thức cũng nhƣ cơ hội cho cuộc cạnh tranh gay gắt để tồn tại và
phát triển trong môi trƣờng kinh doanh phức tạp, thay đổi liên tục. Điều đó đòi hỏi
các DNNVV phải ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện công
tác kế toán nhằm tạo ra một hệ thống thông tin kế toán hợp lý, đƣợc kiểm soát chặt
chẽ, cung cấp thông tin trung thực và đáng tin cậy với những kỹ thuật xử lý thông
tin kế toán mới.
Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu trƣớc đây tại Việt Nam và nƣớc ngoài,
tác giả thấy rằng các nghiên cứu trƣớc chỉ khảo sát, nhận định tổng quát thực
trạng ứng dụng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp, phân tích sự phù
hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán của ngƣời sử dụng và khả năng đáp ứng các
nhu cầu thông tin của hệ thống thông tin kế toán, chƣa phân tích chuyên sâu, nghiên


2
cứu thực nghiệm tại các DNNVV tỉnh Bình Phƣớc, nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống
thông tin kế toán. Điều này là quan trọng vì sự mất cân bằng giữa các yêu cầu thông
tin về tổ chức và năng lực xử lý thông tin của nó có xu hƣớng gây ra chi phí không
cần thiết cho tổ chức.
Trong trƣờng hợp này, không chỉ là nguồn lực công nghệ thông tin tốn kém,

lãng phí mà ngay cả nguồn nhân lực đang quản lý cũng yếu kém (Gorry and Scott
Morton, 1971). Mặt khác, việc cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin
không cần thiết sẽ lần lƣợt gây ra tình trạng quá tải thông tin, mà cuối cùng có thể
cản trở hiệu quả của các tổ chức (Gul, 1991). Vì vậy, Luận văn này sẽ nghiên cứu
cách nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán và nghiên cứu thực nghiệm tại các
DNNVV, nhằm tìm ra nhân tố có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của
DNNVV, giúp các DNNVV tự đánh giá đƣợc mức độ hiệu quả của hệ thống
thông tin kế toán trong các Doanh nghiệp, từ đó có những bƣớc thay đổi phù hợp.
Xác định đƣợc khoảng trống nghiên cứu này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu cho
Luận Văn thạc sĩ của mình là “Nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế
toán- nghiên cứu thực nghiệm tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn
tỉnh Bình Phƣớc”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Xem xét và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán
tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV tỉnh
Bình Phƣớc.
- Tìm hiểu các nghiên cứu trƣớc đây với mục đích xem xét các mô hình
nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan để xác định các
nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phƣớc.
- Căn cứ vào thực trạng và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu tác giả
đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại các
DNNVV tỉnh Bình Phƣớc, giúp doanh nghiệp thấy đƣợc tầm quan trọng của hiệu


3
quả do hệ thống thông tin kế toán mang đến để từ đó hoàn thiện hoặc đầu tƣ hệ

thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, khai thác triệt để khả năng đáp ứng
nhu cầu của hệ thống thông tin kế toán, giúp doanh nghiệp đạt đƣợc thành quả hoạt
động tốt hơn.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, nghiên cứu cần trả lời những câu hỏi sau:
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả thông tin kế toán tại các
DNNVV tỉnh Bình Phƣớc?
- Mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố nhƣ thế nào đến hiệu quả thông tin kế
toán tại các DNNVV tỉnh Bình Phƣớc?
- Giải pháp nào là cần thiết để nâng cao hiệu quả thông tin kế toán tại các
DNNVV tỉnh Bình Phƣớc?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Là hệ thống thông tin kế toán tại các DNNVV tỉnh Bình Phƣớc.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2016 đến tháng 7/2017
+ Không gian nghiên cứu: tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi tỉnh
Bình Phƣớc.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu định tính
kết hợp định lƣợng.
1.5.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thành phần
của các nhân tố. Nghiên cứu định tính đƣợc thực hiện thông qua các tài liệu đã
nghiên cứu trƣớc đây của các chuyên gia sau đó thống kê, tổng hợp phân tích các
tài liệu: các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, lý thuyết về hiệu quả của hệ
thống thông tin kế toán, lý thuyết xử lý thông tin, và kế thừa các nghiên cứu khảo
sát các nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến mức độ phù hợp của hệ thống thông tin kế
toán tại các DNNVV tỉnh Bình Phƣớc. Từ đó xác định mô hình, xây dựng bảng
câu hỏi khảo sát, thang đo đối với các nhân tố và chọn mẫu.



4
Đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia đang làm việc, giảng dạy trong
lĩnh vực hệ thống thông tin kế toán cho doanh nghiệp.
1.5.2 Nghiên cứu định lƣợng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành nghiên cứu định lƣợng. Nghiên
cứu định lƣợng dùng để đánh giá, kiểm định thang đo về sự phù hợp của mô hình
nghiên cứu với dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng thực hiện thông qua
phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp từ các nhà quản lý, các kế toán viên trong các
DNNVV trên địa bàn Bình Phƣớc, những giảng viên có chuyên môn giảng dạy môn
hệ thống thông tin kế toán và đƣợc sử dụng để kiểm định lại mô hình và các giả
thuyết.
1.6 Ý nghĩa của đề tài
1.6.1 Về khía cạnh khoa học
- Tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác động việc
nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong DN nói chung và Doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Bình Phƣớc nói riêng.
- Tác giả xác định mức độ tác động của 6 nhân tố tác động đến việc nâng cao
hiệu quả hệ thống thông tin kế toán đó là các nhân tố: Sự tham gia của nhà quản lý
về việc thực hiện AIS; Kiến thức của nhà quản lý về AIS; Kiến thức kế toán của
nhà quản lý; Khả năng vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV; Mức độ ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán; Hiệu quả tƣ vấn từ chuyên gia
bên ngoài. Trong đó tác động mạnh nhất là nhân tố
- Tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông
tin kế toán tại các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
1.6.2 Về khía cạnh thực tiễn
- Thông qua nghiên cứu giúp ngƣời đọc có cái nhìn tổng quan về việc các
DNNVV tại Bình Phƣớc về việc áp dụng hệ thống thông tin kế toán, cũng nhƣ
mức độ phù hợp trong việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán nhằm cung cấp

thông tin kinh tế, tài chính chính hiệu quả và phù hợp cho các đối tƣợng sử dụng.
- Nghiên cứu này giúp cho các tổ chức nhận thức về tầm quan trọng của hệ
thống thông tin kế toán và cũng để nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán
trong các tổ chức, nơi nó đang đƣợc sử dụng. Từ đó, tạo nền tảng cho việc xây dựng


5
và tổ chức hệ thống thông tin kế toán đạt hiệu quả để cung cấp thông tin chính xác,
kịp thời và giúp nhà quản trị đƣa ra quyết định đúng đắn.
- Các nghiên cứu trong nƣớc về hệ thống thông tin kế toán chủ yếu là nghiên
cứu định tính hoặc định lƣợng. Nên đề tài chọn phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp
định tính và định lƣợng, để kết quả nghiên cứu đƣợc chính xác, đáng tin cậy và
thuyết phục hơn. Do đó về mặt thực tiễn, nghiên cứu này sẽ là một tham khảo hữu
ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hệ thống thông tin kế toán cho doanh
nghiệp phù hợp và hiệu quả nhất.
1.7 Cấu trúc luận văn:
Cấu trúc luận văn gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.


6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
Chƣơng này sẽ trình bày các vấn đề tổng quát về những nghiên cứu trên thế
giới và tại Việt Nam có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó tác giả sẽ xác định
đƣợc khe hổng và đƣa ra đƣợc vấn đề nghiên cứu cho đề tài.
1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Nhiều nghiên cứu trƣớc đây đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển sự phù
hợp giữa chiến lƣợc kinh doanh và chiến lƣợc công nghệ thông tin hay các nhân tố
tác động đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp,… Tuy
nhiên cho đến nay chƣa có nhiều nghiên cứu về sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin
kế toán và khả năng đáp ứng thông tin của hệ thống thông tin kế toán đang hoạt
động trong các doanh nghiệp. Đồng thời, các vấn đề về sự phù hợp giữa nhu cầu
thông tin với khả năng đáp ứng của hệ thống thông tin; tác động của sự phù hợp này
đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp là những câu hỏi quan trọng, nó có ý
nghĩa cả về nghiên cứu lẫn thực tế.
(Galbraith, 1973; Nadler & Tushman, 1978; Van de Ven & Drazin, 1985).
Đã nêu, sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán (bao gồm thông tin tài chính
và thông tin quản trị kế toán) là một thành phần quan trọng trong hệ thống thông
tin hiện đại tại các DNNVV. Bên cạnh đó, tầm quan trọng về sự phù hợp giữa nhu
cầu thông tin đối với công nghệ và khả năng đáp ứng thông tin của công nghệ
trong một tổ chức là rất quan trọng. Sự không phù hợp sẽ làm cho thành quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên yếu kém hơn. (Davenport, 1998;
Henderson & Venkatraman, 1993). Hiệu quả của công nghệ thông tin đƣợc phản
ánh bởi sự sẵn có của thông tin, thông qua khả năng xử lý và khả năng đáp ứng
nhu cầu thông tin và dựa trên những nhu cầu về thông tin của ngƣời sử dụng. Sự phù
hợp giữa chiến lƣợc công nghệ thông tin và cơ cấu tổ chức sẽ góp phần mang lại
thành quả hoạt động tốt hơn cho tổ chức (Egelhoff, 1982).
Dƣới đây là là một số nghiên cứu trên thế giới mà tác giả đã tìm hiểu có liên
quan đến Luận văn nghiên cứu của tác giả:
[1] Theo El Louadi (1998), kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hệ thống
thông tin kế toán dựa trên khảo sát 244 doanh nghiệp nhỏ tại Canada cho thấy các
doanh nghiệp nhỏ cần nhiều thông tin hơn các doanh nghiệp lớn để có thể tồn tại


7
trong môi trƣờng cạnh tranh cao và đáp ứng các nhu cầu thị trƣờng, cho nên họ

cần phải cải thiện hệ thống thông tin kế toán và khả năng xử lý thông tin để phù
hợp với các nhu cầu thông tin trong nội bộ ngày càng cao. Đồng thời, hệ thống
thông tin kế toán cần có đủ khả năng thu thập, xử lý các thông tin bên ngoài, nhằm
giúp doanh nghiệp luôn theo kịp các xu hƣớng, các diễn biến trong môi trƣờng cạnh
tranh. Từ đó, thông tin cần thiết đƣợc cập nhật và cung cấp kịp thời sẽ góp phần
giúp các doanh nghiệp nhỏ ra quyết định hợp lý, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng
khả năng cạnh tranh.
[2] Nghiên cứu của Ismail & King (2005) về ảnh hƣởng của sự phù hợp giữa
nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin kế toán đó của
hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động của doanh nghiệp dựa trên dữ
liệu mẫu 310 doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa tại Malaysia. Nghiên cứu cho thấy
tầm quan trọng của sự phù hợp giữa nhu cầu thông tin kế toán và khả năng đáp ứng
thông tin kế toán của hệ thống thông tin kế toán, và sự phù hợp này sẽ tác động tích
cực đến thành quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất
tại Malaysia. Từ đó, nghiên cứu cũng nhắc nhở rằng việc sử dụng hệ thống thông tin
kế toán quá phức tạp và không phù hợp với những nhu cầu về hệ thống thông tin kế
toán trong tổ chức sẽ mang lại hoạt động kém hiệu quả, do đó sự hiểu biết của các
nhà quản lý đối với nhu cầu về thông tin kế toán và sử dụng công nghệ thông tin nhƣ
một công cụ xử lý thông tin quan trọng là điều cần thiết trong doanh nghiệp. Vì vậy,
doanh nghiệp cần thận trọng xem xét, lập kế hoạch định hƣớng trƣớc khi triển khai
xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin kế toán phức tạp và hiện đại hơn.
[3]Ismail (2009), Tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát tại Malaysia sử dụng
mẫu của 232 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu tập trung vào tính hiệu quả của
AIS bằng cách sử dụng thang đo Liket 5 điểm. Xây dựng tám biến độc lập điều
khiển hiệu quả AIS dựa trên tài liệu và sau đó kiểm tra mối quan hệ của chúng với
hiệu quả AIS. Các biến này là sự phức tạp của AIS; Kiến thức của nhà quản lý về
AIS; Sự tham gia của nhà quản lý trong việc thực hiện AIS; Hiệu quả tƣ vấn từ nhà
tƣ vấn; Hiệu quả tƣ vấn từ nhà cung cấp phần mềm; Hiệu quả tƣ vấn từ cơ quan
chính phủ, và hiệu quả tƣ vấn từ công ty kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố kiến thức kế toán của nhà quản lý, hiệu quả tƣ vấn của nhà cung cấp phần



8
mềm và hiệu quả tƣ vấn của các công ty kế toán có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả
của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp ở Malaysia. Nghiên cứu cũng
đƣa ra gợi ý cho các nhà quản lý cần nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng, trình
độ về kế toán để có thể hiểu biết thêm các nhu cầu thông tin của tổ chức mình,
nhằm thực hiện một hệ thống thông tin kế toán phù hợp, có thể đáp ứng đƣợc các
nhu cầu thông tin kế toán đó. Bên cạnh đó, nhà cung cấp phần mềm cần nâng cao
kinh nghiệm và hiểu biết về các đặc thù riêng của từng loại hình doanh nghiệp, từ
đó có thể thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin kế toán hiệu quả, phù hợp hơn
với từng loại hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt đƣợc thành quả hoạt động
tốt nhất.
[4]Saira và cộng sự (2010), thực hiện nghiên cứu thực trạng áp dụng hệ thống
thông tin kế toán và tác động của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt
động của các DNNVV tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thành quả
hoạt động đƣợc cải thiện đáng kể khi các DNNVV có áp dụng hệ thống thông tin kế
toán trong quá trình hoạt động kinh doanh so với các doanh nghiệp không áp dụng
hệ thống thông tin kế toán. Đồng thời, việc áp dụng hệ thống thông tin kế toán giúp
góp phần duy trì khả năng cạnh tranh tốt hơn. Nghiên cứu khuyến khích các doanh
nghiệp nên áp dụng hệ thống thông tin kế toán nhằm giúp nâng cao thành quả hoạt
động.
[5]Suzsanna Tóth (2012) với bài viết “The Current Role of accounting
information systems”. Tác giả khẳng định: AIS là khung của các hoạt động kế
toán trong thực tiễn. AIS có vai trò rất quan trọng trong sự ra quyết định của nhà
quản lý, giúp nhà quản lý xây dựng hệ thống quản trị chi phí và báo cáo kiểm soát.
Sự phát triển của tin học làm tăng khả năng cung cấp thông tin của AIS. Nhƣ một
hệ quả của tự động hóa, phần mềm kế toán ra đời làm công tác kế toán xử lý dễ
dàng hơn, nhanh hơn và đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của nhà quản lý. Tuy
nhiên, để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản trị ở mức cao hơn, hệ thống phần mềm quản

trị ERP ra đời, cung cấp một hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin rộng hơn cho kế
toán, các nhà kiểm soát và nhà quản lý. Bài viết đã phân tích về vai trò của AIS
đối với ra quyết định của nhà quản trị; vai trò của tin học trong sự phát triển của
AIS. Tuy nhiên, còn rất nhiều vai trò khác của AIS mà bài viết chƣa đề cập cũng


9
nhƣ chƣa có ví dụ thực tiễn để chứng minh cho luận điểm.
[6] António Trigo, Fernando Belfo, Raquel Pérez Estébanez (2014) với báo
cáo khoa học “Accounting Information Systems: The Challenge of the Real- Time
Reporting” đã khẳng định sự thành công của AIS là phụ thuộc vào công nghệ.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong AIS đã giải quyết đƣợc thách thức về thời
gian lập báo cáo kế toán. Trong một doanh nghiệp, các báo cáo kế toán tức thời
cung cấp thông tin đầy đủ và nhanh chóng tình trạng của doanh nghiệp, cho phép
nhà quản trị xác định phƣơng hƣớng và ra quyết định hành động phải làm trong
từng thời điểm tốt hơn. Với khả năng tính toán và lƣu trữ lớn, cho phép việc lập
báo cáo nhanh, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhƣ vậy,
phạm vi của bài viết khá hẹp, đi sâu phân tích vai trò của AIS với sự ứng dụng của
công nghệ để lập các báo cáo kế toán nhanh, báo cáo tức thời, phục vụ cho nhu cầu
quản trị.
[7]Nzomo, Samuel (2013) với luận án: “Impact of accounting information
systems on organizational effectiveness of automobile companies in Kenya”. Tác
giả đo tính hiệu quả của AIS dựa vào các tiêu chí khác nhau, bao gồm cả chất
lƣợng hệ thống, chất lƣợng thông tin, chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng của ngƣời sử
dụng và lợi ích đem lại của AIS. Những phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng AIS
sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô ở Kenya là những hệ thống chất lƣợng. AIS
ở mỗi doanh nghiệp có các đặc điểm khác nhau, nhƣng nhìn chung chúng đều
mang đặc điểm: dễ sử dụng, hệ thống linh hoạt, độ tin cậy cao, dễ học, linh hoạt,
và thời gian đáp ứng nhanh. Những phát hiện thêm cho thấy chất lƣợng của thông
tin đƣợc đảm bảo, rõ ràng, chính xác và kịp thời. Nghiên cứu cho thấy AIS đóng

góp vào sự thành công của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các ngành công
nghiệp, và các quốc gia. Lợi ích của AIS bao gồm cải thiện việc ra quyết định, cải
thiện năng suất, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, hiệu quả thị trƣờng
tốt, tạo việc làm và phát triển kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thách thức
phải đối mặt khi sử dụng AIS đó là thiếu đào tạo thích hợp và thiếu hệ thống tài
liệu thích hợp. Hơn nữa, kết quả cho thấy một doanh nghiệp đông nhân viên là
một thách thức lớn của việc sử dụng AIS. Khi doanh nghiệp có số lƣợng nhân viên
cao, số lƣợng nhân viên không đƣợc đào tạo về AIS cao hơn. Bên cạnh đó, số


10
lƣợng nhân viên cũng làm gia tăng gánh nặng về tài chính khi trang bị các thiết bị
sử dụng trong AIS và từ đó rủi ro về

sự lỗi thời của công nghệ cũng cao hơn.

Những phát hiện của nghiên cứu này chỉ ra rằng AIS có ảnh hƣởng quan trọng
đến hiệu quả của các quyết định quản lý và hiệu quả tổ chức kiểm soát trong
doanh nghiệp. Các kết quả này phù hợp với đánh giá thực nghiệm trong đó chỉ ra
rằng có tồn tại một mối quan hệ giữa AIS và hiệu quả trong tổ chức doanh nghiệp.
Luận án đã chứng minh các vai trò của AIS với doanh nghiệp bằng các con số
thống kê dựa trên bảng hỏi tác giả xây dựng. Vì vậy, luận án có hạn chế là mang
tính chủ quan nhiều.
[8]Leslie W.Weisenfeld và Larry N. Killough (1998) với luận án “One
company’s experience with counting Information Systerm changes- An analysis
of managers’ satisfaction” đã chứng minh sự thay đổi AIS đã tác động nhƣ thế
nào tới một công ty. Khác các luận án khác, tác giả thƣờng phân tích thực trạng và
đề ra giải pháp sau đó không có các đánh giá về hiệu quả biện pháp mình đƣa ra.
Leslie và Larry đã sử dụng các bảng hỏi cho công ty khi chƣa có sự thay đổi của
AIS, khi đang thay đổi AIS và một năm sau khi thay đổi AIS để so sánh phản ứng

của các nhà quản lý đối với sự thay đổi của AIS. Các nhà quản lý đều cho biết họ
hài lòng hơn với bộ phận kế toán và các dữ liệu đƣợc cung cấp. Đặc biệt, AIS mới
đã giải quyết đƣợc thách thức số liệu thời gian thực (ngay khi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, số liệu đã đƣợc lên báo cáo). Các nhà quản lý có thể truy cập vào hệ
thống và có đƣợc báo cáo vào bất kỳ thời điểm nào thay vì cuối tháng mới nhận
đƣợc báo cáo nhƣ trƣớc đây. Tác giả đã chỉ ra khi áp dụng AIS cũ, tiền thƣởng của
nhân viên trong công ty không dựa vào kết quả lao động của từng ngƣời mà đƣợc
đánh giá trên kết quả kinh doanh của cả bộ phận, cả tập thể. Vì vậy, mặc dù có
những nhân viên hoàn thành công việc rất xuất sắc nhƣng mức thƣởng không có
sự phân biệt với những ngƣời khác. Khi áp dụng sự thay đổi của AIS mới, hiệu
quả lao động của từng ngƣời đƣợc đánh giá một cách chính xác và dễ dàng. Từ
đó, chế độ tiền thƣởng của công ty thay đổi, ngƣời lao động đƣợc nhận mức
thƣởng xứng đáng với công sức họ bỏ ra. Nhƣ vậy AIS mới đã đem lại sự công
bằng cho ngƣời lao động, tạo động lực nâng cao năng suất sản xuất. Bên cạnh đó,
AIS mới có thể cung cấp báo cáo lợi nhuận theo bộ phận nên tạo động lực cho các


×