Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHƯƠNG II ĐẤT ĐAI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ THÂM CANH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.08 KB, 9 trang )

CHƯƠNG II
ĐẤT ĐAI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ THÂM
CANH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN.
Đất đai là gì? hiểu thế nào là đất đai diện tích mặt nước? Theo quan điểm của nhà
kinh tế học Các- mác:” Đất đai hiểu theo nghĩa rộng danh từ này bao hàm cả nước“. Như
vậy đất đai bao gồm:
- Phần lục địa bao gồm: Đất nông nghiệp, đất rừng và các loại đất khác.
- Phần mặt nước bao gồm: Nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
Diện tích mặt nước hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm:
- Đất, nước, các chất dinh dưỡng (NPK) chứa đựng trong đó.
- Quần thể sinh vật sống trong đó (thực vật phù du, động vật phù du, thực vật thủy
sinh, động vật đáy)
- Của cải ẩn náu trong lòng nó (mỏ quặng, dầu khí…)
I. VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham
gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai
trò của đất đai có sự khác nhau. Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước
không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất,
là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được.
1. Đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất trong nuôi trồng thủy sản biểu hiện
nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động
Trong quá trình sản xuất lao động của con người và các tư liệu sản xuất khác tác
động vào đối tượng nuôi trồng chủ yếu thông qua đất đai diện tích mặt nước qua hai giai
đoạn:
- Giai đoạn 1: Lao động con người đã dùng các yếu tố kỹ thuật, vật lý, hóa học,
sinh vật học tác động vào đất đai diện tích mặt nước. Ở giai đoạn này đất đai diện tích mặt
nước hoạt động với tư cách là đối tượng lao động.
+ Cải tạo ao: Cày, xới đáy ao làm cho đất tơi xốp tạo điều kiện cho vi sinh vật phát
triển
+ Bón phân (NPK): Nhằm bổ sung nguồn chất dinh dưỡng cho vùng nước.
+ Bón vôi: Nhằm diệt trùng, khử chua, làm vùng nước trở nên trung tính thích hợp


cho sự sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng
- Giai đoạn 2: Con người sử dụng những thuộc tính lý, hóa, sinh của vùng nước tác
động vào đối tượng nuôi trồng. Thực chất sử dụng các chất dinh dưỡng sẵn có trong vùng
nước và đã được biến đổi thích ứng ở giai đoạn 1 để tác động vào đối tượng nuôi trồng.
Như vậy trong giai đoạn này đất đai diện tích mặt nước hoạt động với tư cách là đối tượng
lao động.
Vậy khi nào đất đai diện tích mặt nước trở thành tư liệu sản xuất ? Đất đai diện tích
mặt nước chỉ trở thành tư liệu sản xuất khi và chỉ khi có sự tác động của lao động của con
người và những tư liệu sản xuất khác có trước.
20
Việc nhận thức đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất sẽ có ý nghĩa về mặt
lý luận và thực tiễn sau:
- Là tư liệu sản xuất đất đai diện tích mặt nước mang đầy đủ tính chất xã hội như
các tư liệu sản xuất khác, ở chỗ nó là sản phẩm của lao động không phải một thế hệ mà là
của nhiều thế hệ. Do đó viêc xã hội hóa đất đai diện tích mặt nước là một tất yếu khách
quan.
- Cũng như các tư liệu sản xuất khác, đất đai diện tích mặt nước đều mang nội dung
kinh tế của nó. Thực tiễn đạt ra yêu cầu là phải sử dụng đất đai diện tích mặt nước như thế
nào để đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất do đó nó cũng mang tính chất kỹ
thuật của nó, nên phải bảo dưỡng kỹ thuật cho nó như các tư liệu sản xuất khác, tức là phải
bảo vệ, cải tạo, bồi dưỡng và nâng cao độ phì nhiêu của nó.
Từ việc nhận thức ba vấn đề lý luận trên, thực tiễn đạt ra yêu cầu phải quản lý đất
đai diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên cả ba mặt: Pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.
2. Đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế.
Lao động của con người cũng như các yếu tố vật chất khác tác động lên đối tượng
nuôi trồng chủ yếu và căn bản thông qua đất đai diện tích mặt nước vì vậy nếu không có
đất đai diện tích mặt nước thì chúng ta không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được.
3. Đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất đặc biệt:
- Đất đai diện tích mặt nước vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động.

- Đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không thể thay thế.
- Lao động của con người không tạo ra được vùng đất đai diện tích mặt nước hoàn
toàn mới.
- Nếu con người biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai diện tích mặt nước
không ngừng được nâng cao.
II. ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT ĐAI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC
Sự tác động của lao động và các tư liệu sản xuất khác lên đối tượng nuôi trồng chủ
yếu và căn bản thông qua đất đai diện tích mặt nước, thực chất phụ thuộc một phần vào độ
phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước. Vậy độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước
là gì ?
1. Khái niệm
- Xét về mặt kỹ thuật: độ phì nhiêu là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng (trực
tiếp hoặc gián tiếp) cho các đối tượng nuôi trồng.
- Xét về mặt kinh tế: độ phì nhiêu là khả năng của vùng nước của “lớp đất màu ”
cho phép thu hoạch một khối lượng sản phẩm nhất định trên một đơn vị diện tích nhất
định.
Đất đai diện tích mặt nước có nhiều thuộc tính trong đó độ phì nhiêu là thuộc tính
quan trọng nhất, phản ánh mặt chất lượng của đất đai diện tích mặt nước
Khối lượng sản phẩm = Diện tích mặt nước
×
Năng xuất đối tượng nuôi
21
Diện tích mặt nước có hạn vì vậy muốn tăng khối lượng sản phẩm sản xuất cần
tăng năng xuất đối tượng nuôi trồng (năng xuất đối tượng nuôi trồng phụ thuộc vào độ phì
nhiêu của đất đai diện tích mặt nước).
Độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước không phải là một phạm trù trừu
tượng, ngược lại nó là đại lượng hết sức xác định.
- Về mặt kỹ thuật nó được xác định bởi: dung lượng các chất dinh dưỡng có trong
đất và nước và tỷ lệ các chất dinh dưỡng có thể làm thức ăn (trực tiếp hoặc gián tiếp ) cho
các đối tượng nuôi trồng.

- Về mặt kinh tế: độ phì nhiêu xác định bởi các chỉ tiêu kinh tế mà chủ yếu và trực
tiếp là năng xuất các đối tượng nuôi trồng.
2. Các loại độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước
a. Xét về mặt sử dụng độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước được chia thành 5
loại:
- Độ phì nhiêu nguyên thủy: Là độ phì nhiêu của đất sơ sinh.
- Độ phì nhiêu tự nhiên: Là độ phì nhiêu được hình thành trong quá trình phong hóa
lâu đời của đất trồng dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường như: vật lý, hóa học và
sinh vật học.
- Độ phì nhiêu thực tiển hay hiệu quả: Được xác định bởi số lượng chất dinh dưỡng
thích hợp cho các đối tượng nuôi trồng.
- Độ phì nhiêu nhân tạo: Độ phì nhiêu nhân tạo do con người tạo ra bằng cách bón
phân hữu cơ và vô cơ vào vùng nước, cải tạo vùng nước, biến chất dinh dưỡng ở dạng
không tiêu hóa hoặc khó tiêu hóa trở thành dạng dễ tiêu hóa đối với thực vật.
- Độ phì nhiêu kinh tế: Là sự thống nhất giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu
nhân tạo, độ phì nhiêu kinh tế do con người tạo ra
b. Xét về mặt hiệu quả kinh tế độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước được chia
thành độ phì nhiêu tương đối và độ phì nhiêu tuyệt đối.
- Độ phì nhiêu tuyệt đối: Biểu thị sản lượng thu hoạch/1 đơn vị diện tích.
- Độ phì nhiêu tương đối: Biểu thị lượng sản phẩm thu được/1 đơn vị chi phí
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN
1. Đất đai diện tích mặt nước bị giới hạn về không gian, nhưng sức sản xuất của nó là
vô hạn.
22
Số lượng đất đai diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản bị giới hạn bởi
không gian nhất định, bao gồm sự giới hạn tuyệt đối và tương đối. Giới hạn tuyệt đối của
đất đai diện tích mặt nước trên thế giới là giới hạn bởi bề mặt của quả địa cầu, của từng
nước là vị trí ranh giới lãnh thổ giữa các quốc gia. Tất cả đất đai diện tích mặt nước của
các vùng, các quốc gia đều là con số hữu hạn. Còn giới hạn tương đối lại thấp hơn nhiều,

không phải tất cả đất đai diện tích mặt nước tự nhiên đều đưa vào nuôi trồng thủy sản được
mà tùy thuộc vào điều kiện địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà đạt tỷ
lệ phần trăm thích hợp. Như vậy đất đai diện tích mặt nước là có giới hạn, nhất là Việt
Nam –một nước đất chật người đông, bình quân đất đai diện tích mặt nước trên đầu người
quá thấp thì đất đai diện tích mặt nước lại vô cùng quí giá “Tấc đất tấc vàng”.Vì vậy cần
phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất đai diện tích mặt nước. Măc dù đất đai diện tích mặt
nước bị giới hạn về mặt không gian, nhưng nhờ sức sản xuất của đất đai diện tích mặt
nước rất to lớn và không có giới hạn đã cho phép chúng ta khai thác chiều sâu của đất đai
diện tích mặt nước để trên một đơn vị diện tích ngày càng cho nhiều sản phẩm nuôi trồng
thủy sản phục vụ cho nhu cầu của con người.
2. Đất đai diện tích mặt nước có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều.
Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi cần và đang thiếu, ngược
lại đất đai diện tích mặt nước có vị trí cố định gắn liền với điều kiện địa hình, khí hậu, thời
tiết và điều kiện kinh tế –xã hội của mỗi vùng. Để kết hợp đất đai diện tích mặt nước với
người lao động và các tư liệu sản xuất cho có hiệu quả cao. Một mặt phải quy hoạch các
vùng, các khu vực nuôi trồng thủy sản, mặt khác phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở cho các vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung nhằm tạo điều kiện để sử dụng đất đai diện tích mặt nước có hiệu quả,
nâng cao đời sống của ngư dân và từng bước thay đổi bộ mặt của các vùng nông thôn ven
biển.
Đất đai diện tích mặt nước có chất lượng không đồng đều giữa các vùng trong
nước, giữa các khu vực trong huyện và tỉnh thậm trí ngay cả trên một cánh đồng, biểu hiện
ở chỗ: sự chênh lệch về dung lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật và các chất
dinh dưỡng có trong đất dễ tiêu hóa và có thể trực tiếp làm thức ăn cho các đối tượng nuôi
trồng đến mức độ nào. Đó là kết quả, một mặt do quá trình hình thành đất, mặt khác không
kém phần quan trọng là do quá trình canh tác của con người. Vì thế trong quá trình sử dụng
cần thiết phải khuyến khích các doanh nghiệp, các nông hộ tiến hành sản xuất kinh doanh
trên mọi diện tích mặt nước, có các biện pháp hợp lý đểû khai thác độ phì nhiêu tự nhiên.
Đồng thời có các biện phát nâng cao chất lượng của đất đai diện tích mặt nước, phải cải
tạo, bồi dưỡng, không ngừng nâng cao độ đồng đều của đất đai diện tích mặt nước để đạt

năng xuất các đối tượng nuôi trồng cao.
3. Đất đai diện tích mặt nước - tư liệu sản xuất không bị hao mòn và đào thải khỏi
quá trình sản xuất, nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng của đất đai diện tích mặt nước
ngày càng tốt hơn.
Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình, cuối cùng sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng những
tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn. Còn đất đai diện tích mặt nước - tư
liệu sản xuất chủ yếu này không bị hao mòn, nếu được sử dụng hợp lý chất lượng của đất
đai diện tích mặt nước ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của đất đai diện tích mặt nước lớn
hơn, sản lượng thu được cao hơn trên mỗi một đơn vị diện tích mặt nước
23
4. Những biện pháp chủ yếu để sử dụng đầy đủ và hợp lý các loại diện tích mặt nước
+ Ra sức thâm canh, không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt
nước.
+ Mở rộng diện tích nuôi trồng bằng khai hoang lấn biển và tận dụng những vùng
nước sẵn có. Khai hoang là biện pháp khai thác các loại diện tích mặt nước chưa được sử
dụng cho nuôi trồng thủy sản.
+ Mở rộng diện tích nuôi trồng bằng tăng vụ: Tăng vụ là biện pháp mở rộng diện
tích nuôi trồng bằng cách tăng thêm số lần nuôi trồng trên các loại diện tích mặt nước đã
nuôi trồng thủy sản
Tăng vụ cho phép chúng ta: Tận dụng được điều kiện tự nhiên kinh tế –xã hội và
quy luật sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi trồng.
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn tư liệu sản xuất như: đất đai diện tích mặt nước,
công trình sản xuất, máy móc thiết bị.
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn sức lao động.
- Sử dụng đầy đủ và hợp lý hơn vốn sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu
động.
V. THÂM CANH TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
1. Khái niệm chung về thâm canh.
Lịch sử phát triển của sản xuất cũng như thực tế đã chứng minh rằng chỉ có hai con

đường để phát triển nền nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng, đó
là quảng canh và thâm canh.
Quảng canh là phương thức sản xuất chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích và
khai thác độ phì nhiêu tự nhiên của đất đai để tăng thêm sản phẩm.
Thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm mục đích tăng thêm sản phẩm
trên 1 đơn vị diện tích mặt nước với giá thành hạ, bằng cách đầu tư thêm tư liệu sản xuất,
lao động, kỹ thuật một cách hợp lý trên 1 đơn vị diện tích mặt nước.
Sản lượng sản phẩm = Diện tích mặt nước x Năng xuất đối tượng nuôi
Nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày một tăng, do dân số trên thế giới ngày càng
tăng và do xã hội ngày càng phát triển dẫn tới nhu cầu của mỗi thành viên trong xã hội về
các loại sản phẩm thủy sản cũng tăng.
Thâm canh là một tất yếu khách quan do đặc điểm của đất đai là diện tích có hạn,
song khả năng sản xuất của nó lại không có giới hạn.
Sự khác nhau giữa thâm canh hay không thâm canh và trình độ thâm canh là sự
khác nhau về hao phí sản xuất và sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích mặt nước
Thâm canh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Điều kiện tự nhiên (đất đai diện tích
mặt nước, khí hậu, thời tiết …), điều kiện kinh tế (cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, điều
kiện giao thông, trình độ cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện, nước …), điều kiện xã hội (trình
độ dân trí, các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của Đảng và Nhà nước)
24

×