Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế ii cường độ thương mại giữa việt nam và các nước đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.74 KB, 19 trang )

1. Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu đã sử dụng Chỉ số cường độ thương mại (TII) để thấy sự bổ sung
và tương đồng thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Chỉ số cường độ
thương mại (TII) được sử dụng để xác định liệu giá trị thương mại giữa hai quốc
gia lớn hơn hay nhỏ hơn dự kiến trên cơ sở tầm quan trọng của chúng trong thương
mại thế giới. Nó được định nghĩa là tỷ lệ xuất khẩu của một quốc gia sẽ đến một
đối tác chia cho tỷ lệ xuất khẩu thế giới sẽ đến đối tác. Nó được tính như là:

Tij = (Xij / Xit) / ( Xwj / Xwt)

Trong đó: Xij và Xwj là giá trị xuất khẩu của quốc gia i và xuất khẩu của thế
giới sang quốc gia j và trong đó Xit và Xwt là tổng xuất khẩu của quốc gia i và
tổng xuất khẩu thế giới tương ứng. Một chỉ số nhiều hơn (ít hơn) chỉ ra một luồng
thương mại song phương lớn hơn (nhỏ hơn) so với dự kiến, do tầm quan trọng của
quốc gia đối tác trong thương mại thế giới.

Nếu chỉ số lớn hơn 1, cho thấy xuất khẩu của nước i tới nước j lớn hơn mức
xuất khẩu trung bình của toàn thế giới. Tỉ trọng này càng lớn thì mức độ phụ thuộc


của thị trường i vào thị trường j càng cao hay j là đối tác quan trọng của nước i
trong thương mại quốc tế.

Chỉ số cường độ thương mại được chia thành Chỉ số cường độ xuất khẩu (EII)
và Chỉ số cường độ nhập khẩu (III) để xem xét mô hình xuất khẩu và nhập khẩu.


3

Theo sau Kojima (1964) và Drysdale (1969), chỉ số cường độ thương mại
được trình bày lại như sau:



EII giữa Vietnam và ASEAN = [XVA / XV ] / [MA / (Mw - MV )]

Trong đó:
XVA = Vietnam‟s Export to ASEAN : Xuất khẩu của Việt Nam tới ASEAN;
XV= Vietnam‟s total Export : Tổng xuất khẩu của Việt Nam ;
MA= Total Import of ASEAN : Tổng nhập khẩu của ASEAN;
Mw= Total World imports : Tổng nhập khẩu của thế giới ;
MI = Total Imports of Vietnam: Tổng nhập khẩu của Việt Nam.

III

giữa Vietnam và ASEAN = [MVA / MV ] / [ XA / (XW - XV )]

Trong đó:


M VA = Import of Vietnam from ASEAN: Nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN;
MV = Total Import of Vietnam : Tổng nhập khẩu của Việt Nam ;
XA = Total Export of ASEAN : Tổng xuất khẩu của ASEAN;
XW = Total World Export : Tổng xuất khẩu của thế giới ;
XV = Total Export of Vietnam : Tổng xuất khẩu của Việt Nam


4

2. Chỉ số cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN
3.1: Cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN (TII)

Bảng 1: Cường độ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN


Năm

Vietnam’s
EII with
ASEANs

Vietnam’s
III with
ASEANs

ASEAN’s
EII with VN

ASEAN’s
III with VN

2002

2.6459

3.8583

3.3270

2.1476

2004

2.8533


3.8878

3.6850

2.2288

2006

2.9594

4.3601

3.9876

2.4593

2008

2.8655

3.9329

3.5800

2.3484

2010

2.3007


2.7629

3.1559

1.8730

2012

2.3001

2.6721

2.9984

1.9125

2014

1.9468

2.2634

2.6728

1.7335

2016

1.4551


1.9016

2.3390

1.5037

Nguồn: TradeMap

Từ bảng 1 ta thấy cả chỉ số cường độ xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam


và khu vực ASEAN đều lớn hơn 1 ở tất cả các năm. Như vậy, cường độ thương
mại giữa Việt Nam và khu vực ASEAN là lớn hơn so với các trung bình thế giới.
Điều này là hoàn toàn hợp lý theo lý thuyết đối tác thương mại tự nhiện. Nằm
trong khu vực ASEAN, với khoảng cách địa lý và giao thông thuận tiện, Việt Nam
có lợi thế lớn trong việc phát triển thương mại trong khu vực.


5

Từ năm 2002 đến năm 2008, các chỉ số cường độ xuất khẩu và nhập khẩu
giữa Việt Nam và các nước ASEAN có tăng trưởng (2,6459 – 2,8655) nhưng từ
năm 2008 đến 2016 lại giảm dần (2,8655 – 1,4551) mặc dù kim ngạch thương mại
trong các năm đều tăng trưởng. Nguyên nhân là do nước hàng hóa khá tương đồng,
cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến thị trường trong khu
vực tuy vẫn tăng trưởng nhưng không còn quá hấp dẫn. Các thị trường lớn khác
như Mỹ, Châu Âu hay Úc sẽ là những điểm đến hứa hẹn hơn cho cả Việt Nam và
các nước Đông Nam Á khác.


3.2: Cường độ xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN (EII)

Bảng 2: Cường độ xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN
Year

BRU

CAM

INDO LAO

MAL

MYA

PHI

SING THAI

2002

0.36

42.16

4.18

X

1.59


X

3.02

3.25

1.38

2004

0.25

65.79

3.44

X

2.10

X

3.82

3.02

1.94

2006


0.01

80.01

4.81

X

2.85

X

4.44

2.12

2.14

2008

0.45

90.01

1.51

X

3.39


X

7.84

2.18

1.85

2010

1.18

67.28

2.23

22.97

2.68

2.51

6.16

1.44

1.37

2012


0.76

62.97

1.97

26.72

3.68

2.41

4.60

1.00

1.84

2014

1.82

36.55

2.14

14.36

2.48


2.81

4.51

1.06

1.91

2016

0.68

16.12

1.75

10.55

1.80

2.67

2.34

0.75

1.71



Nguồn: TradeMap


6

Từ bảng 2 có thể thấy, chỉ số cường độ xuất khẩu (EII) giữa Việt Nam và
các nước ASEAN hầu hết là lớn hơn 1 ở tất cả các năm từ 2002-2016 (trừ Brunei
do quốc gia này thành lập muộn và có nền kinh tế còn non trẻ), điều đó cho thấy
cường độ xuất khẩu ở Việt Nam lớn hơn mức trung bình trên thế giới. Điều này có
thể dễ dàng được giải thích bởi vị trí địa lý thuận lợi cũng như những sự tương
đồng về văn hóa và thể chế chính trị.
Dễ dàng nhận thấy, Cambodia và Lào là hai đối tác xuất khẩu lớn nhất của
Việt Nam nhờ vào vị trí địa lý thuận tiện nhất của “những người hàng xóm”. Xuất
khẩu tới các quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương này chính là những nguồn cung
lớn góp phần vào tăng trưởng GDP của nước ta những năm qua. Bên cạnh đó,
Philippines cũng là một ‘khách hàng thân thiết” với cường độ xuất khẩu luôn xấp
xỉ 4. Với các quốc gia còn lại (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan,
Singapore) chúng ta vẫn giữ được cường độ xuất khẩu ổn định.


7

3.3: Cường độ nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN (III)

Bảng 3: Cường độ nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN
Year

BRU

CAM


INDO LAO

MAL

MYA

PHI

SING

THAI

2002

0.006

11.367 2.12

X

2.449

X

0.955

6.766

4.689


2004

0.0013 13.714 2.723

X

2.82

X

1.395

5.352

5.674

2006

0.006

12.977 2.744

X

2.52

X

1.974


6.268

6.347

2008

0.029

9.96

2.556

X

2.647

X

1.606

5.57

5.596

2010

0.203

8.936


2.185

27.602 3.1

2.435

2.456

2.105

5.18

2012

7.633

15.214 1.922

45.885 2.101

1.965

3.015

2.663

4.1

2014


1.25

11.693 1.815

40.046 2.305

1.51

1.404

2.142

3.98

2016

1.387

6.696

10.278 2.527

0.704

1.731

1.305

3.835


1.916

Nguồn; TradeMap

Việt Nam là 1 nước đang phát triển và có tiềm năng lớn trong khu vực.
Nhiều nhà kinh tế học đã đưa dự đoán nước ta sẽ trở thành con hổ mới của không
chỉ Đông Nam Á mà còn cả Châu Á. Với tốc độ tăng trưởng và hội nhập như vậy,
không ngạc nhiên khi cường độ nhập khẩu ở Việt Nam lớn hơn mức trung bình của
Thế giới (lớn hơn 1) trong giai đoạn 2002-2016 (trừ Brunei trong giai đoạn 20022010 do nền kinh tế non trẻ của nước này).
Lào là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á


với chỉ số 45.885 (2012). Lí do mà chỉ số này giảm vào các năm tiếp theo là do
Việt Nam đã đưa mình vươn ra thế giới thay vì chỉ hợp tác chủ yếu với các nước
trong ASEAN. Dù thế, ta vẫn không thể phủ nhận yếu tố địa lý đã góp 1 phần
không nhỏ trong xuất nhập khẩu nước nhà. Bên cạnh Lào trong khối ASEAN,


8

nươc ta còn có các đối tác nhập khẩu lớn khác như Cambodia, Singapore và
Thái Lan.

3. Cơ sở cho cường độ thương mại lớn giữa Việt Nam và các nước
ASEAN
Về xuất khẩu, ASEAN là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các
doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau thị trường Hoa Kỳ và thị trường các nước thành
viên Liên minh châu Âu-EU. Còn ở chiều ngược lại, ASEAN là đối tác thương mại
cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đứng sau

Trung Quốc.
Kể từ năm 2010 đến nay, với sự phát triển mạnh của 2 thị trường Trung Quốc và
Hàn Quốc, ASEAN trở thành đối tác lớn thứ hai của Việt Nam (sau Trung Quốc).

Tốc độ tăng trưởng bình quân của Việt Nam với khu vực này luôn thấp hơn
so với tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân của cả nước, do đó tỷ trọng
giao thương của Việt Nam với khu vực này trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
của Việt Nam có xu hướng giảm dần.
Trước năm 2010, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị
trường ASEAN chủ lực có dầu thô và gạo, đây là 2 nhóm hàng có nhiều biến động
về giá nên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này chịu ảnh hưởng
lớn của giá dầu thô và gạo trên thị trường thế giới. Tổng trị giá xuất khẩu 2 nhóm
hàng trên sang thị trường ASEAN chiếm khoảng trên 50% tổng kim ngạch xuất


khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này.
Kể từ năm 2010 đến nay, mặt hàng xuất khẩu sang ASEAN rất đa dạng
phong phú. Ngoài 2 nhóm hàng truyền thống dầu thô và gạo xuất sang ASEAN thì


9

các doanh nghiệp ở Việt Nam còn phát triển xuất khẩu sản xuất nhiều nhóm hàng
như điện thoại các loại & linh kiện; máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện; sắt
thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng. Ngoài ra, một số sản phẩm
xuất khẩu là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam như hàng dệt may, giày dép,
thủy sản, cà phê, cao su cũng đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN
Thuận lợi chính của Việt Nam là sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong
việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế khu vực và tích
cực tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do nhằm mở cửa thị

trường cho các hàng hóa xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, tận dụng
các nguồn lực nhập khẩu có chi phí thấp hơn; đồng thời tạo ra các sức ép từ bên
ngoài để đẩy mạnh cải cách trong nước theo hướng minh bạch, cởi mở, tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh và đầu tư.
Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc Lộ trình cắt giảm thuế thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa trong ASEAN (ATIGA) được kế thừa từ Chương trình
CEPT/AFTA. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã hoàn thành giảm thuế nhập khẩu
xuống mức 0-5% đối với 97% biểu thuế, trong đó khoảng 90% số dòng thuế đã ở
mức 0%. Đến năm 2018, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng
97% biểu thuế và xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với các mặt hàng trứng gia cầm,
đường, muối. Về thuận lợi hóa thương mại, Việt Nam cùng các nước ASEAN tích
cực triển khai các sáng kiến và nội dung trong Chương trình làm việc về Thuận lợi
hóa thương mại giai đoạn 2007-2015 được các nước Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
thông qua, nổi bật là:


Việt Nam đã xây dựng cơ chế một cửa quốc gia và là một trong số các nước
ASEAN đi đầu kết nối với cơ chế một cửa ASEAN.


10

Việt Nam cùng các nước ASEAN cũng đã thống nhất Chương trình làm việc
giải quyết các rào cản phi thuế (NTM), gồm các hoạt động như cập nhật cơ
sở dữ liệu về NTM hiện có của ASEAN, xác định và xử lý/dỡ bỏ các yếu tố
rào cản thương mại trong các NTM. Về phía Việt Nam, các biện pháp trong
nước đều phù hợp với các cam kết quốc tế và Việt Nam vẫn chủ động phối
hợp với các nước ASEAN để thảo luận, tìm cách tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp.



11

KẾT LUẬN

Suy luận từ các chỉ số thương mại được tính toán để hiểu cấu trúc thương
mại giữa Việt Nam và ASEAN tiết lộ rằng có các lĩnh vực và sản phẩm phù hợp để
tăng cường hợp tác thương mại giữa các đối tác thương mại. Các nước ASEAN
đang trong các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau và Việt Nam có thể hợp tác
thương mại với một số trong số họ trong tất cả các loại sản phẩm. Các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang ASEAN là dầu thô, gạo, linh kiện điện tử,
dệt may, thủy sản, lạc nhân, cà phê và cao su, trong đó hai mặt hàng xuất khẩu có
kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô và gạo.Ngoài ra, thời gian gần đây, một
số mặt hàng mới của Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường các nước
ASEAN tuy kim ngạch vẫn còn khá khiêm tốn.Trong số các nước ASEAN,
Singapore luôn là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam. Tuy nhiên, con số
nhập khẩu từ các nước ASEAN vào Việt Nam thời gian qua cũng cho thấy Việt
Nam đang nhập siêu từ khu vực này.

Để đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập siêu, Việt Nam phải nâng cao hơn nữa
sức cạnh tranh cho hàng hóa, tận dụng những lợi thế ASEAN là thị trường gần, có
nhiều nét tương đồng, dân số đông, tốc độ tăng trưởng cao, chi phí cho quảng cáo
và tiếp thị thấp. Những cơ hội này nếu biết tận dụng sẽ giúp các doanh nghiệp
thâm nhập sâu hơn vào các nước thành viên ASEAN để tăng thị phần và xây dựng
thương hiệu của mình.



12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Kinh tế học quốc tế. Hà Nội: NXB Thống kê

2. Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công Thương (VITIC)


3. />4. Trade Map Database />


×