Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tiểu luận kinh tế học quốc tế II sự sụt giảm giá dầu thế giới trong thời gian gần đây và tác động của nó đến nền kinh tế thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.91 KB, 23 trang )

I.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẶT HÀNG DẦU THÔ VÀ THỊ TRƯỜNG

DẦU THÔ THẾ GIỚI
1. Nguồn gốc của dầu thô
1.1
Khái niệm
Dầu thô hay dầu mỏ là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu mỏ tồn
tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất
hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc
alkane, thành phần rất đa dạng.

1.2

Quá trình hình thành

Dầu thô là nhiên liệu hóa thạch được tạo nên chủ yếu từ carbon và hydro. Phải mất
một thời gian đáng kể để dầu hình thành, quá trình này bắt đầu từ hàng trăm triệu năm
trước.
Dầu thô được hình thành từ quá trình phân rã các mảnh xác chết hữu cơ rất nhỏ của
thực vật phù du, động vật phù du, vi khuẩn và tảo khi chúng rơi xuống đáy đại dương.
Chất vô cơ này sau đó trộn với đất sét hữu cơ ở đáy đại dương tạo ra một loại bùn giàu
chất hữu cơ.
Nếu loại bùn này tiếp xúc với nhiều oxy, chất hữu cơ trong bùn sẽ bị vi khuẩn phân
hủy và biến mất một cách nhanh chóng. Chất hữu cơ này sau đó ngày càng chìm sâu dưới
nhiều lớp trầm tích sau đó trở thành đá trầm tích, đá phiến hữu cơ.
Nếu loại đá này nằm dưới độ sâu từ 1.5-4km trong lòng đất, dưới áp lực và nhiệt độ
ngày càng tăng khiến đá phiến trở thành vật liệu dạng sáp gọi là kerogen - đá phiến dầu.
Ngưỡng sinh dầu của kerogen ở khoảng 60℃-120℃, ngưỡng sinh khí của kerogen ở
khoảng 120℃-150℃. Dải nhiệt độ này được gọi là “cửa sổ dầu”.


Qua quá trình catagenesis, dầu và khí được sinh ra từ nguồn đá phiến. Do nhẹ hơn
nước, chúng thâm nhập lên phí trên thông qua các khe đá cho đến khi gặp phải một lớp
đá dày không thể ngấm qua. Dầu được giữ lại ở mặt phía dưới của lớp đá dần được tích tụ
và trở thành bể dầu.

2. Vai trò

1


Dầu thô và các loại khí đốt khác được coi là “vàng đen”, đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế toàn cầu. Đây cũng là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng
nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất và cũng là nguồn nguyên liệu của hầu hết các
loại phương tiện giao thông vận tải. Nó còn được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để
sản xuất chất dẻo và các sản phẩm khác.
Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia đang sở hữu và tham gia
trực tiếp nguồn tài nguyên trời cho này.
HIện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với
các loại năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ và các loại khí đốt khác chiếm 90%
tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Không ít các cuộc xung đột, tranh chấp, các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị có
nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất loại nguyên liệu này. Không
phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu các công ty sản xuất kinh doanh dầu mỏ biến động tùy
thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm, thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới.
Lợi dụng những biến động này, không ít các thông tin không đúng sự thật về kết quả
thăm dò dầu mỏ được đưa ra làm điêu đứng các nhà đầu tư chứng khoán trên lĩnh vực
này, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến chính sách các quốc gia.

3. Khái quát chung về thị trường dầu thô thế giới
Do tầm quan trọng của dầu mỏ đối với kinh tế thế giới nên nó đã trở thành lý do cho

những mâu thuẫn chính trị , xung đột giữa các quốc gia với khả năng cung cầu rất khác
nhau từ những nước có nền kinh tế phát triển với các quốc gia quản lý nguồn cung dầu
mỏ lớn trên thế giới. Đặc biệt, với tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ-OPEC, WTI , Nga
là những “ Ông Vua Dầu Mỏ ”, nhà điều hành , chi phối nguồn cung cầu của thị trường
dầu thô từ nhiều năm nay.
Điển hình cho vai trò này có thể kể đến sự kiện OPEC đã sử dụng dầu mỏ như một
vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm
1973 và 1979. OPEC với tiềm năng đủ mạnh của mình luôn cố gắng giữ giá dầu của họ
dao động ở giữa các giới hạn trên và dưới , bằng cách tăng hoặc giảm sản lượng của
khối . Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường dầu thô thế giới, ưu thế của
OPEC không chỉ ở trữ lượng và sức sản xuất mà còn ở điều kiện hiển nhiên , nhóm dầu

2


thô của họ có cả hai loại “dầu nhẹ” và “dầu nặng” , hơn cả Brent và WTI. Đặc thù đó, đã
tạo cho OPEC một ưu thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường dầu
mỏ thế giới. Mấu trốt của vấn đề là ai sẽ là người điều tiết nguồn cung cầu của thị trường,
mối tương quan cung cầu này sẽ quyết định giá dầu cao hay thấp.
Theo thống kê của tổ chức năng lượng quốc tế , IEA, tổng nguồn cung dầu thô trên
thế giới vào khoảng 84 triệu thùng/ngày. Nhiên liệu hóa lỏng 93,3 triệu thùng/ ngày.
Dự báo, đến năm 2030, tổng cung dầu thô toàn thế giới khoảng 94 triệu thùng /ngày.
Nhiên liệu lỏng 112 triệu thùng/ngày.

3.1

Về phía nguồn cung:

Ngoài những thông tin dự báo từ phía IEA, những con số trữ lượng và sản lượng
khai thác của 10 quốc gia hàng đầu thế giới dưới đây sẽ phản ánh tiềm lực của nguồn

cung cho thị trường dầu mỏ thế giới.

Tên quốc gia
Nga

Ả Rập Xê Út
Hoa Kỳ
Iran
Trung Quốc
Canada
Iraq
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
Venezuela
México
Danh sách 10 nước có sản lượng dầu thô lớn nhất thế giới (Nguồn: Wikipedia,
2013)

3


Theo IEA, 10 Quốc gia này có sản lượng khai thác chiếm trên 60% sản lượng dầu
thế giới. Theo các chuyên gia nghiên cứu, nguồn cung cấp này có thể cạn kiệt trong vòng
50 năm tới.
Song, với nguồn cung quá đủ bởi sự bùng nổ của việc khai thác dầu thô đá phiến
bằng sự kiện các công ty năng lượng Mỹ sử dụng công nghệ khoan ngang và ép thủy lực
để thu nguồn dầu thô từ các tầng đá phiến đã làm cho giá dầu thô giảm mạnh trong những
năm gần đây.

3.2


Về phía thị trường tiêu thụ:

Châu Á là thị trường tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới: 26 triệu thùng/ ngày, chiếm
gần 30% thế giới. Theo nhu cầu sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu trong giao thông vận tải
và làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp từ những nền kinh tế mới nổi như Trung
Quốc , Ấn Độ đã làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của khu vực này tăng nhanh đột biến
trong những năm gần đây.
Với nhịp độ phát triển kinh tế kỹ thuật hiện nay, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế
giới hàng năm tăng từ 1- 2% / năm .
Dự báo, nhu cầu tiêu thụ dầu thô tại Châu Á đến năm 2030 có thể đạt tới 42,6 triệu
thùng /ngày, chiếm khoảng 38% thế giới.
Năm 2018, theo Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhu cầu
tiêu thụ dầu thô toàn cầu sẽ chạm mốc 100 triệu thùng/ngày sớm hơn nhiều so với dự
kiến.
Phát biểu tại một hội thảo về năng lượng được tổ chức tại Cape Town, Nam Phi,
ông Mohammad Barkindo nói: “Thế giới sẽ tiêu thụ 100 triệu thùng dầu mỗi ngày vào
cuối năm nay, sớm hơn nhiều so với dự kiến của tất cả chúng ta. Vì thế, việc cần thiết bây
giờ là phải ổn định các nguồn lực để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút vốn đầu
tư. Điều cần ưu tiên là đảm bảo ổn định bền vững, lan tỏa tâm lý tự tin trong ngành dầu
mỏ”.
OPEC cùng với Nga và một số quốc gia sản xuất dầu khác đã thực hiện chiến dịch
giảm sản lượng dầu thô kể từ tháng 1/2017 với mục tiêu giảm 1,8 triệu thùng/ngày, để
kích thích giá dầu thô phục hồi. Chốt phiên 5/9, giá dầu Brent đang giao dịch ở sát 78
USD/thùng.

4


Tuy nhiên theo ông Barkindo, chiến tranh thương mại có thể kéo giảm nhu cầu tiêu
thụ năng lượng trong tương lai. “Tranh chấp thương mại giữa một số nền kinh tế hàng

đầu thế giới sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu, từ đó kéo giảm nhu cầu về
năng lượng”, ông nói.

II.

TÌNH HÌNH GIÁ DẦU THÔ GIẢM MẠNH THỜI GIAN VỪA QUA
1. Sự sụt giảm giá dầu thô trên thế giới
Giá dầu thế giới đã tăng mạnh trong tháng 9 và đầu tháng 10/2018, nhưng sau đó

giảm nhanh, mất hơn 20 USD/thùng chỉ trong vài tuần qua. Giá dầu vừa trải qua chuỗi
6 tuần giảm liên tiếp, trong đó phiên 13/11/2018 giảm mạnh tới 7% chỉ trong một ngày.
Giá hiện tại (dầu Brent khoảng 66 USD/thùng trong khi dầu ngọt nhẹ (WTI)
khoảng 56 USD/thùng) đang ngang bằng đúng một năm trước. Cách đây 4 năm, giá dầu
còn trên 100 USD/thùng, và hơn 3 năm trước chỉ 27 USD/thùng.
Giá dầu kết thúc phiên cuối tháng (30/11) giảm, do lo ngại dư cung và đồng USD
tăng mạnh, song mức giảm bị hạn chế bởi dự kiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu
mỏ (OPEC) và Nga sẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tuần tới.
Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 80 US cent tương đương 1,3% xuống
58,71 USD/thùng, trước khi hết hiệu lực. Giá dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2/2019 giảm
45 US cent xuống 59,46 USD/thùng và giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn giảm 52 US
cent tương đương 1% xuống 50,93 USD/thùng. Tính chung trong tháng 11/2018, cả 2
loại dầu giảm hơn 20%, tháng giảm mạnh nhất trong hơn 10 năm, do dư cung.
Tổng hợp các dự báo về kinh tế thế giới cho thấy kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng
chậm lại trong các năm 2019 và 2020. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
mới đây đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2019 xuống 1,29 triệu
thùng/ngày (thấp hơn 70.000 thùng/ngày so với dự đoán cách đây một tháng), trong khi
cho biết sản lượng của khối tăng khoảng 127.000 thùng/ngày lên 32,9 triệu thùng/ngày;
sản lượng của Mỹ cũng tăng lên mức cao kỷ lục 11,7 triệu thùng/ngày.

2. Sự sụt giảm giá dầu thô tại Việt Nam

5


Tại Việt Nam, biên độ dao động giá xăng dầu từ tháng 5/2018 tới nay vào khoảng
1.500 đồng/lít, thấp hơn nhiều so với mức độ dao động giá xăng dầu thế giới. Trong đó
thời điểm giá cao nhất rơi vào nửa đầu tháng 10/2018 (trùng thời điểm giá dầu WTI và
Brent cao đỉnh điểm của năm nay) nhưng chậm hơn khoảng 1 tháng so với thị trường
Singapore. Hiện tại, giá cơ sở mặt hàng xăng dầu do liên Bộ Tài chính và Công Thương
đưa ra, các mặt hàng xăng E5 RON92 và Ron95-III tương đương mức giá đầu tháng
5/2018, nhưng giá diezen, dầu hỏa và dầu madút đều vẫn cao hơn trên 1.000 đồng/lít so
với cách đây 6 tháng. Tổng thể, giá xăng dầu Việt Nam giảm chậm hơn rất nhiều so với
giá quốc tế.

III.

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN GÂY NÊN SỰ SỤT GIẢM GIÁ DẦU THẾ GIỚI
1. Cán cân giữa cung và cầu
Theo Forbes, các nhà kinh doanh dầu mỏ có thể giữ hàng đã mua trong các bể lưu
trữ nếu họ tin rằng giá sẽ tăng trong vài tháng tới, bởi các nhà sản xuất dầu mỏ không thể
một lúc bơm lượng dầu bất kỳ mà họ muốn. Và cũng chính các thương nhân cũng như
nhà sản xuất dầu có thể cố gắng bán hết hàng ra nếu dự báo giá giảm. Theo chuyên gia
Bill Conerly của Forbes, đây mới là lý do khiến giá dầu giảm vào lúc này. Các nhà kinh
doanh dầu mỏ đang hoạt động dựa trên dự đoán về cung – cầu mặt hàng này trong tương
lai, nhất là về nhu cầu.
Hiện sản lượng khai thác từ các giếng dầu đang khá ổn định. Hầu hết các nhà sản
xuất đang khai thác ở mức công suất cao, và sản lượng do đó có thể biến động tăng hoặc
giảm, nhưng chỉ trong biên độ hẹp.
Trong khi đó, giá dầu tăng kéo dài trong nhiều tháng qua (cho tới đầu tháng
10/2018) đã khiến các nhà sản xuất dầu tăng đầu tư cho hoạt động thăm dò và phát triển
các giếng dầu mới, tuy nhiên cũng phải mất khoảng một thập kỷ (khoảng thời gian có sự

biến động, tuy nhiên, thường thì phải mất khoảng 10 năm để đưa một sản phẩm mới lên
sàn giao dịch trực tuyến).

6


Mặc dù triển vọng nhu cầu trong tương lai sẽ vẫn duy trì ở mức cao, song kinh tế
thế giới biến động thường xuyên có thể khiến nhu cầu trong thập kỷ tới tăng hoặc giảm
3%. Và ngày càng thấy rõ hơn nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái khiến nhu cầu dầu sụt
giảm.
Cả người mua và người bán dầu ở thời điểm hiện tại đều đang cố đoán những gì sẽ
xảy ra trong thập kỷ tới, tập trung dự đoán cung và cầu dầu trong tương lai. Một sai số
nhỏ trong dự đoán về tương lai có thể dẫn tới những biến động lớn trong cán cân cung –
cầu ở thời điểm tương lai đó, và điều ấy sẽ thể hiện ở những biến động lớn về giá.
Tác động từ yếu tố cung – cầu đối với giá trên thị trường dầu mỏ thường mạnh mẽ
và kéo dài hơn so với các mặt hàng khác.
Chẳng hạn với mặt hàng bông, khi giá bông tăng sẽ dẫn tới trồng bông tăng, và
nguồn cung bông sẽ tăng khoảng 1 năm sau đó. Nhưng giá bông cao sẽ cản trở việc tiêu
thụ bông vì các nhà sản xuất sẽ chuyển sang sử dụng sợi tổng hợp để kiểm soát giá thành,
do đó cung và cầu bông sẽ có sự điều chỉnh trở lại một cách nhanh chóng.
Còn đối với dầu mỏ, nguồn cung tăng có nghĩa là lượng sử dụng từ kho dự trữ sẽ rất
ít, mà hoạt động thăm dò mạnh trong thời gian qua sẽ dẫn tới nguồn cung tăng kéo dài
trong cả thập kỷ tới. Trong khi đó về nhu cầu, giá tăng sẽ dẫn tới việc người tiêu dùng
giảm bớt sử dụng xăng trong chạy xe ô tô, nhưng điều đó diễn ra chậm. Giá xăng cao có
thể dẫn tới việc người tiêu dùng chuyển hướng từ sử dụng xe bán tải cũng như các loại xe
phân khối lớn sang những xe nhỏ hơn, và điều đó cũng sẽ diễn ra rất chậm, có thể phải
mất hàng thập kỷ. Sử dụng năng lượng trong các nhà máy điện, chạy tàu hay xe tải lớn
cũng sẽ không dễ dàng có thể thay đổi nhanh chóng.
Tóm lại, thị trường dầu mỏ thường chịu tác động chậm hơn từ các biến đổi cung –
cầu. Do đó, chỉ khi giá dầu tăng hoặc giảm rất mạnh mới có thể làm thay đổi sự mất cân

bằng trong cán cân cung – cầu ngắn hạn. Đó là lý do giải thích tại sao giá dầu luôn dao
động.

2. Tác động từ các nguồn cung
7


Bên cạnh đó, giá dầu đang chịu tác động mạnh từ 3 “thế lực” lớn trong ngành, đó là
Mỹ, Nga và Saudi Arabia.
Bloomberg nhận định, OPEC đã đánh mất quyền kiểm soát trên thị trường dầu toàn
cầu. Hiện tại, mỗi hành động, hoặc dòng tweet của Tổng thống Mỹ - Donald Trump,
Tổng thống Nga - Vladimir Putin và Thái tử Saudi Arabia - Mohammed Bin Salman mới
là yếu tố quyết định hướng đi của giá dầu năm tới và cả sau đó nữa. Nhưng dĩ nhiên, mỗi
người lại có một mục đích khác nhau.
Trong khi các nước OPEC vẫn đang chật vật tìm mục đích chung, Mỹ, Nga và
Saudi Arabia đã thống trị nguồn cung toàn cầu. Tổng sản lượng của họ còn lớn hơn 15
nước thành viên OPEC. Cả ba nước này đều đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục và có thể
tiếp tục tăng sản lượng năm tới. Tuy vậy, có thể cả ba sẽ không cùng chọn cách này.
Hồi tháng 6, Saudi Arabia và Nga là hai nước tiên phong kêu gọi OPEC và các quốc
gia khác nới lỏng chính sách kiềm chế sản xuất đã được áp dụng từ đầu năm 2017. Sau
đó, cả hai đã dần nâng sản xuất lên gần mức kỷ lục hiện tại. Tuy nhiên, cùng lúc đó, sản
xuất của Mỹ bất ngờ tăng vọt, do các công ty khai thác ở Texas giải quyết được vấn đề về
đường ống vận chuyển dầu.
Sức tăng này, cùng việc tăng trưởng nhu cầu dầu được dự báo thấp đi và ông Trump
cho phép 8 nước tiếp tục mua dầu từ Iran trong nửa năm tới, đã khiến thị trường từ lo
thiếu cung sang lo dư cung chỉ trong 3 tháng. Dự trữ dầu tại các nước phát triển trong
OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), vốn giảm từ đầu năm 2017, nay đang tăng
trở lại và có khả năng vượt mốc trung bình 5 năm, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng
Quốc tế (IEA). Chỉ trong vài tuần, giá dầu mất hơn 30%.
Khi giá đi xuống, Saudi Arabia cho biết sẽ giảm xuất khẩu 500.000 thùng dầu một

ngày trong tháng tới. Họ cũng cảnh báo các quốc gia khác rằng họ cần giảm tổng cộng
một triệu thùng một ngày so với mức tháng 10. Thông báo này không khiến Tổng thống
Putin quan tâm, còn Tổng thống Trump lại tỏ ý chỉ trích.

8


Bin Salman cần doanh thu từ dầu mỏ để có tài chính thực hiện kế hoạch cải tổ Saudi
Arabia đầy tham vọng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo vương quốc này cần giá dầu
73,3 USD một thùng năm tới để cân bằng ngân sách. Tuy nhiên, dầu Brent hiện còn kém
số này 10 USD. Và dầu xuất khẩu của Saudi Arabia còn được bán với giá chiết khấu nữa.
Kéo dài việc cắt giảm sản lượng sang năm thứ 3 là cách duy nhất ông có thể kéo giá lên
mức mình cần.
Dù vậy, kế hoạch này lại đang gặp thách thức từ Tổng thống Putin và Trump. Tổng
thống Nga tỏ ra không mấy mặn mà với việc lại giảm sản lượng lần nữa. Ngân sách của
Moskva hiện ít phụ thuộc vào giá dầu hơn nhiều so với năm 2016 - khi Nga đồng ý cùng
các nước OPEC giảm sản xuất tái cân bằng thị trường dầu. Các hãng dầu của Nga cũng
đang muốn khai thác các mỏ dầu họ đã đầu tư.
Có lẽ ông Putin chưa quyết định nên hy sinh một chút để duy trì quan hệ chính trị
tốt đẹp với Thái tử Saudi Arabia hay không. Nhưng hiện tại, chưa ai có thể kết luận Nga
sẽ đồng ý tiếp tục cắt giảm sản lượng khi các nước nhóm họp tại Vienna (Áo) tháng tới.
Ông Putin từng cho biết hoàn toàn hài lòng nếu giá dầu quanh 70 USD.
Sự phản đối của ông Trump với Saudi Arabia thì lớn hơn. Nó lại diễn ra đúng thời
điểm Thái tử Saudi Arabia cố gắng duy trì quan hệ chính trị hai nước sau vụ nghị sĩ Mỹ
cân nhắc trừng phạt nước này mạnh tay hơn do cuộc chiến tại Yeman và cái chết của nhà
báo Jamal Khashoggi.
Ngoài các dòng tweet của ông Trump, Saudi Arabia còn lo ngại hoạt động sản xuất
tại Texas. 12 tháng qua, các công ty Mỹ đã tăng sản xuất lượng dầu bằng toàn bộ sản
lượng của Nigeria. Sản xuất của Mỹ có thể chạm 12 triệu thùng một ngày vào tháng 4
năm tới, theo Bộ Năng lượng Mỹ, tức là sớm hơn 6 tháng so với dự báo tháng trước.

Nói tóm lại, giới chuyên gia cho rằng để cân bằng thị trường dầu năm tới, Saudi
Arabia sẽ phải đối phó với hàng loạt thách thức. Đó là sự thờ ơ của ông Putin, sự phản
đối của ông Trump và cả sự bùng nổ trong hoạt động khai thác dầu đá phiến Mỹ.

9


Tác động mạnh mẽ của Mỹ
Dấu ấn của Mỹ là rất lớn trong chuỗi phiên giảm giá kỷ lục khiến dầu thô rơi vào
trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống (bear market).
Việc Mỹ áp dụng biện pháp miễn trừ trong trừng phạt ngành dầu lửa Iran, những
dòng trạng thái Twitter của Tổng thống Donald Trump về nguồn cung dầu của OPEC,
cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nhu cầu tiêu thụ dầu, và sản lượng dầu đá phiến
Mỹ tăng bùng nổ đều là những nhân tố chủ chốt khiến giá dầu thế giới "rớt thảm" trong
thời gian từ đầu tháng 10 đến nay.
Cách đây 3 tháng, tháng 9/2018, giá dầu Brent được dự báo sẽ tăng vọt qua mốc
100 USD/thùng nếu Mỹ thực hiện lời cảnh báo về việc sẽ dùng các biện pháp trừng phạt
để làm giảm xuất khẩu dầu Iran về 0.
Đầu tháng 10, nỗi lo thiếu hụt nguồn cung dầu đã đẩy giá dầu Brent lên mức 86,74
USD/thùng, cao nhất kể từ năm 2014.
Nhưng khi nối lại sự trừng phạt nhằm vào ngành dầu lửa Iran vào đầu tháng 11,
chính quyền ông Trump lại cho phép 8 quốc gia và vùng lãnh thổ được tiếp tục nhập khẩu
dầu từ nước này trong 6 tháng mà không phải chịu các biện pháp trừng phạt của
Washington.
Tính đến hôm 13/11, giá dầu WTI giao sau tại Mỹ có 12 phiên giảm liên tiếp, chuỗi
phiên giảm dài chưa từng thấy kể từ khi loại dầu này bắt đầu được giao dịch trên thị
trường hàng hóa giao sau vào năm 1983.
Dù đưa ra biện pháp miễn trừ nói trên, ông Trump vẫn gây sức ép đòi Tổ chức Các
nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) nâng sản lượng để bù đắp cho bất kỳ sự suy giảm nguồn
cung dầu Iran nào. Vào hôm 12/11, giữa lúc giá dầu đang giảm sâu, ông Trump lại lên

Twitter kêu gọi Saudi Arabia và OPEC không cắt giảm sản lượng dầu.

10


Động thái của Mỹ về dầu Iran, cộng thêm áp lực mà ông Trump đặt ra đối với các
nước sản xuất dầu đã góp phần tạo ra tình trạng thừa cung dầu.
Nguồn cung dầu toàn cầu cũng được đẩy lên cao bởi sản lượng tăng chóng mặt từ
các mỏ dầu đá phiến của Mỹ. Gần đây, Mỹ đã vượt qua Saudi Arabia và Nga để trở thành
nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đang tăng trưởng yếu đi do xung đột
thương mại Mỹ - Trung, một cuộc chiến nổ ra sau khi ông Trump mạnh tay áp thuế lên
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

IV.

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỤT GIẢM DẦU THÔ
1. Đối với nền kinh tế thế giới
1.1
Tác động tích cực
Thứ nhất, phải nhập khẩu nhiên liệu, Châu Âu dễ thở hơn một chút:
Các nước phương Tây nhập khẩu dầu lửa được hưởng nhiều nhất về việc giảm
giá. Ví dụ nước Pháp. Tổng nhập khẩu nhiên liệu các loại của Pháp lên tới 66 tỷ euro
trong năm 2013. Theo thẩm định của Viện nghiên cứu kinh tế COE-Rexecode, trụ sở
Paris, thì Pháp sẽ tiết kiệm được ít nhất 5 tỷ euro về nhập khẩu nhiên liệu trong năm
2014. Vẫn theo cơ quan này, việc giá dầu thô Brent giảm 16% trong giai đoạn từ tháng
09/2013 đến 10/2014, đã giúp giảm 0,2% chi phí sản xuất.
Ông Patrick Artus, phụ trách nghiên cứu thuộc ngân hàng Natixis, lưu ý là không
nên tách rời việc giảm giá dầu với tỷ giá hối đoái giữa euro và đô la Mỹ. Do bị giảm thu
nhập, các nước xuất khẩu dầu lửa cũng sẽ giảm nhập khẩu từ Châu Âu.

Tuy nhiên, vẫn theo chuyên gia này, giá dầu giảm sẽ giúp tổng sản
phảm quốc nội của khối các nước dùng euro tăng thêm 0,5% và tính theo cả năm, sẽ
tăng 0,25%. Thẩm định này trùng khớp với dự báo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, theo đó,
giá dầu giảm 30% thì tổng sản phẩm quốc nội của thế giới tăng 0,2%.
Thứ hai, sức mua của người dùng xe hơi tăng lên:

11


Những người dùng xe hơi là đối tuợng được hưởng lợi đầu tiên của việc dầu giảm
giá. Theo Bộ Môi sinh và Năng lượng Pháp, giá dầu diezel và xăng tại Pháp sẽ xuống
trở lại mức của tháng 12/2010. Các loại thuế đánh vào nhiên liệu sẽ giảm mạnh, giảm
60% đối với xăng và 52% đối với dầu diezel. Chính điều này giúp tăng sức mua của
người dùng xe hơi.
Thứ ba, chi phí của các hãng hàng không giảm:
Nhiều lĩnh vực vui mừng về việc giá dầu giảm. Ngành công nghiệp hóa chất, vốn
tiêu thụ rất nhiều nhiên liệu, đặc biệt là khí đốt. Thế nhưng, đáng chú ý hơn cả là các
hãng hàng không. Tiền mua kerosene chiếm tới một phần ba chi phí khai thác. Năm
2013, với giá 109 đô la một thùng dầu thô, tiền mua nhiên liệu của hãng Air France –
KLM là 9,2 tỷ euro.Ngay sau quyết định của OPEP giữ nguyên sản lượng, cổ phiếu của
Air France – KLM tại thị trường Paris đã tăng 6,86%, lên thành 8,52 euro.
Thứ tư, các hãng xe vận tải vui mừng:
Các hãng xe vận tải đường bộ, vốn có mức lãi rất eo hẹp, thậm chí còn bị lỗ, đã
tiết kiệm được 318 triệu euro trong 12 tháng qua, theo số liệu của Liên đoàn vận tải
đường bộ Pháp. Tuy nhiên, một số khách hàng cũng đòi các hãng vận tải phải giảm giá
chuyên chở, do dầu giảm giá.

1.2

Tác động tiêu cực


Thứ nhất, các công ty dầu lửa gặp khó khăn:
Giá dầu giảm có thể đe dọa một số đầu tư vốn rất tốn kém trong lĩnh vực nhiên
liệu và trong trung hạn, ảnh hưởng đến khả năng cung ứng. Theo Tổ chức Năng lượng
Quốc tế (AIE), « một số tập đoàn dầu lửa xem xét lại việc tham gia vào những dự án
lớn, từ Canada cho tới Angola. Việc đầu tư chậm hoặc giảm sẽ tác động đến viễn cảnh
cung ứng về lâu dài, thay vì ảnh hưởng đến sản xuất trong ngắn hạn ».
Việc dầu giảm giá không làm các tập đoàn dầu lửa tại Mỹ, từ bỏ các dự án đầu tư.
Tại một số vùng, năng suất lại tăng lên do giảm được thời gian khoan, và chi phí khai

12


thác một thùng dầu đá phiến không cao hơn 50 đô la. Tuy nhiên, một số công ty cũng
cho biết sẽ giảm các dự án khoan và khai thác trong năm 2015.
Kết quả là các công ty dầu khí Châu Âu gặp khó khăn trên thị trường chứng
khoán. Tại Paris, ngày 28/11 vừa qua, cổ phiếu của Total mất 4,58%, Technip giảm
2,98%. Trong vòng một năm, cổ phiếu của Total quay trở lại giá của cuối tháng
11/2013, tức là 44 euro. Cổ phiếu của Technip cũng giảm, từ 74 euro xuống 51 euro.
Hầu như tất cả các tập đoàn lớn đều thông báo giảm đầu tư trong lĩnh vực thăm dò-sản
xuất.
Thứ hai, nguy cơ mất ổn định chính trị tại một số nước:
Thu nhập từ dầu lửa bị giảm làm tăng nguy cơ bất ổn chính trị tại một số nước
xuất khẩu dầu lửa, không còn khả năng chi cho chính sách xã hội. Đó là trường hợp của
Venezuela, Nigeria, Irak, Iran, Algéri, Libya. Các nước này chỉ đạt được cân đối thu chi
ngân sách nếu giá một thùng dầu thô vượt qua mức 100 đô la. Điều này giải thích vì sao
những nước nói trên, tại cuộc họp ở Vienna, muốn giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên
cao.
Thứ ba, nước Nga bị thiệt hại nặng:
Hơn một nửa nguồn thu ngân sách của nước Nga đến từ xuất khẩu nhiên liệu. Giá

dầu giảm diễn ra trong bối cảnh các luồng vốn ồ ạt ra khỏi nước Nga từ một năm nay và
phương Tây trừng phạt Matxcơva do khủng hoảng Ukraina.
Mặc dù Nga có dự trữ ngoại tệ, nhưng việc đồng Ruble mất giá liên tục so vói đô
la Mỹ và euro ngày càng làm cho người tiêu dùng Nga lo ngại. Theo một số nhà phân
tích, Ả Rập Xê Út tìm cách duy trì giá thấp nhằm ngăn ngừa khả năng Nga và cả Trung
Quốc đầu tư vào việc khai thác dầu khí đá phiến, vốn tốn kém hơn.
Thứ tư, rủi ro kinh tế : Hậu quả của tình trạng thoái lạm:

13


Giá dầu giảm cũng làm giảm lạm phát một cách nhanh chóng. Theo chuyên gia
Artus, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm tăng lãi suất thực tế và thoái lạm tại
một số quốc gia.
Thứ năm, xu hướng chuyển đổi nhiên liệu gặp khó khăn hơn:
Dầu giảm giá kéo theo khí đốt cũng hạ giá có thể làm cho chính phủ một nước
ngừng hoặc giảm đầu tư phát triển các loại nhiên liệu thay thế, gián tiếp ảnh hưởng đến
công cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.

2. Đối với nền kinh tế Việt Nam
*Đánh giá khái quát ảnh hưởng đến nền kinh tế về tổng thể
Có thể thấy, tác động rõ nét, dễ nhìn nhất của việc giảm giá dầu đối với các chủ
thể trong nền kinh tế Việt Nam là sự phân phối lại thu nhập. Thu từ hoạt động xuất khẩu
dầu thô giảm làm giảm thu NSNN, lợi nhuận của các DN ngành khai thác dầu cũng
giảm.
Tuy nhiên, chi phí nhập khẩu xăng dầu các loại giảm đem lại lợi ích nhiều nhất
cho các DN kinh doanh trong lĩnh vực vận tải vì đây là lĩnh vực tiêu thụ nhiều xăng dầu
nhất. Các lĩnh vực khác như sản xuất phân bón, nhựa, khai thác tài nguyên, đánh bắt
thủy sản, luyện kim, xây dựng công trình giao thông… cũng được hưởng lợi khi xăng
dầu chiếm tới 20-30% chi phí đầu vào của những ngành này. Giá cước vận tải giảm

cũng làm giảm chi phí đầu vào của hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Đặc biệt, giá xăng dầu giảm cũng giúp hộ gia đình giảm chi tiêu cho việc đi lại
hằng ngày và được hưởng lợi kép khi giá cả hàng hóa tiêu dùng giảm.
Như vậy, đối với nền kinh tế, chi tiêu và đầu tư của Chính phủ giảm được bù đắp
bằng chi tiêu, đầu tư tăng lên của khu vực tư nhân và người dân.
*Đánh giá ảnh hưởng trên các mặt cụ thể

2.1 Tác động tích cực

14


Thứ nhất, giá dầu giảm tác động tích cực đối với tiêu dùng của người dân và hoạt
động của doanh nghiệp:
Nhờ giá dầu giảm, người dân tiết kiệm được chi phí cho giao thông, từ đó tăng
tiêu dùng cho nền kinh tế. Nhờ đó, chi tiêu tiêu dùng trong nền kinh tế được cải thiện,
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ròng năm 2015 tăng 8,4%.
Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.527,4 nghìn
tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2015, cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong 6 tháng
đầu năm 2017 tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 449.914 tỷ đồng,
tăng 10,2% so với năm 2016. Về phía DN, giá dầu giảm giúp giảm chi phí đầu vào,
tăng lợi nhuận từ đó giúp tăng khả năng chi tiêu, tái đầu tư của DN.
Thứ hai, hiệu quả của DN được cải thiện góp phần thu nội địa từ thuế tăng mạnh
đóng góp tích cực cho NSNN:
Năm 2015, thu NSNN đã vượt kế hoạch đề ra nhờ nguồn thu nội địa tăng mạnh.
Trong đó, thu NSNN từ khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 119,7 nghìn tỷ
đồng, tăng 10,3% so với năm trước; thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 128 nghìn
tỷ đồng, tăng 9%; thu từ khu vực DN Nhà nước đạt 204,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%.
Cùng với đó, thuế thu nhập cá nhân năm 2015 cũng đạt ~53,2 nghìn tỷ đồng, bằng
103,7% dự toán. Những kết quả tích cực này đã góp phần bù đắp giảm thu từ dầu thô,

giúp tổng thu NSNN năm 2015 đạt ~ 989,69 nghìn tỷ đồng, bằng 108,6% dự toán, tăng
14,6% so năm 2014.
Tổng thu cân đối NSNN năm 2016 đạt 1.094 nghìn tỷ đồng, vượt 79,6 nghìn tỷ
đồng (+7,8%) so dự toán. Tổng thu NSNN từ đầu năm 2017 đến thời điểm 15/7/2017
ước tính đạt 584,6 nghìn tỷ đồng, bằng 48,2% dự toán năm, trong đó thu nội địa 462,6
nghìn tỷ đồng, bằng 46,7%; thu từ dầu thô 24,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1%; thu cân đối
ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 96,1 nghìn tỷ đồng, bằng 53,4%.
Thứ ba, lạm phát được kiểm soát thấp, kinh tế vĩ mô ổn định hấp dẫn hoạt động
đầu tư:

15


Trong năm 2015, giá dầu giảm mạnh đã tác động trực tiếp tới nhóm giao thông và
nhóm dịch vụ điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng khiến cho các nhóm này giảm lần
lượt 11,92% và 1,62% so với năm 2014.
Bên cạnh đó, việc giảm giá xăng dầu cũng tác động gián tiếp tới nhóm nhóm
lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình (nhóm có quyền số lớn nhất trong rổ
hàng hóa tính CPI (39,93%), góp phần ổn định biến động của nhóm này. Chỉ số CPI
bình quân năm 2015 chỉ tăng 0,63% so với cùng kỳ năm 2014, mức thấp nhất trong
vòng 14 năm qua. Những tác động tương tự của giá dầu thấp đến CPI cũng tương tự
trong năm 2016 và 8 tháng đầu năm 2017. Tức là một trong những nguyên nhân quan
trọng làm cho CPI ở mức thấp trong 3 năm gần đây là do giá dầu giảm và dao động
quan mức thấp.
Cùng với chi phí lao động thấp, triển vọng thị trường nội địa sáng sủa, và tăng
cường ký kết FTA, giá dầu giảm làm tăng tính hấp dẫn của Việt Nam trên bản đồ đầu tư
thế giới. Đây là cơ hội cho Việt Nam trong trung và dài hạn trong việc thu hút vốn,
công nghệ của nước ngoài, đồng thời đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nền kinh tế.
Thứ tư, ổn định lãi suất và tỷ giá: Giá dầu giảm và dao động quanh mức thấp, tác

động đến các chủ thể nói trên của nền kinh tế, CPI ở mức thấp, tạo tiền đề cho ổn định
và giảm nhẹ lãi suất. Bên cạnh đó, USD giảm giá, góp phần ổn định tỷ giá VND/USD.
Diễn biến đó tạo tâm lý người dân an tâm gửi nội tệ vào ngân hàng và các DN, hộ gia
đình an tâm vay vốn đầu tư, tiêu dùng.

2.2 Tác động tiêu cực
Thứ nhất, làm giảm nguồn thu NSNN từ dầu thô:
Tổng thu từ dầu thô năm 2014 là 107.000 tỷ đồng đã giảm còn 66.000 tỷ đồng
trong 2015, chỉ bằng khoảng 67% so với dự toán; chỉ bằng 54,3% năm 2013 (115 nghìn
tỷ đồng) và 55% năm 2012 (113 nghìn tỷ đồng). Tỷ trọng trung bình thu từ dầu thô
trong tổng thu NSNN mặc dù giảm từ mức 25% giai đoạn 2000-2008 xuống còn ~12%

16


giai đoạn 2009-2015 song thu từ dầu thô vẫn đóng vai trò quan trọng trong NSNN.
Khoản thu từ dầu thô được thể hiện từ hai khoản thuế thu từ khu vực DN FDI là thuế
thu nhập DN và thuế tài nguyên.
Năm 2014, khu vực FDI đóng góp 27,5% tổng thu NSNN thì trong đó riêng thu từ
dầu thô chiếm 46% tổng thu từ khu vực này. Trong 107.000 tỷ đồng thu từ dầu thô, thuế
TNDN chiếm 72,2% còn thuế tài nguyên chiếm 27,8%. Thuế TNDN là sắc thuế quan
trọng nhất với tỷ trọng khoảng 26% tổng thu NSNN, thuế TNDN từ dầu thô chiếm 35%
tổng số thu thuế TNDN và 55,9% tổng số thu thuế TNDN từ khu vực FDI.
Thu ngân sách từ dầu thô đã giảm từ mức bình quân 5,2% GDP giai đoạn 20062010 xuống còn dưới 1% hiện nay, dự toán 2016 là 0,9% GDP. Do biến động của giá
xăng dầu (giá dầu thô giảm từ 60 đôla/thùng khi xây dựng dự toán năm 2016 xuống
mức bình quân đạt 41 đôla/thùng) đã làm giảm thu của Tổng cục Hải quan từ dầu thô
xuất khẩu khoảng 1.800 tỷ đồng.
Năm 2017, tổng số thu của cả 7 tháng đầu năm tăng 11,6% so với cùng kỳ năm
2016. Cụ thể, tổng số thu NSNN 7 tháng ước đạt 666,68 nghìn tỷ đồng, bằng 55% dự
toán. Trong đó, thu từ dầu thô ước đạt trên 27 nghìn tỷ đồng, đạt gần 80% dự toán, tăng

trên 16% so với cùng kỳ.
Thứ hai, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua ảnh
hưởng của nhóm cổ phiếu DN ngành dầu khí:
Doanh thu của hầu hết các DN dầu khí niêm yết trong năm 2015 đều giảm mạnh;
tổng doanh thu các DN này giảm 16,5% và lợi nhuận sau thuế giảm 15,4% so với cùng
kỳ và đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá của nhóm cổ phiếu dầu khí. Tác động trực tiếp,
trong năm 2015 nhóm cổ phiếu dầu khí (GAS, PVD) giảm bình quân 50% trên HSX và
giảm 36% trên HNX (PVS, PVI, …) đã tác động giảm 40 điểm với VN-Index, và giảm
1,8 điểm, tương đương 62% mức điểm giảm chung của HNX-Index.
Tác động gián tiếp, cổ phiếu ngành dầu khí có quy mô lần lượt 13% và 20% trên
HSX và HNX trong năm 2015 và dù đã giảm về mức 6,5% và 10,9% trong năm 2016
nhưng vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến thị trường. Trong 3 tuần đầu năm 2016,

17


nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục dẫn đầu thị trường với mức giảm bình quân trên 20%,
và tạo hiệu ứng bán sang nhóm cổ phiếu khác như ngân hàng, chứng khoán, thép,…
đẩy chỉ số về vùng giá thấp trong 2 năm.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trong năm 2016, nhờ những tín hiệu lạc quan về một
thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC, giá dầu đã phục hồi hơn 50%, có thời điểm
tăng lên 54 USD/thùng. Nhóm cổ phiếu dầu khí nhờ vậy cũng bật tăng trở lại một cách
rất ấn tượng. GAS có mức tăng gần 100% còn PVT, PVS, PVX, PVD đều tăng giá hàng
chục phần trăm.
Năm 2017, giá dầu vẫn ở mức thấp, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh
của các công ty thượng nguồn của ngành liên quan đến khoan và dịch vụ khoan dầu khí,
mà còn có cả một số DN trong ngành dầu khí, giá cổ phiếu vẫn ở mức thấp.
Thứ ba, hoạt động thu hút đầu tư bị ảnh hưởng (nhất là ngành dầu khí và các
ngành liên quan), nhiều dự án đầu tư đã và đang giãn tiến độ, dừng triển khai do giá dầu
xuống thấp:

Tính đến hết năm 2015, ngoài dự án lọc hóa dầu tại Cần Thơ triển khai đúng tiến
độ, 5 dự án còn lại là dự án lọc dầu tại Nghi Sơn; dự án tại Vũng Rô (Phú Yên); dự án
Nam Vân Phong (Khánh Hòa); và dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) triển khai chậm
cũng như phải hoãn, giản tiến độ. Điển hình, đối với dự án Nhơn Hội, do giá dầu giảm
mạnh, Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) đã đề nghị lãnh đạo tỉnh cho phép nhà đầu tư
Thái Lan trong vòng 6 tháng đánh giá lại toàn bộ dự án này theo xu hướng mới. Bên
cạnh đó, ngày 11/01/2016, Công ty dầu khí Gazprom Neft của Nga đã chính thức thông
báo sẽ không mua 49% cổ phần trong Công ty Lọc hoá dầu Bình sơn (BSR), và không
đầu tư vào dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất như dự kiến, nhưng sẽ
nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của Nhà máy Lọc Hoá dầu Bình Sơn trong
tương lai.
Thứ tư, thúc đẩy hoạt động buôn lậu xăng dầu:
Giá xăng dầu trên thị trường thế giới thường xuyên biến động tăng hay giảm, giá
bán lẻ xăng dầu thị trường trong nước không điều chỉnh kịp thời, có những lúc cao hơn

18


hay thấp hơn giá thị trường thế giới, kích thích các hoạt động buôn lậu xăng dầu trên
biển, qua biên giới. Khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn giá các nước láng giếng, các
phương tiện của các nước láng giềng quá cảnh mua xăng dầu tại Việt Nam hay các hoạt
động xuất lậu xăng dầu qua nhiều con đường khác nhau.
Tương tự, khi giá xăng dầu trong nước cao hơn giá thị trường thế giới, các hoạt
động nhập khẩu lậu xăng dầu cũng phát triển, làm thất thu NSNN cũng như phát sinh
hàng loạt tiêu cực khác.
Thứ năm, tác động đến lượng khách du lịch đến từ các quốc gia xuất khẩu lớn dầu
mỏ và khí đốt:
Trường hợp này thấy rõ nhất là đối với Nga và các quốc gia khác thuộc Liên bang
Xô Viết trước đây. Những năm giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao, nền kinh tế phát triển,
thu nhập của người dân tăng, khách du lịch từ các nước đó đến Việt Nam tăng cao, đặc

biệt là khu vực Mũi Né, tỉnh Bình Thuận, Đà Nẵng,… kéo theo nhiều dự án phát triển
du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort,…dịch vụ hàng không cũng phát triển, nhiều
chuyến bay thuê bao đưa thẳng khách đến Việt Nam. Nhưng đến giá dầu mỏ và khí đốt
giảm, nền kinh tế bị cô lập nhiều thứ, đông Rúp mất giá, lượng khách du lịch giảm, các
dự án khách sạn, khu resort,… bị đình trệ, bị bỏ hoang, gây ra nợ xấu đối với các
NHTM và ảnh hưởng thu hút khách du lịch nước ngoài đến lĩnh vực này của khu vực
này.
Gần đây giá dầu mỏ và khí đốt được phục hồi nhẹ, lạm phát dừng lại, khách du
lịch từ Nga và các nước nói trên dần được phục hồi, nhưng chưa như kỳ vọng và nếu
giá dầu tăng lên mức trên 60 USD/thùng thì tình hình lượng khách du lịch của các nước
đó đến Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng còn tăng cao hơn.
Nếu như năm 2010 chỉ có 81.000 lượt du khách Nga đến Việt Nam, thì năm 2011
có 102.000 người. Số liệu thống kê năm 2011 cho biết chỉ trong 3 năm, Nga đã từ vị trí
25 vượt lên vị trí thứ 11 trong số các nước có nhiều khách du lịch đến Việt Nam. Năm
2012, lượng du khách Nga đến Việt Nam đạt 174.000 lượt, tăng 71,49% so với năm
2011, là thị trường tăng nhiều nhất trong năm của Việt Nam. Năm 2013, Việt Nam đã

19


đón 298.000 lượt du khách Nga, tăng 71% so với năm 2012. Nga tiếp tục đứng trong
top 10 thị trường du khách tới Việt Nam nhiều nhất. Nếu như năm 2005, lượng khách
Nga đến Việt Nam mới là 23.800 lượt, thì đến năm 2013 đã tăng 12,5 lần, đạt 298.126
lượt khách, và tăng trên 71% so với năm 2012, giúp Nga vươn lên đứng thứ 9 trong
nhóm 10 nước có số khách hàng đầu vào Việt Nam. Năm 2016 khách đến từ Liên bang
Nga đạt 434 nghìn lượt người, tăng 28,1%; Tính chung 8 tháng năm 2017 đạt 8.472.379
lượt khách, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2016., trong đó khách Nga đạt 384.439,
bằng 144,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Thứ sáu, tác động lớn đến ngành cao su:
Do giá dầu thô trên thị trường thế giới không tăng và dao động quanh mức thấp,

làm cho giá cao su tự nhiên không tăng, giá xuất khẩu mủ cao su tự nhiên cũng không
tăng, tác động lớn đến các DN, hộ gia đình trồng cao su, thu mua và chế biến mủ cao
su. Liên quan đến việc làm và thu nhập của số đông hộ gia đình, người dân ở các tỉnh
miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung. Giá cao su trung bình năm 2015 giảm
khoảng 16% so với năm 2014. Năm 2016, giá cao su xuất khẩu bình quân chỉ ở mức
1.333 USD/tấn, giảm 1% so với năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2017, giá bán mủ
cao su tự nhiên bình quân là 48,2 triệu đồng/tấn, cao hơn cùng kỳ 2016 là 21,6 triệu
đồng/tấn (năm 2016 là 26,6 triệu đồng/tấn). Đây là xu hướng đáng mừng tuy nhiên vẫn
chưa được như kỳ vọng.
Lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2013 đạt 1,1 triệu tấn với kim
ngạch đạt 2,5 tỷ USD, so với năm 2012 tăng 5,2% về lượng, giảm 11,7% về giá trị.
Xuất khẩu cao su năm 2014 đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 1,8 tỷ USD, tăng 0,2% khối lượng
nhưng giảm 27,7% giá trị so với 2013. Năm 2015 xuất khẩu cao su đạt 1,13 triệu tấn,
giá trị đạt 1,52 tỷ USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 14,4% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2015 đạt 1.377
USD/tấn, giảm 18,74% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu
khoảng 1,26 triệu tấn cao su thiên nhiên, đạt kim ngạch 1,67 tỷ USD, tăng 10,6% về
khối lượng và tăng 9% về giá trị so với năm 2015. Trong 7 tháng đầu năm, lượng cao su
xuất khẩu đạt 634.995 tấn trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 12,2% về lượng và 58,4% về giá trị.

20


V.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT GIÁ DẦU
Các giải pháp ngắn hạn không thể giải quyết được tình trạng sụt giảm giá dầu
nghiêm trọng hiện nay, khi mâu thuẫn giữa 3 nguồn cung lớn nhất thế giới là Mỹ, Nga và
Saudi Arabia vẫn còn căng thẳng, đồng thời, cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế
lớn nhất thế giới Mỹ - Trung đã đè nặng lên thương mại toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về

suy thoái kinh tế.
Kết quả của cuộc gặp Mỹ, Trung bên lề G20 tại Argentina đầu tháng 12/2018 vừa
qua đã hỗ trợ thị trường hàng hóa thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần, đặc biệt đối với
mặt hàng dầu thô. Việc Mỹ và Trung Quốc nhất trí tạm ngưng cuộc chiến thương mại,
không tăng thuế từ 10% lên 25% đối với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc từ 1/1/2019 và tiếp tục đàm phán một số vấn đề trong vòng 90 ngày, đã đẩy giá tất
cả các mặt hàng đều tăng vọt.
Cụ thể, ngày 4/12/2018, dầu thô Brent kỳ hạn giao sau tăng 2,23 USD lên 61,69
USD/thùng, tăng 3,75%. Dầu thô kỳ hạn WTI tăng 2,02 USD lên 52,95 USD/thùng, tăng
3,97%.
Dầu thô không có trong danh sách hàng trăm sản phẩm áp thuế của mỗi bên, nhưng
các thương nhân cho biết tâm lý tích cực của cuộc đàm phán giữa hai nền kinh tế lớn nhất
thế giới cũng đang thúc đẩy cho thị trường này.
Trong cuộc họp của OPEC dự kiến diễn ra vào ngày 6/12/2018, tổ chức các nhà sản
xuất cùng với Nga là thành viên ngoài OPEC được dự kiến cắt giảm nguồn cung nhằm
hạn chế sản lượng đang kéo giá dầu giảm hơn 30% kể từ đầu tháng 10/2018.
Chưa có thông báo chính thức nào về việc cắt giảm nguồn cung, nhưng hầu hết các
nhà phân tích kỳ vọng giảm 1-1,4 triệu thùng/ngày (bpd) so với tháng 10, mức cao nhất
của OPEC kể từ tháng 12/2016.

21


KẾT LUẬN

Khi có sự biến động giá xăng dầu, mỗi quốc gia đều chịu ảnh hưởng ở một muwvs
độ nhất định tùy vào quy mô của quốc gia đó và sự phát triển của quốc gia. Các quốc gia
phát triển hiện nay đã có những kinh nghiệm đối với việc chống đỡ tác động của sự biến
động giá xăng dầu bằng việc tăng cường dự trữ dầu, thực hiện tiết kiệm năng lượng và có
ưu thế trong việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế, cho nên trong ngắn hạn thì sự

biến động đó sẽ không có ảnh hưởng nhiều. Chỉ khi nào sự biến động đó diên ra trong
thời gian dài thì mới có thể tác động đến các nền kinh tế này. Ngược lại, đối với những
quốc gia nhỏ như Việt Nam, nhu cầu và nhiên liệu, nặng lượng cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước làm cho Việt Nam chịu ảnh hưởng khá lớn với những biến
động giá xăng dầu trên thế giới. Vì vậy xem xét và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đối
với nền kinh tế, đối với mỗi nhân tố trong nền kinh tế để từ đó hạn chế những tác động
tiêu cực, phát huy những mặt tích cực là điều rất quan trọng.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. />2. />fbclid=IwAR2Bp9v6Jn_3BathAPmOgZAyLNXiBerslB9KXRdEY9zCwsl1xT55TlxaQI
3. />fbclid=IwAR0RGCFKQvrt5ZKMEVTOA5r_ATnCZMie21OzR0AKlMQ
ldoLZeXS2lti35-c
4. />fbclid=IwAR1xQJgoskyyIFNe5eSgpKIPzOhnc4t_37EzpYX1GZbJF8yYyl
vEuQtX_FY

23



×