Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế phân tích BCT sản phẩm nhựa EPS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.03 KB, 91 trang )

PHẦN 1. TÌM HIỂU THÔNG TIN DOANH NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM
1.1. Tìm hiểu các bên tham gia
1.1.1. Công ty nhập khẩu DongYang Electronics Haiphong Co.,Ltd
Tên doanh nghiệp:
CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ DONG YANG HẢI PHÒNG
Tên giao dịch: DYEH
Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Một Thành Viên
Mã số thuế: 0201380513
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế TP Hải Phòng
Địa chỉ: Lô C5, 3, khu công nghiệp Tràng Duệ, thuộc Khu kinh tế Đình V, Xã Hồng
Phong, Huyện An Dương, Hải Phòng
Điện thoại: 842256633330
Đại diện pháp luật: Han Heung Sub
Địa chỉ người ĐDPL: Khách sạn Camela, số 515A Hùng Vương-Phường Hùng
Vương-Quận Hồng Bàng-Hải Phòng.
Giám đốc: Han Heung Sub
Ngày cấp giấy phép: 17/02/2014
Ngày bắt đầu hoạt động: 23/01/2014
Ngày nhận TK: 13/02/2014
Năm tài chính: 2000
Số lao động: 500
Cấp Chương Loại Khoản: 151-086
Ngành nghề kinh doanh:
·
C26100 Sản xuất linh kiện điện tử (Ngành chính)
·
C2220 Sản xuất sản phẩm từ plastic
·
C32900 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu
·


C33120 Sửa chữa máy móc, thiết bị
·
L68100 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở
hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê


·
C2930. Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có
động cơ khác.
Như vậy Công ty TNHH Điện tử Dong Yang Hải Phòng là công ty 100% vốn đầu
tư của Hàn Quốc; chuyên sản xuất, lắp ráp, gia công các link kiện điện tử, phụ
kiện nhựa ép khuôn và khuôn cho các sản phẩm của TV, điều hòa, máy hút bụi,
điện thoại và xốp EPS/EPP
1.1.2. Công ty xuất khẩu Ming Dih Chemical Co.,Ltd (Thái Lan)
Ming Dih Chemical Co Ltd là một doanh nghiệp đặt tại Thái Lan, có văn phòng
chính tại Samut Prakan.
Ming Dih Chemical Co Ltd được thành lập vào năm 1989. Công ty hoạt động
trong ngành sản xuất sản phẩm nhựa. Loại hình kinh doanh: Công ty thương
mại. Công ty đang làm việc trong các thiết bị xây dựng, hóa chất, nhựa, hoạt
động kinh doanh của hiệp hội.
Địa chỉ pháp lý: 87 M 15, Wat Kingkaev Rd, Bang Phli Yai - Samut Prakan; Miền
trung Thái Lan;
Mã bưu chính: 10540
Mr.Simon Lin Điện thoại: 886-7-7872411
Điện thoại: 886-7-7872411
Fax: 886-7-7872414

Năm 2015, công ty đã báo cáo doanh thu bán hàng giảm 17,29%. Tổng tài sản
của nó ghi nhận mức tăng trưởng âm 12,09%. Biên lợi nhuận ròng của Ming
Dih Chemical Co., Ltd giảm 0,11% trong năm 2015.

Từ các số liệu của biểu đồ và những phân tích tài chính của công ty, chúng ta có
thể thấy mặc dù tỷ suất lợi nhuận ròng của công ty có giảm nhưng về lâu dài


tình hình tài chính của công ty vẫn ổn định. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trong
ngành, với đội ngũ công nhân giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc nhà
xưởng tiên tiến, các sản phẩm của công ty không ngừng được cải thiện, đem lại
cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất trên
thị trường. Chính vì vậy, công ty DongYang Haiphong hoàn toàn có thể yên tâm
đặt hàng của doanh nghiệp Ming Dih Chemical Co., Ltd
1.1.3. Công ty bán Jampoo Union Corp.
Jampoo Union Corp. được thành lập vào năm 2009, không chỉ xử lý các nguyên
liệu hóa dầu, thiết bị cơ khí và hàng hóa, mà còn đa dạng hóa thành thực phẩm
cho trẻ em/ thức ăn gia súc, nguyên liệu thô khác và xây dựng. Jampoo Union
Corp. không ngừng khai thác các nguồn lực hiện có, cải tiến quy trình sản xuất,
áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp giúp tiết kiệm
năng lượng, nâng cao hiệu quả để có thể thỏa mãn yêu cầu của những khách
hàng khó tính nhất.
Thông tin liên lạc
Trụ sở chính: 5fl., 180 giây 4, Chung Hsiao E Rd., Đài Bắc 106 Đài Bắc Đài Loan
+886 0422310999
Mã số ID: TW103548

Jampoo Union Corp. là một nhà cung cấp Đài Loan. Từ những dữ liệu hải quan,
dữ liệu nhập khẩu của công ty đến t9/2019, tập đoàn đã thực hiện tổng cộng
1694 giao dich. Dựa trên những số liệu thống kê và tóm tắt từ các đối tác
thương mại, chúng ta có thể thấy chu kỳ kinh doanh của Jampoo Union Corp
đang có xu hướng ổn định, điều đó được thể hiện qua sự tăng trưởng ổn định
trong kinh doanh về cả về số lượng, trọng lượng, giá cả và số lượng giao dịch.


1.2. Phân tích thị trường sản phẩm
1.2.1. Tìm hiểu về sản phẩm Expandable Polystyrene (EPS)


1.2.1.1. Khái niệm và phân loại sản phẩm
Nhựa EPS (Expanded Polystyrene) là tên gọi của loại nhựa Polystyrene giãn
nở, được sản xuất dưới dạng hạt có chứa chất khí Bentan (C5H12) khí dễ
cháy. Các hạt EPS có thành phần tổng hợp từ 90 – 95% Polystyrene và 5 –
10% chất tạo khí như pentane hay carbon dioxide. Qua quá trình xử lý, hạt
EPS nở to tăng kích thước kết dính với nhau, và khi đưa vào sản xuất sẽ
được định hình thành các sản phẩm tùy mục đích sử dụng.
Như vậy, hạt nhựa EPS là một loại nhựa giãn nở cực nhẹ với 98% là khí,
thích hợp sử dụng làm bao bì đựng các vật liệu dễ vỡ, thực phẩm tươi
sống, thiết bị điện tử giúp bảo vệ hàng hóa tốt trong quá trình vận chuyển,
lưu kho. Sản phẩm có giá khá mềm, là sản phẩm được nhiều người tìm
kiếm.
Phân loại
Hiện nay mốp xốp eps được phân theo các tỷ trọng khác nhau và mỗi tỷ
trọng sẽ được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
● Mốp xốp EPS có tỷ trọng từ 4 – 6kg/khối: Loại mốp xốp tỷ trọng thông
thường được sử dụng chủ yếu để chèn hàng hóa, đóng gói hàng hóa,
bảo quản đồ dễ bị va đập mạnh. Giá xốp tỷ trọng 4 – 6 Kg/ khối.
● Mốp xốp eps có tỷ trọng từ 8 – 20kg/ khối: Loại mốp xốp này được ứng
dụng nhiều trong xây dựng, làm vật liệu cách âm chống nóng, ốp vách lót
tường, đóng thùng xe tải… Có các tỷ trọng sau 8kg, 10kg, 12kg, 14kg,
16kg, 18kg, 20kg, 24kg. Tùy vào từng mục đích sử dụng chúng tôi sẽ có
mức báo giá cụ thể.
● Mốp xốp eps tỷ trọng từ 20 – 35kg/khối: Loại mốp xốp eps này được xếp
vào xốp tỷ trọng cao được sử dụng trong cách công trình xây dựng như
lót sàn đổ bê tông, lót nền kho lạnh, hầm đồng và dùng để các âm cách

nhiệt cho các nhà cao tầng.
1.2.1.2. Công dụng
Nhựa EPS dạng tấm được sử dụng sản xuất PANEL
● Mốp xốp EPS dạng khối được dùng làm mô hình cho các công ty quảng
cáo. Xốp có nhiều kích thước lớn, bao bì điện tử, sành sứ thủy tinh, rau
quả, thủy hải sản và bao bì thùng xốp chống va đập.


● Mốp xốp EPS dạng tấm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng lót hay ốp
tường có công dụng cách âm cách nhiệt tốt.
● Dùng cách nhiệt nền kho lạnh, hầm đông, hầm nước đá, các loại ống bảo
ôn.
● Gia công sản xuất tấm 3D dùng trong xây dựng, nhà ở dạng biệt thự hay
cao tầng thay thế cho vật liệu truyền thống vì nó có ưu điểm là vật liệu
nhẹ & có tính năng cách nhiệt tốt nên tiết kiệm được chi phí điện năng
sinh hoạt.
● Dùng trong tàu, xe có trang bị thiết bị bảo ôn (đông lạnh) kho lạnh, kho
chứa hàng.

1.2.1.3. Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất: Hạt EPS nguyên sinh được kích nở thông qua nhiệt độ 90C
kích nở từ 20 đến 50 lần. Tiếp theo cho vào khuôn (block) gia nhiệt ( 100*C) với
thời gian thích hợp cho ra sản phẩm Mốp xốp – nhựa EPS còn gọi là mốp xốp
EPS.
Sản phẩm Mốp xốp – nhựa EPS định hình từ hạt được kích nở nên trong thể
tích M3 chứa từ 3,000,000 đến 6,000,000 hạt nhỏ kết dính dạng tổ ong kín
mạch, trong mỗi tế bào hạt nhỏ sau khi nở chứa bên trong 98 % là không khí, là
sản phẩm có ưu điểm về tính năng bảo ôn, cách nhiệt và cách âm.
1.2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm Expandable Polystyrene (EPS)
Ưu điểm của hạt nhựa EPS

Phương pháp thi công đơn giản, tiện lợi mang lại hiệu quả cao, mốp xốp
EPS đã được các nhà thầu công ty xây dựng, chọn làm giải pháp chống nóng
cho mái tole, vách tole của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tòa cao
ốc, khách sạn,.. dùng để cách nhiệt & cách âm, áp dụng trong điều hòa
trung tâm của các công trình điện lạnh,..Sản phẩm mốp xốp tấm EPS của
công cụ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nên sản phẩm có giá trị cao
nhưng bù lại giá thành lại khá rẻ.
Nhược điểm của các loại hạt nhựa EPS trên thị trường


Không thể phủ nhận những ưu điểm vượt trội của hạt nhựa EPS, tuy nhiên
cũng cần nói đến nhược điểm của nguyên liệu này. Hạt nhựa EPS được làm
từ nhựa tổng hợp nên phân hủy chậm trong môi trường nên những sản
phẩm từ nguyên liệu này sau khi thải ra môi trường sẽ gây nên những hậu
quả nghiêm trọng. Nhựa EPS không phân hủy sẽ trở thành nguồn rác thải
khổng lồ khi bị trôi xuống sông ngòi, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường
nước gây hại cho các loài sinh vật sống trong môi trường và có thể gây
tuyệt chủng. Rác thải từ nhựa EPS có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên
những căn bệnh nguy hiểm cho con người khi chúng ta hằng ngày vẫn đang
hít thở không khí bị ô nhiễm, nguồn thức ăn, nước uống bẩn, độc hại. Vì
vậy, việc sử dụng hạt nhựa nguyên sinh, nhựa tổng hợp trong sản xuất
ngành nhựa hiện nay là điều không được khuyến khích. Và chúng ta nên có
phương pháp thay thế hạt nhựa EPS bằng hạt nhựa sinh học để bảo vệ môi
trường xung quanh.
1.2.2. Tìm hiểu về thị trường sản phẩm
1.2.2.1. Các sản phẩm thay thế trên thị trường
1.

So sánh mút xốp PU (polyurethane) với EPS
Bảng so sánh các thông số kỹ thuật


● Mút xốp PU (polyurethane)
○ Polyurethane được sản xuất từ các loại hóa chất chính như:
Isocyanate, Polyol hay các hợp chất polymer tương tự (những hợp
chất chứa nhóm – OH), Nước
○ Một số loại phụ gia khác được thêm vào nhằm điều khiển tốt tốc
độ phản ứng, kích cỡ tế bào của mút như
○ Chất trợ nở vật lý ( blowing agent) sản xuất PU công nghiệp: Xúc
tác kim loại, Xúc tác amin, Silicone hoạt động bề mặt
○ Phụ gia khác như: Chất làm mềm dẻo (plasticizer), Chất tạo màu
(dyestuff), Chất tạo liên kết ngang (cross-linking agent, Chất chống
cháy (Fire retardant)
● Hạt nhựa sinh học bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì nó có tất cả những
tính năng ưu việt để sản xuất nhựa EPS chất lượng tốt. Tuy nhiên về giá


thành, hạt nhựa sinh học lại cao hơn nên các doanh nghiệp thường ít lựa
chọn, nhằm thu về lợi nhuận nhiều nhất có thể.
1.2.2.2. Các doanh nghiệp sản xuất nhựa EPS tại Việt Nam
Ở khu vực miền Bắc nước ta, Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Nhựa
EPS Bắc Việt là công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất nhựa
xốp: Xốp cách nhiệt, xốp chống cháy, xốp phao, xốp âm ly, xốp EPS, xốp
chèn sản phẩm,..
Với đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, tập thể lao động cần cù, năng
động; dây chuyền máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại từ các nước phát
triển như: Nhật, Đức, Đài Loan… Với thế mạnh là thiết bị hiện đại, công
nghệ cao, lao động lành nghề, hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO, Eps
Bắc Việt đã tạo ra các sản phẩm xốp và nhựa phục vụ cho các ngành công
nghiệp của nền kinh tế quốc dân và là đối tác tin cậy của các tập đoàn lớn
đầu tư vào Việt Nam.

● Thị trường chính: Toàn Quốc & Quốc Tế
● Loại hình công ty: Sản Xuất, Thương Mại, Bán Sỉ
Với khẩu hiệu “Uy tín - chất lượng - cải tiến liên tục - phát triển bền vững”
nhằm nâng cao và đáp ứng sự thoả mãn của khách hàng.
Ở khu vực miền Nam, Công Ty TNHH TM SX DV XNK Lộc Phát cũng là một
nhà cung cấp lớn, chuyên sản xuất & kinh doanh các sản phẩm bảo ôn cách
nhiệt gồm: Mốp xốp EPS, mốp xốp APS, mốp xốp EVA, PE, mốp xốp PU,
Atilon, túi khí cách nhiệt, rock wool & xps, v.v
Một doanh nghiệp sản xuất mốp xốp EPS được các thương hiệu lớn như:
Tập đoàn LG, Poyun, Ariston,.. lựa chọn đó chính là công ty cổ phần đầu tư
bao bì
Đây là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất Bao Bì Xốp EPS, thùng xốp,
khay xốp,..
Cung cấp đa dạng, mẫu mã chủng loại:
● Xốp tấm dùng trong xây dựng: Xốp cách âm, cách nhiệt, xốp bảo ôn, xốp
dùng cho sản xuất bê tông siêu nhẹ, v.v..
● Xốp chèn điện tử, điện lạnh & điện dân dụng
● Xốp, thùng xốp đựng thực phẩm, hoa quả, hải sản, vacxin.


● Đội ngũ kỹ thuật 30 năm trong nghề, hệ thống máy móc hiện đại.
Công ty TNHH Tân Huy Hoàng có cơ sở chính ở KCN Tràng Duệ, cùng nằm
trong một khu vực với Consignee: Công Ty TNHH Điện Tử Dong Yang Hải
Phòng. Tuy nhiên Consignee: Công Ty TNHH Điện Tử Dong Yang Hải Phòng
lại không đặt hàng ngay của Công ty TNHH Tân Huy Hoàng gần đó, mà lại
phải nhập khẩu của Jampoo Union Corporation(Đài Loan). Chúng ta cùng
xem các thông tin về công ty Tân Huy Hoàng để tìm hiểu nguyên nhân.
Công ty TNHH Tân Huy Hoàng là công ty sản xuất chuyên nghiệp có thâm
niên trên 30 năm về các sản phẩm Panel Eps, Panel Pu, Rock Wool-Glass
Wool Panel và Xốp Định Hình Eps.

Công ty gồm có đội ngũ trên 200 nhân viên, cán bộ, kỹ sư với niềm đam
mê, lòng nhiệt tình, tính năng động trong công việc, luôn luôn sẵn sàng hân
hạnh được phục vụ quý khách hàng.
● Thị trường chính: Toàn Quốc
● Loại hình công ty: Nhà Sản Xuất
Với chiến lược kinh doanh win-win, công ty TNHH Tân Huy Hoàng luôn luôn
đem lại thành công cho các đối tác. Tân Huy Hoàng hướng tới lợi nhuận
bằng sự hài lòng về chất lượng, giá trị đem lại cho khách hàng thông qua
các sản phẩm của mình.

Nhận xét: Giá bán hạt nhập khẩu luôn cao hơn giá bán trong nước khoảng 15
USD/tấn những sản phẩm trong nước vẫn không cạnh tranh được với hàng
nhập khẩu. Lý do không phải do chất lượng kém hơn mà do thị hiếu của người
tiêu dùng trong nước, ưa dùng hàng nhập khẩu; trong nước hiện nay có 1-2
khách hàng có nhu cầu sử dụng hạt EPS với khối lượng lớn từ 500 tấn - 1.000
tấn/tháng và được phía Đài Loan bán với giá rất ưu đãi (sau khi cộng cả thuế
nhập khẩu và các chi phí khác thì giá mua hàng nhập khẩu vẫn thấp hơn giá
mua trong nước khoảng 20 USD/tấn cộng với chính sách cho trả chậm).
1.2.2.3. Biểu thuế xuất nhập khẩu


Một trong những lý do lớn để các doanh nghiệp thường lựa chọn nhập
khẩu nhựa xốp EPS từ Đài Loan thay vì thị trường nội địa là do mức thuế
suất nhập khẩu của mặt hàng này.
Theo biểu nhập khẩu năm 2006, thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng EPS là 5%
đến năm 2007 giảm xuống còn 3%, năm 2010 xuống 2%. Năm 2011, Bộ Tài
chính xem xét lại và điều chỉnh thuế nhập khẩu EPS lên 3%. Mặc dù vậy
nhưng nhà máy vẫn luôn gặp rất nhiều khó khăn do mức thuế thấp không
đủ sức bảo hộ cho sản xuất trong nước, các doanh nghiệp vẫn nhập khẩu
từ Đài Loan và Trung quốc.

Hiện nay, phần lớn các nước có nhà máy sản xuất hạt nhựa EPS, PS đều có
thuế nhập khẩu từ 5% đến 15% (Thái Lan 5%, Trung Quốc 6.5% Malaysia
5%, Philipine 15%, Turkey 6,5%, Pakistan 15%).
Bảng các chính sách thuế đối với hạt nhựa EPS qua các thời kỳ và hiện
hành:

PHẦN 2. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1. Cơ sở lý thuyết về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Khái niệm: “Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự
có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất
khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là
bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, bên mua có nghĩa vụ nhận
hàng và trả tiền hàng.” (Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương).

Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên,
có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Luật Thương mại Việt Nam
2005 quy định thêm: giữa các bên có trụ sở cùng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng


một bên trong nội địa còn bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.

Về đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.

Về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền dùng để thanh toán thường là nội tệ

hóa có thể là ngoại tệ đối với các bên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền
thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, ví dụ các doanh nghiệp thuộc các nước
trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Có thể là toà án hóa trọng tài của một
trong hai nước hóa nước thứ ba.

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của
luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh
của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hóa cả án lệ (tiền lệ pháp)
để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng
tiếng Anh.

2.1.2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của
pháp luật
- Nội dung của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật
quy định. Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Tên


hàng, số lượng, chất lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao
hàng
- Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hóa hình thức khác có giá trị tương
đương: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu


2.1.3. Cấu trúc và nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
v Cấu trúc của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Một hợp đồng thương mại quốc tế thường được cấu trúc thành năm nhóm nội
dung chính:
● Tên và số hiệu hợp đồng
● Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng
● Phần mở đầu (Tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng)
● Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng
● Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu
Lưu ý chữ ký phải đảm bảo là đúng người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
Trong trường hợp do người khác ký mà không phải là người đại diện hợp pháp
của doanh nghiệp thì phải có giấy ủy quyền được đính kèm với hợp đồng.

v Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế
Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các
điều khoản bắt buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như
điều khoản về tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán
v.v) và các điều khoản tùy ý (các điều khoản tùy vào sự thỏa thuận và thống
nhất giữa các bên tham gia)

2.2.1. Điều khoản về tên hàng (Commodity)


Đây là điều khoản chủ yếu của hợp đồng, nhằm giúp các bên xác định được loại
hàng cần mua bán, do đó điều khoản phải được diễn tả thật chính xác.

Người bán và người mua có thể dùng các cách sau để quy định về tên hàng:
+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khóa học, đặc
biệt trong trường hợp các hàng hóa là hóa chất, dược phẩm, giống cây …

+ Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó , nếu nơi đó có ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Ghi tên hàng kèm với quy cách của chính hàng hóa đó
+ Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó, đặc biệt áp dụng với những sản
phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín
+ Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng
+ Ghi tên hàng kèm theo mã số HS
+ Ghi hỗn hợp

2.2.2. Điều khoản về chất lượng/phẩm chất (Quality)
Điều khoản về phẩm chất là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa
bao gồm tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất … của
hàng hóa.
Đây là điều khoản bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng.

Dưới đây là một số các diễn đạt phổ biến về phẩm chất hàng hóa trong hợp
đồng:
– Dựa vào mẫu hàng: Mẫu hàng là 1 đơn vị hàng hóa lấy ra từ lô hàng giao
dịch.


Phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa dựa vào mẫu hàng chỉ áp dụng cho
những hàng hóa phẩm chất ít biến đổi bởi môi trường bên ngoài. Ví dụ thường
được áp dụng cho các hợp đồng mua bán gạo, cà phê, lạc nhân, quặng …

– Dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp:
Tiêu chuẩn là quy định về sự đánh giá chất lượng hóa các chỉ tiêu về phẩm chất
(quốc gia, quốc tế).

– Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, nguyên
liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hóa.
+ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất trung bình khá): người bán từ một địa
điểm nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất
bình quân của cùng loại hàng vẫn thường được gửi từ nơi nào đó trong một
thời gian nhất định.
+ GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt): người bán phải
giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một
khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.
+ Good Ordinary Brand (Nhãn hiệu thông thường)
+ Độ lên men thông thường/tốt (Cacao)

– Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu có trong hàng: Quy định tỷ lệ phần trăm
của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong mua
bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu, người
ta chia làm hai loại: Hàm lượng chất có ích (quy định % min) và hàm lượng chất
có hại (quy định % max)


– Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hóa: Quy cách là những chi tiết về mặt
chất lượng như công suất, kích cỡ, trọng lượng … của một hàng hóa. Thường
dùng trong mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải …

– Dựa vào lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa: Quy định số lượng thành
phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa.

– Dựa vào hiện trạng hàng hóa:

Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng thực tế của
hàng hóa, người bán chỉ chịu trách nhiệm giao hàng theo đúng tên gọi mà

không chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng. Vì vậy, cách này được sử dụng
trong các trường hợp mua hàng khi tàu đến, hàng bán tại kho, bán hàng thanh
lý hóa khi thị trường thuộc về người bán.

– Dựa vào dung trọng
Dung trọng (natural weight) là trọng lượng tự nhiên của hàng hóa trên một
đơn vị thể tích. Phương pháp này áp dụng phổ biến đối với các mặt hàng ngũ
cốc, lương thực, thường được sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.

– Dựa vào xem hàng trước (hay còn gọi là “đã xem và đồng ý”): Người mua sẽ
được quyền xem trước hàng hóa, nếu đồng ý sẽ nhận hàng và thanh toán tiền.
Phương pháp này áp dụng cho các mặt hàng như đồ cổ, hàng đấu giá, đồ cũ …

– Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa:
Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản
xuất này với hàng hóa của cơ sở sản xuất khác.


– Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp,
bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ
tiêu chất lượng của sản phẩm.
Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết
bị có nhiều chi tiết lắp ráp.

– Dựa vào sự mô tả hàng hóa
Trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ,
thông dụng … của sản phẩm. Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản
phẩm có khả năng mô tả được, thông thường nó được sử dụng kết hợp với các
phương pháp khác.


2.2.3. Điều khoản về số lượng (Quantity)
Đây là một trong những điều khoản quan trọng trong một hợp đồng thương
mại quốc tế. Điều khoản này xác định số lượng thực tế hàng hóa sẽ được mua
bán.

2.2.3.1. Đơn vị tính số lượng
Đơn vị số đếm: cái, chiếc, bộ, kiện, hòm …
Đơn vị đo lường
Cần lưu ý các nước có thể sử dụng hệ thống đo lường khác nhau
Lưu ý: Khi kiểm tra đơn vị tính, đơn vị tính phải được định lượng rõ ràng theo
đơn vị đo lường (như m, kg…), trường hợp không định lượng được rõ ràng
(như thùng, hộp …) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao
nhiêu hộp, mỗi hộp có bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc …).

2.2.3.2. Phương pháp quy định số lượng


● Quy định chính xác
Cách quy định này thường dùng với những hàng hóa tính bằng cái, chiếc, hàng
hóa dễ cân đong đo đếm, hàng hóa với số lượng nhỏ. Các bên quy định chính
xác số lượng hàng hóa được mua bán ngay khi ký kết hợp đồng. Số lượng
không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
● Quy định phỏng chừng
Cách quy định này cho phép một mức chênh lệch trong giao nhận số lượng
hàng hóa. khoản chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng.
Thường dùng đối với việc mua bán các mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ
cốc, than, quặng, dầu mỏ … hay những mặt hàng có tỷ lệ hao hụt tự nhiên để
thuận tiện cho việc thu gom hàng, tạo thuận lợi cho việc thuê tàu, tránh được
hao hụt trong quá trình vận chuyển và sai số trong cân đo hàng hóa.
Điều khoản này có thể được thể hiện trong hợp đồng bằng cách ghi các cụm từ

“about”, “approximately”, “from … to…”

Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng thì áp dụng
phạm vi dung sai theo tập quán hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ
cốc có dung sai: +-5%; cà phê: +- 3%, cao su: +-2.5%; gỗ: +-10%, máy thiết bị +5% trọng lượng hàng giao.

2.2.3.3. Phương pháp xác định trọng lượng
Đối với những hàng hóa xác định theo trọng lượng, cần nắm rõ các phương
pháp xác định trọng lượng hàng hóa. Trọng lượng hàng hóa có thể được tính
theo các cách khác nhau.
● Trọng lượng cả bì (Gross weight)
Là trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng với trọng lượng của bao bì. Phương
pháp này được áp dụng khi trọng lượng hóa trị giá của bao bì quá nhỏ so với
trọng lượng hóa giá trị của lô hàng, hóa đối với những mặt hàng không thể


tách rời khỏi bao bì. Đây là phương pháp xác định trọng lượng hàng hóa phổ
biến.
● Trọng lượng tịnh (Net weight)
Là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa mà không tính đến bất cứ loại
bao bì nào.
● Trọng lượng thương mại (Commercial weight)
Là trọng lượng của hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn. Phương pháp này thường áp
dụng cho những mặt hàng dễ hút ẩm có độ ẩm không ổn định, giá trị kinh tế
tương đối cao như bông, đay, len, tơ tằm …
● Trọng lượng lý thuyết:
Là trọng lượng tính toán đơn thuần dựa vào lý thuật hay thiết kế. Phương pháp
này áp dụng tính cho các mặt hàng có quy cách và kích thước cố định (vd: thép
tròn, thép cuộn, thép tấm..) hóa mua bán theo thiết kế.


2.2.4. Điều khoản giá cả (Price)
Trong điều khoản này cần xác định: Đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương
pháp quy định giá cả, giảm giá (nếu có), và điều kiện cơ sở giao hàng

2.2.4.1. Đồng tiền tính giá
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc giá, giá cả hàng hóa có thể được tính
bằng tiền của nước người bán, nước người mua hóa có thể là đồng tiền của
nước thứ ba.
Việc lựa chọn đồng tiền tính giá còn phụ thuộc vào tập quán ngành hàng,
tương quan giữa người mua và người bán trên thị trường và chính sách kinh tế
đối ngoại.


Ví dụ trong buôn bán cao su, kim loại màu, than… đồng tiền tính giá thường
được quy định bằng đồng bảng Anh; trong buôn bán về sản phẩm dầu mỏ, da
lông thú, đồng tiền tính giá thường là đồng đô la Mỹ.
Các bên mua bán thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị
trường hối đoái, có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh như:
USD, JPY, EUR, GBP.

2.2.4.2. Phương pháp quy định giá
● Giá cố định (Fixed price)
Là giá cả được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không xem xét lại trong suốt
quá trình thực hiện hợp đồng.
Phương pháp này áp dụng cho những hợp đồng ngắn hạn với những mặt hàng
mà giá ít có sự biến động trên thị trường.
● Giá linh hoạt (Flexible price)
Là giá được xác định lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được thay đổi trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Khi vận dụng phương pháp quy định giá này, người ta cần đưa ra một giá gốc

trong hợp đồng, nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động của giá cả, thỏa
thuận tỷ lệ để điều chỉnh (biến động giá) và xác định thời điểm để xem xét lại
giá.
Ví dụ trong các hợp đồng dài hạn về mua bán nguyên liệu công nghiệp, lương
thực … người ta thường thỏa thuận điều khoản cho phép xét lại giá hợp đồng
khi giá thị trường biến động vượt quá mức 5% hóa 10% so với giá hợp đồng
quy định.
● Giá quy định sau (Deferred fixing price)
Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký hợp đồng mà được xác
định trong quá trình thực hiện hợp đồng.


Trong hợp đồng, người ta chỉ thỏa thuận với nhau một thời điểm nào đó và
những nguyên tắc nào đó hai bên sẽ gặp nhau xác định giá.
Phương pháp này được sử dụng với những hợp đồng mua bán hàng hóa có sự
biến động mạnh về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.
● Giá di động (Sliding scale price)
Là giá được khẳng định ngay khi ký kết hợp đồng nhưng tại thời điểm thanh
toán thì nó được xác định lại, được tính toán lại trượt theo khả năng thay đổi
của những yếu tố cấu thành. Phương pháp này thường áp dụng cho những mặt
hàng có quá trình chế tạo lâu dài, như hàng thiết bị toàn bộ, tàu biển, các thiết
bị lớn trong công nghiệp …

2.2.4.3. Các khoản giảm giá
Trong điều khoản giá cả, có thể quy định thêm về giảm giá (Discount).
Giảm giá là một khoản ưu đãi tín dụng của bên bán hàng dành cho bên mua
hàng.
● Xét theo nguyên nhân giảm giá:
Có các loại giảm giá như do trả tiền sớm, giảm giá thời gụ, giảm giá đổi hàng cũ
lấy hàng mới, giảm giá do mua hàng với số lượng lớn …

● Xét về cách tính giảm giá:
Giảm giá đơn (giảm giá 1 lần cho toàn bộ các nguyên nhân, thường được biểu
thị bằng một mức % so với giá chào hàng); Giảm giá kép (là mức ưu đãi giảm
giá do nhiều nguyên nhân, mỗi nguyên nhân có tỷ lệ giảm giá nhất định: vd:
giảm giá 5% do mua hàng với số lượng nhiều, giảm 2% do mua hàng trái thời
vụ…); Giảm giá lũy tiến ( giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng hóa
được mua bán trong đợt giao dịch nhất định); Giảm giá tặng thưởng (Giảm giá


mà người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn
nhất định tổng số tiền mua hàng được tới một mức nhất định.

2.2.4.3. Điều kiện cơ sở giao hàng
Nhằm phân biệt trách nhiệm, nghĩa vụ và các chi phí cơ bản giữa người mua và
người bán trong hợp đồng, trong các hợp đồng mua bán, mức giá được ghi bên
cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.

2.2.5. Điều khoản giao hàng (Delivery)
Điều khoản giao hàng là điều khoản xác định thời hạn, địa điểm giao hàng,
phương thức giao hàng và thông báo giao hàng

2.2.5.1. Thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng. Trong buôn bán quốc tế có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng:
● Giao hàng theo định kỳ: Là việc xác định thời hạn giao hàng vào một
khoảng (mốc) thời gian nhất định. Ví dụ giao hàng vào ngày 31/12/2019,
giao trong quý III năm 2020, không chậm quá ngày 31/09/2019 v.v
● Giao hàng theo điều kiện: là việc xác định thời hạn giao hàng theo điều
kiện nhất định. Ví dụ giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng trong
vòng 20 ngày kể từ ngày mở L/C, giao hàng trong vòng 20 ngày kể từ khi

nhận được giấy phép xuất khẩu v.v
● Giao hàng theo các thuật ngữ: là việc xác định thời hạn giao hàng theo
các nhật ngữ như “giao nhanh” (prompt”, “giao ngay lập tức”
(Immediately), “giao càng sớm càng tốt” (as soon as possible),,,

2.2.5.2. Địa điểm giao hàng


Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức
chuyên chở hàng hóa và đến điều kiện cơ sở giao hàng.
Thường địa điểm giao hàng đi và địa điểm hàng chuyển tới phụ thuộc vào điều
kiện thương mại quốc tế do hai bên mua và bán lựa chọn, có thể trong hợp
đồng ghi rõ điểm đi/đến (port of discharging/destination: Hai Phong Port) hóa
ghi địa điểm giao hàng lựa chọn (one of Taiwan port, CIF European main ports,
FOB Da Nang…)

2.2.5.3. Phương thức giao hàng
Trong điều khoản giao hàng luôn đề cập đến nội dung phương thức giao hàng.
● Giao về số lượng: Xác định số lượng thực tế của hàng được giao bằng
các phương pháp cân, đo, đếm …
● Giao về chất lượng: Là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng,
hiệu suất, kích thước và các chỉ tiêu khác để xác định sự phù hợp giữa
chúng với quy định trong hợp đồng
● Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa , xác định sự phù hợp về
số lượng, chất lượng của hàng hóa với hợp đồng
● Giao nhận cuối cùng: Là việc xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng

2.2.5.4. Thông báo giao hàng
Trong các điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms đã quy định trách nhiệm về

thông báo giao hàng, tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại quốc tế vẫn nên
quy định rõ thêm về (i) số lần thông báo và (ii) nội dung, thời điểm mỗi lần
thông báo

Ví dụ: Điều kiện FOB: Thông báo 3 lần:
● Lần 1: Người bán thông báo sẵn sàng giao hàng
● Lần 2: Người mua thông báo về việc cử tàu đến nhận hàng: Tên tàu, số
hiệu của tàu, tên người vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng


● Lần 3: Người bán thông báo về việc giao hàng: Kết quả giao hàng, số
lượng và chất lượng hàng thực giao, ngày xếp hàng lên tàu, ngày được
cấp vận đơn và số của vận đơn, ngày tàu khởi hành từ cảng đi và dự kiến
ngày tàu đến cảng dỡ hàng …

Trong điều khoản giao hàng, các bên còn thỏa thuận về hướng dẫn giao hàng:
– Có cho phép chuyển tải hay không (Transhipment): Allow/not Allowed
(Prohibited)
– Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment)
– Giao hàng một lần hay giao hàng nhiều lần

2.2.6. Điều khoản thanh toán
Đây là điều khoản quy định về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình
thức trả tiền và các chứng từ làm căn cứ để trả tiền

2.2.6.1. Đồng tiền thanh toán (Payment currency)
Đồng tiền thanh toán (currency of payment) là đồng tiền được hai bên thỏa
thuận sử dụng trong thanh toán hàng hóa.
Việc thay toán tiền hàng được tiền hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu,
của nước nhập khẩu hóa một nước thứ ba. Đôi khi trong hợp đồng còn cho

quyền người nhập khẩu được thanh toán bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo
sự lựa chọn của mình.
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hóa không trùng hợp với đồng tiền tính
toán. Nếu không trùng hợp thì phải quy định tỷ giá quy đổi.

2.2.6.2. Thời hạn thanh toán (Time of payment)


Khi thỏa thuận về thời hạn thanh toán, các bên có thể thống nhất thời hạn
thanh toán: Trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hàng hóa thanh
toán theo phương thức hỗn hợp.
● Thanh toán trước: Người mua giao tiền hàng trước khi người bán giao
hàng hóa thực hiện đơn đặt hàng
● Người mua thanh toán trước với mục đích cấp tín dụng
● Người mua thanh toán trước cho người bán với mục đích là tiền đặt cọc
đảm bảo thực hiện hợp đồng
● Thanh toán ngay
Thanh toán ngay là việc thanh toán vào trước lúc hóa trong lúc người xuất khẩu
đặt chứng từ hàng hóa hóa đặt bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của
người mua.
Người nhập khẩu có thể trả tiền cho người xuất khẩu :
● Ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên
phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
● Ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên
phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
● Ngay sau khi người nhập khẩu nhận bộ chứng từ hóa
● Người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu sau khi nhận xong
hàng hóa tại nơi quy định hóa cảng đến.
Thanh toán ngay có thể thực hiện trong phương thức thanh toán D/P trong
nhờ thu và L/C trả ngày trong phương thức tín dụng chứng từ


2. Thanh toán sau (trả chậm)
Thanh toán sau là việc người mua trả tiền cho người bán một thời gian sau khi
người bán đã giao hàng xong
Nếu lấy 4 loại trả tiền ngay làm mốc mà việc trả tiền xảy ra ngay sau đó x ngày
thì có 4 loại trả tiền sau:


● Trả tiền sau x ngày kể từ ngày được thông báo của người xuất khẩu hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao
hàng quy định
● Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
● Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người nhập khẩu nhận bộ chứng từ.
● Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa
Thanh toán sau có thể thực hiện trong phương thức thanh toán D/A trong nhờ
thu hay L/C trả chậm trong phương thức tín dụng chứng từ.

3. Thanh toán hỗn hợp
Là cách thức thanh toán sử dụng kết hợp cả ba cách thức thanh toán trước,
thanh toán ngay và thanh toán sau. Đây là phương thức hay được sử dụng hiện
nay.

2.2.6.3. Phương thức thanh toán
Trên thị trường, các bên mua bán thường thỏa thuận áp dụng các phương thức
thanh toán phổ biến sau:
● Phương thức thanh toán tiền mặt
● Phương thức thanh toán chuyển tiền
● Phương thức thanh toán nhờ thu
● Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ


2.2.6.4. Bộ chứng từ thanh toán
Trong điều khoản thanh toán, hai bên cần thống nhất bộ chứng từ thanh toán,
đây được hiểu là người bán phải cung cấp cho người mua những chứng từ
chứng minh việc giao hàng như hai bên đã thỏa thuận. Nếu bộ chứng từ người
bán xuất trình là đầy đủ và hợp lệ mới được thanh toán bởi người mua hóa
ngân hàng phục vụ người mua.


Thông thường bộ chứng từ thanh toán gồm:
● Hối phiếu (Bill of exchange)
● Vận tải đơn (Bill of lading, Airwaybill, Railway bill…)
● Hóa đơn bán hàng (Commercial invoice)
● Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list)
● Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hóa thực giao do người sản
xuất xác nhận đảm bảo về hàng hóa mua bán (Certificate of
Quantity/Certificate of Quality)
Số lượng mỗi loại chứng từ (bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản phụ) và gửi
tới đâu sẽ do hai bên thỏa thuận khi đàm phán để ký hợp đồng. Tùy theo tình
trạng hàng hóa mua bán và tính chất của cuộc trao đổi, mà người bán phải
cung cấp cho người mua thêm những chứng từ khác (nếu có yêu cầu) như:





Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu điều kiện giao hàng là CIF hóa CIP)
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Giấy chứng nhận kiểm tra, giám định hàng hóa
Kiểm dịch, hun trùng …


2.2.7. Điều khoản bao bì, ký mã hiệu
2.2.7.1. Bao bì
Bao bì có các chức năng: chứa đựng hàng hóa theo tiêu chuẩn đơn vị; bảo vệ
hàng hóa, tránh những tổn thất thiệt hại do tác động của môi trường bên
ngoài, của tự nhiên hóa do những hành động cố ý của con người; làm tăng giá
trị của sản phẩm do tính thẩm mỹ của bao bì; gợi ý, kích thích nhu cầu người
tiêu dùng; hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng hàng hóa; phân biệt hàng
hóa của hợp đồng này với hàng hóa của hợp đồng khác.
Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về chất lượng bao
bì, phương thức cung ứng bao bì, giá cả bao bì.
● Chất lượng bao bì


×