Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế - Phân tích hợp đồng và chứng từ nhập khẩu hương liệu của Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 41 trang )

z

Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***

TIỂU LUẬN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Đề tài: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG VÀ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU HƯƠNG
LIỆU CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN NƯỚC CHẤM MEKONG

Hà Nội, tháng 08 năm 2018


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ VÀ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HƯƠNG LIỆU CỦA CÔNG
TY TNHH CHẾ BIẾN NƯỚC CHẤM MEKONG .................................................. 2
1.1. Khái quát về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ...................................... 2
1.1.1.

Khái niệm ............................................................................................. 2

1.1.2.

So sánh đặc điểm của HĐMBHH quốc tế với HĐMBHH: ..................... 2



1.1.3.

Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT .................................................... 2

1.1.4.

Bố cục của hợp đồng............................................................................. 3

1.2. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HƯƠNG LIỆU CỦA CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN NƯỚC CHẤM MEKONG ....................................................... 4
1.2.1.

Đối tượng và chủ thể của hợp đồng ...................................................... 4

1.2.2.

Điều kiện thương mại của hợp đồng ..................................................... 5

1.2.3.

Các điều khoản của hợp đồng ............................................................... 5

CHƯƠNG 2.
LIỆU

QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HƯƠNG
17

2.1. Xin giấy phép nhập khẩu ............................................................................. 17

2.2. Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán ...................................... 18
2.3. Thuê tàu ....................................................................................................... 19
2.4. Mua bảo hiểm .............................................................................................. 20
2.5. Thông quan nhập khẩu hàng hóa ............................................................... 20
2.6. Nhận hàng ................................................................................................... 21
2.7. Kiểm tra hàng hóa ....................................................................................... 22
2.8. Khiếu nại ..................................................................................................... 23
CHƯƠNG 3. CHƯƠNG 3: BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU HƯƠNG LIỆU
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN NƯỚC CHẤM MEKONG .......................... 24
3.1. Hóa đơn thương mại.................................................................................... 24
3.2. Vận đơn ....................................................................................................... 25
3.3. Giấy chứng nhận kiểm định (Certificate of Analysis) ................................. 27
3.4. Giấy chứng nhận xuât xứ ............................................................................ 30
3.5. Giấy báo nhận hàng .................................................................................... 32
3.6. Phiếu đóng gói ............................................................................................. 33
3.7. Tờ khai hải quan ......................................................................................... 35
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, sự mở cửa của nền kinh tế kéo theo sự phát triển mạnh mẽ
của lĩnh vực giao dịch thương mại quốc tế. Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đang trở
thành đang trở thành xu hướng tất yếu của các công ty trên toàn thế giới, trong đó có cả
Việt Nam. Hội nhập không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các quốc tế thông qua thương mại quốc tế.
Nhập khẩu đóng vai trò trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển
dịch kinh tế quốc gia. Trong đó, nhập khẩu trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm

cũng là một trong những xu hướng được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Hiểu
được tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu cũng như để nghiên cứu rõ hơn về hoạt
động nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, nhóm 5 chúng em xin lựa chọn đề tài:
“Phân tích hợp đồng và chứng từ nhập khẩu hương liệu của Công ty TNHH chế
biến nước chấm Mekong” làm đối tượng nghiên cứu môn Giao dịch thương mại quốc
tế.
Bài tiểu luận được chia làm 3 phần chính:
Chương I: Phân tích hợp đồng
Chương II: Quy trình thực hiện hợp đồng
Chương III: Phân tích chứng từ xuất nhập khẩu liên quan
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Cương và cô Trần Bích Ngọc
đẫ tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này. Do nhóm còn hạn chế
và mặt kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những sai sót
trong bài tiểu luận, vì vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để đề tài
nghiên cứu của chúng em hoàn thiện hơn.

1


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ VÀ PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HƯƠNG LIỆU
CỦA CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN NƯỚC CHẤM MEKONG
1.1. Khái quát về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ
sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (bên xuất khẩu)
có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (bên nhập khẩu)
một tài sản nhất định, gọi là hàng hóa; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán,

nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
1.1.2. So sánh đặc điểm của HĐMBHH quốc tế với HĐMBHH:
Điểm chung:
 Tự nguyện
 Chủ thể là thương nhân
 Quy định quyền và nghĩa vụ
 Tính chất song vụ, bồi hoàn, ước hẹn
Đặc điểm riêng của HĐMBHHQT:

Chủ thể của hợp đồng: có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các
khu vực hải quan riêng.

Đối tượng: Di chuyển qua biên giới/biên giới quốc gia của hải quan

Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ với một hoặc hai bên

Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp, chủ yếu dựa theo bốn nguồn luật
chính: Điều ước thương mại quốc tế; Tập quán thương mại quốc tế; Án lệ, tiền lệ xét
xử; Luật quốc gia
1.1.3. Điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT
Chủ thể của hợp đồng
Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Điều 6, Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định: Thương nhân
bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động
thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương
thức mà pháp luật không cấm.
Điều 3, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định: Trừ hàng hóa thuộc Danh

mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu,
tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ
thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
2


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thương nhân muốn xuất nhập
khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ chuyên ngành.
Đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp
luật.
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán,
gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài có quy định: Đối tượng mua bán là hàng
hóa không thuộc Danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngưng xuất nhập khẩu.Hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật,
an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ
quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy
định. Các điều khoản chủ yếu bao gồm có 6 điều khoản: Tên hàng, số lượng, chất
lượng/phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng. Ngoài ra các bên có thể
thỏa thuận thêm những điều khoản cho hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng
Điểm 2, Điều 27, Luật Thương mại số 2005 quy định: Mua bán hàng hóa quốc tế
phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương.
Cũng theo Điểm 15, Điều 3 của Luật này quy định: Các hình thức có giá trị tương

đương văn bản, bao gồm: Điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác
theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Bố cục của hợp đồng

(1) Tên hợp đồng
(2) Địa điểm, ngày tháng năm
(3) Phần mở đầu:
- Cơ sở ký kết hợp đồng.
- Tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín của các bên.

- Tên, chức vụ người đại diện.
- Các định nghĩa có liên quan.

(4) Các điều khoản thỏa thuận
 Các điều khoản bắt buộc:
3


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

 Điều khoản tên hàng
 Điều khoản số lượng, khối lượng
 Điều khoản phẩm chất
 Điều khoản giá cả
 Điều khoản giao hàng
 Điều khoản thanh toán
 Điều khoản bảo hành
 Điều khoản về vi phạm các điều khoản của hợp đồng
 Điều khoản miễn trách
 Các điều khoản tùy ý: Điều kiện bảo hiểm,…

1.2. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU HƯƠNG LIỆU CỦA CÔNG TY
TNHH CHẾ BIẾN NƯỚC CHẤM MEKONG
1.2.1. Đối tượng và chủ thể của hợp đồng
1.2.1.1. Đối tượng của hợp đồng
Hợp đồng số 18MK8-V001 được kí kết ngày 29/01/2018 với mục đích mua bán đối
tượng hương liệu nước tương (soy sauce flavor) và hương liệu nước mắm (fish sauce
flavor). Căn cứ vào Nghị định 12/2006/NĐ-CP, hàng hóa trên thuộc nhóm đối tượng tự
do xuất nhập khẩu, không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu và danh mục
hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện. Như vậy đối tượng của hợp đồng là hợp pháp.
1.2.1.2. Chủ thể của hợp đồng
 Người bán
̵ Các thông tin của người bán được nêu trong hợp đồng như sau:
̵ Tên công ty: Công ty TNHH Tư nhân Givaudan Singapore
̵ Địa chỉ: 1 Woodlands Avenue 8, Singapore 738972, SINGAPORE
̵ Điện thoại: (65) – 6751 91 00
Fax: (65) – 6759 12 96
̵ Ngân hàng của người bán: Ngân hàng CITIBANK N.A, Chi nhánh Singapore
8 Marina View #16-00 Asia Square Tower 1, Singapore 018980
Mã Swift: CITISGSG
Số tài khoản: 0707682-035
 Người mua
Các thông tin của người mua được nêu trong hợp đồng như sau:
̵ Tên công ty: Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong
̵ Địa chỉ: Thôn Bình Tiền 2, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức Hòa, Tỉnh Long An,
Việt Nam
̵ Điện thoại: (84)-272-3779246
Fax: (84)-272-3779248
̵ Ngân hàng của người bán: Ngân hàng Á Châu, Chi nhánh Phú Lâm
391A Đường Kinh Dương Vương,
Phường 12,

Quận 6, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mã Swift: CITISGSG
Số tài khoản: 0707682-035
4


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

Nhận xét: Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 quy định về thương nhân Việt Nam
và Điều 16 Luật Thương Mại 2005 quy định về thương nhân nước ngoài hợp pháp thực
hiện xuất nhập khẩu hàng hóa, và Nghị định 12/2006/NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất
nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lí và
có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
1.2.2. Điều kiện thương mại của hợp đồng
Hợp đồng quy định giao dịch được thực hiện theo điều kiện CIF Incoterms 2010.
Cách quy định trong hợp đồng như sau:
CIF Cảng Sài Gòn, TP HCM – Việt Nam
Trong đó Cảng Sài Gòn là cảng đến quy định.
Điều kiện CIF Incoterms 2010 được lựa chọn phù hợp với phương thức vận tải và
đóng gói hàng hóa của giao dịch. Phương thức vận tải hàng hóa hương liệu nước mắm,
nước tương được quy định trong Giấy chứng nhận xuất xứ là phương thức vận tải đường
biển. Hàng hóa được đóng gói phục vụ cho vận chuyển lên tàu theo kiện, không theo
container nên giao dịch theo điều kiện CIF là phù hợp.
1.2.3. Các điều khoản của hợp đồng
1.2.3.1. Điều khoản tên hàng
Tên hàng là điều khoản quan trọng của mỗi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc
nghị định thư. Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi. Vì vậy người ta luôn
tìm mọi cách diễn đạt thật chính xác, rõ ràng tên hàng trong hợp đồng. Trong thương
mại quốc tế, người ta thường dùng những cách sau đây để biểu đạt tên hàng:
 Tên thương mại của hàng hóa kèm theo tên thông thường và tên khoa học

 Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng đó
 Tên hàng kèm theo nhà sản xuất ra hàng đó
 Tên hàng kèm theo nhãn hiệu
 Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng đó
 Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó
 Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng đó trong danh mục của Bảng phân
loại và mã hóa hàng hóa – HS (Harmonized system)
Điều khoản tên hàng được quy định trong hợp đồng theo cách ghi tên hàng kèm theo
số hiệu mã hàng hóa do nhà sản xuất quy định:
Hương liệu nước tương AD237-217-5
Hương liệu nước tương UR-697-946-5
Hương liệu nước mắm L-188866
Hương liệu nước mắm AO-365-993-7
Hương liệu nước mắm L-271613

5


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

Nhận xét về điều khoản tên hàng của hợp đồng: Cách quy định tên hàng trong hợp
đồng chưa rõ ràng hợp lí theo đúng chuẩn quốc tế.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản tên hàng của hợp đồng: nên bổ sung mã HS để dễ
dàng hơn trong việc xác định thuế suất nhập khẩu và thuận lợi cho quá trình thông quan.
Hương liệu nước tương AD237-217-5 mã số 330210
Hương liệu nước tương UR-697-946-5 mã số 330210
Hương liệu nước mắm L-188866 mã số 330210
Hương liệu nước mắm AO-365-993-7 mã số 330210
Hương liệu nước mắm L-271613 mã số 330210
1.2.3.2. Điều khoản số lượng

Trong điều khoản này, các bên sẽ xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao
dịch. Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng, các bên thường quan tâm đến
các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy
định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh.
Trên thế giới có 2 hệ thống đo lường quốc tế: hệ đo lường mét hệ và hệ đo lường
Anh-Mỹ. Khi quy định trong hợp đồng cần ghi rõ đơn vị tính theo hệ nào.
Về phương pháp quy định số lượng, trong thực tiễn buôn bán quốc tế, người ta có
thể quy định số lượng hàng hóa giao dịch bằng hai cách:

Quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch: cách quy định này thường áp
dụng cho mặt hàng đếm được bằng đơn vị cái, chiếc hay khi mua bán các mặt hàng có
số lượng nhỏ dễ cân đo đong đếm bằng chính xác. Tuy nhiên cách quy định này sẽ gặp
khó khăn khi số lượng hàng hóa lớn hoặc khó cân đo đong đếm chính xác.

Quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa giao dịch: cách quy định số lượng
phỏng chừng cho phép các bên có thể giao nhận hàng trong một khoảng chênh lệch nhất
định, khoảng chênh lệch đó gọi là dung sai. Trong những trường hợp cần thiết, xuất phát
từ bản chất tự nhiên của hàng hóa, người mua, người bán cũng có thể quy định một tỷ
lệ miễn trừ.
Về phương pháp xác định khối lượng, khi mua bán, người mua và người bán phải
thống nhất với nhau cách xác định khối lượng hàng hóa, những phương pháp thường
dùng gồm khối lượng cả bì (gross weight), khối lượng tịnh (net weight), khối lượng
thương mại (commercial weight) và khối lượng lý thuyết.
Về địa điểm xác định khối lượng, khối lượng hàng có thể được xác định tại nơi gửi
hàng (shipped weight) hoặc tại nơi dỡ hàng (landed weight). Các bên tham gia giám
định khối lượng có thể là đại diện bên bán, bên mua hoặc cơ quan giám định. Giá trị
pháp lý của giấy chứng nhận số lượng có thể mang tính tham khảo hoặc có giá trị cuối
cùng.
Điều khoản số lượng được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
6



Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

Đơn vị tính số lượng: kg theo hệ đo lường mét hệ
Phương pháp quy định số lượng: quy định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch
theo từng loại hương liệu:
Hương liệu nước tương AD-337-217-5: 1000kg
Hương liệu nước tương UR-697-946-5: 1000kg
Hương liệu nước mắm L-188866: 2000kg
Hương liệu nước mắm AO-365-993-7: 2000kg
Hương liệu nước mắm L-271613: 350kg
Tổng cộng 6350kg
Nhận xét về điều khoản số lượng của hợp đồng:

Đối với đơn vị tính là kg, hợp đồng nên quy định phỏng chừng bởi như đã đề
cập ở trên, cách quy định cụ thể như vậy khó có thể chính xác tuyệt đối do những rủi ro
khi chuẩn bị hàng hoặc rủi ro trên đường vận chuyển cũng như sai lệch trong quá trình
cân đo đong đếm.

Hàng hóa được mua bán là hàng hóa chất lỏng có thể bị hao hụt tự nhiên trong
quá trình vận chuyển nhưng điều khoản miễn trừ chưa được quy định

Phương pháp xác định khối lượng không được quy định cụ thể.

Địa điểm xác định khối lượng và giấy chứng nhận số lượng cũng không được
đề cập
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản số lượng của hợp đồng: quy định thêm dung sai,
điều khoản miễn trừ, phương pháp xác định khối lượng và địa điểm xác định khối lượng.
Cụ thể bổ sung như sau:


Dung sai 10% do người bán lựa chọn, miễn trừ 2%

Khối lượng hàng hóa được kiểm tra tại nơi giao hàng bởi cơ quan giám định và
được cấp Giấy chứng nhận số lượng có giá trị hiệu lực cuối cùng.
1.2.3.3. Điều khoản giá cả
Trong điều kiện này cần xác định: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp
qui định giá, điều kiện cơ sở giao hàng.
 Đồng tiền tính giá:
Giá cả của 1 hàng hóa là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa đó.Nên khi ghi giá
bao giờ người ta cũng phải xác định tiền tệ để biểu thị giá đó. Đồng tiền ghi giá có thể
là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể của nước thứ ba và
xác định phụ thuộc vào tập quán thương mại quốc tế và vị thế các bên trong giao dịch.
 Mức giá:
Mức giá được quy định trong hợp đồng theo căn cứ của giá quốc tế, giá khu vực và
giá quốc gia
 Phương pháp qui định giá
7


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

 Giá cố định: giá được khẳng định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong
quá trình thực hiện hợp đồng.
 Giá qui định sau: được xác định sau khi ký hợp đồng hoặc bằng cách đàm phán,
thỏa thuận trong một thời gian nào đó, hoặc bằng cách dựa vào giá thế giới ở một
ngày nào đó trước hay trong khi giao hàng.
 Giá có thể xét lại: giá đã được xác định trong lúc ký hợp đồng, nhưng có thể
được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa đó có
sự biến động với một mức nhất định.

 Giá di động: là giá cả được tính toán dựa trên những biến động về chi phí sản
xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.
Điều khoản giá cả được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
Tên hàng
Đơn giá
Thành tiền
Soy Sauce flavor AD-337-217-5
15.34 USD/kg
15,340 USD
Soy Sauce Flavour UR-697-946-5 11.56 USD/kg
11,560 USD
Fish Sauce Flavour L-188866
16.70 USD/kg
33,400 USD
Fish Sauce Flavour AO-365-993- 13.49 USD/kg
26,980 USD
7
Fish Sauce Flavour L-271613
14.80 USD/kg
5,180 USD
Tổng giá: 92,460.00 USD
Giá được tính theo giá CIF Cảng Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Việt Nam, Incoterms 2010
Nhận xét về điều khoản giá cả của hợp đồng:

Giá cả được tính theo đồng tiền có giá trị thanh khoản lớn là đồng USD, thuận
tiện cho việc thanh toán giữa các ngân hàng. Ở đây chỉ có một loại giá có thể hiểu là giá
cố định được xác định tại thời điểm ký hợp đồng, không thay đổi cho tới khi giao hàng.

Tổng giá không được thể hiện bằng chữ nên có thể gây nhầm lẫn về dấu ngăn
cách giữa phần nguyên và phần thập phân của số là dấu chấm hay dấu phẩy do sự khác

biệt trong cách ghi số của Việt Nam và quốc tế.

Các chi phí liên quan chưa được quy định cụ thể. Điều này có thể dẫn tới tranh
chấp nếu xảy ra sai sót.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản giá cả của hợp đồng: bổ sung thêm

Tổng giá ghi bằng chữ: chín mươi hai nghìn bốn trăm sáu mươi đô la Mỹ.

Giá này bao gồm cả chi phí bao bì và chi phí bốc hàng lên tàu.
1.2.3.4. Điều khoản chất lượng
Trong điều khoản này, hai bên thỏa thuận với nhau về cách quy định chất lượng và
việc kiểm tra chất lượng hàng hóa.
 Các cách quy định chất lượng:

Dựa vào mẫu hàng

Dựa vào sự xem hàng trước

Dựa vào hiện trạng hàng hóa
8


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế


Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn

Dựa vào tài liệu kỹ thuật

Dựa vào quy cách của hàng hóa


Dựa vào dung trọng của hàng hóa

Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa

Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa

Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa

Dựa vào mô tả hàng hóa
 Kiểm tra chất lượng:

Địa điểm kiểm tra: có thể là tại cơ sở sản xuất, địa điểm giao hàng, địa
điểm hàng đơn hoặc nơi sử dụng

Người kiểm tra: có thể là nhà sản xuất, đại diện các bên trong hợp đồng
hoặc tổ chức trung gian

Giấy tờ chứng minh là giấy chứng nhận phẩm chất
Điều khoản chất lượng được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau: theo tiêu
chuẩn chất lượng xuất khẩu.
Nhận xét về điều khoản chất lượng của hợp đồng:

Hợp đồng áp dụng cách quy định chất lượng hàng hóa dựa theo tiêu chuẩn, tuy
nhiên cách quy định này chưa thực sự rõ ràng, có thể làm cho bên mua không có đầy đủ
thông tin về hàng hóa và có thể dẫn đến phát sinh tranh chấp nêú người bán giao hàng
không đúng phẩm chất.


Điều khoản chưa đề cập đến vấn đề kiểm tra chất lượng.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản chất lượng của hợp đồng:

Ngoài quy định chất lượng dựa theo tiêu chuẩn nên kết hợp với dựa vào mô tả
hàng hóa, cụ thể như sau:
Hương nước tương: có màu sắc đặc trưng của sản phẩm, chất lỏng trong, không
vẩn đục, không lắng cặn, có mùi thơm đặc trưng của nước tương, không có mùi lạ,
mùi mốc, vị ngọt đạm, không có vị lạ, đắng, nồng, không có tạp chất nhìn thấy được
bằng mắt thường.
Tiêu chuẩn chất lượng của hương nước mắm:
Yêu cầu
Tên chỉ tiêu

Đặc biệt

Thượng hạng

1. Màu sắc

Từ nâu cánh gián đến nâu vàng

2. Độ trong

Trong, không vẩn đục

3. Mùi

Hạng 1

Hạng 2


Thơm đặc trưng của nước mắm, không có mùi lạ

9


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

4. Vị

Ngọt đậm của
Ngọt của
Ngọt của đạm,
đạm, có hậu vị
đạm, ít có
có hậu vị rõ

hậu vị

Ngọt của đạm,
không mặn chát

5. Tạp chất nhìn
thấy bằng mắt Không được có
thường

Chất lượng hàng hóa được kiểm tra bởi Công ty TNHH Tư nhân Givaudan
Singapore tại cơ sở sản xuất của công ty và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định CA
1.2.3.5. Điều khoản bao bì
Trong điều khoản này các bên giao dịch thường thỏa thuận với nhau về: Phương

pháp quy định bao bì, người cung cấp bao bì, phương thức xác định giá cả bao bì
 Phương pháp quy định bao bì:
 Quy định chung chung:
 Bao bì phù hợp với tính chất của hàng hóa: hàng chất lỏng, hàng nông sản,..
 Bao bì phù hợp với phương thức vận tải.
 Quy định cụ thể:
 Yêu cầu vật liệu làm bao bì
 Yêu cầu về hình thức của bao bì: Hộp, bao, thùng, cuộn, bao tải
 Yêu cầu về kích thước bao bì
 Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó
 Yêu cầu về đai nẹp bao bì
 Phương pháp cung cấp bao bì:

Phương pháp phổ biến nhất: bên bán cung cấp bao bì cùng với việc giao hàng
cho bên mua.

Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa, nhưng sau khi nhận hàng bên
mua phải trả lại bao bì. Phương pháp này dùng với các loại bao bì có giá trị cao.

Bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói: Phương pháp này áp dụng khi bao
bì khan hiếm và thị trường thuộc về người bán.
 Phương pháp xác định giá cả bao bì:

Giá cả bao bì được tính vào giá cả hàng hóa.

Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng thường được áp dụng khi trị giá bao bì
khác xa so với trị giá hàng.

Giá cả của bao bì được tính như giá hàng hóa theo phương pháp “cả bì coi như
tịnh”.

Điều khoản bao bì được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau: theo tiêu chuẩn
bao bì xuất khẩu.
Nhận xét về điều khoản bao bì của hợp đồng:

Điều khoản tuân theo phương pháp quy định bao bì chung chung.

10


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế


Điều khoản bao bì quy định thiếu phương pháp cung cấp bao bì và phương
pháp xác định trị giá bao bì.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản bao bì của hợp đồng:

Thay đổi quy định cụ thể cho bao bì: Hàng hóa được đóng trong chai nhựa
jerricans kích thước 0.29/0.29/0.5m, 16 chai đóng thành một tấm kê hàng kích thước
1.15/1.15/0.15m DB MARK IPPC.

Bao bì do bên bán cung cấp.

Giá cả bao bì được tính vào giá cả hàng hóa.
1.2.3.6. Điều khoản giao hàng
Nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao
hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.

Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn bán quốc tế, có thể chia thành 2 kiểu qui định
thời hạn giao hàng như sau:

 Thời hạn giao hàng có định kì:
 Quy định cụ thể, chính xác: Trong cách quy định này thời hạn giao hàng được
ấn định vào một đúng một ngày cụ thể. Trong thực tế không nên áp dụng cách quy định
này vì thời điểm hàng được giao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện vận
chuyển, quá trình vận chuyển hàng hóa từ kho đến cảng, hải quan,…
 Quy định một mốc thời gian giao hàng chậm nhất: Cách quy định này cũng
thường được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được mua bán theo điều kiện C, D
Incoterms 2010, khi này người bán là người thuê phương tiện vận tải nên quy định mốc
thời gian giao hàng chậm nhất sẽ tạo sự chủ động cho người bán khi giao hàng.
 Quy định một khoảng thời gian giao hàng: quy định thời hạn giao hàng từ ngày
… đến ngày… hoặc trong một tháng, quý, năm nào đó. Đây là cách quy định nên được
áp dụng nhất vì dung hòa được sự chủ động của người bán và người mua trong quá trình
giao nhận hàng hóa.
 Thời hạn giao hàng không có định kì:
 Quy định kèm điều kiện: Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, Giao hàng khi nào
có khoang tàu, Giao hàng sau khi nhận được L/C, Giao hàng khi nhận được giấy phép
xuất khẩu. Không nên áp dụng cách quy định này vì phụ thuộc quá nhiều vào chủ quan
của cả hai bên.
 Quy định chung chung: Giao nhanh, giao ngay lập tức, giao càng sớm càng tốt,
giao gấp. Trong cách quy định này có thể hai bên đã thỏa thuận trước thời gian giao
hàng đối với mỗi quy định, tuy nhiên ngân hàng không có trách nhiệm thời hạn quy định
chung chung này nên có thể gặp khó khăn trong quá trình thanh toán và giao nhận bộ
chứng từ nhận hàng. Vì vậy tuyệt đối không nên áp dụng cách này.
 Địa điểm giao hàng
Địa điểm giao hàng được xác định dựa trên điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức
vận tải và thỏa thuận các bên trong Hợp đồng.
11


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế


Địa điểm giao hàng có thể là một địa điểm xác định hoặc quy định chung chung.
 Phương thức giao hàng
Quy định việc giao nhận được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc là
giao nhận cuối cùng. Giao nhận sơ bộ là việc xem xét hàng hóa xác định sự phù hợp về
số lượng, chất lượng hàng so với hợp đồng, thường được tiến hành ở ngay địa điểm sản
xuất hàng hóa hoặc ở nơi gửi hàng.Trong giao nhận sơ bộ, nếu có điều gì thì người mua
yêu cầu khắc phục ngay. Giao nhận cuối cùng là việc xác nhận người bán hoàn thành
nghĩa vụ giao hàng.
Quy định việc giao nhận về số lượng và chất lượng. Giao nhận về số lượng là việc
xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao, bằng các phương pháp cân, đo, đong,
đếm. Giao nhận về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu
suất, kích thước, hình dáng ...
Quy định hàng giao trong bao kiện hay hàng giao rời.
 Thông báo giao hàng
Thông báo giao hàng quy định số lần thông báo, thời điểm thông báo, nội dung thông
báo, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thông báo giao hàng.
 Những quy định khác về giao hàng
Ngoài những vấn đề nêu trên, trong điều kiện giao dịch, căn cứ vào nhu cầu và khả
năng của bên mua và bên bán và vào những đặc điểm của hàng hóa, người ta còn có
những quy định đặc biệt như: Giao hàng từng phần, Chuyển tải, Vận đơn đến chậm,…
Điều khoản giao hàng được quy định trong hợp đồng như sau:
Thời gian giao hàng: tháng 3, 2018
Địa điểm:
Nơi đến: Cảng Sài Gòn, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nơi đi: Singapore
Nhận xét về điều khoản giao hàng của hợp đồng:

Hợp đồng đã quy định khoảng thời gian giao hàng cụ thể, phù hợp cho cả bên
bán và bên mua có thời gian chủ động trong việc giao hàng và nhận hàng.


Phương thức vận tải là CIF nên bên bán sẽ là người chịu trách nhiệm thuê tàu
và trả cước phí vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Không ghi rõ cảng đi có thể
tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán.

Hợp đồng không đề cập đến phương thức giao hàng và việc thông báo giao
hàng.

Bên cạnh đó hợp đồng không đưa ra yêu cầu về việc giao hàng từng phần hay
chuyển tải.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản giao hàng của hợp đồng:

12


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế


Thông báo giao hàng: trong vòng 3 ngày sau khi tàu dời cảng, người bán thông
báo với người mua bằng fax/ email với những nội dung sau: tình trạng hàng được giao,
số hiệu hợp đồng, trọng lượng của hàng, cảng dỡ hàng, tên tàu, số vận đơn, ngày giao
hàng, thời gian dự kiến tàu đến cảng dỡ hàng.

Điều khoản dỡ hàng: Thời gian dỡ hàng bắt đầu vào 13:00 cùng ngày nếu thông
báo sẵn sàng giao hàng (NOR) được gửi đến trước 12 giờ hoặc vào 8:00 ngày làm việc
tiếp theo nếu thông báo sẵn sàng giao hàng được gửi đến sau 12:00.

Thưởng/ phạt dỡ hàng: 2000USD/1000 USD/ngày

Điều kiện dỡ hàng: Người bán bảo đảm dỡ hàng ít nhất 1000kg/ngày làm việc

24 giờ thời tiết đẹp. Thứ 7, chủ nhật, ngày lễ chính thức sẽ không được tính kể cả khi
làm việc.

Quy định khác: cho phép giao hàng chuyển tải, không cho phép giao hàng từng
phần, vận đơn đến chậm.
1.2.3.7. Điều khoản nguồn gốc
Điều khoản nguồn gốc được quy định trong hợp đồng như sau: Singapore
Nhận xét về điều khoản nguồn gốc của hợp đồng:

Việc ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đảm bảo độ an toàn và độ tin cậy
cao cho phía người mua. Hàng có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp, làm căn cứ lập giấy chứng
nhận nguồn gốc và có liên quan đến các quy định khác về pháp luật của 2 nước xuất
nhập khẩu.

Ngoài ra, phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa mà sẽ được hưởng
những ưu đãi thuế quan khác nhau. Căn cứ vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của
Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018-2022
ban hành kèm theo Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 của Chính phủ có hiệu
lực ngày 01/01/2018, hương liệu nước mắm, nước tương thuộc phân nhóm hàng hóa mã
HS 330210 được áp mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% nếu hàng này được nhập
khẩu trực tiếp vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN, gồm: Bruney, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Mianama,
Singapore, Thái Lan và khu phi thuế quan của Việt Nam; có Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa mẫu D và đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN.
1.2.3.8. Điều khoản thanh toán
Nội dung cơ bản của điều khoản thanh toán là sự xác định đồng tiền thanh toán, thời
hạn thanh toán, phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán.
 Đồng tiền thanh toán
Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, của

nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba căn cứ vào vị thế các bên trong giao dịch, tập
quán thương mại, hiệp định thương mại và thỏa thuận các bên trong Hợp đồng. Đồng
tiền tính giá và đồng tiền thanh toán có thể là một. Trong trường hợp đồng tiền tính giá
13


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

và đồng tiền thanh toán không trùng nhau thì trong hợp đồng các bên phải xác định tỷ
giá quy đổi.
 Thời hạn thanh toán

Trả trước: là cách người mua cấp tín dụng cho người bán. Cách trả này thường
được áp dụng khi người mua ở thế yếu hoặc tầm quan trọng của hàng hóa.

Trả ngay: là việc người mua trả tiền vào lúc nhận được hàng hóa hay nhận được
chứng từ thanh toán. Các trả này thường được áp dụng trong thương mại quốc tế vì nó
đảm bảo cho quyền lợi của cả hai bên

Trả sau: là cách người bán cấp tín dụng cho người mua. Trong trường hợp này
giá hàng trả sau cũng cao hơn giá hàng trả trước và trả ngay.

Có thể áo dụng cả ba cách trên cho việc thanh toán tiền hàng.
 Phương thức thanh toán
 Phương thức ứng trước
 Phương thức thanh toán bằng tiền mặt: CWO, COD, CAD
 Phương thức chuyển tiền: bằng thư M/T và bằng điện T/T
 Phương thức ghi sổ
 Phương thức nhờ thu: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ
 Phương thức tín dụng chứng từ: L/C

 Chứng từ thanh toán
Chứng từ thanh toán thường bao gồm các loại sau:

Hối phiếu

Các chứng từ hàng hóa: Hóa đơn thương mại, Bảng kê chi tiết, Phiếu đóng gói,
Giấy chứng nhận số lượng, Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy chứng nhận nguồn gốc

Các chứng từ vận tải: Vận đơn

Các chứng từ bảo hiểm: Bảo hiểm đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm
Điều khoản thanh toán được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
Nhờ thu đổi chứng từ thanh toán 100% giá trị Hóa đơn, bằng đồng đô la Mỹ
tới Ngân hàng CITIBANK N.A, Chi nhánh Singapore
8 Marina View #16-00 Asia Square Tower 1, Singapore 018980
Mã Swift: CITISGSG
Số tài khoản: 0707682-035
Người hưởng lợi: Công ty TNHH Tư nhân Givaudan Singapore
Nhận xét về điều khoản thanh toán của hợp đồng:

Với thời hạn thanh toán trả ngay khi nhận được chứng từ đã đảm bảo được
quyền lợi của hai bên

Ngân hàng bên thụ hưởng có thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ, số tài khoản giúp
dễ dàng thực hiện thanh toán.

14


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế



Giá trị của hợp đồng khá lớn 92.460 USD tuy nhiên phương thức thanh toán
nhờ thu lại không thực sự an toàn vì không tránh được rủi ro khi người mua quyết định
không thanh toán tiền hàng kèm theo không nhận hàng.

Điều khoản thanh toán trong Hợp đồng đã quy định đầy đủ về Đồng tiền thanh
toán, Thời hạn thanh toán, Phương thức thanh toán, Chứng từ thanh toán.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản thanh toán của hợp đồng:

Thay đổi phương thức thanh toán thư tín dụng L/C với các thông tin như sau:
giá trị thư tín dụng bằng 100% tổng giá trị Hợp đồng cho bên bán là Công ty TNHH Tư
nhân Givaudan Singapore hưởng lợi. Thư tín dụng được mở tại Ngân hàng Á Châu, Chi
nhánh Phú Lâm, thông báo qua Ngân hàng CITIBANK N.A, Chi nhánh Singapore. Thư
tín dụng được mở ít nhất 45 ngày trước khi giao hàng và có hiệu lực trong vòng 45 ngày
kể từ khi giao hàng.

Chứng từ thanh toán: như trong điều khoản Chứng từ yêu cầu quy định
1.2.3.9. Điều khoản chứng từ yêu cầu
Điều khoản chứng từ yêu cầu được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
Vận đơn được đánh dấu cước phí trả trước
03 bản gốc
Hóa đơn
03 bản gốc
Phiếu đóng gói
03 bản gốc
Giấy chứng nhận xuất xứ
01 bản gốc và 01 bản
sao
Giấy chứng nhận kiểm định phát hành bởi Nhà sản xuất 01 bản gốc

Nhận xét điều khoản chứng từ yêu cầu của hợp đồng: Điều kiện thương mại của
hợp đồng là CIF Incoterms 2010 tuy nhiên trong bộ chứng từ yêu cầu không có chứng
từ Bảo hiểm. Như vậy cần bổ sung thêm Giấy chứng nhận Bảo hiểm hoặc Bảo hiểm đơn
trong bộ chứng từ.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản chứng từ yêu cầu của hợp đồng: Cùng với việc thay
đổi phương thức thanh toán L/C, bộ chứng từ được quy định như sau:

Hối phiếu kí phát đòi tiền ngân hàng phát hành

Bộ gốc đầy đủ (3/3) vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ theo lệnh của Ngân
hàng Á Châu, Chi nhánh Phú Lâm, thông báo cho Công ty TNHH chế biến nước chấm
Mekong.

03 bản gốc hóa đơn thương mại đã kí

01 bản gốc và 01 bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ

01 bản Giấy chứng nhận kiểm định do Công ty TNHH Tư nhân Givaudan
Singapore xác nhận

03 bản gốc Phiếu đóng gói

Giấy chứng nhận Bảo hiểm có thể chuyển nhượng, ký hậu để trống, điều kiện
BH A, bảo hiểm 110% giá trị hóa đơn bằng đồng đô la Mỹ

15


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế


1.2.3.10.

Điều khoản ký mã hiệu (marking)

Ký mã hiệu là các ký hiệu, hàng chữ ghi bên ngoài các loại bao bì để hướng dẫn
công tác giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa, bao gồm các ký hiệu thông dụng
quốc tế như hàng dễ vỡ, không để mưa, không dùng móc, và các thông tin riêng về lô
hàng như tên hàng, xuất xứ, công ty nhập khẩu….
Điều khoản ký mã hiệu được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
Công ty TNHH chế biến Nước chấm Mekong
18MKS-V001
Tỉnh Long An
Việt Nam
Nhận xét điều khoản ký mã hiệu của hợp đồng: Ký mã hiệu quy định trong hợp
đồng đã nêu thông tin về lô hàng là Công ty nhập khẩu và số Hợp đồng mua bán, tuy
nhiên chưa đề cập đến những ghi chú hướng dẫn vận chuyển hàng hóa.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản ký mã hiệu của hợp đồng:
 Quy định ký mã hiệu được in bằng mực đen không phai, không nhòe.
 Kích cỡ phù hợp dễ nhìn, dễ thấy, được in trên hai mặt giáp nhau.
 Các ký hiệu thông dụng quốc tế như: hàng dễ vỡ, tránh mưa nắng, chiều xếp hàng
1.2.3.11.

Điều khoản bảo hiểm

Hợp đồng được ký theo điều kiện CIF. Theo đó, người bán phải, bằng chi phí của
mình, mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu là điều kiện C của Viện
những người bảo hiểm Luân Đôn (LMA). Hợp đồng bảo hiểm phải được ký với người
bảo hiểm hoặc công ty bảo hiểm có uy tín. Giá trị bảo hiểm tối thiểu phải bằng giá hàng
quy định trong hợp đồng cộng 10% (tức 110%) và bằng đồng tiền của hợp đồng. Bảo
hiểm phải có hiệu lực từ địa điểm giao hàng quy định và kết thúc ít nhất ở cảng đến quy

định.
Điều khoản bảo hiểm được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
“Bảo hiểm điều kiện “mọi rủi ro” từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cho 110% trị giá
hóa đơn thương mại, xuất trình khiếu nại thanh toán tại TP. HCM, Việt Nam theo ICC
1/1/82”.
Nhận xét điều khoản bảo hiểm của hợp đồng:

Điều khoản đã nêu rõ được thời hạn bảo hiểm, giá trị bảo hiểm và nơi khiếu
nại, yêu cầu bồi thường nếu xảy ra thiệt hại, hư hỏng. Người ký hợp đồng bảo hiểm và
người hưởng bảo hiểm được quy định theo điều kiện CIF.

Tuy nhiên điều khoản này chưa chỉ rõ điều kiện mua bảo hiểm (thường là ) và
chưa đề cập đến giấy chứng nhận bảo hiểm.
Kiến nghị chỉnh sửa điều khoản bảo hiểm của hợp đồng:

16


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế


Người bán bằng chi phí của mình, mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo
hiểm tối thiểu là điều kiện C của Viện những người bảo hiểm London. Người mua sẽ
chịu chi phí phát sinh nếu yêu cầu mua bảo hiểm điều kiện A, B.

Giấy chứng nhận Bảo hiểm có thế chuyển nhượng, ký hậu để trống.
1.2.3.12.

Điều khoản trọng tài


Điều khoản trọng tài là một điều khoản quan trọng được sử dụng trong các hợp
đồng, trong đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh thông qua thủ tục trọng
tài. Trong thực tiễn thương mại quốc tế thường gặp 2 loại trọng tài: trọng tài quy chế và
trọng tài vụ việc. Địa điểm trọng tài liên quan đến luật áp dụng vào xét xử, có thể là ở
nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Để thủ tục trọng tài có thể áp dụng được, bên mua
và bên bán phải thỏa thuận trước và quy định trong hợp đồng. Việc chấp hành phán
quyết trọng tài là điều bắt buộc đối với các bên.
Điều khoản trọng tài được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
“Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mọi tranh chấp không giải quyết được thông
qua thương lượng, hòa giải giữa 2 bên, cuối cùng sẽ được đưa ra xét xử tại Trung tâm
trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam (VCCI). Theo những thủ tục, quy chế trọng tài của Trung tâm trọng tài quốc tế
Việt Nam, phán quyết của trọng tài có giá trị cuối cùng ràng buộc 2 bên. Chi phí trọng
tài và các chi phí khác liên quan đến trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu.”
Như vậy hình thức trọng tài được sử dụng trong hợp đồng này là trọng tài quy chế,
luật áp dụng vào xét xử là luật Việt Nam và địa điểm trọng tài là Việt Nam (tức nước
nhập khẩu).
Nhận xét điều khoản trọng tài của hợp đồng: Được quy định đầy đủ thông tin và hợp lí
1.2.3.13.
Điều khoản chú thích
Điều khoản chú thích được quy định trong Hợp đồng cụ thể như sau:
“Việc bán sản phẩm phải tuân theo điều kiện chung của công ty TNHH tư nhân
Givaudan Singapore mà người mua thừa nhận là đã đọc, hiểu và chấp nhận thông qua
việc gửi đơn đặt hàng.”
Điều khoản này nhằm đảm bảo bên mua đã nắm được hết các quy định chung về
việc bán sản phẩm của bên bán trước khi gửi đơn đặt hàng và kí kết hợp đồng, từ đó
tránh những tranh chấp, mâu thuẫn liên quan đến vấn đề này trong quá trình thực hiện
hợp đồng.

QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

HƯƠNG LIỆU
2.1. Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là một thủ tục cần thiết để các cơ quan chức năng dễ dàng
hơn trong việc kiểm soát hàng nhập khẩu. Tùy từng loại mặt hàng mà có yêu cầu phải
17


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

xin giấy phép nhập khẩu hay không. Ngoài ra, việc xin cấp giấy phép nhập khẩu cũng
phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng
phải xin giấy phép nhập khẩu là khác nhau. Tại Việt Nam, các quy định về mặt hàng
thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu được nêu rõ trong Nghị định 12/2006/NĐ-CP.
Mặt hàng công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong nhập khẩu từ công ty TNHH
Tư nhân Givaudan Singapore là hương liệu thực phẩm. Đây là nhóm hàng thuộc diện
quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế theo Thông tư số 40/2016/TT-BYT, và thuộc nhóm
33.02 trong danh mục mã HS. Đối với mặt hàng này, công ty TNHH chế biến nước
chấm Mekong bắt buộc phải xin cấp phép nhập khẩu trước khi tiến hành đưa hàng hóa
vào sản xuất trong nước theo thông tư số 28/2013/TT-BCT.
Thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm hợp lệ được cơ quan chức năng xác nhận
cấp phép lưu hành bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ tài liệu, nộp đúng địa chỉ nhận
hồ sơ là Cục An toàn thực phẩm, theo dõi sửa đổi và nhận kết quả. Hồ sơ gồm có:
(1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm của
Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong.
(2) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm: Thể hiện chính xác tên sản
phẩm (phù hợp với bao bì sản phẩm). Giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Singapore cấp.
(3) Giấy chứng nhận ISO 22000 của công ty TNHH Tư nhân Givaudan Singapore.
(4) Giấy chứng nhận kiểm định (Certificate of Analysis) từ công ty TNHH Tư nhân
Givaudan Singapore.

(5) Phiếu kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng do cơ quan kiểm nghiệm độc lập của
Singapore cấp.
(6) Bản công bố phù hợp an toàn thực phẩm.
(7) Bản thông tin chi tiết sản phẩm.
(8) Nhãn sản phẩm: Bao gồm cả nhãn chính và nhãn phụ.
(9) Kế hoạch giám sát định kỳ.
(10) Kế hoạch kiểm soát chất lượng.
2.2. Tiến hành các thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán
Căn cứ theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng, hai bên quyết định tiến hành
thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, trả tiền hàng ngay sau khi nhận
được bộ chứng từ (Documents against payment, D/P). Sau khi công ty TNHH Tư nhân
Givaudan Singapore hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì tiến hành lập bộ chứng từ thanh
toán nhờ thu và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua
trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ cho người mua. Quy
trình thực hiện thể hiện trong sơ đồ dưới đây:

18


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

(3)

Ngân hàng Citibank

Ngân hàng đại lý

Chi nhánh Singapore
(7)


(2)

(8)

Công ty TNHH Tư nhân
Givaudan Singapore

(6)

(1)

(5)

(4)

Công ty TNHH chế biến nước
chấm Mekong

(1) Công ty TNHH Tư nhân Givaudan Singapore giao hàng cho bên Công ty
TNHH chế biến nước chấm Mekong nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.
(2) Công ty TNHH Tư nhân Givaudan Singapore gửi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và
bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng Citibank chi nhánh Singapore (ngân hàng nhận ủy
thác) để nhờ thu tiền hàng hộ từ bên công ty nhập khẩu.
(3) Ngân hàng Citibank chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa
sang ngân hàng đại lý để thông báo cho Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong.
(4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến Công ty TNHH chế biến nước chấm
Mekong yêu cầu thanh toán.
(5) Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong tiến hành thanh toán tiền hàng
cho ngân hàng đại lý.
(6) Ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ hàng hóa để Công ty TNHH chế biến nước

chấm Mekong có thể tiến hành đi nhận hàng.
(7) Ngân hàng đại lý trích tài khoản của Công ty TNHH chế biến nước chấm
Mekong chuyển tiền sang ngân hàng nhận ủy thác.
(8) Ngân hàng Citibank ghi có cho tài khoản của công ty TNHH Tư nhân Givaudan
Singapore
Theo hợp đồng, công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong tiến hành thanh toán
100% giá trị hóa đơn thương mại bằng đồng USD.
2.3. Thuê tàu
Điều kiện giao dịch được hai bên thống nhất sử dụng là điều kiện CIF. Theo đó,
Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong không có nghĩa vụ phải thuê phương tiện
vận tải, cụ thể là tàu trong giao dịch này. Bên xuất khẩu sẽ có trách nhiệm báo cho công

19


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

ty Mekong tình trạng hàng đưa lên tàu và các thông tin chi tiết về phương tiện vận tải
bên Công ty Tư nhân Givaudan Singapore đã thuê.
2.4. Mua bảo hiểm
Điều kiện giao dịch được hai bên thống nhất sử dụng là điều kiện CIF. Theo đó,
công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong không có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm
trong giao dịch này. Tuy nhiên, công ty TNHH Tư nhân Givaudan Singapore thực hiện
nghĩa vụ mua bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi của Công ty TNHH chế biến nước chấm
Mekong, vậy nên các điều khoản bảo hiểm được thống nhất chi tiết trong khi hai bên
tiến hành đàm phán để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên, tránh phát sinh tranh chấp khi
gặp rủi ro. Cụ thể: Bảo hiểm phải bao quát tất cả các rủi ro xảy ra trong quá trình vận
chuyển từ cảng xếp cho tới cảng dỡ hàng, giá trị hàng hóa được bảo hiểm bằng 110%
giá trị của hợp đồng thương mại; khi có rủi ro xáy ra, bảo hiểm có khả năng được thanh
toán tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; dẫn chiếu theo các điều kiện trong ICC

1/1/82
2.5. Thông quan nhập khẩu hàng hóa
Hàng hóa khi đến biên giới quốc gia cần làm thủ tục thông quan nhập khẩu thì mới
được đưa vào nội địa. Việc làm thủ tục thông quan nhập khẩu phải qua 3 bước: khai báo
hải quan, xuất trình hàng hóa và thực hiện các quyết định của hải quan.
Khai báo hải quan: Khai báo hải quan có chức năng khai báo chi tiết về hàng hóa
trên tờ khai để hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc kiểm tra là phải
trung thực, chính xác. Hồ sơ hải quan bao gồm các giấy tờ sau:

Tờ khai hải quan (tờ khai hàng hóa nhập khẩu)

Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
hợp đồng: 1 bản sao.

Hóa đơn: 1 bản chính và 1 bản sao.

Vận tải đơn: 1 bản sao chụp từ bản gốc của các bản vận tải đơn có ghi chữ copy.
Bên cạnh đó, tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác
tùy trường hợp:

Bảng kê chi tiết hàng hóa.

Giấy đăng kí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo
miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Chứng thư giám định.

Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu.

Giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý có thẩm quyền: 1 bản sao (là bản

chính nếu nhập khẩu 1 lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản
chính để đối chiếu).

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).

Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 1 bản chính.

20


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

Sau khi khai báo ở cửa khẩu, công ty đợi hàng hóa về đến cửa khẩu và xuất trình
hàng hóa cho cơ quan hải quan kiểm tra.
Xuất trình hàng hóa: hàng hóa nhập khẩu phải được sắp xếp theo trật tự thuận tiện
cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí nhân công về mở đóng các kiện hàng.
Cơ quan hải quan sau đó kiểm tra hàng hóa để quyết định xem hàng hóa có được
thông quan hay không. Việc kiểm tra hồ sơ hàng hóa được tiến hành dựa trên cả 2 yếu
tố: kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng hóa thực tế. Tùy từng trường hợp cụ thể,
mức độ kiểm tra thực tế sẽ khác nhau. Theo quy định của Việt Nam hiện nay, hàng hóa
sau khi nhập khẩu vào Việt Nam sau khi làm thủ tục thông quan nhập khẩu được chia
làm 3 mức tương ứng với 3 luồng: xanh – vàng – đỏ.

Mức (1) = Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng
hóa.

Mức (2) = Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Mức (3) = Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Về kiểm tra thực tế hàng hóa:


Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm
tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi kết luận được mức độ vi
phạm.

Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm
tra, nếu có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
Để làm được thủ tục thông quan, ngoài việc làm hồ sơ hải quan và xuất trình hàng
hóa để hải quan kiểm tra, công ty phải nộp lệ phí hải quan.
Thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hóa,
hải quan sẽ ra các quyết định như:

Cho phép hàng được qua biên giới (thông quan).

Cho hàng đi qua kèm theo điều kiện như phải sửa chữa, bao bì lại… công ty
phải nộp thuế.

Lưu khóa ngoại quan.

Hàng không được nhập khẩu.
2.6. Nhận hàng
Công ty TNHH chế biến nước chấm Mekong chọn cách tự tiến hành giao nhận hàng
hóa, vì vậy trong quá trình giao nhận hàng sẽ có những hoạt động sau:
(1) Liên hệ với văn phòng của công ty cổ phần nội bộ Bollore Logistics Singapore
ở Việt Nam để biết tình hình tàu và chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
(2) Chuẩn bị phương tiện vận tải để ra cảng nhận hàng.
(3) Ký hợp đồng thuê nhân công bốc dỡ.
(4) Đăng kí làm hàng với Cảng Cát Lái (Sài Gòn), thông báo cho hải quan.

(5) Nhận thông báo hàng đến và trao cho cảng chứng từ cần thiết để dỡ hàng.
21


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

(6) Cầm vận tải đơn (B/L) và giấy giới thiệu đi lấy D/O.
(7) Nhận hàng và thu thập chứng từ pháp lý ban đầu:
 Biên bản giám định hầm tàu (CR)
 Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
 Giấy chứng nhận hàng hư hỏng, đổ vỡ (COR)
 Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC)
 Thư dự kháng (LOR)
2.7. Kiểm tra hàng hóa
2.7.1. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mặt hàng hương liệu thực phẩm thuộc
phạm vi kiểm tra của Bộ Y tế. Thủ tục gồm 3 bước:
Bước 1: Đăng kí kiểm tra
Nộp giấy đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa NK (2 bản) và chứng từ đi kèm
gồm:

Hợp đồng nhập khẩu

Bản liệt kê hàng hóa

Hóa đơn

Vận đơn

Chứng nhận chất lượng


Bản giới thiệu, thuyết mình, tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm
tra.
Đóng lệ phí kiểm tra: mức hiện hành là 0.05% giá trị lô hàng nhưng không thấp hơn
500.000 VND và không quá 10.000.000 VND
Nhận lại giấy “Lô hàng đủ thủ tục về quy định đối với hàng hàng hóa nhập khẩu”
và Giấy đăng ký kiểm tra có tên của bộ phận thực hiện kiểm tra chất lượng và sddt, tên
người phụ trách.
Liên hệ cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan
Bước 2: Kiểm tra kĩ thuật
Báo bộ phận kiểm tra sau khi tập kết hàng đến công ty
Tổ chức cho bộ phận kiểm tra thực hiện kiêm tra.
Bước 3: Nhận kết quả kiểm tra
Khi có kết quả, bộ phận kiểm tra sẽ gửi cho công ty TNHH nước chấm Mekong
“Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu” do Cơ quan kiểm tra ban hành.
2.7.2. Giám định hàng hóa
Khi hàng về đến cửa khẩu, bên cảng cho kiểm tra niêm phong, kẹp chì của lô hàng.
Nếu phát hiện tổn thật thì phải mời cơ quan giám định lập biên bản giám định dưới tàu.
22


Tiểu luận Giao dịch thương mại quốc tế

Sau đó về phía công ty TNHH nước chấm Mekong phải nhanh chóng mời cơ quan
giám định tổn thất và nguyên nhân gây ra tổn thất. Việc mời công ty giám định gồm các
bước:
 Ký hợp đồng với cơ quan giám định
 Nộp chứng từ liên quan
 Xuất trình hàng để công ty giám định lấy mẫu kiểm tra
 Trả phí dịch vụ giám định

Kết luận: Trong quá trình kiểm tra không có tổn thất, hư hỏng đối với hàng hóa.
Việc kiểm tra giám định đã được thông qua.
2.8. Khiếu nại
Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu bên nhập khẩu phát hiện hàng nhập khẩu bị
tổn thất hay người xuất khẩu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng
nghĩa vụ quy định trong hợp đồng (giao hàng chậm, chậm giao hàng…) thì cần khiếu
nại ngay để tránh lỡ mất thời hạn khiếu nại.
Trước hết bên nhập khẩu cần xác định người bị khiếu nại:

Là người xuất khẩu nếu: hàng có chất lượng không đúng trong hợp đồng, giao
hàng thiếu, bao bì không đúng quy định…

Là người vận chuyển nếu: hàng bị tổn thất trong quá trình vận chuyển hoặc do
lỗi người vận tải.

Khiếu nại công ty bảo hiểm nếu hàng hóa tổn thất do những rủi ro nằm trong
phạm vi được bảo hiểm.
Nếu không xác định được người bị khiếu nại, bên nhập khẩu cũng có thể đi khiếu
nại người có thời hạn khiếu nại ngắn hạn trước, sau đó khiếu nại người có thời hạn dài
hạn hơn để tận dụng khả năng được quyền khiếu nại.
Hồ sơ khiếu nại gồm:

Đơn khiếu nại

Các chứng từ có liên quan (Hàng hóa, vận tải, bảo hiểm…)

Các loại biên bản (ROROC, COR…)

Bản tính toán tổn thất


Biên bản bưu điện chứng nhân đã giao bản hồ sơ khiếu nại cho những người
liên quan.
Bên cạnh việc đi khiếu nại, bên nhập khẩu còn có thể bị người xuất khẩu khiếu nại
trong các trường hợp thanh toán chậm, không thanh toán, hoặc thực hiện điều khoản
phạt nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ một nghĩa vụ nào
đó quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này, bên nhập khẩu cần có thái độ hợp
tác giải quyết khiếu nại một cách khẩn trương, có tình có lý đề giúp hai bên kết thúc hợp
đồng thành công đồng thời giữ được mối quan hệ làm ăn lâu dài, tạo uy tín cho doanh
nghiệp.

23


×