Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

tiểu luận giao dịch thương mại quốc tế diễn biến giá hồ tiêu trong khu vực và trên thế giới từ 2010 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 50 trang )

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU
1. Khái niệm hồ tiêu
Hồ tiêu tên khoa học là Piper nigrum, là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không
mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá
như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang
quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối
chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu
nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi
chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ
tiêu xanh và hồ tiêu đen . Đốt cây rất giòn, khi vận chuyển nếu không cẩn thận thì
cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất. Hạt tiêu là tên gọi chung cho các sản
phẩm từ quả hồ tiêu và được chia ra nhiều loại thông qua màu sắc, thời gian thu
hoạch . . . (Theo Wikipedia)
2. Nguồn gốc, xuất xứ
Cây hồ tiêu (Piper nigrum L) có nguồn gốc từ Ấn Độ, và lịch sử của cây hồ
tiêu được xem như là gắn liền với lịch sử của Ấn độ. Các tài liệu của Ấn độ đã ghi
chép lại về việc sử dụng hạt tiêu cách đây khoảng 3.000 năm. Vào thời cổ đại, hồ
tiêu được xem là một trong những hàng hoá có giá trị cao, ngang với vàng.
Ngày nay hồ tiêu được trồng rộng rãi ở một số nước Đông nam á và nam á như

Việt nam, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc và Sri lanka. Tại
Brazil và Madagascar cũng có diện tích và sản lượng hồ tiêu đáng kể.
Ở Việt Nam, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI, nhưng đến
thế kỷ XVII mới được đưa vào trồng (Chevalier, 1925; Phan Hữu Trinh và ctv., 1987).

Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu được trồng với diện tích tương đối khá ở Phú Quốc,
Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang). Đầu thế kỷ XX, cây tiêu được trồng và phát
triển ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị và Quảng Nam. Hiện nay hồ tiêu được trồng
phổ biến ở Tây nguyên (Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông), Đông nam bộ (Bình Phước,



4
Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu), Miền Trung (Phú Yên, Quảng Trị), vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long (Phú Quốc – Kiên Giang).
3. Phân loại
Theo Bigpepper.net, người ta chia tiêu thành các loại như sau:
3.1. Tiêu đen
Tiêu đen là loại tiêu bình thường được dùng trong ăn uống hằng ngày. Đây loai
tiêu phổ biến trên thị trường, nó có hạt tròn, to, vỏ đen. Khi thu hoạch, người ta hái
quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh;
những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi
phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Tiêu đen là loại tiêu phổ biến nhất ở Việt Nam.
Đặc điểm chất lượng: Tiêu đen đặc
tính là cay, mùi thơm nồng, dùng để gia
tăng vị cay ấm, khử mùi cho món ăn tanh.
Đôi khi tiêu đen được sử dụng như một
biện pháp để điều trị các vấn đề sức khỏe
như ho, đau họng hay cảm lạnh. Ngoài ra
tiêu đen cũng được sử dụng để điều trị một
số vấn đề dạ dày như chứng khó tiêu, đầy
hơi, táo bón và cả những chức năng mỹ
phẩm.
3.2. Tiêu xanh
Là loại tiêu chưa chín hẳn và hái cả chùm khi còn màu xanh trên cây, thường
sẽ chọn những chùm mà hạt chưa tạo sọ tiêu và còn mềm. Tiêu xanh sẽ mang vị cay
và thơm trung hòa giữa 2 loại tiêu sọ và tiêu đen. Tiêu xanh có tác dụng trị cảm
lạnh, tăng cường cho hệ tiêu hóa cũng như giàu chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Ngoài ra, tiêu xanh còn được chế biến thành nhiều sản phẩm khác như : tiêu xanh
ngâm dấm, tiêu xanh ngâm nước mắm, tiêu xanh sấy khô, muối tiêu xanh.....



5
3.3. Tiêu sọ (Tiêu trắng)
Đây đơn giản chỉ là tiêu đen bị tách
lớp vỏ ngoài ra, còn lại lớp nhân của tiêu
có màu trắng. Người ta hái quả lúc chúng
đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có
màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít
thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất)
nhưng cay hơn (vì quả đã chín), còn
những quả tươi thường đã bị xử lý hóa chất.
3.4. Tiêu lép
Đây là loại tiêu bị hái hoặc rụng khi còn non, hạt nhân chưa đủ cứng nên khi
phơi khô chỉ có phần vỏ bên ngoài và 1 ít nhân bên trong.
Tiêu lép có giá thành rất thấp, nó thường được trộn chung với tiêu đen để giảm
giá thành xuống, hoặc trộn vào tiêu để xay ra bán dễ hơn.
3.5. Tiêu đỏ
Đây là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế
biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả
đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại Chư Sê và Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Giá trị
xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn 3 - 4 lần so với hạt tiêu đen.

* Tiêu chuẩn G/L (Gram/lit) của tiêu:
Tiêu chuẩn Gram/ lít hay viết tắc là G/L là của các đại lý buôn bán tiêu nhằm
phân loại tiêu theo từng mức giá. Ở đây có nghĩa là người ta cho tiêu vào một cái hũ
một lít, sau đó đem cân lên, tiêu càng nặng thì có nghĩa là tiêu càng chắc.
Người ta lấy chỉ tiêu này là bởi vì nó đơn giản, phân loại được tiêu tương đối
tốt. Nếu bạn từng buôn tiêu sẽ biết tiêu lép rất nhẹ và thể tích của nó thì rất to, nếu
cho tiêu lép vào bình 1 lít và cân lên trọng lượng khoảng 250 gram. Còn nếu tiêu
đen chắc, cân lên thì trọng lượng có khỉ hơn 600 gram.



6
Vì thế tiêu chuẩn G/L càng lớn thì tiêu đó càng tốt.
Người ta thường đánh giá tiêu như sau (tuy nhiên, đây chỉ là bảng tương đối,
tùy vào loại tiêu mà có mức giá khác nhau):
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn G/L của tiêu
Phân loại

Trọng lượng G/L

Tiêu lép

250 – 300 G/L

Tiêu loại 2

530 – 550 G/L

Tiêu loại 1

560 -600 G/L

Tiêu đặc biệt

600 G/L

Nguồn: />Ngoài ra, dưới đây là một số chỉ tiêu, tiêu chuẩn vật lý của tiêu theo TCVN (tiêu
chuẩn Việt Nam) đối với 2 loại tiêu phổ biết nhất là tiêu đen và tiêu sọ (tiêu trắng):


Bảng 1.2: Tiêu chuẩn vật lý của tiêu theo TCVN
Tên chỉ tiêu

Mức yêu cầu
Tiêu trắng
Tiêu đen

550g/l

500g/l

450g/l

0.5

0.5

1.0

1.0

4.0

6.0

10.0

18.0

15.0


2.0

4.0

4.0

13.0

13.0

13.0

13.0

500

450

1.Tạp chất, % khối lượng, không
lớn hơn.
2. Hạt lép % khối lượng không lớn
hơn
3. Hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ % khối
lượng không lớn hơn
4. Độ ẩm % khối lượng không lớn
hơn
5. Khối lượng theo thể tích g/l

600

550
không nhỏ hơn.
Nguồn: />

7
4. Vai trò của hồ tiêu
4.1. Đối với con người

Với lợi thế là vùng đất Tây Nguyên có đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp trồng
các cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su,… cùng với sự cần cù chịu khó,
không ngừng học hỏi, sáng tạo của người dân, ngành hồ tiêu đã trở thành một
hướng đi mới giúp bà con xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống. Đặc biệt là khi
thực hiện mô hình xen canh hồ tiêu và cà phê sẽ cho năng suất cây trồng cao, chất
lượng tốt, khai thác tối đa giá trị của đất đai.
Ngoài ra, hồ tiêu còn là bài thuốc chữa nhiều bệnh cho con người. Hồ tiêu là
một cây thuốc quý trong Đông y. Nó có vai trò tuyệt vời trong chữa trị các bệnh liên
quan đến đường tiêu hóa, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, kích thích sự
thèm ăn, hạn chế tích tụ khí gas trong bao tử, chữa bệnh viêm khớp, ngăn ngừa ung
thư và các bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, hồ tiêu đen còn có khả năng kháng khuẩn
đường ruột, hỗ trợ cơ thể giải quyết các vấn đề về đường ruột do vi khuẩn gây nên.
4.2. Đối với ngành ẩm thực

Vị cay của hồ tiêu là một vị cay nhẹ dễ chịu, có sức lan tỏa mãnh liệt. Được xếp
vào một trong ngũ vị hương của nền ẩm thực Việt Nam, hồ tiêu dần khẳng định được
vai trò của mình là một vị thế quan trọng trong nghệ thuật nấu ăn của con người.
Vị cay của tiêu, dù cho với bất cứ món ăn nào cũng sẽ đủ làm thông khoang mũi
kèm mùi hương dễ chịu lan tỏa trong vòm họng. Món tẩm, ướp mà thiếu một chút tiêu
thì món ăn sau khi hoàn thành sẽ không dậy hương vị. Đặc biệt trong ẩm thực Việt, có
những món kho đã mặc định luôn là phải dùng tiêu. Cá kho tiêu, thịt kho tiêu mà chế
biến lỡ tay nêm nếm không đúng là mất hương vị. Sự đậm đà ấy là kết tinh của nhiều

loại gia vị đặc trưng, mà trong đó tiêu là một thành phần không thể thiếu.

5. Sản lượng hồ tiêu trên thế giới
Trong thập niên qua, ngành hàng hồ tiêu thế giới thay đổi rất nhanh về sản
lượng và hoạt động xuất khẩu. Việt Nam đã và đang gia tăng diện tích trồng hồ tiêu
từ 36.106 ha vào năm 2001 lên đến 57.000 ha thu hoạch năm 2015 (hiện đang tăng
nhiều hơn), bên cạnh đó, Trung Quốc tăng diện tích trồng lên đến 14.300 ha.


8

Ấn Độ vẫn là vùng trồng hồ tiêu lớn nhất với 195.000 ha trên toàn lãnh thổ.
Indonesia duy trì ổn định ở con số 116.000 ha. Việt Nam vừa báo cáo diện tích trồng
tiêu đạt 57.000 ha với tốc độ tăng dần đều theo mỗi năm. Brazil hiện báo cáo có
45.000 ha trong năm 2004 nhưng giảm xuống còn 35.000 ha vào năm 2006. Từ
2007 đến 2015, thống kê chính thức của Brazil cho con số trồng hồ tiêu là 20.000
ha. Sri Lanka tăng diện tích đạt con số 32.470 ha vào năm 2015, đứng hạng tư trong
sáu nước thành viên của IPC có diện tích trồng hồ tiêu tăng. Mã Lai đạt thấp nhất là
16.300 ha. Diện tích tăng của Trung Quốc hiện nay đã đạt con số 25.000 ha.
Báo cáo của Jha, chuyên viên kinh tế của IPC vào tháng 3/2016 cho biết: Ngành
trồng tiêu thế giới trong thời gian từ 1996 đến 2015 có sản lượng tiêu hạt tăng nhanh,
với sự đóng góp tích cực của Việt Nam kể từ năm 2003. Trước đó, nước dẫn đầu luôn là
Ấn Độ và Indonesia. Năm 1990, Việt Nam chỉ đóng góp 4% sản lượng hồ tiêu thế giới,
nhưng đến năm 2000 là 14%, năm 2003 là 25%. Năm 2015, Việt Nam đóng góp 32%
sản lượng hồ tiêu thế giới; kế đó là Ấn Độ góp 18%, Indonesia góp 16%, Malaysia góp
7%, Sri Lanka góp 6% và phần còn lại của thế giới đóng góp 12%.

Biểu đồ 1.1: Sản lượng hồ tiêu thế giới từ 1990 đến 2015

Nguồn: Institute of Agricultural Science for Southern Viet Nam



9

Biểu đồ 1.2: Sản lượng hồ tiêu thế giới năm 2017

Nguồn: factfish.com
Trước 2001, quyền lực sản xuất hồ tiêu chủ yếu là tập trung vào hai nước: Ấn Độ
và Indonesia. Từ năm 2002 đến nay, quyền lực ấy thuộc về Việt Nam (IPC 2016). Chỉ
trong thời gian 10 năm ngắn ngủi ấy, Việt Nam đã có thể gia tăng năng suất của họ lên
đến tám lần và trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Năm
2004, sản lượng hồ tiêu Việt Nam chạm mức 100.000 tấn/năm. Hồ tiêu của Ấn Độ có
xu hướng đi xuống, sáu năm kể từ 2001, sản lượng đã giảm 29.000 tấn. Tình trạng tồi
tệ nhất được ghi nhận vào năm 2014, sản lượng chỉ bằng một nửa của trung bình thập
niên (37.000 tấn). Sản lượng hồ tiêu của Brazil và Mã Lai cũng dần dần giảm xuống
nhưng vẫn còn khả năng duy trì được vị thế của nó. Sản lượng hồ tiêu của Sri Lanka có
cải tiến từ đầu thập niên này, chạm mức 28.000 tấn vào năm 2013.

Trung Quốc đang gia nhập vào ngành hàng hồ tiêu cho dù sản lượng của họ
chưa đủ đáp ứng được thị trường tiêu dùng trong nước. Thái Lan và Madagascar
duy trì được vị trí của mình mà không có sự cải tiến đáng kể nào. Cambodia đang từ
từ gia nhập vào ngành hàng hồ tiêu nhưng không có số liệu thống kê nào được công
bố. Tuy nhiên, năm 2014, sản lượng hồ tiêu của họ đã đạt 8.000 tấn.


10
Biểu đồ 1.3: Sản lượng hồ tiêu của các nước thành viên IPC từ 2000-2015

Nguồn: Institute of Agricultural Science for Southern Viet Nam
6. Tình hình xuất nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới

6.1. Xuất khẩu hồ tiêu thế giới
6.1.1. Tổng quan xuất khẩu hồ tiêu thế giới

So sánh con số hồ tiêu xuất khẩu trên thị trường thế giới năm 2001, sản lượng
năm 2015 đã tăng khoảng 100.000 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu hồ tiêu thế giới
năm 2018 là 392.000 tấn, tăng 6,5% so với năm trước. Từ năm 2007 đến 2018, tỷ lệ
tăng trưởng trung bình của sản lượng hồ tiêu xuất khẩu là 2,1%. Xu hướng này được
duy trì khá ổn định, trong đó biến động lớn nhất là và năm 2015 với sự gia tăng
7,9%. Tổng sản lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất là 398.000 tấn vào năm 2016 và
có sự giảm nhẹ vào 2017.
6.1.2. Xuất khẩu hồ tiêu theo các nước

Indonesia đã là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu cho đến những năm cuối thế kỷ
20, nhưng sang thế kỷ 21, Việt Nam đã qua mặt và giữ vị trí số một với con số cải tiến
mỗi năm liên tục tăng. Việt Nam đã tăng khả năng xuất khẩu từ 56.509 tấn năm


11
2001 lên 156.396 tấn năm 2014 . Brazil đã và đang duy trì lượng hồ tiêu xuất khẩu
của mình một cách chậm rãi vì thị trường của họ hầu như đã bảo hòa và ổn định.
Cho dù sản xuất hồ tiêu gặp nhiều khó khăn, Ấn Độ vẫn duy trì được vai trò nhà
cung cấp hồ tiêu cho thế giới. Mã Lai cũng có xu hướng suy giảm sản lượng hồ tiêu.
Sri Lanka cải tiến được con số xuất khẩu với số lượng cao nhất trong năm 2013
nhưng giảm xuống trở lại trong năm 2014.
Năm 2018, Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất với 142.000 tấn,
chiếm xấp xỉ 36% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới. Theo sau là Brazil (73000 tấn)
chiếm 28% tổng sản lượng, Ấn Độ (17000 tấn), Đức (16000 tấn), Sri Lanka (15000
tấn), Malaysia (12000 tấn), Mexico (8400 tấn),...
Biểu đồ 1.4: Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của các nước trên thế
giới năm 2018


Nguồn: Globaltrade.com
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tăng trưởng trung bình hằng năm 9,6% trong giai
đoạn 2007-2018, Brazil là 7,3% mỗi năm và Indonesia là 2,9% mỗi năm.


12

Xuất khẩu tiêu đen và tiêu trắng
Biểu đồ 1.5: Sản lượng xuất khẩu tiêu đen các nước thành viên IPC
từ 2005-2014

Nguồn: Institute of Agricultural Science for Southern Viet Nam
Biểu đồ 1.6: Sản lượng xuất khẩu tiêu trắng các nước thành viên IPC
từ 2005-2014

Nguồn: Institute of Agricultural Science for Southern Viet Nam


13
Việt Nam duy trì vị trí số một trong xuất khẩu tiêu đen và tiêu trắng trên thị
trường thế giới. Cho đến năm 2009, Indonesia đã duy trì vị trí tốp đầu trong những
nước sản xuất tiêu trắng và xuất khẩu tiêu trắng nhiều nhất thế giới. Nhưng kể từ
năm 2009 đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu số một. Brazil duy trì vị
trí nước xuất khẩu hồ tiêu thứ ba với rất ít thay đổi trong nhiều năm qua. Sản lượng
và số lượng hồ tiêu xuất khẩu tại Indonesia, Ấn Độ và Sri Lanka biến thiên đáng kể
trong nhiều năm, nhưng Mã Lai có rất ít thay đổi.
6.2. Nhập khẩu hồ tiêu thế giới
6.2.1. Tổng quan nhập khẩu hồ tiêu thế giới


Tổng sản lượng nhập khẩu hồ tiêu thế giới năm 2018 là 414000 tấn, tăng 8,6% so
với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm là 2,9 giai đoạn 2007-2018. Xu
hướng này duy trì khá ổn định, trong đó biến động lớn nhất là vào năm 2013 khi sản
lượng nhập khẩu tăng 9,8%. Qua khảo sát, nhập khẩu hồ tiêu thế giới đạt sản lượng cao
nhất vào năm 2018 và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai gần.
6.2.2. Nhập khẩu hồ tiêu theo các nước

Biểu đồ 1.7: Sản lượng nhập khẩu hồ tiêu ở các nước

Nguồn: Globaltrade.com


14
Năm 2018, các nước bao gồm Mỹ (75000 tấn), Việt Nam (35000 tấn), Đức
(32000 tấn) và Ấn Độ (31000 tấn) là những nước nhập khẩu hồ tiêu chính trên thế
giới, chiếm đến 42% tổng sản lượng nhập khẩu. Theo sau đó là Các tiểu vương quốc


Rập thống nhất (16000 tấn), Anh (13000 tấn), Pháp (11000 tấn), Hà Lan (11000

tấn), Tây Ban Nha (10000 tấn), Nhật Bản (9500 tấn), Pakistan (8200 tấn) và Nga
(8000 tấn) - chiếm 21% tổng sản lượng nhập khẩu.
Nhập khẩu ở Mỹ tăng trung bình hàng năm 1,5% giai đoạn 2007-2018. Các
nước như Việt Nam (21,5%), Ấn Độ (8,8%), Anh (5,4%), Các tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất (3,9%), Tây Ban Nha (2,9%), Nga (2,6%) và Pháp (2,0%) thể hiện
tốc độ tăng trưởng tích cực trong nhập khẩu hồ tiêu hàng năm. Đặc biệt, Việt Nam
là nước tăng trưởng nhập khẩu nhanh nhất thể giới với tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm giai đoạn 2007-2018 là 21,5%. Ngược ại, Hà Lan với tỷ lệ giảm 2,7% thể
hiện xu hướng giảm sút trong xuất khẩu hồ tiêu cùng giai đoạn.



15

CHƯƠNG 2:
DIỄN BIẾN GIÁ HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG KHU VỰC TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
1. Những cuộc biến động giá từ năm 2010 đến nay
1.1. Diễn biến giá hồ tiêu trên thế giới từ năm 2010 đến nay:
1.1.1. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2016:
Trong 2 thập niên vừa qua, ngành hàng hồ tiêu thế giới thay đổi rất nhanh về sản
lượng và hoạt động xuất khẩu. Đặc điểm nổi bật nhất là giá hồ tiêu và tình trạng không
rõ ràng của tương lai đối với các nước sản xuất hồ tiêu chủ lực. Tuy nhiên, sau năm
2010, giá hồ tiêu bắt đầu không còn là vấn đề lo lắng của nước sản xuất, bởi vì nó vẫn
biểu thị được xu hướng tăng giá vượt ngưỡng dự báo của nhà quản lý kinh tế và kỳ
vọng của những người sản xuất, những người xuất khẩu tiêu trên toàn thế giới.

Giá hồ tiêu là mối quan tâm hàng đầu của người trồng, nhà doanh nghiệp và
người tiêu thụ. Giá hồ tiêu bắt đầu tăng tốc vào đầu thế kỷ 21, với nhiều mô phỏng
suy đoán về giá cả trong tương lai. Một vài nước trồng hồ tiêu đã không chú ý đến
sự phát triển ngành hàng này, hoặc chỉ mong muốn duy trì cái hiện có mà thôi. Tuy
nhiên, vào năm 2009, giá hồ tiêu trên thị trường quốc tế có hiện tượng tăng đột biến,
vượt cả dự báo về giá trong tương lai; không ai dám chắc nó sẽ diễn biến như thế
nào và tính ổn định của nó trong tương lai, khi ấy, người ta rất cần có những phân
tích mang tính chất hệ thống (Biểu đồ 1).
Mặc dù không hề có sự suy giảm về cung nhưng giá hồ tiêu vẫn có xu hướng
tăng. Đỉnh điểm là vào năm 2015 khi giá hồ tiêu đen đạt tới 15 US$/Kg còn hồ tiêu
trắng đạt 10 US$/kg.


16

Biểu đồ .2.1: Giá hồ tiêu trên thế giới từ năm 1999 đến năm 2015 (US$/kg)

Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng
hồ tiêu thế giới.(www.ipcnet.org)
Tại New York, một trong những thị trường tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới, cũng
chứng kiến một cuộc sự tăng giá nhanh chóng vào năm 2015 và 2016 (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2.2: Giá hồ tiêu tại thị trưởng New York từ năm 2003-2017

Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng
hồ tiêu thế giới.(www.ipcnet.org)


17
Giá hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng tại thị trường New York vào năm 2010 lần
lượt là 4000 US$/MT và 5000 US$/MT đã tăng trưởng một cách nhanh chóng đạt
ngưỡng 11000 US$/MT và 16000 US$/MT vào giữa năm 2015.
Nhìn chung trên toàn thế giới, xu thế giá cả hồ tiêu thế giới ở giai đoạn này là
tăng liên tục và khá bền vững, mở ra những cơ hội và đem lại lợi nhuận lớn cho
những nước sản xuất hồ tiêu lớn.
1.1.2. Giai đoạn từ 2017 đến nay:
Sau khi giá hồ tiêu trên thế giới đạt mức kỷ lục trong năm 2015 và 2016, bước
vào năm 2017, giá hồ tiêu bắt đầu tụt dốc, giảm mạnh và liên tục do sự tăng đáng kể
của cung hồ tiêu, chủ yếu từ Việt Nam, Brazil và Cambodia.
Khi giá hồ tiêu tăng từ năm 2014 đến năm 2016, nhiều người trồng cao su và
sắn tự nhiên trong khu vực - như Việt Nam, Malaysia và Indonesia - đã chuyển đổi
cây trồng của họ sang hồ tiêu. Thu hoạch hồ tiêu được trồng vào thời điểm đó bắt
đầu vào khoảng năm 2017, khiến nguồn cung vượt cầu.
Khoảng 725.000 tấn hạt tiêu đã được sản xuất trong năm 2017, tăng 10% so
với năm trước, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc. Đặc biệt

là Việt Nam sản xuất 252.000 tấn trong năm 2017, tăng gần 20% trong năm. Việt
Nam chỉ sản xuất 50.000 tấn vào năm 2000 và theo sau Indonesia và Ấn Độ, nhưng
từ đó trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới với thị phần 35%(Biểu đồ 3).
Biểu đồ 2.3: Thị trường sản xuất hồ tiêu thế giới năm 2017

Nguồn: Tổ chức thực phẩm và nông nghiệp Liên hợp quốc


18
Năm 2017, giá hồ tiêu trung bình giảm khoảng 40%. Chỉ số giá của hạt tiêu
đen và hạt tiêu trắng giảm lần lượt 41 điểm và 46 điểm. Tương ứng, giá tổng hợp
của hạt tiêu đen giảm xuống còn 4.200 USD / Mt vào tháng 12 năm 2017, từ mức
7.300 USD/Mt vào tháng 12 năm 2016. Giá tổng hợp cho hạt tiêu trắng vào tháng
12 năm 2017 là 5.900 USD mỗi Mt, giảm từ 10.600 USD mỗi USD Mt vào tháng
12 năm 2016. Giá trong tháng 12 năm 2017 là mức thấp nhất nhận được trong ba
năm qua. Chỉ số giá IPC được thể hiện trong Bảng 2.1
Bảng 2.1: Chỉ số giá IPC (Năm gốc: Trung bình 2011-2015)

Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng hồ tiêu
thế giới.()
Giá tổng hợp cho hạt tiêu trắng vào tháng 12 năm 2017 là 5.900 USD mỗi Mt,
giảm từ 10.600 USD mỗi USD Mt vào tháng 12 năm 2016. Giá trong tháng 12 năm
2017 là mức thấp nhất nhận được trong ba năm qua. Giá tổng hợp của hạt tiêu đen
và trắng được thể hiện trong Bảng 2.2.


19
Bảng 2.2: Giá tổng hợp hồ tiêu trắng và hồ tiêu
đen từ 2015 - 2017


Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng hồ tiêu thế
giới.(www.ipcnet.org)
Tại New York, giá giao ngay của hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng lần lượt giảm
xuống mức 4.780 đô la Mỹ và 7.500 đô la Mỹ mỗi Mt vào tháng 12 năm 2017 từ
7.850 đô la Mỹ và 11.700 đô la Mỹ mỗi Mt vào tháng 12 năm 2016. Khi so sánh với
mức cao nhất đạt được vào tháng 7 năm 2015, giá đã giảm mạnh hơn 55%.
Bảng 2.3: : Giá tổng hợp hồ tiêu trắng và hồ tiêu đen từ 2017 -2019

Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng hồ
tiêu thế giới.(www.ipcnet.org)


20
Năm 2018, ngành hồ tiêu lại trải qua một năm thử thách. Biến động giá liên tục
trong năm là một trong những vấn đề lớn. Khối lượng sản phẩm lớn đã được lưu hành
trên thị trường trong 12 tháng qua, đã đẩy giá hồ tiêu ở mọi chủng loại giảm. Riêng
Việt Nam ước tính sản xuất khoảng 40% sản lượng hồ tiêu toàn cầu với sản lượng cao
là 205.000 Mt. Kết hợp với dự trữ toàn cầu tồn đọng từ năm 2017, ước tính ở mức cao
111.000 Mt, việc thị trường có thặng dư sản phẩm tiếp tục đẩy giá xuống.

Bảng 2.4: Chỉ số giá IPC năm 2017-2018

Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng hồ tiêu
thế giới.(www.ipcnet.org)
Vào đầu quý thứ hai năm 2019 chỉ số giá cho thấy một phản ứng hỗn hợp. Chỉ số
giá của hạt tiêu đen được báo cáo với mức giảm 1,42 điểm xuống 33,58. So với cùng
kỳ năm 2018, chỉ số giá của hạt tiêu đen được báo cáo với mức giảm 12%. Ngược lại,
chỉ số giá của hạt tiêu trắng vào tháng 7 năm 2019 được báo cáo là ổn định

ở mức 36,42 (Bảng 1). Tuy nhiên, khi so sánh với cùng kỳ năm 2018, chỉ số giá của

hạt tiêu trắng được báo cáo giảm 12% tương tự như đối với hạt tiêu đen.
Bảng 2.5: Chỉ số giá IPC năm 2018-2019

Nguồn: Trang web chính thức của cộng đồng hồ
tiêu thế giới.()
Giá tổng hợp cho tháng 7 năm 2019 theo báo cáo có sự khác biệt rõ rệt giữa giá
hồ tiêu trắng và hồ tiêu đen. Giá tổng hợp của hạt tiêu đen được báo cáo ở mức 2.498
USD mỗi Mt (Bảng 2) hoặc mất 106 USD mỗi Mt so với tháng trước. Trong khi đó,


21
giá tổng hợp của hạt tiêu trắng được báo cáo là ổn định và tương đối không thay đổi
ở mức 3.768 USD mỗi Mt.
1.1.3. Đánh giá chung
Theo kết quả của các bài báo cáo và cuộc nghiên cứu thị trường hồ tiêu trên toàn
thế giới trong giai đoạn từ 2010 đến nay, ta có thể rút ra được diễn biến của giá hồ tiêu
trong giai đoạn này có 2 xu hướng. Thứ nhất là từ giai đoạn 2010 đến 2016 chứng kiến
sự tăng trưởng một cách thần kỳ của giá hồ tiêu trên thế giới đạt mức kỷ lục vào năm
2015 với giá hồ tiêu đen và trắng đều tăng 2,5 lần so với năm 2010. Tuy nhiên ngay sau
đó khi bước vào năm 2017, giá hồ tiêu bắt đầu tụt dốc do sự tăng sản lượng quá lớn,
cung vượt cầu dẫn tới dư thừa đẩy giá hồ tiêu xuống dốc. Từ đó đến nay tình hình giá
hồ tiêu luôn ở mức thấp và không mấy khả quan. Tình hình này đã tác động một cách
tiêu cực đến các nước sản xuất hồ tiêu lớn trên thế giới.

1.2. Giá hồ tiêu tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay:
1.2.1. Tổng quan về nhành hồ tiêu Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay
a. Diện tích trồng hồ tiêu tăng mạnh:
Biểu đồ 2.4: Diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng hồ tiêu

Nguồn: Diễn đàn hồ tiêu Việt Nam



22
Tổng diện tích hồ tiêu nước ta liên tục tăng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại
đây, đặc biệt tăng rất nhanh từ năm 2010. Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2010 đến
2014, tổng diện tích hồ tiêu tăng từ 51.300 ha đến 83.800 ha (tăng 63%).
Năm 2010 diện tích trồng mới chỉ khoảng 7.000 ha, tuy nhiên đến năm 2014
thì diện tích trồng mới lên đến 27.000 ha (tăng gần 4 lần). Trong khi đó diện tích thu
hoạch hồ tiêu chỉ tăng khoảng 12.000 ha trong giai đoạn này. Việc tăng diện tích thu
hoạch hồ tiêu dẫn đến tăng sản lượng hồ tiêu Việt nam. Trong vòng khoảng 10 năm,
sản lượng hồ tiêu Việt nam tăng gấp đôi từ 70.900 tấn đến 147.400 tấn.
b. Sơ lược diễn biến giá hồ tiêu trong giai đoạn từ 2010 đến nay:
Giai đoạn 2001-2006, hồ tiêu trở lại chu kỳ giá thấp. Đến năm 2007 bắt đầu đi
vào thời kỳ giá cao và đạt đỉnh cao mới từ 2011 đến 2013, nhưng cao nhất là các
năm 2014 và 2015, khi giá hồ tiêu trong nước trên 200.000 đồng/kg và giá xuất
khẩu trên 7.800USD/tấn tiêu đen, 11.200USD/tấn tiêu trắng. Năm 2016, hồ tiêu bắt
đầu rơi dần xuống và từ năm 2017 đến nay thì bước vào chu kỳ giá thấp.
1.2.2. Giá hồ tiêu trong giai đoạn 2010-2015:
Nhìn chung, giá hồ tiêu trong giai đoạn 2010-2015 tăng mạnh, đỉnh điểm là
khoảng thời gian từ năm 2014-2015. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam: Việt Nam trở
thành quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới từ năm 2001 với lượng xuất khẩu
đạt 56.509 tấn, chiếm 28,3% thị phần. Đến năm 2010, con số xuất khẩu đạt 116.861
tấn và tỷ lệ này tăng lên 43,4%. Theo thống kê, giá tiêu mỗi năm lại tăng lên: năm
2009 là 39.000 đồng/kg, năm 2010 là 62.000 đồng/kg, năm 2011-2013 đạt từ
125.000-140.000 đồng/kg, đỉnh điểm có lúc lên đến 160.000 đồng/kg. Tiêu Việt
Nam đang chiếm hơn 50% thị phần giao dịch tiêu trên toàn cầu.
Trong tháng 5/2010 theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng hạt
tiêu của Việt Nam xuất khẩu là hơn 15 nghìn tấn, giảm 6,4% và kim ngạch đạt 49
triệu USD, giảm 1,5% so với tháng 4/2010.
Với kết quả xuất khẩu của tháng 05/2010 đã nâng tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu

của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2010 lên 60 nghìn tấn với kim ngạch 184 triệu USD,
. Các tính toán cho thấy mặc dù lượng xuất khẩu nhóm hàng này chỉ tăng 11%


23
nhưng do đơn giá xuất khẩu bình quân tăng 33,4% so với đơn giá bình quân của 5
tháng/2009, ở mức gần 3100 USD/tấn. Do đó, trị giá xuất khẩu tăng tới 48,1% so
với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 5 tháng đầu
năm 2010 tăng mạnh cả về lượng, trị giá và đơn giá so với 5 tháng/2009.
Biểu đồ 2.5: Lượng, trị giá, đơn giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu
của Việt Nam năm 2009 và 5 tháng đầu năm 2010

Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải Quan
Năm 2011, giá xuất khẩu hồ tiêu liên tục tăng cao, nếu như trong những tháng
đầu năm 2011, giá hồ tiêu ở mức từ 80.000- 100.000 VNĐ/kg thì năm 2011, giá hồ
tiêu đang ở mức gần 150.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng tiêu xuất khẩu năm
2012 đạt 118 ngàn tấn với kim ngạch 802 triệu USD, giảm 4,3% về lượng nhưng
tăng 9,6% về giá trị so với năm 2011. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 11 tháng đạt
6.792 USD/tấn, tăng 15,8% so với năm trước.
Năm 2013, theo báo cáo của ngành NN&PTNT, xuất khẩu hồ tiêu cả nước ước
đạt 134.000 tấn với kim ngạch đạt 899 triệu USD, tăng gần 15% về lượng và tăng
hơn 13% về kim ngạch so với năm 2012.
Đầu năm 2014, giá hồ tiêu đạt mức được coi là kỷ lục với 145.000 VNĐ/kg,
nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190.000 VNĐ/kg.


24
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 135.000 tấn hồ tiêu, thu về 1,26 tỷ USD, giảm
13% về lượng nhưng tăng 5% giá trị so với năm 2014. Đây cũng là năm XK hồ tiêu

đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay. Với đỉnh điểm giá hồ tiêu đạt mức 230.000
VNĐ/kg, cao nhất từ trước tới nay.
1.2.3. Giá hồ tiêu giảm trong giai đoạn năm 2015-nay:
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu 156 ngàn tấn
hồ tiêu, kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD. Việt Nam chiếm 30% sản lượng hồ tiêu thế giới,
xuất khẩu đi 97 lãnh thổ, quốc gia với 58% thị phần. Tuy nhiên, kết quả khảo sát của
VPA, niên vụ 2014-2015, sản lượng hồ tiêu ở 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm là Bình
Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Nông và các tỉnh Tây Nguyên năng suất,
sản lượng giảm từ 15-40% so với niên vụ trước (tùy từng vùng), Vụ thu hoạch hồ tiêu
năm 2015 được xem là mất mùa so với năm 2014. Sản lượng hồ tiêu cả nước niên vụ
năm 2015 chỉ đạt 130 ngàn tấn (giảm 26 ngàn tấn so với năm 2014).

Tới năm 2016, giá tiêu trong nước liên tục giảm mạnh. Giá tiêu xô tháng 3 ở
các tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông chỉ còn 138.000 đồng/kg, tại tỉnh Gia Lai chỉ còn
137.000 đồng/kg. So với niên vụ trước, giá tiêu năm nay giảm từ 70.000 – 90.000
đồng/kg.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xuất khẩu hạt tiêu của
Việt Nam trong năm 2017 đạt 214,9 nghìn tấn, tăng 20,8% và kim ngạch đạt 1,12 tỷ
USD, giảm 21,7% so với năm 2016, giá hồ tiêu quý đầu năm 2017 vẫn ở mức xấp xỉ
100.000VNĐ /kg.
Số liệu thống kê cho thấy đơn giá bình quân mặt hàng hạt tiêu xuất khẩu năm
2017 giảm 35% so với đơn giá bình quân năm 2016, ở mức 5,2 nghìn USD/tấn. Giá
trị hồ tiêu xuất khẩu ước đạt 1,11 tỷ USD, giảm 21% so với năm 2016; năm 2018,
xuất khẩu hồ tiêu đạt 758,8 triệu USD, giảm 32,1%.


25

Biểu đồ 2.6: Thống kê lượng, đơn giá bình quân và trị giá hạt tiêu xuất khẩu
của Việt Nam trong giai đoạn năm 2013- 2017


Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Chi phí sản xuất hạt tiêu năm 2018 của Việt Nam tăng ít nhất 10% so với năm
2017. Trong khi giá bán hạt tiêu lại giảm trên 30%, gây khó khăn rất lớn cho người
trồng tiêu.
Kết thúc quý 1/2018, giá hạt tiêu giảm mạnh chỉ còn một nửa so với năm 2017
và bằng 1/4 so với giữa năm 2016. Số liệu thống kê về hồ tiêu từ Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cho thấy, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 02/2018 ước đạt
15 nghìn tấn, với giá trị đạt 56 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 2 tháng
đầu năm 2018 ước đạt 32 nghìn tấn và 125 triệu USD, tăng 45,9% về khối lượng
nhưng giảm 18,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.


26

Biểu đồ 2.7: Giá xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, FOB/HCM
theo ngày, năm 2017- 2018 (USD/tấn)

Nguồn: Agro Monitor Viettraders
Cụ thể, giá tiêu đen địa phương tại Việt Nam đã giảm từ 66.500 đồng /Kg
xuống còn 62.000 đồng /Kg vào cuối tháng. Tính trung bình, giá là 64.250 đồng /
Kg, cho thấy mức giảm 3% so với trung bình tháng trước ở mức 66.500 đồng / Kg.
Giá cũng giảm 50% so với giá trung bình vào đầu năm 2017. Đối với hạt tiêu trắng,
giá báo cáo ổn định ở mức 107.500 đồng / Kg. Có thể thấy, niên vụ hồ tiêu 2017 2018 của nước ta giảm mạnh cả về giá trị và sản lượng. Thời điểm tháng 2 năm
2018, giá tiêu đầu mùa chỉ còn ở mức hơn 60 nghìn đồng/kg, bằng một phần ba mức
giá so với thời điểm này cách đây hai năm.
Năm 2019, ước xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng trên 250.000 tấn và chiếm gần 70%
thị phần xuất khẩu hồ tiêu thế giới. Tuy nhiên, theo thống kê 5 tháng đầu năm 2019,
tổng lượng xuất khẩu hạt tiêu 5 tháng năm 2019 của Việt Nam đạt 145,92 nghìn tấn, thu
về 376,37 triệu USD, tăng 33% về lượng nhưng giảm nhẹ 1,3% về giá trị.


2. Các yếu tố tác động đến giá cả hồ tiêu
2.1. Chất lượng sản phẩm
Trong thời đại phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật như hiện nay, hồ tiêu
không chỉ được sử dụng trong thực phẩm mà còn dùng trong chăm sóc sức khỏe, mỹ


27
phẩm, y dược.... Người tiêu dùng ngày càng hướng đến những sản phẩm chất lượng
cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phẩm chất hồ tiêu là nội dung quan trọng nhất
của người tiêu dùng trên thế giới quan tâm hiện nay, phải đảm bảo sức khỏe con
người.Trên thực tế, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất
lượng của hạt (nếu cùng chủng loại). Năm 2015, Châu Âu (nơi nhập 26% sản lượng
tiêu của VN) bắt đầu siết chặt các quy định về chất lượng hồ tiêu nhập khẩu. Có nhiều
lô hàng xuất khẩu tiêu của doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác trả lại, trong đó chủ yếu là
tiêu thô (chiếm 85%). Nguyên nhân do không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

– với nhiều gốc hóa chất nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt tồn dư hoạt chất
carbendazim. Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hơn 24.500 tấn tiêu Việt Nam / năm, đưa
Carbendazim là chất cấm trong thực phẩm. Michio Nozaki (2015), Chủ tịch hiệp hội
gia vị Nhật Bản, nói rằng sẽ không nhập khẩu tiêu Việt Nam nếu có Carbendazim
trong mẫu kiểm nghiệm. Do đó, để nâng cao giá bán cho hồ tiêu, biện pháp cốt lõi
nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch.
Ngoài ra, việc yêu cầu chất lượng cao để có thể đưa sản phẩm hồ tiêu ra thị
trường kể cả trong nước và quốc tế kéo theo sự gia tăng chi phí về nguồn nhân công,
trang thiết bị kỹ thuật phục vụ quá trình khử trùng, bảo quản,.... Cụ thể, bên cạnh

phương pháp khử trùng bằng bức xạ (irradiation), phương pháp khử trùng bằng hơi
nước (water steam) tỏ ra hữu hiệu, để chống ô nhiễm vi sinh và ngày càng được các
nhà nhập khẩu trên thế giới yêu cầu. Hạt tiêu đen dễ bị ô nhiễm vi sinh hơn hạt tiêu

trắng. Hạt tiêu có thể có mức giá bán cao hơn nếu được khử trùng bằng hơi tại nơi
sản xuất. Tuy nhiên, chi phí đầu tư thiết bị tiệt trùng rất đắt tiền. Kỹ thuật tiệt trùng
hơi nước dễ làm bay hơi hàm lượng dầu, yếu tố chính tạo ra hương vị của hạt tiêu.
Do vậy, xu hướng nghiên cứu phương pháp an toàn khác được người ta đề ra sao
cho chi phí rẻ hơn, và những thị trường khó tính chấp nhận. Khử trùng bằng hơi chỉ
có hiệu quả nếu quá trình sấy, bảo quản, chế biến (ví dụ như sàng, trộn, xay/nghiền),
đóng gói và vận chuyển được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn. Mẫu sản phẩm phải
không bị nhiễm vi sinh sau khi khử trùng. Độc tố mycotoxins và các vi sinh khác rất
phải được kiểm soát trong tất cả khâu của chuỗi sản xuất. Bởi vì đó thường là tác
nhân gây ung thư (ví dụ aflatoxin).


×