Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận Lịch sử Văn Minh Thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.81 KB, 25 trang )

NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

MỞ ĐẦU
Văn minh là một nền văn hoá phát triển ở một trình độ cao của con người,
gắn với một thiết chế chính trị, xã hội nhất định từ sau chế độ công xã nguyên
thuỷ.
Thời kì lịch sử cổ trung đại của Ấn Độ đã tồn tại một nền văn minh rực rỡ.
Trong số các điều kiện hình thành nên nền văn minh này thì điều kiện địa lí có
vai trò định hình nền móng ban đầu. Nhưng điều kiện cơ bản nhất khẳng định sự
phát triển về sau của nền văn minh đó chính là yếu tố kinh tế.
Trong khuôn khổ bài Tiểu luận này, em xin phép được trình bày về cơ sở
hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ trung đại dưới góc nhìn của điều kiện địa lí
và điều kiện kinh tế.
Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những
nền văn minh cổ nhất thế giới, bao gồm cả vùng đất ở các nước như: Ấn Độ,
Pakistan, Nepan, Bangladesh ngày nay. Hằng năm vào mùa tuyết tan, nước từ
dãy Himalaya theo sông Hằng và sông Ấn đổ xuống vùng đồng bằng mang theo
lượng phù sa lớn bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn, nền văn minh ở lưu
vực sông Ấn (3.000 - 1.800 Trước công nguyên) đã thấm đượm những tư tưởng
và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn
Độ.

1


NGUYỄN TẤN HẢI



Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH:
I.1. Điều kiện địa lí.
Ấn Độ được coi nh mép tiểu lục địa nằm ở phía nam châu Á.Vào thời kì
hình thành và phát triển nền văn minh cổ trung đại thì lãnh thổ Ấn Độ vẫn bao
gồm cả Pa-ki-xtan, Băng-la-đet và Nê-pan.
Về mặt vị trí địa lí, bán đảo Ấn Độ có chiều ngang rộng từ 67 đến 87°
kinh đông và có chiều dài từ 7 đến 32° vĩ bắc. Phía đông bắc, Ấn Độ được ngăn
cách với lục địa châu Á bằng dãy núi Hi-ma-lay-a cao nhất thế giới. Ấn Độ chỉ
có thể liên hệ bằng đường bộ với thế giới qua phía tây-bắc, qua đèo Bolan, hoặc
từ Ta-xi-la qua Ka-bul để đến I-ran và Trung Á. Tuy nhiên 2 mặt phía tây nam và
phía đông nam của Ấn Độ đều giáp biển. Vị trí của Ấn Độ nằm giữa đường biển
từ Tây (Hồng Hải và vịnh Ba-tư) sang Đông (biển Đông và Thái Bình Dương).
Đây chính là nơi dừng chân bắt buộc trên con đường hàng hải Tây- Đông. Đặc
biệt, với đường biển thuận lợi nh thế thì việc thông thương giữa các vùng khác
trên thế giới với Ấn Độ hoặc từ Ấn Độ đi các nơi khác là hết sức dễ dàng và
thuận tiện.

2


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu

cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

Về mặt địa hình thì lãnh thổ Ấn Độ được chia thành 2 miền tương đối rõ
rệt qua sự ngăn cách của dãy núi Vindhya.
Nửa lãnh thổ phía bắc là lưu vực của 2 con sông lớn: sông Ấn (Indus) ở
phía tây- bắc và sông Hằng (Ganga) ở phía đông- bắc. Lưu vực sông Ấn một
thời có điều kiện đất đai rất thuận lợi cho một nền kinh tế nông nghiệp. Và đây là
một trong những cái nôi để hình thành nền văn minh cổ đại Ấn Độ. Tuy nhiên
sau đó khu vực này đã bị chi phối bởi các hiện tượng như hoang mạc hoá, cát
lấn... nên phần chủ yếu của lưu vực sông Ấn chịu tác động từ hoang mạc Thar.
Tuy nhiên lưu vực sông Hằng thì màu mỡ và ổn định hơn.
Nửa lãnh thổ phía nam rất rộng lớn nhưng lại là vùng đất không có nhiều
ưu đãi. Mặc dù có hai mặt giáp biển nhưng ảnh hưởng của biển không nhiều đối
với khu vực này do hai dãy núi Gát-Đông và Gát-Tây bao chắn ở hai bờ phía
đông và phía tây của bán đảo. Sự khép lại của hai dãy núi này đã tạo nên một cao
nguyên Đê-can khô hạn. Đây là vùng núi cao, rừng rậm rộng lớn và khá khắc
nghiệt. Tuy nhiên chạy dọc theo hai bờ đông tây của bán đảo Ấn Độ là hai vùng
đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp. Đây là những nơi điều kiện sống thuận lợi nên cư
dân tập trung khá đông đúc.
Về mặt khí hậu, khí hậu Ấn Độ khá đa dạng xét theo chiều giảm dần của
vĩ độ. Phía bắc, vùng giáp chân núi Himalaya thì khí hậu rất lạnh, có tuyết rơi.
Nhưng ngay ở phía bắc Ên Độ, tính từ vĩ độ 23° bắc thì khí hậu đã rất nóng và
khô do ảnh hưởng của đới chí tuyến. Vùng tây bắc thuộc lưu vực sông Ấn, khí
hậu khô nóng. Chính kiểu khí hậu này đã tạo nên hoang mạc Thar rộng lớn, mỗi
chiều khoảng 600 km. Và đến lượt nó, hoang mạc Thar lại tác động trở lại đối
với khu vực. Lưu vực sông Ấn vốn ít mưa lại chịu tác động trực tiếp từ hoang
mạc Thar nên cát bay dữ dội, phủ một líp dày trên hai bê trung lưu sông Ấn.
3



NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
Nhưng phía đông bắc, vùng lưu vực sông Hằng thì lại là một bức tranh khác hẳn.
Chịu ảnh hưởng của gió mùa từ biển thổi vào nên lưu vực sông Hằng có mưa và
thực vật phát triển tốt. Nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là trồng lúa nước khá phát
triển.
Dịch xuống phía nam, nh đã nói ở trên, là khu vực cao nguyên Đê-can rất
khô, nóng và rất nóng. Nhưng ở vùng duyên hải thì gió biển đã đem lại mưa, khí
hậu dịu mát hơn và có nhiều nước sinh hoạt cho người dân ở đây.
Nh vậy Ấn Độ là một quốc gia có thiên nhiên đa dạng. Miền Bắc có lắm
sông ngòi và nhiều điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Miền Nam
có lắm rừng nhiều núi, có sa mạc nóng cháy lại có mưa gió theo mùa. Đây quả
thật là một thiên nhiên vừa đóng kín, vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống
nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau ở bên trong, vừa hùng vĩ
và cực kì đa dạng.
Chính sự đa dạng trên đây, đặc biệt là các điều kiện thuận lợi ở các lưu
vực sông ở miền Bắc mà cư dân cổ đại Ấn Độ đã sáng tạo nên một nền văn minh
rực rỡ. Trong điều kiện thời kì cổ đại, khi các yếu tố về khoa học kĩ thuật chưa
chi phối thì những điều kiện địa lí thuận lợi chính là những viên gạch đầu tiên
xây dựng nên nền văn minh cổ trung đại Ấn Độ.
I.2. Điều kiện kinh tế.
Kinh tế thời cổ trung đại Ấn Độ vừa là điều kiện để hình thành nên các giá
trị của nền văn minh Ấn Độ vừa là biểu hiện của nền văn minh đó. Tuy nhiên,
tương ứng với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền văn minh cổ trung đại

Ấn Độ thì sự phát triển kinh tế ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Vì thế, xin phép
đựoc trình bày các điều kiện kinh tế theo các giai đoạn của nền văn minh.
I.2.1 Thời kì văn minh lưu vực sông Ấn (từ đầu TNK III TCN đến giữa
TNK II TCN).
4


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
Nh trên chúng ta đã biết, khởi nguyên của nền văn minh cổ trung đại Ấn
Độ là nền văn minh sông Ấn (văn minh Indus). Từ rất sớm cư dân Indus đã
định cư trên lưu vực sông Ấn tạo nên các thành phố cổ với những ngành kinh tế
sơ khai.
Đầu tiên là ngành kinh tế nông nghiệp. Thời kì này công cụ đồng thau đã
xuất hiện nhưng cư dân chưa biết đến kĩ nghệ đồ sắt. Họ không trồng lúa nước
mà trồng lúa đại mạch. Nông nghiệp đã khá phát triển biểu hiện qua số thóc thừa
chứa trong các kho đụn.
Bên cạnh nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng đã có sự phát triển. Sản
phẩm thủ công nghiệp khá phong phú, từ công cụ lao động đến đồ gốm, đồ trang
sức... Sản phẩm thủ công nghiệp của Ấn Độ cũng đã có mặt tại Lưỡng Hà và
ngược lại. Do buôn bán phát triển mà sản phẩm của Lưỡng Hà cũng có mặt ở
đây. Một con dấu hình trụ của Lưỡng Hà được chế tạo mô phỏng theo kiểu của
Ấn Độ đã nói lên quan hệ giao lưu thương mại giữa hai vùng.
Tuy nhiên do nhiều lý do, trong đó có sự ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết
mà sau đó cư dân sông Ấn đã loạn li. Hướng đi của cư dân Arya là về phía đông,
định cư trên lưu vực sông Ganga. Lúc này cư dân bản địa ở đây mới bước vào

thời kì đồng thau, vừa chăn nuôi vừa làm nông nghiệp sơ khai và chế tác đồ
gốm. Người Arya đến và đã dạy người dân bản địa cách dùng ngựa để chuyên
chở. Còn người bản địa thì lại dạy người Arya cách trồng lúa nước. Vì thế, một
ngành nông nghiệp định cư đã thay thế cho chăn nuôi du mục, thực sự phát triển
năng động, nhanh chóng chiếm ưu thế và làm chủ lưu vực sông Ganga.
Đó là cơ sở để làm nên nền văn minh ở lưu vực sông Hằng.
I.2.2 Thời kì nền văn minh ở lưu vực sông Hằng (từ khoảng giữa TNK II
TCN đến giữa TNK I TCN).

5


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
Nh trên đã trình bày thì nông nghiệp thời kì này ở lưu vực sông Hằng đã
có những chuyển biến lớn. Cư dân đã biết dùng công cụ đồng và đá để đẽo các
dụng cụ bằng gỗ, nhất là lưỡi cày. Họ còn đan bện các đồ dùng bằng lau sậy,
thuộc da, làm đồ gốm, mà loại gốm phổ biến nhất là gốm đen bóng có hoa văn
giải băng chấm. Cuối giai đoạn này, từ khoảng 800 năm TCN, kĩ nghệ luyện sắt
đã được áp dụng. Điều này đã thúc đẩy nghề đúc kim khí, làm đồ gỗ, nhất là xe
kéo, nhà cửa.
Chính ở thời gian này thương nghiệp bắt đầu xuất hiện. Cư dân trao đổi
sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp giữa các vùng. Có lẽ cũng đã xuất
hiện ngoại thương. Các tài liệu có nói đến việc buôn bán ven biển với vịnh Ba-tư
và Hồng Hải qua đường biển Tây-Đông. Hình thức phổ biến trong buôn bán vẫn
là trao đổi trực tiếp tuy đã bắt đầu xuất hiện hình thức vật trung gian.

Sự phát triển kinh tế nêu trên đã thúc đẩy sự phân hoá xã hội theo tính
chất nghề nghiệp. Họ gọi dân làm nghề chăn nuôi ở đông bắc Ấn Độ là Panis và
dân làm ruộng là Dasa. Suđra hẳn được dùng để chỉ tầng lớp này.
I.2.3 Thời kì các quốc gia sơ kì ở miền bắc Ấn Độ (từ 600-321 TCN).
Đây là giai đoạn mà ở lưu vực sông Ganga có sự hình thành của hàng loạt
tiểu quốc trong đó thừa nhận vai trò bá quyền của tiểu quốc Magađa. Nhưng đây
cũng là giai đoạn người Ấn Độ bắt đầu có sự tiếp xúc với người Iran và người
Hy lạp, mà một trong những biểu hiện của sự tiếp xúc đó là sự xâm lược của
Alêchxăngđrơ Makêđônia vào phía tây bắc Ấn Độ.
Tuy nhiên ở chính thời gian đó thung lũng sông Hằng vẫn đứng ngoài
những biến động của lưu vực sông Ấn. Và mặc cho những thăng trầm diễn ra,
vùng này vẫn phát triển và đạt nhiều thành tựu mới.
Nông nghiệp tiếp tục phát triển nhờ đất đai màu mỡ và hệ thống thuỷ lợi
được mở mang. Các ngành thủ công có nhiều tiến bộ. Nghề luyện sắt và rèn đúc
6


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
sắt lần đầu tiên nở rộ dưới thời Magađa. Các loại mũi lao, giáo, mũi tên sắt... đã
khá phổ biến.
Loại gốm đặc trưng của miền Bắc là loại có xương gốm mịn, tráng màu
xanh thẫm, ngả từ màu xanh thép sang sám thẫm và đen bóng. Chủ yếu là đĩa và
bát nhỏ- những mặt hàng thương phẩm có giá trị cao.
Về dệt, người Ấn Độ thời kì này đã dệt được vải trắng sợi bông.
Còn về thương nghiệp, thời kì này các nhà buôn chuyên chở và trao đổi

hàng hoá từ hạ lưu sông Hằng đến cửa sông Ấn rồi theo đường biển đến vịnh
Batư và Hồng Hải hoặc ngược sông Hằng lên Ta-xi-la và theo đường bộ đến Iran
và Tiền Á. Trong trao đổi người Ên Độ đã đúc được tiền bạc và tiền đồng.
I.2.4 Thời kì vương triều Môrya (321- 232 TCN).
Đây là thời kì kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp song đã thừa
nhận sự chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Việc khai khẩn đất hoang thuộc về nhà
nước. Người dân nhận ruộng của làng, tự canh tác và nộp thuế.
Gắn với nông nghiệp là thuỷ lợi. Nhà nước rất quan tâm đến công tác đắp
đê, đào kênh, đập... để phát triển nông nghiệp.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có nhiều tiến bộ. Nhà nước điều
khiển việc chế tạo vũ khí và tàu thuyền bên cạnh các nghề thủ công truyền
thống. Thợ thủ công tập hợp lại với nhau trong các phường hội. Việc buôn bán
nội địa lúc này phát triển hơn nhiều do không còn có sự phân biệt quốc gia này
với quốc gia khác từ bắc đến nam.
I.2.5 Thời kì phân liệt trên bán đảo Ấn Độ (232 TCN-320 sau CN).
Đây là thời kì Ấn Độ diễn ra sự phân chia các quốc gia với sự phát triển
khác nhau giữa các tiểu quốc ở các miền Nam-Bắc. Tuy nhiên có thể nói rằng
sau thời kì thống nhất của vương triều Môrya thì đây không phải là một giai

7


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
đoạn khủng hoảng tan rã của Ấn Độ mà đây là sự chia cắt để phát triển cao hơn,
tương đối đồng đều hơn trong từng phạm vi nhỏ hơn ở mỗi miền đất nước.

I.2.6 Từ triều đại Gupta đến triều đại Hacsa (từ 320 đến 648).
Nông nghiệp vẫn được chú trọng với việc khai hoang và làm thuỷ lợi.
Trong khi đó thì thủ công nghiệp khá phát triển. Nghề dệt là nghề phát triển nhất
và có ý nghĩa hàng đầu đối với kinh tế. Tiếp đến là khai mỏ và luyện kim, đặc
biệt là nghề làm đồ trang sức đã đạt đến trình độ nghệ thuật cao và hoàn thiện.
Thương nghiệp cũng được phát triển với mạch máu giao thông chính là
con sông Hằng. Hàng hoá trao đổi rất phong phú. Một loạt các hải cảng quan
trọng đã thu hót các tàu buôn từ Trung Quốc, Ai Cập, Đông Dương, Mã Lai...
I.2.7 Thời kì bị chia cắt và xâm lược (giữa thế kỉ VII đến thế kỉ XII).
Nhìn chung kinh tế Ấn Độ thời kì này sa sút dù rằng cũng đã được duy
trì ở một mức độ nhất định để phục vụ chiến tranh.
Nông nghiệp được canh tác 2 mùa với những kĩ thuật canh tác mới. Sản
phẩm thừa từ nông nghiệp được mang ra trao đổi khá phong phú. thời gian này
thợ thủ công được các chóa phong kiến đưa vào thành phố nên thủ công nghiệp
ở thành thị phát triển mạnh. Ngoại thương vẫn được duy trì nhưng thời kì này
người ta còn biết buôn bán cả với Nhật Bản. Thương nhân cũng tập hợp lại trong
các đẳng cấp.
I.2.8 Thời kì Xuntan Đêli và Ấn Độ Môgôn (thế kỉ XIII đến thế kỉ XIX).
Thời kì Xuntan Đêli: Nền kinh tế với nông nghiệp vẫn là chủ yếu nhưng
thời kì này năng suất đã tăng lên. Thủ công nghiệp vẫn phát triển các ngành
truyền thống làm cho ngoại thương cũng trở nên tấp nập với nhiều hải cảng ở
vịnh Bengan, biển Arập...
Bước sang thời kì vương triều Môgôn, với sự tập trung nhất định của nhà
nước trong việc điều hành đất nước thì nền kinh tế Ấn Độ đã được nâng cao hơn
8


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu

cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
nhiều. Ngoài trồng cây lương thực người ta còn trồng các loại cây công nghiệp.
Mỗi thành phố hải cảng thường có một nghề thủ công riêng nhưng thương mại
của thành phố đó mới là quan trọng nhất.
Nhìn chung mỗi thời kì nền kinh tế Ấn Độ có những bước phát triển riêng
nhưng về cơ bản ngành kinh tế truyền thống của nước này vẫn là nông nghiệp và
công thương nghiệp. Giao lưu trao đổi nội vùng và với thế giới bên ngoài phát
triển mạnh. Nhờ đó, nền văn minh cổ trung đại Ấn Độ vừa có những thành tựu
đa dạng khẳng định những giá trị của văn hoá truyền thống vừa có sự tiếp thu
những tinh hoa văn hoá từ bên ngoài vào. Như vậy kinh tế chính là một trong
những điều kiện qui định tính chất và trình độ của nền văn minh cổ trung đại Ên
Độ.
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH.
Trong bối cảnh điều kiện tự nhiên của các lưu vực sông ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động kinh tế và văn hoá nên các thành tựu của nền văn minh Ấn Độ
có những đặc điểm riêng. Về cơ bản, các thành tựu đó tập trung trên một số lĩnh
vực sau:
II.1 Về chữ viết.
Chữ viết của Ấn Độ được sáng tạo đầu tiên vào thời văn hoá Happara.
Tại lưu vực sông Ấn đã phát hiện tới trên 3000 con dấu khắc chữ đồ hoạ. Đây là
một loại chữ dùng hình vẽ để ghi âm và ghi vần. Loại chữ này được viết từ phải
sang trái. Điều đặc biệt là các con dấu này được đóng trên các kiện hàng để xác
nhận hàng hoá, chứng tỏ nền kinh tế, đặc biệt là việc trao đổi hàng hoá đã rất
phát đạt. Chi tiết đó càng chứng tỏ kinh tế chính là điều kiện làm nên văn minh
nh đã phân tích ở trên.

9



NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

Đến thế kỉ V TCN thì xuất hiện một loại chữ, đó là Kharosthi, phỏng theo
chữ của vùng Lưỡng Hà. Sau đó xuất hiện chữ Brami được sử dụng rộng rãi, đặc
biệt trên bia mộ của Axôca. Trên cơ sở chữ Brami, người Ấn Độ đã đặt lại chữ
Đêvanagari có cách viết thuận tiện hơn. Loại chữ này còn được dùng tới ngày
nay tại Ên Độ và Nêpan.
II.2. Văn học.
Trong cuộc sống sinh hoạt, đấu tranh sinh tồn, chống thiên tai và chống
xâm lấn, nền văn học Ấn Độ đã ra đời và có nhiều thành tựu đáng kể. Hai bộ
phận quan trọng của văn học là sử thi và Vêđa.
II.2.1. Vêđa.
Thông qua hình thức các bài ca và những bài cầu nguyện, các tập của
Vêđa không những phản ánh bối cảnh xã hội Ấn Độ ở thời kì tan rã của chế độ
công xã thị téc, hình thành một xã hội có giai cấp và nhà nước mà còn là bức
tranh về cuộc sống của cư dân Ấn Độ ở thời điểm đó. Đó là nội dung của 3 tập
đầu tiên: Rích Vêđa, Xama Vêđa và Yagiua Vêđa.
Còn tập cuối cùng là Atacva Vêđa lại đề cập đến một lĩnh vực khác, đó là
chế độ đẳng cấp, việc hành quân hay cả một số mặt của đời sống xã hội.
Và sau 4 tập kinh Vêđa là một số tác phẩm viết bằng văn xuôi, tuy nhiên
không có nhiều giá trị.
II.2.2. Sử thi.
10



NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
Có hai bộ sử thi rất nổi tiếng đó là Mahabharata và Ramayana. Đây là hai
bộ sử thi đồ sộ được truyền miệng từ nửa đầu thiên niên kỉ I TCN rồi được chép
lại bằng khẩu ngữ.
- Mahabharata (nghĩa là cuộc chiến tranh giữa con cháu Bharata) là bộ sử
thi dài nhất thế giới gồm có 18 chương và một chương bổ sung tài liệu, gồm
220.000 câu. Đây là tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ
đế vương ở miền Bắc Ên Độ.

Ramayanala là bộ sử thi kể về câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama
và người vợ chung thuỷ Sita. Tác phẩm bao gồm 7 chương với 48.000 câu,
tương truyền là của Vanmiki.

11


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

Cả hai bộ sử thi trên là những công trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn

Độ trong nhiều thế kỉ và đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ cho tới
tận ngày hôm nay, là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học đương đại
của Ấn Độ.
Ngoài hai tác phẩm đã nói ở trên, văn học Ấn Độ thời kì này còn phải
nhắc đến tên tuổi của nhà thơ, nhà soạn kịch lớn nhất thời đại Gupta. Đó là
Caliđaxa với tác phẩm tiêu biểu nhất là vở kịch Sơcuntla. Đây là một nhà văn
lớn của thế giới.
Từ cuối thế kỉ 10, ngoài văn học tiếng Xanxcrit còn có các tác phẩm viết
bằng các phương ngữ khác nhau, dùng ngôn ngữ dân gian để phản ánh tâm tư
nguyện vọng của quần chúng nhân dân nên được quần chúng nhiệt tình đón nhận
II.3.Về thiên văn học.
Người Ấn Độ từ thời cổ đại đã tính ra rằng một năm có 12 tháng, một
tháng có 30 ngày, một ngày có 30 giê và cứ 5 năm thì lại có một năm nhuận.
Do yêu cầu của cuộc sống sản xuất nông nghiệp nên cư dân cổ Ấn Độ sớm
có những quan sát bầu trời và vũ trụ và tính toán, cho dù những tính toán đó có
thể là chưa chính xác. Tuy nhiên việc họ cho rằng Trái Đất và Mặt Trăng hình

12


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
cầu là hoàn toàn chính xác. Họ còn biết được quĩ đạo của Mặt Trăng, biết được 5
hành tinh là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ...
II.4. Toán học
Còng do hoạt động sản xuất nông nghiệp và buôn bán khá phát triển nên

nhu cầu tính toán là rất cần thiết. Vì thế người Ấn Độ đã phát minh ra một loạt
các khái niệm, con số có ý nghĩa to lớn cho toán học ứng dụng ngày nay. Vĩ đại
nhất có lẽ là việc người Ấn Độ đã sáng tạo ra 10 chữ số đếm ngày nay, mà tài
liệu có sử dụng sớm nhất các chữ số đó là ở trên bia đá của Axôca (thế kỉ 3
TCN).
Ngoài ra, người Ấn Độ đã tính được số π bằng 3,1416. Họ cũng đã phát
minh ra được đại số học. Còn trong hình học họ biết tính diện tích hình vuông,
hình chữ nhật, hình tam giác, đa giác, tính được quan hệ giữa các cạnh trong tam
giác vuông...
Có thể nói toán học xuất hiện từ bản thân cuộc sống của cư dân Ấn Độ cổ
đại và đến lượt nó toán học đã ứng dụng thiết thực vào chính nhu cầu của cuộc
sống đó.
II.5. Về vật lí học.
Phát minh lớn nhất đó là thuyết nguyên tử của các nhà khoa học kiêm triết
học người Ấn Độ. Trường phái triết học Vaisêsica cho rằng vạn vật đều do
nguyên tử tạo nên, vật chất khác nhau là do nguyên tử khác nhau. Ngoài ra người
Ấn Độ cũng đã biết đến sức hót của quả Đất... Đây rõ ràng là những nhận thức
ban đầu rất quan trọng, đặt nền móng cho các ngành vật lí học về sau.
II.6. Về y dược học.
Ấn Độ cổ đại đã có nhiều thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các
nước khác. Ngay trong tập Vêđa, các thầy thuốc đã biết dùng phẫu thuật để chữa

13


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn


Độ
bệnh. Ngoài ra, từ những thế kỉ 5 - 4 TCN người Ấn Độ đã biết cách chắp xương
sọ, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận... với hàng trăm thứ thuốc thảo méc.
Ngoài những ngành khoa học trên đây, người Ấn Độ còn có những hiểu
biết về các lĩnh vực nh hoá học, sinh học, nông học..
II.7. Về nghệ thuật.
Cuộc sống phong phú cùng với sự giao lưu văn hoá đã làm nên những nét
đặc sắc của kiến trúc, điêu khắc của nền văn minh Ấn Độ.
Kiến trúc phát triển là sự phản ánh sinh động nhất sự phát triển kinh tế. Từ
thời Harappa đến thời Môrya, kinh tế có một bước phát triển nhanh làm cho kiến
trúc gạch đã được thay thế bằng kiến trúc đá qua các cung điện, chùa, tháp, trụ
đá...
Thời kì trị vì của Asôca, ông ta đã xây cho mình một toà hoàng cung lộng
lẫy. Cung điện chính là một toà nhà 3 tầng và được trang trí bằng những tác
phẩm điêu khắc rất đẹp.
Tháp là một công trình kiến trúc Phật. Có một toà tháp còn tồn tại tới ngày
nay, đó là tháp Xansi ở miền Trung Ấn Độ.
Trụ đá cũng là một công trình kiến trúc Phật giáo. Trên trụ đá thường
người ta khắc lên đó các sắc lệnh của vua. Mét trong những trụ đá tiêu biểu nhất
còn sót lại là trụ đá ở Xácna.
Trong thời kì cổ trung đại ở Ấn Độ kiến trúc đền chùa là kiến trúc tiêu
biểu của các tôn giáo. Đây được coi là những công trình nghệ thuật có sự kết hợp
giữa kiến trúc với điêu khắc và hội hoạ. Có những gian chùa được cấu tạo khoét
sâu vào trong hang núi dùng để thờ Phật. Ngoài ra còn có những ngôi chùa lớn
được xây bằng gạch và đá. Đặc biệt ở ngôi chùa Tajino có một ngọn tháp xây
hình Kim tự tháp. Đây cũng là một công trình kiến trúc nổi tiếng.

14



NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIX, dưới thời Xuntan Đêli và Môgôn, do việc
đạo Hồi trở thành quốc giáo nên đã xuất hiện nhiều công trình kiến trúc được
xây dựng theo kiểu Trung Á và Tây Á. Đó là những nhà thờ, cung điện, lăng
mộ... mà đặc điểm chung của kiểu kiến trúc này là có mái hình tròn, cửa vòm và
có tháp nhọn. Một số công trình có sự kết hợp với phong cách truyền thống.
Chúng ta không thể không nhắc tới lăng Taj Mahan, công trình kiến trúc tiêu
biểu nhất thời Môgôn ở thế kỉ XVII. Để làm nên tuyệt tác này, các kiến trúc sư
và thợ thủ công của nhiều nước nh Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kì... Toàn bộ công
trình này được xây bằng đá cẩm thạch trắng. Nghệ thuật điêu khắc cũng được
phát huy bằng rất nhiều nét chạm trổ. Các phần của lăng được bố trí rất cân đối,
hài hoà.

Đền Taj Mahan
15


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
Về nghệ thuật tạc tượng, phải mãi tới thế kỉ I mới được chú ý phát triển.
Tượng Phật ngày một nhiều hơn, mà tiêu biểu nhất là pho tượng bằng đá ở

Ganđara. Không chỉ có tượng Phật, các vị thần của đạo Hinđu cũng được các
nghệ nhân thể hiện khá phong phú, chủ yếu là các vị thần có hình thù rất đáng
sợ.
Nhìn chung, trong số các lĩnh vực đã xét trên đây thì nghệ thuật chính là
lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất từ tôn giáo. Nội dung triết lí của các tôn
giáo tồn tại ở Ấn Độ qua các thời kì đã qui định tư tưởng và giá trị nghệ thuật
của các tác phẩm.
II.8. Tôn giáo.
Nói tới Ấn Độ không thể không nhắc tới tôn giáo. Đây là một quốc gia
phương Đông với đầy đủ những đặc điểm đặc trưng. Tuy nhiên điểm đặc biệt
hơn của Ấn Độ so với các quốc gia phương Đông khác chính là ở chỗ Ấn Độ là
một quốc gia đa tôn giáo. Mặc dù sự ngự trị của mỗi tôn giáo trong đời sống
chính trị và tư tưởng của Ấn Độ ở mỗi giai đoạn là khác nhau song về cơ bản
chúng ta có thể xét một số tôn giáo lớn đã và đang tồn tại trong lịch sử Ên Độ
như sau:
II.8.1. Đạo Bàlamôn- Đạo Hinđu.
* Sự hình thành và đặc điểm về giáo lí của đạo Bàlamôn:
- Sự hình thành.
Vào đầu thời kì Vêđa, trong quan niệm tư tưởng của người Ấn Độ còn có
nhiều dấu vết của thời kì nguyên thuỷ. Họ cho rằng vạn vật đều có linh hồn cho
nên trong tín ngưỡng họ sùng bái nhiều thứ.
Đến đầu thiên niên kỉ I TCN, chế độ đẳng cấp đã phát triển khá sâu sắc
trong đời sống xã hội. Các tín ngưỡng dân gian đã được tập hợp thành một thứ
tôn giáo lớn: Đạo Bàlamôn.
16


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu

cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
- Đặc điểm:
Do đặc điểm hình thành nêu trên có nhiều nét rất tự nhiên nên có thể thấy
đạo Bàlamôn là một tôn giáo không có người sáng lập, không có tổ chức giáo
hội chặt chẽ.
Bàlamôn là một tôn giáo đa thần: Thần cao nhất là thần Brama- vị thần
sáng tạo thế giới. Tuy nhiên cũng có nơi lại đặt vị thần Siva- thần phá hoại thế
giới ở vị trí cao nhất. Có nơi vị trí đó lại thuộc về thần Visnu- thần bảo vệ ánh
sáng, thần 4 mùa, thần làm cho nước sông Hằng dâng lên và làm mưa để tưới
tiêu cho đồng ruộng...
Cho tới đầu công nguyên, đạo Bàlamôn chia thành 2 phái: phái thờ thần
Siva và phái thờ thần Visnu. Để thống nhất về tư tưởng, đạo Bàlamôn đưa ra
quan niệm rằng 3 thần đó tuy là 3 nhưng vốn là mét .
Đạo Bàlamôn sùng bái rất nhiều con vật nh voi, khỉ, bò...
Giáo lí: Đạo Bàlamôn có thuyết luân hồi. Đó là một thuyết tôn giáo cho
rằng linh hồn của con người là một bộ phận của Brama. Mà Brama tồn tại vĩnh
hằng cho nên con người cũng có sống có chết nhưng linh hồn thì còn mãi mãi và
sẽ luân hồi trong những kiếp sinh vật khác nhau. Người nào giữ đúng luật lệ tôn
giáo và các qui tắc của thần định sẵn thì sẽ được đầu thai ở kiếp sau, ngược lại sẽ
bị đầu thai làm chã lợn và những động vật bẩn thỉu khác nếu vi phạm những điều
cấm kị...
Về mặt xã hội, đạo Bàlamôn bảo vệ đắc lực cho chế độ đẳng cấp đang tồn
tại ở Ên Độ.
Do sự phân hoá giai cấp, sự phân công nghề nghiệp mà chế độ đẳng cấp
được hình thành bao gồm:
+ Braman(Bàlamôn) là đẳng cấp của những người tôn giáo.
+ Ksatơrya là đẳng cấp của các chiến sỹ.
17



NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
+ Vaisya là đẳng cấp của những người bình dân.
+ Suđra là đẳng cấp của những người cùng khổ.
Tuy vậy, tăng lữ Bàlamôn dùng uy lực của thần linh để giải thích hiện
tượng xã hội Êy, bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp thống trị trong xã hội lúc bấy
giê. “Bàlamôn có quyền là chóa tể của tất cả các tạo vật Êy”. (luật Manu đầu
công nguyên). Ngoài Balamôn, chỉ có Ksatơrya và Vaisya được trở thành tín đồ
của đạo Blamôn và đều được sinh ra hai lần. Còn Suđra chỉ được sinh có một lần
và không được dự những buổi lễ tôn giáo
* Sự hình thành và giáo lí của đạo Hinđu:
- Sự hình thành:
Thế kỉ IV, đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ, đạo Bàlamôn bị suy thoái. Cho tới
thế kỉ VII, đạo Phật lại bị suy sụp. Nhân tình hình đó thì đạo Bàlamôn lại phục
hưng dần dần. Cho đến thế kỉ VIII và IX, đạo Bàlamôn có bổ sung thêm nhiều
yếu tố mới và từ đó được gọi là đạo Hinđu, hay còn gọi là Ên Độ giáo.
- Giáo lí: Đạo Hinđu ra đời trên cơ sở đạo Bàlamôn nên về cơ bản nội
dung tư tưởng của nó không có nhiều thay đổi. Đối tượng sùng bái của đạo
Hinđu vẫn là 3 vị thần: Brama, Siva và Visnu. Có khác chăng là quan niệm về
các vị thần này đã rõ ràng và sâu sắc hơn. Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái,
còng chú trọng thuyết luân hồi, và đặc biệt vẫn hết sức coi trọng sự phân chia
đẳng cấp.

18



NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

Công trình kiến trúc Hin đu giáo
II.8.2. Đạo Phật.
* Sự hình thành:
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Phật là Xitđacta Gôtama, sau
khi tu thành phật đã được đệ tử tôn xưng là Xakia Muni (Thích ca Mâu ni).
Xitđacta Gôtama đi tu là để tìm đến con đường cứu vít nỗi khổ của loài người.
Đến 35 tuổi, ông đã nghĩ ra cách giải thích bản chất của tồn tại, nguồn gốc của
mọi khổ đau và ông cho rằng đã tìm được ra con đường cứu vít đúng đắn. Từ đó
ông được gọi là Buddha (người ta quên gọi là Phật hoặc Bụt, có nghĩa là người
đã giác ngộ hoặc người đã hiểu được chân lí).
Ngày nay tín đồ đạo Phật lấy năm 544 TCN là năm mở đầu kỉ nguyên
Phật giáo.
* Học thuyết:
Nội dung chủ yếu được tóm tắt “Trước đây và ngày nay ta chỉ lí giải và
nêu ra cái chân lí về nỗi khổ đau và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ”. “Còn nh
nước đại dương chỉ có một vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”
(Phật Thích ca).
Chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ thể hiện trong
thuyết “tứ thánh đế ” bằng “tứ diệu đế ”, “tứ chân đế ”, “tứ đế ”, nghĩa là 4 chân
lí thánh. Tứ đế bao gồm: khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế.
Về thế giới quan, đạo Phật có thuyết duyên khởi, bằng các pháp đều do

nhân duyên mà có. Phật cho rằng duyên khởi là do tâm mà ra, tâm là nguồn gốc
19


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
của vạn vật. Phật chủ trương “vô tạo giả” tức là không có vị thần nào sáng tạo ra
vũ trụ. Tư tưởng này đã chống lại giáo lí của Bàlamôn và là sự khác biệt của đạo
Phật với các tôn giáo khác. Phật còn chủ trương vô ngã, tức là không có những
thực thể vật chất tồn tại một cách cố định, chống lại tư tưởng bản ngã của đạo
Bàlamôn. Phật còn chủ trương vô thường, tức là mọi sự vật đều trong quá trình
sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giê ổn định.
Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp. Phật mong
muốn một xã hội có vua nhưng vua có đạo đức, dùa vào luật để thống trị chứ
không chuyên quyền độc đoán, còn nhân dân thì được an cư lạc nghiệp.
* Quá trình phát triển:
Sau khi Phật tịch, đạo Phật được nhanh chóng truyền bá ở miền Bắc Ên
Độ. Từ thế kỉ III TCN, đạo Phật được truyền bá sang Xrilanca, Myanma, Thái
Lan, Inđônêxia...
Đến khoảng năm 100 sau công nguyên, đạo Phật triệu tập đại hội và thông
qua giáo lí của đạo Phật cải cách bằng phái Đại thừa. Sau đại hội này, đạo Phật
lại tiếp tục được truyền bá mạnh ở Trung Á, Trung Quốc và trở thành quốc giáo
của Xrilanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào...
Ngoài đạo Hinđu và đạo Phật, ở Ấn Độ còn tồn tại một số tôn giáo khác
nh đạo Jain, đạo Xích... Thực sự tôn giáo đóng vai trò không thể thiếu được
trong đời sống tinh thần của cư dân Ấn Độ, ảnh hưởng và chi phối tình hình

chính trị – xã hội của Ấn Độ. Đây là một trong những thành tựu đáng kể nhất
trong nền văn minh cổ trung đại Ấn Độ.

20


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ

KẾT LUẬN
Không thể kết luận về lịch sử Ấn Độ như kết luận về lịch sử Ai Cập,
Babylone hoặc Assyrie được vì lịch sử Ấn Độ còn đương tiếp tục, nền văn minh
đó còn đương sáng tạo nữa. về phương diện văn hóa, Ấn Độ nhờ tiếp xúc về tinh
thần với phương Tây, đã nhận được một sinh lực mới và văn học của Ấn Độ ngày
nay cũng phong phú, có một trình độ cao như bất kỳ nước nào khác, về phương
diện tâm linh, xứ đó còn đương chống với thói mê tín, và với một thần học mà
21


Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

NGUYỄN TẤN HẢI

Độ
địa vị còn mạnh quá, nhưng biết đâu chừng các chất a-xít của khoa học hiện đại

chẳng làm tiêu tan khá mau các thần linh thừa thãi của họ? Về phương diện chính
trị, hơn một trăm năm vừa qua đã tặng cho Ấn Độ một sự thống nhất ít thấy trong
lịch sử của họ: thống nhất một phần nhờ một chính quyền ngoại quốc, một phần
nhờ một ngoại ngữ , nhưng thứ nhất là nhờ toàn dân đều hoài bão chung một ước
vọng: được tự do. về phương diện kinh tế, Ấn Độ đương ra khỏi tình trạng trung
cố để bước vào đường kĩ nghệ hiện đại: sức sản xuất và thương mại.
Tóm lại, những thành tựu của nền văn minh cổ trung đại Ấn Độ là cực kì
phong phú và nổi bật. Những nét văn hoá trong nền văn minh đó vừa mang
những nét chung của văn hoá Á Đông, vừa có tác dụng định hình những bản sắc
riêng của văn hoá Ấn Độ. Những thành tựu đó có thể vẫn đang tồn tại hoặc cũng
có thể đã không còn, nhưng chúng vẫn vẹn nguyên sự vô giá đối với lịch sử hiện
đại của Ấn Độ và đối với loài người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Amalnach những nền văn minh thế giới, NXB văn hóa thông tin, Hà
nội, 1995.
2. Đặng Đức An (Chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, NXBGD, 1995
3. Lê Phụng Hoàng (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXBGD, 1999
4. Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc, Các công trình kiến
trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ-trung đại, NXBGD, 1999

22


Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

NGUYỄN TẤN HẢI

Độ

5. Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn hóa thế giới cổ–trung đại,
NXBGD
6. Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, NXBGD,1995
7. Vò Dương Ninh (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, NXBGD.
8.

/>
thanh-tuu-noi-bac/
9.

/>
%A4n_ %C4%90%E1 %BB%99

PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................
1
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH..........................................................................................
2

23


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu
cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
I.1. Điều kiện địa lý...................................................................................................
2

I.2. Điều kiện kinh tế.................................................................................................
4
I.2.1. Thời kỳ nền văn minh lưu vực sông Ấn..........................................................
4
I.2.2. Thời kỳ nền văn minh lưu vực sông Hằng.......................................................
5
I.2.3. Thời kì các quốc gia sơ kì ở miền bắc Ấn Độ.................................................
6
I.2.4. Thời kì vương triều Môrya..............................................................................
7
I.2.5. Thời kì phân liệt trên bán đảo Ấn Độ..............................................................
7
I.2.6. Từ triều đại Gupta đến triều đại Hacsa............................................................
7
I.2.7. Thời kì bị chia cắt và xâm lược.......................................................................
8
I.2.8. Thời kì Xuntan Đêli và Ấn Độ Môgôn............................................................
8
II. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH.........................................................................
9
II.1. Chữ viết.............................................................................................................
9
II.2. Văn học..............................................................................................................
10
24


NGUYỄN TẤN HẢI

Điều kiện hình thành, những thành tựu

cơ bản của nền văn minh Ấn

Độ
II.3. Thiên văn học....................................................................................................
12
II.4. Toán học............................................................................................................
12
II.5. Vật lý.................................................................................................................
13
II.6. Y dược học.........................................................................................................
13
II.7. Nghệ thuật.........................................................................................................
13
II.8. Tôn giáo.............................................................................................................
15
II.8.1. Đạo Bàlamôn- Đạo Hinđu..............................................................................
16
II.8.2. Đạo Phật.........................................................................................................
18
KẾT LUẬN...............................................................................................................
21

NHẬN XÉT TIỂU LUẬN
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

25



×