Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

tiểu luận tài chính công ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường việt nam giai đoạn 1996 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.07 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................. 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài.................................... 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế....................................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................... 9
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích.................................................................... 9
1.2.1.Cơ sở lý thuyết................................................................................................... 9
1.2.2. Khung phân tích.............................................................................................. 17
1.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 17
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 17
1.3.2. Mô hình định lượng........................................................................................ 17
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 20
1.3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 20
CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 21
2.1 Xác định biến số thực nghiệm............................................................................. 21
2.1.1. Biến phụ thuộc................................................................................................. 21
2.1.2. Biến độc lập...................................................................................................... 21
2.2. Dữ liệu chạy mô hình............................................................................................. 25
2.3. Kiểm định tính dừng............................................................................................... 26
2.4. Mô hình lượng.......................................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG.......................................... 30
3.1

Thống kê mô tả...................................................................................................... 30

3.2

Bảng ma trận tương quan.................................................................................. 31


3.3

Kết quả hồi quy...................................................................................................... 31

3.4

Kiểm định mô hình................................................................................................ 32


3.4.1 Kiểm định giả thuyết về hệ số hồi quy...................................................... 32
3.4.2 Kiểm định tính có ý nghĩa của mô hình.................................................... 33
3.4.3 Kiểm định đa cộng tuyến............................................................................... 34
3.4.4 Kiểm định phương sai sai số....................................................................... 34
3.4.5 Kiểm định tự tương quan.............................................................................. 35
3.4.6 Kiểm định bỏ sót biến..................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH
SÁCH NHẰM CẢI THIỆN THÂM HỤT NGÂN SÁCH.......................................... 36
4.1

Kết luận về mối quan hệ của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thời kỳ

nghiên cứu......................................................................................................................... 36
4.2. Hạn chế của nghiên cứu....................................................................................... 37
4.3. Thực trạng thâm hụt ngân sách của các quốc gia trong khu vực ..........38
Thái Lan......................................................................................................................... 38
Campuchia.................................................................................................................... 39
Lào................................................................................................................................... 39
4.4. Đề xuất chính sách quản lý ngân sách nhà nước, ổn định lãi suất thị trường

40

4.4.1. Xử lý thâm hụt ngân sách trực tiếp.......................................................... 41
4.4.2. Xử lý thâm hụt ngân sách gián tiếp.......................................................... 43
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 46


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NHTM: Ngân hàng Thương mại
LP: Lạm phát
LS: Lãi suất
THNS: Thâm hụt ngân sách
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
GNP: Tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product)
GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)


DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Tình trạng thâm hụt ngân sách tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017 .....12
Hình 2 Tình trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017 ........................... 13
Hình 3. Đường tổng cầu quỹ khả dụng của Chính phủ........................................... 16
Hình 4. Kiểm định tính dừng của biến LS.................................................................... 26
Hình 5. Kiểm định tính dừng của biến M2.................................................................... 26
Hình 6. Kiểm định tính dừng lnM2.................................................................................. 27
Hình 7. Kiểm định tính dừng biến LP............................................................................. 27
Hình 8. Kiểm định tính dừng biến GDP......................................................................... 28
Hình 9. Kiểm định tính dừng biến THNS...................................................................... 28

Hình 10. Kiểm định tính dừng biến lnTHNS ................................................................ 29
Hình 11. Thống kê mô tả các biến.................................................................................. 30
Hình 12. Ma trận tương quan giữa các biến............................................................... 31
Hình 13. Kết quả hồi quy.................................................................................................... 32
Hình 14. Kết quả hồi quy.................................................................................................... 33
Hình 15. Kiểm định đa cộng tuyến.................................................................................. 34
Hình 16. Kiểm định phương sai sai số.......................................................................... 35
Hình 17. Kiểm định tự tương quan................................................................................. 35
Hình 18. Kiểm định bỏ sót biến........................................................................................ 36


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình.............................................. 24
Bảng 2. Dữ liệu đầu vào giai đoạn 1996 - 2017......................................................... 25
Bảng 3. Kỳ vọng các biến.................................................................................................. 30
Bảng 4. Tổng hợp kết quả mô tả các biến................................................................... 31
Bảng 5. Kiểm tra ý nghĩa thống kê................................................................................. 33


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thâm hụt ngân sách hay bội chi ngân sách là một vấn đề nan giải mà hầu hết tất
cả các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam đang gặp phải. Việc xử lý thâm hụt
ngân sách gây ra rất nhiều tranh cãi bởi lẽ thâm hụt ngân sách có liên hệ chặt chẽ đến sự
phát triển của một quốc gia nói chung cũng như tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó nói
riêng. Cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu năm 2010 là một hồi chuông cảnh báo cho
toàn thế giới về ảnh hưởng nghiêm trọng của thâm hụt ngân sách nhà nước. Vậy liệu rằng
việc thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ chính phủ càng ngày càng cao có gây ảnh hưởng
đến lãi suất thị trường không? Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có những biến
động lớn như: sự mất giá của đồng tiền ảo, thị trường chứng khoán chao đảo, căng thẳng

giữa Mỹ - Triều Tiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung,.. thì việc giữ cho lãi suất thị
trường ổn định thực sự quan trọng với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam ta.
Chính vì lý do đó, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam giai đoạn 1996 - 2017” để làm rõ mối
quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất; đo lường, phân tích tác động, ảnh hưởng
của thâm hụt ngân sách bằng phương pháp định lượng từ đó tìm ra các chính sách quản
lý ngân sách nhà nước một cách hiệu quả hơn giúp bình ổn lãi suất thị trường cũng như
bình ổn và tăng trưởng kinh tế nước nhà.

2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu này, nhóm mong muốn:
Chứng minh, phân tích hiện trạng thâm hụt ngân sách gây những biến động gì đối với
lãi suất thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn 1996 - 2017.

Đưa ra các chính sách khắc phục, ổn định lãi suất thị trường thông qua việc
quản lý ngân sách nhà nước.
3. Bố cục đề tài
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Dữ liệu và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phân tích kết quả định lượng.


Chương 4: Kết luận kết quả nghiên cứu và những đề xuất chính sách nhằm
cải thiện thâm hụt ngân sách.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế
Trên thế giới, việc nghiên cứu ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến lãi suất thị trường

phát triển rộng rãi. Ari Aisen and David Hauner (2008) tập trung nghiên cứu sự biến động của
lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm đã rút ra ba kết luận. Thứ nhất, thâm hụt ngân
sách ảnh hưởng mạnh mẽ và thuận chiều đến lãi suất. Thứ hai, sự ảnh hưởng này thay đổi
tùy từng nhóm nước và giai đoạn: thị trường đang biến đổi và giai đoạn về sau có ảnh hưởng
lớn hơn so với những nền kinh tế phát triển trong thời gian trước. Cuối cùng, ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách đến lãi suất lớn hơn nếu nền kinh tế nằm trong điều kiện tự do hóa lãi
suất và tài chính nội địa ít phát triển.

Bài nghiên cứu của Martin Feldstein (1986) tìm hiểu sự thay đổi của ba yếu tố
thâm hụt ngân sách, luật thuế và chính sách tiền tệ ảnh hưởng thế nào đến lãi suất
thực. Qua đó, cho thấy dự toán thâm hụt ngân sách trong tương lai có nhiều ảnh
hưởng đến lãi suất dài hạn hơn tỷ lệ thâm hụt ngân sách hiện tại. Sự tăng tỷ lệ thâm
hụt ngân sách dự kiến những năm 1980 chiếm gần 70% tác động đến sự gia tăng lãi
suất trong giai đoạn 1977-1978 và 1983-1984.
Nghiên cứu của Thomas Laubach (2003) đưa ra kết quả cho thấy việc đo
lường ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và nợ công đến lãi suất sẽ có giá trị thống
kê và hợp lý về mặt kinh tế học nếu tập trung vào dự báo dài hạn về thâm hụt hoặc
nợ trong tương lai và lãi suất kỳ vọng. Theo mô hình định lượng thu được, lãi suất
tăng 25 điểm phần trăm (25 bps) nếu tỷ lệ thâm hụt ngân sách tăng 1% GDP và tăng
4 bps nếu tỷ lệ nợ công tăng 1% GDP.
Robert J. Barro (1987) nghiên cứu tình hình chi tiêu chính phủ Vương quốc
Anh giai đoạn 1701 – 1918. Đây là giai đoạn xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ 2 nên có
rất nhiều thay đổi tạm thời trong việc sử dụng ngân sách nhà nước. Qua đó, tác giả
nhìn nhận rằng sự gia tăng tạm thời trong chi tiêu chính phủ trong thời chiến có tác
động tích cực đến lãi suất dài hạn.
Emanuele Baldacci và Manmohan S. Kumar (2010) sử dụng số liệu trong gần ba thập
kỷ từ 1980 – 2008 tại các nền kinh tế thị trường phát triển và đang phát triển nhằm


nghiên cứu tác động của thâm hụt ngân sách và nợ công đến lãi suất Trái phiếu Chính phủ

kỳ hạn 10 năm. Nghiên cứu cho thấy bội chi ngân sách có mối quan hệ thuận chiều mạnh
nhưng không tuyến tính với lãi suất dài hạn. Theo mô hình, tỷ lệ thâm hụt ngân sách tăng
5% GDP sẽ khiến lãi suất dài hạn tăng thêm 100 bps. Tùy vào các yếu tố khác như khủng
hoảng kinh tế toàn cầu hay thể chế chính trị yếu kém mà tỷ lệ này có thể là 1% tăng thâm
hụt ngân sách gây ra 50 bps ở lãi suất.
Theo một nghiên cứu khác của Thomas Laubach (2004), với các nước thuộc
nhóm G7 (nhóm bảy quốc gia có công nghiệp phát triển), mô hình hồi quy giữa lãi suất
dài hạn và chỉ số bội chi tính theo GDP ở thời điểm hiện tại không chứng minh được vai
trò của thâm hụt ngân sách tới lãi suất. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách đến lãi suất sẽ
hợp lý hơn về mặt kinh tế học nếu sử dụng mô hình hồi quy của lãi suất dài hạn kỳ vọng
và tỷ lệ thâm hụt ngân sách kỳ vọng.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu ở Việt Nam về tác động của thâm hụt ngân sách thường tập trung
vào các chỉ số kinh tế vĩ mô nói chung, hoặc tăng trưởng kinh tế mà chuyên biệt sâu vào
lãi suất thị trường. Nếu có, chủ yếu là các nghiên cứu định tính dựa trên các cơ sở lý
thuyết nổi tiếng, lâu đời mà ít sử dụng phương pháp định lượng.

Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2012) trong luận văn thạc sĩ của mình đã nghiên cứu
về ảnh hưởng của thâm hụt đến lãi suất dài hạn sử dụng mô hình gồm các biến độc
lập khác như tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế GDP và tăng trưởng cung tiền M2
bên cạnh biến bội chi ngân sách. Kết quả cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của lạm
phát, thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng ngược chiều của tăng
trưởng cung tiền M2 đến lãi suất dài hạn tại thị trường Việt Nam giai đoạn 1992 –
2011. Tuy nhiên, bài luận đã không luận giải được hiệu ứng thật sự của chính sách
tiền tệ, đại diện bởi cung tiền M2.

1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1.Cơ sở lý thuyết
a. Thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách nhà nước (hay bội chi ngân sách) là tình trạng các
khoản chi của ngân sách nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản
thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách là nhân tố phản ánh một cách rõ ràng và chân
thực nhất về hiệu quả của việc quản lý ngân sách nhà nước thông các hoạt
động thu - chi của chính phủ.


Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách
Về cơ bản, thâm hụt ngân sách do 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây gây nên

- Nhóm nguyên nhân khách quan:
Do tác động của chu kì kinh doanh dẫn đến khủng hoảng, làm cho thu ngân
sách thu hẹp lại trong khi đó chi ngân sách ngày càng tăng kéo theo tỉ lệ thâm
hụt ngân sách ngày càng nghiêm trọng hơn
Do các tác nhân bên ngoài như thiên tai, bệnh dịch hay bất ổn chính trị, mật
độ dân số gia tăng,… Mặc dù hầu hết các quốc gia đều đưa ra những phương
án dự phòng nhưng không thể lường hết được rủi ro khi xử lý các vấn đề
nhằm giữ ổn định các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, Nhà nước phải chi
nhiều hơn thu gây hiện tượng thâm hụt.

- Nhóm nguyên nhân chủ quan:
Thất thu thuế:
Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu từ
doanh nghiệp cho vay, viện trợ,… Tuy nhiên, do cơ chế thu thuế chưa hợp lý, hệ thống
pháp luật còn lỏng lẻo tạo kẽ hở cho các cá nhân, tổ chức tìm mọi cách thể trốn thuế, gây
thất thu một khoản lớn cho ngân sách nhà nước, điển hình là vụ án Công ty Cổ phần
Dương Đông Hòa Phú buôn lậu xăng dầu, gây thất thu 2000 tỷ đồng vào năm 2016. Bên
cạnh đó, việc Nhà nước hỗ trợ, miễn giảm thuế gây ảnh hưởng đến các khoản thu khác
dẫn đến thâm hụt ngân sách.


Đầu tư công kém hiệu quả
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, tính đến năm 2010, nền kinh tế nước ta
dần đi vào ổn định nhờ vào những chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nguồn đầu
tư công từ đó cũng tăng nhằm phục vụ việc phát triển cơ cấu hạ tầng, nâng cao đời sống của
nhân dân. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch phát triển kinh tế

- xã hội, quy hoạch xây dựng còn nhiều bất cập, thiếu sự đồng bộ , phân bổ vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm
thấp, cơ chế giám sát, kiểm tra thực hiện đầu tư công chưa được chú trọng đúng mức,…
khiến cho nhiều dự án, công trường thi công chậm, kéo dài tạo kẽ hở gây thất thoát cũng,
bòn rút khiến ngân sách thiệt hại nặng nề.

Nhà nước huy động vốn để kích cầu


Nguồn vốn để cung cấp cho gói kích cầu của Chính phủ được lấy từ ba nguồn lớn đó
là phát hành trái phiếu Chính phủ, chính sách cắt giảm thuế và quỹ dự trữ nhà nước. Có thể
nói, kích cầu mang lại lợi ích tức thời đó là mang lại tâm lý tích cực, như một chiếc phao cứu
sinh làm gia tăng lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và
quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nước. Bên cạch đó, các gói kích cầu giúp cho
các doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn và còn giúp
các hoạt động cho vay cũng như huy động vốn của các NHTM trở nên phát triển hơn. Tuy
nhiên, việc thực hiện kích cầu gây thâm hụt ngân sách nghiêm trọng do thất thoát, lãng phí
nguồn vốn vay, làm gia tăng gánh nặng nợ, phát sinh tham những và một loạt các hệ lụy tiêu
cực khác nên phải thật cân nhắc thận trọng trong việc áp dụng các gói kích cầu này.

Chi tiêu Chính phủ
Có thể thấy rằng, thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước, thế nhưng, Chính
phủ lại chưa thể giải quyết được vấn đề thất thu thuế trong khi việc chi ngân sách lại luôn tiếp

diễn không ngừng do nước ta là một nước đang phát triển nên vấn đề chi tiêu cho các lĩnh vực
kinh tế, đời sống xã hội,… là không thể tránh được. Mặc dù việc tăng chi tiêu của chính phủ có
thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại gây ra những hậu quả như lạm phát
tăng hay rủi ro về việc thất thoát ngân sách do sự thiếu quản lý, khó đảm bảo được tính minh
bạch của các khoản chi tiêu. Do đó, vấn đề chi tiêu Chính phủ thực sự là một áp lực lớn đối
với ngân sách nhà nước và cũng là một nguyên nhân lớn gây thâm hụt ngân sách.

Hiện trạng thâm hụt ngân sách hiện nay
Thâm hụt ngân sách luôn là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam khi
nó gây ra một loạt hệ lụy làm gia tăng nợ công chính phủ, lạm phát ngày càng
tăng cao, tác động tiêu cực đến tỷ giá gây bất ổn kinh tế, đẩy Việt Nam vào
vòng luẩn quẩn với gánh nợ ngày càng tăng cao.


Hình 1 Tình trạng thâm hụt ngân sách tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017

(Nguồn: Trading economics)
Bên trên là dữ liệu của thâm hụt ngân sách từ năm 2009 – 2017, như ta có thể
thấy, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam khá cao dao động trên dưới 5% và là một trong
những nước có tỷ lệ thâm hụt cao nhất trong khu vực. Năm 2011 là năm mà nước ta có tỷ
lệ thâm hụt thấp nhất, trong khi đó, chỉ hai năm sau, năm 2013, tỷ lệ thâm hụt ngân sách
đạt ngưỡng 5%, ở tỷ lệ này, nền kinh tế Việt Nam rất dễ rơi vào khủng hoảng nợ công khi
tỷ lệ nợ công khi đó đã lên đến 54,4% GDP . Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, tỷ lệ
THNS của nước ta đã giảm dần, cho thấy được những tác động tích cực của việc quản lý
ngân sách nhà nước một cách hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước
trong năm 2018 đạt khoảng 1,422 triệu tỷ đồng, vượt 7,8% so với dự toán
năm; tuy nhiên, tỷ lệ thâm hụt ngân sách vẫn ở mức khá cao 3,6% GDP. Có
thể thấy, việc quản lý NSNN trong năm 2018 vẫn đang dậm chân tại chỗ,

chưa có những bước tiến lớn so với các năm trước.
Ngoài ra, tình trạng thâm hụt ngân sách những năm gần đây còn kéo theo tỷ lệ nợ
công ngày một tăng cao, làm gia tăng gánh nặng trả nợ trong tương lai.


Hình 2 Tình trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017

(Nguồn: Bộ Tài chính)

b. Lãi suất thị trường và các chính sách lãi suất tại Việt Nam qua từng thời kỳ
Lãi suất là chi phí mà người đi vay phải trả cho người cho vay để có quyền sử dụng
quỹ tiền của người cho vay trong khoảng thời gian đã thỏa thuận.
Lãi suất thị trường là mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với một khoản vay cụ thể,
tuỳ thuộc vào thời điểm vay và thời hạn vay. Người ta thường coi lãi suất vay tín dụng dài hạn
là lãi suất thị trường. Thông thường khi phát hành trái phiếu, người phát hành sẽ ấn định mức
lãi suất cuống phiếu bằng với mức mà thị trường đòi hỏi, khi đó, trái phiếu sẽ được bán theo
mệnh giá
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, chính
sách lãi suất là một bộ phận của chính sách tiền tệ, có ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kinh
tế vĩ mô khác, tác động đến hiệu quả phân bổ nguồn lực của nền kinh tế. Chính sách lãi suất
của Việt Nam luôn đổi mới, thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử để phù hợp với thị trường
trong nước cũng như quốc tế:

- Giai đoạn từ trước năm 1988 đến năm 1992:


Chính sách lãi suất của nước ta là chính sách lãi suất cố định, mang đậm tính bao
cấp. Từ ngày 26/3/1988, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đổi mới cơ cấu tổ chức theo Nghị
định 53/HĐBT, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của ngân hàng cũng
như điều hành về lãi suất. Theo đó, nếu trước đây hệ thống ngân hàng hoạt động độc quyền

thì nay đã hình thành nên ngân hàng thương mại (NHTM) hoạt động dưới sự kiểm soát của
NHNN, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sẽ do Ngân hàng Nhà nước quy định, NHNN có sử
dụng chính sách lãi suất “ âm” mà theo đó, lãi suất tiền gửi được quy định cao hơn tỉ lệ lạm
phát và lãi suất cho vay. Trong giai đoạn này, chính sách lãi suất dần thể hiện được vai trò của
mình trong công cuộc kiềm chế lạm phát, đồng thời đã hình thành nhiều loại lãi suất phù hợp
với yêu cầu thị trường như lãi suất liên ngân hàng... Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa lãi suất
tiền gửi của các tổ chức kinh tế và lãi suất tiết kiệm, lãi suất huy động cao hơn lãi suất cho
vay, hơn nữa có sự phân biệt lãi suất cho vay giữa khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh
gây ra tình trạng bất bình đẳng trong nền kinh tế.

- Giai đoạn từ năm 1992 – 1995:
NHNN xóa bỏ chính sách lãi suất “âm” , chuyển sang chính sách lãi suất “thực
dương”; quy định rõ ràng về “trần” lãi suất cho vay và “sàn” lãi suất tiền gửi; công bố lãi
suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Các NHTM và tổ chức tín dụng căn cứ vào đó để
đưa ra lãi suất phù hợp cho mình, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả. Đây là cơ chế
khởi đầu cho quá trình tự do hóa lãi suất ở Việt Nam.

- Giai đoạn 1996 – 2000:
Năm 1996, theo nghị quyết của Quốc hội, NHNN bãi bỏ chính sách thu thuế
doanh thu của các hoạt động tín dụng nhằm giảm chi phí cho vay; bỏ quy định “sàn” lãi
suất tiền gửi. Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất huy đọng vốn cho vay của các
tổ chức tín dụng được khống chế ở mức 0,35%, lãi suất trần cho vay được điều chỉnh
giảm liên tục, nới lỏng các điều kiện vay vốn,… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng
quy mô sản xuất, mở rộng thị trường. NHNN bước đầu thực hiện cơ chế tự do hóa lãi
suất huy động và linh động lãi suất trần cho vay, bước đầu góp phần duy trì tăng trưởng
kinh tế, ổn định lạm phát.

- Giai đoạn 2000 – 2008:
Từ 2000 – 2002, NHNN xóa bỏ cơ chế trần lãi suất, thay vào đó là cơ chế điều hành
lãi suất cơ bản, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Lãi suất cho vay

không được vượt quá mức tối đa của lãi suất cơ bản cộng biên độ dao động. Lãi suất
cơ bản cộng biên độ dao động là cơ sở để NHTM thỏa thuận


lãi suất với khách hàng. Lãi suất cơ bản và biên độ cộng được công bố hàng tháng,
trong trường hợp cần thiết, NHNN sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.

Từ 2002 – 2007: Cơ chế lãi suất thỏa thuận được áp dụng. Trên thực tế, cơ chế
này đã được áp dụng từ năm 2001, khi NHNN quyết định xóa bỏ lãi suất trần cho
vay đối với ngoại tệ, tiếp theo, đến tháng 5/2002, cơ chế này được áp dụng cho
các hoạt động tín dụng trong nước. Theo đó, các tổ chức tín dụng áp dụng cơ chế
lãi suất thỏa thuận dựa trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường, lãi suất NHNN công
bố chỉ mang tính chất tham khảo.

Năm 2008, lạm phát tăng cao khiến Nhà nước phải áp dụng chính sách tiền tệ
thắt chặt, áp lực thanh khoản của các NHTM và tổ chức tín dụng tăng. Đó
cũng là thời điểm các hoạt động cho vay của các NHTM trì trệ, các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn và tiếp cận với nguồn vốn, tốc độ tăng
trưởng thấp. Do đó, NHNN quyết định đưa lãi suất cơ bản về đúng chức năng
của nó - là hành lang pháp lý cho lãi suất cơ bản của các NHTM ( lãi suất kinh
doanh ko được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố qua từng
thời kỳ). NHNN áp dụng trở lại lãi suất trần đối với các hoạt động cho vay của
của tổ chức tín dụng.

- Giai đoạn 2009 đến nay
NHNN ban hành Thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay dựa trên cơ
chế lãi suất thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề về lãi suất, cho phép NHTM được
phép áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các khách hàng trung và dài hạn vay
phục vụ cho mục đích kinh doanh, mở rộng sản xuất.


Ngày 21/12/2012, thông qua Quyết định số 2646/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp
vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử
liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của
NHNN đối với các ngân hàng. Như vậy, với chính sách thắt chặt tiền tệ, đến
nay lãi suất có xu hướng giảm trên thị trường

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự sửa đổi được ban hành năm 2015 đã quy
định trần lãi suất không vượt quá 20%/năm đối với các khoản vay tín
dụng, được áp dụng vào ngày 1/1/2017.
c. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị
trường Lý thuyết Tân cổ điển (Neoclassical)
Theo lý thuyết Tân cổ điển, việc chính phủ vay nợ sẽ khiến nguồn quỹ khả
dụng dịch chuyển khỏi khu vực tư nhân. Vay nợ của Chính phủ tạo áp lực lên thế hệ
tương lai bởi chứng khoán vốn của tư nhân giảm, từ đó mang lại hoạt động sản xuất
kinh doanh kém hiệu quả, thu nhập thực tế giảm.


Đường cầu quỹ khả dụng của Chính phủ ở dạng thẳng đứng, tức là hoàn toàn
không co giãn với lãi suất. Điều này có nghĩa, dù lãi suất tăng lên bao nhiêu, lượng cầu
đối với việc vay nợ của Chính phủ không bị ảnh hưởng và không thay đổi. Chính phủ đi
vay làm cầu tăng, lượng cung quỹ khả dụng chỉ có hạn khiến lãi suất cho vay cân bằng
tăng lên. Sự tăng của lãi suất không tác động đến Chính phủ, Chính phủ vẫn tiếp tục vay
nợ theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, hiện tượng này lại ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực
tư nhân. Nếu lãi suất tăng lên quá cao, doanh nghiệp không thể đáp ứng mức chi phí đi
vay sẽ bị đẩy khỏi cung cầu vốn. Đây là giả thuyết xua đuổi tư nhân (crowding out
hypothesis)

Hình 3. Đường tổng cầu quỹ khả dụng của Chính phủ

i

Dg

Kết luận của Keynes
Theo J. M. Keynes, việc tăng chi tiêu ngân sách có thể thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Trường phái Keynes cho rằng, nhà kinh doanh chỉ đầu tư tới khi nào hiệu quả
giới hạn của tư bản giảm xuống bằng mức lãi suất. Nếu doanh nghiệp cảm thấy hoạt
động không hiệu quả, họ sẽ giảm sản xuất, gây ra tình trạng thất nghiệp, giảm thu
nhập, giảm tiêu dùng, gây ra giảm sản xuất. Vòng luẩn quẩn như vậy có thể chấm
dứt nếu Chính phủ tác động vào thị trường bằng cách sử dụng ngân sách để đầu tư
cho doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng.
Như vậy, việc Chính phủ thâm hụt giúp cho nền kinh tế tăng trưởng, điều này khiến lãi
suất tăng nhưng đồng thời cũng tăng tiết kiệm quốc gia, tăng việc làm, tăng thu nhập, chống
khủng hoảng và thất nghiệp. Theo các nhà kinh tế học Mỹ, thời kỳ càng khủng hoảng càng cần
sử dụng chi tiêu ngân sách để bù vào phần thiếu hụt từ việc giảm chi phí doanh nghiệp tư
nhân, kể cả khi hiện trạng ngân sách nhà nước có đang thâm hụt. Tuy nhiên, tiếp tục chi đầu
tư tư nhân ngay trong thời kỳ hưng thịnh không những không có lợi cho nền kinh tế phát triển,
mà còn gây ra lạm phát.


Kết luận của Ricardo
Theo Ricardo, thâm hụt ngân sách do cắt giảm thuế ở hiện tại khiến thuế phải
thu trong tương lai tăng lên, lượng tăng này có giá trị hiện tại đúng bằng phần thuế
được miễn trừ ban đầu. Nếu ngân sách nhà nước thâm hụt, tức tiết kiệm của Chính
phủ giảm, thì tiết kiệm tư nhân sẽ tăng để bù đắp lại, vì vậy nên không có sự thay đổi
trong tổng tiết kiệm quốc gia.

Do tổng tiết kiệm quốc gia không thay đổi, lãi suất thực không tăng lên
hay giảm đi trong trường hợp nền kinh tế đóng để duy trì cân đối tiết kiệm và
đầu tư. Ngay cả trong trường hợp nền kinh tế mở, vẫn không có sự thay đổi
trong cân đối ngân sách và lãi suất vì tiết kiệm tư nhân sẽ tăng lên một lượng

vừa đủ nhằm tránh vay nợ từ nước ngoài.
Từ hai lý thuyết đầu tiên, có thể kết luận mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách
và lãi suất thị trường là mối quan hệ thuận chiều, sự tăng trong tỷ lệ thâm hụt ngân
sách sẽ dẫn tới sự tăng đối với lãi suất. Tuy nhiên vẫn có quan điểm của Ricardo cho
rằng thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi suất.

1.2.2. Khung phân tích
Từ các nghiên cứu đi trước và các lý thuyết, kết luận về mối quan hệ giữa thâm
hụt ngân sách và lãi suất thị trường, nhóm đã tìm ra các biến số thực tế khác đồng thời có
tác động lên lãi suất thị trường bên cạnh bội chi ngân sách. Đó là lạm phát, chính sách
tiền tệ và tăng trưởng kinh tế. Qua đó, nhóm sử dụng bốn biến giải thích trên nhằm kiểm
định giả thuyết nhóm đưa ra: Bội chi ngân sách là một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến
sự thay đổi của lãi suất.

1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam.
1.3.2. Mô hình định lượng
Đã có nhiều nghiên cứu trước đây về đề tài ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế đến
lãi suất, đặc biệt là thâm hụt ngân sách, sử dụng phương pháp định lượng.
Martin Feldstein (1986) đã sử dụng phương pháp định lượng với các biến giải thích là
lạm phát kỳ vọng, khối lượng đầu tư (volume of investment), nợ công và thâm


hụt ngân sách thực dự kiến trong tương lai dựa trên dữ liệu theo năm trong
giai đoạn 1960 – 1984, theo mô hình sau:
*

it = i 0t –


1 (It – I0)

+

2(

)+

3(

)

e

t

Nghiên cứu chỉ ra thâm hụt ngân sách kỳ vọng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãi
suất Trái phiếu Chính phủ. Đồng thời cho thấy mối quan hệ nghịch chiều của tính thanh
khoản (bao gồm tỷ lệ tiền cơ sở so với GNP danh nghĩa và tỷ lệ thay đổi tiền cơ sở) và
mối quan hệ thuận chiều của lạm phát kỳ vọng với lãi suất.

Ari Aisen và David Hauner (2008) sử dụng dữ liệu dạng bảng của 60 quốc gia
phát triển và đang biến đổi thông qua hệ thống GMM với mô hình:

ii,t =

0+

*


1 i i,t +

e

2 s i,t + 3 ri,t +

4

e

i,t +

5

log mi,t +

6

yi,t +

7

di,t +

8 ii,t-1

+

i,t’


Trong đó:
ii,t là lãi suất danh nghĩa nội địa;
*

i i,t là lãi suất danh nghĩa nước ngoài;
s

e

i,t

là mất giá dự kiến của tiền tệ;

ri,t là lãi suất rủi ro quốc gia (country-specific risk spread);
e

i,t là

lạm phát dự kiến;

mi,t là cung tiền thực;
yi,t là tăng trưởng GDP;
di,t là thâm hụt ngân sách.
Trong trường hợp vốn luân chuyển hoàn hảo, những yếu tố bên ngoài quyết định đến lãi
suất danh nghĩa là lãi suất danh nghĩa nước ngoài, mất giá dự kiến của tiền tệ và lãi suất rủi ro
quốc gia. Trong khi đó ở trường hợp nền kinh tế đóng, lạm phát dự kiến và cung tiền thực là các
yếu tố bên trong ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa trong nước. Lãi suất danh nghĩa được tác động
bởi cung tiền thực thông qua tính thanh khoản, và lãi suất thực. Mà lãi suất thực, theo mô hình tăng
trưởng Solow lại được quyết định bởi tỷ



lệ tăng trưởng GDP (thể hiện tỷ lệ tăng trưởng dân số và tỷ lệ tiến bộ kỹ thuật) và tỷ lệ
tiền tiết kiệm (được thể hiện thông qua hằng số 0 và thâm hụt ngân sách).
Emanuele Baldacci và Manmohan S. Kumar (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của
thâm hụt ngân sách và nợ công đến lãi suất dài hạn trong giai đoạn 1980-2007 tại 31 nền
kinh tế phát triển và mới nổi sử dụng mô hình hồi quy, cụ thể:

r
Với r

10Y

it

10Y

it

= i+

M

1 r it +

2

it +

1 bit +


2

2 Dit-1 +

3 D it-1 +

1 zit-1 +

it

là lãi suất danh nghĩa trái phiếu kỳ hạn 10 năm của quốc gia i, năm t;

M

r là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn;
là tỷ lệ lạm phát CPI;
b là cán cân ngân sách tính theo % GDP;
D là tổng nợ Chính phủ theo % GDP;
z là tăng trưởng sản lượng.
Tuy nhiên, những ảnh hưởng trên có thể không rõ ràng trong thời kỳ có khủng
hoảng toàn cầu. Khi đó, chúng ta sử dụng các yếu tố phụ (biến giả d) nhằm giải thích
rõ hơn cho các nhân tố chính, theo mô hình sau:

r

10Y

it


= i+

M

1 r it +

2

it +

1 bit +

2 Dit-1 +

2

3 D it-1 +

4 dit bit +

1 zit-1 +

it

Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy dựa trên cơ sở chính sách tài chính trong
tương lai của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ (CBO – Congressional Budget
Office) và Cục Quản lý Hành chính và Ngân sách Hoa Kỳ (OMB – Office of
Management and Budget), Thomas Laubach (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của thâm
hụt ngân sách và nợ công đến lãi suất. Mô hình cụ thể:


rt =

0+

1 ft +

2 gt +

3 et +

t

Mô hình bao gồm biến phụ thuộc lợi suất Trái phiếu Kho bạc r t và các biến độc lập:

ft: tỷ lệ thâm hụt ngân sách tính theo % GDP;
gt: tăng trưởng GDP dự kiến


et: chênh lệch vốn chủ sở hữu (equity premium)
Biến chênh lệch vốn chủ sở hữu đại diện cho sự không ưa thích rủi ro, được tính bằng %
giá trị thị trường với lượng vốn chủ năm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các hộ gia đình, trừ đi lợi
suất thực của Trái phiếu Kho bạc 10 năm và cộng tỷ lệ tăng trưởng.

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
Do từ trước năm 1996, Việt Nam sử dụng chính sách lãi suất cố định, làm hạn
chế lãi suất thực hiện các chức năng của nó, giảm tác dụng kích thích và điều tiết
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng; đồng thời lãi suất không còn mang tính thị
trường, ít hoặc không chịu tác động từ các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Vì vậy, bài tiểu
luận nghiên cứu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2017.


1.3.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện bài tiểu luận này, nhóm chúng em đã sử dụng kết hợp
một số phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu các tài liệu như giáo trình, sách tham khảo, tạp chí, các nghiên
cứu đi trước, cũng như văn bản pháp luật của các bộ ban ngành có liên quan như Bộ
Tài chính, Tổng cục Thống kê,... nhằm thu thập thông tin, tham khảo mô hình liên
quan đến đề tài về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường. Từ đó
kế thừa những công trình nghiên cứu và đưa ra các giải pháp mới dựa trên tình hình
hiện nay của Việt Nam.
Phương pháp định tính được áp dụng trong quá trình tìm hiểu tình hình thâm
hụt ngân sách, thực trạng lãi suất thị trường và mối quan hệ giữa sự thay đổi thâm
hụt ngân sách và lãi suất của một số quốc gia cùng khu vực với Việt Nam như Lào,
Campuchia, Thái Lan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm nhằm đề ra các chính sách
mang tính tham khảo, gợi ý, đề cập cụ thể trong chương 4.
Bên cạnh đó, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nhóm sử dụng mô hình
hồi quy tuyến tính bằng phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất OLS để kiểm nghiệm các biến
số độc lập thâm hụt ngân sách, lạm phát, cung tiền M2 và tăng trưởng kinh tế thể hiện qua chỉ số
GDP ảnh hưởng đến lãi suất thị trường như thế nào.

Cách thức thu thập số liệu: Số liệu nhóm sử dụng là số liệu thứ cấp,
được thu thập từ tài liệu tham khảo có sẵn như các kênh dữ liệu Ngân hàng
Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu
Á (ADB), và Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.


CHƯƠNG 2: DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Xác định biến số thực nghiệm
Dựa trên những lý thuyết kinh tế cổ điển đến các nghiên cứu thực nghiệm đi
trước, những phân tích từ cơ sở lý thuyết, chúng em quyết định sử dụng mô hình hồi quy

để chứng minh mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lãi suất thị trường với
các biến: lãi suất (LS), tỷ lệ lạm phát lạm phát (LP), tỷ lệ thâm hụt ngân sách (THNS),
tăng trưởng GDP (GDP), tăng trưởng cung tiền thực M2 (M2)

2.1.1. Biến phụ thuộc
Lãi suất thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, lãi suất là một công cụ hết sức nhạy cảm của Ngân hàng nhà
nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đây cũng là mối quan tâm lớn của các cá nhân cũng
như các tổ chức bởi nó tác động đến tài chính cá nhân cho vay hay gửi tiết kiệm, hay quyết định đầu
tư hay mở rộng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.

Lãi suất có thể quy định theo hai cách, cách thứ nhất và phổ biến nhất là tỷ lệ
phần trăm (%), cách thứ hai, ít sử dụng hơn là tính theo điểm cơ bản (basis point) –
ký hiệu bps, một điểm cơ bản có giá trị bằng 0.01%.

2.1.2. Biến độc lập
Thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước lớn
hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách. Trường hợp ngược lại, khi các
khoản thu lớn hơn các khoản chi được gọi là thặng dư ngân sách.

Gọi B là hiệu số giữa tổng thu ngân sách và tổng chi ngân sách, ta có:
B=T–G
Trong đó: T là tổng thu ngân sách nhà nước, G là tổng chi ngân sách
Khi B > 0 , ta có thặng dư ngân sách
Khi B = 0 , ta có cân bằng dư ngân sách
Khi B < 0 , ta có thâm hụt ngân sách


Tuy nhiên, so sánh cũng như phản ánh được sự thay đổi của thâm hụt

ngân sách qua các năm, người ta thường sử dụng tỷ lệ thâm hụt ngân sách
so với Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Công thức tính thâm hụt ngân sách nhà nước:





â
100 ổ

á



â
ố ộ

− ổ


á

×

Thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng một cách trực tiếp đến lãi suất mà thông
qua một yếu tố trung gian nào đó như nợ công, tiết kiệm quốc gia, đầu tư tư nhân,… Khi
thâm hụt ngân sách tăng, chính phủ phải đi vay nợ đồng nghĩa với việc khiến gánh nặng
nợ tăng cao khiến cho lãi suất tăng làm giảm đầu tư cá nhân.


Lạm phát
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị
tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.

Công thức tính lạm phát:

ỉ ốđ ề



ă

ỷ ệ ạ
Trong đó: ;




: =

á

ă

=



ĩ ă

ế ă

× 100

× 100

: là chỉ số điều chỉnh GDP qua các năm t, t-1

Lạm phát là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất tín dụng. khi lạm
phát tăng cao, nhà nước sẽ rút bớt lượng tiền lưu thông bên ngoài thị trường về.
Đồng thời, các cá nhân, tổ chức dư thừa vốn sẽ giảm vay hơn, thay vào đó, dự trữ
vàng, ngoại tệ và đầu tư nước ngoài tăng. Điều này khiến cho khả năng cung ứng
vốn giảm xuống rõ rệt, khiến cho lãi suất tăng lên.


Do đó, khi đã bình ổn, kiềm chế được lạm phát, ngân hàng nhà nước
sẽ giảm lãi suất tín dụng, giúp các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận
được nguồn vốn một cách dễ dàng hơn.
Chính sách tiền tệ (Tăng trưởng cung tiền thực M2)
Cung tiền chỉ lượng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng
nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản, v.v... của các cá nhân (hộ gia đình) và
doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng).
Các khối tiền tệ:
M0: lượng tiền mặt (C), lượng tiền dự trữ ngân hàng (R)
M1: gồm tiền mặt (C), tiền gửi không kỳ hạn (D). M1 còn được gọi là
cung tiền giao dịch.
M2: bằng M1 cộng với tiền gửi tiết kiệm.
M3 : gồm khối M2, các loại giấy tờ có giá
Cung tiền tệ là đối tượng mà chính sách tiền tệ điều chỉnh để điều chỉnh lãi suất phục
vụ cho mục đích bình ổn, tăng trưởng kinh tế cũng như kiềm chế lạm phát. Chính vì lẽ đó, cung

tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất thị trường, và nhà nước là người khống chế trực tiếp
lượng cung cầu tiền tệ để điều chỉnh mức lãi suất phù hợp với từng giai đoạn của nền kinh tế.
Khi nhà nước lo sợ nền kinh tế bị suy thoái, ngân hàng nhà nước sẽ tăng lượng tiền lưu thông
ra thị trường thì lãi suất có xu hướng giảm. Ngược lại, khi lạm phát tăng cao, nhà nước rút bớt
lượng tiền lưu thông khiến lãi suất tăng cao.

Công thức tính tăng trưởng cung tiền thực M2:
ượ



2 ă


− ượ









2 ă

−1

× 100


Tăng trưởng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm theo giá thị trường dựa trên đồng
nội tệ. GDP được tính toán mà không khấu trừ khấu hao tài sản cố định hoặc
để cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.
GDP thực tế bình quân đầu người :





â


ố ì

ướ
ă

ă

Tốc độ trăng trưởng GDP:

=

× 100

Trong đó:lần lượt là GDP thực tế bình quân đầu người qua năm t, t-1
Bảng 1: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình
STT


Biến

Tên

1

LS

Lãi suất
thị
trường

2

LP

Tỷ lệ
lạm
phát

3

4

TH
NS

M2

Mô tả


Tỷ lệ
thâm



hụt

á



á

â


ngân
sách
Tăng
trưởng
cung
tiền
thực
M2

ỷ ệ ạ

ượ






2 ă − ượ




ă

=

− ổ








× 100




â

2 ă



−1

á

× 100

× 100


Tăng
5

GDP trưởng
GDP

=

× 100

2.2. Dữ liệu chạy mô hình
Bảng 2 Dữ liệu đầu vào giai đoạn 1996 - 2017
LS

M2

LP

GDP


THNS

1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

18.90%
10.80%
12.00%
6.00%
6.00%

4.80%
4.80%
5.00%
5.00%
5.00%
6.50%
6.50%
10.25%
8.00%
9.00%
15.00%
9.00%
7.00%
6.50%
7.17%
5.79%

20.71%
22.51%
24.21%
36.37%
50.47%
58.13%
61.44%
67.04%
74.42%
75.56%
86.92%
108.14%
100.38%

115.66%
129.26%
112.45%
114.10%
122.78%
131.52%
143.56%
158.26%

5.60%
3.10%
8.10%
4.10%
-1.80%
-0.30%
4.10%
3.30%
7.90%
8.40%
7.50%
8.30%
23.10%
6.70%
9.20%
18.70%
9.10%
6.60%
4.10%
0.60%
2.70%


9.30%
8.20%
5.80%
4.80%
6.80%
6.90%
7.10%
7.30%
7.80%
7.50%
7.00%
7.10%
5.70%
5.40%
6.40%
6.20%
5.20%
5.40%
6.00%
6.70%
6.20%

3.00%
4.05%
3.50%
4.98%
4.28%
3.55%
2.31%

2.18%
0.15%
0.99%
1.22%
0.90%
0.61%
4.16%
2.06%
0.48%
3.36%
5.03%
4.37%
4.26%
4.15%

2017

3.18%
163.66%
3.50%
6.80%
3.48%
(Nguồn: World Bank, IMF, Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính, ADB)


2.3. Kiểm định tính dừng
Nhóm sử dụng kiểm định Dickey – Fuller để kiểm tra tính dừng của
chuỗi các giá trị của biến độc lập.
a. Biến phụ thuộc LS
Sử dụng câu lệnh dfuller LS trong Stata, ta được kết quả:

Hình 4. Kiểm định tính dừng của biên LS

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)

Theo kết quả phân tích, ta thấy trị tuyệt đối của giá trị tính toán t là
3.844 lớn hơn trị tuyệt đối của giá trị phê phán tại mức ý nghĩa 1%.
Vậy tại mức ý nghĩa 1% thì chuỗi giá trị của biến LS là chuỗi giá trị dừng.
b. Biến độc lập M2
Sử dụng câu lệnh dfuller M2 trong Stata, ta được kết quả:
Hình 5. Kiểm định tính dừng của biến M2

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu chính thức với sự hỗ trợ của phần mềm Stata)


×