Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Trò chơi GDTC, Thể dục tiểu học.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 29 trang )

ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799

TRÒ CHƠI
I, Lớp 1:
1, Diệt các con vật có hại.
- Chuẩn bị: Tập hợp HS trong lớp thành 1-4 hàng dọc sau đó quay thành hàng ngang hoặc
cho các em đứng theo vòng tròn mặt quay vào tâm. HS có thể đứng hoặc ngồi xổm.
- Cách chơi: + Khi Gv gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, dê,
chó... thì tất cả HS im lặng. Nếu em nào hô “Diệt!” là bị phạt, phải lò cò 1 vòng xung quanh
các bạn.
+ Khi Gv gọi tên các con vật có hại như: ruồi, muỗi, chuột, kiến, gián, mối... thì tất cả HS
đồng thanh hô to “Diệt! Diệt! Diệt!” và tay giả làm động tác đập ruồi, muỗi... (có thể sử
dụng tranh ảnh).

2, Qua đường lội (hoặc qua suối).
- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch song song cách nhau 6-8m giả làm giới hạn của 2 bên bờ suối hoặc
đường lội. Ở giữa kẻ 1số vòng theo hình tự nhiên giả làm các viên đá nổi lên trên mặt đất.
Một bên quy ước là nhà, bên kia là trường học.
- Cách chơi: Các em lần lượt đi lên các “viên đá” để đi từ “nhà” đến “trường’. Khi đi không
để chân bước lệch các “viên đá”, nếu bước lệch coi như đã bị “ngã”. Sau khi HS đi đến
trường, GV cho các em đi theo chiều ngược lại giả như trên đường đi học về. Trò chơi cứ
tiếp tục như vậy không vội vàng, mà thận trọng, đi theo thứ tự em đi trước qua được vài
“viên đá”, thì em sau mới đi tiếp.

3, Chuyển bóng tiếp sức.
- Chuẩn bị: 2-4 quả bóng nhỡ (bằng nhựa, cao su hoặc da). Tập hợp HS thành 2-4 hàng dọc
(có số người bằng nhau). Mỗi hàng, tổ trưởng đứng trên cùng, 2 tay cầm bóng giơ lên cao ở
trên đầu.
- Cách chơi: Khi có lệnh, các em tổ trưởng đồng loạt quay người qua trái ra sau trao bóng
cho người số 2. Số 2 nhận bóng, sau đó quay người qua trái ra sau trao bóng cho số 3. Bóng
được tiếp tục chuyển như vậy cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng đưa bóng qua phải




ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
cho người phía trước và lần lượt chuyển bóng lên đến tổ trưởng. Tổ trưởng cầm bóng bằng 2
tay, giơ lên cao và nới to “Báo cáo...Xong!”. Đó là căn cứ để xác định tổ nào nhanh nhất, ít
phạm quy, tổ đó thắng cuộc. Trong khi chuyển bóng, nếu ai để bóng rơi, người đó nhanh
chóng nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi.
- Trường hợp phạm quy: Chuyển bóng không lần lượt mà cách quãng.

4, Kéo cưa lừa xẻ.
- Chuẩn bị: Tập hợp HS thành 2-4 hàng dọc. Cho các em quay mặt vào nhau thành từng đôi
một. Từng đôi, đứng chân trước, chân sau xen vào nhau và 2 chân hơi co, 2 bàn tay nắm lấy
2 cổ tay của nhau theo cách a hoặc b.
- Cách chơi: Khi có lệnh của GV, các em vừa đọc vần điệu, vừa co kéo giả làm người xẻ gỗ,
kéo cưa:
“Kéo cưa lừa xẻ,
Kéo cho thật khỏe
Cho thật nhịp nhàng
Cho ngực nở nang
Chân tay cứng cáp
Hò dô! Hò dô!”.
Hoặc vần điệu vui:
“Kéo cưa, kéo kít,
Làm ít ăn nhiều
Làm đâu bỏ đấy,
Nó lấy mất cưa,
Lấy gì mà kéo!”

5, Nhảy ô tiếp sức.
- Chuẩn bị: Kẻ 1 vạch chuẩn bị dài 4m, sau đó kẻ 1 vạch xuất phát dài 4m, cách vạch chuẩn

bị 1m. Từ vạch xuất phát về trước 0,6-0,8m kẻ 2 dãy ô vuông, mỗi dãy 10 ô, mỗi ô có cạnh
0,4-0,6m. Cách ô số 10: 0,6m kẻ vạch đích dài 4m.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
- Cách chơi: Có 2 cách chơi.
+ Cách 1: Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc. Khi có lệnh, các em số 1 bật nhảy bằng 2 chân vào
ô số 1, sau đó bật nhảy 2 chân vào ô số 2 và 3, nhảy chụm 2 chân vào ô số 4 và cứ lần lượt
như vậy cho đến đích thì quay lại, chạy về vạch xuất phát đưa tay, chạm tay bạn số 2. Bạn số
2 bật nhảy như bạn số 1 và cứ lần lượt (lượt đi thì bật nhảy, lượt về thì chạy) như vậy cho
đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
+ Cách 2: Bật nhảy lần lượt từ ô số 1 đến ô số 10 thi quay lại, bật nhảy lần lượt về đến ô số
1, chạm tay bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và cứ lần lượt (lượt đi và về đều bật nhả) như
vậy cho đến hết, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.
- Các trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
+ Không nhảy đủ các ô quy định.

6, Nhảy đúng, nhảy nhanh.
- Chuẩn bị: Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ, mỗi ô có cạnh 0,5m
và đánh số từ 1 đến 4 (như hình). Kẻ 2 vạch chuẩ bị và xuất phát cách nhau 1m. Cách vạch
xuất phát 0,5m kẻ ô số 1. Tập hợp HS thành 2 hàng dọc sau vạch chuẩn bị.
- Cách chơi: Lần lượt từng em bật nhảy bằng 2 chân vào ô số 1, sau đó bật nhảy chân trái
vào ô số 2, rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy chụm 2 chân vào ô số 4, tiếp theo bật
nhảy bằng 2 chân ra ngoài. Em số 1 nhảy xong đến em số 2 và cứ lần lượt như vậy cho đến
hết.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799


7, Chạy tiếp sức.
- Chuẩn bị: Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 6-8m. Có thể thay vạch đích bằng 2-4
lá cờ nhỏ (tương đương với số tổ HS trong lớp), cờ nọ cách cờ kia 1-2m. Tập hợp Hs trong
lớp thành 2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát, các tổ có số người bằng nhau,
- Cách chơi: Khi có lệnh, các em số 1 của mỗi hàng chạy nhanh, vòng qua cờ rồi chạy về
vạch xuất phát chạm tay (hoặc trao cho bạn 1 chiếc khăn hay quả bóng...) bạn số 2, số 2 chạy
như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng
cuộc.
- Các trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn chạy trước mình.
+ Không chạy vòng qua cờ.

8, Tâng cầu.
- Chuẩn bị: Tập hợp thành 1 vòng tròn hoặc những hàng ngang. Em nọ cách em kia tối thiểu
1,5m. Mỗi em 1 quả cầu.
- Cách chơi:
+ Cách 1: Từng em (đứng tại chỗ hoặc di chuyển) dùng tay hoặc bảng gỗ nhỏ, hoặc vợt bóng
bàn... để tâng cầu.
+ Cách 2: Đứng theo từng đôi chuyền cầu cho nhau.
+ Cách 3: Thi tâng cầu tối đa hoặc tâng cầu nhanh trong 1 phút xem ai được số lần nhiều
nhất.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799

II, Lớp 2:
9, Bịt mắt bắt dê.
- Mục đích: Rèn luyện khả năng định hướng, tập trung chú ý và khéo léo, nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: + Tập hợp HS thành vòng tròn, đứng quay mặt vào tâm, em nọ cách em kia tối
thiểu 0,4m.

+ Chọn 2 HS tương đối lanh lợi, hoạt bát vào trong vòng tròn đóng vai “dê” bị lạc và người
đi tìm. Dùng khăn bịt mắt 2 em này và cho đứng cách nhau 1,5-2m.
- Cách chơi: Khi có lệnh, 2 em di chuyển trong vòng tròn, em đóng vai “dê” bị lạc thỉnh
thoảng bắt chước tiếng dê kêu “be...be...be”, em kia (người đi tìm) di chuyển về phía đó, tìm
cách bắt “dê”. Dê có quyền di chuyển hoặc chạy khi bị người đi tìm chạm vào và chỉ chịu
đứng khi bị giữ lại (bị bắt).
Trò chơi tiếp tục như vậy trong 2-3 phút, nếu người đi tìm không bắt được “dê” là bị
thua và ngược lại. Trò chơi dừng lại, GV cho đổi vai hoặc cho một đôi khác vào thay. Những
HS ngồi theo vòng tròn có thể mách bảo, reo hò cho trò chơi thêm sinh động.
Ghi chú: + Có thể tổ chức 2, 3, 4 “dê” và 2, 3, 4 người đi tìm.
+ Em đóng vai “dê” có thể thổi còi thay cho tiếng kêu.

10, Bỏ khăn.
- Mục đích: Rèn luyện sức nhanh, khéo léo, tập trung chú ý cao.
- Chuẩn bị: + Tùy theo số lượng HS trong lớp, GV có thể tập hợp 1-2 vòng tròn. Các em
ngồi xổm, quay mặt vào tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 0,2m, 2 tay có thể để ở sau lưng
hoặc tùy ý.
+ Chuẩn bị 1 chiếc khăn tay và chọn 1 HS nhanh nhẹn, khéo léo làm người chạy bỏ khăn.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
- Cách chơi: Em cầm khăn chạy 1-2 vòng tròn sau lưng các bạn. Khi thấy thuận lợi thì bỏ
khăn sau lưng 1 bạn nào đó rồi chạy tiếp hết vòng, nếu như bạn này chưa biết thì cúi xuống
nhặt khăn và quất nhẹ vào lưng bạn. Bạn này nhanh chóng đứng lên chạy 1 vòng rồi về ngồi
vào vị trí cũ. Trong khi bạn bị bỏ khăn chạy, bạn cầm khăn chạy đuổi theo và dùng khăn quất
nhẹ vào lưng bạn. Hết 1 vòng, GV có thể cho HS đó chơi tiếp hoặc giao khăn cho HS khác.
Trò chơi tiếp tục từ đầu:
Trường hợp mới bỏ khăn mà đã bị phát hiện, thì người bị bỏ khăn cầm khăn nhanh
chóng chạy theo người bỏ khăn để quất. Khi người bỏ khăn chạy về đến chỗ trống lúc này
người bị bỏ khăn ngồi, nhanh chóng ngồi thay vào vị trí đó. Người cầm khăn trở thành người

chạy bỏ khăn và tiếp tục chơi như từ đầu. Khi bạn chạy bỏ khăn, những Hs nồi theo vòng
tròn có thể quờ tay ra sau, nhưng không được quay ra sau hoặc chỉ dẫn cho bạn khác biết.

11, Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
- Mục đích: Rèn luyện sức nhanh và kĩ năng chạy.
- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch giới hạn song song cách nhau 8-10m. Tập hợp HS đứng thành 2 hàng
ngang sau 2 vạch giới hạn, dàn hàng cách nhau tối thiểu 2m và cho HS nhận biết bạn đối
diện để tạo thành từng đôi.
- Cách chơi: Các em đồng thanh đọc.
“Chạy đổi chỗ,
Vỗ tay nhau,
Một! Hai! Ba!”.
Sau tiếng “ba”, các em nhất loạt chạy về trước đổi chôc cho nhau theo từng đôi một. Khi sắp
gặp nhau, từng em đưa tay trái vỗ vào bàn tay bạn để chào nhau, sau đó chạy tiếp về trước
đến vạch giới hạn thì dừng lại, quay sau để chuẩn bị chơi lần tiếp theo.
Chú ý: Không chạy nhanh quá và chạy theo phía bên trái của bạn, nghĩa là bên phải
đường của mình thì mới đưa tay trái vỗ vào tay bạn được.

12, Nhóm ba, nhóm bảy.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kĩ năng chạy.
- Chuẩn bị: Tập hợp Hs đứng mặt hướng theo một hay hai vòng tròn đồn tâm hoặc khác tâm,
em nọ cách em kia tối thiểu 1m.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
- Cách chơi: Cho HS chạy nhẹ nhàng hoặc nhảy chân sáo theo vòng tròn, vừa vỗ tay vừa đọc
“Tung tăng múa ca, nhi đồng chúng ta, hợp thành nhóm ba hay là nhóm bảy”. Sau tiếng
“bảy:, các em đứng lại và trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy. Nếu hô “Nhóm...ba!” thì lập tức
chạy chụm lại với nhau thành nhóm ba người, nếu chỉ huy hô “Nhóm...bảy!”, các em nhanh
chóng chụm lại thành nhóm bảy người. Những em không tạo được thành nhóm theo quy

định phải chịu một hình phạt nào đó do GV và HS thống nhất.

13, Kết bạn.
- Mục đích: rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kĩ năng chạy.
- Chuẩn bị: Tập hợp Hs đứng mặt hướng theo một vòng tròn lớn hoặc 2 vòng tròn đồng tâm
hay khác tâm, em nọ cách em kia tối thiểu 1-1,5m.
- Cách chơi: HS chạy nhẹ nhàng hoặc vừa chạy vừa nhảy chân sáo theo vòng tròn, đọc “Kết
bạn, kết bạn. Kết bạn là đoàn kết. Kết bạn là sức mạnh. Chúng ta cùng nhau kết bạn”. Đọc
xong những câu trên, các em vẫn tiếp tục chạy theo vòng tròn, khi nghe thấy GV hô
“Kết...2!”, tất cả nhanh chóng kết thành từng nhóm 2 người, nếu đứng 1 mình hoặc nhóm
nhiều hơn 2 người là sai và phải chịu phạt 1 hình phạt nào đó. Tiếp theo, GV cho HS tiếp tục
chạy và đọc các câu quy định, sau đó GV có thể hô “Kết...3! (hoặc 4, 5, 6...)” để HS kết
thành nhóm 3 hoặc 4, 5, 6... Trò chơi tiếp tục như vậy, sau 1-2 lần chơi, GV cho HS chạy đổi
chiều so cới chiều vừa chạy.
Chú ý: + Trò chơi này tương tự trò choi “Nhóm ba, nhóm bảy” nhưng tạo thành nhóm
phong phú hơn và hình thành nhóm trong lúc đang chạy. Do đó, HS khó đoán hơn, vì vậy
nên tổ chức sau trò chơi “Nhóm ba, nhóm bảy”.
+ Nhắc HS không lên chạy nhanh quá khi kết bạn để tránh xô vào nhau hoặc vaaos ngã.
+ GV có thể sưu tầm hoặc sáng tạo lời mới cho phong phú, sinh động.

14, Vòng tròn.
- Mục đích: Rèn luyện khả năng nhịp điệu, khéo léo trong thực hiện động tác.
- Chuẩn bị: Tập hợp HS mặt quay theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ. GV chỉ định 1
HS nào đó bắt đầu điểm số 1-2, 1-2,... cho đến hết.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
- Cách chơi: Các em đi theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ), vỗ tay tạo nhịp kết hợp
với nghiêng người, ngả đầu như múa và đọc vần điệu:
“Vòng tròn, vòng tròn

Từ một vòng tròn
Chúng ta chuyển thành
Thành hai vòng tròn”.
Khi đọc đến “hai vòng tròn”, những e số 1 nhảy sang trái 1 bước, những em số 2 nhảy sang
phải 1 bước tạo thành 2 vòng tròn. Sau đó các em lại vừa đi (theo 2 vòng tròn), vừa vỗ tay,
nghiêng người sang, ngả đầu như múa và đọc:
“Vòng tròn, vòng tròn
Từ hai vòng tròn
Chúng ta chuyển thành
Thành một vòng tròn”.
Khi đọc đến “một vòng tròn”, những e số 1 nhảy sang trái 1 bước, những em số 2 nhảy sang
phải 1 bước về đội hình 1 vòng tròn. Trò chơi bắt đầu lại từ đầu và tiếp tục như vậy vừa đi
vừa nhún chân, vừa đọc các vần điệu và nhảy chuyển đội hình.
Các tổ thi nhau nhảy đúng và thực hiện động tác đẹp.

15, Tung vòng vào đích.
- Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, chính xác và kĩ năng tung vào đích.
- Chuẩn bị: 2-4 bảng gỗ nghiêng hình tam giác cân (độ nghiêng khoảng 30-45o ), trên mỗi
bảng gắn 15 chiếc cọc (mỗi cọc cao 8-10cm) vuông góc với mặt bảng theo thứ tự: hàng trên
cùng 1 cọc, hàng thứ hai 2 cọc, hàng thứ ba 3 cọc, hàng thứ tư 4 cọc và hàng thứ năm 5 cọc.
Các cọc cách đều nhau 15cm.
- Cách chơi: HS của mỗi đội, lần lượt từ vị trí chuẩn bị tiến sát vào vạch giới hạn và lần lượt
tung 5 chiếc vòng vào đích là những chiếc cọc. Nếu tung được vòng móc vào cọc ở hàng thứ
nhất được 5 điểm, hàng thứ hai được 4 điểm, hàng thứ 3 được 3 điểm, hàng thứ tư được 2
điểm, hàng thứ năm được 1 điểm, ra ngoài không được điểm nào. Sau 5 lần tung, ai có tổng
điểm nhiều nhất người đó vô địch. Tung vòng xong, lên nhặt vòng đưa cho bạn tiếp theo.
Chuẩn bị tối thiểu 20 chiếc vòng nhựa đeo tay của trẻ em (hoặc bằng mây, tre...) có đường
kính 8-15cm, trọng lượng 100-150g.
Chú ý: + Nếu không có bảng đích như trên, GV có thể thay đích bằng cỏ chai hoặc các
vật tương tự.



ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
- Có thể cho Hs chơi “Tung bóng vào đích” là xô, rổ, hộp các tông, ....

16, Ném trúng đích.
- Mục đích: Rèn luyện sự khóe léo, chính xác và kĩ năng ném.
- Chuẩn bị:
+ Đích có thể ở nhiều dạng khác nhau như các vật để trong một vòng tròn vẽ trên mặt đất
(các vật ở đây có thể là một hoặc một số quả bóng nhỏ, hay các khúc gỗ xếp lại với nhau...),
có thể là một vành rổ nằm ngang cách mặt đất 1,5m (giống như ném còn), hay là những
vòng tròn đồng tâm vẽ lên tường...
+ Chuẩn bị một số vật để ném như bóng cao su, bóng nhựa, bóng 150g...
+ tùy theo lứa tuổi và giới tính, kẻ 1 vạch giới hạn đứng ném cách đích 2-5m, tập hợp thành
1-4 đội sau vạch giới hạn.
- Cách chơi: Các em lần lượt đứng vào vị trí đứng ném, cầm vật ném để ném (không tung)
vào đích. Nếu ném trúng đích được ném lần hai và tiếp tục như vậy cho đến khi nòa không
ném trúng đích thì thôi.
Trường hợp đích là 1 số vòng tròn đồng tâm ở trên tường, có thể cho mỗi em ném 3-5
lần. Tính điểm theo số lần ném trúng đích là những vòng tròn đồng tâm, có bán kính 5cm,
10cm, 15cm, 20cm và 25cm. Nếu ném trúng vòng trong cùng được 5 điểm, vòng thứ 2 được
4 điểm, vòng thứ 3 được 3 điểm, vòng thứ 4 được 2 điểm, vòng thứ 5 được 1 điểm. HS nào,
đội nào có tổng số điểm cao nhất là thắng cuộc.
Từ cách chơi trên, GV có thể cải biên cho đa dạng, phong phú.

17, Nhanh lên bạn ơi.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ, sức nhanh và kĩ năng chạy.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có đường kính 6-10m, vòng tròn trong 0,8-1,5m
và chia ra thành 4 phần đều nhau.

+ Đặt 4 quả bóng hoặc vật gì đó như mẩu gỗ, chiếc khăn... vào 4 phần đã chia ở vòng tròn
trong.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
+ Chia số HS trong lớp thành 4 đội đều nhau. Tập hợp HS đứng quay mặt theo vòng tròn. Có
thể lợi dụng các hàng gạch để tập hợp và cho HS chơi theo đội hình hình vuông hoặc tam
giác. Từng đội điểm số thứ tự.
- Cách chơi: Các em đồng thanh đọc:
“Bạn ơi! Bạn ơi!
Ta cùng thi chạy,
Xem tổ nào nhất,
Nào! Một! Hai! Ba!”
Khi đọc đến tiếng “ba”, tất cả số 1 của 4 đội chạy vào vòng tròn nhỏ nhặt lấy vật
(bóng, mẩu gỗ, khăn...) của đội mình, chạy về đưa cho số 2, đứng vào vị trí cũ. Số 2 đón lấy
vật, chạy đến vòng tròn nhỏ và đặt vật vào ô của đội mình, sau đó chạy nhanh về chạm tay
số 3. Số 3 tiếp tục như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, ít phạm
quy là thắng cuộc. Nếu để vật đích rơi ra ngoài, cần nhặt lại.
GV có thể thay thế vần điệu cho phù hợp với HS.
- Phạm quy: + Xuất phát trước lệnh, hoặc khi chưa chạm tay bạn chạy trước.
+ Đứng lấn vạch trước khi xuất phát.

18, Con cóc là cậu ông trời.
- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân và kĩ năng bật nhảy.
- Chuẩn bị: Tùy theo địa điểm, tập hợp HS thành 2-8 hàng dọc rồi quay thành hàng ngang,
sau đó dàn hàng cách nhau 1 sải tay, hàng sau cách hàng trước 1,5-2m.
- Cách chơi: HS đồng thanh đọc vần điệu:
“Con cóc là cậu ông trời,
Nếu ai đánh nó, thì Trời đánh cho.
Hằng ngày để được ăn no,

Cóc bắt sâu bọ giúp cho mọi người.
Vậy xin nhắc nhở ai ơi,
Bảo vệ con cóc, mọi người nhớ ghi!”.
Sau tiếng “ghi”, HS ngồi xổm (hai tay buông tự nhiên), sau đó bật nhảy bằng hai chân
về trước một cách nhẹ nhàng (không bật hết sức như bật xa) khoảng từ 2-3 lần thì dừng lại,
đứng lên, đi về tập hợp ở cuối hàng. Hết hàng thứ nhất, đến hàng thứ hai và tiếp tục như vậy
cho đến hết. Nếu sân rộng, có thể cho HS cả lớp cùng bật nhảy, xen kẽ có nghỉ hợp lý.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
Ghi chú: - GV có thể giảm bớt các vần điệu cho ngắn gọn hơn, ví dụ như “Con cóc là
cậu ông trời. Bảo vệ con cóc, mọi người nhớ ghi!” hoặc sáng tạo vần điệu mới cho phù hợp
với thực tiễn địa phương.
- GV cần sáng tạo đội hình tập và tăng, iamr các yêu cầu chơi, sao cho mỗi lần chơi, để HS
đều thấy có những điểm mới.

III, Lớp 3:
19, Tìm người chỉ huy.
- Chuẩn bị: Tập hợp HS thành vòng tròn, đứng quay mặt vào trong, em nọ cách em kia 0,20,4m. Chọn 1 HS đứng trong vòng tròn là người đi tìm chỉ huy.
- Cách chơi: HS đứng giữa vòng tròn nhắm mắt lại, GV chỉ định 1 em làm người chỉ huy, em
này làm gì thể cả lớp phải làm theo, ví dụ như vỗ tay, hát, co chân, sờ tai,... Sau đó người đi
tìm mở mắt ra và đi lại trong vòng tròn để tìm ra người chỉ huy. Những em làm chỉ huy bị
phát hiện sẽ thay cho người phải đi tìm chỉ huy hoặc sau 1-2 phút người đi tìm không tìm
được chỉ huy thì phải thay bằng em khác.

20, Thi xếp hàng.
- Chuẩn bị: Tập hợp HS thành 3-4 hàng dọc với số lượng người bằng nhau, cho điểm số để
nhớ số thứ tự và vị trí của mình, rồi cho các em giải tán chơi tự do, sau đó mới cho HS chơi
trò chơi.
Trước khi chơi, GV cho các em học thuộc lòng vần điệu sau:

“Xếp hàng thứ tự
Xin nhớ đừng quên
Nào bạn nhanh lên
Đứng vào đúng chỗ”.
- Cách chơi: GV chọn vị trí đứng thích hợp và phát lệnh (có thể sử dụng nhiều loại khác
nhau như còi, trống, vỗ tay, lời hô,...), nghe thấy hiệu lệnh, HS nhanh chóng xếp vào hàng và
đọc những vần điệu trên. HS đọc xong vần điệu, đồng thời cũng là lúc phải tập hợp xong,


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
yêu cầu các em phải đứng nghiêm đúng vị trí và thứ tự của mình. Tổ nào tập hợp nhanh,
đứng đúng vị trí, thứ tự, thẳng hàng và đọc vần điệu đều thì đội đó thắng.
Khi tổ chức chơi, GV có thể thay đổi các hình thức và quy định cho thêm phần phong
phú để kích thích HS tập luyện. Ví dụ như những em đã đứng đúng vị trí của mình vẫn tiếp
tục đọc vần điệu và vỗ tay để động viên, giục giã các bạn khác xếp hàng cho nhanh hoặc GV
có thể quy định, em có số thứ tự lớn nhất sẽ đứng đầu hàng,...

21, Mèo đuổi chuột.
- Chuẩn bị: Tập hợp HS nơi sạch sẽ thoáng mát, bằng phẳng. Các em nắm tay nhau thành
vòng tròn rộng, mặt quay vào phía trong. GV quy định tay của hai em nắm ở trên cao đó là
“lỗ hổng”, hai tay nắm ở dưới thấp là nơi không có “lỗ hổng”. Chọn một em đóng vai
“mèo”, một em đóng vai “chuột”, hai em đứng trong vòng tròn và cách nhau 3-4m.
- Cách chơi: Khi có lệnh của GV, các em đứng theo vòng tròn nắm tay nhau lắc lư và nhún
chân đồng thời đọc to các câu sau:
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây,
Ta nắm chặt tay,
Đứng thành vòng rộng.
Chuột chạy lỗ hổng,
Chạy vội chạy mau.

Mèo đuổi đằng sau,
Trốn đâu cho thoát!”.
Sau từ “thoát”, “chuột” chạy luồn qua các “lỗ hổng” chạy trốn khỏi “mèo”, còn “mèo”
thì phải nhanh chóng luồn qua các “lỗ hổng” mà “chuột” đã chạy để đuổi bắt “chuột”.
“Chuột” chỉ được chạy qua những nơi tay cao. Khi đuổi, “mèo” không được chạy tắt, đón
đầu, nếu đuổi kịp, “mèo” đập nhẹ tay vào nguoief “chuột” và coi như “chuột” bị bắt. Trò
chơi dừng lại và các em đổi vai cho nhau hoặc thay bằng đôi khác. Nếu sau 2-3 phút mà
“mèo” vẫn không bắt được “chuột” thì nên thay bằng đôi khác, tránh chơi quá sức. Các em
không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các “lỗ hổng” các em đứng
vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799

22, Chim về tổ.
- Chuẩn bị: Chia số HS trong lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 em, một em đứng giữa đóng
vai “chim”, 2 em đứng đối diện cầm tay nhau tạo thành “tổ chim”. Các “tổ chim” sắp xếp tạo
thành vòng tròn. Giữa vòng tròn kẻ một ô vuông có cạnh 1m. Chọn khoảng 2-3 em đứng vào
ô vuông đóngvai “chim”.
- Cách chơi: Khi có lệnh bắt đầu, những em đứng làm “tổ chim” mở cửa (không nắm tay
nhau) để tất cả “chim” trong tổ phải bay đi tìm tổ mới, kể các những em đứng ở ô vuông
giữa vòng cũng phải di chuyển. Mỗi tổ chim chỉ được phép nhận 1 con. Những “chim” nào
không tìm được tổ thì phải đứng vào hình vuông giữa vòng. Sau 3 lần chơi, “chim” nào 2 lần
liên tiếp không vào được “tổ” thì “chim” đó sẽ bị phạt.

23, Đua ngựa.
- Chuẩn bị: GV chuẩn vị 2-4 đoạn tre (hoặc gỗ) dài 0,6-1m, trên một đầu có gắn tấm bìa
cứng cắt theo hình đầu ngựa để giả làm “ngựa”. Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát
6-7m cắm 2-4 lá cờ nhỏ hoặc làm dấu bằng một vật nào đó, để HS biết phải chạy đến đó rồi
mới chạy vòng về. Số mốc đó tương đương với số “ngựa” đã chuẩn bị. Tập hợp lớp thành 24 hàng dọc sau vạch xuất phát, mỗi hàng thẳng hướng với 1 lá cờ. Em đứng trên cùng của

mỗi hàng cầm một “ngựa” (gậy). Cách cầm “ngựa” như sau: hai tay nắm lấy gậy, gần sát
bờm ngựa (phần dưới của miếng bìa giả làm ngựa) cho đầu “ngựa” chếch lên cao hướng về
trước, đầu gậy kia chếch xuống đất hướng ra sau. HS dùng hai đùi kẹp lấy “ngựa” giả làm
người cưỡi ngựa. Không để đầu gậy chạm đất.
- Cách chơi: Khi có lệnh chơi, từng em một “cưỡi ngựa” phi nhanh về trước theo cách giậm
nhảy bằng hai chân để bật người lên cao – về trước, rồi rơi xuống ở tư thế chân trước chân
sau, hai đùi vẫn kẹp lấy “ngựa”. Động tác cứ tiếp tục như vậy cho đến cờ (môc) thì phi vòng
trở lại vạch xuất phát, rồi trao “ngựa” cho bạn số 2 và đi về đứng ở cuối hàng. Người số 2
tiếp tục phi ngựa như người số 1 và cứ lần lượt cho đến hết.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
24, Thỏ nhảy.
- Chuẩn bị: Kẻ hai vạch xuất phát và đích cách nhau 6-8m. Tập hợp HS trong lớp thành 2-4
hàng ngang (mỗi tổ 1 hàng) hàng đầu tiên đứng sát vạch xuất phát. Trong mỗi hàng, em nọ
cách em kia 0,5-0,8m. Các em đứng hai chân chụm lại và khuỵu gối, hai tay đưa ra phía sau
để chuẩn bị nhảy. Trò chơi này có thể tổ chức chơi theo đội hình hàng dọc.
- Cách chơi: Khi có lệnh chơi, các em ở hàng thứ nhất thi nhau nhảy chụm hai chân về phía
trước, ai nhảy đúng và nhanh về đến đích trước là thắng (chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn
chân và hơi khuỵu gối). Hàng thứ nhất thực hiện xong về vị trí cuối hàng, hàng thứ hai cứ
tiếp tục như vậy cho đến hết hoặc có thể quy định trong mỗi lần chơi, mỗi em chỉ bật nhảy
ba lần, em nào bật xa nhất, em đó thắng. Sau một số lần chơi, GV có thể chọn những em
nhất của từng đợt vào thi với nhau để chọn người vô địch lớp.
GV có thể hướng dẫn cách chơi khác: Kẻ vạch chuẩn bị cách vạch xuất phát 1m, vạch
đích cách vạch xuất phát 6-8m. HS đứng thành 3-4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 0,8-1m.
Khi có lệnh bắt đầu, 3-4 em thi nhau bật nhảy kiểu thỏ nhảy, ai nhảy đúng, nhanh về đích
sớm nhất, người đó thắng. Hết nhóm nọ đến nhóm kia thực hiện cho đến hết.

25, Lò cò tiếp sức.
- Chuẩn bị: Kẻ một vạch xuất phát 4-5m kẻ một vạch giới hạn hoặc cắm 2-4 lá cờ, hay các

vật làm chuẩn và để trong 2-4 vòng tròn có đường kính 0,5m. Tập hợp số HS trong lớp thành
2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ (vật chuẩn), số lượng HS trong các
hàng phải bằng nhau.
- Cách chơi: Khi có lệnh chơi, những em số 1 của mỗi hàng nhanh chóng nhảy lò cò bằng 1
chân về phía trước vòng qua lá cờ (không được giẫm vào vòng tròn) rồi lại nhảy lò cò về
vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người số 2, sau đó đi về đứng ở cuối hàng. Em số 2 lại
nhảy lò cò như em số 1 và cứ tiếp thục như vậy cho đến hết. Hàng nào xong trước, ít phạm
quy là thắng cuộc.
- Những trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh chơi của GV hoặc cán sự môn học. Người trước chưa về đến nơi,
chưa chạm tay, người sau đã rời khỏi vạch xuất phát.
+ Không lò cò vòng qua cờ hay vật chuẩn, nhảy vào vòng tròn.
+ Không lò cò mà chạy hoặc lò cò chạm chân co xuống đất.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799

26, Hoàng Anh – Hoàng Yến.
- Chuẩn bị: Trên sân, kẻ hai vạch song song cách nhau 1m ở giữa sân. Cách đều hai vạch ở
giữa sân khoảng 7-9m về mỗi bên, kẻ một vạch giới hạn dài. HS đứng thành 2 hàng ngang ở
vạch giữa sân, em này cách em kia tối thiểu 1m; điểm số từ 1 đến hết và đứng từng cặp theo
số đã điểm. Cho hai hàng đứng quay lưng vào nhau. Một hàng có tên “Hoàng Anh”, hàng kia
là “Hoàng Yến”.
- Cách chơi: Khi GV hô tên hàng nào thì hàng đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên
mình, đội còn lại sẽ đuổi theo để bắt. Ví dụ GV hô “Hoàng...Anh” thì cả hàng đó nhanh
chóng chạy qua vạch giới hạn của bên mình, hàng mang tên “Hoàng Yến” phải nhanh chóng
đuổi theo. Nếu đuổi kịp người chạy (trong khu vực từ vạch xuất phát đến vạch giới hạn) thì
vỗ tay nhẹ vào người bạn và người chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều bạn bị bắt thì
hàng đó thua cuộc. Trò chơi có thể quy định, nếu người đuổi chạy quá vạch giới hạn của bên
chạy thì người đuổi cũng coi như bị bắt. Trò chơi này có thể dùng nhiều tên gọi khác nhau,

tùy theo khả năng, hiểu biết của HS mà GV có thể quy định cách chơi, cự ly đuổi bắt hoặc
đuổi bắt từng đôi một... để trò chơi thêm phần hứng thú, nhằm rèn luyện sức nhanh và tập
trung chú ý của HS.

27, Ai kéo khỏe.
- Chuẩn bị: Kẻ hai vạch giới hạn song song, cách nhau 0,2-0,4m (tương đương với một hoặc
hai hàng gạch vuông 0,2 x 0,2m), mỗi vạch dài 5-10m. Cứ lần lượt hai tổ vào chơi một lần.
Những em này đứng thành hai hàng dọc phía ngoài vạch giới hạn tạo thành từng đôi một.
GV điều chỉnh vị trí đứng của từng em sao cho cùng giới tính và thể lực tương đương theo
từng đôi. Các em xoay người đưa tay thuận về trước nắm lấy tay của bạn. Cách nắm tay như
sau: Tay của người này nắm lấy cổ tay của người kia (không được nắm theo kiểu hai bàn tay
nắm vào nhau, vì như vậy dễ bị tuột ngã ra sau rất nguy hiểm). Người chơi đứng 2 chân hơi
co, chân trước mũi bàn chân sát vạch giới hạn, vị trí hai bàn tay nắm vào nhau ở khoảng giữa
2 vạch giới hạn.
- Cách chơi: GV phát lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, thì từng đôi một các em co kéo nhau, kéo
đối thủ của mình làm sao cho bàn chân trước của bạn vượt qua hai vạch giới hạn đến sân
mình là thắng cuộc, ngược lại là thua. Mỗi lần chơi có thể thực hiện 1-3 lần. Sau 3 lần đấu,


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
ai được hai lần là thắng cuộc. Nếu còn thời gian và thấy sức khỏe HS tốt, GV có thể cho các
em thực hiện thêm 1 lần nữa.

28, Chuyển đồ vật.
- Chuẩn bị: Chia số HS trong lớp thành 2-4 đội có số người đều nhau, mỗi đội chuẩn bị 1
quả bóng và một mẩu gỗ hoặc 1 đồ vật khác ( tương đương với 1 quả bóng). Kẻ vạch xuất
phát, cách vạch xuất phát về trước 6-8m vẽ các vòng tròn đường kính 0,3-0,5m, cách các
vòng tròn này về phía trước khoảng 2-3m kẻ các hình vuông có cạnh 0,4m. Khoảng cách
đứng giữa các đội 2-3m. Bóng để vào vòng tròn, mẩu gỗ hoặc đồ vật khác để trong hình
vuông.

- Cách chơi: Khi có lệnh chơi của GV, những em đứng ở trên cùng của mỗi hàng chạy nhanh
lên chuyển quả bóng lên ô vuông và nhặt mẩu gỗ từ ô vuông về vòng tròn, sau đó chạy về vỗ
tay vào bạn số 2, xong về tập hợp ở cuối hàng. Bạn số 2 lại nhanh chóng rời khỏi vạch xuất
phát, chạy nhanh lên chuyển mẩu gỗ từ vòng tròn lên ô vuông và nhặt quả bóng từ ô vuông
về vòng tròn, sau đó chạy về vạch xuất phát vỗ tay vào bạn số 3, rồi đứng về cuối hàng. Bạn
số 3 thực hiện như vậy cho đến hết. Nếu ai làm bóng hoặc mẩu gỗ lăn ra ngoài vòng tròn hay
ô vuông, sẽ bị phạm quy và phải nhặt để vào đúng vị trí mới được tiếp tục chơi. Nếu ai xuất
phát trước cũng là phạm quy. Hàng nào về trước, ít số lần phạm quy thì hàng đó thắng.

IV, Lớp 4:
29, Nhảy lướt sóng.
- Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, phản xạ nhanh và phát triển sức mạnh chân.
- Chuẩn bị: Tùy theo số HS để chuẩn bị 2-4 đoạn dây hoặc đoạn tre, trúc có độ dài 1,5-2m
thẳng và nhẵn làm sào. Tập hợp các em thành 2-4 hàng dọc, em nọ đứng cách em kia 0,81m. Mỗi hàng chọn các em làm cặp “tạo sóng”, mỗi cặp 2 người cầm 2 đầu dây hoặc 2 đầu
sào và để ở độ cao cách mặt đất khoảng 0,2-0,3m. Dây hoặc sào không được chùng hoặc quá
võng.
- Cách chơi: Từng cặp 2 em cầm dây (hoặc sào) đi từ đầu hàng đến cuối hàng, day (hoặc
sào) đi đến đâu, các em ở đó phải nhanh chóng bật nhảy bằng 2 chân “lướt qua sóng”, không
để dây (hoặc sào) chạm vào chân. Cặp thứ nhất đi được khoảng 2-3m thì đến cặp thứ 2 và


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
khi cặp thứ 2 đi được 2-3m thì đến cặp thứ 3. Cứ lần lượt như vậy, tạo thành các “con sóng”
liên tiếp để các em nhảy lướt qua. Trường hợp những em bị vướng chân thì tiếp tục nhảy lần
thứ 2 để dây (hoặc sào) tiếp tục đi, đến cuối đợt chơi em nào bị vướng chân nhiều lần nhất là
thua cuộc. Khi 1 cặp (cầm dây) đến cuối hàng thì lại nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại
tiếp tục căng dây “làm sóng” cho các bạn nhảy. Sau khi mỗi em nhảy 8-12 lần thì dừng lại
nghỉ trong ít phút rồi chơi tiếp lần 2. Sau 1 số lần, đổi cặp “tạo sóng” hoặc thay đổi vị trí
cầm dây, để các em đều được chơi.


30, Chạy theo hình tam giác.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sức nhanh, phản xạ vận động, tính linh hoạt, khả năng khéo léo,
tinh thần tập thể của các em.
- Chuẩn bị: + Kẻ 2 hình tam giác đều có cạnh dài 8-10m. Tại nơi xuất phát để một hộp (xô)
và cắm 4-5 lá cờ nhỏ trong đó.
+ Tập hợp HS trong lớp thành 2 đội có số người đều nhau. Mỗi đội đứng thành 1 hàng dọc
sau vạch xuất phát của 1 hình tam giác (cách đỉnh 1m).
- Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát, số 1 của mỗi đội rút 1 lá cờ nhanh chóng chạy theo cạnh
của tam giác sang góc kia (chạy theo cạnh bên tay phải so với hiowngs đứng chuẩn bị) rồi
chạy về để cắm cờ đó vào hộp. Sau khi em số 1 cắm cờ vào hộp, số 2 mới được xuất phát.
Em số 2 thực hiện tương tự em số 1. Trò chơi cứ như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít
phạm lỗi là thắng.
- Những trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn cắm cờ xong.
+ Rút và cắm cờ sai quy định, làm rơi cờ trong khi chạy hoặc quên không thực hiện tuần tự
theo các khu vực đã quy định.

31, Thăng bằng.
- Mục đích: Rèn luyện tính khéo léo, khả năng giữ thăng bằng, phát triển sức mạnh chân.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
- Chuẩn bị: Trên sân tập, vẽ 4-5 vòng tròn có đường kính 1-1,2m. Tập hợp HS trong lớp
thành 2-4 hàng dọc, sau đó chia thành từng cặp đứng quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp
nam với nam, nữ với nữ.
Từng đôi các em đứng vào giữa vòng tròn, co 1 chân lên, một tay đưa ra sau nắm lấy
cổ chân mình, tay còn lại nắm lấy tay bạn và giữ thăng bằng.
- Cách chơi: Khi có lệnh của GV, từng đôi một các em dùng tay để co, kéo, đẩy nhau, sao
cho “đối phương” bật ra khỏi vòng hoặc không giữ được thăng bằng, phải rời tay nắm cổ
chân hoặc để chân co chạm đất cũng coi như thua.

Từng đôi chơi với nhau 3 hoặc 5 lần, ai thắng 2 hoặc 3 lần là thắng. Sau đó có thể
chọn lọc dần để thi đấu chọn vô địch lớp.
Chú ý: Chọn người chơi có cùng tầm vóc.

32, Lăn bóng bằng tay.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, làm quen cách di chuyển và tiếp xúc
bóng.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, cách vạch xuất phát 10m, đặt 1 vật làm
đích hoặc cắm cờ. Mỗi đội 1 quả bóng rổ hoặc bóng đá số 4 hoặc số 5.
+ Chia số HS trong lớp thanh 2-4 đội, có số lượng người bằng nhau. Mỗi đội tập hợp thành 1
hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị và thẳng hướng với 1 cờ đích.
- Cách chơi: Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng di chuyển dùng tay lăn bóng về
phía cờ đích. Khi qua cờ đích thì vòng quay lại và tiếp tục di chuyển lăn bóng trở về. Sau khi
em số 1 thực hiện xong về đứng cuối hàng, em số 2 của các hàng thực hiện như em số 1. Cứ
như vậy, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.
- Những trường hợp phạm quy:
+ Không dùng tay lăn bóng mà dùng chân hoặc ôm bóng chạy.
+ Không vòng qua cờ đích mà đã quay về vạch xuất phát.
+ Em lăn bóng trước chưa về đến vạch xuất phát, em tiếp theo đã rời vạch xuất phát hoặc
xuất phát trước khi có lệnh.
+ Khi di chuyển, bóng bị lăn xa quá tầm với tay của HS khoảng 2-3m (trường hợp này, vẫn
tiếp tục được chơi, nhưng phải dừng được bóng trong khu vực chơi).


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799

33, Đi qua cầu.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện kỹ năng đi trên cao, rèn luyện thần kinh, khả năng thăng bằng
và định hướng trong không gian.

- Chuẩn bị: Sử dụng ghế băng hoặc cầu thăng bằng hoặc nới có bậc gạch xây có bề mặt 1520cm, độ cao cách mặt đất 20-30cm. Tập hợp số HS trong lớp thành 1-4 hàng dọc thẳng
hướng vào đầu cầu.
- Cách chơi: Các em lần lượt bước lên cầu hoặc ghế băng, rồi đi sang phía bên kia, tương tự
như đi qua cầu. Trong quá trình chơi GV có thể quy định cho từng đợt như: đi đồng thời 2
tay chống hông, dang ngang, giơ lên cao hoặc đi kiễng gót, đi có mang trọng vật,... Đi đến
đầu cầu bên kia thì nhảy xuống vòng về tập hợp ở cuối hàng, cũng có thể quy định đi sang
đầu cầu rồi đi quay trở lại. Khi các em chơi, GV đứng gần ghế để bảo hiểm và giúp đỡ các
em lên xuống. Lần lượt hết em nọ thì đến lượt em kia.

34, Con sâu đo.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sức mạnh tay, khả năng phối hợp khéo léo, nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: Trên sân trường hoặc trong phòng, nhà tập, kẻ 2 vạch xuất phát và vạch đích
cách nhau 6-8m. Tùy theo địa điểm có thể tập hợp số HS trong lớp thành 2-4 hàng dọc, hay
hàng ngang hoặc tổ chức cho các em chơi làm nhiều đợt. Các em tập hợp sau vạch xuất phát,
sau đó tùy theo cách chơi mà các em ngồi xổm hoặc ngồi quay mặt hướng vạch đích và hai
tay chống xuống đất.
- Cách chơi:
+ Cách 1: Các em ngồi xổm, mắt hướng về phía vạch đích, 2 tay chống ở phía sau lưng,
bụng hướng lên. Khi có lệnh, các em dùng sức của 2 tay và toàn thân, di chuyển về vạch
đích, em nào về đích trước em đó thắng. Có thể chơi theo tổ, thi đua tiếp sức hoặc thi đua
từng đôi với nhau.
+ Cách 2: Các em bò bằng 2 tay và 2 chân về phía trước, hàng nào có em cuối cùng bò về
qua đích trước hàng đó thắng cuộc.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799

35, Kiệu người.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện kĩ năng mang vác, phát triển sức mạnh tay, chân, giáo dục tinh
thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong tập luyện.

- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch xuất phát và đích cách nhau 10-12m. Tập hợp số HS trong lớp thành
3-6 hàng ngang theo từng nhóm 3 em (nam với nam, nữ với nữ), đứng phía sau vạch xuất
phát. Trong từng nhóm, cứ 2 em một nắm cổ tay nhau theo kiểu úp lòng bàn tay leencoor tay
nhau để làm kiệu. Các nhóm tiến sát vào vạch xuất phát, 2 người làm kiệu, người thứ 3 đứng
ở phía trước tay của 2 người và mặt hướng về trước cùng chiều với 2 người làm kiệu.
- Cách chơi: Khi có lệnh bắt đầu, 2 người làm kiệu hơi khuỵu gối hạ thấp trọng tâm để người
được kiệu ngồi lên phần bốn tay nắm lấy với nhau của 2 người làm kiệu. Người được kiệu
quàng 2 tay qua cổ và bám vào vai bạn. Sau đó, 2 người làm kiệu nhanh chóng kiệu bạn đến
vạch đích. Khi đến đích, đổi người ngồi kiệu và làm kiệu, cứ như vậy khi nào cả 3 người đều
được ngồi kiệu và làm kiệu về đích thì trò chơi tạm dừng.

36, Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn và sự phối hợp đồng đội.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ 4 vạch song song với nhau, mỗi vạch dài 1,5m. Vạch 1 là vạch chuẩn bị, cách vạch
chuẩn bị 1m kẻ vạch xuất phát (vạch 2). Cách vạch xuất phát 5m là vạch đứng ném (vạch 3).
Trên vạch này đặt 1 giỏ đựng bóng để ném. Cách vạch đứng ném 2,5m là đích (vạch 4). Trên
vạch đích để 1 giỏ đựng bóng hoặc 1 bảng có vành rổ đường kính 40cm.
+ Tập hợp số HS trong lớp thành 2-4 hàng dọc, đứng sau vạch chuẩn bị (mỗi hàng là 1 tổ
tậpluyện khoảng 6-10 em). Em số 1 của các hàng, khi vào ném bóng thì bước lên đứng sau
vạch xuất phát (chân trước chân sau).
- Cách chơi: Khi có lệnh chạy, từng em nhanh chóng chạy từ vạch xuất phát lên vạch ném,
nhặt bóng để ném vào rổ, sau đó chạy về vỗ tay vào tay bạn số 2. Em số 2 thực hiện như em
số 1. Các em còn lại, thực hiện như vậy cho đến em cuối cùng. Trong thời gian quy định
hàng nào xong trước và có số lần ném vào rổ nhiều hơn, hàng đó thắng. Khi ném bóng, các
em dùng sức của thân người và tay để ném bóng vào rổ. Động tác ném bóng có thể thực hiện
bằng 1 tay hoặc 2 tay, cũng có thể ném bóng bằng 1 tay trên vai hoặc tung bóng.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799


37, Trao tín gậy.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sức nhanh, khéo léo linh hoạt, sự phối hợp đồng đội.
- Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch giới hạn song song và cách nhau 10m. Cách 2 vạch giới hạn về phía
ngoài 1m vẽ 2 dấu nhân hoặc 1 vòng tròn nhỏ (cắm 1 cờ nhỏ trong vòng tròn).
Tập hợp lớp thành 2-4 hàng dọc, mỗi hàng là 1 đội thi đấu gồm 8-12 em. Mỗi đội lại
chia làm 2 nhóm đứng ở 2 bên vạch giới hạn, cách cờ (theo chiều ngang) khoảng 1,5-2m.
Em số 1 của mỗi đội cầm 1 tín gậy (đường kính 3-5cm, dài 0,2-0,3m) bằng tay phải (ở phía
sau của tín gậy).
- Cách chơi: Khi có lệnh, số 1 chạy qua vạch giới hạn đến cờ của bên A, sau đó chạy vòng
về. Khi số 1 chạy đến cờ của bên A và bắt đầu vòng lại thì số 5 bắt đầu chạy sang cờ B. Số 1
chạy sau, số 5 chạy trước. Hai người vừa chạy vừa làm động tác trao tín gậy cho nhau ở
khoảng giữa 2 vạch giới hạn. Số 1 trao tín gậy bằng tay phải, số 5 nhận tín hiệu bằng tay trái,
sau đó chuyển tín gậy sang tay phải để làm động tác trao tín gậy cho số 2. Số 5 sau khi nhận
được tín gậy vẫn tiếp tục chạy đến cờ B thì quay quay lại. Khi số 5 bắt đầu chạy quay lại, thì
số 2 xuất phát để cùng chạy và trao tín gậy ở khu vực giới hạn. Số 2 nhận tín gậy bằng tay
trái rồi lại chuyển sang tay phải để trao tín gậy vào tay trái số 6. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy
cho đến hết, cặp đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc. Khi trao gậy xong về tập
hợp ở cuối hàng mình. Trường hợp rơi tín gậy, có thể nhặt lên để tiếp tục cuộc chơi.
- Các trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh.
+ Không chạy vòng qua cờ.
+ Không trao tín gậy cho nhau ở trong khu vực giới hạn đã quy định.

38, Dẫn bóng.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn và làm quen cách dẫn bóng.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ 2 vạch xuất phát và vạch chuẩn bị cách nhau 1,5m kẻ 2-4 vòng tròn, cách vạch xuất
phát 10m có đường kính 0,5m (hoặc thay thế bằng thùng nhựa, hộp bìa cứng), trong mỗi
vòng tròn hoặc thùng để 1 quả bóng chuyền hoặc bóng đá (bóng số 3 hoặc số 4).



ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
+ Chia số HS trong lớp thành 2-4 đội, mỗi đội tập hợp theo 1 hàng dọc đứng sau vạch xuất
phát, thẳng hướng với vòng tròn hay thùng đựng bóng.
- Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát, em số 1 của các hàng nhanh chóng chạy lên lấy bóng,
dùng tay dẫn bóng về vạch xuất phát, rồi trao bóng cho em số 2. Em số 2 vừa chạy vừa dẫn
bóng về trước rồi đặt bóng vào thùng, sau đó chạy nhanh về phía vạch xuất phát và chạm tay
vào bạn số 3. Số 3 thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong
trước, ít lỗi đội đó thắng.
- Những trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước khi có lệnh. Không đập bóng hoặc không dẫn bóng mà ôm bóng chạy
hoặc để bóng lăn về trước cách người quá 2m.
+ Chưa nhận được bóng hoặc chạm tay của bạn thực hiện trước đã rời khỏi vạch xuất phát.
Những trường hợp dưới đây không tính mắc lỗi:
+ Trong khi đập hoặc dẫn bóng có thể được bắt lại rồi tiếp tục dẫn bóng.
+ Để bóng vào vòng, bóng bị lăn ra ngoài thì đồng đội có quyền nhặt giúp để vào vòng, nếu
bóng rơi khi trao bóng cho nhau thì nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi...
Ghi chú: trò chơi này cũng có thể cho các em dẫn bóng bằng chân.

V, Lớp 5:
39, Ai nhanh và khéo hơn.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, sự tập trung chú ý.
- Chuẩn bị: Chia số HS trong lớp thành 2 nhóm nam, nữ riêng, mỗi nhóm tập hợp thành 2
hàng nagng đứng quay mặt vào nhau thành từng cặp một. Trong mỗi hàng ngang em nọ cách
em kia tối thiểu 1,5-2m, hai nhóm (từng cặp) cách nhau tương đương 1 cánh tay. Có thể kẻ
cho mỗi cặp 1 vòng tròn đường kính 2m để tiến hành trò chơi trong vòng tròn đó. Cũng có
thể tổ chức cho HS chơi theo đội hình 2 vòng tròn đồng tâm, những em đứng ở vòng tròn
ngoài quay mặt vào trong, những em đứng ở vòng tròn trong quay mặt ra ngoài tạo thành
từng cặp đôi một để chơi với nhau. Trong từng đôi tự quy định 1 bên được phép tấn công

trước, 1 bên đóng vai người bị tấn công phải phòng thủ.
- Cách chơi: Khi có lệnh, bên tấn công dùng 1 hoặc 2 tay tìm cách khéo léo, nhanh nhẹn
dùng tay vỗ nhẹ vào vai bạn (tấn công đối phương). Nếu vỗ được vào vai bạn, được 1 điểm,
nếu đưa tay vỗ bị bên phòng thủ dùng tay chặn được thì đổi người tấn cồn thành người
phòng thủ và ngược lại. Cuối cùng ai được nhiều điểm, người đó thắng cuộc.
Chú ý: + Chỉ được phép vỗ vào vai bạn, chứ ko được vỗ vào mặt, mắt bạn.


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
+ Bên phòng thủ đỡ đúng bàn tay mới được tính điểm.
+ Không dùng tay gạt, đỡ lung tung.

40, Chạy nhanh theo số.
- Mục đích: Rèn phản xạ, kĩ năng chạy và phát triển sức nhanh.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ 2 vạch chuẩn bị và vạch đích cách nhau 2-3m, cách vạch đích 10-15m cắm một cờ nhỏ
hoặc vẽ một vòng tròn có đường kính khoảng 0,4-0,5m làm chuẩn.
+ Chia số HS trong lớp thành 2 đợt chơi nam, nữ riêng. Mỗi đợt tập hợp thành 2 hàng dọc,
mỗi hàng là 1 đội thi đấu. HS đứng sau vạch chuẩn bị, cách nhau 0,5-0,6m, điểm số từ 1 đến
hết. GV chỉ định 2 HS làm nhiệm vụ xác định ai về trước, sau mỗi lần chạy.
- Cách chơi: Khi Gv gọi số nào (ví dụ số 2), thì số đó (số 2) của 2 đội nhanh chóng tách khỏi
hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, ai về trước, không phạm quy, người đó
thắng, đội đó được 1 điểm. Trò chơi tiếp tục như vậy với các số khác nhau cho đến hết, đội
nào được nhiều điểm nhất, đội đó thắng.
- Những trường hợp phạm quy:
+ Không chạy vòng qua cờ.
+ Không chú ý lắng nghe khi GV đã gọi đến số của mình nên đã bỏ lượt chạy.

41, Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
- Mục đích: Rèn luyện phản xạ, kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khẩn trương,

nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị:
+ Kẻ 2-4 vòng tròn, vòng nọ cách vòng kia 1-2m, mỗi vòng có bán kính 3-4m.
+ Chia số HS trong lớp thành nhiều đội, mỗi đội 10 người, mỗi đội lại chia làm 3 nhóm A,
B, C đứng thành 3 hàng dọc quay mặt vào tâm, nhóm A nhiều hơn 1 người.
- Cách chơi: Khi có lệnh, người số 4 của nhóm A chạy nhanh theo đường vòng tròn (ngược
chiều kim đồng hồ) vòng qua đằng sau nhóm B, lên đứng ở đầu hàng. Lúc này nhóm B có 4
người, người cuối cùng phải nhanh chóng chạy sang nhóm C, người dư ra của nhóm C cũng


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
chạy tương tự như vậy sang nhóm A. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong
trước, ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.
- Những trường hợp phạm quy:
+ Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi bạn chạy trước đứng vào vị trí quy định.
+ Không chạy theo đường kẻ vòng tròn.
+ Không chạy vòng qua phía sau người đứng cuối của hàng tiếp theo.

42, Bóng chuyền sáu.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện sức nhanh, khả năng phối hợp, khéo léo, chính xác.
- Chuẩn bị:
+ 1-2 quả bóng chuyền hay bóng rổ, bóng đá,... Chọn 1 sân rộng, nền tương đối bằng phẳng,
dọn sạch những vật gây nguy hiểm trên mặt sân.
+ Chia số HS trong lớp thành 2 đội nam và 2 đội nữ để 2 đội cùng giới tính thi với nhau, mỗi
đội cử 1 đội trưởng.
- Cách chơi: Hai em của 2 đội (có thể là 2 đội trưởng) đứng ở giữa sân chuẩn bị tranh bóng.
Khi Gv tung bóng cho bắt đầu cuộc chơi, 2 em nhảy lên tranh bóng, sau đó chuyền ngay
hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội (chuyền một), người nhận được bóng có thể
chuyền ngay hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho bạn tiếp theo (chuyền hai). Trò chơi cứ tiếp
tục như vậy cho đến khi nào chuyền được 6 chuyền liên tục mà không bị rơi bóng và không

bị đối phương bắt mất bóng thì được tính 1 điểm. Sau đó, giao bóng cho đội bạn và trò chơi
lại tiếp tục, cứ như vậy trong khoảng 5-10 phút, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng cuộc.
Chú ý:
+ Khi 1 đội chuyền bóng cho nhau, đội kia có quyền tranh bóng bằng cách đón bắt hoặc
đánh cho bóng rơi rồi nhặt lấy bóng.
+ Nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên và tiếp tục chơi bình thường, nếu để đội bạn lấy mất bóng
thì những lần chuyền trước đó không còn tác dụng để tính số lần chuyền liên tục nữa.
+ Không được chuyền bóng qua lại chỉ có 2 người, mà phải theo nhóm 3 người trở lên.
+ Tuyệt đối không được xô đẩy, chèn, ngáng chân nhau khi tranh bóng.
43, Trồng nụ, trồng hoa.
- Mục đích: Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác.
- Chuẩn bị:


ĐẶNG VĂN CẢNH – 0979614843 0R 0944121799
+ Chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau khoảng 810m.
+ Chia số HS trong lớp thành 2 nhóm nam, nữ chơi riêng, mỗi nhóm có thể chia làm 2-3 đội,
mỗi đội khoảng 8-10 em. Trong mỗi đội chọn 2 em ra làm nụ, hoa, 2 em này ngồi ở khoảng
giữa 2 vạch giới hạn, 2 chân đưa ra trước, co gối để 4 bàn chân ép sát vào nhau (gọi là cây),
sau khi các bạn đã lần lượt nhảy qua hết, thì 1 trong 2 em đặt 1 nắm tay lên đỉnh (mũi) bàn
chân (nơi 4 bàn chân sát nhau và hướng các ngón chân lên trời) gọi là “nụ 1”. Sau khi các
bạn lần lượt nhảy qua, thì nụ chuyển thành hoa bằng cách xòe bàn tay ra cho các ngón tay
hướng lên cao (gọi là hoa 1). Sau khi các bạn lại 1 lần nữa nhảy qua thì em ngồi đối diện đưa
1 nắm tay đặt lên đỉnh các ngón tay của “hoa 1” gọi là “nụ 2”. Sau đó các em cứ thay nhau
lần lượt đặt làm nụ và hoa xen kẽ nhau như nụ 1, hoa 1, nụ 2, hoa 2, rồi nụ 3, hoa 3, nụ 4,
hoa 4.
Khi ngồi làm nụ, hoa GV nhắc các em hơi ngửa mặt ra sau mặc dù thân trên hơi ngả
về trước để tránh các bạn nhảy chạm chân vào mặt.
- Cách chơi: Khi có lệnh, từng em lần lượt chạy từ vạch giới hạn đến chỗ nụ, hoa để nhảy
qua, sau đó chạy tiếp đến vạch giới hạn phía trước thì dừng lại, quay sau để chờ lượt tiếp

theo. Khi mọi người đã lần lượt nhảy xong, thì chạy – nhảy theo chiều ngược lại lần lượt
nhảy qua: cây, nụ 1, hoa 1, nụ 2, hoa 2, rồi nụ 3, hoa 3, nụ 4, hoa 4. Khi chạy – nhảy như
vậy, ai để chân chạm nụ, hoa thì phải thay vị trí 1 trong 2 người đã ngồi làm nụ, hoa và trò
chơi có thể bắt đầu lại từ đầu hoặc tiếp tục trồng nụ trồng hoa như trước khi có em bị chạm
chân.
Có thể tổ chức trò chơi trên dưới dạng thi tiếp sức.
Chú ý:
+ Khi nhảy không giạng chân sang 2 bên như nhảy cừu, vì như vậy dễ đá vào mặt bạn.
+ Những em ngồi làm nụ, hoa động tác phải cố định, không được thấy bạn sắp nhảy thì nâng
tay hoặc chân lên, rất nguy hiểm cho bạn.

44, Qua cầu tiếp sức.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện kĩ năng đi trên cao, khả năng thăng bằng và định hướng trong
không gian.
- Chuẩn bị: 2-4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, 2-4 ghế băng, mỗi chiếc cao khoảng 0,20,3m, mặt ghế rộng 0,20-0,25m hoặc cầu thăng bằng.


×