Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển sự ảnh hưởng của kinh tế tuần hoàn tới một số vấn đề phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.93 KB, 20 trang )

ỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng
trở nên trầm trọng, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống, gây ra những bệnh tật
nguy hiểm. Đây là thách thứ to lớn, thúc đẩy các quốc gia cần phải nhìn nhận, thay
đổi chiến lược phát triển của mình, xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không
làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh - sạch - nền kinh tế
tuần hoàn để phát triển bền vững.
Kinh tế tuần hoàn hiện nay đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các
nhà hoạch định chính sách, các học giả nghiên cứu cũng như các công ty nhờ tính
tiềm năng và kết quả tích cực mà nó mang lại. Một số tổ chức, quốc gia hay các
doanh nghiệp lớn như Ủy ban châu Âu, Trung Quốc hay tập công ty Coca Cola đã bắt
đầu áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và đạt những kết quả vượt bậc so với mô hình
trước đây. Mô hình mang lại không chỉ hiệu quả về kinh tế mà còn những ảnh hưởng
tích cực đến môi trường và đời sống xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế phải đi đôi cùng với
việc bảo vệ môi trường, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Sự ảnh hưởng của Kinh tế
tuần hoàn tới một số vấn đề phát triển bền vững” , dựa trên những nghiên cứu của
các tác giả trên toàn thế giới, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát
triển mô hình này ở Việt Nam. Do kiến thức có hạn nên bài nghiên cứu không thể
tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất hy vọng nhận được sự góp ý từ thầy. Nhóm chúng
em xin chân thành cảm ơn!

1


NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1.

Các khái niệm
1.1.1. Kinh tế tuần hoàn



Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản
xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu
cực đến môi trường. Cách hiểu đơn giản nhất về khái niệm kinh tế tuần hoàn chính là
trước đây chúng ta bắt đầu sử dụng hàng hóa và kết thúc quá trình sử dụng là chất
thải. Nhưng hiện nay, người ta bắt đầu sử dụng hàng hoá và đó là khởi đầu của một
quá trình không có điểm kết thúc. Quá trình này chính là nền kinh tế tuần hoàn, nó
biến hàng hóa sử dụng ngày hôm nay thành nguồn lực sử dụng tương lai.
1.1.2. Phát triển bền vững

Theo Ủy Ban Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc, phát
triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ sau này.
1.2.

Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế tuần hoàn
1.2.1. Thiết kế để tái sử dụng

Rác thải sẽ không tồn tại nếu các thành phần sinh học và hóa học trong sản
phẩm được thiết kế sao cho có thể đưa chúng vào tái sử dụng trong một chu trình
mới. Hay nói cách khác, chúng ta có thể phân tách và/hoặc tái sử dụng các thành
phần này.
1.2.2. Khả năng linh động nhờ sự đa dạng
2


Các hệ thống có sự kết nối nội bộ đa dạng thường có sức chống chịu cao và
linh động trước những tác động bất ngờ từ ngoại cảnh. Trong nền kinh tế, để có được
sự linh động đó, cần phải có sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh
doanh và hệ thống sản xuất, đồng thời các mạng lưới kinh doanh cũng phải có những

mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau cũng như với nhiều nhà cung cấp và khách hàng khác
nhau. Các hệ sinh thái tự nhiên là những ví dụ minh họa sống động nhất cho các hệ
thống sản xuất linh động như thế này.
1.2.3. Sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận

Để giảm tải những tổn thất về sản phẩm (bằng cách tái chế nâng cấp), cần phải
sử dụng thêm năng lượng. Có hai nguồn năng lượng chính luôn sẵn có: năng lượng
(năng lượng tái chế) và sức lao động. Chỉ có thể đáp ứng được các điều kiện của một
nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái chế.
1.2.4. Tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính, đặc biệt là các
vòng lặp phản hồi (feedback loop – là một cấu trúc hệ thống trong đó đầu ra ở một
mắt xích trong cấu trúc này sẽ có tác động lên đầu vào tại chính mắt xích đó). Trong
các hệ thống này, sự kết hợp giữa các nhân tố môi trường không chắc chắn với sự
phản hồi trước các nhân tố đó thường mang lại những kết quả khó dự đoán trước. Tuy
nhiên, để tìm hiểu cách tối ưu hóa các hệ thống này, cần phải cân nhắc đến những
mối quan hệ giữa chúng và đường đi của các nguyên liệu trong chu trình sản xuất. Để
làm được điều này, cần phải có sự định hướng lâu dài. Tại nhiều cấp độ và quy mô
khác nhau trong nền kinh tế tuần hoàn, các hệ thống hoạt động trong đó tác động lẫn
nhau, từ đó xuất hiện những mối quan hệ phụ thuộc và tạo nên những vòng lặp phản
hồi giúp củng cố cho tính linh động của nền kinh tế tuần hoàn.
1.2.5. Nền tảng sinh học

3


Càng ngày càng có nhiều hàng hóa tiêu dùng được tạo nên từ các nguyên liệu
sinh học và quá trình sử dụng chúng diễn ra dựa trên quy tắc “phân tầng”: các thành
phần sinh học này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước khi quay trở về

các chu trình sinh quyển.
1.3.

Các mô hình kinh tế tuần hoàn
1.3.1. Chuỗi cung ứng hoàn toàn

Khi một công ty cần các nguồn nguyên liệu hiếm hoặc gây hại cho môi
trường, thường thì họ phải trả tiền nhiều hơn để mua hay phải tìm các nguồn nguyên
liệu thay thế khác. Mô hình chuỗi cung ứng tuần hoàn lại mang đến những nguyên
liệu có thể tái chế, tái sử dụng hoặc được phân hủy bằng con đường sinh học. Có thể
sử dụng các nguyên liệu này trong các chu kỳ tiếp nối nhau không ngừng, từ đó giúp
làm giảm chi phí, củng cố khả năng kiểm soát nguồn nguyên liệu cho các doanh
nghiệp, đồng thời giảm bớt những rủi ro về thị trường.
1.3.2. Phục hồi và tái chế

Trong mô hình phục hồi và tái chế, chất thải từ các hệ thống sản xuất và tiêu
thụ đều được “tái sinh” và sử dụng cho các mục đích khác. Các công ty có thể phục
hồi các sản phẩm đã tới giai đoạn cuối của chu kỳ sử dụng để lấy hoặc tái sử dụng
các nguyên liệu, năng lượng và hợp phần còn giá trị trong sản phẩm, hoặc họ cũng có
thể tái chế rác thải và sử dụng các sản phẩm phái sinh trong một quá trình sản xuất.
1.3.3. Kéo dài đời sống sản phẩm

Với những sản phẩm bị hỏng hóc, lỗi thời, hay không còn cần thiết nữa, người
tiêu dùng ngày nay thường vứt bỏ chúng đi. Nhưng trên thực tế, nhiều sản phẩm
trong đó vẫn còn giá trị đáng kể, và mô hình kéo dài đời sống sản phẩm ra đời nhằm
thu lại và sử dụng những giá trị đó. Bằng cách bảo dưỡng và cải thiện sản phẩm
4


thông qua việc sửa chữa, nâng cấp, tân trang, hay tiếp thị lại thị trường, các công ty

có thể duy trì những lợi ích về kinh tế của các sản phẩm này trong một thời gian dài.
Để làm được điều này, các công ty cần chuyển từ hoạt động bán sản phẩm đơn thuần
sang chủ động duy trì giá trị tương thích của sản phẩm. Mối quan hệ giữa công ty với
khách hàng cũng cần thay đổi từ mối quan hệ đơn lẻ giữa các lần trao đổi/mua bán
sang mối quan hệ dài lâu, trong đó các công ty có thể thực hiện nâng cấp và thay đổi
sản phẩm cũ dựa trên yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.
1.3.4. Nền tảng chia sẻ

Tại các quốc gia phát triển, có đến 80% đồ vật trong một hộ gia đình trung
bình chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian một tháng và sau đó bị “bỏ xó”. Mô
hình nền tảng chia sẻ, vốn đang được sự hỗ trợ ngày càng hiệu quả của các công nghệ
kỹ thuật số mới ra đời, kiến tạo nên các mối quan hệ mới và các cơ hội kinh doanh
mới cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô
nhỏ) để họ có thể cho thuê, chia sẻ, trao đổi hay cho mượn những đồ dùng họ sở hữu
nhưng ít sử dụng. Với mô hình này, việc sản xuất các sản phẩm thường dùng sẽ tốn ít
nguồn lực hơn, còn người tiêu dùng lại có thêm cơ hội kiếm thêm thu nhập và tiết
kiệm tiền. Các hãng cung cấp dịch vụ dùng chung phương tiện di chuyển như Uber,
Lyft và Airbnb (website rao vặt các đồ vật muốn cho thuê) là những ví dụ tiêu biểu
trong mô hình này.
1.3.5. Coi sản phẩm là dịch vụ

Điều gì sẽ xảy ra nếu cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ đều chịu chung“tổng chi
phí sở hữu?” Trong trường hợp này, nhiều công ty hẳn sẽ ngay lập tức thay đổi chiến
lược và quay sang tập trung vào tuổi thọ, sự tin cậy, và khả năng tái sử dụng của các
sản phẩm. Khi người tiêu dùng thuê sản phẩm về sử dụng thông qua mô hình coi sản
phẩm là dịch vụ này, mô hình kinh doanh sẽ có sự biến đổi cơ bản theo chiều hướng
tích cực, bởi lúc này tính hiệu quả của sản phẩm sẽ được coi trọng hơn số lượng, độ
5



bền sản phẩm sẽ được đánh giá cao, và các công ty cũng sẽ có cơ hội được xây dựng
những mối quan hệ mới với người tiêu dùng.

1.4.

Các mục tiêu của phát triển bền vững
Bảng 1: 17 mục tiêu phát triển bền vững

SDG

Nội dung mục tiêu

1

Chấm dứt nghèo nàn dưới mọi hình thức ở mọi nơi

2

Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng
và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

3

Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi người

4

Đảm bảo giáo dục có chất lượng, công bằng cho mọi người và thúc
đẩy cơ hội học tập suốt đời cho mọi người


5

Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho mọi phụ nữ và trẻ em gái

6

Đảm bảo việc quản lý bền vững và cung cấp đầy đủ nước, điều kiện vệ
sinh cho mọi người

7

Đảm bảo việc tiếp cận các nguồn năng lượng mói, ở mức giá hợp lý,
có chất lượng tin cậy

8

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững,

9

Xây dựng cơ sở hạ tầng linh hoạt, thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện,
bền vững và tăng cường đổi mới sáng tạo

10

Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia

11

Làm cho các thành phố và các khu vực sinh sống của con người trở

nên toàn diện, an toàn, linh hoạt và bền vững

12

Đảm bảo mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững
6


13

Hành động ngay để ứng phó với biến đổi khí hậu và các tác động của
biến đổi khí hậu

14

Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài
nguyên biển để phát triển bền vững

15

Bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy viejc sử dụng bền vững các hệ sinh thái,
quản lý bền vững tài nguyên rừng

16

Phát triển xã hội toàn diện và hòa bình cho mục tiêu phát triển bền
vững, cung cấp tiếp cận tư pháp cho mọi người, xây dựng các thể chế
toàn diện, có trách nhiệm và đầu tư hiệu quả ở tất cả các cấp

17


Tăng cường các phương tiện để thực hiện và tạo sức sống mới cho sự
hợp tác toàn cầu vì mục tiêu phát triển bền vững

Nguồn: http:///www.un.org/ga/search/view_doc.asp?symbol=A/RES/70/1&LANG=E
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đón nhận được sự quan tâm của các học giả trên toàn thế giới, rất nhiều
nghiên cứu về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững đã ra đời với những quan
điểm và kết quả nghiên cứu khác nhau.
Daiva Banaitė và Rima Tamošiūnienė trong bài nghiên cứu “Sustainable
development: “The circular economy indicators' selection model” đã phân tích mô
hình kinh tế tuần hoàn theo ba góc độ: tác động tới môi trường, lợi ích kinh tế và sự
khan hiếm của các nguồn lực, đi kèm với ba nhóm đối tượng liên quan tương ứng là
Chính phủ, nền công nghiệp tư nhân và xã hội. Từ đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc
đánh giá tác động của nền kinh tế tuần hoàn nên được chia thành từng cấp độ (kinh
tế, xã hội,…), và dù xét trên khía cạnh nào cũng đều phải đảm bảo ba nguyên tắc:
Reduce – Recycle – Reuse (Giảm thiểu – Tái chế - Tái sử dụng).
Bài viết “The Relevance of Circular Economy Practices to the Sustainable
Development Goals” của Patrick Schroeder, Kartika Anggraeni, và Uwe Weber xác
7


định mức độ tác động của nền kinh tế tuần hoàn đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát
triển Bền vững (SDGs). Kết quả của nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ mạnh nhất
được thể hiện qua các mục tiêu sau: SDG 6, SDG 7, SDG 8, SDG 12 và SDG 15. Bài
viết cũng xác định một số tồn đọng của việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần
hoàn đi kèm với những đề xuất và khắc phục, hướng tới việc nghiên cứu và phân tích
cụ thể.

Martin Geissdoerfer trong bài nghiên cứu “The Circular Economy – a new
sustainability paradigm?” tập trung nghiên cứu để trả lời hai câu hỏi: Thứ nhất, “Sự
giống và khác nhau trong khái niệm kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững” và thứ
hai, “Kinh tế tuần hoàn có mối quan hệ như thế nào đối với phát triển bền vững”.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu “bibliometric research” và kĩ thuật “snowballing”, nghiên cứu các dữ liệu
được tổng hợp trên Web of Scienkinh tế tuần hoàn và các bài nghiên cứu được công
bố sau 1950.
Nghiên cứu đã định nghĩa kinh tế tuần hoàn là một hệ thống tái sinh mà ở đó
tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và sự rò rỉ năng lượng được hạn chế, làm chậm
lại, đóng và thu hẹp các vòng lặp vật chất và năng lượng. Điều này có thể đạt được
thông qua thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng lâu dài tái sản xuất, tân trang và tái
chế. Phát triển bền vững được định nghĩa là sự kết hợp một cách cân bằng có hệ
thống của kinh tế, xã hội và môi trường.
Bằng việc chỉ ra rõ sự giống và khác nhau giữa các khái niệm, tác giả mong
rằng kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp những cái hiểu sâu sắc hơn phục vụ cho những
nghiên cứu sau này,đồng thời cung cấp những động lực, ứng dụng thực tế sử dụng
trong khu vực tư nhân và khu vực công.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, kinh tế tuần hoàn có thể là điều kiện cho phát
triển bền vững hoặc có quan hệ tích cực đến phát triển bền vững hoặc tồn tại mối
8


quan hệ đánh đổi giữa kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Các tác động lẫn
nhau của chúng có thể được chia vào 8 loại mối quan hệ.
Rashid và cộng sự (2013) miêu tả kinh tế tuần hoàn trong mô hình kinh doanh
và chuỗi cung ứng là tiền đề so sản xuất bền vững, do đó nó cần thiết cho việc bảo vệ
môi trường và cho các nước công nghiệp cũng như các nước đang phát triển. Tương
tự, Lapple (2007) cho rằng kinh tế tuần hoàn là một yếu tố quan trọng của phát triển
bền vững.

Một mối quan hệ điều kiện rõ ràng hơn nhiều được giả định bởi Webster
(2015). Thậm chí có thể rõ rệt hơn, Bakker và cộng sự (2014), xét theo khía cạnh môi
trường, cho rằng tính tuần hoàn là hoàn toàn cần thiết để duy trì sản lượng kinh tế.
Một cách tiếp cận tương tự cũng được tổ chức bởi Chương trình Môi trường Liên
Hợp Quốc (2006), đưa ra Kinh tế tuần hoàn là điều kiện cần thiết để duy trì tăng
trưởng kinh tế một cách bền vững.
Một loại quan hệ điều kiện khác được xác định bởi Nakajama (2000), cho rằng
kinh tế tuần hoàn và hệ thống dịch vụ cơ sở là cần thiết nhưng không phải là điều
kiện đủ cho phát triển bền vững. Các điều kiện khác, như thay đổi nếp sống, phải đi
kèm với hệ thống vòng khép kín để theo đuổi mục tiêu bền vững lâu dài.
Ủy ban Châu Âu cũng đề xuất một quan điểm tương tự, cho rằng kinh tế tuần
hoàn có hiệu ứng tích cực cho các khía cạnh bền vững khác nhau như tạo việc làm và
tăng trưởng GDP, nhưng không nêu rõ đây là điều kiện cần hay đủ hoặc cách mà kinh
tế tuần hoàn có thể thúc đẩy phát triển bền vững.
Nghiên cứu theo hướng khác, Bocken và cộng sự (2014) đã xác định tính tuần
hoàn là một kiểu mẫu của các mô hình kinh doanh bền vững so với số các mô hình
khác. Kinh tế tuần hoàn được coi là một trong một số lựa chọn để thúc đẩy tính bền
vững của hệ thống. Tương tự, Evans và cộng sự (2009) và Weissbrod và Bocken (trên

9


báo chí) mô tả các chiến lược tuần hoàn là một lựa chọn tối ưu, như tăng hiệu quả
hoặc phi vật chất hóa.
OECD (2009) giữ quan điểm phân cấp và coi các hệ thống sản xuất vòng kín
là bền vững hơn hầu hết các khái niệm sản xuất khác vì chúng bao gồm nhiều mục
tiêu và cơ chế đổi mới sinh thái hơn. Ngoại lệ duy nhất trong ưu tiên này là khung
sinh thái công nghiệp, được coi là còn bền vững hơn.
Có nhiều nghiên cứu lại chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ trái chiều giữa tính
tuần hoàn và tính bền vững. Chẳng hạn, Andersen (2007) mô tả không chỉ các lợi ích

tiềm năng mà cả chi phí của các hệ thống tuần hoàn phải được cân bằng để tránh tạo
ra tổn thất xã hội. Một quan điểm tương tự được chỉ ra bởi Allwood (2014), người
cho thấy một loạt các vấn đề mà nền kinh tế tuần hoàn mang lại, chẳng hạn như sự
bất khả thi về kỹ thuật của một vòng tròn khép kín trong sự kết hợp với nhu cầu ngày
càng tăng hoặc các vấn đề về năng lượng cần thiết để tái chế vật liệu. Nguồn năng
lượng này và tác động của nó có thể tác động mạnh hơn đến môi trường so với việc
sử dụng nguồn thông thường như khai thác. Do đó, nền kinh tế tuần hoàn có thể làm
xấu đi sự phát thải khí nhà kính và do đó, thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu. Do đó, cần
một cách tiếp cận thực tế hơn, trong đó nên ưu tiên sử dụng hiệu quả nguồn nguyên
liệu và giảm nguồn đầu vào.
Tương tự, Murray và cộng sự (2015) lập luận rằng mặc dù tính tuần hoàn có
ảnh hưởng tích cực đến các khía cạnh nhất định của phát triển bền vững, nhưng nó
không tích hợp các khía cạnh khác, đặc biệt là khía cạnh xã hội. Những khía cạnh
còn thiếu này có thể được thêm vào khái niệm của kinh tế tuần hoàn.
Bài nghiên cứu “ An introductory note on the environmental economics of the
circular economy “ của tác giả Mikael Skou Anderson đã nêu lên một số nguyên tắc
và phương pháp cơ bản để đạt được một nền kinh tế bền vững thích hợp. Đầu tiên
tác giả đã hệ thống kinh tế tuần hoàn, ngoài những yếu tố của hệ thống kinh tế thông
10


thường bao gồm tài nguyên thiên nhiên, sản xuất, tiêu dùng và lợi ích thì nền kinh tế
tuần hoàn sẽ có thêm yếu tố tái chế, sau khi chất thải thu được từ việc khai thác tài
nguyên, sản xuất và tiêu dùng thì sẽ được tái chế phần lớn, còn lại sẽ thải ra môi
trường.
Mikael Skou Anderson đã nêu lên bốn chức năng chính của môi trường, đó
là giá trị tiện ích hay chính là giá trị tinh thần mà môi trường mang lại, cung cấp tài
nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế, trở thành nơi xử lý chất thải từ các
hoạt động và cuối cùng chính là khả năng tái sinh của hệ thống hỗ trợ cuộc sống từ
môi trường. Các nhà kinh tế môi trường đã đề xuất rằng lấy bốn chức năng này làm

điểm khởi đầu phân tích, các dịch vụ không được đánh giá cao hoặc được định giá
thấp nên được nội bộ hóa trong nền kinh tế.
Kết quả thành công của quá trình nghiên cứu dựa vào việc phân tích kết hợp
giữa mô hình khoa học tự nhiên với nguyên tắc kinh tế đó chính là chỉ ra được ngoại
tác có tính đến hậu quả môi trường, vì vậy cần những chính sách môi trường hợp lý
hơn và ít nhạy cảm với đường lợi ích.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra được mối quan hệ giữa phát triển bền
vững và kinh tế tuần hoàn, để duy trì được thế hệ tương lai vẫn giữ được mức phúc
lợi như cuộc sống hiện tại, yêu cầu dự trữ và quản lý tài nguyên một cách hợp lý,
cần kết hợp tái chế một cách hợp lý để đảm bảo mức độ tiết kiệm bền vững. Mặc dù
tác giả chỉ cung cấp một phần bức tranh về chi phí môi trường, nhưng họ đã mở
rộng phân tích thêm về những vấn đề của kinh tế tuần hoàn.
Bài nghiên cứu “A review of circular economy in China: moving from rhetoric
to implementation“ của các tác giả Biwei Su, Almas Heshmati, Yong Geng và
Xiaoman Yu đã đưa ra một khái niệm sâu sắc, thực tiễn chính xác và đánh giá hiệu
quả về kinh tế tuần hoàn đã được thực hiện ở Trung Quốc. Bên cạnh đó cũng đưa ra

11


được kết luận liên quan đến sự phát triển của kinh tế tuần hoàn cũng như khuyến nghị
chính sách để cải thiện trong tương lai.
Kinh tế tuần hoàn là một chiến lược phát triển bền vững được đề xuất bởi
chính phủ trung ương Trung Quốc, nhằm cải thiện hiệu quả của vật liệu và sử dụng
năng lượng. Chiến lược này chính thức được thông qua vào năm 2002, đã được thực
hiện và phát triển ở một số khu vực thí điểm ở Trung Quốc. Tác giả đã tạo ra các
nghiên cứu phong phú liên quan đến kinh tế tuần hoàn bắt đầu từ khái niệm cơ bản
đến việc đưa nó vào thực tiễn. Việc thực thi thành công kinh tế tuần hoàn có thể được
coi là một cách để Trung Quốc giải quyết vấn đề cấp bách về suy thoái môi trường và
khan hiếm nguồn nhiên liệu. Do tầm quan trọng của nó, các tác giả đã cung cấp một

cách tổng quan tài liệu toàn diện về kinh tế tuần hoàn, nhằm cung cấp một bức tranh
toàn cảnh về các chiến lược này đã được phát triển và thực hiện như thế nào.
Các tác giả cũng đã đánh giá một cách tổng thể về những nghiên cứu khác
nhau của kinh tế tuần hoàn đã được thực hiện trong gần một thập kỷ qua ở Trung
Quốc, nơi tài nguyên thiên nhiên đã dần cạn kiệt và ô nhiễm môi trường ở mức
nghiêm trọng. Họ đã chứng minh được rằng kinh tế tuần hoàn đã làm giảm bớt sự
căng thẳng giữa mối quan hệ của phát triển kinh tế và chất thải CO2. Không chỉ vậy,
kinh tế tuần hoàn đã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên
thiên nhiên và đặc biệt là giúp các doanh nghiệp và ngành công nghiệp ở Trung Quốc
cải thiện khả năng cạnh tranh và loại bỏ rào cản trong thương mại quốc tế.
Nhóm học giả Zengwei Yuan, Jun Bi, and Yuichi Moriguichi đã đưa ra bài
phân tích về vai trò của kinh tế tuần hoàn đối với sự phát triển của nền kinh tế Trung
Quốc. Nó được công nhận rằng có thể giúp cải thiện năng suất tài nguyên và hiệu quả
sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Đầu tiên tác giả đưa ra những thực trạng về nền kinh tế Trung Quốc. Sự gia
tăng dân số đã khiến cho tình trạng cạn kiệt tài nguyên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
12


Nó làm giảm cơ hội của các thế hệ tương lai được hưởng những ưu đãi về thiên nhiên
và môi trường.
Tiếp đó là hoàn cảnh dẫn đến việc nghiên cứu vấn đề kinh tế tuần hoàn. Kinh
tế tuần hoàn lần đầu tiên được các học giả ở Trung Quốc đề xuất vào năm 1998 (Zhu
1998) như một chiến lược kinh tế hơn là thuần túy về môi trường. Đầu thế kỷ XX,
các dự án được đưa khái niệm Kinh tế tuần hoàn đã tối ưu hóa cấu trúc ngành/sản
phẩm, ứng dụng công nghệ mới, nâng cấp thiết bị quản lý, tập trung tái chế chất thải
qua việc xây dựng vòng khép kín chất thải.
Sau khi được đề xuất rất nhiều trong các dự án, vị thế của kinh tế tuần hoàn
được nâng lên. Và cuối cùng, trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả đề cập đến những
cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn.

Brais Suárez Eiroa, Emilio Fernández, Gonzalo Méndez Martínez, David
Soto-Oñate (2018) đã tiến hành thảo luận, nghiên cứu và phân tich 68 bài báo khoa
học về mô hình kinh tế tuần hoàn, bộ luật của các nước về môi trường và phát triển
kinh tế cũng như nhiều cuốn sách, báo cáo của các tổ chức xã hội và tư nhân.
Thông qua việc nghiên cứu và phân tích đó, nhóm tác giả đến từ Đại học Vigo
đã đưa được các kết luận quan trọng về kinh tế dưới góc nhìn của phát triển bền
vững.
Đầu tiên, nhóm tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa phát triển bền vững và
kinh tế tuần hoàn gồm 2 phần là: i) kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững có mối
quan hệ mật thiết; ii) kinh tế tuần hoàn ít nhất cũng mang lại lợi ích để đạt được sự
phát triển bền vững.
Từ việc đưa ra được mối quan hệ của kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững,
nhóm tác giả cũng đề ra được mục tiêu của kinh tế tuần hoàn. Mục tiêu của kinh tế
13


tuần hoàn trong khuôn khổ phát triển bền vững là sự tách rời sự phát triển kinh tế
khỏi việc sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn, chất thải và phát thải bằng cách duy
trì tỷ lệ khai thác tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải ở các giá trị phù hợp.
Sau khi xác định được mục tiêu của kinh tế tuần hoàn, nhóm tác giả đề xuất
các nguyên tắc cho kinh tế tuần hoàn dựa trên định nghĩa nguyên tác của Từ điển
Cambridge, bao gồm: hai nguyên tắc hoạt động mục tiêu, ba nguyên tắc hoạt động
cốt lõi và hai nguyên tắc hoạt động xuyên suốt quá trình.
Pamela Aggesund (2018) nghiên cứu về hai vấn đề lớn là: i) cách kinh tế tuần
hoàn được tiến hành để dẫn tới phát triển bền vững và cung cấp khung phân tích về
cách thức phát triển bền vững của kinh tế tuần hoàn; ii) phân tích các đặc điểm của
một ví dụ cụ thể về việc thực hiện kinh tế tuần hoàn và tiềm năng của nó đối với phát
triển bền vững.
Đầu tiên, tác giả nghiên cứu kinh tế tuần hoàn dưới góc độ đổi mới sinh thái.
Các nguyên tắc được thiết kế cho kinh tế tuần hoàn dưới góc nhìn này là nguyên tắc

đóng vòng lặp và nguyên tắc 3R (reduce – giảm, reuse – tái sử dụng, recycle – tái
chế). Các nguyên tắc này đã làm rõ được mục đích thực hiện kinh tế tuần hoàn và ý
tưởng đằng sau của kinh tế tuần hoàn.
Đi cùng với việc nghiên cứu kinh tế tuần hoàn dưới góc độ đổi mới sinh thái,
tác giả cũng nghiên cứu tới khía cạnh “tảng băng trôi” của kinh tế tuần hoàn. Sau khi
nghiên cứu từ lý thuyết tới thực tế về kinh tế tuần hoàn, tác giả đưa được kết luận
rằng: Việc áp dụng các thực tiễn này ảnh hưởng đến một doanh nghiệp hoặc một cá
nhân nhưng không có tác động đáng kể đến toàn bộ các doanh nghiệp, tự nhiên hoặc
xã hội khác.
Một trong những điểm mới của nghiên cứu là phân tích một ví dụ cụ thể về
việc thực hiện kinh tế tuần hoàn và đánh giá tiềm năng của nó đối với phát triển bền
vững. Cụ thể ở đây, tác giả nghiên cứu ReTuna, một trung tâm mua sắm các vật phẩm
14


tái sử dụng ở Eskilstuna, Thụy Điển. ReTuna phản ánh việc thực hiện nền kinh tế
tuần hoàn cho phép các công ty theo đuổi kinh doanh theo những cách khác nhau.
ReTuna cũng bao gồm các hoạt động khác không phải là kinh tế tuần hoàn nhưng nó
phản ánh cách suy luận đằng sau nền kinh tế tuần hoàn.
Từ nghiên cứu này đã thấy rõ rằng kinh tế tuần hoàn có thể được thực hiện
theo nhiều cách và việc triển khai phản ánh các định nghĩa và cách hiểu khác nhau về
kinh tế tuần hoàn là gì. Bằng cách hiển thị cách thức thực hiện kinh tế tuần hoàn khác
nhau tùy thuộc vào cách hiểu khái niệm, kết quả của nghiên cứu này nâng cao nhận
thức về tầm quan trọng của việc đồng bộ hóa việc thực hiện với mục đích mà người
ta có để thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Giá trị của nghiên cứu này trước hết là đối với những người quan tâm đến việc
làm thế nào xã hội có thể phát triển bền vững, việc thực hiện kinh tế tuần hoàn như
một giải pháp. Nghiên cứu cũng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách thức nền
kinh tế tuần hoàn được thực hiện theo cách của ReTuna. Cách ReTuna tự thể hiện để
tạo ra và thiết lập một số động lực quan trọng cho nền kinh tế tuần hoàn cũng như

cách các rào cản theo ngữ cảnh đã được gỡ bỏ và làm việc xung quanh có thể tạo ra
những hiểu biết có giá trị cho những ai muốn thực hiện điều gì đó tương tự ReTuna.
3. Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài tư duy của nền kinh tế
tuần hoàn vì mô hình kinh tế tuyến tính (nền kinh tế một chiều) gây rủi ro về vấn đề
khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến phát triển
bền vững của quốc gia. Khi áp dụng triệt để “tư duy tuần hoàn” trong hoạt động sản
xuất, thiết kế, tái chế hàng hóa, nền kinh tế tuần hoàn sẽ mở ra cơ hội thị trường vô
cùng lớn và tạo ra hàng trăm triệu việc làm mới.
Ông Andrew Thomas Mangan - Giám đốc điều hành Hội đồng doanh nghiệp
vì sự Phát triển bền vững Hoa Kỳ cho biết, trong năm 2015, Việt Nam phát sinh 27
15


triệu tấn chất thải, con số này vẫn tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, muốn biến chất
thải thành nguyên vật liệu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kiểm soát, xây dựng
cơ sở dữ liệu, phân phối cho nguyên liệu thứ cấp,... Nhà đầu tư cũng khó đánh giá,
kiểm soát thông tin về nguồn nguyên liệu tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, chỉ tính riêng 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, thải ra
khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon mỗi ngày, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí
dẫn đến thảm họa “ô nhiễm trắng”.
Vậy nên 6 nhiệm vụ được đặt ra đối với vấn đề phát triển bền vững với nền
kinh tế tuần hoàn là như sau:
Nghiên cứu và sáng tạo là yếu tố đầu tiên được khuyến nghị đối với mọi cấp
độ và lĩnh vực từ xã hội, công nghệ tới thương mại. Cần nhìn nhận, đánh giá được tác
động, tính toán được chi phí – lợi ích của sản phẩm, đồng thời nhu cầu tái sử dụng
sản phẩm cần được xác định, các sản phẩm cần được thiết kế phục vu cho nhu cầu
tái sử dụng. Đây là vấn đề đầu tiên để phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
Xây dựng Chiến lược truyền thông là một nhiệm vụ không thể thiếu nhằm
nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối

với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng.
Các chính sách khuyến khích: cần xây dựng chính sách nhằm khuyến khích
theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong đó, việc áp thuế đối với từng loại hình sản
xuất cần được tính toán kỹ lưỡng. Chẳng hạn, cần tăng thuế đối với loại hình sử dụng
nguyên liệu không thể tái chế hoặc các hoạt động khai thác tài nguyên như đào mỏ,
xây dựng và sản xuất và không nên áp dụng với các hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn
giá trị chẳng hạn như việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất.
Định hướng mục tiêu phát triển của quốc gia: chúng ta cần xem xét xây dựng
cách thức đánh giá sự phát triển, thịnh vượng của xã hội mà không dựa trên lưu
lượng hàng hóa mà dựa trên lượng hàng hóa hiện tại sẵn có. Xác định đánh giá lợi
16


nhuận dựa trên nguồn vốn chứ không phải theo doanh thu. Khi đó, sự tăng trưởng sẽ
tỉ lệ thuận với sự gia tăng về chất lượng và số lượng của tất cả các nguồn lực hiện có.
Hợp tác của các bên: Chính phủ cần khuyến khích các tổ chức áp dụng kinh tế
tuần hoàn vào hoạt động kinh doanh để xây dựng tương lai bền vững cho doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, người dân cũng cần thay đổi lối quen tiêu dùng thành tiêu dùng
có trách nhiệm và chủ động tham gia phân loại, tái sử dụng hoặc tái chế rác thải.
Ngoài ra cần có sự hợp tác, làm thế nào để sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên, sử
dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế. Phải có sự hợp tác giữa các bên chính
phủ, doanh nghiệp, cộng đồng làm thế nào để sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên, sử
dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế, dùng nguyên liệu sinh học. Cần nhận
thức được rằng, việc thực hiện thành công nền kinh tế tuần hoàn cần sự tham gia tích
cực của khu vực tư nhân cũng như người dân.
Công nghệ và đổi mới: đây là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành
công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp
4.0, việc nghiên cứu và tạo ra các công nghệ thay thế là yếu tố đặc biệt được chú
trọng. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả,
giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức

tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới... đảm bảo mục tiêu của mô hình
này.
Những biện pháp để đảm bảo mục tiêu của mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ sẽ
góp phần thúc đẩy việc triển khai các chương trình hành động của Chính phủ và khu
vực tư nhân nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững
trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.

17


KẾT LUẬN
Mặc dù Kinh tế tuần hoàn gây ra những sự khó khăn nhất định cho doanh
nghiệp trong ngắn hạn, tuy nhiên trong dài hạn, mô hình này sẽ đem lại không ít
những tiến bộ tích cực. Dưới góc độ môi trường xã hội, việc hướng tới kinh tế tuần
hoàn, tức là giảm tối đa lượng chất không thể tái sử dụng phải xả ra môi trường, sẽ
giúp doanh nghiệp cắt giảm lượng chi trả cho thuế ô nhiễm như thuế Pigou và phí xả
thải, tối ưu sản lượng và tiết kiệm chi phí. Về phía người tiêu dùng, họ quan tâm tới
sản phẩm và vấn đề bảo vệ bảo vệ môi trường sống. Những doanh nghiệp kết hợp
phát triển sản phẩm và tạo ra giá trị cho môi trường sẽ tạo được thiện cảm trong lòng
người tiêu dùng, từ đó theo thị hiếu chung, lượng cầu tiêu dùng sản phẩm sẽ gia tăng,
giúp doanh nghiệp bứt phá doanh thu cũng như lợi nhuận.
Tổng kết lại, trong dài hạn việc các doanh nghiệp vận dụng kinh tế tuần hoàn
trong sản xuất sẽ đem lại những lợi ích, giá trị tăng trưởng và phát triển lâu dài. Theo
G. Hissh, “Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành động và điều khiển chúng
nhằm đạt tới những mục tiêu dài hạn”. Do vậy, trong sản xuất, kinh doanh, để cạnh
tranh, vươn lên giữa thị trường đầy rẫy những đối thủ, mỗi người chủ doanh nghiệp
nên nhìn xa trông rộng, biết đánh đổi trong ngắn hạn để nhắm tới định hướng phát
triển lâu dài. Và mô hình kinh tế tuần hoàn, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0
chính là một giải pháp tối ưu, hiệu quả cho mục tiêu phát triển bền vững.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Daiva Banaitė, Rima Tamošiūnienė, 2017, “Sustainable development: The circular

economy indicators' selection model”
2. Patrick Schroeder, Kartika Anggraeni, Uwe Weber, “The Relevance of Circular
Economy Practices to the Sustainable Development Goals
3. Aggesund Pamela, 2018, “The sustainable development way of implementing
circular economy”, Department of Human Geography
4. Allwood, J.M., 2014, Squaring the Circular Economy: The Role of Recycling

within a Hierarchy of Material Management Strategies, in: Worrell, E., Reuter, M.
(eds.), Handbook of Recycling: State-of-the-Art for Practitioners, Analysts, and
Scientists
5. Andersen, M.S., 2007, An introductory note on the environmental economics of the
circular economy
6. Bocken, N.M.P., de Pauw, I., Bakker, C., van der Grinten, B., 2016, Product design
and business model strategies for a circular economy.
7. Bocken, N.M.P., Short, S.W., Rana, P., Evans, S., 2014, A literature and practikinh
tế tuần hoàn review to develop sustainable business model archetypes.
8. David Soto-Oñate et al, 2019, Operational principles of circular economy for
sustainable development: Linking theory and practice, Journal of Cleaner
Production.
9. European Commission, 2015. Closing the loop - An EU action plan for the Circular
Economy, Com(2015) 614 communication from the commission to the european
parliament, the council, the european economic and social committee and the
committee of the regions. European Commission, Brussels
10. Evans, S., Gregory, M., Ryan, C., Bergendahl, M., Tan, A., 2009. Towards a


sustainable industrial system: With recommendations for education, research,
industry and policy
11. Mikael Skou Anderson, 2006, An introductory note on the environmental

economics of the circular economy, Journal of Cleaner Production.
12. Murray, A., Skene, K., Haynes, K., 2015, The Circular Economy: An
Interdisciplinary Exploration of the Concept and Application in a Global Context.
19


13. Nakajima, N., 2000, A Vision of Industrial Ecology: State-of-the-Art Practices for a

Circular and Service-Based Economy.
14. OECD, 2009, Sustainable Manufacturing and Eco-Innovation: Framework,
Practices and Measurement. Organisation for Economic Cooperation and
Development, Paris.
15. Rashid, A., Asif, F.M.A., Krajnik, P., Nicolescu, C.M., 2013. Resource Conservative
Manufacturing: an essential change in business and technology paradigm for
sustainable manufacturing
16. UNEP, 2006. Circular Economy. An alternative model for economic development.
United Nations Environment Programme, Paris.
17. Webster, K., 2015. The Circular Economy: A Wealth of Flows. Ellen MacArthur
Foundation, Isle of Wight.
18. Yong Geng et al, 2013, A review of the circular economy in China: moving from

rhetoric to implementation, Journal of Cleaner Production.
19. Zengwei Yuan et al, 2004, The Circular Economy A New Development Strategy in
China, Journal of Cleaner Production.
20. , (2019), Tạp chí môi trường

/>%E1%BA%A7n-ho%C3%A0n-h%C6%B0%E1%BB%9Bng-t%E1%BB%9Bi-ph
%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-b%E1%BB%81n-v%E1%BB%AFng-50129
21.

Thanh Tâm (2019), Thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
/>fbclid=IwAR0nZBHrx9YVCJAmCa1hwfLmy8qszDf91B25Ff6pyM7C3I2S14IN
_IYIObk

20



×